Ads 468x60px

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

CHÚA KITÔ HIỆN DIỆN TRONG PHỤNG VỤ


Hiến chế Phụng Vụ của công đồng Vaticanô II dạy :
“Công cuộc cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn bị như thế đã được tiên báo trong dân Cựu Ước qua những kỳ công của Chúa, nay được Chúa Kitô hoàn tất, nhất là nhờ mầu nhiệm phục sinh gồm cuộc Khổ Nạn hồng phúc, việc sống lại từ cõi chết và lên trời vinh hiển của Người…” (số 5)
“…để chu toàn công việc lớn lao ấy, Chúa Kitô

hằng hiện diện trong Giáo Hội, nhất là trong các hoạt động phụng vụ. Người hiện diện trong hy lễ, không những trong con người thừa tác viên, “vì như xưa Người hiến mình trên thập giá, thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của linh mục”, mà nhất là hiện diện thực sự dưới hai hình Thánh Thể.
Người hiện diện trong các Bí Tích nhờ quyền năng của Người; vì thế ai rửa tội là chính Chúa Kitô rửa tội. Người hiện diện trong lời của Người vì chính Người nói khi người ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội. Sau hết, Người hiện diện khi Giáo Hội cầu khẩn và hát Thánh Vịnh, như chính Người đã hứa : “Đâu có hai, ba người nhân danh Thầy mà họp lại, Thầy sẽ ở giữa họ” (Mt 18, 20). (số 6)
Vậy, bạn hãy quí trọng và siêng năng tham dự phụng vụ cách sốt sắng, vì “Phụng vụ là chóp đỉnh sinh hoạt của Giáo Hội đồng thời cũng là nguồn mạch các nhân đức.” (lời giới thiệu).







Đọc tiếp »

HÃY YÊU THƯƠNG NHAU

Ga 15:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.12 “Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. 14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. 15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.16 “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em, để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. 17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.”
Jesus said to his disciples: "As the Father loves me, so I also love you. Remain in my love. If you keep my commandments, you will remain in my love, just as I have kept my Father's commandments and remain in his love. I have told you this so that my joy may be in you and your joy may be complete." This is my commandment: love one another as I love you. No one has greater love than this, to lay down one's life for one's friends. You are my friends if you do what I command you. I no longer call you slaves, because a slave does not know what his master is doing. I have called you friends, because I have told you everything I have heard from my Father. It was not you who chose me, but I who chose you and appointed you to go and bear fruit that will remain, so that whatever you ask the Father in my name he may give you. This I command you: love one another."
Đọc tiếp »

TÌNH HUYNH ĐỆ NHÂN LOẠI (ĐTC Phanxicô, 14/05/2020)


“Hôm nay, Uỷ ban cao cấp về tình huynh đệ nhân loại đã mời gọi một ngày cầu nguyện, ăn chay, để cầu xin lòng thương xót Chúa trong thời khắc bi thảm của đại dịch này. Chúng ta đều là anh em. Thánh Phanxicô Assisi nói: “Tất cả là anh em”. Và vì điều này, những người nam nữ thuộc mọi niềm tin tôn giáo, hôm nay, hãy tham gia cầu nguyện và làm việc hãm mình đền tội, để cầu xin ân sủng chữa lành khỏi đại dịch này...
Đại dịch này diễn ra quá bất ngờ, kinh hoàng và nhiều người chết, thậm chí là chết trong cô đơn, mà chúng ta gần như bất lực không thể làm gì. Chúng ta hãy nghĩ về những người đau khổ, về hậu quả kinh tế, về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tất cả cùng nhau cầu nguyện với Chúa...
Mọi người cầu nguyện lên cùng Chúa hết khả năng có thể của mình. Tất cả chúng ta đoàn kết như anh em, cầu nguyện theo văn hóa và tôn giáo của chúng ta, kêu cầu sự tha thứ vì tội lỗi của chúng ta, khẩn xin Chúa ngăn chặn đại dịch này...
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta và thương xót chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 14/05/2020)
Đọc tiếp »

THÁNH MATHA, TÔNG ĐỒ



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

MỪNG LỄ MẸ FATIMA 13/05/2022 (Hôm nay 13/05, lễ Đức Mẹ Fatima nhớ chuyến hành hương một mình đến Fatima (Bồ Đào Nha) 11 năm trước…)





Đọc tiếp »

THẦY LÀ CÂY NHO CÁC CON LÀ CÀNH

Ga 15:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. 2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi ; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. 3 Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. 4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.
5 “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. 6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. 7 Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. 8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là : Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.”
Jesus said to his disciples: "I am the true vine, and my Father is the vine grower. He takes away every branch in me that does not bear fruit, and everyone that does he prunes so that it bears more fruit. You are already pruned because of the word that I spoke to you. Remain in me, as I remain in you. Just as a branch cannot bear fruit on its own unless it remains on the vine, so neither can you unless you remain in me. I am the vine, you are the branches. Whoever remains in me and I in him will bear much fruit, because without me you can do nothing. Anyone who does not remain in me will be thrown out like a branch and wither; people will gather them and throw them into a fire and they will be burned. If you remain in me and my words remain in you, ask for whatever you want and it will be done for you. By this is my Father glorified, that you bear much fruit and become my disciples."
Đọc tiếp »

Ở LẠI TRONG CHÚA (ĐTC Phanxicô, 13/05/2020)


“Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo và các giáo sư là những người đang phải tìm ra những hướng đi mới trong việc học tập và giảng dạy: xin Chúa giúp họ trên hành trình này, cho họ lòng can đảm và ban cho họ những thành công lớn...
“Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái” (Ga 15, 5)
Đời sống Kitô hữu là một sự “ở lại” trong Chúa Giêsu. Chúa sử dụng hình ảnh của cây nho. Sự “ở lại” này không phải là một sự “ở lại” thụ động, không phải là ngủ yên trong Chúa: nhưng đó là một sự “ở lại” tích cực và cũng có một mối quan hệ hỗ tương. Nói cách khác, Chúa cũng “ở lại” trong chúng ta. Đó là một mầu nhiệm của cuộc sống, một mầu nhiệm đẹp. Đời sống Kitô hữu còn bao gồm sự “ở lại” hỗ tương này. Chúng ta không thể làm gì nếu không có Chúa Giêsu...
Thật là tốt cho chúng ta khi suy nghĩ về điều này: chúng ta ở lại trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu vẫn ở trong chúng ta. Chúng ta cần đến ơn sự cứu rỗi, và Chúa ở lại trong chúng ta để ban cho chúng ta sức mạnh làm chứng cho Ngài để Giáo hội phát triển. Đó là một mối quan hệ của sự thân mật, mầu nhiệm, không thể diễn tả hết bằng lời: điều đó không chỉ dành cho các nhà thần bí, điều đó còn dành cho tất cả chúng ta.
Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh để con có hể làm bất cứ điều gì Chúa nói với con”. Đó là một cuộc đối thoại thân mật giúp chúng ta hiểu và cảm nhận mầu nhiệm của việc “ở lại” này.” (ĐTC Phanxicô, 13/05/2020)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần IV- Mùa PS



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

LÊN NÚI VỚI MẸ (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


Hôm nay ngày 12/05/2022 bắt đầu lại cuộc hành hương đến núi Tàpao kính viếng Đức Mẹ. Cũng lạ là ở Việt Nam thì tên Mẹ gắn liền với tên núi rừng : Lavang, Bão Dâu, Tàpao, Núi Cúi...
Đọc lại bài viết "Lên Núi Với Mẹ" và xem lại hình mình đã chụp cách đây 16 năm, nhờ Facbook lưu giữ và nhắc nhớ mỗi dịp tháng Đức Mẹ về, ảnh quí này cũng có mẹ mình hành hương :
"…Núi non là nơi linh thiêng, nơi gặp gỡ giữa con người và thế giới thần linh trong quan niệm dân

gian và trong Kinh Thánh. Núi đồi cũng là nơi nương ẩn khi gặp thử thách, bách hại. Núi rừng còn là nơi thư giản, phục hồi sức khoẻ, giải toả những căng thẳng của cuộc sống.
Mỗi khi lên núi, chúng ta sống lại tâm trạng của tổ phụ Abram, lần đầu tiên gặp Chúa đã “sang miền núi, ở phía đông Bết-ên… tại đây ông dựng một bàn thờ kính Đức Chúa” (St 12,8). Trên núi, chúng ta nhớ lại mẫu gương đức tin của Abraham-Cha của kẻ tin, một đức tin mạnh đến nỗi thực hiện ý Chúa đòi hỏi quá sức mình : "Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là I-xa-ác, hãy đi đến xứ Mô-ri-gia mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho."(St 22, 2)
Khi lần theo những bậc tam cấp tiến lên núi, chúng ta hồi tưởng hình ảnh chiêm bao của Giacóp về “chiếc thang dựng dưới đất, đầu thang chạm tới trời”, và chúng ta cùng bước đi với các thiên thần của Chúa lên xuống (x St 27, 10-12), bước lên trong niềm tin tưởng “Này Ta sai thiên sứ đi trước ngươi, để giữ gìn ngươi khi đi đường, và đưa ngươi vào nơi Ta đã dọn sẵn.” (Xh23, 20) ; bước đi trong an bình vì “thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.” (Tv 91, 12). Tâm trạng được đồng hành với thiên thần hộ thủ, được Chúa bảo vệ chở che, không chỉ dừng lại trong khi hành hương mà thôi, nhưng sẽ kéo dài suốt cuộc hành trình tại thế của người tín hữu, cho đến ngày “được vào ngụ trong nhà Chúa, được ở trên núi thánh của Ngài” (Tv 15, 1).
Lên núi cầu nguyện, là lúc chúng ta bắt chước Môsê đáp lời Chúa gọi : “Hãy lên núi với Ta và ở lại đó” (Xh 24, 12) để lãnh nhận thánh ý Chúa. Cắm trại trên núi, là sống lại thời gian 40 đêm ngày mà Môsê lưu lại trên núi Sinai để nhận Giao Ước Thập Giới. (x. Xh 24, 12 –18) ; 40 ngày đêm chay tịnh trong hoang địa của Chúa Giêsu trước khi bắt đầu sứ vụ (x. Mt 4, 1-11) ; hay có thể tìm được một nơi “ở đây thì tốt biết mấy” để cắm lều bên Chúa, như thánh Phêrô xưa được Chúa đưa riêng lên núi Tabor, dịp Chúa hiển dung. (x. Mt 17, 1-8)
Sống một mình trên núi, chống chọi với những thử thách khắc nghiệt, những mối nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta có thể liên tưởng đến cuộc chiến của một mình tiên tri Êlia với 450 tiên tri của thần Baan và Asêra, trên núi Cátmen, nơi Thiên Chúa biểu lộ quyền năng của Ngài vượt trên mọi thần lực, mà đáp lời khẩn cầu của Êlia. (x. 1V 18, 20-40)
Ngắm nhìn sự hùng vĩ của núi đồi, chúng ta hướng về viễn tượng của ngôn sứ Isaia “Trong tương lai, núi Nhà ĐỨC CHÚA, đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi.” (Is 2, 2) một viễn tượng lớn mạnh của Nước Trời như “hạt cải…thành cây” (x. Lc 13, 19) và sự bền vững của “Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” (Mt 16, 18) ; và chúng ta rủ nhau cùng hành hương gia nhập và tiến vào Nước Chúa : “Rằng, đến đây, ta cùng lên núi ĐỨC CHÚA, lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ. Vì từ Xi-on, thánh luật ban xuống, từ Giê-ru-sa-lem, lời ĐỨC CHÚA phán truyền.” (Is 2, 3)..."
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần IV- Mùa PS



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

ĐOÀN CHIÊN CỦA CHÚA

Ga 10:
27 Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng : “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi ; tôi biết chúng và chúng theo tôi. 28 Tôi ban cho chúng sự sống đời đời ; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. 29 Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. 30 Tôi và Chúa Cha là một.”
Jesus said: «My sheep hear my voice; I know them, and they follow me.
I give them eternal life, and they shall never perish. No one can take them out of my hand.
My Father, who has given them to me, is greater than all, and no one can take them out of the Father's hand.
The Father and I are one."
Đọc tiếp »

ĐẤNG PHÙ TRỢ KHÁC: THÁNH THẦN (ĐTC Phanxicô, 11/05/2020)


“Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.” (Ga 14:16)
Thánh Linh dạy chúng ta đi vào mầu nhiệm đức tin, giúp chúng ta hiểu được các mầu nhiệm, và giáo lý của Chúa Giêsu, cũng như phát triển đức tin của chúng ta mà không phạm sai lầm, bởi vì giáo lý phát triển theo sự hiểu biết nhưng luôn theo cùng một hướng. Thánh Thần giúp chúng ta hiểu thêm và nhiều hơn những gì Chúa Giêsu đã nói.
Tín lý không dừng lại nhưng phát triển. Thánh Linh ngăn cản không để cho đức tin bị dậm chân tại chỗ, và không phát triển trong chúng ta. Thánh Linh phát triển trong chúng ta một sự hiểu biết về những gì Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Ngài nhắc nhở chúng ta về những gì Chúa Giêsu đã nói với chúng ta, như ký ức, đánh thức chúng ta, làm cho chúng ta thức tỉnh trước những điều Chúa dạy, khiến chúng ta nhớ đến cuộc sống của chúng ta, khi chúng ta gặp gỡ Chúa và ngay cả khi chúng ta lìa xa Chúa.” (ĐTC Phanxicô, 11/05/2020)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần IV- Mùa PS



Đọc tiếp »

LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 5

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

YÊU NHƯ CHÚA (ĐTC Phanxicô, 09/05/2021)


“Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con.” (Ga 15, 12)
“Yêu như Chúa Giêsu có nghĩa là hiến thân phục vụ anh chị em mình, như Ngài đã rửa chân cho các môn đệ. Điều đó cũng có nghĩa là đi ra ngoài chính chúng ta, tách mình ra khỏi sự chắc chắn của con người chúng ta, khỏi những tiện nghi trần thế, để mở lòng mình ra với những người khác, đặc biệt là những người đang quẫn bách. Nó có nghĩa là làm cho bản thân luôn sẵn sàng, trong tình trạng hiện nay của chúng ta và với những gì chúng ta có. Điều này có nghĩa là yêu không phải bằng lời nói mà bằng hành động.
Yêu như Chúa Kitô có nghĩa là nói 'không' với những thứ 'yêu' khác mà thế gian dành cho chúng ta: yêu tiền, chẳng hạn, những người yêu tiền không yêu như Chúa Giêsu yêu, yêu thành công, phù phiếm, yêu quyền lực…. Những con đường lừa dối của “tình yêu” này khiến chúng ta xa rời tình yêu của Chúa và khiến chúng ta ngày càng trở nên ích kỷ, tự ái, hống hách. Và hống hách dẫn đến suy thoái tình yêu thương, lạm dụng người khác, làm cho những người thân yêu của chúng ta đau khổ. Tôi đang nghĩ đến tình yêu không lành mạnh biến thành bạo lực, và có biết bao những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực ngày nay. Đây không phải là tình yêu.
Yêu như Chúa yêu chúng ta có nghĩa là đánh giá cao những người bên cạnh chúng ta, tôn trọng tự do của họ, yêu họ như họ vốn có, không phải như chúng ta muốn một cách vô cớ. Cuối cùng, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta ở lại trong tình yêu của Người, ở trong tình yêu của Người, chứ không ở lại trong các ý tưởng của chúng ta, không ở lại trong sự tự tôn thờ chính chúng ta. Những người sống trong sự tôn thờ bản thân thì sống như đang đứng trước gương: luôn nhìn vào chính mình. Trái lại, những người đang sống trong tình yêu Chúa thì vượt qua được tham vọng muốn kiểm soát và quản lý người khác. Anh chị em đừng kiểm soát, những hãy phục vụ tha nhân. Hãy mở lòng với người khác, đây chính là yêu thương, là trao ban chính mình cho người khác.” (ĐTC Phanxicô, 09/05/2021)
“... To love like Christ means saying ‘no’ to other ‘loves’ that the world offers us: love of money – those who love money do not love as Jesus loves -, love of success, vanity, [love] of power…. These deceptive paths of “love” distance us from the Lord’s love and lead us to become more and more selfish, narcissistic, overbearing. And being overbearing leads to a degeneration of love, to the abuse others, to making our loved ones suffer. I am thinking of the unhealthy love that turns into violence – and how many women are victims of violence these days. This is not love.
To love as the Lord loves us means to appreciate the people beside us, to respect their freedom, to love them as they are, not as we want them to be, gratuitously. Ultimately, Jesus asks us to abide in his love, to dwell in his love, not in our ideas, not in our own self-worship. Those who dwell in self-worship live in the mirror: always looking at themselves. Those who overcome the ambition to control and manage others. Not controlling, serving them. Opening our heart to others, this is love, giving ourselves to others.”
Đọc tiếp »

CHIÊN CHĂM MỤC TỬ (2) (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


…Đọc lại Lịch Sử Cứu Độ, chúng ta sẽ gặp thấy các Tổ Phụ, các Thủ Lãnh, các Vua, các Ngôn Sứ đều được sự giúp đỡ của Dân, tạo thuận lợi trong việc thi hành sứ vụ Chúa trao. Những trợ giúp quý báu ấy : từ lời góp ý của bố vợ dành cho Môsê để có “những người có tài và đặt họ làm đầu dân” giúp lãnh đạo Dân (x. Xh 18, 13-27 ); đến “hũ bột không vơi” của bà goá thành Sarepta dành cho ngôn sứ Elisa (x. 1V 17, 7-15)… tất cả đều biểu lộ tấm lòng của Dân dành cho mục tử. Sự nâng đỡ tinh thần hay vật chất của Dân sinh ích nhiều cho thừa tác viên hoàn thành công việc Chúa trao. Có thể nói, Chúa sai mục tử chăn dắt dân, thì Chúa cũng dùng Dân chăm sóc mục tử.
Chính Chúa Giêsu, Mục Tử Nhân Lành cũng nhận được sự chăm sóc của đoàn chiên. Trong khi rao giảng Tin Mừng, huấn luyện các Tông Đồ, chữa lành bệnh nhân… Chúa vẫn nhận được sự giúp đỡ của các phụ nữ. Chính những phụ nữ đứng dưới chân thập giá là những người đã từng giúp đỡ Chúa : “Ở đó, cũng có nhiều người phụ nữ đứng nhìn từ đàng xa. Các bà này đã theo Đức Giê-su từ Ga-li-lê để giúp đỡ Người.” (Mt 27, 55); “Các bà này đã đi theo và giúp đỡ Đức Giê-su khi Người còn ở Ga-li-lê. Lại có nhiều bà khác đã cùng với Người lên Giê-ru-sa-lem, cũng có mặt tại đó.” (Mc15, 41); họ cũng giúp đỡ các tông đồ nữa : “Bà Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ.” (Lc 8, 3)
Đặc biệt gia đình Matta, Maria và Ladarô tại Bêtania được coi là nơi dừng chân của Chúa. Chúa nhiều lần ghé nơi đây và nhận được sự chăm sóc, phục vụ của chị em họ. Ngay cả 6 ngày trước khi bước vào cuộc thương khó, Chúa còn ghé lại đây : “Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a, nơi anh La-da-rô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết. Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giê-su; cô Mác-ta lo hầu bàn, còn anh La-da-rô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. Một trong các môn đệ của Đức Giê-su là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói: "Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo?" Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung. Đức Giê-su nói: "Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có; còn Thầy, anh em không có mãi đâu." (Ga 12, 1-8).
Không biết có phải đây là lần cuối cùng không, nhưng có thể coi đây là lần thăm viếng quí báu nhất mà Chúa dành cho gia đình này. Bởi lúc này tâm trạng Chúa “buồn rầu, xao xuyến” (Mt 26, 17) trước những biến cố đau thương Ngài sẽ chịu, thế mà Ngài vẫn dành cơ hội cho gia đình mến yêu này đãi tiệc, phục vụ, hầu bàn.
Chúng ta cũng có thể suy diễn các Tông Đồ đã nhận được sự chăm sóc, giúp đỡ về vật chất khi bận rộn loan báo Tin Mừng trong hoàn cảnh : các tín hữu “ngày một đông số” (Cv 16, 5). Thánh Phêrô còn nhận được sự nâng đỡ tinh thần của Dân khi bị tù đày : “Đang khi ông Phê-rô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông.” (Cv 12, 5) và ông đã được giải thoát…
Để hoàn tất ba cuộc hành trình truỵền giáo và chăm sóc nhiều giáo đoàn, Thánh Phaolô, một người mang “cái dằm” (2Cr 12, 7) đau đớn, một người làm việc nhiều đến nỗi quên áo và đồ đạc : “Cái áo choàng tôi đã để lại nhà anh Các-pô ở Trô-a, thì khi đến, xin anh đem theo, cũng như các sách vở, nhất là những cuộn giấy da.” ( 2 Tm 4, 13), chắc chắn nhận được sự chăm sóc của nhiều tín hữu. Trong thư Rôma, ngài viết : “Tôi xin giới thiệu với anh em chị Phê-bê, người chị em của chúng tôi, là nữ trợ tá Hội Thánh Ken-khơ-rê. Mong anh em tiếp đón chị trong Chúa cách xứng đáng, như dân thánh phải đối xử với nhau. Chị có việc gì cần đến anh em, xin anh em giúp đỡ, vì chính chị cũng đã bảo trợ cho nhiều người, kể cả tôi nữa.” (Rm 16,1-2).
Là tù nhân của Đức Kitô, thánh Phaolô còn nhận được sự bảo vệ của đoàn chiên : “Tại Đa-mát, tổng đốc của vua A-rê-ta đã cho lính canh gác thành để bắt tôi. Nhưng người ta đã cho tôi vào một cái thúng, rồi thòng qua cửa sổ dọc theo tường thành. Thế là tôi thoát khỏi tay ông ta.” (2 Cr 11, 32-33)
Cha ông chúng ta đã từng bảo vệ các thừa sai truyền giáo, chăm sóc họ, hy sinh có khi cả tính mạng để lo lắng cho hàng giáo sĩ. Thánh Nữ Anê Lê Thị Thành bị bắt vì che dấu Cha Lý không chỉ cho chúng ta mẫu gương người nữ oai hùng, mà con để lại một lời can đảm : “Xin Cha ẩn dưới rãnh này. Đức Chúa Trời gìn giữ thì Cha thoát, bằng không Cha và con đều bị bắt” (Thiên Hùng Sử-tr. 215)…
Trong đời sống của người mục tử, không phải là không có những người như anh thợ rèn đã làm khổ thánh Phaolô : “A-lê-xan-đê, người thợ rèn, đã gây cho tôi nhiều khốn khổ; Chúa sẽ cứ việc anh ta làm mà trả báo. Cả con nữa, cũng hãy đề phòng anh ta, vì anh ta mạnh mẽ chống lại lời chúng ta rao giảng.” (2 Tm 4,14-15), tuy nhiên nó không thể làm mờ đi hình ảnh đẹp của mối tương quan đầy yêu thương giữa mục tử và đoàn chiên.
Ngày nay, vẫn còn nhiều giáo dân cao niên, đáng lý phải “được phục vụ” của con cháu, lại tự nguyện làm người “phục vụ” (x. Mt 20, 28) cho các Cha theo gương bà nhạc gia thánh Phêrô (x. Mc 1, 31). Không ít người hy sinh việc nhà để lo việc xứ. Cha xứ đau bịnh, giáo dân đau buồn tìm thầy, tìm thuốc, có người còn dám xin gánh bệnh cho Cha nữa… thật cảm động !
Tạ ơn Chúa vì những gì Chúa chăm sóc con qua đoàn chiên của Chúa. Hơn 5 năm thi hành tác vụ Linh Mục và 3 năm 3 ngày thực hiện vai trò là mục tử giáo xứ Bình An, con đã cảm nghiệm phần nào lời huấn đức đầy kinh nghiệm của Đức Cha Nicolas để dọn lòng lãnh chức thánh : “Điều bận tâm chính yếu là trở nên một mục tử tốt. Một mục tử tốt thì không cần Chúa lo, giáo dân cũng lo cho.”
Điều con lo lắng là chưa tốt đủ để xứng hợp với sự chăn dắt của Chúa và sự chăm sóc của đoàn chiên !
Bình An, Thứ Tư Tuần Thánh 12/04/2006
Cố gắng viết theo sự khích lệ của độc giả
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần IV- Mùa PS



Đọc tiếp »

CHÚA PHỤC SINH CHINH PHỤC PHAOLÔ

Cv 9:
1 Bấy giờ, ông Sao-lô vẫn còn hằm hằm đe doạ giết các môn đệ Chúa, nên đã tới gặp thượng tế 2 xin thư giới thiệu đến các hội đường ở Đa-mát, để nếu thấy những người theo Đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giê-ru-sa-lem.
3 Vậy đang khi ông đi đường và đến gần Đa-mát, thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. 4 Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông : “Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta ?” 5 Ông nói : “Thưa Ngài, Ngài là ai ?” Người đáp : “Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ. 6 Nhưng ngươi hãy đứng dậy, vào thành, và người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì.” 7 Những người cùng đi với ông dừng lại, sững sờ : họ nghe có tiếng nói, nhưng không trông thấy ai. 8 Ông Sao-lô từ dưới đất đứng dậy, mắt thì mở nhưng không thấy gì. Người ta phải cầm tay dắt ông vào Đa-mát. 9 Suốt ba ngày, ông không nhìn thấy, cũng chẳng ăn, chẳng uống.
10 Bấy giờ ở Đa-mát có một môn đệ tên là Kha-na-ni-a. Trong một thị kiến, Chúa phán với ông : “Kha-na-ni-a !” Ông thưa : “Dạ, lạy Chúa, con đây.” 11 Chúa bảo ông : “Đứng lên, đi tới phố gọi là Phố Thẳng, đến nhà Giu-đa tìm một người tên là Sao-lô quê ở Tác-xô : người ấy đang cầu nguyện 12 và thấy một người tên là Kha-na-ni-a đi vào, đặt tay trên mình để làm cho mình lại thấy được.” 13 Ông Kha-na-ni-a thưa : “Lạy Chúa, con đã nghe lắm kẻ nói về người ấy, về tất cả những điều ác người ấy đã làm cho dân thánh Chúa tại Giê-ru-sa-lem. 14 Còn ở đây, người ấy được các thượng tế cho quyền bắt trói tất cả những ai kêu cầu danh Chúa.” 15 Nhưng Chúa phán với ông : “Cứ đi, vì người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Ít-ra-en. 16 Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta.” 17 Ông Kha-na-ni-a liền đi ; ông vào nhà, đặt tay trên ông Sao-lô và nói : “Anh Sa-un, Chúa đã sai tôi đến đây, Người là Đức Giê-su, Đấng đã hiện ra với anh trên đường anh tới đây. Người sai tôi đến để anh lại thấy được và để anh được đầy Thánh Thần.” 18 Lập tức có những cái gì như vảy bong ra khỏi mắt ông Sao-lô, và ông lại thấy được. Ông đứng dậy và chịu phép rửa. 19 Rồi ông ăn và khoẻ lại.
Ông ở lại Đa-mát với các môn đệ mấy hôm, 20 rồi lập tức ông bắt đầu rao giảng Đức Giê-su trong các hội đường, rằng Người là Con Thiên.
Saul, still breathing murderous threats against the disciples of the Lord, went to the high priest and asked him for letters to the synagogues in Damascus, that, if he should find any men or women who belonged to the Way, he might bring them back to Jerusalem in chains. On his journey, as he was nearing Damascus, a light from the sky suddenly flashed around him. He fell to the ground and heard a voice saying to him, “Saul, Saul, why are you persecuting me?” He said, “Who are you, sir?” The reply came, “I am Jesus, whom you are persecuting. Now get up and go into the city and you will be told what you must do.” The men who were traveling with him stood speechless, for they heard the voice but could see no one. Saul got up from the ground, but when he opened his eyes he could see nothing; so they led him by the hand and brought him to Damascus. For three days he was unable to see, and he neither ate nor drank.
There was a disciple in Damascus named Ananias, and the Lord said to him in a vision, “Ananias.” He answered, “Here I am, Lord.” The Lord said to him, “Get up and go to the street called Straight and ask at the house of Judas for a man from Tarsus named Saul. He is there praying, and in a vision he has seen a man named Ananias come in and lay his hands on him, that he may regain his sight.” But Ananias replied, “Lord, I have heard from many sources about this man, what evil things he has done to your holy ones in Jerusalem. And here he has authority from the chief priests to imprison all who call upon your name.” But the Lord said to him, “Go, for this man is a chosen instrument of mine to carry my name before Gentiles, kings, and children of Israel, and I will show him what he will have to suffer for my name.” So Ananias went and entered the house; laying his hands on him, he said, “Saul, my brother, the Lord has sent me, Jesus who appeared to you on the way by which you came, that you may regain your sight and be filled with the Holy Spirit.” Immediately things like scales fell from his eyes and he regained his sight. He got up and was baptized, and when he had eaten, he recovered his strength.
He stayed some days with the disciples in Damascus, and he began at once to proclaim Jesus in the synagogues, that he is the Son of God.
Đọc tiếp »

ĐỪNG XAO XUYẾN, HÃY TIN

Ga 14:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. 2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. 3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. 4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.” 5 Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường ?” 6 Đức Giê-su đáp : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. 7 Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.” 8 Ông Phi-líp-phê nói : “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” 9 Đức Giê-su trả lời : “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói : ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’ ? 10 Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao ? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. 11 Anh em hãy tin Thầy : Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy ; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. 12 Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.”
Jesus said to his disciples: "Do not let your hearts be troubled. You have faith in God; have faith also in me. In my Father's house there are many dwelling places. If there were not, would I have told you that I am going to prepare a place for you? And if I go and prepare a place for you, I will come back again and take you to myself, so that where I am you also may be. Where (I) am going you know the way." Thomas said to him, "Master, we do not know where you are going; how can we know the way?" Jesus said to him, "I am the way and the truth and the life. No one comes to the Father except through me." If you know me, then you will also know my Father. From now on you do know him and have seen him." Philip said to him, "Master, show us the Father, and that will be enough for us." Jesus said to him, "Have I been with you for so long a time and you still do not know me, Philip? Whoever has seen me has seen the Father. How can you say, 'Show us the Father'? Do you not believe that I am in the Father and the Father is in me? The words that I speak to you I do not speak on my own. The Father who dwells in me is doing his works. Believe me that I am in the Father and the Father is in me, or else, believe because of the works themselves. Amen, amen, I say to you, whoever believes in me will do the works that I do, and will do greater ones than these, because I am going to the Father.”
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

CHIÊN CHĂM MỤC TỬ (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


Người tín hữu rất quen thuộc với từ ngữ và hình ảnh “Mục Tử chăn chiên” (Is 40,11) sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nghe đề cập đến điều ngược lại : Chiên chăm Mục Tử.
“Chiên” ở đây chính là hình ảnh Kinh Thánh dùng để chỉ Dân Chúa và Mục Tử là người hướng dẫn Đoàn Dân. Chiều “thuận” thì ai ai cũng rõ… nhận được sự chăm sóc giúp đỡ của đoàn chiên, và đáp lại tấm lòng của những người ở xa, những độc giả quí mến quan tâm, thăm hỏi, xin mạn phép chia sẻ chiều “nghịch” trong mối tương quan giữa Mục Tử và Đoàn Chiên.
Dù là Đức Giáo Hoàng-Mục Tử của Giáo Hội toàn cầu, là Giám Mục-Chủ Chăn giáo phận hay Linh Mục-mục tử nơi giáo xứ, tất cả đều cảm nghiệm chính Thiên Chúa là Mục Tử Tối Cao của ta, còn “Ta là Dân Người, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt” (Tv 95, 7 ; Tv 100, 3). Tất cả chúng ta, dù là giáo sĩ hay giáo dân đều cùng hát lên lời Thánh Vịnh 22 : “Chúa chăn nuôi tôi…” với niềm xác tín “Chúa là Mục Tử, Người dẫn lối chỉ đường cho con đi…”. Mọi mục tử, khi chúc lành cho dân chúng, đều phải ý thức như chính tổ phụ Giacóp đã xác định để chúc phúc cho Giuse : “Xin Thiên Chúa là Đấng mà cha ông của cha là Áp-ra-ham và I-xa-ác đã bước đi trước tôn nhan, xin Thiên Chúa là mục tử chăn dắt cha từ khi cha chào đời cho đến ngày hôm nay… chúc phúc cho những đứa trẻ này” (St 48, 15-16).
Thế mà Thiên Chúa, Mục Tử của chúng ta cũng “chịu” để cho đoàn chiên chăm sóc. Tổ phụ Abraham được vinh dự chăm sóc Chúa : “ĐỨC CHÚA hiện ra với ông Áp-ra-ham tại cụm sồi Mam-rê, khi ông đang ngồi ở cửa lều, vào lúc nóng nực nhất trong ngày. Ông ngước mắt lên thì thấy có ba người đứng gần ông. Vừa thấy, ông liền từ cửa lều chạy ra đón khách, sụp xuống đất lạy và nói: "Thưa Ngài, nếu tôi được đẹp lòng Ngài, thì xin Ngài đừng đi qua mà không ghé thăm tôi tớ Ngài. Để tôi cho lấy chút nước, mời các ngài rửa chân rồi nằm nghỉ dưới gốc cây. Tôi xin đi lấy ít bánh, để các ngài dùng cho chắc dạ, trước khi tiếp tục đi, vì các ngài đã ghé thăm tôi tớ các ngài đây!" Khách trả lời: "Xin cứ làm như ông vừa nói!" Ông Áp-ra-ham vội vã vào lều tìm bà Xa-ra mà bảo: "Bà mau mau lấy ba thúng tinh bột mà nhồi, rồi làm bánh." Ông chạy lại đàn vật, bắt một con bê mềm và ngon, giao cho người đầy tớ, và anh này vội vã làm thịt. Ông lấy sữa chua, sữa tươi và thịt bê đã làm, mà đãi khách; rồi ông đứng hầu dưới gốc cây, đang khi khách dùng bữa.” (St 18,1-8).
Thật ra Chúa không cần chúng ta chăm sóc. Ngay cả khi chúng ta xây đền thờ, dâng của lễ, dâng lời chúc tụng ngợi khen Chúa… thì cũng là cách Chúa khiêm tốn “chịu” để cho con người “chăm sóc” một tí thôi. Vì “ĐỨC CHÚA phán thế này: "Trời là ngai của Ta, và đất là bệ dưới chân Ta. Các ngươi sẽ xây cho Ta nhà nào, và nơi nào sẽ là chốn Ta nghỉ ngơi?” (Is 66, 1). “Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình” (Kinh Tin Kính) đâu cần hy lễ : “ĐỨC CHÚA phán: "Ngần ấy hy lễ của các ngươi, đối với Ta, nào nghĩa lý gì?Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã ngấy. Máu bò, máu chiên dê, Ta chẳng thèm!” (Is 1,11). Chúng ta cũng đồng ý với lời Tiền Tụng lễ Tạ Ơn : “Vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng con hạnh phúc muôn đời”. Nhưng “Chúa Cả trời đất” lại vui nhận “một tấm lòng tan nát khiêm cung” của người sám hối : “Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê.” (Tv 51,19).
Thiên Chúa, Đấng chăm sóc mọi loài mọi vật, lại vui nhận để chúng ta là tạo vật “chăm sóc” Ngài, vì Ngài thích đón nhận tâm tình hiếu thảo của chúng ta. Sách Sáng thế 19, 1-3 còn kể lại sứ giả của Chúa cũng vui nhận sự chăm sóc nơi Dân Người : “Hai sứ thần đến thành Xơ-đôm vào buổi chiều; ông Lót lúc ấy đang ngồi ở cửa thành Xơ-đôm. Vừa thấy các ngài, ông Lót đứng lên ra đón các ngài và cúi sấp mặt xuống đất. Ông nói: "Thưa các ngài, kính xin các ngài ghé lại nhà tôi tớ các ngài đây để nghỉ đêm và rửa chân, rồi sớm mai các ngài tiếp tục đi đường." Họ đáp: "Không! Chúng tôi sẽ nghỉ đêm ngoài đường phố." Nhưng ông nài nỉ các ngài mãi nên các ngài ghé lại và vào nhà ông. Ông làm tiệc đãi các ngài, nướng bánh không men, và các ngài đã dùng bữa.” Sứ thần của Chúa cũng không nở bỏ qua lòng hiếu khách và ước muốn phục vụ của ông Lót, mà để cho gia đình ông chăm sóc trong khi thi hành sứ vụ của Chúa !…”
Bình An, Thứ Tư Tuần Thánh 12/04/2006
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

TRUYỀN GIÁO NHƯ MẸ (2) (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


“Nghĩ xa hơn một chút, ông Giacaria cũng được truyền giáo. Vì kém tin vào lời thiên thần truyền tin rằng vợ son sẻ sẽ có con, ông bị câm. Cuộc thăm viếng của Mẹ làm cho Gioan nhảy mừng và sự ra đời của Gioan làm cho Giacaria trở thành “người câm nói được”. Sau này, khi người ta còn nghi ngờ không biết Chúa Giêsu có phải là Đấng cứu thế không, hay còn phải chờ một ai khác, chính Chúa Giêsu đã trả lời cho môn đệ Gioan Tẩy Giả rằng : người què đi được, kẻ điếc nghe được, người câm nói được... (x. Lc 7,22), điều mà tiên tri Isaia đã tiên báo cho ta nhận ra dấu chỉ của thời đại cứu độ (x. Is 35, 5-6). Giacaria là người câm nói được nên có thể coi là người hưởng niềm vui cứu độ của Đức Kitô nhờ Mẹ Maria.
​Vậy, Đức Mẹ đã truyền giáo, một cách thế xem ra rất thụ động, vì Mẹ có giảng gì đâu. Mẹ cũng không kể chuyện được thiên thần truyền tin và thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần để thuyết phục người khác, thế mà những người gặp Mẹ lại được truyền giáo, rồi tin nhận, chúc tụng, tôn vinh Chúa như Isave, Giacaria và phục vụ Chúa như Gioan Tiền Hô sau này. Mẹ truyền giáo không bởi mình mà bởi Con và Thánh Thần khi đóng đúng vai trò là nữ tì của Cha.
​Giáo dân Việt Nam chắc nằm lòng với câu giáo lý Tân Định : “Hỏi ta có bổn phận nào đối với Đức Mẹ ? Thưa ta phải đặc biệt tôn kính, mến yêu, cầu xin và trông cậy Đức Mẹ, nhất là bắt chước các nhân đức của Người.” Câu giáo lý bình dân này thế mà rất phù hợp với lời khuyên của Công Đồng Vatican II về lòng sùng kính Đức Mẹ : “Các tín hữu hãy nhớ rằng, lòng sùng kính chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa và thúc đẩy ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ.” (Hiến Chế Anh Sáng Muôn Dân, số 67).
…tháng kính Đức Mẹ ta phải bắt chước Mẹ. Năm Thánh Truyền Giáo thì bắt chước Mẹ Truyền Giáo. Mẹ truyền giáo xem ra dễ mà không dễ. Dễ vì không cần nói mà chỉ thuần túy thăm viếng thôi. Không dễ vì không nhắm truyền giáo mà lại truyền giáo : Mẹ đi thăm vì bác ái, thế mà tự nhiên đem Chúa Kitô đến cho tha nhân. “Hữu xạ tự nhiên hương”. Truyền giáo ngày nay với Việt Nam là thế đó : làm mà như không làm, không làm mà lại làm, bởi vì chúng ta không có cơ hội tự do đi lại rao giảng và viết sách công khai như thánh Phaolô hay Cha Đắc Lộ. Vấn đề khó hơn là ta có Chúa Kitô và Thánh Thần trong ta hay không, để những cuộc thăm viếng lương dân của chúng ta, cho dù thuần túy là bác ái, xã giao theo kiểu tình làng nghĩa xóm, những cuộc thăm viếng mà không nói về Chúa một lời, vẫn là TRUYỀN GIÁO NHƯ MẸ.”
Năm Thánh Thể Thế Giới
và Truyền Giáo Việt Nam-2004
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

CON CHƯA BIẾT THẦY Ư ?

Ga 14:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.”
8 Ông Phi-líp-phê nói : “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” 9 Đức Giê-su trả lời : “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói : ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’ ? 10 Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao ? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. 11 Anh em hãy tin Thầy : Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy ; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. 12 Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. 13 Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. 14 Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.”
Jesus said to his disciples: “If you know me, then you will also know my Father. From now on you do know him and have seen him.” Philip said to him, "Master, show us the Father, and that will be enough for us." Jesus said to him, "Have I been with you for so long a time and you still do not know me, Philip? Whoever has seen me has seen the Father. How can you say, 'Show us the Father'? Do you not believe that I am in the Father and the Father is in me? The words that I speak to you I do not speak on my own. The Father who dwells in me is doing his works. Believe me that I am in the Father and the Father is in me, or else, believe because of the works themselves. Amen, amen, I say to you, whoever believes in me will do the works that I do, and will do greater ones than these, because I am going to the Father. And whatever you ask in my name, I will do, so that the Father may be glorified in the Son. If you ask anything of me in my name, I will do it.”
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần IV- Mùa PS



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

GIÁO XỨ CÙ MI 75 EM RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU (CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH 08/05/2022)

Chúa nhật Chúa Chiên Lành, 75 em thiếu nhi được rước lễ lần đầu sau hơn một năm khó khăn dịch bệnh. “Chúa chăn nuôi tôi”, Đức Kitô, Mục Tử tối cao dùng chính Mình Thánh Ngài nuôi dưỡng các em, nuôi dưỡng chúng ta…









Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.