Ads 468x60px

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022

NHỚ GIỖ ĐỨC CHA, NHƯNG HÀNH HƯƠNG GIA TRƯỞNG PHẢI DỪNG… (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


Nhịp sống đạo tháng 3:
1- Ngày 01 tháng 3 là ngày giỗ mãn tang của Đức Cha Giuse kính yêu. Với lòng biêt ơn, chúng ta lắng động tâm hồn, cầu nguyện cho ngài hạnh phúc muôn đời trong tình yêu Chúa dành cho những tôi tớ trung thành phụng sự Chúa.
2- Tháng 3 vừa có ngày 13 hành hương Năm Thánh của Gia trưởng, vừa có ngày 19 Bổn mạng của chúng ta. Cả tháng cũng là tháng Bổn mạng, vì là tháng kính Thánh Cả Giuse. Xin thông tin cho anh em chương trình hành hương Năm Thánh:
• Ngày 12:
-15g20 : họp mặt tại nhà hầm quảng trường C-Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao-trao đổi mục vụ đồng hành với các gia đình khó khăn
-16g30: Đức Cha Giám Quản huấn từ -Ban đại diện mới của Gia trưởng giáo phận tuyên hứa
-19g00-19g30 : Kiệu Đức Mẹ
-19g30-19g50 : Giáo lý Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao
-19g50-20g30: Chầu Thánh Thể
• Ngày 13: 06g30 khấn; 07g00-Thánh Lễ
Vừa là dịp Đại Hội mừng Bổn mạng, vừa hành hương Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao theo chương trình mục vụ của giáo phận, “Giáo dân phải luôn phát huy ý thức về giáo phận”, nên anh em hãy tích cực tham dự cuộc ngội ngộ đặc biệt này.
3- Ngoài việc hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh, anh em và mọi người siêng năng hành hương vì:
-Hành hương là “hành động đến dâng hương”: dâng hương là hành vi phụng thờ. Dù ở Tàpao không có dâng hương nơi linh đài, (sợ nhiều khói ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy rừng?!) những chúng ta đến đó để thờ phượng Chúa qua việc lãnh nhận bí tích giao hoà, tham dự Thánh Lễ chầu Thánh Thể, lần hạt Mân Côi… “Ước chi lời con nguyện như hương trầm bay tỏa trước tôn nhan.”
-Hành hương là “hành trình về quê hương”: Chúng ta đang lữ hành dưới thế nhưng “quê hương chúng ta ở trên trời” (Pl 3, 20). Mỗi lần hành hương là rời khỏi nơi sống thường ngày, rời quê hương tại thế để tập dược “lên núi Chúa” (x. Xh 19-20), lên núi để gặp Chúa qua Đức Mẹ, gặp Chúa gặp Mẹ nơi quê hương đích thực, dừng lại những bận tâm trần thế, để “tìm kiếm những sự trên trời”... Đó là hành trình tập sự về quê hương vĩnh cửu.
-Hành hương là “hành xác để toả hương nhân đức”: Đi hành hương luôn trải qua đường xa, ít ngủ, ăn ít, đi nhiều, leo núi, dang nắng hay dầm mưa… ít nhiều tùy nơi đi nơi đến, tất cả đòi hỏi hy sinh về thể xác. Đây là tinh thần khổ chế tự nhiên và tự nguyện để toả hương thơm các nhân đức: Tin-Cậy-Mến; tình liên đới, hiệp thông huynh đệ, lòng bác ái hy sinh…
Đó là ý nghĩa theo từ ngữ. “Hướng dẫn lòng đạo đức bình dân” của Toà Thánh cho chúng ta ý nghĩa thâm sâu của việc hành hương:
-“Hành hương có nền tảng Kinh Thánh từ thời Abraham, Isaac và Giacop đến Sikhem (x. St 12, 6-7 ; 33, 18-20) đến Bêthel (x. St 28, 10-20 ; 35, 1-15) và Mambrê (x. St 13, 18 ; 18, 1-15) nơi Chúa đã tỏ mình ra cho các ngài và hứa ban cho các ngài miền “đất hứa”… Chúa Giêsu đều đặn đi hành hương Giêruselem (x Ga 11, 55-56) theo qui định đàn ông con trai Israel, phải đến trình diện trước tôn nhan Chúa mỗi năm ba lần “(x. Xh 23, 17) (số 280)
-“Người hành hương hiệp thông trong lòng tin và đức ái không chỉ với những người cùng đi với mình mà còn với chính Chúa nữa… Khách hành hương cũng hiệp thông với cộng đoàn địa phương của mình, và qua cộng đoàn ấy với toàn thể Hội Thánh, tức là Giáo Hội ở trên trời và Giáo Hội còn đang lữ hành ở trần gian. Người ấy còn hiệp thông với các tín hữu trong suốt bao thế kỷ, đã cầu nguyện cùng một nơi ấy. Khách hành hương hiệp thông với thiên nhiên bao quanh linh địa mà họ ngưỡng mộ và thúc đẩy họ tôn trọng thiên nhiên. Cuối cùng, khách hành hương hiệp thông với toàn thể nhân loại mà những khổ đau và hy vọng được biểu hiện bằng nhiều cách nơi ấy qua các dấu chỉ của tài năng và nghệ thuật.” (số 286)
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

GIÁO XỨ-CỘNG ĐOÀN PHỤNG VỤ (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

1-Tháng 3 là tháng kính thánh Giuse, Bổn mạng Hội Thánh, Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam, Bổn mạng Đức Giám Mục giáo phận và các Gia Trưởng. Vị thánh âm thầm, không để lại một lời nào trong Tin Mừng, nhưng có địa vị đặc biệt mà gần đây ta thấy tên ngài được xướng lên hằng ngày trong thánh lễ : “Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Trinh Nữ”… Cử hành phụng vụ cách sốt sắng, chúng ta cầu nguyện cho Hội Thánh, cho Giáo Hội Việt Nam, và trong tình con thảo, mừng lễ và cầu nguyện cho Đức cha Giuse trong suốt tháng này, và cao điểm là chính ngày Lễ 19.03. Nhờ lời bầu cử của thánh Quan Thày, xin cho ngài được tràn đầy ơn Chúa chăm sóc đoàn chiên Phan Thiết.
2-Hiệp với tất cả các Gia Trưởng mừng lễ ở xứ hay hành hương Đức Mẹ Tàpao, nguyện xin thánh Cả Giuse, luôn là mẫu gương sáng ngời cho các vị gia trưởng, vừa chuyên chăm lao động nuôi dưỡng gia đình, vừa khôn ngoan bảo vệ gia đình nhờ âm thầm thực thi ý Chúa trong cuộc sống đầy thách đố như thánh Giuse đã chăm sóc gia đình thánh.
3-Thư mục vụ (TMV) đầu năm như định hướng cho toàn giáo phận sống năm “Tân Phúc âm hóa đời sống giáo xứ”, Đức cha Giuse đã định ra mô hình giáo xứ trước tiên là cộng đoàn phụng vụ. Ngài viết: “Nếu đời sống Giáo Hội được ghi dấu bởi việc cử hành phụng vụ vốn là “chóp đỉnh và trung tâm”, thì đời sống giáo xứ xét như là đơn vị nhỏ nhất của Giáo Hội tại địa phương, cũng được sinh động hóa bởi chính việc cử hành phụng vụ.” Cùng với lời giáo huấn của vị chủ chăn giáo phận, Nhịp sống đạo tháng 3 trích dẫn những lời dạy của Tòa Thánh, để chúng ta thấy rõ tầm quan trọng, đặc tính cao quí, thái độ cần có khi cử hành phụng vụ trong đời sống Giáo Hội thể hiện nơi giáo xứ mình:
4-Đặc tính cao cả của phụng vụ: “Là hành động tuyệt đối thánh thiêng, Phụng vụ là chóp đỉnh mà mọi hoạt động của Hội thánh đều hướng tới, đồng thời là nguồn mạch phát sinh mọi năng lực của đời sống Hội thánh. Qua Phụng vụ, Đức Kitô tiếp tục công trình cứu chuộc chúng ta trong Hội thánh, với Hội thánh và nhờ Hội thánh của Người.” (Toát Yếu Giáo Lý -TYGL. Câu 219)
5-Phụng vụ là công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi:
-“Trong Phụng vụ, Chúa Cha đổ tràn các phúc lành của Ngài cho chúng ta trong Người Con nhập thể, đã chết và đã sống lại vì chúng ta, và Ngài tuôn đổ Chúa Thánh Thần vào lòng chúng ta. Đồng thời Hội thánh chúc tụng Chúa Cha qua việc tôn thờ, ca tụng, tạ ơn, và cầu xin Ngài ban hồng ân là Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” (TYGL.221)
- “Trong Phụng vụ Hội thánh, Đức Kitô biểu lộ và hoàn thành mầu nhiệm Vượt qua của Người. Khi trao ban Thánh Thần cho các Tông đồ, Người trao ban cho họ và những người kế nhiệm họ quyền thực hiện công trình cứu độ qua hy tế Thánh Thể và qua các Bí tích, nơi chính Người hoạt động để trao ban ân sủng của Người cho các tín hữu trong mọi thời và trên toàn thế giới. (TYGL.222)
- Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần hoạt động cách chặt chẽ nhất với Hội thánh. Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho Hội thánh gặp gỡ Chúa của mình. Ngài nhắc nhớ và làm tỏ hiện Đức Kitô cho đức tin của cộng đoàn. Ngài làm cho hiện diện và hiện tại hóa mầu nhiệm của Đức Kitô; Ngài kết hợp Hội thánh vào đời sống và sứ vụ của Đức Kitô, làm cho hồng ân hiệp thông được sinh hoa kết quả nơi Hội thánh.(TYGL.223)
6- Nhiệm vụ của mục tử đối với phụng vụ: “Các mục tử không phải chỉ chủ tâm tuân giữ các lề luật trong các hoạt động phụng vụ để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn phải làm cho các tín hữu tham dự Phụng Vụ một cách ý thức, linh động và hữu hiệu.” (Hiến chế Phụng Vụ (PV), số 11)
-“Cha Sở cố gắng để Bí Tích Thánh Thể trở nên trung tâm của cộng đoàn giáo xứ; làm sao cho mọi tín hữu được nuôi sống nhờ việc cử hành sốt sắng các bí tích, cách riêng là thường xuyên lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Thống Hối; ngoài ra, hãy cố gắng hướng dẫn các tín hữu biết cầu nguyện, kể cả việc cầu nguyện trong các gia đình, và biết tham dự cách có ý thức và tích cực vào việc phụng vụ, mà chính Cha Sở phải là người lo điều hành trong giáo xứ mình, dưới quyền của Giám Mục giáo phận, và phải canh chừng đừng để xẩy ra những lạm dụng.” (Giáo luật điều 528: #2)
7-Thái độ cần có để tham dự phụng vụ: “Nhưng muốn thâu đạt được hiệu năng toàn vẹn ấy, tín hữu cần đến tham dự Phụng Vụ Thánh với tâm hồn chuẩn bị sẵn sàng, ngay thẳng, hòa hợp tâm trí mình với ngôn ngữ, và cộng tác với ân sủng trên trời, để đừng nhận lãnh ân sủng đó một cách vô ích.” (PV.11)
-“Giáo Hội hằng bận tâm lo cho các Kitô hữu tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy, không như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng là những người thấu đáo mầu nhiệm đó nhờ các nghi lễ và kinh nguyện: họ tham dự hoạt động thánh một cách ý thức, thành kính và linh động: họ được đào tạo bởi lời Chúa; được bổ sức nơi bàn tiệc Mình Chúa; họ tạ ơn Chúa; và trong khi dâng lễ vật tinh tuyền, không chỉ nhờ tay linh mục mà còn liên kết với ngài, họ tập dâng chính mình; và ngày qua ngày, nhờ Chúa Kitô Trung Gian, họ được tiêu hao trong tình kết liên với Thiên Chúa và với nhau, để cuối cùng Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người.” (PV.48)
8-Đức Cha tóm kết hai nhiệm vụ trên : “Linh mục quản xứ bảo đảm cho sinh hoạt phụng vụ được cử hành đầy đủ, không chỉ nghiêm túc theo chữ đỏ mà còn sốt sắng theo lòng tin trong Giáo Hội; còn giáo dân làm thành cộng đoàn phụng vụ cũng cần tham dự cách chủ động, không như khán giả xem buổi trình diễn mà như những tham dự viên cùng hiệp thông dâng lễ.
Thật đáng khích lệ trong giáo phận, thánh lễ và các bí tích, cách riêng bí tích Thánh Thể vẫn được cử hành đầy đủ, đều đặn và đúng đắn, điều cần thêm là phả vào trong những cử hành ấy một một sức sống mới, để có thể trở thành ánh sáng xua tan mọi ngõ ngách u tối của tội lỗi. Kinh nghiệm mục vụ cho thấy tại những giáo xứ mà phụng vụ Thánh Thể được cử hành nghiêm túc và sốt sắng, các tệ nạn ở đấy cũng giảm thiểu cách đáng kể hoặc biến mất dần.” (TMV)
9-Quí chuộng phụng vụ đại triều hiệp thông với Đức Giám Mục: “Mọi người phải hết sức mến chuộng đời sống phụng vụ của giáo phận chung quanh Giám Mục, nhất là tại nhà thờ chánh tòa: họ phải xác tín rằng Giáo Hội được đặc biệt biểu lộ khi toàn thể dân thánh Chúa tham dự trọn vẹn và linh động vào những cử hành Phụng Vụ, đặc biệt trong cùng một Lễ Tạ Ơn, cùng một lời nguyện cầu, nơi một bàn thờ duy nhất, ở đó Giám Mục chủ tọa giữa Linh mục đoàn và các thừa tác viên bao quanh Ngài… phải cổ võ đời sống phụng vụ của giáo xứ và mối liên hệ giữa đời sống ấy với Giám Mục trong tâm trí cũng như trong hành vi của các tín hữu và của hàng giáo sĩ; còn phải ra sức làm triển nở ý thức cộng đoàn giáo xứ, nhất là trong việc cử hành Thánh Lễ cộng đồng ngày Chúa Nhật.” (PV.41-42)…
Mũi Né, 11.02.2015
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

LÊN NÚI và XUỐNG NÚI (ĐTC Phanxicô, 28/02/2021)


“Đôi khi chúng ta phải trải qua những khoảnh khắc tăm tối trong cuộc sống cá nhân, gia đình hay xã hội và sợ hãi rằng không có lối thoát. Chúng ta cảm thấy sợ hãi trước những bí ẩn lớn như bệnh tật, nỗi đau vô cớ hay mầu nhiệm của cái chết. Trên hành trình đức tin, chúng ta thường vấp ngã khi đối diện với tai tiếng của thập giá và những đòi hỏi của Tin Mừng, là những điều kêu

gọi chúng ta dành cuộc đời mình để phục vụ và sẵn sàng đánh mất mạng sống mình vì tình yêu, hơn là giữ gìn và bảo vệ nó. Vì thế, chúng ta cần một cái nhìn khác, hướng đến một ánh sáng soi rọi sâu sắc mầu nhiệm của cuộc sống và giúp chúng ta vượt ra ngoài khuôn mẫu của mình, cũng như vượt ra ngoài những tiêu chí của thế giới này. Chúng ta cũng được mời gọi leo lên núi, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đấng Phục Sinh, Đấng đã thắp lên những tia sáng lấp lánh trong mọi mảnh vỡ của cuộc đời chúng ta và giúp chúng ta giải thích lịch sử bắt đầu bằng chiến thắng vượt qua của Người.
Tuy nhiên, chúng ta hãy cẩn thận: cảm giác của Phêrô rằng “thật tốt khi chúng ta ở đây” không được trở thành sự lười biếng tâm linh. Chúng ta không thể ở trên núi và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ này một mình. Chính Chúa Giêsu đưa chúng ta trở lại thung lũng, giữa anh chị em của chúng ta và vào cuộc sống hàng ngày. Chúng ta phải đề phòng sự lười biếng tâm linh: chúng ta hài lòng, với những lời cầu nguyện và phụng vụ của chúng ta, và điều này là đủ đối với chúng ta. Không! Lên núi không có nghĩa là quên đi thực tại; cầu nguyện không bao giờ có nghĩa là trốn tránh những khó khăn của cuộc sống; ánh sáng của đức tin không phải để mang lại những cảm giác tâm linh đẹp đẽ. Không, đây không phải là thông điệp của Chúa Giêsu. Chúng ta được mời gọi trải nghiệm cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô để được ánh sáng của Người soi sáng, để chúng ta có thể mang ánh sáng ấy đi và làm cho nó tỏa sáng khắp mọi nơi. Thắp ngọn đèn nhỏ trong lòng người; trở thành những ngọn đèn nhỏ của Tin Mừng mang theo một chút tình yêu và hy vọng: đây là sứ mệnh của một Kitô hữu.” (ĐTC Phanxicô, 28/02/2021)
Đọc tiếp »

LỜI NÓI TA THẾ NÀO ? ĐTC Phanxicô, 27/02/2022)




“Sau cách nhìn của chúng ta, hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta suy ngẫm về ngôn từ của mình. Chúa giải thích rằng “lòng đầy miệng mới nói ra” (câu 45). Đúng thế, từ cách nói của một người, bạn có thể nói thẳng được điều gì trong lòng họ.
Những từ ngữ chúng ta sử dụng nói lên chúng ta là ai. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta ít chú ý đến lời nói của mình và sử dụng chúng một cách hời hợt. Nhưng lời nói có sức nặng: chúng cho phép chúng ta bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc, nói lên những nỗi sợ hãi mà chúng ta có và những kế hoạch chúng ta dự định thực hiện, để chúc tụng Chúa và tán dương những người khác.
Tuy nhiên, thật không may, thông qua ngôn ngữ, chúng ta cũng có thể nuôi dưỡng những định kiến, nâng cao rào cản, gây hại và thậm chí phá hủy; chúng ta có thể tiêu diệt anh em của mình bằng ngôn ngữ. Tin đồn làm tổn thương và vu khống có thể sắc hơn dao! Ngày nay, đặc biệt là trong thế giới kỹ thuật số, ngôn từ di chuyển nhanh chóng; nhưng có quá nhiều người trong số họ truyền tải sự tức giận và hung hăng, đưa ra những tin tức sai sự thật và lợi dụng nỗi sợ hãi của tập thể để tuyên truyền những ý tưởng xuyên tạc. Một nhà ngoại giao, người từng là Tổng thư ký Liên hợp quốc, nói rằng “'lạm dụng lời nói là khinh miệt con người' (D. HAMMARSKJÖLD, Waymarks, Magnano BI 1992, 131).
Như thế, chúng ta hãy tự hỏi mình loại ngôn từ nào chúng ta sử dụng: ngôn từ thể hiện sự quan tâm, tôn trọng, hiểu biết, gần gũi, lòng trắc ẩn hay những ngôn từ chủ yếu nhằm mục đích khiến chúng ta trông đẹp hơn trước mặt người khác? Và chúng ta nói nhẹ nhàng hay chúng ta làm ô nhiễm thế giới bằng cách gieo rắc nọc độc: chỉ trích, phàn nàn, gây hấn trên diện rộng?
Xin Đức Mẹ, Mẹ Maria, người mà Thiên Chúa đã nhìn đến lòng khiêm nhường của Mẹ, Đức Trinh Nữ của sự thinh lặng mà chúng ta đang cầu nguyện, giúp chúng ta thanh tẩy cái nhìn và lời nói của chúng ta. (ĐTC Phanxicô, 27/02/2022)
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần VIII - TN



Đọc tiếp »

NHÌN LẠI CÁI NHÌN CỦA TA (ĐTC Phanxicô, 27/02/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Trong Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta suy tư về cách nhìn và cách nói. Cái nhìn của chúng ta và ngôn từ của chúng ta. Trước hết là cái nhìn của chúng ta.
Chúa nói, rủi ro mà chúng ta gặp phải là chúng ta tập trung nhìn vào cái rác trong mắt anh em mình mà không để ý đến cái xà của chính mình (x. Lc 6, 41). Nói cách khác, chúng ta rất chú ý đến lỗi lầm của người khác, ngay cả những lỗi nhỏ như một hạt bụi, thản nhiên coi nhẹ lỗi của mình, cho rằng chúng chẳng đáng chi. Điều Chúa Giêsu nói rất chí lý: chúng ta luôn tìm lý do để đổ lỗi cho người khác và biện minh cho chính mình. Và rất thường chúng ta phàn nàn về những điều sai trái trong xã hội, trong Giáo hội, trên thế giới, mà không tự vấn bản thân trước và không nỗ lực thay đổi bản thân trước. Mọi thay đổi tích cực, hiệu quả đều phải bắt đầu từ chính chúng ta. Nếu không, sẽ không có thay đổi. Chúa Giêsu giải thích, khi chỉ nhìn thấy lỗi của người khác, chúng ta nhìn một cách mù quáng. Và nếu chúng ta bị mù, chúng ta không thể tự nhận mình là người hướng dẫn và giảng dạy cho người khác: quả thật, Chúa nói một người mù không thể dẫn dắt một người mù khác (x. Lc 6,39).
Anh chị em thân mến, Chúa mời gọi chúng ta thanh tẩy cái nhìn của mình, làm sạch ánh nhìn của chúng ta. Trước tiên, Ngài yêu cầu chúng ta nhìn vào bên trong bản thân để nhận ra những thất bại của chúng ta. Bởi vì nếu chúng ta không có khả năng nhìn thấy những khuyết điểm của chính mình, chúng ta sẽ luôn có xu hướng phóng đại những khuyết điểm của người khác.
Trái lại, nếu chúng ta thừa nhận những sai lầm và khuyết điểm của chính mình, thì cánh cửa của lòng thương xót sẽ mở ra cho chúng ta. Và sau khi nhìn vào bên trong chính mình, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy nhìn người khác như cách Ngài làm, đây là bí quyết, hãy nhìn người khác như cách Chúa nhìn; trước tiên không phải nhìn vào điều ác, nhưng nhìn vào điều thiện. Thiên Chúa nhìn chúng ta theo cách này: Ngài không nhìn thấy những lỗi lầm không thể sửa chữa được trong chúng ta, nhưng như những đứa trẻ mắc lỗi. Đó là một sự thay đổi trong cách nhìn: Ngài không tập trung vào những sai lầm, mà tập trung vào những đứa trẻ mắc lỗi. Thiên Chúa luôn luôn phân biệt người đó với lỗi của người ấy. Ngài luôn cứu người. Ngài luôn tin tưởng vào con người và luôn sẵn sàng tha thứ cho những sai sót. Chúng ta biết rằng Chúa luôn tha thứ. Và Ngài mời gọi chúng ta cũng làm như vậy: đừng tìm điều ác nơi người khác, nhưng hãy tìm điều thiện.” (ĐTC Phanxicô, 27/02/2022)
Đọc tiếp »

NHÀ THỜ 15 NĂM VẪN ĐẸP


 Hình vừa chụp hôm nay, tròn 15 năm cung hiến, thánh đường mãi xinh đẹp…



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

ÔNG GIÓP GẶP THỬ THÁCH TÀN KHỐC HƠN ĐÁNH VÀO CHÍNH MÌNH : DỊCH BỆNH


Trích sách Gióp, chương 2:
1 Một ngày kia, con cái Thiên Chúa đến trình diện ĐỨC CHÚA ; Xa-tan cũng đến trong đám họ, để trình diện ĐỨC CHÚA. 2 Bấy giờ, ĐỨC CHÚA phán với Xa-tan : “Ngươi từ đâu tới ?” Xa-tan thưa với ĐỨC CHÚA : “Rảo quanh cõi đất và lang thang khắp đó đây.” 3 ĐỨC CHÚA phán với Xa-tan : “Ngươi có để ý đến Gióp, tôi tớ của Ta không ? Thật chẳng có ai trên cõi đất này giống như nó : một con người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác ! Nó vẫn kiên vững trong đường lối vẹn toàn của nó, dù ngươi đã vô cớ xúi giục Ta chống lại, để tiêu diệt nó.” 4 Và Xa-tan thưa lại với ĐỨC CHÚA : “Da đổi da ! Tất cả những gì người ta có, người ta đều sẵn sàng cho đi để cứu mạng sống mình. 5 Ngài cứ thử giơ tay đánh vào xương vào thịt nó xem, chắc chắn là nó sẽ nguyền rủa Ngài thẳng mặt !” 6 ĐỨC CHÚA phán với Xa-tan : “Được, nó thuộc quyền ngươi, nhưng ngươi phải tôn trọng mạng sống nó.” 7 Rồi Xa-tan rút lui khỏi nhan ĐỨC CHÚA.
Vậy Xa-tan hành hạ ông Gióp, khiến ông mắc phải chứng ung nhọt ác tính từ bàn chân cho tới đỉnh đầu. 8 Ông ngồi giữa đống tro, lấy mảnh sành mà gãi. 9 Bấy giờ, vợ ông bảo : “Ông còn kiên vững trong đường lối vẹn toàn của ông nữa hay thôi ? Hãy nguyền rủa Thiên Chúa và chết đi cho rồi !” 10 Nhưng ông Gióp đáp lại : “Cả bà cũng nói như một mụ điên. Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao ?” Trong tất cả những chuyện ấy, ông Gióp không để cho môi miệng thốt ra lời tội lỗi.
11 Ba người bạn của ông Gióp nghe biết tất cả những tai hoạ xảy ra cho ông, liền kéo đến, mỗi người từ xứ sở của mình, Ê-li-phát người Tê-man, Bin-đát người Su-a, Xô-pha người Na-a-mát. Họ bàn nhau đến để chia buồn và an ủi ông. 12 Từ xa, họ ngước mắt nhìn, nhưng chẳng nhận ra ông. Họ bật khóc ; mỗi người xé áo mình ra và rắc tro lên đầu. 13 Rồi họ ngồi xuống đất, bên cạnh ông, suốt bảy ngày đêm, chẳng nói với ông một lời, vì họ thấy rằng nỗi đau khổ của ông quá lớn.
Đọc tiếp »

KỶ NIỆM CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG CÙ MI, Lễ Trọng


Hôm nay, 28/02/2022 kỷ niệm 15 năm cung hiến thánh đường Cù Mi. Tạ ơn Chúa, tri ân quí cha và những ân nhân hy sinh xây dựng; xin Chúa làm cho nhà thờ chúng con, luôn là đền thánh của suối nguồn ân sủng nuôi sống và chữa lành… Amen.
Bài Ðọc I: Ed 47, 1-2. 8-9. 12
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Trong những ngày ấy, thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa, và đây nước chảy dưới thềm nhà phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn nước thì chảy từ bên phải đền thờ, về phía nam bàn thờ. Thiên thần dẫn tôi qua cửa phía bắc, đưa đi phía ngoài, đến cửa ngoài nhìn về hướng đông, và đây nước chảy từ bên phải. Người ấy lại nói với tôi: “Nước này chảy về phía cồn cát, phía đông, chảy xuống đồng bằng hoang địa, rồi chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước trong sạch.
Tất cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống. Sẽ có rất nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành, và sự sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến. Gần suối nước, hai bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của nó sẽ không khô héo, và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó có trái mới, vì dòng nước này phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm thức ăn, và lá của nó dùng làm thuốc uống.
Ðó là lời Chúa.
The angel brought me back to the entrance of the temple, and I saw water flowing out from beneath the threshold of the temple toward the east, for the façade of the temple was toward the east; the water flowed down from the southern side of the temple, south of the altar. He led me outside by the north gate, and around to the outer gate facing the east, where I saw water trickling from the southern side. He said to me, “This water flows into the eastern district down upon the Arabah, and empties into the sea, the salt waters, which it makes fresh.
Wherever the river flows, every sort of living creature that can multiply shall live, and there shall be abundant fish, for wherever this water comes the sea shall be made fresh. Along both banks of the river, fruit trees of every kind shall grow; their leaves shall not fade, nor their fruit fail. Every month they shall bear fresh fruit, for they shall be watered by the flow from the sanctuary. Their fruit shall serve for food, and their leaves for medicine.”
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần VIII - TN



Đọc tiếp »

LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 3



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

THƯ MỤC VỤ MÙA CHAY 2022





Đọc tiếp »

ÔNG GIÓP KIÊN VỮNG GIỮA TAN THƯƠNG


Trích sách Gióp, chương 1:
1 Xưa ở đất Út có một người tên là Gióp. Ông là một con người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác. 2 Ông sinh được bảy người con trai và ba người con gái. 3 Ông có một đàn súc vật gồm bảy ngàn chiên dê, ba ngàn lạc đà, năm trăm đôi bò, năm trăm lừa cái và một số rất đông tôi tớ. Ông là người giàu có nhất trong số các con cái Phương Đông. 4 Các con trai ông có thói quen luân phiên tới nhà nhau tiệc tùng và cho người đi mời ba cô em gái đến ăn uống với họ. 5 Mỗi khi hết vòng tiệc tùng, ông Gióp cho gọi họ đến để thanh tẩy họ : rồi ông dậy thật sớm, dâng lễ toàn thiêu cho mỗi người trong họ, vì ông tự nhủ : “Biết đâu các con trai ta đã chẳng phạm tội và nguyền rủa Thiên Chúa trong lòng !” Lần nào ông Gióp cũng làm như thế.
Vậy một ngày kia, các con cái Thiên Chúa đến trình diện ĐỨC CHÚA ; Xa-tan cũng đến trong đám họ. 7 Bấy giờ ĐỨC CHÚA phán với Xa-tan : “Ngươi từ đâu tới ?” Xa-tan thưa với ĐỨC CHÚA : “Rảo quanh cõi đất và lang thang khắp đó đây.” 8 ĐỨC CHÚA phán với Xa-tan : “Ngươi có để ý đến Gióp, tôi tớ của Ta không ? Thật chẳng có ai trên cõi đất này giống như nó : một con người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác !” 9 Nhưng Xa-tan thưa lại với ĐỨC CHÚA : “Có phải Gióp kính sợ Thiên Chúa mà không cầu lợi chăng ? 10 Chẳng phải chính Ngài đã bao bọc, chở che nó tư bề, nó cũng như nhà cửa và tài sản của nó sao ? Ngài đã chúc lành cho công việc do tay nó làm, và các đàn súc vật của nó lan tràn khắp xứ. 11 Ngài cứ thử giơ tay đánh vào mọi tài sản của nó xem, chắc chắn là nó nguyền rủa Ngài thẳng mặt !” 12 ĐỨC CHÚA phán với Xa-tan : “Được, mọi tài sản của nó thuộc quyền ngươi, duy chỉ có con người của nó là ngươi không được đưa tay đụng tới.” Rồi Xa-tan rút lui khỏi nhan ĐỨC CHÚA.
13 Vậy một ngày kia, các con trai con gái ông đang ăn uống ở nhà người anh cả, 14 thì một người đưa tin đến nói với ông Gióp : “Đang khi bò của ông cày ruộng và lừa cái ăn cỏ bên cạnh, 15 dân Sơ-va đã xông vào cướp lấy ; còn các đầy tớ, chúng dùng gươm giết chết, chỉ có mình tôi thoát nạn về báo cho ông hay.” 16 Người ấy còn đang nói thì một người khác về thưa : “Lửa của Thiên Chúa từ trời giáng xuống đã đốt cháy chiên dê và đầy tớ ; lửa đã thiêu rụi hết, chỉ có mình tôi thoát nạn về báo cho ông hay.” 17 Người này còn đang nói thì một người khác về thưa : “Người Can-đê chia thành ba toán ập vào cướp lấy lạc đà ; còn các đầy tớ, chúng dùng gươm giết chết, chỉ có mình tôi thoát nạn về báo cho ông hay.” 18 Người ấy còn đang nói, thì một người khác về thưa : “Con trai con gái ông đang ăn uống trong nhà người anh cả, 19 thì một trận cuồng phong từ bên kia sa mạc thổi thốc vào bốn góc nhà ; nhà sập xuống đè trên đám trẻ ; họ chết hết, chỉ có mình tôi thoát nạn về báo cho ông hay.”
20 Bấy giờ ông Gióp trỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy 21 và nói :
“Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ,
tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng.
ĐỨC CHÚA đã ban cho, ĐỨC CHÚA lại lấy đi :
xin chúc tụng danh ĐỨC CHÚA !”
22 Trong tất cả những chuyện ấy, ông Gióp không hề phạm tội cũng không buông lời trách móc phạm đến Thiên Chúa.
Đọc tiếp »

NGHE NÓI… BIẾT NGƯỜI


Bài trích sách Huấn ca, chương 27 :
4Sàng rồi, trấu ở lại sàng,
nói ra, cái dở rõ ràng thấy ngay.
5Có thử lửa mới biết bình thợ gốm,
nghe chuyện trò, biết ai rởm ai hay.
6Xem quả thì biết vườn cây,
nghe lời miệng nói biết ngay lòng người.
7Chớ vội khen, khi người chưa lên tiếng :
muốn biết người, phải nghe miệng nói năng.
Lc 6,45:
Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình ; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT VIII - TN C



Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần VII - TN



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2022

SUY và SỐNG THEO GIẢNG VIÊN


Trích sách Giảng viên, chương 8-9:
85Ai tuân hành mệnh lệnh
thì sẽ không gặp việc chẳng lành,
và lòng người khôn ngoan
biết được thời cơ và thiên ý.
6Vì bất cứ chuyện gì cũng đều có thời cơ và thiên ý cả.
Nhưng có một nỗi khổ đè nặng trên con người
7là không sao biết được điều gì sẽ xảy ra,
và điều sẽ xảy ra, nào có ai báo trước ?
8Đố ai làm chủ được sinh khí của mình
để mà cầm giữ lại ;
và đố ai làm chủ được ngày chết !
Đã đánh nhau thì không ngưng không nghỉ,
và tội ác không cứu nổi ác nhân.
9 Tất cả những điều trên đây, tôi đã thấy nhờ để tâm theo dõi mọi việc xảy ra dưới ánh mặt trời, vào lúc con người thống trị con người, và gây cho nhau bao thảm hoạ.
10 Thế nên tôi đã thấy ác nhân được mồ yên mả đẹp, và từ nơi thánh đi ra, chẳng ai trong thành còn nhớ chúng đã hành động như thế nào nữa. Đó cũng là một chuyện phù vân.
11 Vì án phạt hành động kẻ xấu không được nhanh chóng thi hành, nên lòng dạ con cái loài người đầy những toan tính xấu xa. 12 Có người tội lỗi làm cả trăm điều ác mà vẫn được sống lâu.
Tuy nhiên, tôi biết rằng phàm ai kính sợ Thiên Chúa thì được hạnh phúc, chính vì họ biết sợ trước Thánh Nhan. 13 Còn người gian ác, hạnh phúc làm sao được, ngày đời nó sao có thể dài lâu, vì chúng đâu có kính sợ trước nhan Thiên Chúa !
14 Còn một chuyện phù vân trên mặt đất này nữa, là người công chính thì bị đối xử như thể họ làm điều ác, trong khi người gian ác lại được đối xử như đã làm điều ngay chính vậy. Và tôi nói : đó cũng là một chuyện phù vân.
15 Tôi bèn ca ngợi lạc thú : dưới ánh mặt trời, chẳng có gì tốt cho con người hơn là ăn, là uống và hưởng lạc. Đó là những thú vui gắn liền với công lao khó nhọc trong chuỗi ngày Thiên Chúa ban cho con người được sống dưới ánh mặt trời.
16 Sau khi đã chú tâm tìm hiểu lẽ khôn ngoan và quan sát công việc con người thực hiện trên mặt đất này dù cả ngày lẫn đêm không chợp mắt, 17 tôi nhận ra mọi việc Thiên Chúa làm, là con người không thể khám phá những gì được thực hiện dưới ánh mặt trời : cho dù có ra công tìm kiếm cũng không khám phá nổi ; cho dù người khôn ngoan có nói là đã biết được, thì người ấy cũng không thể khám phá ra.
9 1 Thật vậy, tất cả những điều ấy, tôi đã để ý lưu tâm, và nghiệm thấy rằng người công chính, người khôn ngoan cùng với những công việc họ làm đều ở trong tay Thiên Chúa…
3 Tai hoạ thảm hại nhất trong tất cả những gì xảy ra dưới ánh mặt trời là hết mọi người đều chịu chung một số phận như nhau. Do đó, lòng dạ con cái loài người đầy những điều gian ác, tâm địa luôn ấp ủ chuyện điên rồ bao lâu còn sống trên trần gian, để rốt cuộc rơi vào cõi chết.
4 Thế nhưng chỉ có ai sống trong cõi dương gian mới còn có hy vọng mà thôi, vì con chó sống thì hơn con sử tử chết.
Người sống ít ra cũng biết mình sẽ chết, còn người chết chẳng biết gì cả ; họ đâu còn được công sá gì, vì đã bị rơi vào quên lãng. 6 Bao yêu thương, oán hờn, ganh tị của họ đã tiêu tan cả rồi, và muôn đời họ sẽ không được dự phần vào bất cứ chuyện gì xảy ra dưới ánh mặt trời nữa.
7Vậy cứ ăn cho vui vẻ, uống cho thoả thích,
vì Thiên Chúa đã vui nhận những việc bạn làm.
8Lúc nào cũng ăn mặc cho sang,
mái tóc luôn xức dầu thơm phức.
9Cùng với người vợ yêu thương,
bạn hãy hưởng trọn cuộc đời,
hết mọi ngày trong kiếp sống phù du
đã được ban cho bạn dưới ánh mặt trời,
đúng vậy, mọi ngày đời của bạn đều là phù du,
vì đó là số phận của bạn trong cuộc đời,
giữa bao nhiêu công việc khó nhọc bạn làm
dưới ánh mặt trời.
10Những gì trong tầm tay, bạn hãy ra sức làm,
vì trong cõi âm ty, nơi bạn đang đi tới,
không còn hoạt động, không còn dự tính,
chẳng còn hiểu biết, chẳng còn khôn ngoan.
Đọc tiếp »

KHÔN NGOAN LÀ TỪ THIÊN CHÚA

Hc 1:
1Tất cả sự khôn ngoan đều phát xuất từ Đức Chúa,
và khôn ngoan vẫn ở với Người đến muôn đời.
2Cát biển, giọt mưa và tháng ngày của vĩnh cửu,
ai đếm được cho hết ?
3Trời cao, đất rộng, vực sâu và sự khôn ngoan, ai dò cho thấu ?
4Khôn ngoan đã được tác thành trước vạn vật,
sự hiểu biết anh minh đã có tự muôn đời.
6Gốc rễ của khôn ngoan đã được mặc khải cho ai ?
Và những công trình kỳ diệu của khôn ngoan, ai nào biết rõ ?
8Chỉ có một Đấng khôn ngoan rất đáng sợ,
ngự trên ngai của Người.
9Đó chính là Đức Chúa.
Người đã tạo dựng, đã thấy, đã đếm
và làm cho khôn ngoan nổi bật
trên mọi công trình, 10 nơi mọi phàm nhân,
theo lòng quảng đại của Người,
và Người đã rộng ban khôn ngoan cho những ai yêu mến Người.
All wisdom comes from the LORD and with him it remains forever, and is before all time
The sand of the seashore, the drops of rain, the days of eternity: who can number these?
Heaven's height, earth's breadth, the depths of the abyss: who can explore these?
Before all things else wisdom was created; and prudent understanding, from eternity.
To whom has wisdom's root been revealed? Who knows her subtleties?
There is but one, wise and truly awe-inspiring, seated upon his throne:
It is the LORD; he created her, has seen her and taken note of her.
He has poured her forth upon all his works, upon every living thing according to his bounty; he has lavished her upon his friends.
Fear of the LORD is glory and splendor, gladness and a festive crown.
Fear of the LORD warms the heart, giving gladness and joy and length of days.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

NGƯỜI TRẺ-NGƯỜI GIÀ (ĐTC Phanxicô, 23/02/2022)


“…Ngay vừa rồi, lúc khởi đầu buổi yết kiến, chúng ta đã nghe lời tiên tri của Gioen: “Các trưởng lão của các ngươi sẽ mơ những giấc mơ, các người trẻ của các ngươi sẽ thấy các thị kiến” (3,1). Có thể giải thích như thế này: khi người già chống lại Thánh Thần, chôn vùi ước mơ trong quá khứ thì người trẻ không còn nhìn thấy được những sự việc cần phải làm để mở ra tương lai. Mặt khác, khi người già truyền đạt ước mơ của các ngài, người trẻ sẽ thấy rõ họ phải làm gì. Những người trẻ nào không còn tra vấn các giấc mơ của người già, trái lại tiến bước theo các viễn kiến vượt quá tầm mắt của họ, sẽ đấu tranh để thực hiện hiện tại và tương lai của họ.
Nếu ông bà rơi trở lại buồn tủi tiếc nhớ, thì người trẻ sẽ loay hoay nhiều hơn với chiếc điện thoại thông minh của họ. Màn hình có thể vẫn sáng, nhưng đời sống sẽ tàn lụi trước hạn kỳ. Há đó không phải là hậu quả nghiêm trọng nhất của đại dịch chính trong sự sự mất mát của người trẻ đó sao? Người già có những nguồn lực sống đã sống mà các ngài có thể gợi lại bất cứ lúc nào. Liệu các ngài sẽ bàng quang nhìn những người trẻ mất viễn kiến hay các ngài sẽ đồng hành với họ bằng cách sưởi ấm các giấc mơ của các ngài? Đứng trước các giấc mơ của người già, người trẻ sẽ làm gì?
Sự khôn ngoan của cuộc hành trình dài nhằm đồng hành với tuổi già cho đến khi nó chấm dứt phải được trải nghiệm như một cung ứng ý nghĩa cho đời sống, chứ không như một sức trì trệ của sinh tồn. Nếu tuổi già không được phục hồi lại phẩm giá của một đời sống xứng đáng với con người, thì nó buộc phải khép lại trong một sự chán nản cướp mất tình yêu của mọi người. Thách thức của nhân loại và nền văn minh này đòi hỏi sự cam kết của chúng ta và ơn trợ giúp của Thiên Chúa.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần. Với những bài giáo lý về tuổi già này, tôi muốn khuyến khích mọi người đầu tư suy nghĩ và tình cảm của họ vào những hồng phúc mà tuổi già mang lại và vào những giai đoạn khác của đời sống. Tuổi già là một hồng phúc cho mọi giai đoạn của cuộc sống. Nó là hồng phúc già dặn, khôn ngoan. Lời Chúa sẽ giúp chúng ta biện phân ý nghĩa và giá trị của tuổi già; Xin Chúa Thánh Thần cũng ban cho chúng ta những giấc mơ và thị kiến mà chúng ta cần...
Tôi hy vọng rằng những suy gẫm này sẽ hữu ích cho tất cả chúng ta, để thực hiện thực tại được tiên tri Gioen nói tới, rằng trong cuộc đối thoại giữa người trẻ và người già, người già có thể cung cấp các giấc mơ và người trẻ có thể tiếp nhận và thực hiện chúng. Chúng ta đừng quên rằng trong cả gia đình và nền văn hóa xã hội, người cao niên giống như gốc rễ của cây: các ngài có tất cả lịch sử ở đó, và người trẻ như hoa và quả. Nếu nước cốt này không lên, nếu “nước giọt” này, - có thể nói như thế - không từ rễ đi lên, hoa quả sẽ không bao giờ có thể triển nở…” (ĐTC Phanxicô, 23/02/2022)
Đọc tiếp »

GIÁO HỘI SỐNG NHỜ THÁNH THỂ


-Thánh Lễ chiều thứ năm hàng tuần tại nhà thờ Cù Mi được nối dài với nữa giờ chầu Thánh Thể. Anh chị em hãy siêng năng chầu Chúa vì đây là “việc đạo đức cao trọng nhất, việc Chúa yêu thích nhất…” (Thánh Gioan Phaolô 2)
-Toà Thánh còn cho hưởng ơn toàn xá với điều kiện thông thường cho những ai chầu Thánh Thể ít là nữa giờ.
-Ảnh đẹp Thánh Thể trong ngày chầu lượt vừa qua 16/01/2022 của giáo xứ Cù Mi. Hình như Chúa vui lòng khi giáo xứ khai trương hào quang mới cho Chúa ngự, nên Thánh Thể toả sáng ?
-Chiều nay anh chị em siêng đi lễ và đi chầu nhé !
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần VII- TN



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.