Ads 468x60px

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

LÀM LÀNH LÁNH DỮ

Trích sách Xuất Hành chương 23 :
"Ngươi không được phao tin đồn nhảm. Đừng làm chứng gian mà tiếp tay với kẻ xấu. 2 Ngươi không được hùa theo số đông để làm điều trái ; trong một vụ kiện, ngươi không được ngả theo số đông mà làm chứng, khiến công lý bị sai lệch. 3 Ngươi không được thiên vị người yếu thế khi họ có việc kiện tụng.
4 Nếu gặp bò hay lừa của kẻ thù đi lạc, ngươi phải dẫn nó về cho người ấy. 5 Nếu thấy lừa của kẻ ghét ngươi quỵ ngã vì chở nặng, ngươi không được để mặc người ấy ; ngươi phải giúp người ấy đỡ lừa dậy.
6 Ngươi không được làm thiệt hại đến quyền lợi của người nghèo cậy nhờ ngươi, khi họ có việc kiện tụng. 7 Ngươi phải lánh xa điều gian dối. Ngươi không được giết kẻ vô tội và người công chính, vì Ta không cho kẻ có tội được trắng án. 8 Ngươi không được nhận quà hối lộ, vì quà hối lộ làm cho những kẻ sáng mắt hoá ra đui mù và làm hỏng việc của những người công chính.
9 Người ngoại kiều, các ngươi không được áp bức ; chính các ngươi đã biết thân phận của người ngoại kiều, vì các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập."
Đọc tiếp »

ĐỪNG CHẠY THEO PHẦN THƯỞNG THẾ GIAN CHỐNG TÀN (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Tro 2022)


“Nghi thức nhận tro trên đầu nhằm bảo vệ chúng ta khỏi sai lầm là đặt phần thưởng nhận được từ thế gian trước phần thưởng mà chúng ta nhận được từ Chúa Cha. Dấu chỉ khắc khổ này, khiến chúng ta suy ngẫm về sự phù du của thân phận con người chúng ta, dấu chỉ ấy giống như một loại thuốc có vị đắng nhưng lại có tác dụng chữa bệnh chuộng vẻ bề ngoài, một căn bệnh tâm linh nô lệ chúng ta và khiến chúng ta lệ thuộc vào lòng ngưỡng mộ của những người khác. Đó là sự “nô lệ” đích thực của đôi mắt và lòng trí (x. Ep 6,6, Cl 3,22). Đó là một chế độ nô lệ khiến chúng ta sống hết mình vì hư danh, trong đó điều quan trọng không phải là trái tim thuần khiết của chúng ta mà là sự ngưỡng mộ của người khác. Không phải Chúa nhìn chúng ta như thế nào, mà là thế gian nhìn chúng ta ra sao. Chúng ta không thể sống tốt nếu chúng ta sẵn sàng hài lòng với phần thưởng đó.
Vấn đề là “căn bệnh chuộng vẻ bề ngoài” này đe dọa ngay cả những khu vực linh thiêng nhất. Đó là điều mà Chúa Giêsu nói với chúng ta ngày nay: rằng ngay cả việc cầu nguyện, bác ái và kiêng ăn cũng có thể trở nên tự quy chiếu. Trong mọi hành vi, dù là cao thượng nhất, cũng có thể ẩn chứa sâu xa sự tự mãn. Lúc đó trái tim của chúng ta không hoàn toàn tự do, vì nó tìm kiếm, không phải tình yêu của Cha và anh chị em của chúng ta, mà là sự tán thành của con người, sự vỗ tay của mọi người, và vinh quang của chính chúng ta. Mọi thứ sau đó có thể trở thành một kiểu giả vờ trước mặt Chúa, trước chính mình và trước người khác. Đó là lý do tại sao lời Chúa thúc giục chúng ta hãy nhìn vào bên trong và nhận ra sự giả hình của chính mình. Chúng ta hãy chẩn đoán bệnh chuộng bề ngoài mà chúng ta tìm kiếm và cố gắng vạch mặt chúng. Điều đó sẽ tốt cho chúng ta.
Tro tàn nói lên sự trống rỗng ẩn sau cuộc truy tìm điên cuồng để giành lấy những phần thưởng trần thế. Chúng nhắc nhở chúng ta rằng tinh thần thế gian giống như lớp bụi được cuốn đi bởi một cơn gió nhẹ. Anh chị em ơi, chúng ta không ở trên đời này để đuổi gió; lòng chúng ta khát khao sự vĩnh cửu. Mùa Chay là thời gian được Chúa ban cho chúng ta để đổi mới, nuôi dưỡng đời sống nội tâm và hành trình hướng tới Lễ Phục sinh, hướng tới những điều không qua đi, hướng tới phần thưởng mà chúng ta sẽ nhận được từ Chúa Cha. Mùa Chay cũng là một hành trình chữa lành. Không phải thay đổi trong một sớm một chiều mà là sống mỗi ngày với một tinh thần đổi mới, một “phong cách” khác biệt. Cầu nguyện, bác ái và ăn chay là những trợ giúp cho điều này. Khi được thanh tẩy bởi tro của Mùa Chay, được thanh tẩy khỏi vẻ giả hình của dáng vẻ bề ngoài, cầu nguyện, bác ái và ăn chay thậm chí còn trở nên mạnh mẽ hơn và khôi phục trong chúng ta mối quan hệ sống động với Thiên Chúa, với anh chị em của chúng ta và với chính chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Tro 2022)
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần 1- MC



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

PHẦN THƯỞNG (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Tro 2022)


“Hôm nay, khi chúng ta bước vào Mùa Chay, Chúa nói với chúng ta: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng.” (Mt 6,1). Điều đó có thể gây ngạc nhiên, nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay, từ chúng ta nghe thường xuyên nhất là phần thưởng (x. C 1.2.5.16).
Thông thường, vào Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta nghĩ nhiều hơn đến sự cam kết đòi hỏi bởi hành trình đức tin, hơn là phần thưởng là mục tiêu của cuộc hành trình đó. Tuy nhiên, hôm nay Chúa Giêsu lặp đi lặp lại từ đó, phần thưởng, dường như là lý do cho hành động của chúng ta. Tuy nhiên, trong trái tim của chúng ta, thực sự, có một khát khao, mong muốn được ân thưởng, điều này thu hút và thúc đẩy chúng ta.
Tuy nhiên, Chúa nói đến hai loại phần thưởng mà cuộc sống của chúng ta có thể nhận được: phần thưởng từ Cha và mặt khác, phần thưởng từ thế gian. Phần thưởng thứ nhất là vĩnh cửu, là phần thưởng đích thực và chung cuộc, là mục đích của cuộc đời chúng ta. Phần thưởng thứ hai là phù du, là một ánh sáng mà chúng ta tìm kiếm bất cứ khi nào sự ngưỡng mộ của người khác và thành công trên thế gian trở thành điều quan trọng nhất đối với chúng ta, là sự hài lòng lớn nhất của chúng ta.
Nhưng phần thưởng thứ hai này chỉ là một ảo ảnh. Nó giống như một ảo tưởng mà một khi chúng ta đến đó, chúng ta nhận ra ngay đó chỉ là ảo ảnh; nó khiến chúng ta không thỏa mãn. Sự bồn chồn và bất mãn luôn thường trực đối với những người hướng đến một thế giới đầy thu hút nhưng rồi lại thất vọng. Những người tìm kiếm phần thưởng thế gian không bao giờ tìm thấy hòa bình, cũng chẳng đóng góp gì cho hòa bình. Họ mất dấu Cha và anh chị em của họ. Đây là rủi ro mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt, và vì vậy, Chúa Giêsu bảo chúng ta “anh em hãy coi chừng”. Như muốn nói: “Anh em có cơ hội được hưởng một phần thưởng vô hạn, một phần thưởng có một không hai. Vì vậy, hãy coi chừng và đừng để mình bị lóa mắt bởi vẻ bề ngoài, theo đuổi những phần thưởng rẻ tiền khiến anh em thất vọng ngay khi chạm tay vào chúng”. (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Tro 2022)
Đọc tiếp »

PHẬN NÔ LỆ BỊ HÀNH HẠ KHI THỜ PHƯỢNG CHÚA


Trích sách Xuất hành, chương 5:
1 Ông Mô-sê và ông A-ha-ron đến nói với vua Pha-ra-ô : “ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en, phán thế này : Hãy thả cho dân Ta đi, để chúng mở lễ kính Ta trong sa mạc.” 2 Vua Pha-ra-ô đáp : “ĐỨC CHÚA là ai, khiến ta phải nghe lời mà thả cho Ít-ra-en đi ? Ta chẳng biết ĐỨC CHÚA, cũng sẽ không thả cho Ít-ra-en đi.” 3 Hai ông nói : “Thiên Chúa của người Híp-ri đã hiện ra với chúng tôi. Xin cho chúng tôi đi ba ngày đàng vào sa mạc để tế lễ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng tôi ; nếu không, Người sẽ dùng dịch hạch hay gươm giáo mà giết chết chúng tôi.” 4 Vua Ai-cập nói với các ông : “Mô-sê và A-ha-ron, sao các ngươi lại muốn xúi dân bỏ việc ? Đi lao động đi !” 5 Vua Pha-ra-ô nói : “Bây giờ dân trong nước thì đông, mà các ngươi lại muốn cho chúng nghỉ lao động !”
6 Ngày hôm đó, vua Pha-ra-ô ra lệnh cho các ông cai và ký lục : 7 “Đừng cung cấp rơm cho dân để làm gạch như trước nữa. Chúng phải tự mình đi lượm rơm mà làm. 8 Cứ bắt chúng phải nộp đủ số gạch như chúng vẫn làm trước đây, đừng giảm bớt chi cả. Chúng là quân lười biếng, vì thế mà chúng hô lên : Nào chúng ta đi tế lễ Thiên Chúa chúng ta ! 9 Phải giao cho chúng những công việc thật nặng nhọc để chúng lo làm, mà khỏi chú ý vào những lời dối trá.”
10 Các ông cai và ký lục ra ngoài nói với dân : “Vua Pha-ra-ô phán thế này : Ta không cung cấp rơm cho các ngươi nữa. 11 Các ngươi thấy rơm ở đâu thì phải tự mình đi kiếm lấy. Nhưng công việc thì không được giảm bớt chút nào.” 12 Dân liền đi tản mác khắp nước Ai-cập để lượm rạ thay rơm. 13 Các ông cai thúc họ : “Làm cho xong việc đi ! Mỗi ngày phải đủ số, y như khi có rơm !” 14 Người ta đánh đập và hạch xách các ký lục của con cái Ít-ra-en, mà các ông cai của vua Pha-ra-ô đã đặt lên trông coi dân : “Tại sao hôm qua và hôm nay, các anh đã không làm đủ số gạch ấn định như trước kia ?”
15 Các ký lục của con cái Ít-ra-en đến kêu với vua Pha-ra-ô : “Tại sao bệ hạ lại xử với các bề tôi như thế ? 16 Rơm thì người ta không cung cấp cho bề tôi nữa, mà lại bảo : Sản xuất gạch đi ! Bệ hạ coi : người ta đánh bề tôi, như thể dân của bệ hạ đây có lỗi.” 17 Vua đáp : “Các ngươi là quân lười biếng, quân lười biếng ! Vì thế, các ngươi mới nói : Chúng ta hãy đi tế lễ ĐỨC CHÚA. 18 Bây giờ đi làm việc đi ! Sẽ không cung cấp rơm cho các ngươi nữa, nhưng gạch thì các ngươi vẫn phải nộp cho đủ số.”
19 Các ký lục của con cái Ít-ra-en thấy mình ở trong hoàn cảnh khó xử, khi người ta bảo họ : “Không được bớt số gạch phải làm. Ngày nào phải đủ số ngày đó !” 20 Ra khỏi đền vua Pha-ra-ô, họ gặp ngay ông Mô-sê và ông A-ha-ron đang đứng chờ họ. 21 Họ nói với hai ông : “Xin ĐỨC CHÚA chứng giám và xét xử cho : các ông đã làm cho chúng tôi trở nên đáng ghét trước mắt vua Pha-ra-ô và bề tôi của vua ; thật các ông đã trao gươm vào tay họ để giết chúng tôi.” 22 Ông Mô-sê hướng về ĐỨC CHÚA và thưa : “Lạy Chúa, tại sao Ngài đã làm khổ dân này ? Tại sao Ngài đã sai con đi ? 23 Từ khi con đến với vua Pha-ra-ô để nhân danh Ngài mà nói, thì vua ấy làm khổ dân này, và Ngài chẳng giải thoát dân Ngài gì cả !”
chương 6:
1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê : “Giờ đây ngươi sắp thấy điều Ta làm cho Pha-ra-ô : Bị áp lực của một bàn tay mạnh mẽ, vua ấy sẽ phải thả cho họ đi ; bị áp lực của một bàn tay mạnh mẽ, vua ấy sẽ đuổi họ ra khỏi nước.”
Đọc tiếp »

LÀM ĐÚNG 3 VIỆC MÙA CHAY, Mt 6:

1 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. 2 Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 3 Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, 4 để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
5 “Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả : chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi. 6 Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
16 “Rồi khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả : chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 17 Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, 18 để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
Jesus said to his disciples: "Take care not to perform righteous deeds in order that people may see them; otherwise, you will have no recompense from your heavenly Father.
When you give alms, do not blow a trumpet before you, as the hypocrites do in the synagogues and in the streets to win the praise of others. Amen, I say to you, they have received their reward.
But when you give alms, do not let your left hand know what your right is doing,
so that your almsgiving may be secret. And your Father who sees in secret will repay you.
When you pray, do not be like the hypocrites, who love to stand and pray in the synagogues and on street corners so that others may see them. Amen, I say to you, they have received their reward.
But when you pray, go to your inner room, close the door, and pray to your Father in secret. And your Father who sees in secret will repay you.
When you fast, do not look gloomy like the hypocrites. They neglect their appearance, so that they may appear to others to be fasting. Amen, I say to you, they have received their reward.
But when you fast, anoint your head and wash your face,
so that you may not appear to be fasting, except to your Father who is hidden. And your Father who sees what is hidden will repay you."
Đọc tiếp »

MÙA CHAY: SỬA LẠI CÁC TƯƠNG QUAN VÀ CÁCH SỐNG

“Chay tịnh nghĩa là học cách thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác và với mọi thụ tạo: từ cơn cám dỗ muốn “ngấu nghiến” mọi thứ để thỏa mãn lòng tham đến chỗ sẵn sàng hy sinh vì tình yêu, vốn có thể lấp đầy con tim trống rỗng của chúng ta. Cầu nguyện dạy chúng ta từ bỏ tôn thờ ngẫu tượng và thói tự mãn, đồng thời nhìn nhận rằng chúng ta cần đến Chúa và lòng thương xót của Ngài. Làm việc bác ái giúp chúng ta thoát khỏi sự điên rồ của việc tích trữ mọi thứ cho bản thân mình với ảo tưởng có thể bảo đảm một tương lai vốn chẳng thuộc về chúng ta. Và như thế, để tái khám phá niềm vui của kế hoạch Thiên Chúa đã dành cho thụ tạo và cho mỗi người chúng ta, chính là yêu mến Chúa, yêu thương anh chị em và toàn thế giới, để gặp được hạnh phúc thực sự của chúng ta nơi tình yêu ấy.
Anh chị em thân mến, thời gian “chay tịnh” 40 ngày mà Con Thiên Chúa đã trải qua ở hoang địa thiên nhiên nhằm làm cho nơi ấy lại trở thành khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa như trước khi có tội nguyên tổ (x. Mc 1,12-13; Is 51,3). Mong sao Mùa Chay năm nay của chúng ta sẽ là một hành trình trên cùng con đường ấy, mang lại niềm hy vọng của Chúa Kitô cho mọi thụ tạo, để thụ tạo “thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8,21). Chúng ta đừng để cho mùa ân sủng này qua đi cách vô ích! Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự. Chúng ta hãy từ bỏ thói ích kỷ và chỉ biết đến mình, để hướng về sự Phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy gần gũi với những người anh chị em của chúng ta đang túng thiếu, chia sẻ với họ của cải tinh thần và vật chất. Như thế, khi đón nhận cuộc vinh thắng của Chúa Kitô đối với tội lỗi và sự chết vào trong đời sống của chúng ta một cách cụ thể, chúng ta cũng sẽ chiếu tỏa quyền năng có sức biến đổi của chiến thắng ấy cho mọi loài thụ tạo.” (Sứ điệp Mùa Chay 2019)
“Fasting, that is, learning to change our attitude towards others and all of creation, turning away from the temptation to “devour” everything to satisfy our voracity and being ready to suffer for love, which can fill the emptiness of our hearts. Prayer, which teaches us to abandon idolatry and the self-sufficiency of our ego, and to acknowledge our need of the Lord and his mercy. Almsgiving, whereby we escape from the insanity of hoarding everything for ourselves in the illusory belief that we can secure a future that does not belong to us. And thus to rediscover the joy of God’s plan for creation and for each of us, which is to love him, our brothers and sisters, and the entire world, and to find in this love our true happiness.
Dear brothers and sisters, the “lenten” period of forty days spent by the Son of God in the desert of creation had the goal of making it once more that garden of communion with God that it was before original sin (cf. Mk 1:12-13; Is 51:3). May our Lent this year be a journey along that same path, bringing the hope of Christ also to creation, so that it may be “set free from its bondage to decay and obtain the glorious liberty of the children of God” (Rom 8:21). Let us not allow this season of grace to pass in vain! Let us ask God to help us set out on a path of true conversion. Let us leave behind our selfishness and self-absorption, and turn to Jesus’ Pasch. Let us stand beside our brothers and sisters in need, sharing our spiritual and material goods with them. In this way, by concretely welcoming Christ’s victory over sin and death into our lives, we will also radiate its transforming power to all of creation.” (MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS
FOR LENT 2019)
Đọc tiếp »

LUẬT VÀNG, Mt 7, 12:

“Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó.”
Do to others whatever you would have them do to you. This is the law and the prophets.
Đọc tiếp »

ĐTC PHANXICÔ nói với IRẮC (Iraq)


“... Tôi biết ơn vì có cơ hội được thực hiện chuyến thăm được chờ đợi và ao ước từ lâu này đến Cộng hòa Iraq, và đến vùng đất này, một cái nôi của nền văn minh được liên kết chặt chẽ thông qua Tổ phụ Abraham và các tiên tri trong lịch sử cứu độ với các truyền thống tôn giáo lớn là Do Thái giáo, Kitô Giáo và Hồi giáo. Tôi bày tỏ lòng biết ơn tới ngài Tổng thống Salih về lời mời và những

lời chào đón ân cần của ngài, nhân danh các giới chức chính quyền và những người dân yêu quý của đất nước. Tôi cũng chào các thành viên của ngoại giao đoàn và các đại diện của xã hội dân sự...
Thưa Tổng thống, các nhà chức trách ưu tú, các bạn thân mến! Tôi đến như một người thống hối, cầu xin sự tha thứ của thiên đàng và của các anh chị em tôi vì quá nhiều những tàn phá và tàn ác. Tôi đến như một người hành hương hòa bình nhân danh Chúa Kitô, Hoàng tử của Hòa bình. Chúng tôi đã cầu nguyện biết bao nhiêu trong những năm này cho hòa bình ở Iraq! Thánh Gioan Phaolô II không tiếc bất cứ sáng kiến nào và trên hết đã dâng lời cầu nguyện và những đau khổ của mình cho ý định này. Và Chúa lắng nghe, Ngài luôn lắng nghe! Chúng ta phải lắng nghe Người và bước đi theo đường lối của Người.
Cầu mong cuộc xung đột vũ trang bị tắt tiếng! Cầu mong sự lây lan của các vũ khí được hạn chế, ở đây và ở khắp mọi nơi! Cầu mong những lợi ích phe phái được chấm dứt, đó là những lợi ích của những người bên ngoài không liên quan đến người dân địa phương. Cầu mong tiếng nói của những người xây dựng và kiến tạo hòa bình được lắng nghe! Cầu mong cho tiếng nói của những người hèn mọn, những người nghèo khổ, những người nam nữ bình thường muốn sống, làm việc và cầu nguyện trong hòa bình được chú ý. Cầu mong một sự chấm dứt các hành vi bạo lực và cực đoan, bè phái và không khoan dung! Cầu mong có chỗ cho tất cả những công dân muốn hợp tác xây dựng đất nước này thông qua đối thoại và thông qua thảo luận thẳng thắn, chân thành và mang tính xây dựng. Cầu mong cho các công dân biết dấn thân hòa giải và sẵn sàng đặt lợi ích riêng của họ sang một bên, vì thiện ích chung. Trong những năm này, Iraq đã tìm cách đặt nền móng cho một xã hội dân chủ. Muốn vậy, điều cần thiết là phải bảo đảm sự tham gia của tất cả các nhóm chính trị, xã hội và tôn giáo và bảo đảm các quyền cơ bản của mọi công dân. Cầu mong không ai bị coi là công dân hạng hai. Tôi khuyến khích những bước tiến đã đạt được cho đến nay trên hành trình này và tôi tin tưởng rằng chúng sẽ củng cố sự thanh thản và hòa thuận...” (05/03/2021)
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT I - MC C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

NÚI CÁM DỖ


Vì covid, tuần này làm gấp đôi, lu bu bận quá quên, lễ tối thứ bảy làm bài lễ Chúa Nhật 1 mùa chay, Chúa lên núi chịu cám dỗ 40 đêm ngày… ăn tối xong dạo một mình suy nghĩ lung tung mới nhớ mình đã lên núi này năm 2014, chạm vào cục đá chỗ quỉ dụ Chúa biến thành bánh… núi gần thành Jêricô, cao lắm, phải đi cáp treo, có nhà nhờ Chính thống giáo cổ kính… Lục lại vài ảnh cho anh chị em xem tạm…






Đọc tiếp »

“THUỐC TRỊ XƯƠNG KHỚP”


Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a, chương 58:
9b Đức Chúa phán như sau :
“Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở
gông cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người,
10nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói,
làm thoả lòng người bị hạ nhục,
thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối,
và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ.
11Đức Chúa sẽ không ngừng dẫn dắt ngươi,
giữa đồng khô cỏ cháy, Người sẽ cho ngươi được no lòng ;
xương cốt ngươi, Người sẽ làm cho cứng cáp.
Suy niệm
Ngày nay đau khớp nhức mỏi nhiều, không chỉ người già mà cả bạn trẻ. Chích vacxine càng nhiều khớp càng đau… anh chị em hãy dùng thử bài thuốc do ngôn sứ Isaia cho toa cách đây khoảng 2600 năm nhé: bỏ tật xấu, thực hiện các việc tốt, việc thiện… rồi cầu nguyện xin Chúa “làm cho xương cốt con cứng cáp”.
Đọc tiếp »

VUA ĐAVÍT SÁM HỐI, Thánh Vịnh 50 (51)

Lạy Thiên Chúa,
xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. *
4Xin rửa con sạch hết lỗi lầm,
tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.
5Vâng, con biết tội mình đã phạm,
lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. *
6Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa,
dám làm điều dữ trái mắt Ngài.
Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án,
liêm chính khi xét xử.
7Ngài thấy cho : lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,
đã mang tội khi mẹ mới hoài thai. *
8Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật,
dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan.
9Xin dùng cành hương thảo
rảy nước thanh tẩy con,
con sẽ được tinh tuyền ; *
xin rửa con cho sạch,
con sẽ trắng hơn tuyết.
10Xin cho con được nghe
tiếng reo mừng hoan hỷ,
để xương cốt bị Ngài nghiền nát
được nhảy múa tưng bừng.
11Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi
và xoá bỏ hết mọi lỗi lầm.
12Lạy Chúa Trời,
xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,
đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ.
13Xin đừng nỡ đuổi con
không cho gần Nhan Thánh,
đừng cất khỏi lòng con
Thần khí thánh của Ngài.
14Xin ban lại cho con
niềm vui vì được Ngài cứu độ, *
và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con.
15Đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi,
ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài.
16Lạy Thiên Chúa con thờ
là Thiên Chúa cứu độ,
xin tha chết cho con,
con sẽ tung hô Ngài công chính.
Đọc tiếp »

Thứ bảy, sau Lễ Tro



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

TOÀN DÂN SÁM HỐI

Gn 3:
1 Có lời Đức Chúa phán với ông Giô-na rằng : 2 “Hãy đứng dậy, đi đến Ni-ni-vê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết lời tuyên cáo Ta sẽ truyền cho ngươi.” 3 Ông Giô-na đứng dậy và đi Ni-ni-vê, như lời Đức Chúa phán. Ni-ni-vê là một thành phố cực kỳ rộng lớn, đi ngang qua phải mất ba ngày đường. 4 Ông Giô-na bắt đầu vào thành, đi một ngày đường và công bố : “Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-vê sẽ bị phá đổ.” 5 Dân Ni-ni-vê tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. 6 Tin báo đến cho vua Ni-ni-vê ; vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô, và ngồi trên tro. 7 Vua cho rao tại Ni-ni-vê : “Do sắc chỉ của đức vua và các quan đại thần, người và súc vật, bò bê và chiên dê không được nếm bất cứ cái gì, không được ăn cỏ, không được uống nước. 8 Người và súc vật phải khoác áo vải thô và hết sức kêu cầu Thiên Chúa. Mỗi người phải trở lại, bỏ đường gian ác và những hành vi bạo lực của mình. 9 Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết.” 10 Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác mà trở lại, Người hối tiếc về tai hoạ Người đã tuyên bố sẽ giáng trên họ, và đã không giáng xuống nữa.
The word of the LORD came to Jonah a second time:
"Set out for the great city of Nineveh, and announce to it the message that I will tell you."
So Jonah made ready and went to Nineveh, according to the LORD'S bidding. Now Nineveh was an enormously large city; it took three days to go through it Jonah began his journey through the city, and had gone but a single day's walk announcing, "Forty days more and Nineveh shall be destroyed," when the people of Nineveh believed God; they proclaimed a fast and all of them, great and small, put on sackcloth. When the news reached the king of Nineveh, he rose from his throne, laid aside his robe, covered himself with sackcloth, and sat in the ashes. Then he had this proclaimed throughout Nineveh, by decree of the king and his nobles: "Neither man nor beast, neither cattle nor sheep, shall taste anything; they shall not eat, nor shall they drink water. Man and beast shall be covered with sackcloth and call loudly to God; every man shall turn from his evil way and from the violence he has in hand. Who knows, God may relent and forgive, and withhold his blazing wrath, so that we shall not perish." When God saw by their actions how they turned from their evil way, he repented of the evil that he had threatened to do to them; he did not carry it out.
Đọc tiếp »

KÍNH SỢ CHÚA


Trích khảo luận của thánh Hilariô, giám mục, về Thánh vịnh :
“Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa, ăn ở theo đường lối của Người. Chúng ta nên lưu ý là mỗi lần nói về lòng kính sợ Chúa, Kinh Thánh không bao giờ trình bày riêng rẽ, như thể một mình nó đã đủ kiện toàn đức tin của chúng ta, nhưng luôn có những yếu tố tiềm ẩn hay phụ thuộc, giúp ta hiểu thế nào là kính sợ Thiên Chúa, và thế nào mới hoàn hảo, như vua Sa-lô-môn cho chúng ta biết trong sách Châm ngôn : Nếu con cầu xin trí thông minh, và van nài ơn hiểu biết, nếu con tìm khôn ngoan như tìm bạc, và lùng kiếm như kho tàng, thì lúc đó con sẽ hiểu thế nào là kính sợ Đức Chúa. Quả vậy, chúng ta thấy phải qua bao nhiêu giai đoạn mới đạt tới lòng kính sợ Thiên Chúa.
Trước hết, phải cầu xin cho được trí thông minh, phải đọc đủ thứ sách cho hiểu, và truy tầm nghiên cứu về đức khôn ngoan, bạn mới biết thế nào là lòng kính sợ Thiên Chúa.
Nhưng theo cảm nghĩ chung, người đời đâu có hiểu lòng kính sợ Thiên Chúa theo nghĩa đó. Sợ là run rẩy do con người yếu đuối kinh khiếp, vì phải chịu những điều mình chẳng muốn xảy ra cho mình. Người ta thấy sợ hãi và xao xuyến, khi ý thức mình có tội, khi đứng trước quyền lợi của người mạnh thế hơn, hoặc khi có người khoẻ hơn xông đánh, khi thấy nguy cơ mắc bệnh, khi gặp ác thú xông tới, hay khi phải chịu bất cứ sự dữ nào.
Sự sợ hãi này, không cần phải ai dạy, nó tự phát do bản tính yếu đuối của chúng ta. Chúng ta cũng chẳng cần phải học cho biết sợ những gì, vì chính những điều đáng sợ ấy đã gieo sợ hãi vào lòng chúng ta.
Tuy nhiên, về lòng kính sợ Thiên Chúa, thì có lời chép : Các con ơi, hãy đến mà nghe, ta sẽ dạy cho biết đường kính sợ Chúa. Như thế, muốn biết kính sợ Thiên Chúa thì phải học, và đã có Thiên Chúa dạy cho. Kính sợ chủ yếu không phải là kinh hãi, mà hệ tại học hỏi. Nó không phát xuất từ bản tính hay run rợ, nhưng từ việc tuân giữ các lệnh truyền, sống cuộc đời trong trắng và nhận biết chân lý.
Đối với chúng ta, kính sợ Thiên Chúa hoàn toàn nằm trong yêu mến, và khi mến Chúa đến mức trọn hảo thì sợ hãi tiêu tan. Yêu mến Chúa thì phải vâng nghe lời Người dạy, tuân theo lệnh Người truyền, và tin vào lời Người hứa. Vậy ta hãy nghe Kinh Thánh nói : Giờ đây hỡi Ít-ra-en, nào Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, có đòi hỏi anh em điều gì khác đâu, ngoài việc kính thờ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đi theo mọi đường lối của Người, yêu mến phụng thờ Người hết lòng hết dạ, giữ các mệnh lệnh của Đức Chúa, và các thánh chỉ của Người, để anh em được hạnh phúc ?”
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần VIII - TN (sau lễ tro)



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

LÀM VIỆC THIỆN ĐỪNG NẢN CHÍ (Sứ điệp Mùa Chay 2022)


“Trước nỗi thất vọng cay đắng vì bao ước mơ tan vỡ, trước nỗi bận tâm vì những thử thách phía trước, trước sự chán nản vì sự nghèo nàn phương tiện, chúng ta bị cám dỗ rút vào ích kỷ cá nhân và dửng dưng trước những đau khổ của người khác. Thật vậy, ngay cả những nguồn lực tốt nhất cũng có những hạn chế: “Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn, trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo” (Is 40,30). Nhưng Chúa “ban sức mạnh cho ai mệt mỏi; kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng. […] Ai trông cậy vào Chúa thì được thêm sức

mạnh. Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân”(Is 40,29.31). Mùa Chay mời gọi chúng ta đặt niềm tin và hy vọng vào Chúa (x. 1Pr 1, 21), để chỉ khi nhìn chăm chú vào Chúa Giêsu Kitô Phục sinh (x. Dt 12, 2), chúng ta mới có thể đón nhận lời khuyên của Thánh Tông đồ: “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí” (Gl 6,9)…
Chúng ta đừng mệt mỏi khi cầu nguyện. Chúa Giêsu đã dạy rằng cần phải “cầu nguyện luôn, không được nản chí” (Lc 18,1). Chúng ta cần cầu nguyện vì chúng ta cần Chúa. Sẽ là một ảo tưởng nguy hiểm, khi chúng ta cho rằng chúng ta không cần gì khác ngoài chính mình. Nếu đại dịch đã làm cho chúng ta chạm vào sự yếu đuối của chúng ta về mặt cá nhân và xã hội, thì Mùa Chay này sẽ cho phép chúng ta cảm nghiệm niềm an ủi khi tin vào Thiên Chúa, nếu thiếu điều này, chúng ta không thể đứng vững (x. Is 7,9). Không ai được cứu một mình, bởi vì tất cả chúng ta đều ở chung một con thuyền giữa bão tố của lịch sử; nhưng trên hết, không ai được cứu nếu không có Thiên Chúa, bởi vì chỉ có mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô mới đem lại chiến thắng trên dòng nước đen tối của sự chết. Đức tin không miễn trừ chúng ta khỏi những gian truân trong cuộc sống, nhưng cho phép chúng ta vượt qua chúng để kết hợp với Thiên Chúa trong Chúa Kitô, với niềm hy vọng lớn lao không làm thất vọng và bằng chứng là tình yêu mà Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần (x. Rm 5,1-5).
Chúng ta đừng mệt mỏi trong việc diệt trừ cái ác khỏi cuộc sống của chúng ta. Xin cho việc chay tịnh thể xác mà Mùa Chay kêu gọi chúng ta củng cố tinh thần để chiến đấu chống lại tội lỗi. Chúng ta đừng mệt mỏi khi cầu xin tha thứ trong Bí tích Thống hối và Hòa giải, vì biết rằng Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ. Chúng ta đừng mệt mỏi khi chiến đấu chống lại những dục vọng, sự yếu đuối thúc đẩy lòng ích kỷ và mọi điều xấu xa, mà qua nhiều thế kỷ tìm ra những cách khác nhau để đẩy con người vào tội lỗi (Fratelli tutti, 166). Một trong những cách này là nguy cơ nghiện các phương tiện kỹ thuật số, làm nghèo đi các mối quan hệ của con người. Mùa Chay là thời gian thuận lợi để chống lại những cạm bẫy này và trái lại để vun đắp một tương giao giữa con người với nhau trọn vẹn hơn (Fratelli tutti 43) được tạo nên từ những “cuộc gặp gỡ thực sự” (Fratelli tutti 50), diện đối diện.
Chúng ta đừng mệt mỏi khi làm việc bác ái cho người lân cận. Trong Mùa Chay này, chúng ta thực hành bố thí bằng cách vui vẻ cho đi (x. 2Cr 9, 7). Thiên Chúa “là Đấng cung cấp hạt giống cho kẻ gieo và bánh làm của ăn nuôi dưỡng” (2Cr 9, 10) cung cấp cho mỗi chúng ta không chỉ để chúng ta được nuôi dưỡng, nhưng còn để chúng ta có thể quảng đại làm điều thiện cho người khác. Nếu quả thật cả cuộc sống chúng ta gieo điều tốt, thì chúng ta hãy đặc biệt tận dụng Mùa Chay này để chăm sóc những người thân cận, để chúng ta gần gũi với những anh chị em đang bị thương trên đường đời (x. Lc 10, 25-37). Mùa Chay là thời điểm thuận lợi để tìm kiếm chứ không trốn tránh những người đang cần giúp đỡ; để đi đến chứ không phớt lờ những người đang cần một đôi tai cảm thông và một lời tốt lành; để thăm viếng chứ không bỏ rơi những người phải chịu đựng sự cô đơn. Chúng ta hãy thực hành lời kêu gọi làm việc tốt cho tất cả mọi người, dành thời gian để yêu thương những người yếu nhất và không được bảo vệ, những người bị bỏ rơi và bị khinh thường, những người bị phân biệt đối xử và bị gạt ra ngoài lề xã hội (x. Fratelli tutti 193).” (Sứ điệp Mùa Chay 2022)
Đọc tiếp »

SÁM HỐI

Hc 17:
24Ai sám hối thì Đức Chúa ban cho ơn trở về,
và những kẻ sờn lòng nản chí, Người cũng sẽ ủi an.
25Hãy trở về với Đức Chúa và từ bỏ tội lỗi,
hãy cầu khẩn trước nhan Người, và giảm bớt dịp tội.
26Hãy đoạn tuyệt với gian ác, trở về cùng Đấng Tối Cao,
và cực lực gớm ghét mọi điều ghê tởm.
27Trong âm phủ, ai nào ca ngợi Đấng Tối Cao,
nếu những kẻ đang sống không dâng lời cảm tạ ?
28Người đã chết thì hết xưng tụng, vì nó không còn nữa ;
chỉ người đang sống và khoẻ mạnh mới ca ngợi Đức Chúa.
29Lòng lân tuất của Đức Chúa, cao cả dường bao,
ơn tha thứ dành cho kẻ trở lại với Người, lớn lao biết mấy !
To the penitent God provides a way back, he encourages those who are losing hope
and has chosen for them the lot of truth. Return to the LORD and give up sin, pray to him and make your offenses few.
Turn again to the Most High and away from sin, hate intensely what he loathes; and know the justice and judgments of God, stand firm in the way set before you, in prayer to the Most High God.
Who in the nether world can glorify the Most High in place of the living who offer their praise? Dwell no longer in the error of the ungodly, but offer your praise before death.
No more can the dead give praise than those who have never lived; they glorify the LORD who are alive and well.
How great the mercy of the LORD, his forgiveness of those who return to him!
Đọc tiếp »

MÙA CHAY: LÀM MỚI LẠI


Thánh thi KINH SÁCH, thứ tư LỄ TRO
Thời gian thuận tiện đến rồi
Như ngày bừng sáng ơn trời đã ban,
Thuốc thiêng chữa bệnh trần gian,
Ấy là sám hối ăn năn hãm mình.
Một ngày mới đẹp bình minh :
Hồng ân nguồn mạch cứu tinh tuôn trào ;
Hồn mang vết tội thương đau,
Tịnh trai chữa hết ưu sầu đắng cay.
Chúa ban ơn thánh mỗi ngày,
Tinh thần thể xác ăn chay ngại gì,
Biển trần dầu lắm hiểm nguy
Cũng trông đạt tới bến quê đời đời.
Muôn loài thờ lạy Ba Ngôi,
Canh tân tha thứ loài người chúng con.
Xin cùng vũ trụ càn khôn
Dâng bài ca mới suy tôn hát mừng.
Đọc tiếp »

“SỐNG CHẬM LẠI”: DÀNH GIỜ CHO NHAU (ĐTC Phanxicô, 02/03/2022)


“…Tốc độ thái quá đưa chúng ta vào máy ly tâm cuốn chúng ta đi như những hoa giấy. Người ta hoàn toàn mất tầm nhìn về bức tranh lớn hơn. Mỗi người giữ chặt miếng bánh của riêng mình, một miếng bánh trôi giạt theo dòng chảy của thị trường thành phố, mà đối với nó, tốc độ chậm hơn có nghĩa là thua lỗ, vì tốc độ là tiền là bạc. Tốc độ thái quá đập cuộc sống tan tành thành bụi: nó không làm cho cuộc sống trở nên cố kết mạnh mẽ hơn.
Và sự khôn ngoan… nó cần có sự lãng phí thời gian. Khi anh chị em trở về nhà và nhìn thấy con trai, con gái của anh chị em và anh chị em “lãng phí thời gian” với chúng, nhưng trong cuộc trò chuyện vốn có tính căn bản đối với xã hội, anh chị em “lãng phí thời gian” với con cái; và khi anh chị em trở về nhà và có ông hoặc bà có lẽ không còn minh mẫn nữa, tôi không biết, đã mất khả năng nói, và anh chị em ở lại với ông hoặc bà, anh chị em "lãng phí thời gian", nhưng sự “lãng phí thời gian” này củng cố gia đình nhân loại. Cần phải dành thời gian, thời gian không sinh lợi, với con cái và người già, vì họ cho chúng ta một khả năng khác để nhìn cuộc sống.
Đại dịch, trong đó chúng ta vẫn buộc phải sống một cách thiếu may mắn, rất đau đớn, nhưng là cuộc chặn đứng lòng sùng bái tốc độ. Và trong thời kỳ này, ông bà đã đóng vai trò như một rào cản đối với người trẻ yêu tốc độ. Liên minh hữu hình giữa các thế hệ, một liên minh hài hòa tốc độ và nhịp độ, tái lập niềm hy vọng không sống cuộc sống vô ích. Và nó khôi phục nơi mỗi chúng ta tình yêu đối với các cuộc sống dễ bị tổn thương, bằng cách chặn đứng con đường dẫn đến nỗi ám ảnh về tốc độ, một thứ vốn tiêu hao nó.
Chữ quan trọng là đây, với mỗi người trong số anh chị em, tôi xin hỏi: anh chị em có biết cách lãng phí thời gian không, hay anh chị em luôn vội vàng? “Không, tôi đang vội, tôi không thể…”. Anh chị em có biết lãng phí thời gian với ông bà, với người già không? Anh chị em có biết dành thời gian chơi với con cái anh chị em, với trẻ em nói chung không? Đây là đá thử vàng. Anh chị em hãy suy nghĩ về điều đó. Và nó khôi phục nơi mỗi người tình yêu đối với cuộc sống dễ bị tổn thương của chúng ta, ngăn chặn con đường dẫn đến nỗi ám ảnh về tốc độ, một điều chỉ làm tiêu hao cuộc sống.
Nhịp điệu của tuổi già là một nguồn lực không thể thiếu để hiểu được ý nghĩa của cuộc sống được đánh dấu bởi thời gian. Người già có nhịp điệu của họ, nhưng là những nhịp điệu giúp đỡ chúng ta. Nhờ sự trung gian này, đích đến của cuộc sống là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trở nên đáng tin cậy hơn: một thiết kế được ẩn giấu trong việc tạo dựng nên con người “giống hình ảnh và họa ảnh của Người” và được đóng ấn trong Con Thiên Chúa trở thành người…” (ĐTC Phanxicô, 02/03/2022)
Đọc tiếp »

MÙA CHAY: GIEO, CHIA SẺ, CHO ĐI… (Sứ điệp Mùa Chay 2022)


Anh chị em thân mến,
Mùa Chay là thời gian thuận tiện cho việc canh tân cá nhân và cộng đoàn, dẫn chúng ta đến Lễ Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và sống lại. Đối với hành trình Mùa Chay năm 2022, sẽ rất ích lợi cho chúng ta khi chúng ta suy gẫm lời khuyên của Thánh Phaolô dành cho các tín hữu Galat: “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí, vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt, nếu chúng ta không sờn lòng. Vậy bao lâu còn cơ hội (kairos), chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Gl6,9-10)…
Trong cuộc sống chúng ta, lòng tham, sự kiêu ngạo, mong muốn chiếm hữu, tích lũy và tiêu thụ chiếm ưu thế, như câu chuyện về người khờ dại trong dụ ngôn Tin Mừng chỉ ra. Người này cho rằng cuộc sống của anh ta được an toàn và hạnh phúc nhờ thóc lúa dư thừa và của cải cất giữ trong kho (Lc 12,16-21). Mùa Chay mời gọi chúng ta hoán cải, thay đổi não trạng, để sự thật và vẻ đẹp của cuộc sống có thể đạt được không phải ở việc tích lũy quá nhiều nhưng là ở việc gieo điều tốt và chia sẻ...
Thánh Phaolô đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa gieo và gặt khi khẳng định: “Ai gieo ít thì sẽ gặt ít và ai gieo nhiều thì sẽ gặt được nhiều” (2Cr 9,6). Nhưng chúng ta đang nói về loại mùa gặt nào? Hoa quả đầu tiên của lòng tốt mà chúng ta gieo xuất hiện trong chính chúng ta và trong các mối quan hệ hàng ngày của chúng ta, cả trong những hành động tử tế nhỏ bé. Trong Chúa, không có hành vi yêu thương nào cho dù nhỏ bé, và không có “cố gắng quảng đại” nào bị mất đi (x. Evangelii Gaudium, 279). Như cây được nhận ra nhờ trái (Mt 7,16, 20), một cuộc sống đầy hành động tốt sẽ tỏa sáng (x. Mt 5,14-16) và mang lại hương thơm của Chúa Kitô cho thế giới (x. 2Cr 2,15). Phụng sự Thiên Chúa, trong sự tự do đối với tội lỗi, mang lại hoa trái là sự thánh thiện vì ơn cứu độ của tất cả (x. Rm 6, 22)… (Sứ điệp Mùa Chay 2022)
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần VIII - TN (sau lễ tro)



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.