Ads 468x60px

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

CÁC THÁNH THÔNG CÔNG (GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO-1992)


Tháng 11 sống mầu nhiệm các thánh thông công các rõ nét nhất khi ngày 01/11 lễ trọng các thánh, 02/11 lễ các đẳng: cầu cho các linh hồn. Sau 8 ngày đầu tháng 11 viếng đất thánh hưởng ơn toàn xá, thì các ngày còn lại trong năm khi viếng như vậy được ơn tiểu xá…
Chúng ta cùng đọc GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO-1992, để hiểu thêm tín điều các thánh thông công:
Số 946 :
Sau khi tuyên xưng “Hội Thánh Công Giáo", kinh Tin Kính các tông đồ còn thêm "các thánh thông công”. Hội Thánh là gì, nếu không phải là cộng đoàn tất cả các thánh?" (Nicétas, dẫn giải kinh tin kính 10) Hội Thánh chính là mầu nhiệm các thánh thông công.
947
"Bởi tất cả các tín hữu họp thành một thân thể duy nhất, cái tốt của người này được thông truyền cho các người khác... nên phải tin là có sự hiệp thông những điều thiện hảo trong Hội Thánh.
Thành phần quan trọng nhất trong Hội Thánh là Đức Ki-tô, vì Người là Đầu.... Do đó, sự thiện hảo của Đức Ki-tô được thông truyền cho tất cả các chi thể và sự hiệp thông này được thực hiện qua các bí tích của Hội Thánh" (T.Tô-ma Aquinô.,symb.10). "Chỉ có cùng một Thánh Thần duy nhất điều khiển Hội Thánh, nên tất cả những điều thiện hảo Hội Thánh nhận được, tất yếu trở thành vốn chung" (Sách giáo lý Rô-ma 1,10,24).
956
Sự chuyển cầu của các Thánh: “Vì được gắn bó mật thiết hơn với Đức Ki-tô, các Thánh trên trời củng cố toàn thể Hội Thánh một cách vững chắc hơn trong sự thánh thiện… Các ngài không ngừng chuyển cầu với Chúa Cha cho chúng ta, trong khi dâng các công nghiệp các ngài đã lập được nơi trần thế nhờ Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là Đức Ki-tô Giê-su… Nhờ vậy sự yếu đuối của chúng ta được giúp đỡ rất nhiều bằng sự quan tâm huynh đệ của các ngài”:
“Anh em đừng khóc, bởi vì tôi sẽ có ích cho anh em hơn, ở nơi tôi sắp tới, hơn là lúc tôi ở đây.” (Thánh Đaminh)
“Tôi muốn ở trên trời, để làm việc lành dưới thế.” (Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu)
957
Hiệp thông với các Thánh. “Chúng ta không chỉ kính nhớ các Thánh trên trời vì gương sáng của các ngài, nhưng hơn thế nữa, còn để sự hợp nhất của toàn thể Hội Thánh trong Thần Khí được tăng cường nhờ việc thực thi đức mến huynh đệ. Thật vậy, cũng như sự hiệp thông giữa những người đi đường đưa chúng ta tới gần Đức Ki-tô hơn, thì sự liên kết với các Thánh cũng kết hợp chúng ta với Đức Ki-tô, tự nơi Người, với tư cách là nguồn mạch và là Đầu, tuôn chảy mọi ân sủng và sự sống của chính dân Thiên Chúa”
“Quả vậy, chúng ta tôn thờ Đức Ki-tô vì Người là Con Thiên Chúa; và chúng ta yêu mến một cách chính đáng các vị Tử Đạo, xét như là những môn đệ và những người bắt chước Chúa, vì sự hết sức tốt lành của các ngài đối với Đấng là Vua và Thầy của mình; ước gì chúng ta được là bạn đồng hành và đồng môn với các ngài.”
958
Hiệp thông với những người đã qua đời. “Bởi biết rất chắc chắn rằng có sự hiệp thông như thế trong toàn Nhiệm Thể của Chúa Giê-su Ki-tô, nên ngay từ buổi đầu của Ki-tô Giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết sức thành kính nhớ đến những người đã qua đời, và bởi vì ‘dâng hy lễ để đền tội cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi, là một ý nghĩ đạo đức và thánh thiện’ (2 Mcb 12,45), nên Hội Thánh cũng dâng lời cầu cho họ.”521 Lời cầu nguyện của chúng ta cho họ không những có thể giúp đỡ họ, mà còn làm cho sự chuyển cầu của họ cho chúng ta nên hữu hiệu.
959
Trong gia đình duy nhất của Thiên Chúa. “Vì tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa và hợp thành một gia đình trong Đức Ki-tô, nên khi chúng ta hiệp thông với nhau trong đức mến hỗ tương và trong cùng một lời ngợi khen Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, chúng ta sống phù hợp với ơn gọi thâm sâu của Hội Thánh.”
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

YÊU HẾT MỌI NGƯỜI (ĐTC Phanxicô giảng lễ 05/11/2022)


“Trước hết, lời Chúa Giêsu hôm nay (Mt 5,38-48) mời gọi chúng ta hãy yêu thương luôn luôn, nghĩa là luôn ở trong tình yêu của Người, vun đắp tình yêu ấy và đem ra thực hành, bất kể chúng ta

đang sống trong hoàn cảnh nào.
Bây giờ chúng ta đến với khía cạnh thứ hai: yêu thương tất cả mọi người. Chúng ta có thể cam kết yêu thương, nhưng vẫn chưa đủ nếu chúng ta hạn chế cam kết này trong vòng thân thiết gồm những người yêu thương chúng ta, những người là bạn bè của chúng ta, những người giống như chúng ta hoặc những người thân trong gia đình của chúng ta. Một lần nữa, điều Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta rất đáng kinh ngạc vì nó vượt qua ranh giới luật pháp và lẽ thường. Yêu thương người lân cận, những người thân thiết, dù hợp lý, cũng đủ làm ta hụt hơi. Nói chung, đây là điều mà một cộng đồng hoặc một dân tộc cố gắng làm để giữ gìn hòa bình nội bộ của mình. Nếu mọi người thuộc cùng một gia đình hoặc dân tộc, hoặc có cùng ý tưởng hoặc sở thích và tuyên bố cùng một niềm tin, thì việc cố gắng giúp đỡ lẫn nhau và yêu thương nhau là điều bình thường.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu những người ở rất xa đến gần chúng ta, nếu những người nước ngoài, những người khác biệt hoặc có niềm tin khác, trở thành hàng xóm của chúng ta? Chính mảnh đất này là một hình ảnh sống động của sự chung sống trong sự đa dạng, và thực sự là một hình ảnh của thế giới chúng ta, ngày càng được đánh dấu bởi sự di cư liên tục của các dân tộc và bởi sự đa dạng về ý tưởng, phong tục và truyền thống. Vậy, điều quan trọng là phải chấp nhận thách thức của Chúa Giêsu: “Nếu anh em yêu những người yêu thương mình, thì phần thưởng nào cho anh em đây? Thậm chí những người thu thuế cũng làm như vậy?" (Mt 5,46).
Nếu chúng ta muốn trở thành con cái của Chúa Cha và xây dựng một thế giới của anh chị em, thách thức thực sự là học cách yêu thương mọi người, ngay cả kẻ thù của chúng ta: “Anh em từng nghe người ta nói rằng: ‘Ngươi hãy yêu người lân cận và hãy ghét bỏ kẻ thù của ngươi’. Nhưng ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù của ngươi và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ ngươi ”(câu 43-44). Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là chọn không có kẻ thù, chọn nhìn thấy ở người khác không phải một trở ngại cần vượt qua, mà là một người anh / chị / em để yêu thương. Yêu kẻ thù của chúng ta là làm cho trái đất này trở thành hình ảnh phản chiếu thiên đàng; nó phải kéo xuống thế giới của chúng ta con mắt và trái tim của Chúa Cha, Đấng không phân biệt hay kỳ thị, nhưng “làm cho mặt trời của Người mọc trên kẻ ác và người tốt, và ban mưa cho người công chính lẫn người bất chính” (v. 45).
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

CHUẨN BỊ GẶP GỠ CHÚA (ĐTC Phanxicô, 08/11/2020)


“Với dụ ngôn mười trinh nữ đi đón chàng rễ-(Mt 25, 1-13), Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng chúng ta phải chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa. Không chỉ chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ sau cùng, nhưng cả những cuộc gặp gỡ lớn nhỏ của mỗi ngày sống phải theo cái nhìn của cuộc gặp gỡ đó. Vì thế đèn đức tin thôi chưa đủ, còn cần phải có dầu đức ái và những việc lành. Đức tin thực sự kết hợp chúng ta với Chúa Giêsu là đức ái, như Thánh Phaolô Tông đồ nói: ‘đức tin
hành động nhờ đức ái’ (Gl 5,6).
Nếu chúng ta để mình bị điều khiển bởi những gì có vẻ hấp dẫn, bởi việc theo đuổi những lợi ích của chúng ta, thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên khô cằn; chúng ta không tích trữ dầu dự trữ cho ngọn đèn của chúng ta, và nó sẽ tắt trước khi gặp Chúa. Chúng ta phải sống ngày hôm nay, nhưng hôm nay hướng tới ngày mai, hướng tới cuộc gặp gỡ, hôm nay tràn đầy hy vọng.
Mặt khác, nếu chúng ta tỉnh thức và thực thi điều tốt xứng với ân sủng của Chúa, chúng ta có thể thanh thản chờ đợi chàng rể đến. Chúa cũng có thể đến trong khi chúng ta ngủ: điều này sẽ không làm chúng ta lo lắng, bởi vì chúng ta có lượng dầu dự trữ được tích lũy từ việc làm tốt mỗi ngày.
Xin Mẹ Maria giúp chúng ta sống một đức tin tích cực, như Mẹ đã sống: Mẹ là ngọn đèn chiếu sáng giúp chúng ta có thể vượt qua đêm tối của cái chết và đạt đến ngày lễ lớn của cuộc đời”. (ĐTC Phanxicô, 08/11/2020)
Đọc tiếp »

HOÁN CẢI, SÁM HỐI, ĐỔI MỚI…


1Pr 2 :
Anh em hãy từ bỏ mọi thứ gian ác, mọi điều xảo trá, giả hình và ghen tuông cùng mọi lời nói xấu gièm pha. 2 Như trẻ sơ sinh, anh em hãy khao khát sữa tinh tuyền là Lời Chúa, nhờ đó anh em sẽ lớn lên để hưởng ơn cứu độ, 3 nếu anh em đã nghiệm thấy Chúa tốt lành.
4 Anh em hãy tiến lại gần Đức Ki-tô, viên đá sống động bị người ta loại bỏ, nhưng đã được Thiên Chúa chọn lựa và coi là quý giá. 5 Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giê-su Ki-tô.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2022

CÙ MI 08/11/2022 Thánh lễ ngày cuối trong 8 ngày toàn xá khi viếng đất thánh cầu cho người thân đã qua đời…















Đọc tiếp »

CÒN SỐNG HÃY SÁM HỐI vì CHẾT RỒI KHÔNG XƯNG TỘI ĐƯỢC…(Trích bài giảng của một tác giả ở thế kỷ II)


Trích bài giảng của một tác giả ở thế kỷ II:
“Bao lâu còn sống ở trần gian, chúng ta hãy ăn năn sám hối. Chúng ta chỉ là nắm đất sét trong tay người thợ gốm. Đang khi nắn bình, nếu có chỗ nào méo mó hay sứt mẻ, thì người thợ gốm còn nắn lại được. Nhưng khi đã đưa vào lò nung rồi, thì anh không còn sửa chữa gì được nữa. Chúng ta cũng thế, bao lâu còn sống ở trần gian, khi còn thời gian sám hối, chúng ta hãy hết lòng sám hối về các tội đã phạm trong thân xác này, để chúng ta được Chúa cứu thoát.
Vì sau khi đã ra khỏi trần gian, thì ở cuộc sống bên kia, chúng ta không thể thú tội hay sám hối được nữa. Vì vậy, thưa anh em, khi chúng ta làm theo ý Chúa Cha, giữ mình trong sạch, và tuân giữ mệnh lệnh của Chúa, chúng ta sẽ được sống đời đời. Trong Tin Mừng, Chúa nói : Nếu anh em không trung tín trong việc nhỏ, thì ai sẽ giao phó việc lớn cho anh em ? Thầy bảo cho anh em biết : ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn. Điều này có nghĩa là anh em hãy giữ mình cho trong sạch ; và ấn tín đã lãnh nhận khi chịu phép Thánh Tẩy anh em hãy giữ cho tinh tuyền, để chúng ta được sống đời đời.
Đừng ai trong anh em nói rằng thân xác này sẽ không bị xét xử và không sống lại. Hãy biết rằng : anh em được cứu độ, được đón nhận ánh sáng thiêng liêng trong tình trạng nào, nếu không phải là đang lúc còn sống trong thân xác ? Vì vậy, chúng ta phải gìn giữ thân xác của mình như đền thờ của Thiên Chúa. Trong thân xác này, anh em đã được Thiên Chúa mời gọi, thì cũng trong thân xác, anh em sẽ đến trình diện Chúa. Chúa Ki-tô, Đấng cứu thoát chúng ta, từ ban đầu vốn dĩ là Đấng vô hình, nhưng đã trở nên người phàm mà kêu gọi chúng ta, thì cũng trong thân xác này, chúng ta sẽ lãnh nhận được phần thưởng.
Vì thế chúng ta hãy thương yêu nhau, để tất cả chúng ta cùng được gia nhập vương quốc của Chúa. Bao lâu còn thời gian để được chữa lành, chúng ta hãy đến với vị lương y là Thiên Chúa, và đền đáp lại việc Người đã làm cho ta. Nhưng đền đáp bằng cách nào ? Thưa, bằng lòng sám hối chân thành. Bởi vì Thiên Chúa biết trước tất cả, Người thấu suốt mọi sự trong tâm hồn chúng ta. Vậy chúng ta hãy dâng lên Người lời ca tụng, không phải chỉ ngoài môi miệng nhưng tận đáy lòng, để Người nhận chúng ta làm con cái. Vì Chúa đã nói : Anh em tôi chính là những ai thi hành thánh ý Cha tôi.”
Đọc tiếp »

CHÚA BẢO VỆ NGƯỜI TÔN THỜ CHÚA (Trích sách ngôn sứ Đa-ni-en, chương 3:)


8 Bấy giờ có những người Can-đê đến tố cáo người Do-thái. 9 Họ tâu vua Na-bu-cô-đô-nô-xo : “Đức vua vạn tuế ! 10 Chính đức vua đã truyền rằng khi nghe tiếng tù và, tiếng sáo, tiếng đàn dây, đàn sắt, đàn cầm, tiếng kèn và đủ thứ nhạc cụ, mọi người phải sấp mình thờ lạy pho tượng vàng, 11 và kẻ nào không sấp mình thờ lạy sẽ bị ném vào đống lửa đang cháy phừng phực. 12 Vậy mà có mấy người Do-thái đức vua đã đặt
lên trông coi tỉnh Ba-ben là Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô, tâu đức vua, mấy người này đã không để tâm đến ngài, chúng không phụng sự các thần của ngài, cũng không thờ lạy pho tượng vàng ngài đã dựng.”
19 Bấy giờ vua Na-bu-cô-đô-nô-xo đổi sắc mặt, nổi cơn lôi đình với Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô. Vua lên tiếng truyền đốt lò lửa mạnh hơn mọi khi gấp bảy lần. 20 Rồi vua ra lệnh cho những người lực lưỡng nhất trong quân đội của vua trói Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô và quăng họ vào lò lửa đang cháy phừng phực. 21 Bấy giờ những người này bị trói lại, vẫn mặc nguyên cả áo ngoài, áo trong, mũ nón, giày dép và bị quăng vào lò lửa đang cháy phừng phực. 22 Lệnh vua thúc bách, lửa bốc quá cao nên ngọn lửa giết chết chính những người đem Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô lên miệng lò. 23 Còn ba người ấy là Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô rơi xuống lò lửa đang cháy phừng phực, mình vẫn bị trói.
24 Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo ngạc nhiên đứng bật dậy và cất tiếng nói với các quan cố vấn : “Chẳng phải chúng ta đã quăng ba người bị trói vào lửa sao ?” Họ đáp rằng : “Tâu đức vua, đúng thế !” 25 Vua cất tiếng nói : “Nhưng ta thấy có bốn người đang tự do đi lại trong lò lửa mà không hề hấn gì, và dáng vẻ người thứ tư giống như con của thần minh.” 26 Bấy giờ vua Na-bu-cô-đô-nô-xo tới gần cửa lò đang cháy phừng phực, vua lên tiếng nói : “Hỡi Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô là tôi tớ của Thiên Chúa Tối Cao, hãy bước ra và tới đây.” Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô liền bước ra khỏi lò lửa. 27 Các thống đốc, thủ lãnh, tổng trấn và các cận thần của nhà vua xúm lại xem những người này, thấy lửa không làm gì được thân thể họ, sợi tóc trên đầu họ cũng không bị cháy sém, áo xống không hư hại, thậm chí mùi lửa cũng không bám vào họ.
28 Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo cất tiếng nói : “Chúc tụng Thiên Chúa của Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô, Người đã sai thiên sứ đến giải thoát các tôi tớ của Người là những kẻ đã tin tưởng vào Người. Họ đã cưỡng lại lời vua, hy sinh tính mạng để khỏi phụng sự và thờ lạy một thần nào khác ngoài Thiên Chúa của họ. 29 Vậy ta truyền rằng bất cứ người nào thuộc bất cứ dân tộc, giống nòi, ngôn ngữ nào dám nói điều gì sai quấy, phạm đến Thiên Chúa của Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô, sẽ bị xử lăng trì, và nhà chúng sẽ trở thành đống bùn, bởi vì không có thần nào khác có thể cứu được như thế.” 30 Rồi vua thăng chức cho Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô trong tỉnh Ba-ben.
Đọc tiếp »

Ngày 08/11/2020, Chúa nhật 32 tn A

Bđ 2, 1 Tx 4 :
Thưa anh em, về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng. 14 Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giê-su đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giê-su, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giê-su. 15 Dựa vào lời của Chúa, chúng tôi nói với anh em điều này, là chúng ta, những người đang sống, những người còn lại vào ngày Chúa quang lâm, chúng ta sẽ chẳng đi trước những người đã an giấc ngàn thu đâu. 16 Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lãnh thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Đức Ki-tô sẽ sống lại trước tiên ; 17 rồi đến chúng ta, là những người đang sống, những người còn lại, chúng ta sẽ được đem đi trên đám mây cùng với họ, để nghênh đón Chúa trên không trung. Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi. 18 Vậy anh em hãy dùng những lời ấy mà an ủi nhau.
Suy niệm :
Lạy Chúa, xin đón nhận lễ dâng hằng ngày của chúng con và những việc chúng con làm để hưởng ơn toàn xá, dâng cho những người thân “đã an giấc ngàn thu”, để họ “được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giê-su” trên thiên đàng. Amen.
We do not want you to be unaware, brothers and sisters, about those who have fallen asleep, so that you may not grieve like the rest, who have no hope. For if we believe that Jesus died and rose, so too will God, through Jesus, bring with him those who have fallen asleep. Indeed, we tell you this, on the word of the Lord, that we who are alive, who are left until the coming of the Lord, will surely not precede those who have fallen asleep. For the Lord himself, with a word of command, with the voice of an archangel and with the trumpet of God, will come down from heaven, and the dead in Christ will rise first. Then we who are alive, who are left, will be caught up together with them in the clouds to meet the Lord in the air. Thus we shall always be with the Lord. Therefore, console one another with these words.
Đọc tiếp »

NGHĨ VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT HƠN (ĐTC GIẢNG LỄ 02/11/2020)


“... Khi cầu nguyện cho các Hồng Y và Giám mục đã qua đời trong năm vừa qua, chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta xem xét một cách đúng đắn câu chuyện ngụ ngôn về cuộc đời họ. Chúng ta xin Ngài xua tan nỗi đau buồn nhân sinh mà chúng ta thỉnh thoảng cảm thấy, khi nghĩ rằng cái chết là dấu chấm hết cho tất cả mọi thứ. Đó là một cảm giác rất xa cách với đức tin, nhưng là một phần của nỗi sợ hãi cái chết mà mọi người đều cảm nhận được. Vì lý do này, trước mầu nhiệm của cái chết, các tín hữu cũng phải thường xuyên hoán cải. Chúng ta được kêu gọi hàng ngày bỏ lại sau lưng hình ảnh bản năng của chúng ta về cái chết như là sự hủy diệt hoàn toàn một người. Chúng ta được kêu gọi bỏ lại thế giới hữu hình mà chúng ta coi là đương nhiên, bỏ đi những lối suy nghĩ thông thường, rất trần tục của chúng ta, và phó thác hoàn toàn cho Chúa, Đấng đã nói với chúng ta: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26).

Những lời này, thưa anh chị em, nếu được đón nhận trong đức tin, sẽ làm cho lời cầu nguyện chúng ta dành cho những anh chị em đã qua đời thực sự là lời cầu nguyện của một tín hữu Kitô. Những lời cầu nguyện ấy mang lại cho chúng ta một tầm nhìn thực tế và chân thực về cuộc sống mà họ đã sống, hiểu được ý nghĩa và giá trị của những điều tốt đẹp mà họ đã đạt được, sức mạnh của họ, sự dấn thân của họ và tình yêu quảng đại và vị tha của họ. Và giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của một cuộc sống không khao khát một quê hương dưới đất, mà hướng đến một quê hương tốt đẹp hơn trên trời (x. Dt 11:16). Những lời cầu nguyện cho các tín hữu đã ra đi trước chúng ta, được dâng lên trong niềm xác tín vững chắc rằng họ hiện đang sống với Chúa, cũng mang lại lợi ích rất nhiều cho chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế này. Những lời cầu nguyện ấy truyền cho chúng ta một tầm nhìn thực sự về cuộc sống; chúng tiết lộ cho chúng ta ý nghĩa của những thử thách mà chúng ta phải chịu để vào Nước Thiên Chúa; chúng mở rộng trái tim của chúng ta cho tự do thực sự và không ngừng truyền cảm hứng cho chúng ta tìm kiếm sự giàu có vĩnh cửu...”
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

CÙ MI 07/11/2022: Thánh lễ thứ ba trong 8 ngày hưởng ơn toàn xá khi viếng đất thánh cầu cho người qua đời…



















Đọc tiếp »

HÃY LÀM CHỨ ĐỪNG TRANH LUẬN (Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho 9 Hồng Y và 148 giám mục của Giáo hội qua đời trong năm 2022, trích bài giảng của ngài, 02/11/2022)


“…Trong khi chờ đợi cuộc sống mai hậu, bài Tin Mừng hôm nay giúp ích cho chúng ta. Và ở đây nổi lên từ thứ hai mà tôi muốn chia sẻ với anh chị em: ngạc nhiên. Bởi vì sự ngạc nhiên là rất lớn mỗi khi chúng ta nghe chương 25 của Phúc Âm theo Thánh Matthêu. Tương tự như những nhân vật chính nói:
“Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có

bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?” (câu 37-39). Có bao giờ? Cụm từ đó diễn tả sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, sự ngạc nhiên của kẻ công chính và sự thất vọng của kẻ bất lương…
Anh chị em thân mến,
Chúng ta phải rất cẩn thận đừng làm phai nhạt hương vị của Tin Mừng. Bởi vì thông thường, vì sự thuận tiện, chúng ta có xu hướng hạ giảm sứ điệp của Chúa Giêsu, giảm bớt những lời Ngài nói. Hãy đối mặt với điều đó, chúng ta đã khá giỏi trong việc thỏa hiệp với Phúc Âm. Luôn luôn đến đây, đến đó... thỏa hiệp. Cho người đói ăn là có, nhưng vấn đề đói rất phức tạp, và tôi chắc chắn không thể giải quyết được! Giúp đỡ người nghèo thì có, nhưng những bất công phải được giải quyết theo một cách nhất định và sau đó tốt hơn là chờ đợi, bởi vì tự mình dấn thân thì bạn có nguy cơ bị quấy rầy mọi lúc, tốt hơn là chờ đợi một chút. Gần gũi với người bệnh và tù nhân, vâng, nhưng trên các trang nhất của báo chí và trên mạng xã hội có những vấn đề khác cấp bách hơn và vậy thì tại sao tôi phải quan tâm đến họ? Chào đón người di cư là có, tất nhiên, nhưng đó là một vấn đề chung phức tạp, nó liên quan đến chính trị…
Tôi không hòa mình vào những điều này… Luôn thỏa hiệp: “vâng, vâng…”, nhưng “không, không”. Đây là những thỏa hiệp mà chúng ta thực hiện với Phúc Âm. Tất cả đều “có”, nhưng cuối cùng, tất cả đều “không”. Và do đó, có những khác biệt giữa những chữ “nhưng” và “nhưng”, nhiều khi chúng ta là những người nam nữ của “nhưng” và “nhưng”; chúng ta làm cho cuộc sống của chúng ta trở thành một sự thỏa hiệp hạ giảm các đòi buộc của Tin Mừng. Từ những môn đệ giản dị của Thầy, chúng ta trở thành những bậc thầy của sự phức tạp, những người tranh luận thì nhiều mà làm thì lại ít, người tìm kiếm câu trả lời trước máy vi tính hơn là trước Thánh giá, trên mạng internet hơn là trước mắt anh chị em; Những Kitô hữu bình luận, tranh luận và phơi bày các lý thuyết, nhưng không hề biết tên một người nghèo, đã không đến thăm một người bệnh trong nhiều tháng, chưa bao giờ cho kẻ đói ăn cho kẻ rách rưới ăn mặc, chưa bao giờ kết bạn với người có nhu cầu, và quên rằng “Chương trình của Kitô hữu là một trái tim có thể nhìn thấy “(Benedict XVI, Deus caritas est, 31).
Có bao giờ? Có sự ngạc nhiên lớn: sự ngạc nhiên từ người công chính và kẻ bất lương. Có bao giờ? Cả người công chính và kẻ bất lương đều ngạc nhiên. Câu trả lời chỉ có một: bao giờ chính là lúc này, hôm nay, khi chúng ta kết thúc cử hành Bí tích Thánh Thể này. Chính là lúc này đây. Nó nằm trong tay chúng ta, trong công việc của lòng thương xót của chúng ta: không phải trong những lời giải thích và phân tích tinh tế, không phải trong những lời biện minh của cá nhân hoặc xã hội. Trong tay của chúng ta, và chúng ta có trách nhiệm. Hôm nay Chúa nhắc nhở chúng ta rằng cái chết đến để làm rõ sự thật về cuộc sống và loại bỏ bất kỳ tình tiết giảm nhẹ nào đối với lòng thương xót…”
Đọc tiếp »

Ngày 07/11/2020: VỚI ĐẤNG BAN SỨC MẠNH CHO TÔI, TÔI CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC HẾT

Thứ bảy, 31 tn
Bđ1, Pl 4 :
Thưa anh em, nhờ Chúa, tôi rất vui mừng vì cuối cùng thấy tình cảm của anh em đối với tôi lại thắm thiết. Tình cảm đó vẫn sống động, nhưng anh em chỉ thiếu dịp tỏ ra. 11 Không phải vì thiếu thốn mà tôi nói thế, bởi lẽ tôi đã học sống tự lập trong bất cứ hoàn cảnh nào. 12 Tôi sống thiếu thốn cũng được, mà sống dư dật cũng được. Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả. 13 Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết. 14 Tuy nhiên, anh em đã chia sẻ với tôi, khi tôi gặp cơn quẫn bách, như thế là phải. 15 Chính anh em, những người thành Phi-líp-phê, anh em biết là trong giai đoạn tôi bắt đầu rao giảng Tin Mừng, lúc rời khỏi Ma-kê-đô-ni-a, không một Hội Thánh nào đã đóng góp vào các khoản chi thu của tôi, chỉ có anh em thôi ; 16 bởi vì ngay khi tôi còn ở Thê-xa-lô-ni-ca, đôi lần anh em đã gửi cho tôi những gì tôi cần dùng. 17 Điều tôi tìm kiếm không phải là quà tặng, mà là những gì sinh hoa kết quả dồi dào cho anh em. 18 Tôi có đủ mọi thứ cần dùng, lại còn dư dật nữa là khác. Tôi rất đầy đủ, kể từ khi nhận được những gì anh em gửi đến tôi qua tay anh Ê-páp-rô-đi-tô. Quà anh em tặng cho tôi đó, chẳng khác nào hương thơm, lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa và được Người chấp nhận. 19 Thiên Chúa của tôi sẽ thoả mãn mọi nhu cầu của anh em một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Đức Ki-tô Giê-su.
Suy niệm :
Lạy Chúa, xin giúp chúng con “sống thiếu thốn cũng được, mà sống dư dật cũng được. Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, con đã tập quen cả. Với Đấng ban sức mạnh cho con, con chịu được hết.”
Chúng con cảm tạ Chúa “thấy tình cảm của anh chị em đối với con lại thắm thiết. Tình cảm đó vẫn sống động...” Xin cho những gì chúng con chia sẻ cho nhau “chẳng khác nào hương thơm, lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa và được Người chấp nhận. Thiên Chúa của chúng ta sẽ thoả mãn mọi nhu cầu của anh chị em một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Đức Ki-tô Giê-su.” Amen.
Brothers and sisters: I rejoice greatly in the Lord that now at last you revived your concern for me. You were, of course, concerned about me but lacked an opportunity. Not that I say this because of need, for I have learned, in whatever situation I find myself, to be self-sufficient. I know indeed how to live in humble circumstances; I know also how to live with abundance. In every circumstance and in all things I have learned the secret of being well fed and of going hungry, of living in abundance and of being in need. I have the strength for everything through him who empowers me. Still, it was kind of you to share in my distress.
You Philippians indeed know that at the beginning of the gospel, when I left Macedonia, not a single church shared with me in an account of giving and receiving, except you alone. For even when I was at Thessalonica you sent me something for my needs, not only once but more than once. It is not that I am eager for the gift; rather, I am eager for the profit that accrues to your account. I have received full payment and I abound. I am very well supplied because of what I received from you through Epaphroditus, "a fragrant aroma," an acceptable sacrifice, pleasing to God. My God will fully supply whatever you need, in accord with his glorious riches in Christ Jesus.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

CHÚA NHẬT XXXII - TN C



Đọc tiếp »

THÁNH THẦN GIÚP DIỆU DÀNG SỬA DẠY NHAU (ĐTC Phanxicô, 03/11/2021)


“…Thánh Phaolô mời tín hữu Galát chịu đựng khó khăn của nhau, và nếu ai đó phạm sai lầm, hãy sử dụng sự dịu dàng (Galat 5, 22) mà đối xử với họ. Chúng ta hãy lắng nghe các lời lẽ của ngài: “Thưa anh em, nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em, những người được Thần Khí thúc đẩy, hãy lấy tinh thần hiền hoà mà sửa dạy người ấy, như vậy là anh em chu toàn luật Chúa Kitô; phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ. Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, và như thế chu toàn lề luật của Chúa Kitô” (Gal 6, 1-2).
Khá khác so với lời tán dóc, ngồi lê đôi mách, như khi chúng ta thấy điều gì đó và chúng ta nói sau lưng mọi người về nó, đúng không? Bàn tán về người hàng xóm của chúng ta. Không, đấy không phải là theo Thần Khí. Theo Thần Khí là phải dịu dàng với anh chị em khi chỉnh sửa họ và giữ gìn bản thân để đừng rơi vào những tội lỗi đó, nghĩa là phải khiêm nhường. Trên thực tế, khi bị cám dỗ muốn đánh giá không tốt về người khác, như vẫn diễn ra, chúng ta phải suy nghĩ lại về điểm yếu của chính mình. Chỉ trích người khác dễ dàng xiết bao! Nhưng có những người dường như thích nói những câu chuyện bàn tán. Ngày nào họ cũng chỉ trích người khác. Hãy nhìn lại chính mình! Thật tốt khi tự hỏi điều gì thúc đẩy chúng ta chỉnh sửa anh / chị / em, và há chúng ta không phải là người cùng chịu trách nhiệm về các lỗi lầm của họ đó sao.
Ngoài việc ban cho chúng ta ơn dịu dàng, Chúa Thánh Thần còn mời gọi chúng ta liên đới với nhau, mang gánh nặng của người khác. Đời người có bao nhiêu gánh nặng: bệnh tật, thiếu việc làm, cô đơn, đau đớn…! Và biết bao thử thách khác đòi hỏi sự gần gũi và yêu thương của anh chị em chúng ta! Những lời của Thánh Augustinô khi bình luận về đoạn văn này cũng có thể hữu ích cho chúng ta: “Vì vậy, thưa anh chị em, bất cứ khi nào ai đó mắc phải một lỗi nào đó, […] hãy chỉnh sửa người ấy theo cách này, diụ dàng, dịu dàng. Và nếu anh chị em la mắng, hãy có tình yêu thương bên trong đó. Nếu anh chị em khích lệ, nếu anh chị em tỏ mình như một người cha, nếu anh chị em khiển trách, nếu anh chị em nghiêm khắc, hãy yêu thương” (Diễn Văn 163 / B 3).
Hãy luôn luôn yêu thương. Quy tắc tối cao liên quan đến việc chỉnh sửa bằng tình huynh đệ là tình yêu thương: muốn điều tốt lành cho anh chị em của chúng ta. Cũng cần nhiều thời gian để bao dung những vấn đề của người khác, những thiếu sót của người khác trong im lặng cầu nguyện, để tìm ra cách thích hợp giúp họ sửa chữa bản thân. Và điều này không hề dễ dàng. Con đường dễ dàng nhất là bàn tán hành tỏi. Nói sau lưng người khác như thể tôi là người hoàn hảo. Và điều đó ta không nên làm. Phải dịu dàng. Kiên nhẫn. Cầu nguyện. Gần gũi.” (ĐTC Phanxicô, 03/11/2021)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, 31 tn

Thứ sáu, 31 tn
Bđ1, Pl 3 :
Thưa anh em, xin hãy cùng nhau bắt chước tôi, và chăm chú nhìn vào những ai sống theo gương chúng tôi để lại cho anh em. 18 Vì, như tôi đã nói với anh em nhiều lần, và bây giờ tôi phải khóc mà nói lại, có nhiều người sống đối nghịch với thập giá Đức Ki-tô : 19 chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian. 20 Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta. 21 Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.
4 ,1 Bởi vậy, hỡi anh em thân mến lòng tôi hằng tưởng nhớ, anh em là niềm vui, là vinh dự của tôi. Anh em rất thân mến, anh em hãy kết hợp với Chúa mà sống vững vàng như vậy.
Suy niệm :
Lạy Chúa, xin đừng để chúng con “chỉ nghĩ đến những sự thế gian... sống đối nghịch với thập giá Đức Ki-tô”, đến nỗi “Chúa con thờ là cái bụng”... rồi “chung cục là sẽ phải hư vong”.
Nhưng giúp chúng con “kết hợp với Chúa mà sống vững vàng... là niềm vui, là vinh dự” của Hội Thánh... để đạt tới “quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta.” Amen.
Join with others in being imitators of me, brothers and sisters, and observe those who thus conduct themselves according to the model you have in us. For many, as I have often told you and now tell you even in tears, conduct themselves as enemies of the cross of Christ. Their end is destruction. Their God is their stomach; their glory is in their "shame." Their minds are occupied with earthly things. But our citizenship is in heaven, and from it we also await a savior, the Lord Jesus Christ. He will change our lowly body to conform with his glorified body by the power that enables him also to bring all things into subjection to himself. Therefore, my brothers, whom I love and long for, my joy and crown, in this way stand firm in the Lord, beloved.
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2022

HIỆP HÀNH Á CHÂU (Tổng thư ký FABC)

Trích sứ điệp gởi các dân tộc Á châu:
“…Được gợi hứng từ Tin Mừng và những giáo huấn gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô:
- Chúng tôi cam kết vươn tới các vùng ngoại biên. Chúng tôi được kêu gọi để hân hoan phục vụ những người thiếu thốn nhất.
- Chúng tôi được kêu gọi thực hiện một cuộc hoán cải về mục vụ và sinh thái để đáp ứng cách tích cực “tiếng kêu của trái đất và của người nghèo”.
- Chúng tôi muốn thể hiện tinh thần hỗ tương và hòa hợp bằng việc lắng nghe người khác trong cuộc đối thoại chân thành.
- Chúng tôi tìm cách thúc đẩy nền văn hóa hòa bình và hòa hợp với sự cộng tác của các anh chị em thuộc các tôn giáo và truyền thống thân cận.
- Chúng tôi cam kết bắc những nhịp cầu không những giữa các tôn giáo và truyền thống, mà còn bằng sự tham gia có nguyên tắc với các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, và các cơ quan dân sự về những vấn đề nhân quyền, xóa bỏ nghèo đói, nạn buôn người, chăm sóc trái đất, và những quan tâm chung khác.
- Chúng tôi cần biến đổi chính mình bằng cách cổ vũ nền văn hóa “lắng nghe tương hỗ”, nơi chúng tôi lắng nghe nhau và cùng lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa.
- Chúng tôi muốn cải thiện cách thức huấn luyện đức tin, đồng hành với các gia đình và cộng đoàn, nhất là những trường hợp gặp khó khăn.
Bằng việc cùng nhau bước đi trên những lộ trình này, chúng tôi sẽ phục vụ thế giới với cam kết có ý nghĩa hơn. Chúng tôi cam đoan với các dân tộc của Châu lục này rằng, Giáo hội Công giáo Á Châu sẽ luôn hành động vì một Châu Á tốt đẹp hơn và vì lợi ích của mọi dân tộc. Khi đảm bảo với anh chị em về lời cầu nguyện của chúng tôi, chúng tôi khiêm tốn xin anh chị em nhớ đến chúng tôi trong lời cầu nguyện của anh chị em. Chúng ta cùng nhau hành trình để phục vụ gia đình nhân loại và mọi thụ tạo.
Bangkok, Thái Lan, ngày 30 tháng 10 năm 2022
✠ CHARLES CARDINAL BO S.D.B.
Chủ tịch FABC
✠ OSWALD CARDINAL GRACIAS
Tổ chức Đại hội FABC 50
✠ FRANCIS XAVIER CARDINAL KRIENGSAK KOVITHAVANIJ
TGM Bangkok (Thái Lan)
✠ TARCISIO ISAO KIKUCHI S.V.D.
Tổng thư ký FABC




Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.