Ads 468x60px

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2022

TĨNH HUẤN (2) (web HĐGMVN)


Mình gọi là tĩnh huấn vì vừa tĩnh tâm vừa được huấn luyện, nhưng lại là tham dự HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CÁC ĐẠI CHỦNG VIỆN VIỆT NAM, dịp may gặp lại bạn bè là Giám đốc và giáo sư…
“Con đường Loan báo Tin Mừng và xây dựng Giáo hội Việt Nam của Đức cha Pierre Lambert de la Motte và việc đào tạo linh mục trong bối cảnh tiến trình hiệp hành và hậu Covid-19" là chủ đề của Hội nghị Thường niên các Đại Chủng Viện

Việt Nam năm 2022.
Hội nghị do Ủy ban Giáo sĩ Chủng sinh trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra trong 6 ngày từ chiều thứ Hai ngày 04.7 đến sáng thứ Bảy ngày 09.7.2022 tại Tòa Giám mục Giáo phận Đà Lạt. Hội nghị năm nay có 104 tham dự viên, trong đó 80 linh mục đến từ 11 Đại Chủng Viện, các Giáo phận và một số dòng tu, cùng với 24 nữ tu đại diện của các Hội dòng Mến Thánh Giá như là khách mời của Hội nghị.
Vào lúc 19g30, ngày 04/07/2022, Hội nghị chính thức được khai mạc với giờ Chầu Thánh Thể thật lắng đọng và thiêng thánh tại Nhà nguyện Tòa Giám Mục.
Phát biểu trong phần khai mạc, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục Giáo phận Phan Thiết, Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ Chủng sinh đã nói lên hai lý do chọn đề tài cho Hội nghị

năm nay. Lý do thứ nhất là Hội nghị diễn ra trong bầu khí của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới 2023 với chủ đề “Hướng tới một Giáo hội Hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ”; và lý do thứ hai là các Đại Chủng viện cùng nhìn lại hành trình hơn 350 năm qua của Giáo hội Việt Nam đã loan báo Chúa Giêsu như thế nào, khởi đi từ Đức cha Lambert de la Motte, vị Giám mục tiên khởi, Đấng Sáng lập Dòng Mến Thánh Giá. Các nữ tu đã sống và tham gia hoạt động rất tích cực để xây dựng Giáo hội theo linh đạo Mến Thánh Giá mà Đức cha Lambert đã để lại. Đó cũng là lý do sự hiện diện của quý nữ tu Dòng Mến Thánh Giá như những khách mời đặc biệt của Hội nghị…” (web HĐGMVN)
Đọc tiếp »

KỶ NIỆM TRẠI CÙ MI: Trại hè thiếu nhi Cù Mi ngày 03/07/2022, nhưng hôm nay mới nhận hình nên đăng muộn… ấn tượng không phai.






Đọc tiếp »

TUẦN TĨNH HUẤN Cầu nguyện và nâng đỡ việc đào tạo Linh mục tại Việt Nam.









Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XIV- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

HÃY CHẤM DỨT CHIA RẼ


“Trích thư của thánh Cơ-lê-men-tê I, giáo hoàng, gửi tín hữu Cô-rin-tô :
“Có lời chép rằng : Anh em hãy liên kết với các thánh, vì ai gắn bó với các ngài sẽ được nên thánh. Và ở nơi khác cũng có lời rằng : Lạy Chúa, Ngài giữ tín trung với kẻ tín trung, xử tuyệt hảo với người tuyệt hảo, ở liêm khiết cùng ai liêm khiết, nhưng dùng mưu mẹo với kẻ gian ngoan. Vậy chúng ta hãy liên kết với những kẻ tín trung và những người công chính, vì họ là những người được Thiên Chúa tuyển chọn.
Tại sao anh em lại tranh giành, giận dữ, chia rẽ, bè phái và gây chiến với nhau ? Chẳng phải chúng ta chỉ có một Thiên Chúa, một Đức Ki-tô, một Thần Khí duy nhất sao ? Thần Khí là Đấng ban ân sủng đã được đổ tràn trên chúng ta. Và chẳng phải chúng ta có cùng một ơn gọi trong Đức Ki-tô sao ? Sao chúng ta lại chặt lìa và xâu xé chi thể của Đức Ki-tô ? Sao chúng ta lại sách động cuộc nổi loạn chống lại Hội Thánh là thân thể mình ? Làm như thế, chúng ta trở thành những kẻ mất trí đến độ quên rằng mình là chi thể của nhau.
Hãy nhớ lại những lời của Đức Giê-su, Chúa chúng ta. Người đã nói : Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã ! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã. Tình trạng chia rẽ giữa anh em làm cho bao người hư hỏng, nhiều người nản chí, lắm kẻ lung lay, và xô đẩy tất cả chúng ta rơi vào cảnh buồn bã u sầu. Thế mà cho đến nay, anh em vẫn còn nổi loạn.
Hãy cầm lấy bức thư của thánh Phao-lô tông đồ mà đọc. Khi bắt đầu rao giảng Tin Mừng, điều trước tiên người viết cho anh em là gì ? Được Thiên Chúa linh hứng, người đã viết thư cho anh em, đề cập đến chính mình, đến ông Kê-pha và ông A-pô-lô, vì lúc đó, giữa anh em đã có chia rẽ và óc bè phái. Nhưng sự chia rẽ lúc bấy giờ còn nhẹ tội, vì anh em dựa vào hai vị Tông Đồ là những chứng nhân có thế giá, và vào một con người được các ngài chứng nhận. Ta hãy mau chấm dứt tình trạng chia rẽ này. Hãy sấp mình dưới chân Chúa và hãy khóc lóc kêu xin Người đoái thương cho chúng ta được hoà giải với Người. Xin Người đưa chúng ta trở về với nếp sống yêu thương huynh đệ xưa kia, một nếp sống cao đẹp và tinh tuyền.”
Đọc tiếp »

Thứ ba Tuần XIV- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

Thứ hai, Tuần XIV - Mùa TN C



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

MỪNG BỔN MẠNG ĐỨC CHA GIÁM QUẢN TÔMA



Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XIV- Mùa TN C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2022

TRƯỞNG THÀNH ĐỨC TIN (ĐTC Phanxicô, 29/06/2022)


“Tông đồ Phaolô cũng trải qua một giai đoạn trưởng thành đức tin cách chậm chạp, trải qua những thời điểm không chắc chắn và nghi ngờ. Sự xuất hiện của Đấng Phục Sinh trên đường đến thành Đamascô, điều khiến thánh nhân từ một kẻ bắt bớ trở thành một Kitô hữu, phải được coi là sự khởi đầu của một hành trình mà trong đó thánh Tông đồ phải đương đầu với những khủng hoảng,

thất bại và những cực hình liên tục của những gì mà ngài gọi là một "cái dằm đâm vào thân xác" (x. 2Cr 12, 7).
Hành trình đức tin, đối với thánh Phêrô, thánh Phaolô, bất kỳ tín hữu nào, không bao giờ là một cuộc dạo chơi, nhưng đòi sự dấn thân, đôi khi khó nhọc: ngay cả thánh Phaolô, khi đã trở thành Kitô hữu, đã phải học cách dần dần trở thành một Kitô hữu cho đến cùng, nhất là qua những giây phút thử thách.
Dưới ánh sáng của kinh nghiệm này của các tông đồ Phêrô và Phaolô, mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: khi tuyên xưng đức tin của mình vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, tôi làm điều đó với ý thức rằng luôn luôn phải học hỏi, hoặc tôi giả định rằng "tôi đã hiểu tất cả mọi thứ rồi"? Và thêm nữa: trong những khó khăn và thử thách, tôi có nản lòng, phàn nàn, hay tôi học cách biến nó thành cơ hội để lớn lên trong sự tin thác vào Chúa?
Thánh Phaolô viết cho Timôthêô: Thật vậy, Người giải thoát chúng ta khỏi mọi điều ác và sẽ cứu và đưa chúng ta vào thiên đàng (x. 2Tm 4,18). Xin Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương của các Tông đồ, dạy chúng ta noi gương các ngài để thăng tiến mỗi ngày trên con đường đức tin.” (ĐTC Phanxicô, 29/06/2022)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần XIII- Mùa TN



Đọc tiếp »

LÀM GIÀU BẤT CHÍNH, HÃY COI CHỪNG


Tiên tri Amos cảnh báo hơn 2.600 năm trước, nhưng ngày nay càng nhiều hơn kiểu làm ăn bất chính, gian manh và độc ác, bất chấp sinh mạng con người…
Bài trích sách ngôn sứ A-mốt, chương 8:
4Hãy nghe đây, hỡi những ai đàn áp người cùng khổ
và tiêu diệt kẻ nghèo hèn trong xứ.
5Các ngươi thầm nghĩ :
“Bao giờ ngày mồng một qua đi, cho ta còn bán lúa ;
bao giờ mới hết ngày sa-bát, để ta bày thóc ra ?
Ta sẽ làm cho cái đấu nhỏ lại, cho quả cân nặng thêm ;
Ta sẽ làm lệch cán cân để đánh lừa thiên hạ.
6Ta sẽ lấy tiền bạc mua đứa cơ bần,
đem đôi dép đổi lấy tên cùng khổ ;
cả lúa nát gạo mục, ta cũng đem ra bán.”
9Trong ngày ấy, - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng
Ta sẽ truyền cho mặt trời lặn giữa trưa,
và khiến cho mặt đất tối sầm giữa lúc ngày đang sáng.
10Ta sẽ biến lễ lạt của các ngươi thành tang tóc,
mọi bài hát của các ngươi thành những khúc ai ca ;
Ta sẽ bắt mọi người phải quấn vải thô
và mọi mái đầu đều phải cạo trọc.
Ta sẽ làm cho đất này chịu tang
như người ta chịu tang đứa con một
và kết cục của nó như một ngày cay đắng.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022

THANH LUYỆN ĐỨC TIN (ĐTC Phanxicô, 29/06/2022)


“Có một "thời gian tập nghề" về đức tin đối với các tông đồ Phêrô và Phaolô, cũng như đối với mỗi người chúng ta. Chúng ta cũng tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa hằng sống, nhưng cần có thời gian, sự kiên nhẫn và rất nhiều khiêm nhường để cách suy nghĩ và hành động của chúng ta hoàn toàn tuân theo Phúc Âm.
Thánh tông đồ Phêrô đã trải nghiệm điều này ngay lập tức. Chính ngay sau khi ngài tuyên xưng đức tin của mình với Chúa Giêsu, khi Chúa thông báo rằng Người sẽ phải chịu đau khổ và bị kết án tử hình, thánh Phêrô đã chối bỏ viễn tượng này, điều ngài cho là không phù hợp với Đấng Cứu Thế. Thánh nhân thậm chí cảm thấy có trách nhiệm phải phê bình Thầy, Đấng sau đó lại nói với ngài: "Xatan, lui lại đằng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người" (Mt 16,23).
Chúng ta hãy suy nghĩ: không phải điều tương tự cũng xảy ra với chúng ta sao? Chúng ta lặp lại Kinh Tin Kính, chúng ta đọc kinh với đức tin; nhưng trước những thử thách khắc nghiệt của cuộc đời dường như mọi thứ đều chao đảo. Chúng ta có chiều hướng phản đối Chúa, nói với Người rằng điều đó là không đúng, rằng phải có những con đường khác, thẳng lối hơn, ít mệt mỏi hơn. Chúng ta đang trải qua sự giằng xé của người tín hữu, người tin vào Chúa Giêsu, tín thác vào Người; nhưng đồng thời cảm thấy rằng thật khó để theo Người và bị cám dỗ để tìm kiếm những cách khác với những cách của Thầy.
Thánh Phêrô đã sống bi kịch nội tâm này, và ngài cần thời gian và sự trưởng thành. Lúc đầu, ngài kinh hoàng khi nghĩ đến thập giá; nhưng vào cuối đời, ngài đã can đảm làm chứng cho Chúa, đến mức, theo truyền thống, ngài đã chịu đóng đinh ngược, để không ngang bằng với Thầy của mình.” (ĐTC Phanxicô, 29/06/2022)
Đọc tiếp »

SỐNG ĐẸP

Tb 4,16-17.19-20
Điều con không thích kẻ khác làm cho mình, thì cũng đừng bao giờ làm cho người ta. Hãy chia cơm sẻ áo cho người đói rách. Biết ai khôn ngoan, thì tìm đến mà bàn hỏi. Hãy chúc tụng Chúa trong mọi nơi mọi lúc, xin Người dạy con biết theo nẻo chính đường ngay, và giúp con thành công trong mọi điều con toan tính.
Đọc tiếp »

CHÚA KITÔ GIẢI THOÁT CHÚNG TA (ĐTC Phanxicô, 29/06/2021)


“Chúng ta cũng đã được Chúa động lòng, chúng ta cũng đã được giải thoát. Tuy nhiên, chúng ta cần được giải thoát hết lần này đến lần khác, vì chỉ một Giáo hội tự do mới là một Giáo hội đáng tin cậy.
Giống như Phêrô, chúng ta được kêu gọi để thoát khỏi cảm giác thất bại trước những cuộc đánh cá đôi khi thảm khốc của chúng ta. Để thoát khỏi nỗi sợ hãi làm tê liệt chúng ta, khiến chúng ta tìm kiếm nơi ẩn náu trong an toàn của chính mình và cướp đi lòng can đảm dám nói lời tiên tri.
Giống như Phaolô, chúng ta được mời gọi để thoát khỏi sự phô trương bề ngoài giả hình, thoát khỏi sự cám dỗ để thể hiện mình với quyền lực thế gian hơn là với sự yếu đuối trong đó có không gian cho Thiên Chúa; thoát khỏi một lòng đạo vụ luật khiến chúng ta cứng nhắc và không linh hoạt; thoát khỏi những liên hệ nguy hiểm với quyền lực và khỏi nỗi sợ hãi bị hiểu lầm và tấn công.
Hai thánh Phêrô và Phaolô để lại cho chúng ta hình ảnh một Giáo hội được giao phó trong tay chúng ta, nhưng được Chúa hướng dẫn với lòng trung tín và tình yêu dịu dàng, vì chính Ngài là Đấng hướng dẫn Giáo hội. Một Hội Thánh yếu ớt, nhưng lại tìm thấy sức mạnh trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Hình ảnh của một Giáo hội được tự do và có khả năng mang đến cho thế giới sự tự do mà thế giới không thể tự nó ban cho: đó là tự do khỏi tội lỗi và cái chết, khỏi cam chịu, khỏi cảm giác bất công và mất hy vọng làm mất nhân tính cuộc sống của những người nam nữ trong thời đại chúng ta.
Chúng ta hãy hỏi, hôm nay trong lễ kỷ niệm này và cả sau đó nữa: các thành phố, xã hội của chúng ta và thế giới của chúng ta cần tự do đến mức nào? Bao nhiêu xiềng xích phải được phá vỡ và bao nhiêu cánh cửa đóng lại bấy lâu nay phải được mở toang! Chúng ta có thể giúp mang lại sự tự do này, nhưng chỉ khi trước tiên chúng ta để cho mình được tự do bởi sự mới mẻ của Chúa Giêsu, và bước đi trong sự tự do của Chúa Thánh Thần…
Chúng tôi cầu nguyện cho anh em, cho tất cả các mục tử, cho Giáo hội và cho tất cả chúng ta: để khi được giải thoát bởi Chúa Kitô, chúng ta có thể trở thành những Tông đồ của tự do trên khắp thế giới.” (ĐTC Phanxicô, 29/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần XIII- Mùa TN



Đọc tiếp »

ĐỪNG ĐỂ BỊ LỪA: Chẳng có Đức Cha, Quí Cha hay Tu sĩ nào quảng cáo buôn bán thuốc men gì trên mạng, mọi người cẩn thận kẻo bị lừa gạt.



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

BÀI SAI TRUYỀN GIÁO CHO CÁC GIA ĐÌNH (ĐTC Phanxicô, 25/06/2022)


“Các gia đình thân mến,
Tôi mời anh chị em tiếp tục cuộc hành trình của mình bằng cách lắng nghe Chúa Cha, Đấng kêu gọi anh chị em: Hãy trở thành những nhà truyền giáo trên mọi nẻo đường của thế giới!
Đừng bước đi một mình!
Anh chị em là những gia đình trẻ, hãy để mình

được hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm;
Anh chị em là những gia đình dày dạn hơn, hãy trở thành những người bạn đồng hành trên hành trình với người khác;
Anh chị em là những người đang lạc lối vì những khó khăn, đừng để mình bị nỗi buồn khuất phục.
Hãy tin tưởng vào Tình yêu mà Thiên Chúa đã đặt nơi anh chị em.
Hãy cầu xin hằng ngày với Thần khí để làm sống lại tình yêu đó.
Hãy hân hoan loan báo về vẻ đẹp của gia đình!
Hãy công bố cho trẻ em và người trẻ về ân sủng của hôn nhân Kitô giáo.
Hãy mang lại niềm hy vọng cho những người không có hy vọng.
Hãy hành động như thể mọi thứ tùy thuộc vào anh chị em, cùng với nhận thức rằng mọi sự phải được phó thác cho Chúa.
Anh chị em hãy là người khâu tấm vải của một xã hội và Giáo hội Hiệp hành, tạo nên các mối tương quan, nhân lên tình yêu và sự sống.
Hãy là dấu chỉ của Đức Kitô hằng sống.
Đừng sợ những gì Đức Chúa đòi hỏi anh chị em, và cũng đừng sợ quảng đại với Người.
Hãy mở lòng đón nhận Đức Kitô.
Hãy lắng nghe Người trong sự thinh lặng cầu nguyện.
Hãy đồng hành với những người yếu đuối hơn.
Hãy nâng đỡ những người cô đơn, người tị nạn, và bị bỏ rơi.
Hãy là hạt giống của một thế giới huynh đệ hơn!
Hãy là những gia đình có tấm lòng quảng đại!
Hãy là khuôn mặt ân cần đón tiếp của Giáo hội!
Xin Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, đến trợ giúp khi chúng ta không còn “rượu”;
Xin Mẹ là người đồng hành trong lúc im lặng và thử thách;
Xin Mẹ giúp anh chị em bước đi cùng với Người Con Phục Sinh của Mẹ.
Amen.” (ĐTC Phanxicô, 25/06/2022)
Đọc tiếp »

CHÚA KITÔ CHỮA LÀNH VÀ GIẢI THOÁT PHÊRÔ (ĐTC Phanxicô giảng lễ 29/06/2021)


“Thánh Phêrô và Thánh Phaolô là hai vị Tông đồ vĩ đại của Phúc âm và là hai trụ cột của Giáo hội. Hôm nay chúng ta mừng kính hai vị. Chúng ta hãy quan sát kỹ hơn hai chứng nhân đức tin này. Trọng tâm trong câu chuyện của các ngài không phải là năng khiếu và khả năng của chính các vị; nhưng là sự thay đổi cuộc đời sau khi đã gặp Chúa Kitô. Các ngài đã trải nghiệm một tình yêu chữa lành và giải thoát. Sau đó, các ngài trở thành Tông đồ và các thừa tác viên mang đến tự do cho những người khác.
Thánh Phêrô và Thánh Phaolô đã được tự do vì các ngài đã được giải thoát. Chúng ta hãy suy nghĩ về điểm trung tâm này.
Thánh Phêrô, người đánh cá đến từ Galilê, được giải thoát khỏi cảm giác thiếu thốn và kinh nghiệm thất bại cay đắng, nhờ tình yêu thương vô điều kiện của Chúa Giêsu. Dù là một người đánh cá lành nghề, nhiều khi trong đêm khuya, thánh nhân đã nếm trải sự cay đắng thất vọng vì không đánh bắt được gì (x. Lc 5: 5; Ga 21: 5) và, khi thấy lưới trống của mình, ngài đã bị cám dỗ để gác mái chèo của mình lên. Dù mạnh mẽ và nóng nảy, nhưng Phêrô thường chịu khuất phục trước sự sợ hãi (x. Mt 14,30). Mặc dù là một môn đệ nhiệt thành của Chúa, thánh nhân vẫn tiếp tục suy nghĩ theo tiêu chuẩn thế gian, nên không hiểu và không chấp nhận ý nghĩa của thập giá Chúa Kitô (x. Mt 16,22). Ngay cả khi nói rằng mình đã sẵn sàng hiến mạng sống cho Chúa Giêsu, thì việc ai đó nghi ngờ ngài là một trong các môn đệ của Chúa Kitô cũng đã đủ để khiến ngài sợ hãi chối bỏ Thầy (x. Mc 14, 66-72).
Dù sao thì Chúa Giêsu cũng yêu Thánh Phêrô và sẵn sàng mạo hiểm với thánh nhân. Ngài khuyến khích Phêrô đừng bỏ cuộc, hãy thả lưới một lần nữa, bước đi trên mặt nước, tìm thấy sức mạnh để chấp nhận sự yếu đuối của mình, theo Ngài trên con đường thập tự giá, hiến mạng sống cho anh chị em mình, để chăn đàn chiên của Ngài. Bằng cách này, Chúa Giêsu giải thoát Phêrô khỏi sự sợ hãi, khỏi những tính toán chỉ dựa trên mối quan tâm của thế gian. Ngài đã mang lại cho thánh nhân dũng khí để mạo hiểm tất cả mọi thứ và niềm vui trở thành ngư phủ chài lưới người. Chính thánh Phêrô là người được Chúa Giêsu kêu gọi để củng cố đức tin cho anh em (x. Lc 22,32). Ngài đã ban cho thánh nhân - như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng - chìa khóa để mở những cánh cửa dẫn đến cuộc gặp gỡ với Chúa và sức mạnh để ràng buộc và tháo gỡ: để ràng buộc anh chị em của ngài với Chúa Kitô và nới lỏng những nút thắt và xiềng xích trong cuộc sống của họ. (x. Mt 16:19).
Tất cả những điều đó chỉ có thể xảy ra bởi vì - như chúng ta đã nghe trong bài đọc đầu tiên - chính Phêrô đã được tự do. Những xiềng xích giam giữ thánh nhân trong tình trạng một tù nhân đã bị vỡ tan và, như vào đêm khi dân Israel được giải thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập, ngài được bảo phải vội vàng trỗi dậy, thắt đai lưng và đi dép để đi ra ngoài. Sau đó, Chúa đã mở những cánh cửa trước mặt ngài (xem Cv 12: 7-10). Ở đây chúng ta thấy một lịch sử mới của việc mở cửa, giải phóng, xiềng xích bị phá vỡ, cuộc di cư ra khỏi ngôi nhà của sự trói buộc. Thánh Phêrô đã có một kinh nghiệm Lễ Vượt Qua khi Chúa giải thoát ngài.” (ĐTC Phanxicô giảng lễ 29/06/2021)
Đọc tiếp »

CHÚA KITÔ GIẢI THOÁT PHAOLÔ (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 29/06/2021)


“Tông đồ Phaolô cũng cảm nghiệm được sự tự do mà Chúa Kitô mang lại cho ngài. Thánh nhân được giải phóng khỏi hình thức nô lệ áp bức nhất, đó là chế độ nô lệ đối với bản thân mình.
Từ Saulô, tên của vị vua đầu tiên của Israen, thánh nhân trở thành Phaolô, có nghĩa là “nhỏ bé”. Ngài cũng được giải thoát khỏi lòng nhiệt thành tôn giáo đã khiến ngài trở thành một người nhiệt thành bảo vệ các truyền thống của tổ tiên mình (xem Gl 1:14) và là một kẻ bắt bớ độc ác các Kitô hữu. Thánh nhân đã được giải thoát. Việc tuân thủ các nghi thức tôn giáo và sự kiên quyết bảo vệ truyền thống, thay vì khiến thánh nhân mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa và của anh chị em mình, đã khiến ngài cứng lòng: thánh nhân là một người theo trào lưu chính thống. Thiên Chúa đã giải thoát ngài khỏi điều này, nhưng Người không miễn trừ cho ngài những yếu đuối và gian khổ là những điều đã làm cho sứ mạng loan báo Tin Mừng của thánh nhân thêm nhiều thành quả: sự căng thẳng của việc tông đồ, sự ốm yếu về thể xác (x. Gl 4, 13-14); bạo lực và bách hại, đắm tàu, đói khát, và như chính Người nói với chúng ta, là một cái gai đau đớn trong da thịt (x. 2Cr 12, 7-10).
Do đó, Phaolô nhận ra rằng “Những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1Cr 1:27), để chúng ta có thể làm được mọi sự nhờ Đấng củng cố chúng ta (x. Pl 4:13), và điều đó không gì có thể ngăn cách chúng ta khỏi tình yêu của Người (x. Rm 8:35-39). Vì lý do này, vào cuối đời - như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ hai – Thánh Phaolô đã có thể nói: “Chúa đã đứng về phía tôi” và “Ngài sẽ giải cứu tôi khỏi mọi sự tấn công của ma quỷ” (2Tm 4:17). Thánh Phaolô đã có một kinh nghiệm Lễ Vượt Qua: đó là Chúa giải thoát ngài.
Anh chị em thân mến, Giáo hội nhìn lên hai nhân vật vĩ đại này của đức tin này và thấy hai vị Tông đồ đã giải phóng sức mạnh của Tin Mừng trong thế giới của chúng ta, chỉ vì trước hết chính các ngài đã được giải thoát nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúa Giêsu không xét đoán họ hay làm nhục họ. Thay vào đó, ngài chia sẻ cuộc sống của họ với sự trìu mến và gần gũi. Ngài ủng hộ họ bằng lời cầu nguyện của mình, và thậm chí đôi khi trách móc họ để khiến họ thay đổi. Với ông Phêrô, Chúa Giêsu nhẹ nhàng nói: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin”. (Lc 22:32). Và với Phaolô, Chúa nói: “Saulô, Saulô, sao ngươi bắt bớ ta?” (Công vụ 9: 4). Ngài cũng làm như vậy với chúng ta: Ngài bảo đảm với chúng ta về sự gần gũi của Ngài bằng cách cầu nguyện và chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Chúa Cha, và nhẹ nhàng khiển trách chúng ta mỗi khi chúng ta đi chệch hướng, để chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh trỗi dậy và tiếp tục cuộc hành trình…” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 29/06/2021)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.