Ads 468x60px

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

MẸ TÀPAO (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


Vui mừng khi thấy việc hành hương trọng thể Đức Mẹ Tàpao được mở lại dịp 13/05/2022, sau hai năm dịch bệnh làm gián đoạn, xin đăng lại bài viết đầu tiên cách đây 17 năm, chính Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống nói trước khi về Phan Thiết ngài đã đọc bài này, và kêu tôi phụ viết tờ Bên Mẹ Tàpao với ngài... Hy vọng dù cũ, vẫn hữu ích cho chúng ta.
"Ngày 13 tháng 05 năm 2005, Đức Giám Mục giáo phận Phan Thiết sẽ cử hành thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường dâng kính Đức Mẹ Tàpao (nay là nhà thờ Đồng Kho). Khi gọi tên Mẹ Tàpao, người viết không có dụng ý xác nhận việc Đức Mẹ có thực hiện các việc lạ tại Tàpao, một ngọn núi thuộc xã Đồng Kho, Tánh Linh, Bình Thuận hay không, vì đó là quyền hạn của Đấng Bản Quyền là Giám Mục Giáo Phận.
Tiếng “Mẹ” thân thương mà tín hữu Việt Nam thường gọi Đức Maria được gắn liền với nhiều danh hiệu diễn tả nhân đức và đặc ân của Mẹ như : Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đồng Trinh, Mẹ Vô Nhiễm, Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành… Đặc biệt, những địa danh linh thiêng, nơi Đức Mẹ hiện ra hay làm phép lạ, cũng gắn liền với tiếng Mẹ : Mẹ Fatima (Bồ Đào Nha), Mẹ Lỗ Đức (Pháp), Mẹ Lavang (Việt Nam)… Tại Vũng Tàu cũng có tượng Đức Mẹ rất trang trọng trên núi, bên cạnh có ngôi thánh đường, nơi hành hương của nhiều người, và người ta khi đến đó thì gọi là đến với Đức Mẹ Bãi Dâu. Do đó, đến với Mẹ Tàpao, là đến cầu nguyện cùng Đức Mẹ trên một ngọn núi có bức tượng được đặt và làm phép bởi Đức Cha Marcello Piquet Lợi, giám mục Nha Trang, vào ngày 08/12/1959. Mẹ đứng nơi triền non nhìn xuống dòng sông và cánh đồng Đồng Kho.
Từ hơn 5 năm qua, không những các tín hữu Công Giáo mà cả người không Công Giáo tại Việt Nam đã nghe nói, và đi hành hương đến Mẹ Tàpao. Cả người nước ngoài cũng có. Mẹ Tàpao không chỉ được biết đến trong giáo phận Phan Thiết, giáo phận út Việt Nam mà còn nơi nhiều giáo phận bạn, và ngay cả nước ngoài. Chính Đức Cha Phaolô, Giám Mục Phan Thiết khi qua Rôma cũng được hỏi về Đức Mẹ Tàpao thế nào.
Khi còn là Phó tế năm 1999, 40 năm sau khi đặt tượng Mẹ Tàpao, năm mà bắt đầu có người nói rằng đã thấy hiện tượng lạ về Đức Mẹ và đến kính viếng tượng Mẹ tại Tàpao, tôi đã cùng vài giáo lý viên đến Mẹ Tàpao. Nhưng lần đó chỉ có ít người. Thế rồi, số người hành hương về với Mẹ Tàpao ngày càng đông, có khi lên đến 10 ngàn người, bất chấp những khó khăn, trở ngại, vất vả. Họ đến vào trước ngày 13 mỗi tháng, cao điểm là ngày 13 của hai tháng kính Đức Mẹ là tháng Mười và tháng Năm. Họ đến cầu nguyện, lần hạt trên núi dưới chân tượng, hoặc chầu Chúa trong nhà thờ Tánh Linh. Đáp ứng nhu cầu đạo đức của các tín hữu, hai Đức Giám Mục giáo phận là Đức Cha Niacolas và Đức Cha Phaolô đã thay nhau dâng lễ tại đây vào các ngày 13 mỗi tháng, có khá đông các cha đến giúp giải tội và đồng tế...
Không ít người đã nói với tôi về việc họ thấy có hiện tượng lạ tại Tàpao. Tôi chưa đồng tình, hay phủ quyết. Phép lạ phải được điều tra, kiểm chứng lâu dài bởi giáo quyền. Nhưng với tôi, cũng có điềm lạ :
1. Cái lạ là bức tượng Mẹ cũ nơi vùng núi hoang hiểm trở chỉ có người đi hái củi và lấy măng mới nhìn thấy, nằm trong quên lãng 40 năm qua, tự nhiên là nơi qui tụ của hàng ngàn người đến kính viếng, cầu nguyện và xin ơn. Tháng nào cũng có và liên tục hơn 5 năm qua.
2. Ngày nay con người có khuynh hướng “mất cảm thức về tội”, không thấy cần, và không đến với bí tích Hòa Giải. Thế mà tại nhà thờ Tánh Linh, vào các dịp hành hương ấy, các linh mục giải tội không kịp. Đây cũng là dấu hiệu khả quan khác thường của ơn Sám Hối nhờ Mẹ.
3. Rồi vùng đất Đồng Kho sẽ có ngôi nhà thờ mới khá rộng, cách xa tượng Mẹ Tàpao khoảng 500 m, để những ai hành hương Mẹ Tàpao, sau khi viếng tượng Mẹ trên núi, có thể dự lễ, xưng tội, chầu Thánh Thể mà không phải đi quá xa như hiện nay. Đây cũng lạ chứ !?
Tuy có những người lợi dụng, tự cho mình là được mạc khải riêng của Mẹ để làm những hành động gây rối, xúc phạm đến các vị Chủ Chăn, làm khổ giáo hội địa phương. Những nơi Đức Mẹ hiện ra, Giáo Hội địa phương cũng đã chịu đau khổ cách này hay cách khác ; và các thánh được nhìn thấy Đức Mẹ, cũng như những người được ơn làm các việc lạ, không bao giờ khoe khoang, mà khiêm tốn ẩn mình hết sức, đặc biệt rất phục tùng Đấng Bản Quyền. Đó cũng là một tiêu chuẩn để ta thẩm định một ai đó tự cho mình là “được mạc khải tư”.
Nhân tháng Hoa kính Đức Mẹ và ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường dâng Mẹ Tàpao, chúng ta hướng về Mẹ Thiên Chúa, Bổn mạng Giáo Phận Phan Thiết chúng ta trong tinh thần Công Đồng Vatican II :
“Giáo Hội cũng khuyến khích mọi con cái hãy nhiệt tâm phát huy lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, nhất là trong phụng vụ, hãy coi trọng những việc thực hành và những việc đạo đức nhằm suy tôn ngài và đã được quyền giáo huấn Giáo Hội cổ võ qua các thế kỷ… hãy cẩn thận tránh mọi tư tưởng phóng đại sai lầm, cũng như mọi tư tưởng hẹp hòi quá đáng… Các tín hữu hãy nhớ rằng, lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chống qua và vô bổ, cũng không hệ tại mọi sự dễ tin phù phiếm, nhưng phải phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta, lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta”. (Hiến Chế Giáo Hội-số 67)
Bình An, 05/05/2005
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Và có website xin phép dịch qua tiếng Anh để phổ biến:
On 13th May 2005, the Bishop of Phan Thiet Diocese will lay the first brick for the construction of the church offering to OurMother of Ta Pao. When I write “Our Mother of Ta Pao”, I do not mean that the phenomena occurring on the mountain at Dong Kho village, Tanh Linh district, Binh Thuan City are authentic. The judgement is reserved to the local Church.
The word “Mother” that the Vietnamese Catholic use to call the Blessed Virgin Mary, and especially when they use with the Virtues or Graces of Our Lady, such as Mother of God, the Virgin Mother, Our Mother of the Immaculate Conception… The word “Mother” is also used for the places of pilgrimages such as Our Mother of Fatima, Our Mother of Lourdes, Our Mother of Lavang. In Bai Dau, Vung Tau, there are many Statues of Our Mother built on the mountain and become a place of pilgrimage. The pilgrim call: Our Mother of Bai Dau. Hence when coming to Our Mother of Ta Pao, we pray to Mary through Her Statue placed on the mountain which was blessed on 08th December 1959 by Bishop Marcello Piquet Loi, Bishop of Nha Trang Diocese. The Statue of Our Mother of Ta Pao faces the River and Dong Kho field from the mountain.
For more than 5 years, many Vietnamese Catholics in Vietnam or oversees and the pagan also are making pilgrimage to Ta Pao, since they have heard the Mother of Tao Pao has granted many Graces and phenomena here. The phenomena at Our Mother of Ta Pao’s mountain are not only known by Phan Thiet Diocese, but it spread to other dioceses, even oversees too. At the time Bishop Paul of Phan Thiet Diocese went to Rome, he was asked by some of his Colleague about the event of Our Mother of Ta Pao.
I was ordained deacon in 1999 and from that time, people started talking about the phenomena occurring at Ta Pao. People has made pilgrimage sine then. I and several catechists went there to have a look too. People went to Ta Pao more and more. Some day the crowd reached 10,000 regardless of difficulties, hardship, obstacles… There are more pilgrims on 13th each month than the other days of the month, especially on the 13th May and 13th October. They come to pray, say the Rosary at the foot of the mountain or adore the Eucharist in Tanh Linh Church. To support the spiritual need of the pilgrim, two Bishops of Phan Thiet Diocese, Nicolas and Paul come in turn to celebrate Mass on the 13th each month. There are many Priests also coming to concelebrate the Mass and hear Confession…
Many people have told me that they witnessed phenomena at Ta Pao Mountain. I neither believe nor deny the phenomenon. Phenomenon must be investigated carefully for a long time by the local Church. But to me, I do witness phenomena at Ta Pao, such as:
1. The old Statue of Our Mother was built on the remote, perilous mountain and it was forgotten for more than 40 years. It was discovered by people collecting firewood and bamboo shoots. Now it becomes a famous place attracting thousands of pilgrims who have come from different areas for more than 5 years.
2. People of today have the tendency of “losing the sense of sin”. They do not feel the need to go to confession. But on 13th each month, at Tanh Linh Church, people have to stand in the long lines for confession.
3. A big, new Church has been built at Dong Kho, 500m away from Ta Pao Mountain. Hence, people can attend Mass, do confession, and adore the Eucharist easily. They will not need to go too far as they do now.
Although there are some people taking advantages of this event by self proclaiming that they are receiving revelations from Our Mother and have caused chaos, give offence to the Shepherds, bothered the local Church…
Đọc tiếp »

BÁNH TRƯỜNG SINH

Ga 6:
35 Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng rằng : “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói ; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ ! 36 Nhưng tôi đã bảo các ông : các ông đã thấy tôi mà không tin. 37 Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, 38 vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. 39 Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. 40 Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.”
Jesus said to the crowds, "I am the bread of life; whoever comes to me will never hunger, and whoever believes in me will never thirst.
But I told you that although you have seen (me), you do not believe.
Everything that the Father gives me will come to me, and I will not reject anyone who comes to me,
because I came down from heaven not to do my own will but the will of the one who sent me.
And this is the will of the one who sent me, that I should not lose anything of what he gave me, but that I should raise it on the last day.
For this is the will of my Father, that everyone who sees the Son and believes in him may have eternal life, and I shall raise him on the last day."
Đọc tiếp »

HIỆP HÀNH: CÙNG ĐI CON ĐƯỜNG GIÊSU

Ga 14:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. 2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. 3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. 4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.” 5 Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường ?” 6 Đức Giê-su đáp : “Chính Thầy là con đường là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”
Jesus said to his disciples: "Do not let your hearts be troubled. You have faith in God; have faith also in me. In my Father's house there are many dwelling places. If there were not, would I have told you that I am going to prepare a place for you? And if I go and prepare a place for you, I will come back again and take you to myself, so that where I am you also may be. Where (I) am going you know the way." Thomas said to him, "Master, we do not know where you are going; how can we know the way?" Jesus said to him, "I am the way and the truth and the life. No one comes to the Father except through me."
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT, Tuần IV- Mùa PS-C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2022

THÁNH THỂ VÀ TRUYỀN GIÁO (3)


-“Nhà truyền giáo đích thực là một vị thánh. Lời mời gọi truyền giáo tự bản chất bắt nguồn từ lời mời gọi nên thánh. Mỗi nhà truyền giáo chỉ đích thực là nhà truyền giáo khi dấn thân sống theo con đường thánh thiện : “Sự thánh thiện là nền tảng cốt thiết và là một điều kiện tuyệt đối không thể thay thế để chu toàn sứ vụ cứu độ của Giáo Hội” (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, số 90). Thánh, chí thánh, ngàn trùng chí thánh xưa Isaia thấy các thiên thần tung hô Giavê, thì có thể áp dụng cho Chúa Giêsu – Đấng thánh của Thiên Chúa, Đấng Toàn Thánh. Muốn nên thánh phải gặp Đấng Thánh nơi Thánh Thể. Truyền giáo là “thánh hoá thế gian”, nên phải tự thánh hoá mình theo mức độ có thể “chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô”.(Kinh Ta Ơn). “Ơn gọi phổ quát nên thánh có liên hệ chặc chẽ với ơn gọi phổ quát của việc truyền giáo : mỗi tín hữu đều được mời gọi đến sự thánh thiện và đến việc truyền giáo”. (nt). Thánh Thể là phương thế tuyệt hảo thánh hoá chúng ta.
Thánh thiện có được nhờ Chúa, và ta cộng tác bằng các việc đạo đức Hội Thánh dạy. Chầu Thánh Thể là việc đạo đức số một. Chúng ta chỉ nên thánh khi chúng ta đến với Thánh Thể là lúc chúng ta “dành thời giờ để ở với Chúa Giêsu, nghiêng đầu vào ngực Người như người môn đệ yêu dấu, cảm nhận tình yêu vô biên trong trái tim của Người… biết bao lần tôi (Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2) đã có kinh nghiệm về việc này và múc từ đó nguồn sức mạnh an ủi và nâng đỡ ! việc thực hành này luôn được huấn quyền ca ngợi và khuyến khích, được cổ võ bởi nhiều gương sáng của nhiều vị thánh. Nỗi bậc trong việc này là thánh Anphonso Liguori, ngài viết : “Trong số các việc đạo đức, việc thờ phựơng Chúa Giêsu trong Thánh Thể là cao cả nhất sau các bí tích, việc mà Thiên Chúa yêu thích nhất và đem lại lợi ích cho chúng ta” (Giáo Hội từ Thánh Thể, số 25). Còn lời khuyên nào hơn nữa không ?
-Nhà truyền giáo phải vừa là nhà chiêm niêm. Chiêm niệm là gặp Chúa. Ơ mức độ cao, các thánh chiêm niệm có thể hưởng nếm thiêng đàng tại thế. Đến với Thánh Thể làm ta thoả mãn hai điều đó, vì gặp chính Chúa Giêsu, được ăn Bánh Thiên Thần.
–Kết thúc tông huấn Giáo Hội tại Á Châu, Đúc Thánh Cha cầu nguyện cùng Mẹ Maria như sau : “Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con đừng bao giờ e sợ phải nói về thế giới cho Chúa Giêsu và phải nói về Chúa Giêsu cho thế giới.” (Giáo Hội tại Á Châu, số 51). Muốn nói về thế giới với Chúa, phải đến với Chúa; muốn nói về Chúa cho người khác, phải đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để biết Ngài nhiều hơn, gần gũi Ngài hơn.
…theo 14 chặng đàng thánh giá cổ điển-con đường cứu độ muôn dân mà Thầy Giêsu đã đi, xin tạm đưa ra 14 lý do để đến với Thánh Thể như phương thế hữu hiệu cho việc “đến với muôn dân” (Ad Gentes). Còn rất nhiều lý do khác thúc bách ta thực hiện công việc thánh thiện này mà độc giả dễ dàng tự liêt kê, hay tự bản thân đã cảm nghiệm được giá trị của Thánh Thể và truyền giáo.
Uớc gì lòng chúng ta gắn bó với Thánh Thể Chúa hơn bằng việc siêng năng tham dự Thánh Lễ, đi viếng Chúa, chầu Chúa với cộng đoàn hay cách riêng tư để chúng ta múc lấy ân sủng Thánh Thần từ Chúa Giêsu Phục Sinh, hầu lời khen tặng mà Đức Piô XII đã nói, được Đức Gioan Phaolô II lập lại dành cho các giáo dân truyền giáo là “làm sao không nhắc đến vai trò quan trọng của các nhà truyền giáo giáo dân, công việc của họ trong gia đình, trong trường học, trong sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hoá, y tế..”(Sứ vụ Đấng Cứu Thế, số 71) trở thành lời khen tặng dành cho chính Ông Bà và Anh Chị Em.
Bình An, 01/09/2004
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

BÁNH HẰNG SỐNG, Ga 6:

30 Khi ấy, đám đông dân chúng hỏi Đức Giê-su rằng : “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông ? Ông sẽ làm gì đây ? 31 Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép : Người đã cho họ ăn bánh bởi trời.”
32 Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, 33 vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.” 34 Họ liền nói : “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy.” 35 Đức Giê-su bảo họ : “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói ; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ !”
The crowd said to Jesus: "What sign can you do, that we may see and believe in you? What can you do?
Our ancestors ate manna in the desert, as it is written: 'He gave them bread from heaven to eat.'"
So Jesus said to them, "Amen, amen, I say to you, it was not Moses who gave the bread from heaven; my Father gives you the true bread from heaven.
For the bread of God is that which comes down from heaven and gives life to the world."
So they said to him, "Sir, give us this bread always."
Jesus said to them, "I am the bread of life; whoever comes to me will never hunger, and whoever believes in me will never thirst."
Đọc tiếp »

CHIÊM NIỆM (ĐTC Phanxicô, 05/05/2021)


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện và trong bài giáo lý này, tôi muốn suy gẫm về lối cầu nguyện chiêm niệm...
Cầu nguyện thanh lọc trái tim và làm sắc bén cái nhìn của chúng ta, cho phép nắm bắt thực tại theo một quan điểm khác. Sách Giáo lý mô tả sự biến đổi này của trái tim mà việc cầu nguyện đã tác động, trích dẫn một chứng từ nổi tiếng của Cha xứ Ars, thánh nhân đã nói điều này: “Chiêm niệm là một cái nhìn của đức tin, chăm chú vào Chúa Giêsu. ‘Tôi nhìn Người và Người nhìn tôi’: đây là điều mà một người nông dân xứ Ars kia thường nói với cha xứ thánh thiện trong khi cầu nguyện trước nhà tạm... Ánh sáng của khuôn mặt Chúa Giêsu soi sáng con mắt trái tim chúng ta và dạy chúng ta nhìn mọi sự dưới ánh sáng sự thật và lòng cảm thương của Người đối với mọi người ”(số 2715). Mọi sự bắt nguồn từ điều này: từ một trái tim cảm thấy mình được nhìn một cách yêu thương. Khi đó thực tại được chiêm ngưỡng bằng con mắt khác.
Tôi nhìn Người và Người nhìn tôi!" Nó như thế này: chiêm niệm yêu thương, đặc trưng của lối cầu nguyện thân mật nhất, không cần nhiều lời. Một cái nhìn đã đủ. Tin chắc đời sống chúng ta được bảo bọc bằng một tình yêu bao la và thủy chung mà không gì có thể tách chúng ta ra khỏi nó được quả là đã đủ.
Chúa Giêsu là một bậc thầy về cái nhìn này. Đời sống của Người không bao giờ thiếu thời gian, không gian, sự tĩnh lặng, sự hiệp thông yêu thương giúp đời sống người ta không bị tàn phá bởi những thử thách không thể tránh khỏi, nhưng duy trì được vẻ đẹp nguyên vẹn. Bí quyết của Người là mối liên hệ của Người với Cha Người ở trên trời...
Chỉ có một lời kêu gọi vĩ đại, một lời kêu gọi vĩ đại trong Tin Mừng, và đó là lời kêu gọi bước chân theo Chúa Giêsu trên con đường tình yêu. Đây là đỉnh và là trung tâm của mọi sự. Theo nghĩa này, đức ái và chiêm niệm đồng nghĩa với nhau, cùng nói một điều. Thánh Gioan Thánh Giá tin rằng một hành vi yêu thương nhỏ nhưng tinh tuyền sẽ hữu ích cho Giáo hội hơn tất cả những việc làm khác cộng lại. Điều gì phát sinh từ việc cầu nguyện chứ không phải từ sự cao ngạo của bản ngã chúng ta, điều gì được thanh tẩy bởi đức khiêm nhường, dù đó là một hành vi yêu thương giấu kín và thầm lặng, đều là phép lạ lớn nhất mà một Kitô hữu có thể thực hiện. Và đó là con đường cầu nguyện chiêm niệm: Tôi nhìn Người và Người nhìn tôi. Chính hành vi yêu thương trong cuộc đối thoại thầm lặng với Chúa Giêsu đã giúp ích rất nhiều cho Giáo Hội. Cảm ơn anh chị em.” (ĐTC Phanxicô, 05/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần III- Mùa PS



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

Kính nhớ vị mục tử nhân lành- Đức Cha Nicolas (01/05/1927- 06/05/2015)


Đang đồng hành với các cha trẻ cùng Đức Cha tại nhà thờ Rạng và chuẩn bị dâng lễ cho ngài, khoảng 50 người mà có đầy đủ Giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ… HỘI THÁNH HIỆP HÀNH.
“...Cha đã được Chúa yêu thương. Cha cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa và Cha đã chọn khẩu hiệu Giám Mục “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Bằng đức ái mục tử, Cha đã diễn tả tình yêu Thiên Chúa, như Đức Kitô-Mục Tử Nhân Lành diễn tả lòng thương xót của Thiên Chúa Cha.
Mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận Phan Thiết đều cảm nghiệm tình yêu thương Cha dành cho giáo phận và cho chính cá nhân mình...
Cha là họa ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu ! Cha về với Thiên Chúa Tình Yêu.”
Đọc tiếp »

TRI ÂN ĐỨC CHA NICOLAS, GIỖ 7 NĂM ĐỨC CHA NICOLAS


Hôm nay cùng Đức Cha Giuse, 40 cha trẻ tĩnh huấn 5 năm đầu đời linh mục, 8 phó tế… dâng lễ nơi ngôi nhà thờ Rạng nhỏ xinh đúng ngày giỗ 7 năm của Đức Cha Nicolas, ngài mất ngày 06/05/2015, thọ 88 tuổi, 41 năm Giám mục, sống ở Phan Thiết 40 năm…
Xin vị mục tử tiên khởi Phan Thiết, được thánh giáo hoàng Gioan Phaolô 2 khen tặng với những lời cao quí, cầu cùng Chúa cho chúng con thi hành sứ vụ mục tử nơi giáo phận thân yêu này.
(Nhân dịp kỉ niệm 25 năm giám mục của ngài, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết thư
chúc mừng
, trong đó có đoạn:
“Ta vui sướng công nhận những công trạng to lớn của thừa tác vụ Linh mục và Giám mục của Hiền đệ cũng như những đức tính mục tử của tâm hồn Hiền đệ và những khả năng trí tuệ đặc biệt đã mang lại nhiều lợi ích ơn Chúa, trước tiên cho Tổng Giáo phận Thành phố Sài Gòn, khi Hiền đệ còn làm việc ở đó với tư cách là Giám mục phụ tá và bây giờ còn không ngừng làm tăng trưởng và phục vụ Đàn Chiên thân yêu ở Phan Thiết: Đàn chiên mà Hiền đệ trong hơn 24 năm qua với tư cách là Giám Quản Tông Tòa, rồi là Giám mục chính tòa đang xây dựng, phát triển và canh tân, nhân danh Chúa Kitô vị Mục Tử tốt lành.
Những dự tính rất khôn ngoan của Hiền đệ đã làm cho ơn gọi gia tăng hằng năm, cũng như đến nay, đã có thêm nhiều cơ sở và cơ cấu mới, nhiều giáo điểm truyền giáo và tổ chức mới, tỏa lan Tin Mừng Chúa Kitô và sự phát triển xã hội của Dân Chúa…”)
Đọc tiếp »

THÁNH THỂ VÀ TRUYỀN GIÁO (2) (Lm. Hữu Duy, 01/09/2004)


-“Sứ vụ truyền giáo không chỉ phát xuất do lệnh truyền chính thức của Chúa Cứu Thế, mà còn do đòi hỏi sâu xa của đời sống Thiên Chúa nơi chúng ta”. (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế số 11). Đời sống Thiên Chúa là đời sống nội tâm, có Chúa, thuộc về Chúa, giống Chúa… muốn như vậy, phải đến với Thánh Thể.
-“Lời loan báo không bao giờ là một hành động cá nhân, vì được thực hiện trong sự hiệp nhất với toàn thể cộng đoàn giáo hội.” (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế số 45) mà thông điệp Thánh Thể viết :“Thánh Thể tạo nên sự hiệp thông, và cổ võ sự hiệp thông.” (số 40). Cùng ăn một Bánh, cùng uống một chén, để nên một, để hiệp nhất với nhau. Việc truyền giáo không phải là việc của sáng kiến cá nhân và thực hành cách riêng lẻ của “một cây làm chẳng nên non” mà là kết quả của sự hiệp nhất mọi thành phần trong giáo hội để “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
-“Thánh Thể xuất hiện như nguồn mạch và chóp đỉnh của mọi công cuộc phúc âm hoá, bởi vì mục tiêu của phúc âm hoá là hiệp nhất nhân loại với Đức Kitô và trong Người mà hiệp nhất với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần” (Giáo Hội từ Thánh Thể số 21). Nhà truyền giáo phải là con người đã được hiệp nhất với Chúa Kitô trong một mức độ nào đó qua việc gắn bó với Thánh Thể. Khi đó, truyền giáo là : con người của sự hiệp nhất với Chúa Kitô, đến gặp và đưa người khác hiệp nhất với Chúa Kitô.
-“Con người ngày nay tin vào các chứng nhân hơn là các thầy dạy, tin vào kinh nghiệm hơn là đạo lý, tin vào đời sống và các sự kiện hơn là các lý thuyết.” (Phaolô VI. Evangelii nuntiadi. 41 ; Sứ Vụ Đấng Cứu Thế số 42). Chính Chúa Giêsu đã truyền giáo bằng đời sống, bằng các sự kiện vừa lịch sử, vừa siêu lịch sử mà Người đã thực hiện theo thánh ý Cha. Đến với Thánh Thể là đến với một Chứng Nhân tối cao và tuyệt hảo, để làm chứng nhân.
-“Thánh Thần, Đấng chủ động trong việc truyền giáo. Thánh Thần là nhân tố chính yếu trong toàn bộ sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội : Người hành động một cách nỗi bậc trong sứ vụ đến với muôn dân, như chúng ta thấy trong giáo hội sơ khai, khi người làm chứng cho gia đình ông Cornêliô trở lại (x. Cv 10)” (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế số 21). Thánh Thể là chính Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng tràn đầy Thánh Thần, và đã thổi hơn ban Thánh Thần cho các tông đồ, để các ngài đi rao giảng. Đến với Thánh Thể là tiếp nhận Thần Khí của Đức Kitô và để Thần Khí truyền giáo trong ta.
-“Trong số các hình thức hoạt động truyền giáo thì việc thiêng liêng chiếm vị trí hàng đầu : cầu nguyện” (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế số 78) HĐGMVN đã dạy trong thư mục vụ 2003 : “cầu nguyện cho việc truyền giáo là nhiệm vụ hàng đầu. Vì khi nhìn thấy đồng lúa chín bao la mà thiếu thợ gặt, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ hãy cầu nguyện”xin chủ ruộng sai thợ gặt đến…” (số 10) Đến với Thánh Thể là cầu nguyện cùng gương mẫu của cầu nguyện, gặp Đấng là tác nhân chính của đời sống thiêng liêng nơi người tín hữu… (Lm. Hữu Duy, 01/09/2004)
Đọc tiếp »

THÁNH THỂ VÀ TRUYỀN GIÁO


Cách đây 18 năm, vâng lời Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, tập viết NHỊP SỐNG ĐẠO cho tờ LIÊN LẠC GIÁO PHẬN PHAN THIẾT, bài đầu tiên là THÁNH THỂ VÀ TRUYỀN GIÁO viết ngày 01/09/2004 khi còn là Cha Sở giáo xứ Bình An, dịp năm Thánh Thể thế giới và truyền giáo Việt Nam. Thời đó chưa có Facebook, chỉ in tờ liên lạc nhỏ gởi cho toàn giáo phận, giáo dân chuyền tay nhau đọc…
Nay tờ liên lạc không còn, xin trích đăng lại như kỷ niệm thời non trẻ mới tập viết… và hoà với diễn từ Bánh Hằng Sống của Tin Mừng mùa Phục Sinh lúc này, để “cùng nhau sứ vụ” của Hội Thánh hiệp hành hôm nay:
“…Chúng ta phải trở về nguồn, suy niệm xem các Tông Đồ và các tín hữu sơ khải đã truyền giáo thế nào mà Giáo Hội vững mạnh đến ngày nay. Và lời Chúa chúng ta vừa nghe trong Công Vụ. cho thấy sự liên kết giữa THÁNH THỂ VÀ TRUYỀN GIÁO.
Đây là cách thế truyền giáo của các Tông đồ, và các tín hữu đầu tiên. Đương nhiên cách thế này rất hữu hiệu nên Giáo Hội mới lớn mạnh như ngày hôm nay. Việc ra đi rao giảng của các Tông Đồ gắn liền ngay với việc họp nhau cầu nguyện, tham dự nghi lễ bẻ bánh, đó là Thánh Thể. “Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm nhiều người được cứu độ” (Cv2, 47). Vậy, phương thế truyền giáo hữu hiệu, có nền tảng Kinh Thánh là đến nhà thờ dự lễ hoặc cầu nguyện trước Thánh Thể như tín hữu sơ khai. Và đây là 14 lý do cho thấy mối tương quan chặc chẽ giữa việc Chầu Thánh Thể và Truyền Giáo, những lý do ngày căn cứ vào thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, thông điệp Giáo Hội Sống nhờ Thánh Thể, Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu và thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam :
1- Thánh Thể là chính Chúa Giêsu, đấng cứu độ duy nhất, Emmanuel. Truyền giáo là đem Chúa Giêsu cho người khác. Không ai cho cái mình không có. Phải đến với Thánh Thể để có Chúa trước đã mới nói đến chuyện đem Chúa cho người khác.
2- Chúa Giêsu là nhà truyền giáo đầu tiên, tối cao và gương mẫu. Đến với Ngài để học, như muốn làm việc gì, phải đến với nhà chuyên môn của việc đó.
3- “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. (Ga 14, 6) Đưa người khác đến với Cha, phải qua Chúa Giêsu. Bản thân ta “qua” Chúa Giêsu Thánh Thể và dẫn người khác “qua” Ngài.
4- Lệnh truyền giáo là của Chúa Giêsu, đến để nghe lại, được chỉ bảo lại. Chúng ta phải thường xuyên đến gặp Đấng đã chỉ thị, đã đưa bài sai, đưa quyết định cho mình, để được dặn dò thêm.
5- “Truyền giáo là vấn đề của niềm tin, đó là thước đo niềm tin của chúng ta vào Đức Giêsu Kitô và vào tình yêu Người dành cho chúng ta”. (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế số 11). Cũng cố niềm tin và tình yêu, phải đến với Thánh Thể. Vì Thánh Thể là mầu nhiệm đức tin và là Bí tích tình yêu…”
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2022

THẦY LÀ CÂY NHO CÁC CON LÀ CÀNH (ĐTC Phanxicô, 02/05/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong Tin Mừng Chúa Nhật Thứ Năm Phục Sinh (Ga 15,1-8), Chúa tự giới thiệu mình là cây nho đích thực, và đề cập đến chúng ta như những cành không thể sống được nếu không kết hợp với Ngài. Và vì thế, Ngài nói: “Thầy là cây nho, các con là cành” (câu 5). Không có cây nho nào mà không có cành, và ngược lại. Các cành nho không tự cung tự cấp mà phụ thuộc hoàn toàn vào cây nho, là nguồn gốc cho sự tồn tại của chúng.
Chúa Giêsu nhấn mạnh vào động từ “ở lại”. Ngài lặp lại điều đó bảy lần trong bài đọc Tin Mừng hôm nay. Trước khi rời thế gian này để về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu muốn trấn an các môn đệ rằng các vị vẫn có thể tiếp tục kết hiệp với Ngài. Chúa nói, “Hãy ở lại trong Thầy, và Thầy ở trong anh em” (câu 4). Việc ở lại này không có nghĩa thụ động, không phải là “ngủ yên” trong Chúa, để chính mình bị cuộc đời ru ngủ: không, không phải như thế! Ở lại trong Chúa không phải là như vậy. Việc ở lại trong Ngài, mà Chúa Giêsu đề nghị với chúng ta là một sự lưu lại tích cực, và cũng có qua có lại. Tại sao? Thưa: Bởi vì những cành không tháp nhập vào cây nho thì không thể sống được, chúng cần nhựa sống để lớn lên và kết trái; nhưng cây nho cũng cần cành, vì quả không mọc trên thân cây. Đó là một nhu cầu có qua có lại, đó là việc lưu lại để sinh hoa kết trái. Chúng ta ở trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu ở trong chúng ta.
Trước hết, chúng ta cần Ngài. Chúa muốn nói với chúng ta rằng trước khi tuân giữ các điều răn của Ngài, trước các mối phúc, trước các công việc của lòng thương xót, chúng ta cần phải kết hợp với Chúa, cần phải ở lại trong Ngài. Chúng ta không thể là Kitô hữu tốt nếu chúng ta không ở lại trong Chúa Giêsu. Thay vào đó, với Ngài, chúng ta có thể làm mọi việc (xem Phi-líp 4:13). Với Ngài, chúng ta có thể làm mọi thứ.
Nhưng Chúa Giêsu cũng cần chúng ta, như cây nho với cành. Điều này có vẻ táo bạo đối với chúng ta, và khiến chúng ta tự hỏi: Chúa Giêsu cần chúng ta theo nghĩa nào? Ngài cần chứng tá của chúng ta. Như những cành nho, hoa trái mà chúng ta trao ra là chứng tá trong đời sống của chúng ta trong tư cách là các tín hữu Kitô. Sau khi Chúa Giêsu lên trời cùng Chúa Cha, nhiệm vụ của các môn đệ - nhiệm vụ của chúng ta - là tiếp tục loan báo Tin Mừng bằng lời nói và việc làm. Và các môn đệ của Chúa Giêsu, là chúng ta, làm như thế bằng cách làm chứng cho tình yêu của Ngài: hoa trái được sinh ra là tình yêu. Được gắn bó với Chúa Kitô, chúng ta nhận được các ân sủng của Chúa Thánh Thần, và bằng cách này, chúng ta có thể làm điều tốt cho người lân cận, chúng ta có thể làm điều tốt cho xã hội, cho Giáo hội. Cây được biết đến bởi quả của nó. Một đời sống Kitô hữu thực sự làm chứng cho Chúa Kitô.
Và làm thế nào chúng ta có thể thành công trong việc này? Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì cứ xin, và sẽ được” (c.7). Sự chắc chắn rằng những gì chúng ta yêu cầu sẽ được ban cho chúng ta thật là một điều táo bạo. Hoa trái cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào lời cầu nguyện. Chúng ta có thể cầu xin cho biết suy nghĩ như Ngài, hành động giống như Ngài, nhìn thế giới và mọi vật bằng con mắt của Chúa Giêsu. Như thế, chúng ta có thể yêu thương anh chị em của chúng ta, bắt đầu từ những người nghèo nhất và những người đau khổ nhất, giống như Ngài đã làm, và yêu thương họ bằng trái tim của Ngài và mang đến cho thế giới hoa trái tốt lành, hoa quả bác ái, hoa quả bình an.
Chúng ta hãy phó thác vào lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ luôn luôn hoàn toàn hợp nhất với Chúa Giêsu và sinh nhiều hoa trái. Xin Mẹ giúp chúng ta ở trong Chúa Kitô, trong tình yêu của Người, trong lời của Người, để làm chứng cho Chúa Phục Sinh trong thế giới.” (ĐTC Phanxicô, 02/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần III- Mùa PS



Đọc tiếp »

DÁM LAO MÌNH ĐẾN CHÚA NHƯ PHÊRÔ (ĐTC Phanxicô, 01/05/2022)


“Phêrô cần “cú sốc” đó. Khi nghe Gioan kêu lên: “Chúa đó!” (Ga 21, 7), ông lập tức nhảy xuống nước và bơi về phía Chúa Giêsu. Đó là một cử chỉ yêu thương, bởi vì tình yêu thương vượt lên trên sự hữu ích, tiện lợi hay bổn phận; tình yêu tạo ra điều kỳ diệu, nó truyền cảm hứng cho lòng nhiệt thành sáng tạo, được tự do trao tặng. Theo cách này, trong khi Gioan, người nhỏ tuổi nhất, nhận ra Chúa, thì chính Phêrô, người lớn tuổi nhất, lại lao về phía Người. Trong cuộc bơi lặn đó, có tất cả sự nhiệt tình mới được tìm thấy của Simon Phêrô.
Anh chị em thân mến, hôm nay Chúa Kitô Phục Sinh mời gọi chúng ta đến với một động lực mới, tất cả mọi người, mỗi người trong chúng ta, Người mời gọi chúng ta lao vào điều tốt lành mà không sợ mất mát điều gì, không tính toán quá nhiều, không đợi người khác bắt đầu. Tại sao? Thưa: Đừng chờ đợi người khác, bởi vì để ra ngoài gặp Chúa Giêsu, chúng ta cần phải loại bỏ thăng bằng hiện nay. Chúng ta cần loại bỏ thăng bằng với lòng can đảm, phục hồi bản thân, nhưng khôi phục lại bản thân trong trạng thái mất cân bằng, chấp nhận rủi ro. Chúng ta hãy tự hỏi bản thân: liệu tôi có khả năng bộc phát lòng quảng đại, hay tôi kiềm chế những thôi thúc của trái tim mình và khép mình vào thói quen, và những sợ hãi? Hãy nhảy vào, đi sâu vào. Đây là lời hôm nay của Chúa Giêsu.
Sau đó, ở cuối đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu hỏi Thánh Phêrô ba lần, cùng một câu hỏi: “Con có yêu mến Thầy không?” (câu 15-16). Hôm nay Chúa Phục Sinh cũng hỏi chúng ta: Con có yêu mến Thầy không? Bởi vì trong lễ Phục sinh, Chúa Giêsu cũng muốn lòng chúng ta sống lại; bởi vì đức tin không phải là vấn đề về kiến thức, mà là về tình yêu. Con có yêu mến Thầy không? Chúa Giêsu hỏi anh chị em, tôi, chúng ta, những người có lưới trống và sợ bắt đầu lại; những người không có can đảm để lao vào và có lẽ đã đánh mất động lực của chúng ta. Con có yêu mến Thầy không? Chúa Giêsu hỏi. Kể từ đó, Phêrô thôi không đánh bắt cá nữa và chuyên tâm phục vụ Thiên Chúa và cho anh chị em của mình đến mức hiến mạng sống tại đây, nơi chúng ta đang đứng hiện nay. Còn chúng ta thì sao, chúng ta có muốn yêu mến Chúa Giêsu không?
Xin Đức Mẹ, Đấng đã sẵn sàng nói “xin vâng” với Chúa, giúp chúng ta khám phá lại sự thôi thúc để làm điều tốt.” (ĐTC Phanxicô, 01/05/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2022

Thứ tư, Tuần III- Mùa PS



Đọc tiếp »

VÂNG LỜI CHÚA PHỤC SINH, HÃY BẮT ĐẦU LẠI… (ĐTC Phanxicô, 01/05/2022)


“Anh chị em thân mến, chúc ngày Chúa Nhật vui vẻ!
Bài Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay (Ga 21,1-19) thuật lại việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra lần thứ ba với các Tông đồ. Đó là một cuộc gặp gỡ diễn ra bên Hồ Galilê, và trên hết là có sự tham gia của ông Simon Phêrô. Mọi chuyện bắt đầu bằng việc ông nói với các môn đệ khác: “Tôi đi đánh cá đây”

(câu 3). Không có gì lạ về điều này, vì ông là một ngư dân, nhưng ông đã bỏ công việc này từ khi bỏ lưới trên bờ hồ đó để theo Chúa Giêsu. Và bây giờ, trong khi Đấng Phục sinh đang chờ đợi, Phêrô, có lẽ hơi thất vọng, đã đề nghị với những người khác rằng ông sẽ quay trở lại cuộc sống cũ của mình. Và những người khác chấp nhận ý kiến đó: “Chúng tôi sẽ cùng đi với ông”. Nhưng “đêm đó họ không bắt được gì”. (câu 3).
Điều này có thể xảy ra cho chúng ta, vì mệt mỏi, thất vọng, có lẽ vì lười biếng, quên Chúa và bỏ bê những lựa chọn tuyệt vời mà chúng ta đã thực hiện, để tự bằng lòng với điều gì đó khác. Ví dụ, không dành thời gian để trò chuyện cùng nhau trong gia đình, thích những trò tiêu khiển cá nhân; chúng ta quên lời cầu nguyện, để bản thân bị cuốn vào những nhu cầu của chính mình; chúng ta bỏ bê việc bác ái, với lý do là có những việc cấp bách hàng ngày phải lo toan. Nhưng, khi làm như vậy, chúng ta thấy mình thật thất vọng: đó là nỗi thất vọng mà Thánh Phêrô cảm thấy, với những tấm lưới trống rỗng, giống như ông. Đó là con đường đưa anh chị em đi lùi và không làm anh chị em hài lòng.
Và Chúa Giêsu làm gì với Phêrô? Chúa trở lại bờ hồ nơi ngài đã chọn ông, Anrê, Giacôbê và Gioan. Ngài không khiển trách họ, Chúa Giêsu không trách móc, Ngài luôn luôn chạm đến trái tim, dịu dàng gọi các môn đệ: “Các con” (câu 5). Sau đó, Chúa mời họ, như trước đây, hãy can đảm giăng lưới của họ một lần nữa. Và lần này lưới được lấp đầy, đến mức tràn ra ngoài. Anh chị em thân mến, khi lưới mình trống rỗng trong cuộc sống, không phải là lúc để cảm thấy tiếc cho bản thân, để vui chơi, quay trở lại với những thú tiêu khiển cũ.
Đã đến lúc bắt đầu lại với Chúa Giêsu, đã đến lúc tìm lại can đảm để bắt đầu lại, đã đến lúc phải ra khơi lần nữa với Người. Chúng ta luôn phải đối mặt với một sự thất vọng, hoặc một cuộc sống đã mất đi phần nào ý nghĩa, khi thấy “hôm nay tôi cảm thấy như thể tôi đã đi lùi lại phía sau”, hãy lên đường một lần nữa với Chúa Giêsu, bắt đầu lại, dấn thân vào chỗ nước sâu! Chúa đang chờ anh chị em. Và Người chỉ nghĩ về anh chị em, tôi, mỗi người trong chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 01/05/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

HIỆP HÀNH: CÙNG ĐI CON ĐƯỜNG GIÊSU

Ga 14:
6 Khi ấy, đến giờ lìa bỏ thế gian mà về với Chúa Cha, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. 7 Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.”
8 Ông Phi-líp-phê nói : “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” 9 Đức Giê-su trả lời : “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói : ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’ ? 10 Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao ? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. 11 Anh em hãy tin Thầy : Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy ; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. 12 Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. 13 Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. 14 Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.
Jesus said to him, "I am the way and the truth and the life. No one comes to the Father except through me."
If you know me, then you will also know my Father. From now on you do know him and have seen him."
Philip said to him, "Master, show us the Father, and that will be enough for us."
Jesus said to him, "Have I been with you for so long a time and you still do not know me, Philip? Whoever has seen me has seen the Father. How can you say, 'Show us the Father'?
Do you not believe that I am in the Father and the Father is in me? The words that I speak to you I do not speak on my own. The Father who dwells in me is doing his works.
Believe me that I am in the Father and the Father is in me, or else, believe because of the works themselves.
Amen, amen, I say to you, whoever believes in me will do the works that I do, and will do greater ones than these, because I am going to the Father.
And whatever you ask in my name, I will do, so that the Father may be glorified in the Son.
If you ask anything of me in my name, I will do it.
Đọc tiếp »

MỤC TỬ NHÂN LÀNH (ĐTC Phanxicô, 03/05/2020)


“Ba tuần sau khi Chúa phục sinh, hôm nay Giáo hội cử hành Chúa Nhật Phục sinh thứ tư, cũng là Chúa Nhật kính Chúa Giêsu là Mục tử nhân lành. Điều này khiến tôi nghĩ đến nhiều mục tử đã hy sinh mạng sống của mình cho các tín hữu trên thế giới, ngay cả trong đại dịch này, rất nhiều, hơn 100 linh mục ở tại Ý này đã qua đời. Tôi cũng nghĩ đến những người khác chăm sóc tốt cho mọi người, là các bác sĩ. Chỉ ở Ý, 154 bác sĩ đã qua đời, trong khi tận tình chăm sóc các bệnh nhân. Cầu xin cho tấm gương của các linh mục và các bác sĩ này là gương sáng cho chúng ta biết chăm sóc cho Dân Chúa...
Chúa Giêsu là mục tử - như Phêrô nhận xét – là Đấng đến cứu những con chiên lạc: là chúng ta. Và trong Thánh Vịnh 22 mà chúng ta vừa lặp đi lặp lại: “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi” trước sự hiện diện của Chúa như người chăn chiên, như mục tử của đàn chiên. Và Chúa Giêsu, trong chương 10 Phúc Âm theo Thánh Gioan, mà chúng ta vừa nghe, tự giới thiệu mình là người chăn chên. Trên thực tế, không chỉ là người chăn chiên, nhưng còn là “cửa” mà qua đó có thể đi vào bầy chiên. Tất cả những ai đến nhưng không đi qua cánh cửa mà vào đều chỉ là những tên trộm hoặc những tên tội phạm hoặc những kẻ muốn lợi dụng đàn chiên: những kẻ chăn chiên giả. Và trong lịch sử của Giáo hội đã có nhiều người khai thác đàn chiên. Những người ấy không quan tâm đến đàn chiên mà chỉ quan tâm đến sự nghiệp, chính trị hay tiền bạc. Nhưng đàn chiên biết họ, luôn biết họ và đang tìm kiếm Chúa trên đường phố.
Nhưng khi có một mục tử tốt, đàn chiên sẽ tăng trưởng và lắng nghe người ấy. Người chăn chiên tốt cũng biết lắng nghe đàn chiên, hướng dẫn và chăm sóc đàn chiên. Và đàn chiên biết cách phân biệt giữa các mục đồng, đàn chiên tin cậy mục tử tốt lành. Chỉ có người chăn chiên trông giống Chúa Giêsu mới đem lại sự tự tin cho đàn chiên...” (ĐTC Phanxicô, 03/05/2020)
Đọc tiếp »

THÁNH PHILIPPHÊ VÀ GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2022

CAN ĐẢM THEO ƠN GỌI (Sứ điệp ĐTC Phanxicô nhân Ngày quốc tế ơn gọi 2020)


“Chúa biết rằng một lựa chọn cuộc sống cơ bản luôn mời gọi lòng can đảm, chẳng hạn như đời sống hôn nhân, sống phục vụ tận hiến. Ngài biết những vấn đề, nghi ngại và khó khăn vốn có thể nhấn chìm con thuyền lòng ta. Vì vậy, Ngài trấn an ta: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” Trong đức tin, chúng ta biết Chúa luôn hiện diện và đến gặp gỡ ta. Do đó Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta, ngay cả giữa những phong ba bão táp. Chính ý thức này giúp chúng ta thoát khỏi sự thờ ơ, mà cha gọi là nỗi đau ngọt ngào (Thư gửi linh mục, ngày 4 tháng 8 năm 2019); một tâm hồn phiền muộn khiến chúng ta không thể nghiệm thấy vẻ đẹp của ơn gọi nơi mình.” (Sứ điệp ĐTC Phanxicô nhân Ngày quốc tế ơn gọi 2020)
Đọc tiếp »

CỔ VŨ ƠN GỌI (Sứ điệp ĐTC Phanxicô nhân Ngày quốc tế ơn gọi 2020)


“Khi chúng ta sống theo ơn gọi cụ thể của mình, những đầu sóng ngọn gió đó có thể làm chúng ta mất năng lượng. Ở đây cha nghĩ về tất cả những người có trách nhiệm quan trọng với xã hội dân sự, với đôi hôn phối mà cha muốn đề cập, xin không nêu lý do, như là “người can đảm”, và trong cách thế đặc biệt, họ là những người đã chấp nhận cuộc sống tận hiến hoặc chức tư tế. Cha ý thức được công việc khó khăn của bạn, cảm giác cô đơn đôi khi có thể đè nặng lên trái tim các bạn, nguy cơ rơi vào một lối mòn có thể dần khiến ngọn lửa hăng hái trong ơn gọi của chúng ta tắt ngấm đi, gánh nặng của điều không chắc chắn và bất an về thời đại, và lo lắng về tương lai. Cứ yên tâm, đừng sợ!” Chúa Giêsu ở bên cạnh chúng ta, và nếu chúng ta chân nhận Ngài là Chúa của đời ta, Ngài sẽ đưa tay nắm lấy và cứu chúng ta.
Ngay cả giữa vùng tâm bão, sau đó cuộc sống của chúng ta trở nên cởi mở để ngợi ca. Đây là lời cuối cùng trong ơn gọi của chúng ta. Và đó là một lời mời gọi để vun trồng đời sống nội tâm của Đức Trinh Nữ Maria. Biết ơn vì Chúa đã chăm chú đoái nhìn đến Mẹ, trung thành giữa nỗi sợ hãi và hỗn loạn, Mẹ can đảm đón nhận ơn gọi của mình, và biến đời mình thành một bài ca tán dương Thiên Chúa muôn đời.
Các bạn thân mến,
Vào ngày đặc biệt này, cũng là trong đời sống mục vụ bình thường nơi các cộng đoàn, cha đề nghị Giáo Hội tiếp tục cổ võ ơn gọi. Xin Mẹ Maria chạm đến trái tim của các tín hữu, và giúp mỗi người trong số họ, để khám phá với lòng biết ơn lời mời gọi của Chúa trong cuộc sống của họ, để tìm được sự can đảm nhằm nói tiếng “xin vâng” với Thiên Chúa, để vượt qua mọi mệt nhọc, nhờ đức tin vào Chúa Kitô, và hãy làm cho cuộc sống của họ thành khúc ca ngợi khen Chúa, cho anh chị em của họ và cho cả thế giới. Xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành và cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.” (Sứ điệp ĐTC Phanxicô nhân Ngày quốc tế ơn gọi 2020)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.