Ads 468x60px

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

NHỚ TRẠI TNTT HOA KỲ: Nhân mùa cắm trại thiếu nhi, nhớ trại TNTT tại Hoa Kỳ năm 2016, nay đăng kỷ niệm và thăm quí cha, quí soeurs, quí huynh trưởng tham dự xưa…







Đọc tiếp »

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

KINH XIN ƠN CÙNG ĐỨC CHA LABERT DE LA MOTTE


Giám Mục tiên khởi cho Việt Nam
Đức cha Pierre Lambert de la Motte sinh ngày 28/01/1624, được rửa tội với tên thánh Phêrô tại giáo xứ Saint Jacques, giáo phận Lisieux (Calvados), vùng Normandie, phía tây bắc nước Pháp, là con trai cả trong một gia đình có 7 chị em, người em trai út của ngài cũng làm linh mục,

cha Nicolas Lambert de la Motte…
Ngày 29/7/1658, qua Tông sắc Apostolatus Officium, Đức thánh cha Alexandre VII đã chọn cha Pierre Lambert de la Motte làm giám mục hiệu tòa Béryte và cha François Pallu, hiệu tòa Héliopolis. Ngày 9.9.1659, qua Tông sắc Super Cathedram, Đức thánh cha Alexandre VII quyết

định thành lập hai giáo phận tông tòa đầu tiên tại Việt Nam: Đàng Trong và Đàng Ngoài theo đó, đức cha Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám mục đại diện Tông tòa giáo phận Đàng Trong và đức cha François Pallu, giáo phận Đàng Ngoài…
Đặc biệt Đức cha Lambert là Ông tổ: Thành lập Hàng giáo sỹ bản xứ Việt Nam khi phong chức linh mục cho người Việt Nam đầu tiên ngày 31/3/1668; Dòng Mến Thánh Giá tại Phố hiến thuộc Đàng Ngoài ngày 19/2/1670 và Mến Thánh Giá Đàng Trong tại An Chỉ vào tháng 12/1671…
Tiếp đến, một công việc rất hệ trọng là tổ chức Công nghị để vạch đường hướng cho công cuộc

truyền giáo. Ngày 15/1/1672, cùng với 06 cha thừa sai nước ngoài, 04 linh mục Việt Nam và hơn 80 Thầy giảng, Đức cha đã chủ tọa Công nghị tại Faifo-Hội An. Công nghị đã thông qua văn kiện gồm 10 điều khoản để vạch đường hướng và đặt nền tảng cho công cuộc truyền giáo tại xứ Đàng Trong. Ngày 29/3/1672, đức cha Lambert trở về Xiêm La cùng với 12 chủng sinh và 01 Thầy giảng để cho theo học tại chủng viện Ayuthia (Thái Lan).
Tháng 9/1675, Đức cha Lambert thực hiện cuộc viếng thăm Đàng Trong lần thứ hai, lần này theo lời mời của Chúa Nguyễn. Được Chúa Nguyễn cho thuyền đến đón ngài tại Thái Lan, Đức cha đến Hội An, ra kinh đô Huế để giảng dạy, cử hành các bí tích, thăm viếng các cộng đoàn.v.v. Đức cha tổ chức lại cơ cấu truyền giáo tại các vùng: Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thuận Hóa, Quy Nhơn, Bình Định và Phú Yên,

ngài chỉ định các linh mục quản nhiệm các cộng đoàn, ngài truyền chức linh mục, thăm viếng và thiết lập thêm nhiều cộng đoàn Dòng mến Thánh Giá v.v. sau đó ngài trở về Xiêm La vào tháng 5/1676.
Sau chuyến đi kinh lý Đàng Trong lần 2, trở về Xiêm La và Đức cha Pierre Lambert de La Motte qua đời tại Ayuthia lúc 4h00 sáng ngày 15.6.1679. Đức cha Lambert được chôn táng tại nhà thờ Thánh Giuse.
Năm 2003, Đức Hồng y Micae Kitbunchu của Tổng giáo phận Bangkok, khi trùng tu nhà thờ Thánh Giuse, ngài đã cho cải mộ Đức cha Lambert. Năm 2003, kỷ niệm 200 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá Chanthaburi, Thái Lan. Một phái đoàn Liên hiệp dòng Mến thánh Giá Việt Nam đến tham dự. Nhân dịp này, Đức Hồng y Micae Kitbunchu, Tổng Giám Mục Giáo phận Bangkok, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Thái Lan đã trao tặng cho đoàn Mến Thánh Giá Việt Nam 2 bình hài cốt chứa đựng: xương cổ tay và chân răng cửa của ĐC Lambert, dịp lễ giỗ 15/06/2022 năm nay được đặt tại Nhà Nguyện cổ Trung Tâm mục vụ Sài Gòn; và một bình cốt khác đựng: đốt ngón chân và răng tiền hàm của Đức Cha Lambert, hiện được đặt tại Dòng MTG Qui Nhơn…” (Lm. Phêrô Nguyễn Thanh Tùng)
Đọc tiếp »

KHÔNG GÌ TÁCH TA RA KHỎI TÌNH YÊU CHÚA

Rm 8 :
Thưa anh em, ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ?37 Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.
38 Đúng thế, tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, 39 trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
Suy niệm :
Đại dịch Covid có thể tách chúng ta xa nhau (giản cách xã hội) xa nhà xứ, xa nhà thờ, xa linh địa hành hương... nhưng không thể “tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.”-Tình yêu dành cho Chúa và dành cho nhau... Amen.
Đọc tiếp »

TẠI SAO TA TÌM CHÚA ? (ĐTC Phanxicô, 01/08/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Khung cảnh ban đầu của bài Tin Mừng trong phụng vụ hôm nay (Ga 6,24-35) cho chúng ta thấy một số con thuyền đang tiến về Caphácnaum: đám đông đang đi tìm Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nghĩ rằng đây là một điều rất tốt, nhưng Phúc Âm dạy chúng ta rằng tìm kiếm Thiên Chúa thôi thì chưa đủ đâu; chúng ta cũng phải hỏi tại sao chúng ta tìm kiếm Ngài. Thật vậy, Chúa Giêsu nói: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê “ (câu 26). Thực tế là dân chúng đã chứng kiến phép lạ hóa bánh ra nhiều, nhưng họ không hiểu được ý nghĩa của cử chỉ đó: họ dừng lại ở phép lạ bên ngoài, họ dừng lại ở chiếc bánh vật chất: chỉ ở đó, không đi xa hơn, để có thể hiểu được ý nghĩa của điều này.
Đây là câu hỏi đầu tiên chúng ta có thể tự hỏi: tại sao chúng ta tìm kiếm Chúa? Tại sao tôi tìm kiếm Chúa? Đâu là động lực cho đức tin của tôi, cho đức tin của chúng ta? Chúng ta cần phải phân định điều này, bởi vì trong số nhiều cám dỗ mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, trong số rất nhiều cám dỗ, có một cám dỗ mà chúng ta có thể gọi là cám dỗ thờ ngẫu tượng. Đó là điều thúc đẩy chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa để sử dụng cho chính mình, để giải quyết các vấn đề, để nhờ Ngài chúng ta đạt được những gì chúng ta không thể tự mình có được, vì lợi ích của chúng ta.
Nhưng theo cách này, đức tin vẫn còn hời hợt và thậm chí, tôi có thể nói đó là đức tin hệ tại vào phép lạ: chúng ta tìm kiếm Chúa để nuôi chúng ta và sau đó quên đi Ngài khi chúng ta đã no nê. Trung tâm của đức tin non nớt này không phải là Thiên Chúa, mà là những nhu cầu của chính chúng ta, chỉ nghĩ đến lợi ích của chúng ta, nhiều thứ… Trình bày nhu cầu của chúng ta với lòng Chúa là đúng, nhưng Chúa, Đấng hành động vượt xa sự mong đợi của chúng ta, trước hết muốn sống với chúng ta trong mối quan hệ yêu thương. Và tình yêu đích thực là không vụ lợi, là tự do: yêu chỉ vì muốn được hồi đáp một ân huệ thì không phải là yêu! Đó là vụ lợi; và rất thường xuyên trong cuộc sống, chúng ta bị thúc đẩy bởi tư lợi.” (ĐTC Phanxicô, 01/08/2021)
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần XVIII- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

Thứ hai, 18 tn

Mt 14 :
Sau khi dân chúng được ăn no nê, Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. 23 Giải tán họ xong, Người lên núi riêng một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. 24 Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. 25 Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. 26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau : “Ma đấy !”, và sợ hãi la lên. 27 Đức Giê-su liền bảo các ông : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” 28 Ông Phê-rô liền thưa với Người : “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” 29 Đức Giê-su bảo ông : “Cứ đến !” Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. 30 Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên : “Thưa Ngài, xin cứu con với !” 31 Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói : “Hỡi kẻ kém lòng tin ! Sao lại hoài nghi ?” 32 Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng. 33 Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói : “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa !”
34 Khi qua biển rồi, thầy trò lên đất liền, vào Ghen-nê-xa-rét. 35 Dân địa phương nhận ra Đức Giê-su, liền tung tin ra khắp vùng, và người ta đem tất cả những kẻ đau ốm đến với Người. 36 Họ nài xin Người cho họ chỉ sờ vào tua áo choàng của Người thôi, và ai đã sờ vào thì đều được cứu chữa.
Suy niệm :
Hôm qua Chúa ở với đám đông, rất đông, làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, nuôi hơn năm ngàn người đàn ông... nhưng hôm nay Chúa “ở một mình”, “lên núi riêng mà cầu nguyện” một mình...
Lạy Chúa, xin cho con vui sướng tạ ơn khi được gặp gỡ nhiều người, lúc qui tụ đông đảo Dân Chúa trong đời sống và phụng vụ, lúc tự do đi lại khắp nơi...
Và khi Covid ngăn cản chúng con, chỉ còn lại “một mình” : ở nhà “một mình”, ở nhà xứ “một mình”, ăn uống “một mình”... chúng con không “sợ ma”, hay “kém lòng tin”, “thấy gió thổi thì đâm sợ, và khi bắt đầu chìm”... nhưng biết sống “một mình”, như Chúa, “lên núi riêng mà cầu nguyện một mình” với Chúa, nhờ Chúa trong Chúa và cho anh chị em...
“Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng.” Lạy Chúa, xin Chúa mau bước lên con thuyền thế giới và Việt Nam, để đại dịch virus Corona này lặng đi... Amen.
Đọc tiếp »

THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC GIÁM MỤC THÁNG 8-2022


Đọc tiếp »

GX CÙ MI: MỤC VỤ THÁNG 8


Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần XVIII- Mùa TN



Đọc tiếp »

SỐNG AN NHIÊN

Tv 130
Lòng con chẳng dám tự cao,
mắt con chẳng dám tự hào Chúa ơi !
Đường cao vọng chẳng đời nào bước,
việc diệu kỳ vượt sức chẳng cầu ; *
2hồn con, con vẫn trước sau
giữ cho thinh lặng giữ sao thanh bình.
Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ,
trong con hồn lặng lẽ an vui. *
3Cậy vào Chúa, Ít-ra-en ơi,
từ nay đến mãi muôn đời muôn năm.
Đọc tiếp »

GIÁO LÝ CHO NGƯỜI CAO TUỔI Ít ai biết điều này, nhưng HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT DẠY GIÁO LÝ của BỘ GIÁO SĨ, 1997 đã nhắc đến, và ngày nay, ĐTC Phanxicô càng nhấn mạnh khi lập ngày thế giới người cao tuổi vào Chúa nhật thứ 4 trong tháng 7 (2021).







Đọc tiếp »

KỶ NIỆM THÊM SỨC CÙ MI : Sau hai năm dịch bệnh, lần đầu lo cho 92 em thiếu nhi Cù Mi thêm sức, vội ghi hình không chuyên để kỷ niệm…







Đọc tiếp »

GIÁO LÝ CHO THIẾU NHI KHÓ KHĂN VÀ GIÁO LÝ CHO GIỚI TRẺ









Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XVIII -TN C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

GIÁO LÝ THIẾU NHI









Đọc tiếp »

KINH THEO NGÀY

Kinh cầu nhẹ gõ cửa hồn,
Trần gian dục vọng bồn chồn tâm linh,
Bao nhiêu thệ ước ân tình,
Chúa thương xin để an bình tin yêu.
Đời con cay đắng đã nhiều,
Hận thù danh lợi đốt thiêu cõi lòng ;
Hồn con mong mỏi sạch trong,
Mái chèo buông nhẹ theo dòng thuyền trôi.
Hồn con, thương để xa rời
Những niềm ân oán mưu đời ghét ghen ;
Bao nhiêu vị kỷ thấp hèn,
Tay Ngài giải cứu, vững bền con đi.
Ngàn năm con vẫn kiên trì
Yêu người, yêu Chúa, ngại gì nước non,
Dầu cho sông cạn núi mòn,
Tình con sau trước vẫn còn thiết tha...
(Thánh thi Kinh Sách)









Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần XVII- Mùa TN



Đọc tiếp »

TÔI TRUYỀN LẠI GÌ CHO THẾ HỆ SAU ? (ĐTC Phanxicô, giảng lễ tại Canada, 26/07/2022)


“…Chúng ta đừng quên rằng nhựa sống đi từ rễ đến cành, đến lá, đến hoa, rồi đến quả của cây. Truyền thống đích thực được thể hiện theo chiều dọc này: từ dưới lên. Chúng ta cần phải cẩn thận kẻo rơi vào một bức tranh biếm họa của truyền thống, không phải theo chiều dọc, từ rễ đến trái, mà là chiều ngang : tiến và lùi. Truyền thống được hình thành theo cách này chỉ dẫn chúng ta đến

một loại “văn hóa ngược”, nơi ẩn náu của tính tự cao, là thứ chỉ đơn giản là nuôi dưỡng hiện tại, nhốt nó trong tâm lý nói rằng, “Chúng ta luôn làm theo cách này”.
Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng các ông có phúc vì được thấy và nghe điều mà biết bao ngôn sứ và những người công chính chỉ có thể hy vọng (x. Mt 13, 16-17). Nhiều người đã tin vào lời hứa của Thiên Chúa về Đấng Mêsia sẽ đến, đã dọn đường cho Ngài và báo tin Ngài sẽ đến. Nhưng bây giờ Đấng Mêsia đã đến, những ai có thể nhìn thấy và nghe thấy Ngài được kêu gọi để chào đón Ngài và công bố sự hiện diện của Ngài ở giữa chúng ta.
Thưa anh chị em, điều này cũng áp dụng cho chúng ta. Những người đi trước chúng ta đã truyền cho chúng ta một niềm đam mê, một sức mạnh và một khao khát, một ngọn lửa mà chúng ta có thể thắp lại. Vấn đề không phải là bảo quản tro cốt, mà là thắp lại ngọn lửa mà họ đã thắp lên. Ông bà và những người lớn tuổi của chúng ta muốn thấy một thế giới công bằng, huynh đệ và đoàn kết hơn, và họ đã chiến đấu để mang lại cho chúng ta một tương lai. Bây giờ, chúng ta đừng để họ thất vọng. Việc tiếp nhận truyền thống đã nhận được là tùy thuộc vào chúng ta, bởi vì truyền thống đó là đức tin sống động của những người đã khuất của chúng ta. Chúng ta đừng biến nó thành “chủ nghĩa truyền thống”, tức là đức tin đã chết của người sống, như một tác giả đã từng nói. Được những người là cội rễ của chúng ta vun đắp, giờ đến lượt chúng ta đơm hoa kết trái.
Chúng ta là những cành phải nở hoa và gieo rắc những hạt giống mới của lịch sử. Vậy chúng ta hãy tự hỏi mình một vài câu hỏi cụ thể. Là một phần của lịch sử cứu rỗi, dưới ánh sáng của những người đi trước tôi và yêu thương tôi, tôi phải làm gì bây giờ? Tôi có một vai trò độc đáo và không thể thay thế trong lịch sử, nhưng tôi sẽ để lại dấu ấn gì? Tôi đang truyền lại điều gì cho những người sẽ đến sau tôi? Tôi đang cho cái gì của bản thân?
Thông thường, chúng ta đo lường cuộc sống của mình dựa trên thu nhập, loại nghề nghiệp, mức độ thành công và cách người khác nhìn nhận về chúng ta. Tuy nhiên, đây không phải là những tiêu chí mang lại sự sống. Câu hỏi thực sự là: tôi có đang trao ban cuộc sống không? Tôi có mở ra lịch sử của một tình yêu mới và tái tạo mà trước đây không có? Tôi có đang loan báo Tin Mừng trong khu phố của tôi không? Tôi có đang tự do phục vụ người khác, như cách mà những người đi trước đã làm cho tôi không? Tôi đang làm gì cho Giáo hội, thành phố, xã hội của mình?
Thưa anh chị em, thật dễ dàng để chỉ trích, nhưng Chúa không muốn chúng ta chỉ là những người chỉ trích hệ thống, hoặc khép kín và “nhìn ngược lại”, như tác giả Thư gửi tín hữu Do Thái đã nói (x.Dt 10,39). Thay vào đó, Thánh Phaolô muốn chúng ta trở thành những nghệ nhân của một lịch sử mới, những người dệt nên hy vọng, những người xây dựng tương lai, những người kiến tạo hòa bình.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ tại Canada, 26/07/2022)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.