Ads 468x60px

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

SỰ BẤP BÊNH CỦA CUỘC ĐỜI (Suy niệm mùa vọng của Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng, ngày 04/12/2020)


“Tại thời điểm này trong cuộc sống của chúng ta, toàn thể nhân loại đang trải qua cùng cái cảm giác bấp bênh và bất định do đại dịch coronavirus gây ra.
“Như thánh Grêgôriô Cả đã viết: ‘Chúa đôi khi hướng dẫn chúng ta bằng lời nói, và đôi khi Ngài chỉ đường cho chúng ta bằng các sự kiện’. Trong năm được đánh dấu bằng ‘sự kiện’ coronavirus

choáng ngợp và kinh hoàng này, chúng ta hãy cố gắng rút ra từ đó giáo huấn cho cuộc sống cá nhân và tinh thần của riêng mình. Chúng ta chỉ có thể chia sẻ những suy tư này giữa những tín hữu, vì sẽ hơi thiếu khôn ngoan nếu đề xuất những suy tư ấy với tất cả mọi người mà không có sự phân biệt, vì làm thế sẽ làm tăng thêm sự bất an đối với đức tin vào Chúa mà đại dịch gây ra ở một số người.
Những chân lý vĩnh cửu mà chúng ta muốn tập trung vào trong những suy tư của mình là: Thứ nhất, chúng ta chỉ là người phàm, và ‘chúng ta không có thành trì bền vững trên trái đất này’ (Dt 13, 14); Thứ hai, cuộc sống đó không kết thúc bằng cái chết, bởi vì cuộc sống vĩnh cửu đang chờ đợi chúng ta; Thứ ba, chúng ta không cô đơn đối diện với những đợt sóng trên con thuyền nhỏ hành tinh chúng ta vì ‘Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.’ (Ga 1,14)...
“Xin dạy chúng con biết đếm ngày tháng của mình, để chúng con có được sự khôn ngoan trong lòng’, như tác giả Thánh Vịnh cầu xin Chúa (Tv 90, 12). Cách nhìn về cái chết này không chỉ giới hạn trong Cựu Ước, nhưng còn được tiếp tục trong Tin Mừng của Chúa Kitô. Chúng ta hãy nhớ lời cảnh báo của Người: ‘Anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào’ (Mt 25,13), câu kết trong dụ ngôn người giàu có lo toan xây các kho lẫm lớn hơn cho mùa thu hoạch là: ‘Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? (Lc 12, 20), và một lần nữa Chúa Giêsu nói: ‘nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?’(x. Mt 16,26)...
Với việc thiết lập Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã vô hiệu hóa cái chết của chính mình. Chúng ta cũng có thể làm tương tự. Trên thực tế, Chúa Giêsu đã phát minh ra phương tiện này để khiến chúng ta tham gia vào cái chết của Ngài, để hợp nhất chúng ta với chính Ngài. Theo thuật ngữ của Thánh Alphonsô đệ Liguori, tham dự Bí tích Thánh Thể là cách thức chân thực, chính xác và hiệu quả nhất để ‘chuẩn bị’ cho cái chết,. Trong đó, chúng ta cũng cử hành cái chết của chính mình, và ngày ngày chúng ta dâng cái chết của chúng ta lên Chúa Cha. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta có thể dâng lên Chúa Cha tiếng ‘amen’, tiếng ‘xin vâng’ của chúng ta đối với những gì đang chờ đợi chúng ta, đối với kiểu chết mà Người muốn dành cho chúng ta. Trong đó, chúng ta viết “di chúc của chúng ta”: chúng ta quyết định chúng ta muốn từ giã cuộc sống của mình cho ai, chúng ta muốn chết cho ai...
Nhờ lòng trung tín của Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan, thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn trên trời.” (Suy niệm mùa vọng của Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng, ngày 04/12/2020)
Đọc tiếp »

SA MẠC (ĐTC Phanxicô, 05/12/2021, giảng tại Athens-Hylạp)


“Thánh sử Luca giới thiệu…: “có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria là ông Gioan trong hoang địa" (Lc 3,2)… Vị Tiền Hô chuẩn bị cho sự xuất hiện của Chúa Kitô đến một nơi khó tiếp cận và không chiều khách, đầy nguy hiểm này. Bây giờ, nếu ai muốn có một thông báo quan trọng, họ thường đến những nơi đẹp đẽ, nơi có nhiều người, nơi ai cũng thấy. Ngược lại, Thánh Gioan

lại rao giảng trong sa mạc.
Chính ở nơi đó, nơi khô cằn, nơi không gian trống trải dài đến độ mắt có thể nhìn thấy và là nơi hầu như không có sự sống, ở đó vinh quang của Chúa được tỏ bày, vinh quang mà - như lời Thánh Kinh đã tiên báo (x. Is 40,3-4) - biến sa mạc thành hồ ao, đất khô cằn thành suối nước (x. Is 41,18). Đây là một thông điệp đáng khích lệ khác: Thiên Chúa, bây giờ cũng như hồi ấy, hướng ánh mắt của Người tới những nơi nỗi buồn và sự cô đơn ngự trị. Chúng ta có thể trải nghiệm điều đó trong cuộc sống: Người thường không đến với chúng ta khi chúng ta đang ở giữa những tiếng vỗ tay và chỉ nghĩ đến bản thân mình; Người thành công, trước hết, trong những giờ phút thử thách. Người đến thăm chúng ta trong những hoàn cảnh khó khăn, trong những khoảng trống trải của chúng ta vốn dành chỗ cho Người, trong những sa mạc hiện sinh của chúng ta. Ở đó, Chúa đến thăm.
Anh chị em thân mến, trong cuộc đời của con người không thể thiếu những giây phút mà người ta có ấn tượng như đang ở trong sa mạc. Và đây chính là nơi mà Chúa làm cho Người hiện diện, Đấng thường không được chào đón bởi những người cảm thấy mình thành công, mà bởi những người cảm thấy họ không thể thành công. Và Người đến với những lời gần gũi, từ bi và dịu dàng: «Đừng sợ, vì ta ở cùng ngươi; đừng mất hướng, bởi vì ta là Thiên Chúa của ngươi. Ta làm cho ngươi trở nên mạnh mẽ và giúp đỡ ngươi "(Is 41,10).
Rao giảng trong sa mạc, Thánh Gioan bảo đảm với chúng ta rằng Chúa đến để giải thoát chúng ta và đem lại sự sống cho chúng ta trong những tình huống tưởng như không thể cứu vãn, không có lối thoát: Người đến đó. Do đó, không có nơi nào mà Thiên Chúa không muốn đến thăm. Và hôm nay chúng ta chỉ có thể cảm thấy vui mừng khi thấy Người chọn sa mạc, để đến với chúng ta trong sự nhỏ bé của chúng ta, sự nhỏ bé mà Người yêu thương và trong sự khô cằn của chúng ta, sự khô cằn mà Người muốn làm dịu cơn khát của chúng ta! Vì vậy, anh chị em thân mến, anh chị em đừng sợ sự nhỏ bé, vì vấn đề không phải là nhỏ bé và ít oi, nhưng là mở lòng ra với Thiên Chúa và với tha nhân, và đừng sợ sự khô khan, vì Thiên Chúa không sợ những điều này, Đấng đến đó để thăm viếng chúng ta!” (ĐTC Phanxicô, 05/12/2021, giảng tại Athens-Hylạp)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

HUYNH ĐỆ (ĐTC Phanxicô, 02/12/2021)


“Thánh Banaba và Thánh Phaolô, với tư cách là anh em, đã cùng nhau lữ hành để loan báo Tin Mừng, ngay trong cảnh bị bách hại. Tại Antiôkia, “trong suốt một năm, họ đã gặp gỡ Giáo hội và giảng dạy rất nhiều người” (Cv 11,26). Sau đó, do thánh ý Chúa Thánh Thần, cả hai đã lên đường để thi hành một sứ mệnh lớn lao hơn, và vì vậy “họ đáp tầu đến
Síp” (Cv 13,4). Lời Chúa được gieo

dọc theo và lớn mạnh, không chỉ vì phẩm chất nhân bản của họ, nhưng trên hết vì họ là anh em nhân danh Thiên Chúa, và tình huynh đệ của họ làm rạng chiếu giới răn yêu thương. Họ là những người anh em khác nhau - giống như các ngón tay trên bàn tay của chúng ta, mỗi người khác nhau - nhưng có cùng một phẩm giá. Là anh em.
Sau đó, như đã xảy ra trong cuộc sống, một biến cố bất ngờ đã xảy ra: Tông đồ Công vụ cho chúng ta biết hai vị đã có sự bất đồng gay gắt và họ đi theo con đường riêng (xem Cv 15,39). Anh chị em có thể tranh cãi và có lúc đánh nhau. Tuy nhiên, Thánh Phaolô và Thánh Banaba không đi theo con đường riêng vì lý do bản thân, nhưng họ bất đồng về thừa tác vụ, về cách thực hiện sứ mệnh của mình, và về mặt này, họ có những ý nghĩ khác nhau. Trong số nhiều điều khác, Thánh Banaba muốn đưa thánh Máccô đi truyền giáo, nhưng Thánh Phaolô không chịu. Họ tranh luận, nhưng từ một số bức thư sau này của Thánh Phaolô, chúng ta thấy không có sự hiềm khích nào giữa hai vị. Thánh Phaolô thậm chí còn viết thư cho Timôthê, người đã tham gia với ngài ngay sau đó: “Cố gắng hết sức để đến với tôi sớm… Hãy gọi anh Máccô mang anh ta theo; vì anh ta rất hữu ích trong việc giúp đỡ tôi ”(2 Tm 4,9.11). Đó là ý nghĩa của tình huynh đệ trong Giáo hội: chúng ta có thể tranh luận về các viễn kiến, quan điểm - và rất tốt khi chúng ta làm điều đó, vì có một chút bất đồng cũng tốt cho chúng ta - nhận thức và ý tưởng khác nhau, bởi vì điều không tốt là không bao giờ tranh luận.
Thiên Chúa không hiện diện trong một nền hòa bình quá khắt khe. Trong một gia đình, anh chị em tranh luận và trao đổi quan điểm. Tôi nghi ngờ những người không bao giờ tranh luận, vì họ luôn có những nghị trình dấu diếm. Tình huynh đệ trong Giáo hội có nghĩa là chúng ta có thể tranh luận về các viễn kiến, nhận thức, ý tưởng khác nhau và trong một số trường hợp, nói những điều thẳng thắn với nhau có thể giúp ích, chứ không nói sau lưng ai đó, với những câu chuyện phiếm không có lợi cho ai. Tranh luận có thể là cơ hội để lớn mạnh và thay đổi. Tuy nhiên, chúng ta nên luôn nhớ rằng: chúng ta tranh luận không phải vì mục đích đánh nhau hay áp đặt ý kiến riêng của mình, nhưng để bày tỏ và sống sức sống của Thần Khí, Đấng vốn là tình yêu và hiệp thông. Chúng ta có thể tranh cãi, nhưng chúng ta vẫn là anh chị em. Tôi nhớ, lúc lớn lên, có năm người chúng tôi. Chúng tôi đã tranh cãi với nhau, đôi khi gay gắt, nhưng không phải mọi ngày. Sau đó vào bàn ăn, tất cả chúng tôi đều hiện diện với nhau. Trong gia đình có người mẹ là Giáo Hội, có những cuộc tranh luận: con cái Giáo Hội tranh luận.
Anh chị em thân mến, chúng ta cần một Giáo hội huynh đệ, một Giáo hội tác nhân của tình huynh đệ trong thế giới của chúng ta… Bằng tinh thần huynh đệ của mình, anh chị em có thể nhắc nhở mọi người, và toàn thể châu Âu, rằng chúng ta cần cùng nhau làm việc để xây dựng một tương lai xứng đáng với nhân tính, vượt qua chia rẽ, phá bỏ các bức tường, ước mơ và làm việc cho sự hợp nhất. Chúng ta cần phải chào đón và hòa nhập lẫn nhau, và cùng nhau bước đi như anh chị em, tất cả chúng ta!” (ĐTC Phanxicô, 02/12/2021)
Đọc tiếp »

KIÊN NHẪN (ĐTC Phanxicô nói với Giáo Hội đảo Síp, 02/12/2021)


“…Thánh Banaba có lòng kiên nhẫn đồng hành: ngài biết cách đồng hành và để cho sự triển nở diễn ra. Ngài không áp đảo đức tin mong manh của những người mới gia nhập bằng cách tiếp cận nghiêm ngặt và thiếu linh hoạt, hoặc bằng cách đưa ra những đòi hỏi quá đáng về việc tuân giữ các giới luật. Không. Ngài để họ phát triển. Ngài đi cùng họ, cầm tay họ và đối thoại với họ.
Thánh Banaba không sợ bị tai tiếng; ngài giống như những ông bố và bà mẹ không sợ bị tai tiếng vì con cái, luôn đồng hành và giúp chúng phát triển. Anh chị em nên ghi nhớ điều này: sự chia rẽ và chủ nghĩa cải đạo trong Giáo hội là điều không đúng. Đồng hành cùng những người khác, để họ phát triển. Và nếu anh chị em cần sửa chữa ai đó, xin anh chị em làm điều đó với tình yêu, với sự bình an. Thánh Banaba là người có lòng kiên nhẫn.
Anh chị em thân mến, chúng ta cần một Giáo hội kiên nhẫn. Một Giáo Hội không để mình khó chịu và bối rối trước sự thay đổi, nhưng bình tĩnh đón nhận sự mới mẻ và biện phân các tình huống dưới ánh sáng Tin Mừng. Công việc anh chị em đang thực hiện trên hòn đảo này, như chào đón các anh chị em mới đến từ những bờ biển khác của thế giới, thật là quý giá. Giống Thánh Banaba, anh chị em cũng được kêu gọi cổ vũ một quan điểm kiên nhẫn chăm chú, trở thành các dấu hiệu hữu hình và đáng tin cậy về lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ ai ra khỏi nhà, không bao giờ bỏ rơi ai khỏi vòng tay yêu thương của Người.
Giáo Hội Síp cũng có cùng những vòng tay rộng mở này: nó chào đón, hội nhập và đồng hành. Đây cũng là một sứ điệp quan trọng đối với Giáo hội khắp Châu Âu, nơi được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng đức tin. Chẳng ích lợi chi khi hấp tấp và nóng nảy, hoài cổ hoặc cáu kỉnh; thay vào đó, sẽ rất tốt khi chúng ta biết tiến về phía trước, đọc các dấu chỉ của thời đại cũng như các dấu chỉ của cuộc khủng hoảng. Chúng ta cần bắt đầu loan báo Tin Mừng trở lại, một cách kiên nhẫn, theo sát các Mối Phúc, trên hết công bố chúng cho thế hệ đến sau chúng ta.
Tôi xin các huynh đệ, các Giám mục anh em của tôi, trở thành các mục tử kiên nhẫn trong sự gần gũi. Anh em đừng mệt mỏi trong việc tìm kiếm Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, trong việc gặp gỡ các linh mục của anh em, trong việc gặp gỡ một cách tôn trọng và nhân từ các anh chị em trong các hệ phái Kitô giáo khác, trong việc gặp gỡ các tín hữu bất cứ nơi nào họ hiện diện.
Các linh mục thân mến, tôi xin nói với anh em: hãy kiên nhẫn với các tín hữu, luôn sẵn sàng khuyến khích họ; hãy là những người thừa tác viên không biết mệt mỏi của ơn tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đừng bao giờ là những quan án phán xét khắc nghiệt, mà hãy là những người cha yêu thương.” (ĐTC Phanxicô nói với Giáo Hội đảo Síp, 02/12/2021)
Đọc tiếp »

PHÚC LÀNH LỚN NHẤT LÀ CHÚA GIÊSU (ĐTC Phanxicô, 02/12/2020)


“Phúc lành lớn nhất của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô; Con của Người là phúc lành vĩ đại nhất của Thiên Chúa. Người là phúc lành cho toàn thể nhân loại, Người là phúc lành cứu rỗi tất cả chúng ta. Người là Ngôi Lời vĩnh cửu mà với Lời này, Chúa Cha đã chúc lành cho chúng ta “khi chúng ta còn là tội nhân” (Rm 5, 8)Thánh Phaolô nói: Ngôi Lời đã hóa thành xác phàm và hiến mình cho chúng ta trên thập giá.
Thánh Phaolô công bố kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa một cách cảm động. Và ngài nói như thế này: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Đức Kitô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Kitô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu” (Ep 1, 3-6). Không có tội lỗi nào có thể xóa bỏ hoàn toàn hình ảnh Chúa Kitô đang hiện diện trong mỗi người chúng ta. Không tội lỗi nào có thể xóa bỏ hình ảnh mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta - hình ảnh Chúa Kitô. Tội lỗi có thể làm biến dạng nó, nhưng không thể loại nó khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa. Tội nhân có thể phạm lỗi trong một thời gian dài, nhưng Thiên Chúa kiên nhẫn đến cùng, hy vọng rằng trái tim của tội nhân cuối cùng sẽ mở ra và thay đổi. Thiên Chúa giống như một người cha tốt, Người là một người Cha, và giống như một người mẹ tốt, Người cũng là một người mẹ tốt: không bao giờ ngừng yêu thương con cái mình, cho dù chúng có làm điều gì sai đi chăng nữa. Điều tôi nghĩ đến là đã bao lần tôi thấy người ta xếp hàng dài để đi vào nhà tù, bao nhiêu bà mẹ xếp hàng để nhìn đứa con bị giam cầm. Các bà không ngừng yêu thương đứa con của mình và họ biết rằng những người đi qua trên xe buýt có thể nghĩ: “À, đó là mẹ của một tù nhân…”. Họ không xấu hổ về điều này. Đúng, họ có xấu hổ nhưng họ vẫn tiếp tục. Cũng như đứa con của họ quan trọng hơn sự xấu hổ của họ thế nào, thì chúng ta cũng quan trọng đối với Thiên Chúa hơn tất cả những tội lỗi mà chúng ta có thể phạm phải như thế. Vì Người là Cha, Người là Mẹ, Người là tình yêu tinh trong, Người đã chúc lành cho chúng ta mãi mãi. Và Người sẽ không bao giờ ngưng chúc lành cho chúng ta.
Thật là một trải nghiệm gây ấn tượng khi đọc những bản văn Kinh thánh về việc chúc lành trong nhà tù, hoặc trong một nhóm phục hồi. Để những người này nghe biết rằng họ vẫn được chúc lành, bất chấp những lỗi lầm nghiêm trọng của họ, rằng Cha trên trời tiếp tục mong muốn điều tốt lành của họ và hy vọng rằng cuối cùng họ sẽ mở lòng để đón nhận điều tốt đẹp. Cho dù những người thân nhất của họ đã bỏ rơi họ - nhiều người bỏ rơi họ, họ không giống như những người mẹ chờ đợi suốt đời để được nhìn thấy họ, họ không quan trọng, người ta bỏ rơi họ - người ta bỏ rơi họ vì kể từ bây giờ người ta đánh giá họ là không thể cứu vãn, nhưng họ luôn là con cái đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa không thể xóa bỏ trong chúng ta hình ảnh những người con trai và những người con gái, mỗi chúng ta đều là con trai của Người, là con gái của Người. Đôi khi chúng ta thấy phép lạ xảy ra: những người nam và người nữ được tái sinh vì họ tìm thấy phúc lành này, phúc lành đã tấn phong họ thành con cái. Vì ơn thánh của Thiên Chúa thay đổi các đời sống: chúng ta có thế nào, Người nhận chúng ta như vậy, nhưng Người không bao giờ bỏ rơi chúng ta trong con người hiện thực của chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 02/12/2020)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2022

CHÚC LÀNH (ĐTC Phanxicô, 02/12/2020)


“Anh chị em thân mến,
chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Hôm nay chúng ta sẽ suy gẫm về một chiều kích thiết yếu của việc cầu nguyện: chúc lành. Chúng ta sẽ tiếp tục các suy tư về cầu nguyện. Trong các trình thuật tạo dựng (xem St 1-2), Thiên Chúa liên tục chúc lành cho sự sống, luôn luôn. Người chúc lành cho các loài động vật (1, 22), Người

chúc lành cho người nam và người nữ (1, 28), cuối cùng, Người chúc lành cho ngày Sa-bát, ngày nghỉ ngơi và vui hưởng mọi tạo vật (2, 3). Chính Thiên Chúa chúc lành. Ngay những trang đầu tiên của Kinh thánh, đã có việc liên tục lặp lại các việc chúc lành.
Thiên Chúa chúc lành, nhưng con người cũng chúc lành, và chẳng bao lâu họ phát hiện ra rằng chúc lành sở hữu một sức mạnh đặc biệt đi kèm người nhận được nó suốt cuộc đời họ, và điều hướng trái tim người đó để Thiên Chúa có thể thay đổi nó.
Do đó, vào buổi khởi đầu của thế giới, đã có một Thiên Chúa “nói tốt”, Đấng chúc lành. Người thấy mọi công việc bởi tay Người đều tốt và đẹp, và khi tạo dựng con người, và việc tạo dựng hoàn tất, Người công nhận con người “rất tốt” (St 1,31). Ngay sau đó, vẻ đẹp mà Thiên Chúa đã ghi dấu trong công việc của Người đã bị thay đổi, và con người đã trở thành một tạo vật thoái hóa, có khả năng gieo rắc điều ác và sự chết trên thế giới; nhưng không điều gì có thể làm mất đi dấu ấn nguyên thủy của Thiên Chúa về sự tốt lành mà Thiên Chúa đã đặt trên thế giới, trong bản tính con người, trong tất cả chúng ta: khả năng chúc lành và được chúc lành. Thiên Chúa đã không phạm sai lầm với việc tạo dựng cũng như với việc tạo ra con người. Niềm hy vọng của thế giới hoàn toàn nằm trong việc chúc lành của Thiên Chúa: Người tiếp tục mong muốn điều tốt đẹp cho chúng ta như nhà thơ Péguy đã nói Người là người đầu tiên tiếp tục hy vọng điều tốt đẹp của chúng ta...” (ĐTC Phanxicô, 02/12/2020)
Đọc tiếp »

TRANG HOÀNG BÀN THỜ (Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma)


Thấy có nhiều nơi không chưng hoa bàn thờ vào Mùa Vọng, không dám đặt nến trên bàn thờ, hay chưng hoa quá nhiều... nên cần đọc “Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma” xưa gọi là “luật chữ đỏ”, qui định :
“305. Nên giữ chừng mực khi trang hoàng bàn thờ.
Trong Mùa Vọng, bàn thờ được chưng hoa cách

vừa phải, thích hợp với đặc tính của mùa, để không cho thấy quá sớm niềm vui trọn vẹn của ngày Sinh Nhật Chúa. Mùa Chay không được chưng hoa trên bàn thờ, trừ Chúa Nhật Laetare (IV Mùa Chay), các lễ trọng và lễ kính.
Việc chưng hoa phải luôn luôn điều độ, và nên đặt hoa chung quanh bàn thờ hơn là trên bàn thờ.
307. Mỗi khi cử hành phụng vụ, cần có những cây nến để tỏ lòng cung kính và mừng lễ (x. n. 117) được đặt trên bàn thờ hay chung quanh bàn thờ, tùy theo cấu trúc của bàn thờ và cung thánh, miễn sao cho có sự hoà hợp chung và đừng cản trở giáo dân nhìn thấy dễ dàng những gì đang thực hiện hay đặt trên bàn thờ.
117. Phải có ít là một khăn trải màu trắng trên bàn thờ. Trong mọi cử hành, trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, phải đặt hai, hoặc bốn, hoặc sáu chân nến, có nến thắp; nếu Giám Mục giáo phận cử hành Thánh Lễ, thì đặt bảy chân nến. Ðàng khác, trên bàn thờ hay gần bàn thờ phải đặt thánh giá có hình Chúa chịu nạn.”
Vậy, ta thấy nến ưu tiên đặt trên bàn thờ, hoa ưu tiên đặt ngoài, nhưng để trên bàn thờ như ĐTC cũng được...
Đọc tiếp »

TÌM CHÚA-suy niệm của thánh giám mục Anxenmô :

"Này hỡi con người bé nhỏ ! Hãy tạm gác một bên các nỗi lo toan, hãy tạm xa lánh các mối bận rộn. Giờ đây hãy vất bỏ những nỗi lo lắng vất vả, hãy để đó những căng thẳng nặng nề. Hãy dành cho Thiên Chúa một khoảng thời gian, và nghỉ ngơi đôi chút trong Người.
Hãy vào phòng bạn ; hãy loại bỏ mọi thứ, ngoại trừ Thiên Chúa và những gì giúp bạn kiếm tìm Người, và sau khi đóng cửa lại, bạn hãy kiếm tìm Người. Bây giờ, hồn tôi hỡi, hãy nói, hãy thưa cùng Chúa : Con tìm kiếm nhan Ngài ; nhan Ngài, lạy Thiên Chúa, con tìm kiếm...
Lạy Chúa, xin đoái nhìn, xin lắng nghe, xin rọi ánh sáng trên chúng con, xin tỏ mình cho chúng con. Xin trở lại với chúng con, để chúng con được hạnh phúc, chẳng vậy thì thật là bất hạnh cho chúng con. Xin thương nhìn đến những nỗi khó nhọc và sức cố gắng của chúng con trong việc đi tìm Chúa, vì nếu không có Chúa, chúng con chẳng làm được gì.
Xin dạy con tìm Chúa và xin Chúa tỏ mình ra cho kẻ đang kiếm tìm, vì con không thể tìm Chúa, nếu Chúa không dạy cho, cũng không gặp được Chúa, nếu Chúa không tỏ mình. Chớ gì con khát khao tìm Chúa và khi gặp rồi, con lại càng khát khao, chớ gì con mến yêu gặp Chúa, và khi gặp rồi, con lại càng mến yêu."
Đọc tiếp »

NGỢI KHEN CHÚA LUÔN BẢO VỆ CON (Tv 34)


Hãy cùng tôi ngợi khen Đức Chúa,
ta đồng thanh tán tụng danh Người. *
5Tôi đã tìm kiếm Chúa và Người đáp lại,
giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng.
6Ai nhìn lên Chúa sẽ vui tươi hớn hở,
không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi. *
7Kẻ nghèo này kêu lên và Chúa đã nhậm lời,
cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn.
8Sứ thần của Chúa đóng trại chung quanh
để giải thoát những ai kính sợ Người. *
9Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy :
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người !
10Kính sợ Chúa đi, đoàn dân thánh hỡi,
vì ai kính sợ Người chẳng thiếu thốn chi. *
11Kẻ giàu sang phải bần cùng đói khổ,
còn ai tìm kiếm Chúa chẳng thiếu của gì.
12Các con ơi, hãy đến mà nghe,
Ta sẽ dạy cho biết đường kính sợ Chúa. *
13Ai là người thiết tha được sống,
ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc chứa chan.
14Phải giữ mồm giữ miệng,
đừng nói lời gian ác điêu ngoa ; *
15hãy làm lành lánh dữ,
tìm kiếm bình an, ăn ở thuận hoà.
17Chúa đối đầu với quân gian ác,
xoá nhoà tên tuổi chúng trên đời, *
16nhưng để mắt nhìn người chính trực
và lắng tai nghe tiếng họ kêu.
18Họ kêu xin và Chúa đã nhậm lời,
giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn. *
19Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ,
cứu những tâm thần thất vọng ê chề.
20Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân,
nhưng Chúa giúp họ luôn thoát khỏi. *
21Xương cốt họ đều được Chúa giữ gìn,
dầu một khúc cũng không giập gẫy.
22Quân gian ác chết vì tội ác,
kẻ ghét người lành chuốc án phạt vào thân. *
23Chúa cứu mạng các người tôi tớ,
ai ẩn thân bên Chúa không bị phạt bao giờ.
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT II- MV-A



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022

THÁNH PHANXICÔ XAVIE, TÔNG ĐỒ Á ĐÔNG VĨ ĐẠI : Chuẩn bị ngắn nhất, đi dài nhất…


Xin trích từ bài viết của cha PX. Đào Trung Hiệu OP, về tấm gương ngời sáng của vị thánh Bổn mạng các xứ truyền giáo, chúng con cần noi theo :
“…Phanxicô Xavie (Francisco de Jaso) sinh ngày 7-4-1506 tại lãnh địa Xavie, miền Navarre, nước Tây Ban Nha. Sau khi hoàn tất chương trình học tại Navarre, năm 19 tuổi cậu rời quê hương đi theo học tại đại học Paris. Năm 1529, cậu đậu tú tài, và năm sau đậu cử nhân.
Tương lai sáng lạn mở ra trước mắt Phanxicô, cậu được chọn để dạy triết tại trường Dormans-Beauvais, và theo học thêm sáu năm thần học. Hãnh diện về gia thế, về trí thông minh xuất chúng và về những thành tích đạt được, Phanxicô Xavie chỉ những mơ tưởng đến danh vọng và tiền bạc … nhưng Thiên Chúa đang chờ đợi điều gì khác nơi Phanxicô, Ngài gọi nhân vật đặc biệt ấy qua chàng sinh viên Ignatiô thành Loyola.
Phanxicô đã hoán cải vào năm 1533, ba năm sau khi gặp Ignatiô. Mười lăm tháng sau, vào ngày 15-8-1534, cùng với Ignatiô và 5 sinh viên khác, chàng thanh niên ấy giã từ cuộc chạy đua “tìm lời lãi cả thế gian” để tận hiến cho việc phụng sự Chúa bằng lời khấn khiết tịnh, khó nghèo và tuyên thệ trung thành phục vụ Nước Chúa Kitô. Tháng 11-1536, cùng với các bạn, Phanxicô đi Venise. Ngày 24-6-1537, Phanxicô nhận tác vụ linh mục. Kể từ đó, Ngài hăng say đi khắp các thành phố Bắc Ý để rao giảng Lời Chúa, và đến các nhà thương để phục vụ các bệnh nhân.
Năm 1540, Dòng Tên được châu phê với số tu sĩ tiên khởi khá khiêm tốn : 9 vị. Nhưng với lời khấn tuân phục Đức thánh cha, các vị đã thừa lệnh Đức Phaolô III đến phục vụ tại nhiều miền trong Giáo Hội. Riêng Phanxicô Xavie thì ở lại làm thư ký cho cha Ignatiô tại Roma…
Đến giờ chót, cha Bobadilla không thể lên đường vì lý do sức khỏe. Cha Ignatiô chọn Phanxicô để thay thế. “Con sẵn sàng !”. Chỉ cần một tối để chuẩn bị, sáng hôm sau Phanxicô đã rời Roma đi Bồ đào nha, chờ tàu đến Ấn độ. Phanxicô thức đêm khâu vá quần áo. Hành trang của ngài là Thánh giá, sách nguyện và một cuốn sách thiêng liêng. Lúc này là tháng 3-1540.
Phanxicô lên tàu tại Lisbonne vào ngày 7-5-1541. Tuy giữ chức vụ đặc sứ của Nhà Vua và sứ thần Tòa Thánh, Phanxicô muốn xuất hiện như một linh mục nghèo của Chúa Kitô. Bề ngoài, ngài ăn mặc tầm thường. Bề trong, ngài đến đâu cũng muốn lệ thuộc những đại diện của Đức Giáo Hoàng và của nhà vua, ngài đến xin ý kiến của các Giám mục và thống đốc địa phương…
10 năm sống và hoạt động đầy căng thẳng của Phanxicô, được phân chia ra làm ba giai đoạn truyền giáo chính xen vào đó là những chuyến dừng chân đó đây để lo công việc tổ chức. Mỗi giai đoạn đó kéo dài khoảng hai năm :
– Trên bờ biển Ấn độ (gọi là “de la Pêcherie từ 1542-44)
– Tại quần đảo Moluccas (1545-47)
– Tại Nhật bản (1549-51).
Bốn tháng sau Phanxicô lên đường sang Trung Quốc, ngài dừng chân tại đảo Tam Châu. Tại đây, suốt ba ngày ngài chờ một người Hoa dẫn ngài vào Lục Địa, không hiểu vì sao người đó không đến. Ngày thứ hai 21-11-1552, ngài ngã bệnh. Mọi người thấy ngài luôn luôn kêu danh Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần và lời nguyện : “Lạy Chúa Giêsu, Con Vua Đa Vít, xin thương xót con.” Sáng ngày 28-11, Ngài á khẩu và mê đi, rồi lại tỉnh lại. Ngài đã tắt thở vào lúc trước rạng đông sáng thứ bảy 3-12-1552, trong một chòi tranh. Lúc này, Ngài mới chỉ 46 tuổi.
Ta có thể tổng kết các chuyến đi của Phanxicô như sau : từ Lisbonne đến Goa, gần 20.000 km, đi trong vòng 13 tháng; trừ đi 6 tháng trú đông tại Mozambique, ta có 7 tháng đi trên biển, với mức trung bình 85 cây số một ngày. Chuyến đi đến đảo Moluccas dài 15.000 km cần 9 tháng rưỡi đi tàu (53 km một ngày). Đi sang Nhật Bản đường dài 20.000 km, phải mất 10 tháng trên biển (68 km một ngày). Cuối cùng, chuyến đi đến đảo Tam Châu đường dài khoảng 7.000 km, phải mất 2 tháng rưỡi (khoảng 90 km một ngày). Cộng vào 62.000 cây số này, là khoảng 15.000 cây số đi dọc theo bờ biển Ấn độ trong thời gian 13 tháng. Như thế, trên tổng số 11 năm 8 tháng kể từ khi thánh Phanxicô rời Lisbonne cho đến khi ngài qua đời, ngài đã đi tàu trong vòng 3 năm 7 tháng, với tổng số đường dài 80.000 km, tức trung bình một ngày đi được 60 cây số. Vậy cứ ba ngày thì Xavie sống trên biển một ngày…”
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

HÃY TỈNH THỨC (ĐTC Phanxicô, 29/11/2020)


“Hãy tỉnh thức!” Chúa lặp lại những lời này bốn lần trong năm câu (Mc 13, 33-35.37). Điều quan trọng là phải luôn tỉnh thức, bởi vì một sai lầm tai hại vô cùng trong cuộc đời là đắm chìm vào hàng nghìn thứ và không để ý đến Chúa. Thánh Augustinô nói: “Tôi sợ rằng Chúa Giêsu sẽ đi ngang qua tôi mà tôi không chú ý”. Bị trói buộc trong những mối quan tâm hàng ngày của chính chúng ta (chúng ta biết quá rõ điều này!), Và bị phân tâm bởi quá nhiều thứ viển vông, chúng
ta

có nguy cơ mất đi những gì là thiết yếu. Đó là lý do tại sao hôm nay Chúa lặp lại: “Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!” (Mc 13, 37). Hãy tỉnh thức, hãy chú ý.
Tuy nhiên, thái độ phải tỉnh thức cho thấy rằng bây giờ đã là đêm. Chúng ta không sống trong ánh sáng ban ngày, nhưng đang chờ đợi bình minh, giữa chập chùng bóng tối và mệt mỏi. Ánh sáng của ngày sẽ đến khi chúng ta ở với Chúa. Chúng ta đừng ngã lòng: ánh sáng ban ngày sẽ đến, bóng đêm sẽ bị xua tan, và Chúa, Đấng đã chết vì chúng ta trên thập tự giá, sẽ xuất hiện để làm quan xét xử chúng ta. Tỉnh thức trông chờ Chúa đến có nghĩa là không để chúng ta bị sự nản lòng khuất phục. Đó là sống trong hy vọng. Cũng như trước khi chúng ta chào đời, những người thân yêu của chúng ta đã chờ đợi chúng ta đến với thế giới, cũng thế Tình yêu nhập thể đang chờ đợi chúng ta. Nếu chúng ta được chờ đợi trên Thiên đàng, thì tại sao chúng ta lại phải vướng bận với những mối bận tâm của trần thế? Tại sao chúng ta phải lo lắng về tiền bạc, danh vọng, thành công, tất cả những thứ ấy đều sẽ qua đi? Tại sao chúng ta phải lãng phí thời gian để phàn nàn về đêm đen, khi ánh sáng ban ngày đang chờ đợi chúng ta? Tại sao chúng ta phải tìm kiếm “những người đỡ đầu” để giúp chúng ta thăng tiến trong sự nghiệp? Tất cả những điều này sẽ qua đi. Hãy tỉnh thức, Chúa nói với chúng ta như thế.
Giữ cho mình tỉnh thức không phải là điều dễ dàng; nó thực sự là khá khó khăn. Ban đêm ngủ vùi là chuyện đương nhiên. Ngay cả các môn đệ của Chúa Giêsu cũng không thức nổi khi Người bảo họ hãy tỉnh thức “dù là chiều tối, lúc nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng” (x. câu 35). Đó là những lúc họ không tỉnh táo: buổi tối, trong bữa Tiệc Ly, họ phản bội Chúa Giêsu; vào nửa đêm, họ ngủ gật; lúc gà gáy, họ chối bỏ Người; vào buổi sáng, họ để Người bị kết án tử hình. Họ đã không tỉnh thức. Họ ngủ thiếp đi. Nhưng chính cơn buồn ngủ đó cũng có thể chế ngự chúng ta. Có một kiểu ngủ vùi nguy hiểm: đó là ngủ say trong những điều tầm thường. Nó xảy ra khi chúng ta quên đi mối tình đầu của mình và trở nên hài lòng với sự thờ ơ, chỉ quan tâm đến một hiện sinh không rắc rối. Nếu không cố gắng yêu mến Thiên Chúa hàng ngày và chờ đợi sự mới mẻ mà Ngài không ngừng mang lại, theo thời gian, chúng ta trở nên tầm thường, và hờ hững. Và điều này từ từ ăn mòn đức tin của chúng ta, vì đức tin trái ngược hẳn với những điều tầm thường: đức tin là lòng khao khát nhiệt thành đối với Chúa, đi kèm với nỗ lực hoán cải táo bạo, can đảm yêu thương, tiến bộ không ngừng. Niềm tin không phải là nước dập tắt ngọn lửa, nó là ngọn lửa bùng cháy; Nó không phải là liều thuốc an thần cho những người đang bị căng thẳng, nó là một câu chuyện tình yêu dành cho những người đang yêu! Đó là lý do tại sao trên hết mọi sự, Chúa Giêsu rất ghét sự thờ ơ (Kh 3, 16). Thiên Chúa rõ ràng chán ghét sự hững hờ.
Làm thế nào chúng ta có thể vực dậy bản thân để khỏi say ngủ trong những điều tầm thường? Thưa: với sự tỉnh thức của lời cầu nguyện. Khi cầu nguyện, chúng ta thắp một ngọn nến trong bóng tối. Lời cầu nguyện đánh thức chúng ta khỏi sự tẻ nhạt của một hiện sinh thuần túy theo chiều ngang và giúp chúng ta nâng tầm nhìn lên những điều cao cả hơn; và làm cho chúng ta hòa hợp với Chúa. Cầu nguyện cho phép Chúa gần gũi chúng ta; cầu nguyện giải phóng chúng ta khỏi sự cô độc và mang đến cho chúng ta hy vọng. Cầu nguyện là điều thiết yếu cho cuộc sống: cũng như chúng ta không thể sống mà không thở, cũng thế chúng ta không thể là Kitô hữu mà không cầu nguyện. Chúng ta cần biết bao những Kitô hữu, những người luôn canh giữ cho những kẻ ngủ mê, những người thờ phượng cầu thay nguyện giúp ngày đêm, mang đến trước mặt Chúa Giêsu, ánh sáng của thế giới, và bóng tối của lịch sử. Chúng ta cần những người thờ phượng biết bao. Chúng ta đã đánh mất một điều gì đó liên quan đến cảm thức thờ phượng của chúng ta, đến việc đứng yên trong thinh lặng tôn thờ trước mặt Chúa. Chúng ta đã quen với những điều tầm thường, với sự hờ hững...” (ĐTC Phanxicô, 29/11/2020)
Đọc tiếp »

Trích bài giảng của thánh Bê-na-đô, viện phụ :

"Chúng ta biết có ba lần Chúa đến. Lần thứ ba ở giữa hai lần kia. Hai lần kia thật là rõ ràng, còn lần thứ ba ở giữa thì không. Lần đầu, Người xuất hiện trên mặt đất và ở với người phàm, như chính Người quả quyết, họ đã thấy và ghét Người. Còn lần cuối, mọi xác phàm sẽ nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta và chúng sẽ nhìn xem Đấng chúng đã đâm thâu. Lần giữa thì ẩn khuất, chỉ có những ai được tuyển chọn mới thấy Người trong lòng mình, và linh hồn những người ấy được cứu độ. Vậy lần đầu, Người đến mang xác phàm và phận mỏng manh ; lần giữa, Người đến với thần khí và sức mạnh ; còn lần cuối, Người đến trong vinh quang và oai hùng.
Chính lần giữa là đường đưa từ lần đầu tới lần cuối : lần đầu, Đức Ki-tô cứu chuộc chúng ta, lần cuối Người sẽ làm cho chúng ta được sống, và lần giữa này, Người cho chúng ta được nghỉ ngơi và an ủi.
Nhưng, để đừng ai tưởng rằng những điều chúng tôi nói về lần giữa là chuyện bày đặt, xin các bạn hãy nghe chính Người nói : Nếu ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở với người ấy..."
Đọc tiếp »

TỈNH THỨC : ĐỪNG NGỦ VÙI TRONG THỜ Ơ (ĐTC Phanxicô, 29/11/2020)


“... Cũng có một loại say ngủ nội tâm khác: đó là ngủ vùi trong sự thờ ơ. Những người thờ ơ xem mọi thứ đều giống nhau, như thể trong đêm đen; họ không quan tâm đến những người xung quanh họ. Khi mọi thứ xoay quanh chúng ta và quanh các nhu cầu của chúng ta, chúng ta thờ ơ với nhu cầu của người khác, màn đêm dần buông xuống trong tâm hồn chúng ta. Trái tim của

chúng ta trở nên tối tăm. Chúng ta ngay lập tức bắt đầu phàn nàn về mọi thứ và
mọi người; chúng ta bắt đầu cảm thấy mình là nạn nhân của mọi người và trở nên cay đắng với mọi thứ. Đó là một vòng luẩn quẩn. Ngày nay, màn đêm đó dường như đã chụp xuống trên quá nhiều người, những người chỉ đòi hỏi những thứ cho bản thân và đui mù trước nhu cầu của người khác.
Làm thế nào để chúng ta vực dậy bản thân khỏi giấc ngủ của sự thờ ơ? Thưa: với sự tỉnh thức của lòng bác ái. Để đánh thức chúng ta khỏi ngủ say trong những điều tầm thường và sự lạnh nhạt đó, cần có sự tỉnh thức của lời cầu nguyện. Để đánh thức chúng ta khỏi ngủ say trong sự thờ ơ, cần có sự tỉnh thức của lòng bác ái. Bác ái là nhịp tim đập của Kitô hữu: cũng như người ta không thể sống mà không có nhịp tim đập, thì người ta cũng không thể là Kitô hữu mà không có lòng bác ái. Một số người dường như nghĩ rằng lòng nhân ái, giúp đỡ và phục vụ người khác là dành cho những người thất bại trên đường đời. Tuy nhiên, đây là những điều duy nhất mang lại chiến thắng cho chúng ta, vì chúng ta đã biết hướng tới tương lai, hướng đến ngày của Chúa, tất cả những điều khác sẽ qua đi và chỉ có tình yêu mới tồn tại muôn đời. Chính nhờ những việc làm của lòng thương xót mà chúng ta đến gần Chúa. Đây là những gì chúng ta kêu cầu trong lời nguyện mở đầu thánh lễ hôm nay: “xin cho đoàn tín hữu chúng con hằng quyết tâm làm việc thiện, để đón chào Con Chúa đang ngự đến”. Đó là quyết tâm chạy ra để gặp Chúa Kitô bằng những việc lành phúc đức. Chúa Giêsu đang đến, và con đường để gặp Người được đánh dấu rõ ràng: đó là thông qua các công việc bác ái.
Anh chị em thân mến, cầu nguyện và yêu thương: đó là ý nghĩa của sự tỉnh thức. Khi Giáo Hội thờ phượng Chúa và phục vụ người lân cận của chúng ta, thì Giáo Hội không sống trong đêm đen. Bất kể yếu đuối và mệt mỏi, Giáo Hội đang hành trình về phía Chúa. Giờ đây chúng ta hãy cầu khẩn Người. Lạy Chúa, xin hãy đến! chúng con cần Chúa! Xin Chúa đến bên chúng con. Chúa là ánh sáng. Xin đánh thức chúng con khỏi ngủ vùi trong những điều tầm thường; xin đánh thức chúng con khỏi bóng tối của sự thờ ơ. Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến, xin hãy biến tâm hồn xao lãng của chúng con thành những trái tim tỉnh thức. Xin khơi dậy trong chúng con khát vọng cầu nguyện và nhu cầu yêu thương.” (ĐTC Phanxicô, 29/11/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

CỬ HÀNH ĐÚNG LUẬT CHỮ ĐỎ ĐỂ DIỄN TẢ Ý NGHĨA PHỤNG VỤ (Tông thư DESIDERIO DESIDERAVI của ĐTC Phanxicô, 29/06/2022)


“…Ý
nghĩa thần học của Phụng vụ
16. Chúng ta mang ơn Công đồng - và phong trào phụng vụ trước đó - trong việc tái khám phá ý nghĩa thần học và tầm quan trọng của Phụng vụ trong đời sống Hội Thánh. Các nguyên tắc chung được đặt ra trong Sacrosanctum Concilium đã là nền tảng cho việc cải cách phụng vụ, các nguyên tắc ấy cũng vẫn là nền tảng cho việc thăng tiến các cử hành Phụng vụ là “nguồn chính yếu và không thể thiếu để người tín hữu có thể kín múc tinh thần Kitô giáo đích thực” (Sacrosanctum Concilium 14), cách trọn vẹn, có ý thức, tích cực và hiệu quả (x. Sacrosanctum Concilium 11.14).
Với lá thư này, tôi chỉ muốn mời gọi toàn thể Hội Thánh khám phá lại, bảo toàn và sống những ý nghĩa xác thực cũng như sức mạnh của các cử hành phụng vụ Kitô giáo. Tôi muốn vẻ đẹp và những hiệu năng cần thiết của việc cử hành Kitô giáo trong đời sống của Hội Thánh không bị biến dạng bởi một sự hiểu biết hời hợt và giản lược về giá trị, hoặc thậm chí tệ hơn, bởi việc biến Phụng vụ thành công cụ phục vụ một quan điểm ý thức hệ, dù quan điểm ấy có như thế nào đi nữa. Lời nguyện tư tế của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly “để tất cả nên một” (Ga 17,21), đang phán xét những chia rẽ của chúng ta chung quanh tấm Bánh được bẻ ra, bí tích của lòng đạo đức, bí tích của sự hợp nhất, mối liên kết của tình bác ái…
22. Việc liên tục tái khám phá vẻ đẹp của Phụng vụ không phải là việc phô diễn nghi lễ bằng cách cẩn thận tuân thủ các nghi thức bên ngoài hoặc tỉ mỉ giữ đúng luật chữ đỏ. Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là tôi tán thành thái độ ngược lại, thái độ nhầm lẫn giữa nét đơn giản với sự tầm thường bất cẩn, giữa điều thiết yếu với sự hời hợt thiếu hiểu biết, hoặc giữa tính cụ thể của nghi lễ với quan điểm duy chức năng quá mức trong thực hành.
23. Chúng ta hãy nói rõ luôn: phải quan tâm đến tất cả các khía cạnh của việc cử hành (không gian, thời gian, cử chỉ, lời nói, đồ vật, lễ phục, ca hát, âm nhạc, v.v.) và phải tôn trọng từng điểm trong luật chữ đỏ: một thái độ chú ý như thế sẽ đủ để không cướp mất quyền của cộng đoàn được cử hành mầu nhiệm Vượt Qua theo nghi thức do Hội Thánh thiết lập. Nhưng ngay cả khi nghi lễ được cử hành cách tốt đẹp và đúng quy định, thì điều đó vẫn chưa đủ để chúng ta thông phần cách trọn vẹn…”
Đọc tiếp »

CHÚA GẦN GŨI CHÚNG TA (ĐTC Phanxicô, 29/11/2020)


“Các bài đọc hôm nay gợi lên hai cụm từ then chốt cho Mùa Vọng: đó là sự gần gũi và
sự tỉnh thức.
Sự gần gũi với Thiên Chúa và sự tỉnh thức của chúng ta: trong khi tiên tri Isaia nói rằng Thiên Chúa gần gũi chúng ta, thì Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng khuyên chúng ta phải tỉnh thức trong khi chờ đợi Người.
Sự gần gũi. Tiên tri Isaia bắt đầu bằng cách kêu lên cùng Thiên Chúa: “Lạy Chúa, Chúa là Cha chúng con” (Is 63, 16). Và vị Tiên tri tiếp rằng: “từ xưa đến nay chưa từng có ai nghe thấy; không mắt nào nhìn thấy một chúa nào khác ngoài Chúa đã dành những hồng ân cho những ai trông đợi Chúa” (Is 64, 3). Những lời trong sách Đệ Nhị Luật cũng nhắc chúng ta nhớ rằng “có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người?” (Đnl 4,7). Mùa vọng là thời gian để nhớ đến sự gần gũi của Thiên Chúa, Đấng đã ngự xuống với chúng ta. Nhưng Tiên tri Isaia còn đi xa hơn nữa và kêu cầu Thiên Chúa ngự đến một lần nữa: “Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống!” (Is 63, 19). Chúng ta cũng đã kêu cầu điều đó trong Thánh Vịnh: “Lạy Chúa Tể càn khôn, xin trở lại, tự cõi trời, xin ngó xuống mà xem, xin Ngài thăm nom vườn nho cũ” (x. Tv 79,15.3). “Lạy Chúa, xin hãy đến và cứu con” thường là phần mở đầu của lời cầu nguyện của chúng ta: bước đầu tiên của đức tin là nói với Chúa rằng chúng ta cần Ngài, cần sự gần gũi của Ngài.
Đây cũng là thông điệp đầu tiên của Mùa Vọng và của năm phụng vụ, đó là chúng ta hãy nhận ra Thiên Chúa là Đấng đang gần gũi; và thân thưa với Người rằng: “Lạy Chúa, xin hãy đến!” Người muốn đến gần ta, nhưng Người chỉ đề xuất, mà không áp đặt; hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta đừng mệt mỏi thưa lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin hãy đến!” Đó là lời cầu nguyện của Mùa Vọng: “Lạy Chúa, xin hãy đến!” Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu đã đến giữa chúng ta và sẽ trở lại vào thời viên mãn. Nhưng, chúng ta tự hỏi mình, hai lần ngự đến này để làm gì nếu nó không đi vào cuộc sống của chúng ta ngày nay? Vì thế, chúng ta hãy mời Người. Chúng ta hãy tự biến mình thành lời kêu gọi truyền thống của Mùa Vọng: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!” (Kh 22, 20). Với lời kêu gọi này, Sách Khải huyền kết thúc: “Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến.” Chúng ta có thể lặp lại lời cầu nguyện đó vào đầu mỗi ngày và lặp lại thường xuyên, trước khi nhóm họp, học tập và làm việc, trước khi đưa ra các quyết định, trong mọi thời điểm quan trọng hoặc khó khăn hơn trong cuộc đời: Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến! Đó là một lời cầu nguyện nhỏ, nhưng là một lời cầu nguyện xuất phát từ trái tim. Chúng ta hãy lặp lại điều đó trong Mùa Vọng này. Chúng ta hãy lặp lại điều đó: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!” (ĐTC Phanxicô, 29/11/2020)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.