Ads 468x60px

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2022

BÊTANIA

Thứ hai Tuần Thánh, Tin Mừng kể lại dù chỉ còn tuần lễ cuối cùng, Chúa vẫn đến nhà ba chị em Matta, Maria, Ladarô để dùng bữa với các tông đồ. Gia đình này giàu thật, giàu của cải và cả tấm lòng, bình dầu quí hơn 300 đồng bạc mà Maria xức chân Chúa hôm nay là một minh chứng…
Hành hương năm 2014, con đã đến thăm gia đình này, dù chỉ còn lại nền móng khủng cho thấy là “đại gia”, chui xuống hầm mồ gần đó, nơi Chúa cho Ladarô sống lại… Tạ ơn Chúa ngày nay vẫn còn những gia đình tốt lành là trạm dừng chân trong sứ vụ cho chúng con, như Chúa và các tông đồ ở Bêtania xưa, xin Chúa tiếp tục chúc lành cho những ai quảng đại nâng đỡ tông đồ Chúa…



Đọc tiếp »

THỨ HAI, MÙA CHAY -TUẦN THÁNH



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2022

LỄ LÁ GIÁO XỨ CÙ MI

Vẫn còn khẩu trang và giãn cách, nhưng hy vọng sau TUẦN THÁNH này dịch tan để trở về bình thường cũ…





Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT LỄ LÁ



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2022

LỄ LÁ


Rước kiệu với cành lá vào nhà thờ trong ngày khai mạc Tuần Thánh hôm nay, chúng ta cùng Chúa Giêsu từ Bethpage vào thành Giêrusalem cách khải hoàn…
Tạ ơn Chúa con đã thực hiện cuộc hành trình này năm 2014, từ cục đá chỗ Chúa leo lên lừa con xưa, nay là một nhà thờ, đi theo con đường Chúa đã đi, đường vào thành Giêrusalem lối này hơi hẹp nhưng độ dốc thoai thoải, đi bộ cũng thoải mái; thế mới hiểu trẻ nhỏ Dothái và đám đông dân chúng với cành lá trên tay chạy theo tung hô Chúa dễ dàng…

Tuần này là Tuần Thánh, xin cho chúng con biết bớt đi những việc phàm trần mà lo việc thánh : theo Chúa là Đấng thánh, suy tôn Thánh Giá Chúa và vui lòng vác thánh giá mình, hiệp hành với Hội Thánh và siêng năng tham dự phụng vụ thánh…
Đọc tiếp »

THƯƠNG XÓT VÀ THA THỨ (ĐTC Phanxicô, 03/04/2022)


“Chúng ta thấy điều này ở người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình. Tình cảnh của cô tưởng chừng như vô vọng, nhưng rồi một chân trời mới đầy bất ngờ đã mở ra trước mắt. Cô đã bị sỉ nhục và đang chờ sự phán xét tàn nhẫn và sự trừng phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, trước sự ngạc nhiên của cô, cô thấy mình được Thiên Chúa tha bổng, và chỉ cho cô đến một tương lai mà cô không hề đoán trước: “Không ai lên án cô sao?” - Chúa Giêsu nói với cô ấy - “Tôi cũng không kết án chị đâu; hãy đi và đừng phạm tội nữa” (Ga 8,10-11).
Thật là khác biệt giữa Chúa và những kẻ tố cáo người phụ nữ! Họ viện dẫn Kinh thánh để kết án cô ấy; Chúa Giêsu, chính Ngôi Lời của Thiên Chúa, đã hoàn toàn phục hồi người phụ nữ, khôi phục lại hy vọng của cô ấy. Từ câu chuyện này, chúng ta học được rằng mọi phán xét không được truyền cảm hứng và cảm động bởi lòng bác ái sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn cho những người nhận được phán xét ấy. Mặt khác, Chúa luôn có chỗ cho cơ hội thứ hai; Ngài luôn có thể tìm thấy những con đường dẫn đến giải thoát và cứu rỗi.
Sự tha thứ đã thay đổi cuộc đời người phụ nữ đó. Thương xót và khốn khổ bao trùm. Xót xa và khốn khó gặp nhau ở đó, cuộc đời người phụ nữ đã thay đổi. Chúng ta thậm chí có thể suy đoán liệu sau khi được Chúa Giêsu tha thứ, cô ấy có thể lần lượt tha thứ cho người khác hay không. Có lẽ cô ấy thậm chí đã đi xa đến mức xem những người tố cáo cô ấy không còn là những người đàn ông thô bạo và gian ác nữa, mà là phương tiện dẫn đến cuộc gặp gỡ của cô ấy với Chúa Giêsu.
Chúa cũng muốn chúng ta, các môn đệ, Hội Thánh của Ngài, cũng như những ai được Ngài tha thứ, trở thành những chứng nhân hòa giải không mệt mỏi. Nhân chứng của một vị Chúa mà từ “vô phương cứu chữa” không hề tồn tại, một vị Chúa luôn tha thứ. Chúa luôn tha thứ. Chúng ta là những người cảm thấy mệt mỏi khi cầu xin sự tha thứ. Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa không bao giờ ngừng tin tưởng vào chúng ta và luôn cho chúng ta cơ hội để bắt đầu lại. Không có tội lỗi hay thất bại nào mà chúng ta có thể mang lại trước mặt Người mà không thể trở thành cơ hội để bắt đầu sống một cuộc sống mới và khác biệt dưới ngọn cờ của lòng thương xót. Không có tội lỗi nào mà không thể được đối xử theo cách này. Chúa tha thứ cho tất cả mọi thứ. Ngài tha thứ mọi tội lỗi.
Đây là Chúa Giêsu. Chúng ta thực sự biết Ngài khi chúng ta cảm nghiệm được sự tha thứ của Ngài, và khi, giống như người phụ nữ trong Phúc âm, chúng ta khám phá ra rằng Chúa đến với chúng ta qua vết thương nội tâm của chúng ta. Đó quả thật là nơi Chúa rất thích làm cho mình được biết đến, vì Người đến không phải vì những người khỏe mạnh mà là vì những ai đau yếu (x. Mt 9,12). Hôm nay, người phụ nữ đó, người đã tìm thấy lòng thương xót trong lúc khốn khổ của mình và đã ra đi được chữa lành nhờ sự tha thứ của Chúa Giêsu, mời gọi chúng ta, với tư cách là Giáo hội, trở lại trường học Tin Mừng, để học hỏi từ Thiên Chúa của niềm hy vọng, Đấng không ngừng làm chúng ta ngạc nhiên.
Nếu chúng ta noi gương Ngài, chúng ta sẽ không có khuynh hướng tập trung vào việc lên án tội lỗi, nhưng tập trung vào việc lên đường với tình yêu thương để tìm kiếm tội nhân. Chúng ta không chỉ bằng lòng với những người đã có mặt, nhưng sẽ đi tìm những người vắng mặt. Chúng ta sẽ không quay lại việc chỉ tay lên án, mà sẽ bắt đầu lắng nghe. Chúng ta sẽ không loại bỏ những người bị khinh thường, nhưng xem trọng nhất là những người mà những người khác coi là kém nhất. Thưa anh chị em, đây là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta ngày nay qua gương của Ngài. Chúng ta hãy để cho Ngài làm chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta hãy hân hoan chào đón tin vui mà Ngài mang đến.” (ĐTC Phanxicô, 03/04/2022)
Đọc tiếp »

KỶ NIỆM BÌNH AN

Ngày 09/04/2003 Đức Cha Nicolas chở từ TGM đến nhận xứ Bình An. Nhớ thứ hai đang ngồi ăn trưa, có thư của tỉnh, Đức Cha đùa cầm lên nặn coi như nặn bài, từ tử mở ra không biết tỉnh cho cái gì (thời đó tỉnh cho phép đi xứ nào mới được đổi về xứ đó), và ngài nói họ cho cha Duy về Bình An. Thứ hai biết lệnh, thứ tư lên đường, đổi nhanh nhất trong đời ! Hành trang chỉ có áo lễ, chén lễ, sách kinh phụng vụ, máy vi tính sách tay và chiếc áo dòng mặc luôn trong người, gọn nhẹ nhất trong đời…
Kỷ niệm 19 năm làm Cha Sở đầu đời ở tuổi 31, chăm sóc xứ Bình An được 4 năm thiếu 40 ngày với biết bao tâm tình quí mến, bao việc tốt lành đầu đời… đến ngày 27/02/2007 rời Bình An nhận xứ Tân Châu. Nhờ Facebook lưu giữ và nhắc lại hằng năm để tri ân Đức Cha Nicolas, quí Cha tiền bối, giáo xứ Bình An rất mến thương… dù rời Bình An hơn 15 năm rồi, nhưng không mất, không xa và luôn có Bình An!




Đọc tiếp »

THƯ MỤC VỤ MÙA PHỤC SINH 2022






Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần V - MC



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

MÔN ĐỆ CHÂN CHÍNH CỦA ĐỨC KITÔ (ĐTC Phanxicô, giảng lễ tại Malta, 03/04/2022)


“Anh chị em thân mến, những nhân vật Phúc Âm này (người phụ nữ ngoại tình bị bắt) nhắc nhở chúng ta rằng lòng mộ đạo của cá nhân và cộng đồng của chúng ta luôn có thể che dấu vết sâu của thói đạo đức giả và sự thôi thúc chỉ tay lên án người khác. Chúng ta luôn có nguy cơ không hiểu Chúa Giêsu, chúng ta chỉ có danh Ngài trên môi miệng nhưng lại từ chối Ngài qua cách chúng ta

sống. Ngay cả khi chúng ta giơ cao ngọn cờ thánh giá. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể chứng minh được chúng ta có phải là môn đệ chân chính của Thầy hay không? Chúng ta có thể làm được bằng cách nhìn xem chúng ta đối xử với người lân cận ra sao và đối với chính mình như thế nào. Đây là một điểm quan trọng trong định nghĩa chúng ta là ai.
Thứ nhất là xét xem chúng ta đối xử với người lân cận của mình ra sao: chúng ta làm điều này với cái nhìn thương xót, như Chúa Giêsu cho chúng ta thấy ngày hôm nay, hay với cái nhìn phán xét, thậm chí khinh miệt, như những người tố cáo được Phúc âm mô tả, những người tự cho mình là người bảo vệ Thiên Chúa nhưng thất bại không nhận ra rằng họ đang chà đạp lên anh chị em mình. Những người tin rằng họ đang giữ vững đức tin bằng cách chỉ tay vào người khác có thể có một lòng “mộ đạo” nào đó, nhưng họ đã không chấp nhận tinh thần của Phúc Âm, vì họ coi thường lòng thương xót, là tấm lòng của Thiên Chúa.
Thứ hai, để hiểu chúng ta có phải là đệ tử chân chính của Thầy hay không, chúng ta cần phải suy nghĩ về cách chúng ta nhìn nhận bản thân. Những người tố cáo người phụ nữ bị thuyết phục rằng họ không có gì để học. Vẻ ngoài của họ là hoàn hảo, nhưng họ thiếu sự thật của trái tim. Họ đại diện cho những tín hữu, những người ở mọi thời đại biến đức tin thành một phần mặt tiền của họ; họ trình bày một diện mạo bên ngoài đầy ấn tượng và trang trọng, nhưng họ nghèo nàn bên trong, và thiếu kho tàng lớn nhất của trái tim con người.
Đối với Chúa Giêsu, điều thực sự quan trọng là sự cởi mở và ngoan ngoãn của những người không coi mình là tốt lành, nhưng nhận ra nhu cầu cần được cứu rỗi của họ. Khi đó, thật tốt cho chúng ta, bất cứ khi nào chúng ta cầu nguyện, cũng như bất cứ khi nào chúng ta tham gia vào các buổi lễ tôn giáo đáng yêu, hãy tự hỏi mình xem chúng ta có thực sự hòa hợp với Chúa hay không. Chúng ta có thể hỏi Ngài một cách thành thật rằng, “Lạy Chúa, con ở đây với Chúa, nhưng Chúa muốn gì nơi con? Điều gì trong trái tim con, trong cuộc sống của con, mà Chúa muốn con thay đổi? Chúa muốn con coi người khác như thế nào?” Cầu nguyện như thế sẽ tốt cho chúng ta, bởi vì Thầy không bằng lòng với những dáng vẻ bên ngoài; Ngài tìm kiếm sự thật của trái tim. Một khi chúng ta mở lòng với Ngài trong sự thật, Ngài có thể làm nên những điều kỳ diệu trong chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ tại Malta, 03/04/2022)
Đọc tiếp »

SỐNG CAO ĐẸP… Thư thứ nhất của thánh Phêrô tông đồ, 1Pr 3 :


Ước chi vẻ duyên dáng của chị em không hệ tại cái mã bên ngoài như kết tóc, đeo vòng vàng, hay ăn mặc xa hoa ; 4 nhưng là con người nội tâm thầm kín, với đồ trang sức không bao giờ hư hỏng là tính thuỳ mị, hiền hoà : đó chính là điều quý giá trước mặt Thiên Chúa. 5 Xưa kia, các phụ nữ thánh thiện là những người trông cậy vào Thiên Chúa, cũng đã trang điểm như thế... nếu chị em làm điều thiện và không sợ hãi trước bất cứ nỗi kinh hoàng nào.
7 Cũng vậy, anh em là những người chồng, trong cuộc sống chung, anh em nên hiểu rằng đàn bà thuộc phái yếu ; hãy tỏ lòng quý trọng vì họ cũng được hưởng sự sống là hồng ân Chúa ban. Như thế, việc cầu nguyện của anh chị em sẽ không bị ngăn trở.
8 Sau hết, tất cả anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn. 9 Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc. 10 Thật thế, ai là người thiết tha được sống và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc, thì phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa ; 11 người ấy phải làm lành lánh dữ, tìm kiếm và theo đuổi bình an, 12 vì Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin, nhưng Người ngoảnh mặt đi, không nhìn kẻ làm điều ác.
13 Ai làm hại được anh em, nếu anh em nhiệt thành làm điều thiện ? 14 Mà nếu anh em chịu khổ vì sống công chính, thì anh em thật có phúc ! Đừng sợ những kẻ làm hại anh em và đừng xao xuyến. 15 Đức Ki-tô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. 16 Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng. Hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Ki-tô, thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống, 17 bởi lẽ thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là vì làm điều ác.
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần V - MC



Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần V - MC



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

ĐỨC TIN LÃNH NHẬN THÁNH THỂ (ĐHY Raniero Cantalamessa, 31/03/2022)


“Đức tin không “làm” nên bí tích mà chỉ “lãnh nhận” bí tích. Chỉ lời của Đức Kitô được Hội thánh lặp lại và được Chúa Thánh Thần thực hiện mới “làm nên” bí tích mà thôi. Nhưng bí tích sẽ có ích lợi gì nếu như bí tích không được chúng ta “lãnh nhận”? Về việc Nhập thể, những người như Ôrigen, thánh Augustinô, thánh Bênađô, đã bày tỏ suy tư này: “Đức Kitô đã được sinh ra một lần bởi Đức Maria, tại Bêlem, nhưng nếu Người không tiếp tục được sinh ra trong tâm hồn tôi, bởi đức tin, thì liệu có ích gì cho tôi chăng?” Điều tương tự cũng phải được nói về Bí tích Thánh Thể như thế; Đức Kitô thực sự hiện diện trên bàn thờ có ích gì cho tôi nếu như không phải là Người hiện diện với tôi và cho tôi? Ngay tại thời điểm Chúa Giêsu hiện diện trần gian, đức tin là cần thiết; Sự hiện diện của Người sẽ chẳng đem lại lợi ích chi đối với những kẻ không tin, ngoại trừ như một lời kết án, như chính Người đã lặp lại nhiều lần trong Tin Mừng rằng: “Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! khốn cho ngươi, hỡi Ca-phác-na-um!” (Mt 11,21-23).
Đức tin là một điều cần thiết để làm cho sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể không chỉ là chắc chắn “đích thực”, mà còn mang tính “riêng tư cá nhân”, nghĩa là một sự hiện diện sống động gặp gỡ giữa hai chủ thể, diện đối diện. “Sự hiện diện” sống động thì khác với việc “ở lại đó” một cách thụ động, vô hồn. Sự hiện diện đặt ra trước một người đang có mặt với người kia, sự hiện diện này giả định rằng phải có một sự tương giao kết nối với nhau, một sự trao đổi giữa hai chủ thể tự do nhận thức và cởi mở đối với nhau. Vì thế, sự hiện diện này mang nhiều ý nghĩa tương tác hơn là chỉ ở lại một nơi nhất định nào đó, mà không đem lại ý nghĩa gì…
Đức tin vào sự hiện diện đích thực chính là một điều tuyệt vời, nhưng điều đó chưa đủ đối với chúng ta; ít nhất là đức tin được hiểu theo một cách nào đó. Ý tưởng cởi mở và hoàn hảo về mặt đại kết, về mặt thần học, về sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể là chưa đủ. Có biết bao trong số các nhà thần học biết mọi điều về mầu nhiệm này; nhưng họ lại không biết tới “sự hiện diện thật”. Bởi vì theo nghĩa Kinh Thánh thì “biết” một điều, chính là những người đã kinh nghiệm về điều đó rồi. Chỉ những ai, ít nhất hơn một lần, đã thực sự chạm vào lửa thì mới biết được lửa là gì…
Từ đức tin và “cảm tình” đối với sự hiện diện thực sự, lòng tôn kính phải tự phát xuất hiện, và thực sự, một cảm giác dịu dàng đối với Chúa Giêsu trong Bí tích. Đây là một tình cảm cá vị và tế nhị đến mức lời nói thậm chí có thể phá hủy nó. Thánh Phanxicô Assisi có điều gì đó muốn nói với chúng ta vào thời điểm này. Trái tim ngài tràn ngập những tình cảm tôn kính và dịu dàng. Ngài đã cảm động trước Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, cũng như ngài đã xúc động trước Hài Nhi ở Bethlehem. Thánh nhân thấy Chúa thật bất lực, thật phó thác cho nhân loại, thật khiêm tốn. Trong Thư gửi tất cả các anh em, ngài viết những lời đầy lửa mà chúng ta muốn nghe bây giờ khi chúng ta khi kết thúc bài suy niệm về sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể:
Hãy xem xét phẩm giá của anh em, các thầy, và các linh mục, và hãy thánh thiện vì chính Ngài là thánh… Thật là một sự khốn khổ và yếu đuối đáng trách khi anh em có Ngài hiện diện như thế mà lại lo toan cho bất cứ điều gì khác trên thế gian này. Hãy để cho toàn bộ nhân loại co rúm vì sợ hãi; cả thế giới run sợ; hãy để thiên đàng hân hoan khi Chúa Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống, ngự trên bàn thờ trong tay của thầy cả tế lễ. Ôi cao vời đáng ngưỡng mộ và uy phong tuyệt vời! Ôi khiêm nhường siêu phàm! Ôi khiêm nhường cao cả! Chúa của vũ trụ, Thiên Chúa và là Con Chúa Cha, tự hạ mình đến mức để cứu rỗi chúng ta, Ngài đã ẩn mình dưới một tấm bánh. Hỡi anh em, hãy xem xét sự khiêm nhường của Thiên Chúa và “hãy đổ hết lòng mình ra trước mặt Ngài, và hãy hạ mình để được Ngài tôn cao. Vì vậy, đừng giữ lại bất cứ điều gì cho riêng mình để Ngài, Đấng tự hiến hoàn toàn cho anh em, có thể tiếp nhận anh em một cách trọn vẹn.” (ĐHY Raniero Cantalamessa, 31/03/2022)
Đọc tiếp »

“…NHỜ ĐỨC KITÔ CHÚA CHÚNG CON” (Trích bài diễn giải Thánh vịnh của thánh Âu-tinh, giám mục)


Trích bài diễn giải Thánh vịnh của thánh Âu-tinh, giám mục:
“Thiên Chúa đã dùng Ngôi Lời của Người để tạo thành vũ trụ ; Thiên Chúa không thể ban cho nhân loại ân huệ nào lớn hơn là làm cho Ngôi Lời trở nên Đầu của nhân loại và nhân loại trở nên chi thể của Ngôi Lời, tức là Đức Ki-tô, khiến Đức Ki-tô vừa là Con Thiên Chúa vừa là con loài người. Đức Ki-tô là Thiên Chúa duy nhất cùng với Chúa Cha, và cũng là một người ở giữa loài người. Bởi đó, khi thân thưa với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, chúng ta không tách biệt Chúa Con ra khỏi Chúa Cha.
Cũng vì vậy, khi Thân Thể mầu nhiệm của Đức Ki-tô là Hội Thánh cầu nguyện, thì không tách biệt Đấng là đầu với Hội Thánh là thân. Cuối cùng, Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, Chúa chúng ta, Đấng Cứu Chuộc duy nhất của thân thể mầu nhiệm, là Đấng vừa cầu nguyện cho chúng ta, vừa cầu nguyện trong chúng ta, lại là Đấng chúng ta kêu cầu.
Người cầu nguyện cho chúng ta với tư cách là tư tế ; Người cầu nguyện trong chúng ta với tư cách là đầu ; và là Đấng chúng ta kêu cầu, vì Người là Thiên Chúa chúng ta. Vậy chúng ta hãy nhận ra tiếng nói của mình nơi Người và tiếng nói của Người nơi chúng ta…
Vậy trong cương vị Thiên Chúa, Người là Đấng ta kêu cầu ; trong thân phận tôi đòi, chính Người lại cầu xin. Ở trên, Người là Đấng Hoá Công, ở đây, Người là loài thụ tạo. Người là Đấng bất biến đã mang lấy thân phận phải đổi thay.
Người làm cho chúng ta cùng với Người trở nên con người toàn diện, có đầu có thân. Vì thế, chúng ta cầu xin Người, nhờ Người và trong Người. Chúng ta nói cùng với Người. Và Người nói cùng với chúng ta.”
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần V - MC



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

Thứ ba, Tuần V - MC



Đọc tiếp »

THÁNH LỄ-THÁNH THỂ (ĐHY Raniero Cantalamessa: bài giảng thứ 4, 01/04/2022)


Thánh Lễ là cử hà bí tích Thánh Thể. Tĩnh tâm giáo triều năm nay (2022), ĐHY Raniero Cantalamessa có 4 bài giảng đều nói đến cử hành Thánh Thể, điều này nhắc ta sự cao cả và rất quan trọng của Thánh Lễ hằng ngày. Hiệp thông tĩnh tâm với giáo triều giúp ta yêu quí Thánh Thể và siêng năng tham dự Thánh Lễ hơn:

“…Theo nhãn quan của thần học và phụng vụ Công giáo Latinh, thời điểm truyền phép là trọng tâm không thể chối cãi của việc cử hành Bí tích Thánh Thể, từ đó chúng ta có sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô. Trong đó, chính Chúa Giêsu cử hành và truyền lệnh ở ngôi thứ nhất. Chẳng hạn như thánh Ambrôsiô đã nói rằng: “Trước khi được truyền phép thì bánh này vẫn là bánh; nhưng ngay khi lời truyền phép được thực hiện, thì bánh đã biến bản thể, trở thành Mình Chúa Kitô…
Vậy việc truyền phép này được thực hiện bằng những lời nào? và những lời ấy là của ai? Thưa, đó là những lời của chính Chúa Giêsu! Tất cả những lời nguyện được đọc trước giây phút đó đều là do vị linh mục thưa lên để ngợi khen Thiên Chúa, để cầu nguyện cho dân chúng, cho các nhà lãnh đạo và cho những người khác; nhưng khi đến thời điểm truyền phép Thánh Thể, thì vị linh mục không còn dùng lời của mình nữa, mà dùng lời của chính Đức Kitô. Do đó, chính những lời của Chúa Kitô đã làm nên (conficit) bí tích này... Bạn có biết rằng những lời truyền phép của Chúa Giêsu Kitô có hiệu quả (operatorius) như thế nào không? Trước khi truyền phép thì chưa phải là Mình Chúa Kitô, nhưng sau khi truyền phép, tôi nói với bạn rằng, từ lúc đó chính là Mình Chúa Kitô. ‘Vì Người đã phán, và muôn loài xuất hiện, Người ra lệnh truyền, tất cả được dựng nên’ (Tv 33,9)” (thánh Ambrôsiô, Các Bí tích – De Sacramentis, IV, 14-16 (PL 16,439tt)…
Đức Kitô vừa là đối tượng vừa là chủ thể của Bí tích Thánh Thể, nghĩa là Đấng được thực hiện trong Bí tích Thánh Thể và cũng chính là Đấng thực hiện Bí tích Thánh Thể. “Tính hiện thực” là bởi vì không những được nhìn thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu trên bàn thờ, trong một dấu chỉ hoặc biểu tượng, mà còn trong sự thật và với thực tại riêng của Người nữa. Để có thể thấy rõ được tính hiện thực Kitô học này, chúng ta đưa ra một ví dụ, trong bài thánh ca “Kính Mừng Thân Thể Thật – Ave Verum Corpus”, trong đó Thánh Thể Chúa Kitô được ca ngợi là “thân xác thật, sinh ra từ Đức Trinh Nữ Maria, Người đã bị sát tế trên thập giá, và cạnh sườn Người đã bị đâm thâu, để máu cùng nước chảy ra...”
Thật vậy, nói rằng Chúa Giêsu làm cho mình hiện diện trong Bí tích Thánh Thể với bản thể của Người, nghĩa là nói rằng, Người hiện diện với thực tại chân chính và sâu xa của Người, mà chỉ có thể đạt được nhờ đức tin. Trong bài thánh ca Adoro Te devote, phản ánh chặt chẽ tư tưởng của thánh Tôma Aquinô về Thánh Thể, và đã phục vụ hơn nhiều cuốn sách để định hình lòng đạo đức Thánh Thể trong Hội thánh Latinh, người ta nói: “Thị giác, xúc giác và vị giác, mọi thứ đều thất bại ở đây. Chỉ còn đức tin vào Lời Chúa mà thôi” – “Visus tactus gustus in te fallitur - sed Auditui solo tutorial creditur”.
Do đó, Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể một cách độc nhất vô nhị, không có ở nơi nào khác. Không một tính từ nào là đủ để mô tả sự hiện diện này; thậm chí không phải là tính từ “đích thực”. Từ ngữ hiện diện “đích thực” xuất phát từ res (sự việc) và có nghĩa là: bởi một sự việc hoặc một sự vật; nhưng Chúa Giêsu không hiện diện trong Bí tích Thánh Thể như một “sự việc” hay một sự vật, song chính là một con người. Nếu bạn thực sự muốn đặt tên cho sự hiện diện này, thì tốt hơn là chỉ nên gọi đó là sự hiện diện “Thánh Thể”, bởi vì điều này chỉ được thực hiện trong Bí tích Thánh Thể mà thôi…” (bài giảng thứ 4, 01/04/2022)
Đọc tiếp »

CỘT TREO RẮN ĐỒNG CỨU DÂN


Bài đọc một hôm nay, Ds 21,1-9 kể lại : “trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Ít-ra-en mất kiên nhẫn. 5 Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Mô-sê rằng : “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống ? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này.”
6 Bấy giờ Đức Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Ít-ra-en phải chết. 7 Dân đến nói với ông Mô-sê : “Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Đức Chúa và kêu trách ông. Xin ông khẩn cầu Đức Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi.” Ông Mô-sê khẩn cầu cho dân. 8 Đức Chúa liền nói với ông : “Ngươi hãy làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, sẽ được sống.”
Chúng ta cùng nhìn cây cột treo rắn đồng cứu Dân xưa, là hình bóng cây thánh giá cứu chuộc của Đức Kitô nay, và xem vài hình ảnh hoang địa làm Dân mất kiên nhẫn, than phiền, kêu trách…
Lạy Chúa, trong hành trình dương thế ngày nay, xin tha thứ những lúc vì thử thách quá sức mà chúng con mất kiên nhẫn, hay quá yếu đuối than trách Chúa và xúc phạm các mục tử…
Xin cho con trong tư cách là mục tử, biết nài xin Chúa cứu Dân như Môsê đã làm nhiều lần... Amen.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2022

Thứ hai, Tuần V - MC



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.