Ads 468x60px

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

MẸ TÀPAO (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


Vui mừng khi thấy việc hành hương trọng thể Đức Mẹ Tàpao được mở lại dịp 13/05/2022, sau hai năm dịch bệnh làm gián đoạn, xin đăng lại bài viết đầu tiên cách đây 17 năm, chính Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống nói trước khi về Phan Thiết ngài đã đọc bài này, và kêu tôi phụ viết tờ Bên Mẹ Tàpao với ngài... Hy vọng dù cũ, vẫn hữu ích cho chúng ta.
"Ngày 13 tháng 05 năm 2005, Đức Giám Mục giáo phận Phan Thiết sẽ cử hành thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường dâng kính Đức Mẹ Tàpao (nay là nhà thờ Đồng Kho). Khi gọi tên Mẹ Tàpao, người viết không có dụng ý xác nhận việc Đức Mẹ có thực hiện các việc lạ tại Tàpao, một ngọn núi thuộc xã Đồng Kho, Tánh Linh, Bình Thuận hay không, vì đó là quyền hạn của Đấng Bản Quyền là Giám Mục Giáo Phận.
Tiếng “Mẹ” thân thương mà tín hữu Việt Nam thường gọi Đức Maria được gắn liền với nhiều danh hiệu diễn tả nhân đức và đặc ân của Mẹ như : Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đồng Trinh, Mẹ Vô Nhiễm, Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành… Đặc biệt, những địa danh linh thiêng, nơi Đức Mẹ hiện ra hay làm phép lạ, cũng gắn liền với tiếng Mẹ : Mẹ Fatima (Bồ Đào Nha), Mẹ Lỗ Đức (Pháp), Mẹ Lavang (Việt Nam)… Tại Vũng Tàu cũng có tượng Đức Mẹ rất trang trọng trên núi, bên cạnh có ngôi thánh đường, nơi hành hương của nhiều người, và người ta khi đến đó thì gọi là đến với Đức Mẹ Bãi Dâu. Do đó, đến với Mẹ Tàpao, là đến cầu nguyện cùng Đức Mẹ trên một ngọn núi có bức tượng được đặt và làm phép bởi Đức Cha Marcello Piquet Lợi, giám mục Nha Trang, vào ngày 08/12/1959. Mẹ đứng nơi triền non nhìn xuống dòng sông và cánh đồng Đồng Kho.
Từ hơn 5 năm qua, không những các tín hữu Công Giáo mà cả người không Công Giáo tại Việt Nam đã nghe nói, và đi hành hương đến Mẹ Tàpao. Cả người nước ngoài cũng có. Mẹ Tàpao không chỉ được biết đến trong giáo phận Phan Thiết, giáo phận út Việt Nam mà còn nơi nhiều giáo phận bạn, và ngay cả nước ngoài. Chính Đức Cha Phaolô, Giám Mục Phan Thiết khi qua Rôma cũng được hỏi về Đức Mẹ Tàpao thế nào.
Khi còn là Phó tế năm 1999, 40 năm sau khi đặt tượng Mẹ Tàpao, năm mà bắt đầu có người nói rằng đã thấy hiện tượng lạ về Đức Mẹ và đến kính viếng tượng Mẹ tại Tàpao, tôi đã cùng vài giáo lý viên đến Mẹ Tàpao. Nhưng lần đó chỉ có ít người. Thế rồi, số người hành hương về với Mẹ Tàpao ngày càng đông, có khi lên đến 10 ngàn người, bất chấp những khó khăn, trở ngại, vất vả. Họ đến vào trước ngày 13 mỗi tháng, cao điểm là ngày 13 của hai tháng kính Đức Mẹ là tháng Mười và tháng Năm. Họ đến cầu nguyện, lần hạt trên núi dưới chân tượng, hoặc chầu Chúa trong nhà thờ Tánh Linh. Đáp ứng nhu cầu đạo đức của các tín hữu, hai Đức Giám Mục giáo phận là Đức Cha Niacolas và Đức Cha Phaolô đã thay nhau dâng lễ tại đây vào các ngày 13 mỗi tháng, có khá đông các cha đến giúp giải tội và đồng tế...
Không ít người đã nói với tôi về việc họ thấy có hiện tượng lạ tại Tàpao. Tôi chưa đồng tình, hay phủ quyết. Phép lạ phải được điều tra, kiểm chứng lâu dài bởi giáo quyền. Nhưng với tôi, cũng có điềm lạ :
1. Cái lạ là bức tượng Mẹ cũ nơi vùng núi hoang hiểm trở chỉ có người đi hái củi và lấy măng mới nhìn thấy, nằm trong quên lãng 40 năm qua, tự nhiên là nơi qui tụ của hàng ngàn người đến kính viếng, cầu nguyện và xin ơn. Tháng nào cũng có và liên tục hơn 5 năm qua.
2. Ngày nay con người có khuynh hướng “mất cảm thức về tội”, không thấy cần, và không đến với bí tích Hòa Giải. Thế mà tại nhà thờ Tánh Linh, vào các dịp hành hương ấy, các linh mục giải tội không kịp. Đây cũng là dấu hiệu khả quan khác thường của ơn Sám Hối nhờ Mẹ.
3. Rồi vùng đất Đồng Kho sẽ có ngôi nhà thờ mới khá rộng, cách xa tượng Mẹ Tàpao khoảng 500 m, để những ai hành hương Mẹ Tàpao, sau khi viếng tượng Mẹ trên núi, có thể dự lễ, xưng tội, chầu Thánh Thể mà không phải đi quá xa như hiện nay. Đây cũng lạ chứ !?
Tuy có những người lợi dụng, tự cho mình là được mạc khải riêng của Mẹ để làm những hành động gây rối, xúc phạm đến các vị Chủ Chăn, làm khổ giáo hội địa phương. Những nơi Đức Mẹ hiện ra, Giáo Hội địa phương cũng đã chịu đau khổ cách này hay cách khác ; và các thánh được nhìn thấy Đức Mẹ, cũng như những người được ơn làm các việc lạ, không bao giờ khoe khoang, mà khiêm tốn ẩn mình hết sức, đặc biệt rất phục tùng Đấng Bản Quyền. Đó cũng là một tiêu chuẩn để ta thẩm định một ai đó tự cho mình là “được mạc khải tư”.
Nhân tháng Hoa kính Đức Mẹ và ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường dâng Mẹ Tàpao, chúng ta hướng về Mẹ Thiên Chúa, Bổn mạng Giáo Phận Phan Thiết chúng ta trong tinh thần Công Đồng Vatican II :
“Giáo Hội cũng khuyến khích mọi con cái hãy nhiệt tâm phát huy lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, nhất là trong phụng vụ, hãy coi trọng những việc thực hành và những việc đạo đức nhằm suy tôn ngài và đã được quyền giáo huấn Giáo Hội cổ võ qua các thế kỷ… hãy cẩn thận tránh mọi tư tưởng phóng đại sai lầm, cũng như mọi tư tưởng hẹp hòi quá đáng… Các tín hữu hãy nhớ rằng, lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chống qua và vô bổ, cũng không hệ tại mọi sự dễ tin phù phiếm, nhưng phải phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta, lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta”. (Hiến Chế Giáo Hội-số 67)
Bình An, 05/05/2005
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Và có website xin phép dịch qua tiếng Anh để phổ biến:
On 13th May 2005, the Bishop of Phan Thiet Diocese will lay the first brick for the construction of the church offering to OurMother of Ta Pao. When I write “Our Mother of Ta Pao”, I do not mean that the phenomena occurring on the mountain at Dong Kho village, Tanh Linh district, Binh Thuan City are authentic. The judgement is reserved to the local Church.
The word “Mother” that the Vietnamese Catholic use to call the Blessed Virgin Mary, and especially when they use with the Virtues or Graces of Our Lady, such as Mother of God, the Virgin Mother, Our Mother of the Immaculate Conception… The word “Mother” is also used for the places of pilgrimages such as Our Mother of Fatima, Our Mother of Lourdes, Our Mother of Lavang. In Bai Dau, Vung Tau, there are many Statues of Our Mother built on the mountain and become a place of pilgrimage. The pilgrim call: Our Mother of Bai Dau. Hence when coming to Our Mother of Ta Pao, we pray to Mary through Her Statue placed on the mountain which was blessed on 08th December 1959 by Bishop Marcello Piquet Loi, Bishop of Nha Trang Diocese. The Statue of Our Mother of Ta Pao faces the River and Dong Kho field from the mountain.
For more than 5 years, many Vietnamese Catholics in Vietnam or oversees and the pagan also are making pilgrimage to Ta Pao, since they have heard the Mother of Tao Pao has granted many Graces and phenomena here. The phenomena at Our Mother of Ta Pao’s mountain are not only known by Phan Thiet Diocese, but it spread to other dioceses, even oversees too. At the time Bishop Paul of Phan Thiet Diocese went to Rome, he was asked by some of his Colleague about the event of Our Mother of Ta Pao.
I was ordained deacon in 1999 and from that time, people started talking about the phenomena occurring at Ta Pao. People has made pilgrimage sine then. I and several catechists went there to have a look too. People went to Ta Pao more and more. Some day the crowd reached 10,000 regardless of difficulties, hardship, obstacles… There are more pilgrims on 13th each month than the other days of the month, especially on the 13th May and 13th October. They come to pray, say the Rosary at the foot of the mountain or adore the Eucharist in Tanh Linh Church. To support the spiritual need of the pilgrim, two Bishops of Phan Thiet Diocese, Nicolas and Paul come in turn to celebrate Mass on the 13th each month. There are many Priests also coming to concelebrate the Mass and hear Confession…
Many people have told me that they witnessed phenomena at Ta Pao Mountain. I neither believe nor deny the phenomenon. Phenomenon must be investigated carefully for a long time by the local Church. But to me, I do witness phenomena at Ta Pao, such as:
1. The old Statue of Our Mother was built on the remote, perilous mountain and it was forgotten for more than 40 years. It was discovered by people collecting firewood and bamboo shoots. Now it becomes a famous place attracting thousands of pilgrims who have come from different areas for more than 5 years.
2. People of today have the tendency of “losing the sense of sin”. They do not feel the need to go to confession. But on 13th each month, at Tanh Linh Church, people have to stand in the long lines for confession.
3. A big, new Church has been built at Dong Kho, 500m away from Ta Pao Mountain. Hence, people can attend Mass, do confession, and adore the Eucharist easily. They will not need to go too far as they do now.
Although there are some people taking advantages of this event by self proclaiming that they are receiving revelations from Our Mother and have caused chaos, give offence to the Shepherds, bothered the local Church…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.