Ads 468x60px

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

Thứ bảy, 25 tn, bài đọc 1

Gv 11 :

Này bạn thanh niên,
cứ vui hưởng tuổi xuân của bạn,
và làm cho tâm hồn được hạnh phúc
trong những ngày còn trẻ :
cứ chiều theo ước muốn của lòng mình
và những gì mắt mình ưa thích.
Nhưng bạn phải biết rằng :
về tất cả những điều đó,
Thiên Chúa sẽ gọi bạn ra xét xử.
10Hãy đẩy lui sầu não khỏi tâm hồn,
khử trừ đớn đau khỏi thân xác,
vì tuổi trẻ đầu xanh đều là phù vân cả.
121Giữa tuổi thanh xuân,
bạn hãy tưởng nhớ Đấng đã dựng nên mình.
Đừng chờ đến ngày tai ương ập tới,
đừng chờ cho năm tháng qua đi,
những năm tháng mà rồi bạn sẽ phải nói :
“Tôi chẳng có được một niềm vui nào trong thời gian đó cả !”
2Đừng chờ đến khi mặt trời với ánh sáng,
mặt trăng cùng tinh tú đều trở thành tối tăm,
và mây đen tụ lại khi cơn mưa đã dứt.
3Ngày ấy, người giữ nhà sẽ run lẩy bẩy,
chàng trai vạm vỡ phải khòm lưng,
các cô xay bột không còn xay tiếp vì không đủ người xay,
các bà nhìn qua cửa sổ : chỉ nhìn thấy lờ mờ.
4Ngày ấy, cánh cửa ngó ra đường sẽ đóng lại,
tiếng cối xay bột từ từ nhỏ đi,
người ta trỗi dậy khi vừa nghe tiếng chim hót
và mọi cô ca sĩ sẽ phải lặng thinh.
5Ngày ấy, đường hơi dốc cũng làm người ta sợ,
chân bước đi mà lòng thật kinh hoàng.
Ngày ấy, hoa hạnh đào nở ra trắng xoá,
loài châu chấu trở nên chậm chạp nặng nề,
trái bạch hoa hết còn hương vị.
Bởi vì con người tiến đến nơi ở ngàn thu,
bên đường đầy những người khóc than ai oán.
6Đừng chờ đến khi chỉ bạc đứt, bình vàng vỡ,
vò nước bể ngay tại hồ chứa nước,
ròng rọc gãy, vụt rơi xuống giếng sâu.
7Đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất,
khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa
hơi thở Người đã ban cho mình.
8Ông Cô-he-lét nói :
“Phù vân, quả là phù vân, mọi sự đều là phù vân cả !”
Rejoice, O young man, while you are young and let your heart be glad in the days of your youth. Follow the ways of your heart, the vision of your eyes ; Yet understand that as regards all this God will bring you to judgment.
Ward off grief from your heart and put away trouble from your presence, though the dawn of youth is fleeting.
Remember your Creator in the days of your youth, before the evil days come and the years approach of which you will say, I have no pleasure in them;
Before the sun is darkened. and the light, and the moon, and the stars, while the clouds return after the rain;
When the guardians of the house tremble, and the strong men are bent, And the grinders are idle because they are few, and they who look through the windows grow blind;
When the doors to the street are shut, and the sound of the mill is low; When one waits for the chirp of a bird, but all the daughters of song are suppressed;
And one fears heights, and perils in the street; When the almond tree blooms, and the locust grows sluggish and the caper berry is without effect, Because man goes to his lasting home, and mourners go about the streets;
Before the silver cord is snapped and the golden bowl is broken, And the pitcher is shattered at the spring, and the broken pulley falls into the well,
And the dust returns to the earth as it once was, and the life breath returns to God who gave it.
Vanity of vanities, says Qoheleth, all things are vanity!
Đọc tiếp »

Thứ bảy, 25 tn


 

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Giảng viên 3 :

1Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời :
2một thời để chào đời, một thời để lìa thế ; một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây ;
3một thời để giết chết, một thời để chữa lành ; một thời để phá đổ, một thời để xây dựng ;
4một thời để khóc lóc, một thời để vui cười ; một thời để than van, một thời để múa nhảy ;
5một thời để quăng đá, một thời để lượm đá ; một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn ;
6một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất ; một thời để giữ lại, một thời để vất đi ;
7một thời để xé rách, một thời để vá khâu ; một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng ;
8một thời để yêu thương, một thời để thù ghét ; một thời để gây chiến, một thời để làm hoà.
9 Làm lụng vất vả thì được lợi lộc gì ?
10 Tôi nhìn thấy công việc mà Thiên Chúa giao cho con người phải gắng sức làm.
11 Thiên Chúa đã làm mọi sự hợp thời đúng lúc. Thiên Chúa cũng ban cho con người biết nhận thức về vũ trụ, tuy thế, con người cũng không thể nào hiểu hết được ý nghĩa công trình Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử.

There is an appointed time for everything, and a time for every thing under the heavens.
A time to be born, and a time to die; a time to plant, and a time to uproot the plant.
A time to kill, and a time to heal; a time to tear down, and a time to build.
A time to weep, and a time to laugh; a time to mourn, and a time to dance.
A time to scatter stones, and a time to gather them; a time to embrace, and a time to refrain from embraces.
A time to seek, and a time to lose; a time to keep, and a time to cast away.
A time to rend, and a time to sew; a time to be silent, and a time to speak.
A time to love, and a time to hate; a time of war, and a time of peace. What advantage has the worker from his toil?
I have considered the task which God has appointed for men to be busied about.
He has made everything appropriate to its time, and has put the timeless into their hearts, without men's ever discovering, from beginning to end, the work which God has done.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

ĐTC Phanxicô, 16/09/2020

CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG (trái đất)
“Những ai biết cách chiêm niệm sẽ dễ dàng bắt tay vào việc cố gắng thay đổi những gì đang tạo ra suy thoái và tổn hại cho sức khỏe. Họ sẽ cố gắng giáo dục và cổ vũ các thói quen sản xuất và tiêu thụ mới, để góp phần vào một mô hình tăng trưởng kinh tế mới bảo đảm việc tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta và tôn trọng người ta. Người chiêm niệm trong hành động: điều này quả tốt đẹp! Mỗi người chúng ta nên là người bảo vệ môi trường, sự trong sạch của môi trường, tìm cách kết hợp kiến thức tổ tiên của các nền văn hóa lâu đời hàng thiên niên kỷ với kiến thức kỹ thuật mới, để lối sống của chúng ta luôn bền vững.

Cuối cùng, chiêm niệm và quan tâm: đó là hai thái độ chỉ cho ta cách sửa chữa và tái cân bằng mối tương quan của chúng ta trong tư cách con người nhân bản với sáng thế.

Thường thường, mối tương quan của chúng ta với sáng thế dường như là mối tương quan giữa những kẻ thù: phá hủy sáng thế vì lợi ích của chúng ta. Khai thác sáng thế vì lợi nhuận của chúng ta. Chúng ta đừng quên rằng điều đó sẽ phải trả giá rất đắt; chúng ta đừng quên câu nói của người Tây Ban Nha: “Chúa luôn tha thứ; đôi khi chúng ta tha thứ; thiên nhiên không bao giờ tha thứ ”. Hôm nay tôi đọc trên báo về hai băng sơn lớn ở Nam Cực, gần biển Amundsen: chúng sắp sụp đổ. Điều này sẽ rất khủng khiếp vì mực nước biển sẽ dâng cao và việc này sẽ mang lại rất nhiều khó khăn và gây ra rất nhiều tai hại. Và tại sao? Vì trái đất đang nóng lên, không quan tâm đến môi trường, không chăm sóc ngôi nhà chung. Mặt khác, khi chúng ta có mối tương quan – tôi tạm gọi là - "huynh đệ" vì nó là kiểu nói văn hoa; mối quan hệ “huynh đệ” với sáng thế, chúng ta sẽ trở thành người bảo vệ ngôi nhà chung, người bảo vệ sự sống và người bảo vệ niềm hy vọng. Chúng ta sẽ bảo vệ di sản mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta để các thế hệ mai sau được thụ hưởng nó. Và một số người có thể nói: "Nhưng, tôi rất ổn giống như bây giờ". Nhưng vấn đề không phải là nay anh chị em lo liệu ra sao - điều này đã được một nhà thần học người Đức, một người theo đạo Tin lành, một người tốt: Bonhoeffer nói ra - vấn đề không phải là nay anh chị em lo liệu ra sao; vấn đề là: đâu là di sản, là sự sống cho các thế hệ mai sau? Chúng ta hãy nghĩ đến con cái cháu chắt của chúng ta: chúng ta sẽ để lại gì nếu chúng ta trấn lột sáng thế? Chúng ta hãy bảo vệ đường đi này của những “người bảo vệ” ngôi nhà chung của chúng ta, những người bảo vệ sự sống và cũng là những người bảo vệ niềm hy vọng. Họ bảo vệ di sản mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta (cho người ta, cho mọi người) để các thế hệ mai sau được thụ hưởng nó. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người dân bản địa, những người mà tất cả chúng ta đều mang món nợ ơn nghĩa- cũng là món nợ ăn năn, sửa chữa những điều xấu xa chúng ta đã gây ra cho họ. Nhưng tôi cũng nghĩ đến những phong trào, hiệp hội, những nhóm bình dân vốn cam kết bảo vệ lãnh thổ của họ với những giá trị tự nhiên và văn hóa của nó. Những thực tại xã hội này không luôn luôn được đánh giá cao, và đôi khi chúng còn bị cản trở; bởi vì chúng không kiếm ra tiền; nhưng trên thực tế, chúng góp phần vào một cuộc cách mạng hòa bình, mà chúng ta có thể gọi là “cuộc cách mạng của sự chăm sóc”. Chiêm niệm để chăm sóc, chiêm niệm để bảo vệ, bảo vệ chính mình, sáng thế, con cái cháu chắt chúng ta và bảo vệ tương lai. Chiêm niệm để chăm sóc và bảo vệ, và để lại một di sản cho thế hệ mai sau.

Và không được giao việc này cho người khác: đây là nhiệm vụ của mỗi con người nhân bản. Mỗi người chúng ta có thể và phải là “người bảo vệ ngôi nhà chung”, có khả năng ca ngợi Thiên Chúa vì các tạo vật của Người, chiêm ngưỡng các tạo vật và bảo vệ chúng. Cảm ơn anh chị em.” (ĐTC Phanxicô, 16/09/2020)


Đọc tiếp »

Thứ năm, 25 tn, bài đọc 1

Giảng viên 1 :
Ông Cô-he-lét nói : “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. 3 Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh nắng mặt trời ? 4 Thế hệ này đi, thế hệ kia đến, nhưng trái đất mãi mãi trường tồn. 5 Mặt trời mọc rồi lặn ; mặt trời vội vã ngả xuống nơi nó đã mọc lên. 6 Gió thổi xuống phía nam, rồi xoay về phía bắc : gió xoay lui xoay tới rồi gió đi ; gió trở qua trở lại lòng vòng. 7 Mọi khúc sông đều xuôi ra biển, nhưng biển cũng chẳng đầy. Sông chảy tới đâu thì từ đó sông lại tiếp tục. 8 Chuyện gì cũng nhàm chán, chẳng thể nói gì hơn. Mắt có nhìn bao nhiêu cũng chẳng thấy gì lạ, tai có nghe đến mấy cũng chẳng thấy gì mới.
9Điều đã có, rồi ra sẽ có, chuyện đã làm, rồi lại sẽ làm ra :
dưới ánh mặt trời, nào có chi mới lạ ?
10 “Nếu có điều gì đáng cho người ta nói : ‘Coi đây, cái mới đây này !’, thì điều ấy đã có trước chúng ta từ bao thế hệ rồi. 11 Chẳng ai còn nhớ đến người xưa, và đối với những người đến sau thì cũng thế ; các thế hệ mai sau sẽ chẳng còn nhớ đến họ.”

Suy niệm :
-Mọi sự ta có chỉ là “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”...
-Những gì ta biết, ta nghĩ, ta nói, ta viết... “đã có, rồi ra sẽ có, đã làm, rồi lại sẽ làm ra : dưới ánh mặt trời, nào có chi mới lạ ?”...
Lạy Chúa, xin giúp con sống siêu thoát... !

Vanity of vanities, says Qoheleth, vanity of vanities! All things are vanity! What profit has man from all the labor which he toils at under the sun? One generation passes and another comes, but the world forever stays. The sun rises and the sun goes down; then it presses on to the place where it rises. Blowing now toward the south, then toward the north, the wind turns again and again, resuming its rounds. All rivers go to the sea, yet never does the sea become full. To the place where they go, the rivers keep on going. All speech is labored; there is nothing man can say. The eye is not satisfied with seeing nor is the ear filled with hearing. What has been, that will be; what has been done, that will be done. Nothing is new under the sun. Even the thing of which we say, "See, this is new!" has already existed in the ages that preceded us. There is no remembrance of the men of old; nor of those to come will there be any remembrance among those who come after them.
Đọc tiếp »

Thứ năm, 25 tn


 

Đọc tiếp »

ĐTC Phanxicô, 16/09/2020

CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG (trái đất)
“...Điều quan trọng là phải tái khám phá chiều kích chiêm niệm, tức là nhìn vào trái đất, nhìn công trình sáng tạo (sáng thế) như một hồng phúc, không phải như một điều để khai thác kiếm lợi: không. Khi chúng ta chiêm niệm, chúng ta khám phá ra nơi những người khác và nơi thiên nhiên một điều gì đó lớn hơn tính hữu dụng của họ. Đây là trọng tâm của vấn đề: việc chiêm niệm vượt ra ngoài tính hữu dụng của một điều gì đó. Chiêm niệm cái đẹp không có nghĩa là bóc lột nó, không: chiêm niệm. Nó có tính tự do. Chúng ta khám phá ra giá trị nội tại của những sự vật được Thiên Chúa ban cho chúng. Như nhiều bậc thầy linh đạo đã dạy chúng ta, trời, đất, biển và mọi tạo vật đều có khả năng mang tính biểu tượng này, hoặc khả năng huyền bí này để đưa chúng ta trở lại với Đấng Tạo Dựng và hiệp thông với sáng thế. Chẳng hạn, Thánh Inhaxiô thành Loyola, ở cuối cuốn Linh Thao của ngài, mời gọi chúng ta thực hiện “Chiêm niệm để tiến tới yêu thương”, nghĩa là xem xét việc Thiên Chúa nhìn các tạo vật của Người và vui mừng vì chúng như thế nào; để khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa trong các tạo vật của Người, với sự tự do và ân sủng, để yêu thương và chăm sóc chúng.

Sự chiêm niệm, trong khi dẫn chúng ta đến một thái độ quan tâm, không phải là vấn đề nhìn vào thiên nhiên từ bên ngoài, như thể chúng ta không đắm mình trong đó. Nhưng chúng ta ở bên trong thiên nhiên, chúng ta là một phần của thiên nhiên. Đúng hơn, việc này được thực hiện từ bên trong, nhìn nhận chúng ta là một phần của sáng thế, khiến chúng ta trở thành những người chủ đạo chứ không chỉ là những khán giả đơn thuần của một thực tại vô định hình chỉ để được khai thác. Những người chiêm niệm theo cách này cảm nghiệm không những sự ngạc nhiên đối với những gì họ nhìn thấy mà còn bởi vì họ cảm thấy họ là một phần làm nên vẻ đẹp này; và họ cũng cảm thấy được kêu gọi để trông nom nó và bảo vệ nó. Và có một điều chúng ta không được quên: Những ai không thể chiêm niệm thiên nhiên và sáng thế, thì cũng không thể chiêm niệm con người trong sự phong phú đích thực của họ. Và những người sống để khai thác thiên nhiên rốt cục sẽ bóc lột con người và đối xử với họ như nô lệ. Đó là một quy luật phổ quát. Nếu không thể chiêm niệm thiên nhiên, anh chị em sẽ rất khó chiêm niệm con người, vẻ đẹp của con người, anh của anh chị em, chị của anh chị em. Tất cả chúng ta...” (ĐTC Phanxicô, 16/09/2020)


Đọc tiếp »

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Thứ tư, 25 tn

Lc 9 :
Khi ấy, Đức Giê-su tập họp Nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực và quyền phép để trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật. 2 Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. 3 Người nói : “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo. 4 Khi anh em vào bất cứ nhà nào, thì ở lại đó và cũng từ đó mà ra đi. 5 Hễ người ta không đón tiếp anh em, thì khi ra khỏi thành, anh em hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ.” 6 Các ông ra đi, rảo qua các làng mạc loan báo Tin Mừng và chữa bệnh khắp nơi.

Suy niệm :
Các tông đồ được Chúa Giêsu “tập họp, “ban quyền” và “sai đi” “rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân”...

Nối tiếp sứ vụ ấy, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cũng được Chúa Giêsu “tập họp, “ban quyền”và “sai đi” để rao giảng Tin Mừng trong thế giới nhiều “ưu sầu và lo lắng”, và tiếp tục chữa lành những thương tích thể xác và tinh thần cho nhân loại đang dịch bệnh hôm nay...

Lạy Chúa, chúng con không có, hoặc “không mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc” gì... xin giúp con bước đi trong phó thác tuyệt đối : nhờ tình thương của Chúa và mọi người, con vẫn có đủ phương tiện thi hành sứ vụ Chúa trao. Amen.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Đức Hồng y Robert Sarah, 11/09/2020

HÃY VUI MỪNG TRỞ LẠI VỚI THÁNH LỄ
“Mặc dù các phương tiện truyền thông đang hỗ trợ rất nhiều cho các bệnh nhân và những người không thể đến nhà thờ, cũng như đã phục vụ hữu hiệu cho việc truyền thanh truyền hình các Thánh lễ trong thời gian không thể cử hành với sự tham dự của cộng đoàn, nhưng tham dự từ xa không thể so sánh hay thay thế cho việc tham dự thật sự. Trái lại, nếu chỉ tham dự qua phương tiện truyền thông, chúng ta có nguy cơ sao lãng việc gặp gỡ riêng tư và thân tình với Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể, Đấng đã hiến thân vì chúng ta không phải trong một không gian ảo, nhưng là trong thế giới thực, như chính Người đã nói: “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, sẽ ở lại trong tôi và tôi ở trong người ấy” (Ga 6, 56). Sự tiếp xúc cách thể lý với Chúa mang tính cách sống còn, cần thiết và không thể thay thế. Với những biện pháp cụ thể để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đã được xác nhận và áp dụng, cần để mọi người trở về vị trí của mình trong cộng đoàn anh chị em tín hữu, hãy tái khám phá giá trị cao quý không thể thay thế của các cử hành phụng vụ, hãy mời gọi và khích lệ những anh chị em đang nản lòng, sợ hãi, đã vắng mặt hoặc nguội lạnh quá lâu...
Khi cử hành bí tích Thánh Thể, các tín hữu thờ lạy Chúa Giêsu Phục sinh đang hiện diện; chúng tôi nhận thấy nhiều người đã dễ dàng đánh mất cảm thức tôn thờ Chúa, không còn chầu Mình Thánh Chúa, xin các mục tử, khi dạy giáo lý, nên nhấn mạnh thêm về sự cần thiết của việc tôn thờ Thánh Thể.” (Đức Hồng y Robert Sarah, 11/09/2020)


Đọc tiếp »

Ep 4 :

Thưa anh em, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. 2 Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại ; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. 3 Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau. 4 Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. 5 Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. 6 Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người, và trong mọi người.
7 Nhưng mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Ki-tô ban cho. 11 Và chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. 12 Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô, 13 cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Ki-tô.

Brothers and sisters : I, a prisoner for the Lord, urge you to live in a manner worthy of the call you have received, with all humility and gentleness, with patience, bearing with one another through love, striving to preserve the unity of the spirit through the bond of peace: one body and one Spirit, as you were also called to the one hope of your call; one Lord, one faith, one baptism; one God and Father of all, who is over all and through all and in all. But grace was given to each of us according to the measure of Christ's gift. And he gave some as apostles, others as prophets, others as evangelists, others as pastors and teachers, to equip the holy ones for the work of ministry, for building up the body of Christ, until we all attain to the unity of faith and knowledge of the Son of God, to mature manhood, to the extent of the full stature of Christ,
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

ĐTC Phanxicô, 16/09/2020

“Nếu không có sự chiêm niệm, chúng ta sẽ dễ trở thành con mồi cho một chủ nghĩa qui nhân bất cân bằng và cao ngạo, cái “tôi” ở trung tâm của mọi sự, mang lại tầm quan trọng thái quá cho vai trò con người của chúng ta, định vị chúng ta như những kẻ thống trị tuyệt đối mọi tạo vật khác. Việc giải thích sai lệch các văn bản Kinh thánh về sáng thế đã góp phần vào việc giải thích sai lạc này, dẫn đến việc khai thác trái đất đến mức bóp nghẹt nó. Khai thác công trình sáng tạo : đó là tội lỗi. Chúng ta tin rằng chúng ta là trung tâm, đòi chiếm vị trí của Thiên Chúa và vì vậy chúng ta phá hủy thế hài hòa của mọi tạo vật, sự hài hòa trong kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng ta trở thành những kẻ săn mồi, quên đi ơn gọi của mình là người trông coi sự sống. Tất nhiên, chúng ta có thể và phải cày bừa trái đất để sống còn và phát triển. Nhưng cày bừa không đồng nghĩa với bóc lột, nó luôn đi kèm với sự chăm sóc: cày bừa và bảo vệ, làm việc và chăm sóc… Đó là sứ mệnh của chúng ta (x. St 2,15). Chúng ta không thể kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển trên bình diện vật chất mà không chăm sóc ngôi nhà chung đang chào đón chúng ta. Những anh chị em nghèo nhất của chúng ta và mẹ đất của chúng ta đang than khóc về những thiệt hại và bất công mà chúng ta đã gây ra, và yêu cầu chúng ta đi theo một con đường khác. Nó đòi hỏi chúng ta một sự hoán cải, một sự thay đổi đường đi; cả việc chăm sóc trái đất, chăm sóc toàn thể công trình Chúa tạo dựng...” (ĐTC Phanxicô, 16/09/2020)



Đọc tiếp »

LỄ THÁNH MATTHÊU, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG


 

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

CHÚA NHẬT, 25 tn


 

Đọc tiếp »

11 Linh Mục Chịu Chức năm 2018 - Tham Dự Khoá Thường Huấn Tại Giáo Xứ Rạng (theo gpphanthiet.com)

 


Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

ĐTC Phanxicô, 16/09/2020

“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Để sống thoát cơn đại dịch, chúng ta cần quan tâm và chăm sóc lẫn nhau. Phải chăm sóc và quan tâm lẫn nhau. Và chúng ta phải hỗ trợ những người chăm sóc những người yếu nhất, bệnh tật và già cả. Ôi, hiện có xu hướng gạt người già sang một bên, bỏ rơi họ. Và điều này thật tệ. Những người này - được định nghĩa rõ ràng bằng thuật ngữ Tây Ban Nha “cuidadores” (người chăm sóc), những người chăm sóc người bệnh - đóng một vai trò thiết yếu trong xã hội ngày nay, ngay cả khi họ thường không nhận được sự công nhận và đền đáp xứng đáng. Quan tâm là quy tắc vàng của bản chất con người chúng ta và mang theo nó sức khỏe và niềm hy vọng (xem Thông điệp Laudato Si ’[LS], 70). Chăm sóc những người bệnh tật, những người khốn khó, những người bị gạt sang một bên: đó là sự phong phú nhân bản, và cũng có tính Kitô giáo.

Chúng ta cũng phải mở rộng việc chăm sóc này cho ngôi nhà chung của chúng ta: cho trái đất và cho mọi tạo vật. Mọi hình thức sống đều có mối liên hệ qua lại với nhau (xem đd, 137-138), và sức khỏe của chúng ta phụ thuộc vào hệ sinh thái mà Thiên Chúa đã tạo ra và giao phó cho chúng ta chăm sóc (xem St 2:15). Ngược lại, lạm dụng chúng là một tội trọng phá hoại chúng ta, làm hại chúng ta và làm cho chúng ta bệnh hoạn (x. LS, 8; 66). Thuốc giải độc tốt nhất chống lại việc lạm dụng ngôi nhà chung của chúng ta là chiêm niệm (xem đd, 85, 214). Nhưng bằng cách nào? Há không có vắc-xin nào cho việc này, để chăm sóc ngôi nhà chung, để không gạt nó sang một bên hay sao? Đâu là liều thuốc giải độc chống căn bệnh không chăm lo cho ngôi nhà chung của chúng ta? Nó là sự chiêm niệm. “Nếu ai đó đã không học cách dừng lại và chiêm ngưỡng một điều gì đó đẹp đẽ, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu người đó đối xử với mọi sự như một đồ vật để sử dụng và lạm dụng một cách không quan tâm” (ibid., 215). Cả trong cách sử dụng sự vật rồi vứt bỏ chúng đi nữa. Tuy nhiên, ngôi nhà chung của chúng ta, tức công trình sáng tạo không chỉ là một “tài nguyên”. Các tạo vật đều có giá trị ngay trong chúng và từ trong chúng và mỗi tạo vật “phản chiếu theo cách riêng tia sáng khôn ngoan và tốt lành vô tận của Thiên Chúa” (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 339). Giá trị này và tia sáng thần thiêng này phải được khám phá, và để khám phá ra nó, chúng ta cần im lặng, chúng ta cần lắng nghe và chúng ta cần chiêm niệm. Sự chiêm niệm cũng chữa lành linh hồn ta.” (ĐTC Phanxicô, 16/09/2020)





Đọc tiếp »

Thứ bảy, 24 tn

 


Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Thứ sáu, 24 tn

Lc 18 :

Khi ấy, Đức Giê-su rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai 2 và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, 3 bà Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ.
Suy niệm :
Chúa quyền năng có thể làm mọi sự, nhưng đã mời gọi và đón nhận sự cộng tác của các tông đồ, lòng rộng rãi của các phụ nữ “Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ”, trong việc loan báo Tin Mừng...
Lạy Chúa, xin cho ngày nay vẫn có nhiều người nam nữ quảng đại dấn thân theo Chúa, đóng góp khả năng và vật chất với niềm tin “tất cả những gì con có là bởi Chúa” mà vui tươi hiến dâng phụng sự Chúa... Amen.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Thứ 5, 24 tn


Đọc tiếp »

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

GIÁO LÝ CHUNG LỄ CHÚA NHẬT (Bài 5, 10/2020)

Đọc tiếp »

ĐTCPhanxicô, 13/09/2020

“Bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu xâu xé, bao nhiêu chiến tranh có thể tránh được, nếu tha thứ và lòng thương xót là lối sống của chúng ta! Cần áp dụng tình yêu thương xót trong tất cả những tương quan giữa con người với nhau: giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa lòng cộng đoàn chúng ta, cả trong xã hội và chính trị. Sáng nay, tôi đã cử hành thánh lễ và dừng lại vì một câu trong bài đọc thứ I, trích từ sách Huấn ca, làm tôi chú ý đặc biệt: “Hãy nhớ đến lúc kết thúc và ngừng oán ghét”. Thật là một câu hay! Nhưng hãy nghĩ đến lúc kết thúc! Hãy nghĩ đến lúc bạn ở trong một quan tài và bạn mang oán ghét đến đó! Không dễ tha thứ, vì trong những lúc yên hàn, ta nói: “Nhưng mà người này người kia đã làm cho tôi bao nhiêu điều xấu, nhưng cả tôi cũng làm bao nhiêu điều như vậy. Tốt hơn hãy tha thứ để được tha thứ”. Nhưng rồi oán hận trở lại, như một con ruồi mùa hè gây phiền phức, nó cứ bay đi bay lại. Tha thứ không phải chỉ là một chuyện trong lúc này, nhưng là một điều liên tục chống lại sự oán hận. Hãy nghĩ đến lúc chết và chúng ta sẽ ngưng oán ghét.

Dụ ngôn hôm nay giúp chúng ta đón nhận trọn vẹn ý nghĩa câu mà chúng ta đọc trong kinh Lạy Cha: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12). Những lời này chứa đựng chân lý quan trọng. Chúng ta không thể xin Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta không tha thứ cho tha nhân. Nếu chúng ta không cố gắng tha thứ và yêu thương, thì cả chúng ta cũng không được tha thứ và yêu thương.” (ĐTCPhanxicô, 13/09/2020)

Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.