Ads 468x60px

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

BÀI SAI TRUYỀN GIÁO CHO CÁC GIA ĐÌNH (ĐTC Phanxicô, 25/06/2022)


“Các gia đình thân mến,
Tôi mời anh chị em tiếp tục cuộc hành trình của mình bằng cách lắng nghe Chúa Cha, Đấng kêu gọi anh chị em: Hãy trở thành những nhà truyền giáo trên mọi nẻo đường của thế giới!
Đừng bước đi một mình!
Anh chị em là những gia đình trẻ, hãy để mình

được hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm;
Anh chị em là những gia đình dày dạn hơn, hãy trở thành những người bạn đồng hành trên hành trình với người khác;
Anh chị em là những người đang lạc lối vì những khó khăn, đừng để mình bị nỗi buồn khuất phục.
Hãy tin tưởng vào Tình yêu mà Thiên Chúa đã đặt nơi anh chị em.
Hãy cầu xin hằng ngày với Thần khí để làm sống lại tình yêu đó.
Hãy hân hoan loan báo về vẻ đẹp của gia đình!
Hãy công bố cho trẻ em và người trẻ về ân sủng của hôn nhân Kitô giáo.
Hãy mang lại niềm hy vọng cho những người không có hy vọng.
Hãy hành động như thể mọi thứ tùy thuộc vào anh chị em, cùng với nhận thức rằng mọi sự phải được phó thác cho Chúa.
Anh chị em hãy là người khâu tấm vải của một xã hội và Giáo hội Hiệp hành, tạo nên các mối tương quan, nhân lên tình yêu và sự sống.
Hãy là dấu chỉ của Đức Kitô hằng sống.
Đừng sợ những gì Đức Chúa đòi hỏi anh chị em, và cũng đừng sợ quảng đại với Người.
Hãy mở lòng đón nhận Đức Kitô.
Hãy lắng nghe Người trong sự thinh lặng cầu nguyện.
Hãy đồng hành với những người yếu đuối hơn.
Hãy nâng đỡ những người cô đơn, người tị nạn, và bị bỏ rơi.
Hãy là hạt giống của một thế giới huynh đệ hơn!
Hãy là những gia đình có tấm lòng quảng đại!
Hãy là khuôn mặt ân cần đón tiếp của Giáo hội!
Xin Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, đến trợ giúp khi chúng ta không còn “rượu”;
Xin Mẹ là người đồng hành trong lúc im lặng và thử thách;
Xin Mẹ giúp anh chị em bước đi cùng với Người Con Phục Sinh của Mẹ.
Amen.” (ĐTC Phanxicô, 25/06/2022)
Đọc tiếp »

CHÚA KITÔ CHỮA LÀNH VÀ GIẢI THOÁT PHÊRÔ (ĐTC Phanxicô giảng lễ 29/06/2021)


“Thánh Phêrô và Thánh Phaolô là hai vị Tông đồ vĩ đại của Phúc âm và là hai trụ cột của Giáo hội. Hôm nay chúng ta mừng kính hai vị. Chúng ta hãy quan sát kỹ hơn hai chứng nhân đức tin này. Trọng tâm trong câu chuyện của các ngài không phải là năng khiếu và khả năng của chính các vị; nhưng là sự thay đổi cuộc đời sau khi đã gặp Chúa Kitô. Các ngài đã trải nghiệm một tình yêu chữa lành và giải thoát. Sau đó, các ngài trở thành Tông đồ và các thừa tác viên mang đến tự do cho những người khác.
Thánh Phêrô và Thánh Phaolô đã được tự do vì các ngài đã được giải thoát. Chúng ta hãy suy nghĩ về điểm trung tâm này.
Thánh Phêrô, người đánh cá đến từ Galilê, được giải thoát khỏi cảm giác thiếu thốn và kinh nghiệm thất bại cay đắng, nhờ tình yêu thương vô điều kiện của Chúa Giêsu. Dù là một người đánh cá lành nghề, nhiều khi trong đêm khuya, thánh nhân đã nếm trải sự cay đắng thất vọng vì không đánh bắt được gì (x. Lc 5: 5; Ga 21: 5) và, khi thấy lưới trống của mình, ngài đã bị cám dỗ để gác mái chèo của mình lên. Dù mạnh mẽ và nóng nảy, nhưng Phêrô thường chịu khuất phục trước sự sợ hãi (x. Mt 14,30). Mặc dù là một môn đệ nhiệt thành của Chúa, thánh nhân vẫn tiếp tục suy nghĩ theo tiêu chuẩn thế gian, nên không hiểu và không chấp nhận ý nghĩa của thập giá Chúa Kitô (x. Mt 16,22). Ngay cả khi nói rằng mình đã sẵn sàng hiến mạng sống cho Chúa Giêsu, thì việc ai đó nghi ngờ ngài là một trong các môn đệ của Chúa Kitô cũng đã đủ để khiến ngài sợ hãi chối bỏ Thầy (x. Mc 14, 66-72).
Dù sao thì Chúa Giêsu cũng yêu Thánh Phêrô và sẵn sàng mạo hiểm với thánh nhân. Ngài khuyến khích Phêrô đừng bỏ cuộc, hãy thả lưới một lần nữa, bước đi trên mặt nước, tìm thấy sức mạnh để chấp nhận sự yếu đuối của mình, theo Ngài trên con đường thập tự giá, hiến mạng sống cho anh chị em mình, để chăn đàn chiên của Ngài. Bằng cách này, Chúa Giêsu giải thoát Phêrô khỏi sự sợ hãi, khỏi những tính toán chỉ dựa trên mối quan tâm của thế gian. Ngài đã mang lại cho thánh nhân dũng khí để mạo hiểm tất cả mọi thứ và niềm vui trở thành ngư phủ chài lưới người. Chính thánh Phêrô là người được Chúa Giêsu kêu gọi để củng cố đức tin cho anh em (x. Lc 22,32). Ngài đã ban cho thánh nhân - như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng - chìa khóa để mở những cánh cửa dẫn đến cuộc gặp gỡ với Chúa và sức mạnh để ràng buộc và tháo gỡ: để ràng buộc anh chị em của ngài với Chúa Kitô và nới lỏng những nút thắt và xiềng xích trong cuộc sống của họ. (x. Mt 16:19).
Tất cả những điều đó chỉ có thể xảy ra bởi vì - như chúng ta đã nghe trong bài đọc đầu tiên - chính Phêrô đã được tự do. Những xiềng xích giam giữ thánh nhân trong tình trạng một tù nhân đã bị vỡ tan và, như vào đêm khi dân Israel được giải thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập, ngài được bảo phải vội vàng trỗi dậy, thắt đai lưng và đi dép để đi ra ngoài. Sau đó, Chúa đã mở những cánh cửa trước mặt ngài (xem Cv 12: 7-10). Ở đây chúng ta thấy một lịch sử mới của việc mở cửa, giải phóng, xiềng xích bị phá vỡ, cuộc di cư ra khỏi ngôi nhà của sự trói buộc. Thánh Phêrô đã có một kinh nghiệm Lễ Vượt Qua khi Chúa giải thoát ngài.” (ĐTC Phanxicô giảng lễ 29/06/2021)
Đọc tiếp »

CHÚA KITÔ GIẢI THOÁT PHAOLÔ (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 29/06/2021)


“Tông đồ Phaolô cũng cảm nghiệm được sự tự do mà Chúa Kitô mang lại cho ngài. Thánh nhân được giải phóng khỏi hình thức nô lệ áp bức nhất, đó là chế độ nô lệ đối với bản thân mình.
Từ Saulô, tên của vị vua đầu tiên của Israen, thánh nhân trở thành Phaolô, có nghĩa là “nhỏ bé”. Ngài cũng được giải thoát khỏi lòng nhiệt thành tôn giáo đã khiến ngài trở thành một người nhiệt thành bảo vệ các truyền thống của tổ tiên mình (xem Gl 1:14) và là một kẻ bắt bớ độc ác các Kitô hữu. Thánh nhân đã được giải thoát. Việc tuân thủ các nghi thức tôn giáo và sự kiên quyết bảo vệ truyền thống, thay vì khiến thánh nhân mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa và của anh chị em mình, đã khiến ngài cứng lòng: thánh nhân là một người theo trào lưu chính thống. Thiên Chúa đã giải thoát ngài khỏi điều này, nhưng Người không miễn trừ cho ngài những yếu đuối và gian khổ là những điều đã làm cho sứ mạng loan báo Tin Mừng của thánh nhân thêm nhiều thành quả: sự căng thẳng của việc tông đồ, sự ốm yếu về thể xác (x. Gl 4, 13-14); bạo lực và bách hại, đắm tàu, đói khát, và như chính Người nói với chúng ta, là một cái gai đau đớn trong da thịt (x. 2Cr 12, 7-10).
Do đó, Phaolô nhận ra rằng “Những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1Cr 1:27), để chúng ta có thể làm được mọi sự nhờ Đấng củng cố chúng ta (x. Pl 4:13), và điều đó không gì có thể ngăn cách chúng ta khỏi tình yêu của Người (x. Rm 8:35-39). Vì lý do này, vào cuối đời - như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ hai – Thánh Phaolô đã có thể nói: “Chúa đã đứng về phía tôi” và “Ngài sẽ giải cứu tôi khỏi mọi sự tấn công của ma quỷ” (2Tm 4:17). Thánh Phaolô đã có một kinh nghiệm Lễ Vượt Qua: đó là Chúa giải thoát ngài.
Anh chị em thân mến, Giáo hội nhìn lên hai nhân vật vĩ đại này của đức tin này và thấy hai vị Tông đồ đã giải phóng sức mạnh của Tin Mừng trong thế giới của chúng ta, chỉ vì trước hết chính các ngài đã được giải thoát nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúa Giêsu không xét đoán họ hay làm nhục họ. Thay vào đó, ngài chia sẻ cuộc sống của họ với sự trìu mến và gần gũi. Ngài ủng hộ họ bằng lời cầu nguyện của mình, và thậm chí đôi khi trách móc họ để khiến họ thay đổi. Với ông Phêrô, Chúa Giêsu nhẹ nhàng nói: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin”. (Lc 22:32). Và với Phaolô, Chúa nói: “Saulô, Saulô, sao ngươi bắt bớ ta?” (Công vụ 9: 4). Ngài cũng làm như vậy với chúng ta: Ngài bảo đảm với chúng ta về sự gần gũi của Ngài bằng cách cầu nguyện và chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Chúa Cha, và nhẹ nhàng khiển trách chúng ta mỗi khi chúng ta đi chệch hướng, để chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh trỗi dậy và tiếp tục cuộc hành trình…” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 29/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần XIII- Mùa TN



Đọc tiếp »

THƯ MỤC VỤ THÁNG 7



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

CA ĐOÀN THÁNH GIA 2022



Đọc tiếp »

CA ĐOÀN HIỀN MẪU NĂM 2022



Đọc tiếp »

29/6: Lễ Thánh Phêrô và Phaolô, Bổn mạng Cha sở Cù Mi


Hôm nay thứ tư, ngày 29/06/2022 Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông đồ, Bổn mạng Cha sở Cù Mi, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy. Trong bầu khí hân hoan vui mừng, tâm tình hiệp thông, tri ân và Tạ ơn Chúa đã cho đại dịch Covid-19 sớm kết thúc, để rồi  Cộng đoàn giáo xứ Cù Mi chúng con mừng lễ Quan thầy Cha sở thật long trọng và sốt sắng.

Những lời chúc mừng Lễ Bổn mạng Cha sở và đóa hoa tươi thắm dâng Cha như gói trọn tất cả lòng kính trọng, quý mến và sự hiệp thông của cả Cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Cù Mi với vị Cha chung của mình.

Sau Thánh lễ, Hội đồng Mục vụ và đại diện các Hội đoàn trong giáo xứ chúng con cùng với Cha sở dùng bữa điểm tâm đạm bạc tại nhà xứ thay cho những lời chúc mừng Bổn mạng tốt đẹp nhất đến với tất cả những ai đã chọn Thánh Phêrô và Thánh Phaolô làm Quan thầy, Bổn mạng.

Nguyện xin Thiên Chúa luôn tuôn đổ muôn vàn Hồng ân xuống trên Cha, Nguyễn xin Thánh Phêrô Quan thầy luôn cầu bầu, đồng hành, giúp sức để Cha sở chúng con được dồi dào sức khỏe và chu toàn mọi sứ vụ mà Chúa đã trao ban./.

(Ban Truyền thông Giáo xứ Cù Mi)

















Đọc tiếp »

LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ



Đọc tiếp »

THÁNH PHÊRÔ và PHAOLÔ, lễ trọng


Thánh Thi Kinh Sách :
Cuộc thương khó của hai thủ lãnh
Đã làm nên ngày thánh huy hoàng,
Phê-rô thắng trận vẻ vang,
Phao-lô chỉ cách bạn vàng ít lâu.
Cùng dòng máu anh hào tử tiết,
Kết giao thành bạn thiết nghìn thu,
Niềm tin vào Đức Ki-tô
Kiện toàn cuộc sống phượng thờ Chúa Cha.
Phê-rô thật chính là anh cả,
Nhưng Phao-lô cũng chả thua chi,
Bình vàng Chúa chọn ai bì,
Niềm tin son sắt kém gì hiền huynh.
Cây giá ngược chẳng kinh chẳng sợ,
Si-mon làm rạng rỡ Thánh Danh,
Nhớ câu Thầy nhắn nhủ mình,
Thân treo thập giá đóng đinh như Thầy.
Lòng sùng bái từ đây vươn mạnh,
Cả Rô-ma thành kính dâng lên,
Máu ai thắm đỏ tinh tuyền,
Máu Phê-rô đã thấm nền thánh đô.
Ai ngờ thiên hạ nô nức tới,
Người bốn phương trẩy hội nơi này.
Kinh thành vạn quốc là đây,
Ngai toà của Đấng làm thầy muôn dân.
Nguyện xin Chúa khoan nhân từ ái
Khấng nghe lời con cái nài van,
Ban cho hưởng phúc thiên đàng
Cùng hai thánh cả hát vang muôn đời.
“Một ngày kính chung cuộc tử đạo của hai vị Tông Đồ. Nhưng hai vị xưa kia chỉ là một ; dù các ngài chịu tử hình những ngày khác nhau, các ngài cũng chỉ là một. Thánh Phê-rô đi trước, rồi thánh Phao-lô theo sau. Đối với chúng ta, ngày lễ chúng ta cử hành hôm nay là một ngày thánh, vì đã được ghi bằng máu của các Tông Đồ. Chúng ta hãy quý chuộng đức tin, đời sống, công lao khó nhọc và những khổ hình của các ngài, quý chuộng những lời các ngài tuyên xưng, những điều các ngài rao giảng.” (Thánh Augustinô)
Đọc tiếp »

LỜI THÁNH PHÊRÔ TÔNG ĐỒ :



“Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc hàng kỳ mục, lại là chứng nhân những đau khổ của Đức Ki-tô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai.2 Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ.3 Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên.4 Như thế, khi Vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát.
Cũng vậy, những người trẻ hãy vâng phục các kỳ mục: anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.6 Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định.7 Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.8 Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.9 Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.10 Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Ki-tô. Phần anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường.11 Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men. (1Pr 5, 1-11)


Đọc tiếp »

DOMINE QUO VADIS ?


DOMINE QUO VADIS ?
Vì quên đưa hình viếng nhà thờ nơi thánh Phêrô chạy trốn bách hại gặp Thầy Giêsu vác thập giá vào thành Rôma, thánh nhân hỏi “Thưa Thầy, Thầy đi đâu ? Domine Quo Vadis ?” Thầy vác thập giá vô Roma chết một lần nữa vì môn đệ trốn…
Đây là câu chuyện Đức Cha kể trong tuần hiệp hành đánh động mình, thắng cám dỗ trốn sứ vụ… nay bổ túc đưa vào, chỉ tiếc ghé hai lần mà không biết có dấu chân Phêrô đi ra, Chúa đi vào… chắc phải qua

coi lại.
Lạy thánh Phêrô, thầy đã sợ, đã trốn nhưng sau này can đảm, không chỉ chịu đóng đinh mà đóng đinh ngược. Xin giúp con khi sợ, khi sắp chìm, khi muốn trốn… biết can đảm lên.
Đọc tiếp »

MỪNG BỔN MẠNG PHÊRÔ PHAOLÔ


MỪNG BỔN MẠNG PHÊRÔ PHAOLÔ
Mừng đại lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, xin nhớ lại đã thăm nhà thánh Bổn mạng Phêrô và tượng ngài ở biển hồ Galilê-Israel, mộ và tượng ngài ở đền thờ thánh Phêrô-Rôma-Italia, đền thờ thánh Phaolô nơi có mộ ngài…
Xin hai thánh cầu cùng Chúa cho chúng con được ân sủng đổi mới: từ tội nhân thành tông đồ, như xưa Chúa đã biến các ngài là người chối Chúa ba lần, giết hại những người tin Chúa… thành tông đồ vĩ đại, trụ cột xây dựng Hội Thánh Chúa.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

CHA MẸ: CHỨNG TÁ ƠN GỌI GIA ĐÌNH (ĐTC Phanxicô, 25/06/2022)


Việc cha mẹ suy tư về cách hành động của Thiên Chúa thật quan trọng biết bao! Thiên Chúa yêu thương người trẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là Người bảo vệ họ khỏi mọi rủi ro, khỏi mọi thử thách và mọi đau khổ. Thiên Chúa không lo lắng và bảo vệ quá mức; trái lại, Người tin tưởng những người trẻ và kêu gọi mỗi người vươn đến tầm cao của cuộc đời và sứ mạng. Chúng ta hãy

nghĩ về cậu bé Samuel, chàng thiếu niên Đavít hay chàng trai trẻ Giêrêmia; trên hết, chúng ta hãy nghĩ đến Đức Trinh Nữ Maria.
Quý vị cha mẹ thân mến, Lời Chúa chỉ cho chúng ta con đường: đừng che chở cho con cái mình khỏi những khó khăn và đau khổ dù là nhỏ nhất, nhưng cố gắng truyền đạt cho chúng niềm đam mê sống, khơi dậy trong chúng khát vọng khám phá ơn gọi của mình và đón nhận sứ mạng vĩ đại mà Thiên Chúa dành cho họ. Chính khám phá đó đã làm cho ngôn sứ Êlisê can đảm và quyết tâm; nó đã giúp ngài trở thành một người lớn. Quyết định bỏ lại cha mẹ và hy sinh những con bò là một dấu hiệu cho thấy ngôn sứ Êlisê nhận ra rằng giờ đã đến lúc "tùy thuộc vào ngài", rằng đã đến lúc chấp nhận lời kêu gọi của Thiên Chúa và tiếp tục công việc của thầy mình. Ngài sẽ thực hiện điều này cách can đảm đến cuối đời. Các bậc cha mẹ thân mến, nếu anh chị em giúp con cái khám phá và chấp nhận ơn gọi của chúng, anh chị em sẽ thấy rằng chúng cũng sẽ bị "nắm chặt" bởi sứ mạng này; và chúng sẽ tìm thấy sức mạnh cần thiết để đối đầu và vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Tôi muốn nói thêm rằng, đối với các nhà giáo dục, cách tốt nhất để giúp người khác tiếp nối ơn gọi của họ là đón nhận ơn gọi của chính mình với tình yêu trung thành. Đó là điều mà các môn đệ đã thấy Chúa Giêsu làm. Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy một khoảnh khắc tiêu biểu khi Chúa Giêsu "quyết định lên đường đi lên Giêrusalem" (Lc 9,51), dù biết rõ rằng ở đó Người sẽ bị kết án và bị giết. Trên đường đi Giêrusalem, Chúa Giêsu vấp phải sự từ chối của cư dân Samaria, điều này làm dấy lên phản ứng phẫn nộ của Giacôbê và Gioan, nhưng Người chấp nhận sự từ chối đó, vì đó là một phần ơn gọi của Người. Ngay từ đầu, Chúa đã bị từ chối, đầu tiên là ở Nadarét, bây giờ là ở Samaria, và Người sắp bị từ chối ở Giêrusalem. Chúa Giêsu đã chấp nhận tất cả, vì Người đã đến để gánh lấy tội lỗi của chúng ta.
Tương tự như vậy, không gì có thể khích lệ con cái hơn là nhìn xem cha mẹ của họ sống cuộc sống hôn nhân và gia đình như một sứ mạng, thể hiện lòng chung thủy và sự kiên nhẫn bất chấp khó khăn, lúc đau buồn và khi thử thách. Những gì Chúa Giêsu gặp phải tại Samaria diễn ra trong mọi ơn gọi Kitô hữu, kể cả ơn gọi gia đình. Có những lúc chúng ta phải gánh lấy sự phản kháng, chống đối, từ chối và hiểu lầm xuất phát từ trái tim con người, và với ân sủng của Chúa Kitô, hãy biến những điều này thành việc đón nhận người khác và thành tình yêu nhưng không.” (ĐTC Phanxicô, 25/06/2022)
Đọc tiếp »

CHÚA GIÊSU CỨU CHỮA… (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay trong bài Tin Mừng (x. Mc 5,21-43) Chúa Giêsu đối diện với hai hoàn cảnh bi đát nhất của chúng ta là cái chết và bệnh tật. Ngài giải thoát hai người khỏi các hoàn cảnh bi thảm này: một bé gái, là người vừa chết khi cha cô chạy đi cầu xin sự giúp đỡ của Chúa Giêsu; và một phụ nữ, bị mất máu nhiều năm.
Chúa Giêsu cảm động trước sự đau khổ và cái chết của chúng ta, và Ngài làm ra hai dấu chỉ chữa lành để cho chúng ta biết rằng cả đau khổ và sự chết đều không có tiếng nói cuối cùng. Ngài nói với chúng ta rằng chết không phải là hết. Ngài đánh bại kẻ thù này, kẻ thù mà một mình chúng ta mà thôi thì không thể giải phóng được mình.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, thời điểm mà bệnh tật vẫn là trung tâm của các bản tin, chúng ta nên tập trung vào một dấu chỉ khác, đó là sự chữa lành cho người phụ nữ bị mắc chứng xuất huyết. Không chỉ có vấn đề về sức khỏe mà thôi, tình cảm của cô ấy cũng đã bị tổn hại. Tại sao? Cô bị xuất huyết và do đó, theo suy nghĩ của người thời đó, cô bị coi là người không trong sạch. Cô ấy là một phụ nữ bị gạt ra ngoài lề xã hội; cô ấy không thể có những mối quan hệ ổn định; cô ấy không thể có chồng; cô ấy không thể có một gia đình, và không thể có những mối quan hệ xã hội bình thường, bởi vì cô ấy “không trong sạch”, một căn bệnh đã khiến cô ấy “không trong sạch”. Cô sống cô đơn, với một trái tim đầy vết thương.
Căn bệnh lớn nhất của cuộc đời là gì? Bệnh lao chăng? Đại dịch chăng? Thưa: Không phải như thế. Căn bệnh lớn nhất của cuộc đời là thiếu tình yêu; là không thể yêu. Người phụ nữ tội nghiệp này bị bệnh, vâng, vì mất máu, nhưng kết quả là, thiếu tình yêu thương, vì cô ấy không thể ở bên người khác trong xã hội. Và sự chữa lành ngoạn mục nhất là sự chữa lành về tình cảm. Nhưng làm thế nào để chúng ta tìm thấy sự chữa lành? Chúng ta có thể nghĩ về những người chúng ta thương mến: họ có bị bệnh không hay đang có sức khỏe tốt? Nếu họ mắc bệnh, Chúa Giêsu có thể chữa lành cho họ…” (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)
Đọc tiếp »

ĐỪNG XÉT ĐOÁN, HÃY YÊU THƯƠNG (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)


“…Chúa Giêsu không hờ hững nhìn chung chung như chúng ta, nhưng Ngài nhìn vào từng cá nhân. Ngài không dừng lại ở những vết thương và sai lầm của quá khứ, mà còn vượt lên trên những tội lỗi và định kiến. Tất cả chúng ta đều có một lịch sử, và mỗi người chúng ta, trong bí mật của mình, đều biết rõ những vấn đề xấu xa trong lịch sử của chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu đã nhìn vào đó để

chữa lành.
Trái lại, chúng ta thích nhìn những vấn đề xấu xa của người khác. Biết bao lần khi trò chuyện, chúng ta lại rơi vào tình trạng huyên thuyên nói xấu người khác, “xỉa xói” người khác. Nhưng này: làm như thế thì đi đến đâu? Chúng ta thường không hành động như Chúa Giêsu, Đấng luôn nhìn vào những cách thế để cứu chúng ta; Ngài nhìn vào ngày hôm nay; Ngài không nhìn vào lịch sử xấu xa mà chúng ta có. Chúa Giêsu vượt lên trên tội lỗi. Chúa Giêsu vượt ra ngoài những định kiến. Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở những vẻ bề ngoài, nhưng đi đến tận thẳm sâu trái tim. Và Ngài chữa lành hoà toàn cho cô ấy, là người đã bị mọi người khước từ như một người phụ nữ không trong sạch. Ngài dịu dàng gọi cô là “con” (câu 34) - phong cách của Chúa Giêsu là gần gũi, từ bi và dịu dàng: “Này con” - và Ngài ca ngợi đức tin của cô, khôi phục sự tự tin cho cô.
Anh chị em đang hiện diện ở đây thân mến, hãy để Chúa Giêsu nhìn vào và chữa lành trái tim anh chị em. Tôi cũng phải làm điều này: là để Chúa Giêsu nhìn vào trái tim tôi và chữa lành nó. Và nếu anh chị em đã cảm thấy sự dịu dàng khi Ngài nhìn vào anh chị em, hãy bắt chước Ngài, và làm như Ngài đã làm. Nhìn xung quanh: anh chị em sẽ thấy rằng nhiều người sống bên cạnh anh chị em cảm thấy bị thương và cô đơn; họ cần cảm thấy được yêu thương: hãy thực hiện từng bước.
Chúa Giêsu yêu cầu anh chị em một cái nhìn không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài, nhưng đi vào trái tim: một cái nhìn không phán xét, nhưng chào đón - chúng ta hãy ngừng phán xét người khác - Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta một cái nhìn không phán xét. Vì chỉ tình yêu mới có thể hàn gắn cuộc đời. Xin Đức Mẹ, Đấng An Ủi những người đau khổ, giúp chúng ta có thể vuốt ve những người có trái tim bị tổn thương mà chúng ta gặp trên hành trình của mình. Và đừng phán xét; đừng phán xét thực tế cá nhân, xã hội của người khác. Chúa yêu tất cả mọi người! Đừng phán xét; hãy để người khác sống và cố gắng tiếp cận họ bằng tình yêu thương.” (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)
Đọc tiếp »

VINH QUANG THIÊN CHÚA LÀ CON NGƯỜI SỐNG (Thánh Irênê, lễ nhớ 28/06)


“Vinh quang của Thiên Chúa làm cho sống, nên ai thấy Thiên Chúa thì đón nhận được sự sống. Vì thế, Đấng mà loài người không thể dò thấu, không thể lãnh hội, không thể thấy được thì lại tỏ mình ra cho họ thấy, cho họ lãnh hội và dò thấu, để ban sự sống cho những ai đón nhận và thấy Người. Vì không thể sống mà không có sự sống, nên sự sống chỉ tồn tại khi nó thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, mà thông phần vào sự sống của Thiên Chúa là được thấy Thiên Chúa và vui hưởng lòng nhân hậu của Người…
Thật vậy, con người sống là vinh quang của Thiên Chúa, còn sự sống của con người là nhìn thấy Thiên Chúa. Quả thế, nếu việc Thiên Chúa được nhận biết qua thụ tạo đã mang lại sự sống cho mọi kẻ hiện hữu trên mặt đất, thì việc Chúa Cha được nhận biết qua Ngôi Lời càng mang lại sự sống hơn biết bao cho những ai nhìn thấy Thiên Chúa.”
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần XIII- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

THA THỨ TRONG GIA ĐÌNH (ĐTC Phanxicô, 22/06/2022)


“Anh chị em thân mến,
Sự tha thứ chữa lành mọi vết thương. Tha thứ là một món quà được tuôn trào từ ân sủng mà Chúa Kitô ban tràn trên mỗi cặp vợ chồng và mọi gia đình khi chúng ta để cho Người hành động, và khi chúng ta hướng về Người. Thật tuyệt vời khi các bạn đã cử hành “Ngày lễ tha thứ” với con cái, và làm mới lời thề hứa hôn nhân của mình trong cử

hành Thánh Thể. Điều này làm tôi liên tưởng đến bữa tiệc mà người cha tổ chức cho đứa con hoang đàng trong dụ ngôn của Chúa Giêsu (x. Lc 15, 20-24). Chỉ có điều, lần này người đi lạc là cha mẹ, chứ không phải đứa con! "Cha mẹ hoang đàng". Tuy nhiên, điều này cũng thật thú vị, và có thể là một chứng tá tuyệt vời đối với con cái.
Trên thực tế, những đứa trẻ, ngay từ khi còn thơ bé, đã bắt đầu nhận ra rằng cha mẹ của chúng không phải là “siêu nhân”; không toàn năng, và trên tất cả, không hoàn hảo. Và con cái các bạn đã thấy điều gì đó quan trọng hơn nhiều nơi các bạn: chúng thấy được sự khiêm nhường cầu xin sự tha thứ và sức mạnh mà các bạn nhận được từ Thiên Chúa để đứng dậy sau khi vấp ngã. Trẻ em thực sự cần điều này! Trên thực tế, chúng cũng sẽ phạm sai lầm trong cuộc sống, và rồi sẽ khám phá ra rằng chúng cũng không hoàn hảo, nhưng chúng sẽ nhớ rằng Đức Chúa nâng chúng ta lên, rằng tất cả chúng ta đều là tội nhân được tha thứ, rằng chúng ta phải cầu xin người khác tha thứ, và rằng chúng ta cũng phải tha thứ cho chính mình. Bài học này con cái các bạn học được từ các bạn sẽ còn mãi trong trái tim chúng. Và chúng tôi cũng rất vui khi lắng nghe các bạn. Cảm ơn các bạn về chứng tá về ​​sự tha thứ này!” (ĐTC Phanxicô, 22/06/2022)
Đọc tiếp »

TRÁNH LỜI RAO GIẢNG GÂY CHIA RẼ (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)


“Người Galát thấy mình đang ở trong một tình huống khủng hoảng. Họ đã phải làm gì? Lắng nghe và làm theo những gì Thánh Phaolô đã rao giảng cho họ, hay lắng nghe những người mới rao giảng đã buộc tội ngài?
Ta dễ dàng hình dung được trạng thái bất an đang tràn ngập trong lòng họ. Đối với họ, được biết Chúa Giêsu và tin vào công cuộc cứu rỗi được thực hiện bởi cái chết và sự phục sinh của Người, thực sự là khởi đầu của một cuộc sống mới, một cuộc sống tự do. Họ đã dấn thân vào một con đường cho phép họ được tự do, bất chấp sự kiện là lịch sử của họ đan xen với nhiều hình thức nô lệ bạo lực, đặc biệt là đã từng khiến họ phải phục tùng hoàng đế Rôma. Do đó, đối diện với những lời chỉ trích từ những người rao giảng mới, họ cảm thấy lạc lõng và không biết phải cư xử ra sao: “Nhưng ai đúng? Ông Phaolô này, hay những người này bây giờ đến dạy những điều khác? Tôi nên lắng nghe ai đây?” Nói tóm lại, có rất nhiều điều đang bị đe dọa!
Tình trạng trên không xa lạ gì với kinh nghiệm của nhiều Kitô hữu ngày nay. Thật vậy, ngày nay cũng không thiếu những người rao giảng, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông mới, có thể làm xáo trộn các cộng đồng. Họ tự trình bày họ chủ yếu không như những người đến để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người nơi Chúa Giêsu, chịu Đóng đinh và Phục sinh, nhưng để khẳng định, với tư cách là “những người duy trì chân lý” đích thực, họ tự gọi họ như thế, và cho đó là cách tốt nhất để trở thành Kitô hữu. Họ còn khẳng định mạnh mẽ rằng Kitô giáo đích thực là đạo được họ theo, thường được đồng nhất với một số hình thức nào đó của quá khứ, và giải pháp cho những khủng hoảng ngày nay là quay trở lại để không đánh mất tính chân chính của đức tin.
Ngày nay, cũng như lúc ấy, luôn có cơn cám dỗ muốn khép mình vào một số điều chắc chắn có được từ truyền thống quá khứ. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nhận ra những người này? Thí dụ, một trong những dấu vết của lối tiến hành này là tính thiếu linh hoạt. Đối diện với việc rao giảng Tin Mừng giúp chúng ta được tự do, giúp chúng ta vui vẻ, những người này cứng ngắc. Luôn cứng ngắc: bạn phải làm thế này, bạn phải làm thế kia… Tính không linh hoạt là đặc trưng của những người này.
Làm theo lời dạy của Thánh tông đồ Phaolô trong Thư gửi tín hữu Galát sẽ giúp chúng ta hiểu được con đường phải đi. Con đường được Thánh Tông đồ chỉ ra là con đường giải phóng và luôn luôn mới của Chúa Giêsu, chịu Đóng đinh và Phục sinh; đó là con đường công bố, đạt được nhờ sự khiêm nhường và tình huynh đệ; còn những người rao giảng chia rẽ không biết khiêm nhường là gì, tình huynh đệ là gì, không biết tin cậy nhu mì và vâng lời là gì. Rao giảng như thánh Phaolô là những người biết nhu mì hay vâng lời. Và cách thức nhu mì và vâng lời này dẫn ta tin chắc rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo hội mọi thời đại. Cuối cùng, đức tin vào Chúa Thánh Thần hiện diện trong Giáo hội đem chúng ta lên phía trước và sẽ cứu chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần XIII- Mùa TN



Đọc tiếp »

ĐẠI HỘI QUỐC TẾ GIA ĐÌNH X (2)


Chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện với lời kinh vang lên trong ngày 23/06/2022, tại hội trường Phaolô VI, Roma, lúc 19g00 để cùng với các gia đình, cầu nguyện cho các gia đình:
“Lạy Cha Chí Thánh, chúng con hiện diện nơi đây trước tôn nhan Cha để ca tụng và cảm tạ Cha về hồng ân cao trọng của gia đình. Chúng con cầu nguyện cho các gia đình đã được thánh hiến trong Bí tích Hôn Nhân...
Chúng con cầu nguyện cho các gia đình đang gặp khó khăn, đau khổ, bệnh tật mà chỉ mình Cha biết...
Chúng con cầu nguyện cho các trẻ em và những người trẻ để họ có thể gặp Cha và đáp lại với niềm hân hoan về ơn gọi mà Cha đã muốn nơi họ.
Chúng con cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà để các ngài nhận biết sự hiện hữu của các ngài là dấu chỉ về tình phụ tử và mẫu tử của Thiên Chúa...
Lạy Chúa, xin hãy làm cho mỗi gia đình có thể sống ơn gọi nên thánh trong Giáo Hội... Xin Chúa chúc lành cho cuộc gặp gỡ quốc tế của các gia đinh. Amen”.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

LÒNG NGAY THẤY CHÚA (Trích bài giảng của thánh Ghê-gô-ri-ô, giám mục Nít-xê)


“Trong đời sống con người, thân xác được khoẻ mạnh là một điều tốt ; nhưng thật là hạnh phúc nếu vừa biết sức khoẻ là gì lại vừa thật sự được khoẻ mạnh. Thật thế, ai luôn ca tụng sức khoẻ, mà cứ ăn những thứ làm cho máu ra xấu và sinh bệnh, thì thử hỏi những lời ca tụng sức khoẻ kia có ích gì cho họ đang khi họ bị bệnh tật giày vò ? Ta cũng phải hiểu như thế về lời giảng dạy đã được trình bày, nghĩa là Chúa không bảo người biết được điều gì đó về Thiên Chúa là người có phúc, nhưng là người có Thiên Chúa ngự trong mình. Chúa nói : Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Vì vậy tôi không nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ để cho người có con mắt linh hồn đã được thanh luyện nhìn thấy Người gần như trực diện ; nhưng có thể lời nói cao cả kia muốn gợi cho ta nhớ một lời khác rõ ràng hơn. Lời đó là : Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông. Sở dĩ như thế là để dạy ta biết rằng : Ai thanh luyện lòng mình cho khỏi vương vấn thụ tạo và những tình cảm xấu xa, người ấy sẽ được nhìn ngắm hình ảnh bản tính Thiên Chúa trong vẻ xinh đẹp của lòng mình…
Vậy nếu bạn lại tẩy xoá các vết nhơ dính đầy lòng bạn bằng một đời sống chuyên cần và chăm chỉ, thì vẻ đẹp của Thiên Chúa sẽ sáng ngời nơi bạn. Cũng như thông thường một thanh sắt trước kia đen sì, sau khi được mài cho sạch mọi gỉ sét, sẽ sáng loáng dưới ánh mặt trời, thì cũng vậy, con người nội tâm mà Chúa gọi là lòng, một khi được tẩy sạch các vết nhơ làm cho linh hồn ra hư hỏng vì cách ăn nết ở xấu xa, con người ấy sẽ phục hồi được hình ảnh nguyên thuỷ và trở nên tốt lành…
Thiên Chúa là Đấng trong sạch, không hề vấn vương nết xấu hay dục vọng nào và hoàn toàn xa lạ với sự dữ. Vậy nếu bạn được như thế, thì hẳn bạn đã có Thiên Chúa ở trong bạn rồi. Vậy khi tâm hồn bạn trong trắng không nhiễm phải thói hư tật xấu, thanh thoát chẳng vấn vương tục luỵ và hoàn toàn không dính bén mùi đời, thì bạn thật là diễm phúc vì bạn có cái nhìn sâu sắc và tinh tường.
Quả thế, điều người ta không thấy vì không được thanh tẩy, thì bạn thấy vì bạn đã được thanh tẩy. Một khi con mắt linh hồn bạn không còn bị vật chất làm cho ra tối tăm mù mịt, bạn sẽ được hưởng kiến Thánh Nhan tỏ tường trong cõi lòng thanh thản và trong sạch của bạn. Nhưng, điều ấy nghĩa là gì ? Thưa, đó là sự thánh thiện, trong sạch, đơn sơ : tất cả những điều như thế là ánh quang huy hoàng của bản tính Thiên Chúa làm cho chúng ta nhìn thấy Người.”
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.