Ads 468x60px

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

TRI ÂN TÌNH CHÚA

TRI ÂN TÌNH CHÚA

Muôn đời ghi nhớ ơn Cha
Tình yêu trường cửu bao la đất trời
Cha thương ban tặng Ngôi Lời
Xuống nơi trần thế ở cùng nhân gian
Chung phần kiếp sống lầm than
Cảm thương, chia sẻ ban ngàn niềm vui
Thế nhân bao cảnh ngậm ngùi
Bùn nhơ, lữ thứ, ngược xuôi trăm đường
Phận người nhỏ bé đáng thương
Chúa luôn ghé mắt chỉ đường tín trung
Dẫn đưa về chốn thiên cung
Là nơi hạnh phúc ngàn trùng khát mong
Xin cho con sống hết lòng
Quyết tâm tỉnh thức đề phòng mưu ma
Thế gian, xác thịt gây ra
Bao điều tai ác đưa ta, xa Ngài
Chúa ơi! Xin Chúa quản cai
Giữ gìn, hồn, xác đêm dài đời con
Xin cho con sống vuông tròn
Thực thi Lời Chúa sắc son trọn đời./.


HẠT BỤI

Sài Gòn, ngày 12 tháng 12 năm 2013
Đọc tiếp »

Ca đoàn Thánh Gia

BTS và Ca đoàn Thánh Gia 2013


Đọc tiếp »

Ca đoàn Cecilia

BTS và Ca đoàn Cecilia 2013




Đọc tiếp »

Hội Các BMCG Cù Mi 2010-2014

BTS Hội Các BMCG Cù Mi 2010-2014


1
Anna
Trần Thị
Cảnh
1967
Trưởng giới Bà Mẹ
2
Maria
Trương Thị
Phương
1965
Phó giới Bà Mẹ
3
Maria
Nguyễn Thị
Minh
1977
Phó giới Bà Mẹ
4
Terexa
Bùi Thị
Vinh
1978
Thư ký giới Bà Mẹ
5
Maria
Nguyễn Thị Ngọc
Thu
1975
Thủ quỹ giới Bà Mẹ

























Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Biên tập nhạc: Total Video Converter

Hướng dẫn Biên tập nhạc bằng phần mềm: Total Video Converter

Download tại đây:
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Kho Phim - Thánh ca

Đọc tiếp »

Tap 3: Phat Am Tieng Anh/ Am "S" trong tieng Anh



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Tin buồn

Bà Veronica TRƯƠNG THỊ MẾN
Sinh năm: 1942

Là giáo dân Giáo Khu 3, Giáo xứ Cù Mi
Được Chúa gọi về lúc 15g00',  ngày: 08/12/2013. Hưởng thọ: 71 tuổi.
Thánh lễ an táng cử hành tại Nhà thờ giáo xứ Cù Mi lúc: 5g00, ngày 10/12/2013.


Nghi thức tiễn biệt và an táng tại Đất Thánh Gx Cù Mi.
Xin Cộng đoàn Giáo xứ Cù Mi hiệp ý cầu nguyện cho Bà Veronica được nghỉ yên trong Chúa.
Đọc tiếp »

Hội Gia trưởng Giáo xứ Cù Mi

BAN TRỊ SỰ HỘI GIA TRƯỞNG GIÁO XỨ CÙ MI 2010-2014

1.  Pet Nguyễn Thiện Toàn       Sinh năm: 1952     Trưởng
2. Toma Lê Huy Châu              Sinh năm: 1961     Phó
3. Pet Nguyễn Thơm                Sinh năm: 1961      Phó
4. Jac Nguyễn Chín                  Sinh năm: 1965      Thư ký
5. Anre Trương Thanh Riệm    Sinh năm: 1958      Thủ quỹ
6. Jos Trần Văn Toán               Sinh năm: 1970       Ủy viên






Đọc tiếp »

Vài hình ảnh sinh hoạt Gia đình TVTM Cù Mi

I. BAN TRỊ SỰ GIA ĐÌNH TÁC VIÊN TIN MỪNG
1. Ông Tôma Trần Ngọc Thanh. Sinh năm 1945      Trưởng Cụm 5
2. Ông JB Nguyễn Văn Ấn.         Sinh năm: 1945     Thư ký Cụm
3. Ông Paul Nguyễn Hưởng         Sinh năm: 1948     Trưởng Gia đình TVTM Cù Mi
4. Bà Anna Nguyễn Thị Nhung    Sinh năm: 1965     Thư ký Gia đình TVTM Cù Mi.

II. TỔNG SỐ HỘI VIÊN: 30. Trong đó: 18 Nam, 12 Nữ






Gia đình Tác viên Tin Mừng Giáo xứ Cù Mi



















Đọc tiếp »

Tin buồn

Ông Phêrô TRẦN LƯƠNG
Sinh năm: 1927

Là giáo dân Giáo Khu 3
Được Chúa gọi về lúc 10g45',  ngày: 06/12/2013
Thánh lễ an táng tại Tang gia lúc: 18g00, ngày 07/12/2013.

-Cụ ông được tham dự Thánh lễ cuối cùng tại Nhà thờ Giáo xứ Cù Mi lúc 5g00 sáng Chúa nhật, ngày 08/12/2013. Sau đó,
Nghi thức tiễn biệt và an táng tại Đất Thánh Gx Cù Mi.
Xin Cộng đoàn Giáo xứ Cù Mi hiệp ý cầu nguyện cho ông Phêrô được nghỉ yên trong Chúa.
Đọc tiếp »

Chúa Nhật Tuần II Mùa Vọng Năm A

08/12/2013
PHÚC ÂM:  Mt 3, 1-12
"Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Ngày ấy, Gioan Tẩy Giả đến giảng trong hoang địa xứ Giuđêa rằng: "Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến". Chính ông là người mà Tiên tri Isaia đã tiên báo: "Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".

Bởi vì chính Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Bấy giờ dân thành Giêrusalem, khắp xứ Giuđêa và các miền lân cận sông Giođan tuôn đến với ông, thú tội và chịu phép rửa do tay ông trong sông Giođan.

Thấy có một số đông người biệt phái và văn nhân cũng đến xin chịu phép rửa, thì Gioan bảo rằng: "Hỡi nòi rắn độc, ai bảo các ngươi trốn lánh cơn thịnh nộ hòng đổ xuống trên đầu các ngươi. Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối.  Chớ tự phụ nghĩ rằng: tổ tiên chúng ta là Abraham. Vì ta bảo cho các ngươi hay: Thiên Chúa quyền năng có thể khiến những hòn đá trở nên con cái Abraham. Đây cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, để các ngươi được lòng sám hối; còn Đấng sẽ đến sau tôi có quyền năng hơn tôi và tôi không đáng xách giày Người. Chính Đấng ấy sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa. Ngài cầm nia trong tay mà sảy lúa của Ngài, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt". Đó là lời Chúa.

.....................................................

Suy Niệm Lời Chúa

08/12/13 CHÚA NHẬT TUẦN 2 MV – A
Mt 3,1-12

VỊ TIÊN TRI KHÔNG CẢ NỂ

“Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: ‘Chúng ta đã có tổ phụ Ápraham.’ Vì tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Ápraham.” (Mt 3,8-9)

Suy niệm: Đừng tưởng con người có vẻ bán khai rừng rú mặc chiếc áo lông lạc đà và ăn toàn những châu chấu và mật ong rừng mà cho rằng vị tiền hô ấy sẽ nể nang những bậc quyền thế vị vọng như quý ông thuộc phái Sađốc hay nhóm Pharisêu. Trái lại, Gioan Tẩy Giả lại “giáng” xuống trên những hạng người ấy những lời lẽ nặng nề nhất: nào là “nòi rắn độc” “tìm cách trốn cơn thịnh nộ của Chúa”, nào là những bọn “con ông cháu cha” đừng “tưởng bở” cậy mình đã có tổ phụ Ápraham. Kèm theo đó là những lời đe doạ khủng khiếp: “chiếc rìu đã đặt sát gốc cây”. Thế nên, không phải cứ đến sông Giođan để cho Gioan Tẩy Giả trầm mình dưới làn nước mà đã gọi là ăn năn sám hối. Lòng ăn năn sám hối thực sự phải phát sinh hoa quả tương xứng bằng một cuộc đổi đời tận gốc và hiệu quả: “Hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối.”

Mời Bạn: Không ai được miễn chước khỏi việc ăn năn sám hối. Nhưng không phải là ăn năn kiểu “sĩ diện”, vụ hình thức, như quý ông Pharisêu và Sađốc. Áp dụng vào bí tích hoà giải, hoa quả tương xứng với lòng thống hối là việc từ bỏ vết xe đổ của tính hư nết xấu (dốc lòng chừa) và thực thi bác ái (đền bù đi đôi với việc đền tội).

Sống Lời Chúa: Hẳn là bạn đang chuẩn bị cho việc sám hối mùa Vọng? Bạn hãy ăn năn dốc lòng chừa thật nghiêm túc.


Cầu nguyện: Sốt sắng đọc kinh “Ăn Năn Tội”.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Kỹ thuật Biên tập và trình chiếu PowerPoint

1/ Kỹ thuật tạo tập tin trình chiếu: PowerPoint cơ bản
2/ Kỹ thuật tạo tập tin trình chiếu: PowerPoint nâng cao
3/ Lập trình PowerPoint
4/ Tổng hợp các phím tắt khi trình chiếu PowerPoint

( Xin lỗi sẽ post bài sau)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Tin học ứng dụng: Phần mềm quản lý Tài chính Giáo xứ

1/ Phần mềm quản lý Tài chính Giáo xứ: ParCount
Đọc tiếp »

Phần mềm: Accord CD Ripper 6.1.7

Trích xuất âm thanh bằng phần mềm: Accord CD Ripper 6.1.7
Download tại đây: 
Đọc tiếp »

Tap 12: Phat Am Tieng Anh: Long E






Đọc tiếp »

Tap 9: Phat Am Tieng Anh/ I'll, You'll, He'll, She'll, They'll...



Đọc tiếp »

Tap 5: Phat Am Tieng Anh/ Am J, Ch



Đọc tiếp »

Tap1: Phat Am Tieng Anh/ can, can't, to, two, too


Đọc tiếp »

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Thánh Ca Chọn Lọc 1 - Cầu Cho Cha Mẹ


Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Chúa Nhật Tuần I Mùa Vọng Năm A

01/12/2013
PHÚC ÂM:  Mt 24, 37-44
"Hãy tỉnh thức để sẵn sàng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Trong thời ông Noe xảy ra thế nào, thì lúc Con Người đến cũng như vậy. Cũng như trong những ngày trước đại hồng thuỷ, người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng, mãi đến chính ngày ông Noe vào tàu mà người ta cũng không ngờ, thình lình đại hồng thuỷ đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy. Khi ấy sẽ có hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi. Và có hai người đàn bà đang xay bột, một người được tiếp nhận, còn người kia bị bỏ rơi. Vậy hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến.

"Nhưng các con phải biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông ta sẽ canh phòng, không để cho đào ngạch khoét vách nhà mình. Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến". 
Đó là lời Chúa.

.............................................................


Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện, DCCT
Bài tin mừng hôm nay  (Mt 24,37-44) nói về một trong hai đặc tính căn bản của Mùa Vọng: các Kitô hữu hướng lòng trông đợi ngày Chúa quang lâm.
1. Bài học thời Nôê
Đức Giêsu nói: “37 "Những ngày thời ông Nôê thế nào, thì khi Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy.38 Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu.39 Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Khi Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy” (cc.37-39).
Theo 24,29-31, khi ngày Quang Lâm xảy đến, Con Người sẽ xuất hiện trên trời, rất uy nghi vinh hiển và ngự giá mây trời mà đến. Đó là cảnh tượng “Con Người quang lâm” được nhắc đến trong các câu 37 và 39 của bài tin mừng hôm nay. Vậy điều được nói đến ở đây không phải là một cuộc hiện đến bình thường. Đức Kitô quang lâm trong tư cách Đấng chiến thắng, Đấng có quyền năng xét xử và là Đấng khải hoàn. Cuộc quang lâm này sẽ xảy đến một cách hoàn toàn bất ngờ.
Vào thời ông Nôê, “thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu” (c.38). Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Người ta vẫn miệt mài hưởng thụ cuộc đời (ăn uống) và sắp xếp cuộc sống tương lai (dựng vợ gả chồng để duy trì nòi giống). Xem ra không điều gì có thể ngăn chặn được dòng chảy của cuộc sống hưởng thụ ấy. Có thể có những người đã thấy ông Nôê đóng tàu và chuẩn bị đối diện với một tai họa lớn lao sẽ xảy đến. Nói cách khác, có những người biết đến lời loan báo về nạn hồng thủy. Nhưng dù sao, đó vẫn chỉ là lời loan báo, vẫn chỉ là nguy cơ, chứ chưa phải hiện thực. Nên họ “vẫn ăn uống và dựng vợ gả chồng”. “Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy” (c.39a).
Cũng tương tự như vậy là những gì liên quan đến cuộc Quang Lâm của Con Người. Không phải là loài người không được báo trước về cuộc Quang Lâm. Nhưng họ vẫn mải miết chạy theo cuộc sống kim tiền, hưởng thụ và không tỉnh thức chuẩn bị.
Đức Giêsu khẳng định: “Khi Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy” (c.39b), tức là như những gì xảy đến vào thời ông Nôê. Nói cách khác, có bốn điều quan trọng liên quan đến cuộc Quang Lâm được nói đến trong lời khẳng định này.
- Trước hết, cuộc Quang Lâm chắc chắn sẽ xảy đến.
- Thứ hai, đó sẽ là một sự kiện hoàn toàn bất ngờ dù đã được báo trước.
- Thứ ba, rất nhiều người không hề sẵn sàng cho biến cố đó, vì thiên hạ vẫn ăn uống, dựng vợ gả chồng…
- Và cuối cùng, đó là một biến cố phổ quát và triệt để, “ập tới cuốn đi hết thảy”.
Biến cố Quang Lâm mà Mùa Vọng này nhắc chúng ta chờ đợi là biến cố đặc biệt và quan trọng đó, chứ không phải chỉ là một vài lễ hội hay sự kiện nho nhỏ làm cho cuộc sống thêm phần thi vị…
2. Có người được cứu thoát, có kẻ bị kết án
Rồi Đức Giêsu nói tiếp: “40 Bấy giờ, hai người đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại;41 hai người đàn bà đang kéo cối xay bột, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại” (cc.40-41). “Được đem đi” tức là được cứu độ, còn “bị bỏ lại” tức là bị kết án. Quyết định chung cục về tình trạng được cứu thoát hay bị kết án này xảy ra vào thời điểm “bấy giờ” (c.39), tức là “khi Con Người quang lâm” (c.40). Trước đó, người ta không hề thấy bất cứ sự khác biệt nào giữa hai người đàn bà đang kéo cối xay bột hay giữa hai người đàn ông đang cày ruộng. Nhưng khi cuộc quang lâm xảy đến, sự khác biệt căn bản về số phận của họ sẽ lộ ra. Vậy sự khác biệt không nằm ở bình diện bề ngoài của hoàn cảnh hay của các hoạt động thế tạm, mà nằm ở một sự thực bên trong. Đó là sự gắn bó hay không với chính Con Người, Đấng sẽ ngự đến trong vinh quang khải hoàn.
Lời giáo huấn của Chúa Giêsu về sự phân rẽ vào ngày quang lâm này nhắc chúng ta một số điều quan trọng:
- Trước hết, chúng ta được mời gọi đừng nhìn vào vẻ bề ngoài của cuộc sống thế tạm này mà đánh giá số phận chung cục của mình cũng như của người khác.
- Thứ hai, quyết định chung cục và tối hậu đó sẽ xảy đến vào thời điểm của biến cố Chúa Giêsu quang lâm với cá nhân và với toàn thể nhân loại. Vậy đó sẽ là biến cố phán xét, và đức chúa sẽ ngự đến trong tư cách Thẩm Phán chứ không phải trong tư cách Đấng Cứu Độ mà thôi.
- Thứ ba, điều cốt yếu là một cuộc sống gắn bó thực sự với Chúa Kitô ngay trong cuộc “xay bột” và “làm ruộng” hiện nay.
3. Hãy canh thức để được sẵn sàng
Đức Giêsu kết luận: “42 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. 43 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã canh thức, không để nó khoét vách nhà mình.44 Cho nên anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì vào chính giờ phút anh em không ngờ, Con Người sẽ đến”(cc.42-44).
Chìa khóa của đoạn văn này và của toàn bộ bài tin mừng hôm nay là động từ “canh thức” trong câu 42 (tiếng Hy Lạp làgrêgoreô), có nghĩa là không ngủ, là tỉnh thức. Động từ này xuất hiện trong trình thuật về Đức Giêsu trong vườn Ghêtsêmani (26,38.40.41). Nó diễn tả sự liên đới và đồng nhất hóa với cái chết mà Chúa Giêsu trải qua trong chiều sâu kinh hoàng thật sự của cái chết cứu độ đó. Vậy đây không chỉ là sự không mê ngủ, mà còn là sự nên một với Đức Giêsu trong mầu nhiệm vượt qua của Ngài. Đó chính là nội dung của lời Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta là đồ đệ của Ngài: “Anh em hãy canh thức” (c.42a). Chúng ta vẫn “xay bột”, vẫn “làm ruộng”, tức là vẫn sống trong các thực tại bình thường hằng ngày của cuộc sống con người, nhưng bên trong phải là một sự canh thức đích thực, tức là một sự tham dự thật sự vào số phận và mầu nhiệm của Đức Giêsu. Đó mới là điều quan trọng.
Lý do để chúng ta luôn canh thức là “vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến” (c.42b). Sự kiện Chúa sẽ đến trong cuộc quang lâm là một thực tại chắc chắn, nhưng đồng thời đó cũng là một thực tại sẽ xảy đến hoàn toàn bất ngờ, vượt ra bên ngoài những dự đoán hay hiểu biết chính xác của con người.
Để minh họa cho tính chất bất ngờ đó của cuộc quang lâm, Chúa Giêsu kể dụ ngôn kẻ trộm đêm khuya: “Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã canh thức, không để nó khoét vách nhà mình” (c.43). Tân Ước vẫn thường dùng hình ảnh kẻ trộm để nói về tính chất bất ngờ của ngày Chúa đến (x. 1Tx 5,2; 2Pr 3,10; Kh 3,3; 16,15). Vì tính chất bất ngờ này, các đồ đệ của Chúa được yêu cầu phải luôn luôn hiện diện trong tư thế sẵn sàng đối diện với biến cố đó (c.44), tức là luôn hiện diện một cách tròn đầy trong từng phút giây hiện tại trong sự liên kết mật thiết với cuộc vượt qua của chính Đức Kitô Giêsu. Cuộc quang lâm của Chúa là biến có cứu độ, vì Ngài ngự đến để tập hợp những người được tuyển chọn (x. 24,31), và khi ấy, “kẻ nào bền chí đến cùng kẻ ấy sẽ được cứu độ” (24,13).
Thay kết luận:
Lời Thánh Phaolô dặn dò anh em tín hữu Thêxalônica thật ý nghĩa cho chúng ta, nhất là trong Mùa Vọng bắt đầu từ hôm nay:

Thưa anh em, về ngày giờ và thời kỳ Chúa đến, anh em không cần ai viết cho anh em. Vì chính anh em đã biết rõ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm. Khi người ta nói: "Bình an biết bao, yên ổn biết bao! ", thì lúc ấy tai hoạ sẽ thình lình ập xuống, tựa cơn đau chuyển bụng đến với người đàn bà có thai, và sẽ chẳng có ai trốn thoát được. Thưa anh em, anh em không ở trong bóng tối, để ngày ấy như kẻ trộm bắt chợt anh em. Vì tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày. Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối. Vậy chúng ta đừng ngủ mê như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ.... Nhưng chúng ta, chúng ta thuộc về ban ngày, nên hãy sống tiết độ, mặc áo giáp là đức tin và đức mến, đội mũ chiến là niềm hy vọng ơn cứu độ. Vì Thiên Chúa đã không định cho chúng ta phải chịu cơn thịnh nộ, nhưng được hưởng ơn cứu độ, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã chết vì chúng ta, để dầu thức hay ngủ, chúng ta cũng sống với Người” (1Tx 5,1-10).
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Những bài Thánh ca hay nhất của LM Nguyễn Sang (P1)



Đọc tiếp »

Biên tập nhạc: Gold Wave Editor Pro

Biên tập nhạc bằng phần mềm: Gold Wave Editor Pro

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Biên tập Video: Winx HD Video Converter Deluxe-4-2-1-172

Hướng dẫn biên tập Video bằng phần mềm:  Winx HD Video Converter Deluxe-4-2-1-172
 Download tại đây: 
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Những Bài Thánh Ca hay dành cho mùa xuân



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Thư mời Bổn mạng HĐMV Giáo xứ 25/11/2013












Giáo phận Phan Thiết 
 Giáo hạt Hàm Tân                                               Cù Mi, ngày 21 tháng 11 năm 2013                                 Giáo xứ 

Cù Mi
    Số: 08 /TM-HĐMV                              THƯ MỜI                                             No:

Nhân ngày Lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam
Bổn mạng Hội Thánh Việt Nam- Hội đồng Mục vụ giáo xứ
Được sự chấp thuận của LM Chánh xứ.
BTV- HĐMV GIÁO XỨ
Trân trọng kính mời: Quý Soeurs CĐ Cù Mi, Quý Soeurs CĐ Philipphe, Quý BTV-HĐMV, Các Ủy viên, Quý BĐH các Giáo khu, BTS các Hội đoàn trong Giáo xứ.
Đến tham dự Thánh lễ vào lúc: 4g30’ sáng thứ hai, ngày 25/11/2013.  
Và tiệc mừng Bổn mạng HĐMV vào lúc 11g00 tại nhà xứ, đồng thời bàn kế hoạch mục vụ chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh sắp tới.

Sự hiện diện đông đủ của tất cả quý vị HĐMV, sẽ làm cho Thánh lễ thêm phần long trọng và sốt sắng !
                                                                               TM. HĐMV GX
                                                                                    Chủ tịch 

                                                                           

                                                                      JB. PHAN CHÂU THANH  
Đọc tiếp »

Tác giả: Thầy Paul Duy Yên


                               ĐAU KHỔ VÀ NƯỚC MẮT


Hải hùng cơn bão Haiyan
Gây ra nguy hiểm phá tan dân làng
Khi nhìn bao cảnh hoang tàn
Nhuốm màu tang tóc bất an muôn người.
Cớ sao nên sự hỡi trời!
Cửa nhà, súc vật, bao người đau thương
Biết đâu là chốn tựa nương
Cơm ăn chẳng có trên đường ngổn ngang
Xác người xếp lớp hàng hàng
Chôn vùi đáy biển tràn lan thây người
Đau thương, cay đắng miên trường
Người đi kẻ ở trăm đường chia ly
Thế gian biến đổi lạ kì
Nhiều khi không biết điều gì xảy ra
Ngắm nhìn vũ trụ bao la
Phận người nhỏ bé chẳng ra điều gì
Chỉ nên khiêm tốn thực thi
Việc lành Chúa dạy hằng tri ân Ngài./.


HẠT BỤI

Sài Gòn, ngày 19 tháng 11 năm 2013
Đọc tiếp »

Cha Tổng Đại Diện GB Hoàng Văn Khanh - Tân Quản Xứ Thanh Hải


Cha Tổng Đại Diện GB Hoàng Văn Khanh
Tân Quản Xứ Thanh Hải


Ngày 20/11/2013, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã đưa Cha GB Hoàng Văn Khanh, từ Tòa Giám Mục đến nhận chức Quản xứ Giáo xứ Thanh hải, kết thúc đợt thuyên chuyển Linh mục năm 2013 của Giáo Phận Phan Thiết.

Trong tháng 11, lần lượt các Linh mục đi nhận nhiệm sở mới theo sự bổ nhiệm và lịch thuyên chuyển như sau:
-     Thứ bảy, 2/11: Cha Giuse Bùi Ngọc Báu về NHà Hưu Dưỡng.
-     Thứ Hai   4/11: Cha Micae Hoàng Minh Hùng về Tầm Hưng
-                               Cha Phaolô Hoàng Phương Hoàng về Khiết Tâm.
-     Thứ Tư,    6/11: Cha Phêrô Nguyễn Văn Quang về Phaolô.
-     Thứ Năm, 7/11: Cha Augustinô Nguyễn Văn Lạc về Bình an.
-     Thứ Sáu,  8/11: Cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm về Phan Rí Cửa.
-     Thứ Bảy, 9/11: Cha Phaolô Hoàng Kim tốt về Vinh Lưu.
-     Thứ Hai, 11/11: Cha FX Đặng Hùng Tân về Ma Lâm.
-     Thứ Ba, 12/11: Cha Antôn Nguyễn Bá Thiện về Đức Tân.
-     Thứ Năm, 14/11: Cha Giuse Nguyễn Văn Hiên về Gio linh.
-     Thứ Sáu, 15/11: Cha Antôn Nguyễn NGọc Cảnh về Nghị Đức.
-     Thứ Bảy, 16/11: Cha Giuse Trần Đức Dậu về Chủng viện Thánh Nicôla.
-     Thứ Hai, 18/11: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu về Vinh Tân.

Có hơn 400 giáo dân từ giáo xứ Vinh Tân tiễn đưa cha xứ cũ, đông đảo giáo dân Thanh hải hân hoan đón chào cha xứ mới.

Thánh lễ đồng tế mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng Giáo xứ, với 64 Linh mục, đông đảo Chủng sinh, Tu sĩ và cộng đoàn chung lời tạ ơn.

Khởi đầu nghi thức, cha Hạt trưởng Hạt Phan thiết FX Phạm Quyền đọc văn thư bổ nhiệm của ĐGM Giáo phận. Sau đó Đức Cha Giuse giới thiệu đôi nét nổi bật về Cha Gioan Baotixita với cộng đoàn: Cha tân quản xứ năm nay 66 tuổi, 38 năm linh mục, tính tình nhanh nhẹn, dồi dào kinh nghiệm mục vụ. Ngài đã trải qua sứ vụ mục tử tại các giáo xứ thuộc 3 Giáo hạt Hàm thuận nam, Phan thiết và Hàm tân, đã tích lũy thành vốn liếng mục vụ để phục vụ nhiệt thành bất cứ địa sở nào. Ngài đã từng du học tại Đại học Công giáo Paris và là Giáo sư Thánh kinh tại các Đại chủng viện Sài Gòn, Nha Trang, Xuân Lộc. Ngài là Tổng đại diện Giáo Phận Phan Thiết.

Đức Cha trao dây Stola cho cha tân quản xứ. Dây Stola thường được gọi là dây các phép, là biểu tượng cho quyền thiêng liêng của Linh mục. Từ đây, ĐGM ủy thác cho cha tân chánh xứ quyền quản trị giáo xứ. Cha GB quỳ gối tuyên xưng Đức tin trước mặt Đấng Bản Quyền để nói lên sự hiệp thông và trung tín với đức tin Tông truyền của Hội Thánh. Quyền thiêng liêng của linh mục chánh xứ được thể hiện đặc biệt trong việc triệu tập, hướng dẫn cộng đoàn và cử hành các bí tích. Vì thế, lần lượt Đức Cha dẫn cha tân quản xứ mở cửa Nhà tạm, mở cửa Nhà thờ và ngồi Tòa giải tội.

Đức Cha Giuse giảng lễ, suy tư về ngày Nhà giáo theo phương diện đức tin.

Hôm nay cũng như bất cứ mọi ngày nào trong cuộc sống đều chỉ là vòng quay thời gian 24 giờ nhưng 24 giờ của ngày hôm nay, cách riêng đối với Giáo xứ Thanh hải là một vòng quay có ý nghĩa đặc biệt.

Về mặt xã hội, 20/11 là ngày Nhà Giáo Việt Nam. Theo lịch sinh hoạt Giáo phận hôm nay là ngày khởi đầu sứ vụ cha tân quản xứ. Sự trùng hợp giữa ngày Nhà giáo và ngày khởi đầu sứ vụ trong cử hành phụng vụ thánh lễ này, rất tự nhiên, tôi có ý nghĩ, hôm nay là ngày mừng Nhà giáo theo phương diện đức tin. Có 3 lý do để minh họa cho suy nghĩ này.
Lý do thứ nhất: Giáo Xứ Thanh Hải có bổn mạng là Đức Maria Hồn Xác Lên Trời. Đức Trinh Nữ Maria chính là thầy dạy đức tin. Với bốn đặc ân: Mẹ Thiên Chúa,Đồng Trinh Trọn Đời, Vô Nhiễm Nguyễn Tội và Hồn Xác Lên Trời, Đức Maria đã trở thành khuôn mẫu cho mọi tín hữu và là thầy dạy đức tin.

Lý do thứ hai: qua dòng lịch sử, Thanh Hải là giáo xứ có truyền thống hiếu học về phương diện giáo lý. Tôi có những ghi nhận về giáo xứ.

Tình hiệp thông. Suốt 58 nămhiện diện tại vùng đất này, giáo xứ được kết hợp bởi ba thành phần lớn: thành phần Ba Làng Giáo phận Thanh Hóa, thành phần An Bình của Quãng Bình, thành phần Đông Xuyên của Kiến An. Thanh Hải chính là biển xanh bao la muốn ôm trọn tất cả mọi người cùng gắn bó với vùng đất này.

Tinh thần vượt khó, cách riêng sau năm 1975 giáo xứ Thanh Hải gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt. Một số tín hữu đã phải rời quê hương đi tìm sự sống ở nhiều nơi khác. Thời điểm từ năm 1980 đến năm 1988, nhà thờ bị đóng cửa, sinh hoạt giáo xứ rút vào thầm lặng. Bà con giáo dân đi đến nhà thờ Vinh Thủy, nhà thờ Chính Tòa để tham dự thánh lễ Chúa nhật.

Phương diện hội nhập, giáo xứ và phường cũng trùng tên Thanh Hải. 90% dân cư đều là giáo dân.Thanh Hải đã đóng góp cho Giáo hội Việt Nam, cách riêng tại Phan Thiết nhiều linh mục, tu sĩ và chủng sinh.

Lý do thứ ba gắn liền cha tân quản xứ. Ngài là một Giáo sư gắn bó với sứ vụ giáo dục tôn giáo lâu năm. Mừng ngày nhà giáo về phương diện đức tin, chúng ta mừng cha giáo GB đã từng trải nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đức tin với tất cả niềm say mê nhiệt thành. Đến giáo xứ nào, ngài đều biến giáo xứ thành trung tâm văn hóa, quy tụ và tổ chức các lớp huấn luyện cho giáo dân, tu sĩ.

Tất cả quý linh mục đồng tế và cộng đoàn chung lời tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ một ngày thật đặc biệt, chung lời cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho cha xứ và giáo xứ được nhiều ơn phúc và mỗi ngày một thăng tiến.
  
Cuối thánh lễ, vị Chủ tịch HĐMV thay mặt giáo xứ Thanh hải dâng lời tri ân Đức Cha, quý cha, quan khách và chào mừng Cha tân quản xứ.
Cha GB đáp từ khởi đi bằng hình ảnh Ngôn sứ Môsê. Kinh Thánh và truyền thống dân Chúa cho thấy khuôn mặt của Môsê nổi bật như một người tôi tớ trung thành của Thiên Chúa đồng thời như một vị lãnh đạo quảng đại, đầy lòng xót thương, tuyệt đối liên đới với dân Chúa. Hai tâm tình này đã chi phối hoàn toàn con người Môsê.  Trung tín với Thiên Chúa và liên đới với dân Chúa nên Môsê đã hoàn thành sứ vụ. Chúa Giêsu trao sứ vụ cho các Tông đồ. Cha GB được Đức Giám Mục sai đi. Trong tâm tình vâng phục và tri ân, ngài xin mọi người nâng đỡ trong bằng sự cộng tác và lời cầu nguyệnđể ngài có thể chu toàn sứ vụ của mình. 

Giáo xứ Thanh hải hiện nằm trong địa bàn phường Thanh hải, thành phố Phan thiết với số giáo dân khoảng 8.500 người. Hy vọng với năng lực dồi dào, nhiều kinh nghiệm mục vụ của cha tân quản xứ, cùng với tinh thần hiệp nhất yêu thương của cộng đoàn, giáo xứ Thanh hải sẽ có nhiều sinh hoạt phong phú và phát triển không ngừng.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.