Ads 468x60px

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

SÁM HỐI

Hc 17:
24Ai sám hối thì Đức Chúa ban cho ơn trở về,
và những kẻ sờn lòng nản chí, Người cũng sẽ ủi an.
25Hãy trở về với Đức Chúa và từ bỏ tội lỗi,
hãy cầu khẩn trước nhan Người, và giảm bớt dịp tội.
26Hãy đoạn tuyệt với gian ác, trở về cùng Đấng Tối Cao,
và cực lực gớm ghét mọi điều ghê tởm.
27Trong âm phủ, ai nào ca ngợi Đấng Tối Cao,
nếu những kẻ đang sống không dâng lời cảm tạ ?
28Người đã chết thì hết xưng tụng, vì nó không còn nữa ;
chỉ người đang sống và khoẻ mạnh mới ca ngợi Đức Chúa.
29Lòng lân tuất của Đức Chúa, cao cả dường bao,
ơn tha thứ dành cho kẻ trở lại với Người, lớn lao biết mấy !
To the penitent God provides a way back, he encourages those who are losing hope
and has chosen for them the lot of truth. Return to the LORD and give up sin, pray to him and make your offenses few.
Turn again to the Most High and away from sin, hate intensely what he loathes; and know the justice and judgments of God, stand firm in the way set before you, in prayer to the Most High God.
Who in the nether world can glorify the Most High in place of the living who offer their praise? Dwell no longer in the error of the ungodly, but offer your praise before death.
No more can the dead give praise than those who have never lived; they glorify the LORD who are alive and well.
How great the mercy of the LORD, his forgiveness of those who return to him!
Đọc tiếp »

MÙA CHAY: LÀM MỚI LẠI


Thánh thi KINH SÁCH, thứ tư LỄ TRO
Thời gian thuận tiện đến rồi
Như ngày bừng sáng ơn trời đã ban,
Thuốc thiêng chữa bệnh trần gian,
Ấy là sám hối ăn năn hãm mình.
Một ngày mới đẹp bình minh :
Hồng ân nguồn mạch cứu tinh tuôn trào ;
Hồn mang vết tội thương đau,
Tịnh trai chữa hết ưu sầu đắng cay.
Chúa ban ơn thánh mỗi ngày,
Tinh thần thể xác ăn chay ngại gì,
Biển trần dầu lắm hiểm nguy
Cũng trông đạt tới bến quê đời đời.
Muôn loài thờ lạy Ba Ngôi,
Canh tân tha thứ loài người chúng con.
Xin cùng vũ trụ càn khôn
Dâng bài ca mới suy tôn hát mừng.
Đọc tiếp »

“SỐNG CHẬM LẠI”: DÀNH GIỜ CHO NHAU (ĐTC Phanxicô, 02/03/2022)


“…Tốc độ thái quá đưa chúng ta vào máy ly tâm cuốn chúng ta đi như những hoa giấy. Người ta hoàn toàn mất tầm nhìn về bức tranh lớn hơn. Mỗi người giữ chặt miếng bánh của riêng mình, một miếng bánh trôi giạt theo dòng chảy của thị trường thành phố, mà đối với nó, tốc độ chậm hơn có nghĩa là thua lỗ, vì tốc độ là tiền là bạc. Tốc độ thái quá đập cuộc sống tan tành thành bụi: nó không làm cho cuộc sống trở nên cố kết mạnh mẽ hơn.
Và sự khôn ngoan… nó cần có sự lãng phí thời gian. Khi anh chị em trở về nhà và nhìn thấy con trai, con gái của anh chị em và anh chị em “lãng phí thời gian” với chúng, nhưng trong cuộc trò chuyện vốn có tính căn bản đối với xã hội, anh chị em “lãng phí thời gian” với con cái; và khi anh chị em trở về nhà và có ông hoặc bà có lẽ không còn minh mẫn nữa, tôi không biết, đã mất khả năng nói, và anh chị em ở lại với ông hoặc bà, anh chị em "lãng phí thời gian", nhưng sự “lãng phí thời gian” này củng cố gia đình nhân loại. Cần phải dành thời gian, thời gian không sinh lợi, với con cái và người già, vì họ cho chúng ta một khả năng khác để nhìn cuộc sống.
Đại dịch, trong đó chúng ta vẫn buộc phải sống một cách thiếu may mắn, rất đau đớn, nhưng là cuộc chặn đứng lòng sùng bái tốc độ. Và trong thời kỳ này, ông bà đã đóng vai trò như một rào cản đối với người trẻ yêu tốc độ. Liên minh hữu hình giữa các thế hệ, một liên minh hài hòa tốc độ và nhịp độ, tái lập niềm hy vọng không sống cuộc sống vô ích. Và nó khôi phục nơi mỗi chúng ta tình yêu đối với các cuộc sống dễ bị tổn thương, bằng cách chặn đứng con đường dẫn đến nỗi ám ảnh về tốc độ, một thứ vốn tiêu hao nó.
Chữ quan trọng là đây, với mỗi người trong số anh chị em, tôi xin hỏi: anh chị em có biết cách lãng phí thời gian không, hay anh chị em luôn vội vàng? “Không, tôi đang vội, tôi không thể…”. Anh chị em có biết lãng phí thời gian với ông bà, với người già không? Anh chị em có biết dành thời gian chơi với con cái anh chị em, với trẻ em nói chung không? Đây là đá thử vàng. Anh chị em hãy suy nghĩ về điều đó. Và nó khôi phục nơi mỗi người tình yêu đối với cuộc sống dễ bị tổn thương của chúng ta, ngăn chặn con đường dẫn đến nỗi ám ảnh về tốc độ, một điều chỉ làm tiêu hao cuộc sống.
Nhịp điệu của tuổi già là một nguồn lực không thể thiếu để hiểu được ý nghĩa của cuộc sống được đánh dấu bởi thời gian. Người già có nhịp điệu của họ, nhưng là những nhịp điệu giúp đỡ chúng ta. Nhờ sự trung gian này, đích đến của cuộc sống là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trở nên đáng tin cậy hơn: một thiết kế được ẩn giấu trong việc tạo dựng nên con người “giống hình ảnh và họa ảnh của Người” và được đóng ấn trong Con Thiên Chúa trở thành người…” (ĐTC Phanxicô, 02/03/2022)
Đọc tiếp »

MÙA CHAY: GIEO, CHIA SẺ, CHO ĐI… (Sứ điệp Mùa Chay 2022)


Anh chị em thân mến,
Mùa Chay là thời gian thuận tiện cho việc canh tân cá nhân và cộng đoàn, dẫn chúng ta đến Lễ Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và sống lại. Đối với hành trình Mùa Chay năm 2022, sẽ rất ích lợi cho chúng ta khi chúng ta suy gẫm lời khuyên của Thánh Phaolô dành cho các tín hữu Galat: “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí, vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt, nếu chúng ta không sờn lòng. Vậy bao lâu còn cơ hội (kairos), chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Gl6,9-10)…
Trong cuộc sống chúng ta, lòng tham, sự kiêu ngạo, mong muốn chiếm hữu, tích lũy và tiêu thụ chiếm ưu thế, như câu chuyện về người khờ dại trong dụ ngôn Tin Mừng chỉ ra. Người này cho rằng cuộc sống của anh ta được an toàn và hạnh phúc nhờ thóc lúa dư thừa và của cải cất giữ trong kho (Lc 12,16-21). Mùa Chay mời gọi chúng ta hoán cải, thay đổi não trạng, để sự thật và vẻ đẹp của cuộc sống có thể đạt được không phải ở việc tích lũy quá nhiều nhưng là ở việc gieo điều tốt và chia sẻ...
Thánh Phaolô đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa gieo và gặt khi khẳng định: “Ai gieo ít thì sẽ gặt ít và ai gieo nhiều thì sẽ gặt được nhiều” (2Cr 9,6). Nhưng chúng ta đang nói về loại mùa gặt nào? Hoa quả đầu tiên của lòng tốt mà chúng ta gieo xuất hiện trong chính chúng ta và trong các mối quan hệ hàng ngày của chúng ta, cả trong những hành động tử tế nhỏ bé. Trong Chúa, không có hành vi yêu thương nào cho dù nhỏ bé, và không có “cố gắng quảng đại” nào bị mất đi (x. Evangelii Gaudium, 279). Như cây được nhận ra nhờ trái (Mt 7,16, 20), một cuộc sống đầy hành động tốt sẽ tỏa sáng (x. Mt 5,14-16) và mang lại hương thơm của Chúa Kitô cho thế giới (x. 2Cr 2,15). Phụng sự Thiên Chúa, trong sự tự do đối với tội lỗi, mang lại hoa trái là sự thánh thiện vì ơn cứu độ của tất cả (x. Rm 6, 22)… (Sứ điệp Mùa Chay 2022)
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần VIII - TN (sau lễ tro)



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

GIA ĐÌNH: VỢ-CHỒNG (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

1-Tháng 3 là tháng kính Thánh Giuse-Bổn mạng Gia Trưởng. Ngày 8.3, anh em Gia Trưởng là chồng, có dịp quan tâm cách đặc biệt hơn đến vợ-người phụ nữ của mình, theo ý chỉ cầu nguyện chung của tháng: “xin cho tất cả mọi nền văn hóa biết tôn trọng quyền lợi và phẩm giá của phụ nữ.”
2-Dù có sự tiến bộ đáng kể trong cách cư xử với phụ nữ nơi gia đình và xã hội, nhưng họ vẫn là số đông nạn nhân của bạo lực gia đình: phải chịu đau khổ về thể xác và tinh thần nhiều lần, nhiều cách. Đó là lý do Đức giám mục giáo phận, trong Thư mục vụ Năm Phúc âm hóa đời sống gia đình, kêu gọi “Tẩy trừ bóng tối-ba không”, có :“Không sử dụng bạo lực trong gia đình dưới bất cứ hình thức nào, dù là lời nói hay việc làm.”
3-Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 của nước ta định nghĩa: 'Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình'. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình. (website Nhân dân hằng tháng, 11.02.2014)
4-Gia đình khởi đầu được xây dựng trên mối quan hệ yêu thương của hai người nam nữ nên vợ chồng. Thách đố gia đình, khủng hoảng gia đình, bạo lực gia đình…; và đối lại: xây dựng gìn giữ gia đình, Phúc âm hóa gia đình, thánh hóa gia đình… đều tác động đầu tiên đến mối liên hệ thiêng liêng và căn bản của gia đình : vợ-chồng.
5-Ý khấn tháng 1/2014 tại Tàpao có 7.137 xin cho gia đình hòa thuận và 10.002 ý xin cho chồng chung thủy! Phúc âm hóa đời sống gia đình là làm mới lại lời cam kết học thuộc khi chuẩn bị hôn nhân, tuyên bố công khai long trọng trong Thánh Lễ cưới để làm nên Bí tích hôn phối : “Anh (em)… nhận em (anh)… làm vợ (chồng) và hứa giữ lòng chung thủy với em (anh), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em).” Vợ chồng tự mình âm thầm lập lại lời kết ước ấy trong sám hối và cầu nguyện, để xin Chúa giúp sống trung tín với giao ước và sự kết hợp nên một Thiên Chúa đã tác thánh, “loài người không được phân ly.”
6-Ngay khi nên vợ nên chồng, họ được cộng đoàn hiệp ý với chủ tế trong Thánh Lễ cưới cầu nguyện qua lời chúc hôn :
“Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng, Cha đã tạo dựng muôn loài từ hư vô, và an bài mọi sự trong trời đất ngay từ thuở ban đầu. Khi dựng nên con người gống hình ảnh Cha, Cha đã đặt người nữ làm trợ tá bất khả phân ly của người nam, vì vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương thịt. Như thế, Cha dạy chúng con rằng: sự gì Cha đã phối hợp nên một, loài người không bào giờ được phép phân ly.
Lạy Cha, Cha dùng bí tích cao trọng thánh hóa tình nghĩa vợ chồng, để hôn nhân tượng trưng cho sự kết hợp nhiệm mầu giữa Ðức Kitô và Hội Thánh. Lạy Cha, Cha đã phối hợp người nữ với người nam và từ nguyên thuỷ đã chúc phúc cho xã hội họ gầy dựng nên được sinh sôi nảy nở. Lời chúc phúc này, dù nguyên tội hay đại hồng thuỷ cũng không xóa bỏ được.
Xin ghé mắt nhân từ nhìn đến chị (bà) T.vừa thành hôn với anh (ông) T., và đang cầu mong được Cha ban ơn phúc. Xin cho chị (bà) được đầy lòng yêu thương, biết ăn ở thuận hòa, luôn noi gương các thánh nữ đã được tán dương trong Sách Thánh.
Xin cho anh (ông) T. biết trọn niềm tin tưởng ở chị (bà) T., nhìn nhận chị (bà) là người bạn bình đẳng, và cũng được thừa hưởng sự sống là hồng ân Chúa ban. Xin cho anh (ông) biết luôn luôn kính trọng và yêu thương chị (bà) như Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh.
Vậy giờ đây, lạy Cha, xin cho đôi tân hôn này được kiên trì giữ vững đức tin, và thiết tha yêu mến luật Cha; được trọn tình chung thuỷ với nhau để nêu gương một đời sống thánh thiện. Xin ban cho họ được sức mạnh của Tin Mừng, để họ trở nên những nhân chứng đích thực của Chúa Kitô trước mặt mọi người.
Xin cho họ (sinh con và) được trở nên cha mẹ mẫu mực khôn ngoan đạo đức, và khi đã trải qua tuổi thọ an nhàn, họ được về thiên quốc, cùng các thánh hưởng phúc trường sinh. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con. Amen.”
7-Trong Thánh Lễ cưới, đôi bạn là người thụ động lắng nghe lời chúc hôn. Nay, vợ chồng hãy biến thành lời nguyện của mình, tự mình đọc lại lời chúc lành cao đẹp ấy, trong tư cách là người trực tiếp nói với Chúa: thay danh xưng ở ngôi vị thứ 3 (anh, chị, họ) trong bản văn, bằng chính ngôi vị thứ nhất (con, chúng con) và thay động từ hiện tại hoàn thành (vừa thành hôn) bằng quá khứ (đã thành hôn được…2 năm, 5 năm, 10 năm, 25 năm, 44 năm…) để xin Chúa gìn giữ và thánh hóa gia đình mình, giúp vượt qua thách đố của thời đại, sống ơn gọi hôn nhân gia đình theo thánh ý Chúa.
8-“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm ; Đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn”; Đã rằng là nghĩa vợ chồng-Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời…” Tục ngữ, ca dao đã từng ca ngợi tình nghĩa cao đẹp của vợ chồng, đáng trân trọng giữ gìn, phát huy trong văn hóa dân tộc.
9- Khi cám dỗ vũ phu, bạo lực gia đình trổi dậy, người chồng hãy lấy lời khuyên của thánh Ambrôsiô để dừng lại: “Con không phải là chủ của nàng, nàng được trao cho con để làm vợ chứ không phải làm nô lệ… Hãy đáp lại những chú ý nàng đã dành cho con, và hãy biết ơn tình yêu của nàng.”
10-“Người làm chồng hãy yêu thương vợ như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh… Chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ, trái lại người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh. Còn vợ thì hãy kính trọng chồng.” (Eph5, 25-33) Lời Chúa đây chính là sức sống giúp củng cố và làm nồng ấm lại tình yêu vợ chồng mỗi khi gặp khó khăn trong đời sống chung, thắng vượt khuynh hướng bỏ rơi “nữa kia của mình” cũng là “chính thân thể mình” mà đi tìm và liên kết với một đối tượng khác.
11- Vợ chồng ngắm lại ảnh đẹp ngày cưới, cũng hãy hồi tưởng, chiêm ngắm lại bầu khí thánh thiêng trong Thánh Lễ cưới của mình, được giáo phụ Tertulianô mô tả, và Đức chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II lập lại trong Tông huấn Gia Đình : «Tôi múc đâu ra sức mạnh để nói cho thỏa về niềm hạnh phúc của cuộc hôn nhân được Hội Thánh nối kết, được Thánh Lễ thừa nhận, được lời chúc lành niêm ấn, được các thiên thần công bố và được Cha trên trời chuẩn y… Có đôi bạn nào đẹp bằng đôi bạn Kitô hữu, được kết hợp do cùng một niềm hy vọng, cùng một nguyện ước, cùng một nề nếp, cùng một công việc phục vụ. Cả hai là con một Cha, cùng phục vụ một Chúa, không gì phân rẽ họ nổi, trong tinh thần cũng như trong thể xác, họ là hai trong cùng một thân xác. Ở đâu có cùng một thể xác, ở đó cũng có cùng một tinh thần.» (số 13)
12-Cầu chúc : Các đôi vợ chồng thắng vượt trào lưu tìm cái mới lạ ngoài hôn nhân của tệ nạn xã hội, nhưng biết tìm lại hình ảnh tươi đẹp của người bạn đời: chính là món quà quí giá nhất Chúa ban cho mình và gia đình mình ; và lời chúc hôn ngày cưới, được thành sự cho mọi đôi vợ chồng Công Giáo : “kiên trì giữ vững đức tin, trọn tình chung thủy với nhau để nêu gương một đời sống thánh thiện, trở nên chứng nhân đích thực của Đức Kitô trước mặt mọi người…”
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

MÙA CHAY LÀM LÀNH LÁNH DỮ

Lv 19:
1 Đức Chúa phán với ông Mô-sê rằng : 2 “Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Ít-ra-en và bảo chúng : Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh.
11 “Các ngươi không được trộm cắp, không được nói dối, không được lừa gạt đồng bào mình. 12 Các ngươi không được lấy danh Ta mà thề gian : làm thế là các ngươi xúc phạm đến danh Thiên Chúa của các ngươi. Ta là Đức Chúa. 13 Ngươi không được bóc lột người đồng loại, không được cướp của ; tiền công người làm thuê, ngươi không được giữ lại qua đêm cho đến sáng. 14 Ngươi không được rủa người điếc, đặt chướng ngại cho người mù vấp chân, nhưng phải kính sợ Thiên Chúa của ngươi. Ta là Đức Chúa. 15 Các ngươi không được làm điều bất công khi xét xử : không được thiên vị người yếu thế, cũng không được nể mặt người quyền quý, nhưng hãy xét xử công minh cho người đồng bào. 16 Ngươi không được vu khống những người trong dòng họ, không được ra toà đòi người đồng loại phải chết. Ta là Đức Chúa. 17 Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó. 18 Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình. Ta là Đức Chúa.”
The LORD said to Moses,
"Speak to the whole Israelite community and tell them: Be holy, for I, the LORD your God, am holy.
"You shall not steal. You shall not lie or speak falsely to one another. You shall not swear falsely by my name, thus profaning the name of your God. I am the LORD.
"You shall not defraud or rob your neighbor. You shall not withhold overnight the wages of your day laborer.
You shall not curse the deaf, or put a stumbling block in front of the blind, but you shall fear your God. I am the LORD.
"You shall not act dishonestly in rendering judgment. Show neither partiality to the weak nor deference to the mighty, but judge your fellow men justly.
You shall not go about spreading slander among your kinsmen; nor shall you stand by idly when your neighbor's life is at stake. I am the LORD.
"You shall not bear hatred for your brother in your heart. Though you may have to reprove your fellow man, do not incur sin because of him.
Take no revenge and cherish no grudge against your fellow countrymen. You shall love your neighbor as yourself. I am the LORD."
Đọc tiếp »

THỨ TƯ, LỄ TRO



Đọc tiếp »

CẨU XIN THÁNH CẢ GIUSE


Hôm nay đầu tháng 3, tháng kính thánh Giuse, cùng với ĐTC Phanxicô, chúng ta dùng lời kinh của ngài, tha thiết khẩn cầu cùng Thánh Cả gìn giữ chúng ta và thế giới:
Lạy thánh Giuse, đấng bảo vệ gìn giữ, xin bảo vệ đất nước chúng con. Xin soi sáng cho những người chịu trách nhiệm về công ích để họ biết, như Cha, chăm sóc cho những người được ủy thác cho trách nhiệm của họ.
Xin ban trí thông minh khoa học cho những người đang tìm các phương thức phù hợp cho sức khỏe và thiện ích thể lý của các anh chị em.
Xin nâng đỡ những ai đang hy sinh vì những người nghèo khổ: các tình nguyện viên, các y tá bác sĩ, những người ở tuyến đầu chăm sóc cho các bệnh nhân, thậm chí với giá là sự an toàn của chính họ.
Lạy thánh Giuse, xin chúc lành cho Giáo hội: từ các thừa tác viên của Giáo hội, xin làm cho Giáo hội trở thành dấu chỉ và dụng cụ của ánh sáng và lòng tốt của Cha.
Lạy thánh Giuse, xin đồng hành với các gia đình: bằng sự thinh lặng cầu nguyện của Cha, xin kiến tạo sự hòa hợp giữa các bậc cha mẹ và con cái, cách đặc biệt những là người bé nhỏ nhất.
Xin gìn giữ những người cao niên khỏi sự cô đơn: xin giúp cho không ai bị rơi vào sự thất vọng khi bị bỏ rơi và nản chí.
Xin an ủi những người yếu đuối nhất, ban ơn can đảm cho những người lung lay, xin bầu chữa cho những người nghèo khổ.
Xin cùng với Đức Trinh nữ, Mẹ của chúng con, cầu Chúa giải thoát thế giới khỏi mọi hình thức của đại dịch. Amen
Đọc tiếp »

5 NĂM CHA ĐÃ ĐI XA…

GIỖ 5 NĂM ĐỨC CHA GIUSE VŨ DUY THỐNG
(2017-01/03-2022)
Chúng con cầu cho Đức Cha hạnh phúc bên Chúa, và Đức Cha cầu bầu cùng Chúa cho chúng con !


Đọc tiếp »

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022

NGHỆ THUẬT DỐNG THEO HUẤN CA

Hc 6:
5Ăn nói dịu dàng thì tăng thêm bạn hữu,
phát biểu dễ thương thì tăng thêm lời thân ái.
6Ước chi có nhiều người sống hoà nhã với con ;
nhưng cố vấn cho con, thì trong muôn ngàn chỉ nên chọn một.
7Nếu con muốn làm bạn với ai thì hãy thử người ấy trước,
nhưng đừng vội tin tưởng ngay.
8Vì có kẻ chỉ là bạn nhất thời,
ngày con gặp nạn, nó chẳng còn là bạn nữa.
9Có người là bạn lại trở nên thù,
và tiết lộ chuyện cãi nhau, khiến con phải xấu hổ.
10Có người là bạn khi đồng hành với con,
nhưng ngày con gặp nạn, nó chẳng còn là bạn nữa.
11Khi con gặp may, thì nó chẳng khác nào chính con :
gia nhân con, nó tự do sai bảo.
12Nhưng lúc con sa cơ, nó liền chống lại và lánh mặt con luôn.
13Với quân thù, con hãy tránh xa,
còn với bè bạn, con phải coi chừng.
14Người bạn trung thành là một nơi nương tựa vững chắc,
ai gặp được người bạn như thế, là gặp được kho tàng.
15Không gì đổi lấy được một người bạn trung thành,
và giá trị của người bạn ấy, không cân nào lường được.
16Người bạn trung thành là phương thuốc xoa dịu cuộc đời,
những ai kính sợ Đức Chúa sẽ gặp được người như vậy.
17Người kính sợ Đức Chúa thì điều khiển được tình bạn của mình
vì bản thân mình thế nào, thì cận thân mình cũng thế.
A kind mouth multiplies friends and appeases enemies, and gracious lips prompt friendly greetings.
Let your acquaintances be many, but one in a thousand your confidant.
When you gain a friend, first test him, and be not too ready to trust him
For one sort of friend is a friend when it suits him, but he will not be with you in time of distress.
Another is a friend who becomes an enemy, and tells of the quarrel to your shame.
Another is a friend, a boon companion, who will not be with you when sorrow comes.
When things go well, he is your other self, and lords it over your servants;
But if you are brought low, he turns against you and avoids meeting you.
Keep away from your enemies; be on your guard with your friends.
A faithful friend is a sturdy shelter; he who finds one finds a treasure.
A faithful friend is beyond price, no sum can balance his worth.
A faithful friend is a life-saving remedy, such as he who fears God finds;
For he who fears God behaves accordingly, and his friend will be like himself.
Đọc tiếp »

NHỚ GIỖ ĐỨC CHA, NHƯNG HÀNH HƯƠNG GIA TRƯỞNG PHẢI DỪNG… (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


Nhịp sống đạo tháng 3:
1- Ngày 01 tháng 3 là ngày giỗ mãn tang của Đức Cha Giuse kính yêu. Với lòng biêt ơn, chúng ta lắng động tâm hồn, cầu nguyện cho ngài hạnh phúc muôn đời trong tình yêu Chúa dành cho những tôi tớ trung thành phụng sự Chúa.
2- Tháng 3 vừa có ngày 13 hành hương Năm Thánh của Gia trưởng, vừa có ngày 19 Bổn mạng của chúng ta. Cả tháng cũng là tháng Bổn mạng, vì là tháng kính Thánh Cả Giuse. Xin thông tin cho anh em chương trình hành hương Năm Thánh:
• Ngày 12:
-15g20 : họp mặt tại nhà hầm quảng trường C-Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao-trao đổi mục vụ đồng hành với các gia đình khó khăn
-16g30: Đức Cha Giám Quản huấn từ -Ban đại diện mới của Gia trưởng giáo phận tuyên hứa
-19g00-19g30 : Kiệu Đức Mẹ
-19g30-19g50 : Giáo lý Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao
-19g50-20g30: Chầu Thánh Thể
• Ngày 13: 06g30 khấn; 07g00-Thánh Lễ
Vừa là dịp Đại Hội mừng Bổn mạng, vừa hành hương Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao theo chương trình mục vụ của giáo phận, “Giáo dân phải luôn phát huy ý thức về giáo phận”, nên anh em hãy tích cực tham dự cuộc ngội ngộ đặc biệt này.
3- Ngoài việc hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh, anh em và mọi người siêng năng hành hương vì:
-Hành hương là “hành động đến dâng hương”: dâng hương là hành vi phụng thờ. Dù ở Tàpao không có dâng hương nơi linh đài, (sợ nhiều khói ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy rừng?!) những chúng ta đến đó để thờ phượng Chúa qua việc lãnh nhận bí tích giao hoà, tham dự Thánh Lễ chầu Thánh Thể, lần hạt Mân Côi… “Ước chi lời con nguyện như hương trầm bay tỏa trước tôn nhan.”
-Hành hương là “hành trình về quê hương”: Chúng ta đang lữ hành dưới thế nhưng “quê hương chúng ta ở trên trời” (Pl 3, 20). Mỗi lần hành hương là rời khỏi nơi sống thường ngày, rời quê hương tại thế để tập dược “lên núi Chúa” (x. Xh 19-20), lên núi để gặp Chúa qua Đức Mẹ, gặp Chúa gặp Mẹ nơi quê hương đích thực, dừng lại những bận tâm trần thế, để “tìm kiếm những sự trên trời”... Đó là hành trình tập sự về quê hương vĩnh cửu.
-Hành hương là “hành xác để toả hương nhân đức”: Đi hành hương luôn trải qua đường xa, ít ngủ, ăn ít, đi nhiều, leo núi, dang nắng hay dầm mưa… ít nhiều tùy nơi đi nơi đến, tất cả đòi hỏi hy sinh về thể xác. Đây là tinh thần khổ chế tự nhiên và tự nguyện để toả hương thơm các nhân đức: Tin-Cậy-Mến; tình liên đới, hiệp thông huynh đệ, lòng bác ái hy sinh…
Đó là ý nghĩa theo từ ngữ. “Hướng dẫn lòng đạo đức bình dân” của Toà Thánh cho chúng ta ý nghĩa thâm sâu của việc hành hương:
-“Hành hương có nền tảng Kinh Thánh từ thời Abraham, Isaac và Giacop đến Sikhem (x. St 12, 6-7 ; 33, 18-20) đến Bêthel (x. St 28, 10-20 ; 35, 1-15) và Mambrê (x. St 13, 18 ; 18, 1-15) nơi Chúa đã tỏ mình ra cho các ngài và hứa ban cho các ngài miền “đất hứa”… Chúa Giêsu đều đặn đi hành hương Giêruselem (x Ga 11, 55-56) theo qui định đàn ông con trai Israel, phải đến trình diện trước tôn nhan Chúa mỗi năm ba lần “(x. Xh 23, 17) (số 280)
-“Người hành hương hiệp thông trong lòng tin và đức ái không chỉ với những người cùng đi với mình mà còn với chính Chúa nữa… Khách hành hương cũng hiệp thông với cộng đoàn địa phương của mình, và qua cộng đoàn ấy với toàn thể Hội Thánh, tức là Giáo Hội ở trên trời và Giáo Hội còn đang lữ hành ở trần gian. Người ấy còn hiệp thông với các tín hữu trong suốt bao thế kỷ, đã cầu nguyện cùng một nơi ấy. Khách hành hương hiệp thông với thiên nhiên bao quanh linh địa mà họ ngưỡng mộ và thúc đẩy họ tôn trọng thiên nhiên. Cuối cùng, khách hành hương hiệp thông với toàn thể nhân loại mà những khổ đau và hy vọng được biểu hiện bằng nhiều cách nơi ấy qua các dấu chỉ của tài năng và nghệ thuật.” (số 286)
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

GIÁO XỨ-CỘNG ĐOÀN PHỤNG VỤ (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

1-Tháng 3 là tháng kính thánh Giuse, Bổn mạng Hội Thánh, Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam, Bổn mạng Đức Giám Mục giáo phận và các Gia Trưởng. Vị thánh âm thầm, không để lại một lời nào trong Tin Mừng, nhưng có địa vị đặc biệt mà gần đây ta thấy tên ngài được xướng lên hằng ngày trong thánh lễ : “Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Trinh Nữ”… Cử hành phụng vụ cách sốt sắng, chúng ta cầu nguyện cho Hội Thánh, cho Giáo Hội Việt Nam, và trong tình con thảo, mừng lễ và cầu nguyện cho Đức cha Giuse trong suốt tháng này, và cao điểm là chính ngày Lễ 19.03. Nhờ lời bầu cử của thánh Quan Thày, xin cho ngài được tràn đầy ơn Chúa chăm sóc đoàn chiên Phan Thiết.
2-Hiệp với tất cả các Gia Trưởng mừng lễ ở xứ hay hành hương Đức Mẹ Tàpao, nguyện xin thánh Cả Giuse, luôn là mẫu gương sáng ngời cho các vị gia trưởng, vừa chuyên chăm lao động nuôi dưỡng gia đình, vừa khôn ngoan bảo vệ gia đình nhờ âm thầm thực thi ý Chúa trong cuộc sống đầy thách đố như thánh Giuse đã chăm sóc gia đình thánh.
3-Thư mục vụ (TMV) đầu năm như định hướng cho toàn giáo phận sống năm “Tân Phúc âm hóa đời sống giáo xứ”, Đức cha Giuse đã định ra mô hình giáo xứ trước tiên là cộng đoàn phụng vụ. Ngài viết: “Nếu đời sống Giáo Hội được ghi dấu bởi việc cử hành phụng vụ vốn là “chóp đỉnh và trung tâm”, thì đời sống giáo xứ xét như là đơn vị nhỏ nhất của Giáo Hội tại địa phương, cũng được sinh động hóa bởi chính việc cử hành phụng vụ.” Cùng với lời giáo huấn của vị chủ chăn giáo phận, Nhịp sống đạo tháng 3 trích dẫn những lời dạy của Tòa Thánh, để chúng ta thấy rõ tầm quan trọng, đặc tính cao quí, thái độ cần có khi cử hành phụng vụ trong đời sống Giáo Hội thể hiện nơi giáo xứ mình:
4-Đặc tính cao cả của phụng vụ: “Là hành động tuyệt đối thánh thiêng, Phụng vụ là chóp đỉnh mà mọi hoạt động của Hội thánh đều hướng tới, đồng thời là nguồn mạch phát sinh mọi năng lực của đời sống Hội thánh. Qua Phụng vụ, Đức Kitô tiếp tục công trình cứu chuộc chúng ta trong Hội thánh, với Hội thánh và nhờ Hội thánh của Người.” (Toát Yếu Giáo Lý -TYGL. Câu 219)
5-Phụng vụ là công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi:
-“Trong Phụng vụ, Chúa Cha đổ tràn các phúc lành của Ngài cho chúng ta trong Người Con nhập thể, đã chết và đã sống lại vì chúng ta, và Ngài tuôn đổ Chúa Thánh Thần vào lòng chúng ta. Đồng thời Hội thánh chúc tụng Chúa Cha qua việc tôn thờ, ca tụng, tạ ơn, và cầu xin Ngài ban hồng ân là Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” (TYGL.221)
- “Trong Phụng vụ Hội thánh, Đức Kitô biểu lộ và hoàn thành mầu nhiệm Vượt qua của Người. Khi trao ban Thánh Thần cho các Tông đồ, Người trao ban cho họ và những người kế nhiệm họ quyền thực hiện công trình cứu độ qua hy tế Thánh Thể và qua các Bí tích, nơi chính Người hoạt động để trao ban ân sủng của Người cho các tín hữu trong mọi thời và trên toàn thế giới. (TYGL.222)
- Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần hoạt động cách chặt chẽ nhất với Hội thánh. Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho Hội thánh gặp gỡ Chúa của mình. Ngài nhắc nhớ và làm tỏ hiện Đức Kitô cho đức tin của cộng đoàn. Ngài làm cho hiện diện và hiện tại hóa mầu nhiệm của Đức Kitô; Ngài kết hợp Hội thánh vào đời sống và sứ vụ của Đức Kitô, làm cho hồng ân hiệp thông được sinh hoa kết quả nơi Hội thánh.(TYGL.223)
6- Nhiệm vụ của mục tử đối với phụng vụ: “Các mục tử không phải chỉ chủ tâm tuân giữ các lề luật trong các hoạt động phụng vụ để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn phải làm cho các tín hữu tham dự Phụng Vụ một cách ý thức, linh động và hữu hiệu.” (Hiến chế Phụng Vụ (PV), số 11)
-“Cha Sở cố gắng để Bí Tích Thánh Thể trở nên trung tâm của cộng đoàn giáo xứ; làm sao cho mọi tín hữu được nuôi sống nhờ việc cử hành sốt sắng các bí tích, cách riêng là thường xuyên lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Thống Hối; ngoài ra, hãy cố gắng hướng dẫn các tín hữu biết cầu nguyện, kể cả việc cầu nguyện trong các gia đình, và biết tham dự cách có ý thức và tích cực vào việc phụng vụ, mà chính Cha Sở phải là người lo điều hành trong giáo xứ mình, dưới quyền của Giám Mục giáo phận, và phải canh chừng đừng để xẩy ra những lạm dụng.” (Giáo luật điều 528: #2)
7-Thái độ cần có để tham dự phụng vụ: “Nhưng muốn thâu đạt được hiệu năng toàn vẹn ấy, tín hữu cần đến tham dự Phụng Vụ Thánh với tâm hồn chuẩn bị sẵn sàng, ngay thẳng, hòa hợp tâm trí mình với ngôn ngữ, và cộng tác với ân sủng trên trời, để đừng nhận lãnh ân sủng đó một cách vô ích.” (PV.11)
-“Giáo Hội hằng bận tâm lo cho các Kitô hữu tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy, không như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng là những người thấu đáo mầu nhiệm đó nhờ các nghi lễ và kinh nguyện: họ tham dự hoạt động thánh một cách ý thức, thành kính và linh động: họ được đào tạo bởi lời Chúa; được bổ sức nơi bàn tiệc Mình Chúa; họ tạ ơn Chúa; và trong khi dâng lễ vật tinh tuyền, không chỉ nhờ tay linh mục mà còn liên kết với ngài, họ tập dâng chính mình; và ngày qua ngày, nhờ Chúa Kitô Trung Gian, họ được tiêu hao trong tình kết liên với Thiên Chúa và với nhau, để cuối cùng Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người.” (PV.48)
8-Đức Cha tóm kết hai nhiệm vụ trên : “Linh mục quản xứ bảo đảm cho sinh hoạt phụng vụ được cử hành đầy đủ, không chỉ nghiêm túc theo chữ đỏ mà còn sốt sắng theo lòng tin trong Giáo Hội; còn giáo dân làm thành cộng đoàn phụng vụ cũng cần tham dự cách chủ động, không như khán giả xem buổi trình diễn mà như những tham dự viên cùng hiệp thông dâng lễ.
Thật đáng khích lệ trong giáo phận, thánh lễ và các bí tích, cách riêng bí tích Thánh Thể vẫn được cử hành đầy đủ, đều đặn và đúng đắn, điều cần thêm là phả vào trong những cử hành ấy một một sức sống mới, để có thể trở thành ánh sáng xua tan mọi ngõ ngách u tối của tội lỗi. Kinh nghiệm mục vụ cho thấy tại những giáo xứ mà phụng vụ Thánh Thể được cử hành nghiêm túc và sốt sắng, các tệ nạn ở đấy cũng giảm thiểu cách đáng kể hoặc biến mất dần.” (TMV)
9-Quí chuộng phụng vụ đại triều hiệp thông với Đức Giám Mục: “Mọi người phải hết sức mến chuộng đời sống phụng vụ của giáo phận chung quanh Giám Mục, nhất là tại nhà thờ chánh tòa: họ phải xác tín rằng Giáo Hội được đặc biệt biểu lộ khi toàn thể dân thánh Chúa tham dự trọn vẹn và linh động vào những cử hành Phụng Vụ, đặc biệt trong cùng một Lễ Tạ Ơn, cùng một lời nguyện cầu, nơi một bàn thờ duy nhất, ở đó Giám Mục chủ tọa giữa Linh mục đoàn và các thừa tác viên bao quanh Ngài… phải cổ võ đời sống phụng vụ của giáo xứ và mối liên hệ giữa đời sống ấy với Giám Mục trong tâm trí cũng như trong hành vi của các tín hữu và của hàng giáo sĩ; còn phải ra sức làm triển nở ý thức cộng đoàn giáo xứ, nhất là trong việc cử hành Thánh Lễ cộng đồng ngày Chúa Nhật.” (PV.41-42)…
Mũi Né, 11.02.2015
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

LÊN NÚI và XUỐNG NÚI (ĐTC Phanxicô, 28/02/2021)


“Đôi khi chúng ta phải trải qua những khoảnh khắc tăm tối trong cuộc sống cá nhân, gia đình hay xã hội và sợ hãi rằng không có lối thoát. Chúng ta cảm thấy sợ hãi trước những bí ẩn lớn như bệnh tật, nỗi đau vô cớ hay mầu nhiệm của cái chết. Trên hành trình đức tin, chúng ta thường vấp ngã khi đối diện với tai tiếng của thập giá và những đòi hỏi của Tin Mừng, là những điều kêu

gọi chúng ta dành cuộc đời mình để phục vụ và sẵn sàng đánh mất mạng sống mình vì tình yêu, hơn là giữ gìn và bảo vệ nó. Vì thế, chúng ta cần một cái nhìn khác, hướng đến một ánh sáng soi rọi sâu sắc mầu nhiệm của cuộc sống và giúp chúng ta vượt ra ngoài khuôn mẫu của mình, cũng như vượt ra ngoài những tiêu chí của thế giới này. Chúng ta cũng được mời gọi leo lên núi, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đấng Phục Sinh, Đấng đã thắp lên những tia sáng lấp lánh trong mọi mảnh vỡ của cuộc đời chúng ta và giúp chúng ta giải thích lịch sử bắt đầu bằng chiến thắng vượt qua của Người.
Tuy nhiên, chúng ta hãy cẩn thận: cảm giác của Phêrô rằng “thật tốt khi chúng ta ở đây” không được trở thành sự lười biếng tâm linh. Chúng ta không thể ở trên núi và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ này một mình. Chính Chúa Giêsu đưa chúng ta trở lại thung lũng, giữa anh chị em của chúng ta và vào cuộc sống hàng ngày. Chúng ta phải đề phòng sự lười biếng tâm linh: chúng ta hài lòng, với những lời cầu nguyện và phụng vụ của chúng ta, và điều này là đủ đối với chúng ta. Không! Lên núi không có nghĩa là quên đi thực tại; cầu nguyện không bao giờ có nghĩa là trốn tránh những khó khăn của cuộc sống; ánh sáng của đức tin không phải để mang lại những cảm giác tâm linh đẹp đẽ. Không, đây không phải là thông điệp của Chúa Giêsu. Chúng ta được mời gọi trải nghiệm cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô để được ánh sáng của Người soi sáng, để chúng ta có thể mang ánh sáng ấy đi và làm cho nó tỏa sáng khắp mọi nơi. Thắp ngọn đèn nhỏ trong lòng người; trở thành những ngọn đèn nhỏ của Tin Mừng mang theo một chút tình yêu và hy vọng: đây là sứ mệnh của một Kitô hữu.” (ĐTC Phanxicô, 28/02/2021)
Đọc tiếp »

LỜI NÓI TA THẾ NÀO ? ĐTC Phanxicô, 27/02/2022)




“Sau cách nhìn của chúng ta, hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta suy ngẫm về ngôn từ của mình. Chúa giải thích rằng “lòng đầy miệng mới nói ra” (câu 45). Đúng thế, từ cách nói của một người, bạn có thể nói thẳng được điều gì trong lòng họ.
Những từ ngữ chúng ta sử dụng nói lên chúng ta là ai. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta ít chú ý đến lời nói của mình và sử dụng chúng một cách hời hợt. Nhưng lời nói có sức nặng: chúng cho phép chúng ta bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc, nói lên những nỗi sợ hãi mà chúng ta có và những kế hoạch chúng ta dự định thực hiện, để chúc tụng Chúa và tán dương những người khác.
Tuy nhiên, thật không may, thông qua ngôn ngữ, chúng ta cũng có thể nuôi dưỡng những định kiến, nâng cao rào cản, gây hại và thậm chí phá hủy; chúng ta có thể tiêu diệt anh em của mình bằng ngôn ngữ. Tin đồn làm tổn thương và vu khống có thể sắc hơn dao! Ngày nay, đặc biệt là trong thế giới kỹ thuật số, ngôn từ di chuyển nhanh chóng; nhưng có quá nhiều người trong số họ truyền tải sự tức giận và hung hăng, đưa ra những tin tức sai sự thật và lợi dụng nỗi sợ hãi của tập thể để tuyên truyền những ý tưởng xuyên tạc. Một nhà ngoại giao, người từng là Tổng thư ký Liên hợp quốc, nói rằng “'lạm dụng lời nói là khinh miệt con người' (D. HAMMARSKJÖLD, Waymarks, Magnano BI 1992, 131).
Như thế, chúng ta hãy tự hỏi mình loại ngôn từ nào chúng ta sử dụng: ngôn từ thể hiện sự quan tâm, tôn trọng, hiểu biết, gần gũi, lòng trắc ẩn hay những ngôn từ chủ yếu nhằm mục đích khiến chúng ta trông đẹp hơn trước mặt người khác? Và chúng ta nói nhẹ nhàng hay chúng ta làm ô nhiễm thế giới bằng cách gieo rắc nọc độc: chỉ trích, phàn nàn, gây hấn trên diện rộng?
Xin Đức Mẹ, Mẹ Maria, người mà Thiên Chúa đã nhìn đến lòng khiêm nhường của Mẹ, Đức Trinh Nữ của sự thinh lặng mà chúng ta đang cầu nguyện, giúp chúng ta thanh tẩy cái nhìn và lời nói của chúng ta. (ĐTC Phanxicô, 27/02/2022)
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần VIII - TN



Đọc tiếp »

NHÌN LẠI CÁI NHÌN CỦA TA (ĐTC Phanxicô, 27/02/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Trong Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta suy tư về cách nhìn và cách nói. Cái nhìn của chúng ta và ngôn từ của chúng ta. Trước hết là cái nhìn của chúng ta.
Chúa nói, rủi ro mà chúng ta gặp phải là chúng ta tập trung nhìn vào cái rác trong mắt anh em mình mà không để ý đến cái xà của chính mình (x. Lc 6, 41). Nói cách khác, chúng ta rất chú ý đến lỗi lầm của người khác, ngay cả những lỗi nhỏ như một hạt bụi, thản nhiên coi nhẹ lỗi của mình, cho rằng chúng chẳng đáng chi. Điều Chúa Giêsu nói rất chí lý: chúng ta luôn tìm lý do để đổ lỗi cho người khác và biện minh cho chính mình. Và rất thường chúng ta phàn nàn về những điều sai trái trong xã hội, trong Giáo hội, trên thế giới, mà không tự vấn bản thân trước và không nỗ lực thay đổi bản thân trước. Mọi thay đổi tích cực, hiệu quả đều phải bắt đầu từ chính chúng ta. Nếu không, sẽ không có thay đổi. Chúa Giêsu giải thích, khi chỉ nhìn thấy lỗi của người khác, chúng ta nhìn một cách mù quáng. Và nếu chúng ta bị mù, chúng ta không thể tự nhận mình là người hướng dẫn và giảng dạy cho người khác: quả thật, Chúa nói một người mù không thể dẫn dắt một người mù khác (x. Lc 6,39).
Anh chị em thân mến, Chúa mời gọi chúng ta thanh tẩy cái nhìn của mình, làm sạch ánh nhìn của chúng ta. Trước tiên, Ngài yêu cầu chúng ta nhìn vào bên trong bản thân để nhận ra những thất bại của chúng ta. Bởi vì nếu chúng ta không có khả năng nhìn thấy những khuyết điểm của chính mình, chúng ta sẽ luôn có xu hướng phóng đại những khuyết điểm của người khác.
Trái lại, nếu chúng ta thừa nhận những sai lầm và khuyết điểm của chính mình, thì cánh cửa của lòng thương xót sẽ mở ra cho chúng ta. Và sau khi nhìn vào bên trong chính mình, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy nhìn người khác như cách Ngài làm, đây là bí quyết, hãy nhìn người khác như cách Chúa nhìn; trước tiên không phải nhìn vào điều ác, nhưng nhìn vào điều thiện. Thiên Chúa nhìn chúng ta theo cách này: Ngài không nhìn thấy những lỗi lầm không thể sửa chữa được trong chúng ta, nhưng như những đứa trẻ mắc lỗi. Đó là một sự thay đổi trong cách nhìn: Ngài không tập trung vào những sai lầm, mà tập trung vào những đứa trẻ mắc lỗi. Thiên Chúa luôn luôn phân biệt người đó với lỗi của người ấy. Ngài luôn cứu người. Ngài luôn tin tưởng vào con người và luôn sẵn sàng tha thứ cho những sai sót. Chúng ta biết rằng Chúa luôn tha thứ. Và Ngài mời gọi chúng ta cũng làm như vậy: đừng tìm điều ác nơi người khác, nhưng hãy tìm điều thiện.” (ĐTC Phanxicô, 27/02/2022)
Đọc tiếp »

NHÀ THỜ 15 NĂM VẪN ĐẸP


 Hình vừa chụp hôm nay, tròn 15 năm cung hiến, thánh đường mãi xinh đẹp…



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.