Ads 468x60px

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

THỨ BẢY- TAM NHẬT THÁNH



Đọc tiếp »

XUỐNG NGỤC TỒ TÔNG…


Trích một bài giảng cổ về ngày thứ Bảy Tuần Thánh :
“Thế này là thế nào ? Hôm nay cõi đất chìm trong thinh lặng. Thinh lặng như tờ và hoàn toàn thanh vắng. Thinh lặng như tờ vì Đức Vua đang yên giấc. Cõi đất kinh hãi lặng yên vì Thiên Chúa đã ngủ say trong xác phàm.
Thật vậy, trước hết Người đi tìm nguyên tổ như tìm con chiên lạc. Người muốn tới viếng thăm những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần. Thiên Chúa cũng là Con của A-đam đến giải thoát ông A-đam bị giam cầm, cùng với bà E-và, cho khỏi mọi nỗi đớn đau.
Chúa tiến đến với hai ông bà, tay cầm vũ khí chiến thắng là thập giá. Thoạt trông thấy Người, nguyên tổ A-đam sững sờ, đấm ngực và lớn tiếng kêu lên với mọi người rằng : Chúa của tôi ở với mọi người. Đức Ki-tô trả lời ông A-đam rằng : Và ở cùng thần trí ngươi. Người cầm lấy tay, lay ông dậy và nói : Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ ! Từ chốn tử vong, trỗi dậy đi nào ! Đức Ki-tô sẽ chiếu sáng ngươi.
Ta là Thiên Chúa của ngươi, mà vì ngươi Ta đã thành con của ngươi ; giờ đây vì ngươi và vì những kẻ do ngươi sinh ra, Ta phán, và dùng quyền ra lệnh cho những kẻ đang bị xiềng xích : Hãy ra khỏi đây !, cho những ai đang ngồi nơi tăm tối : Bừng sáng lên !, cho những kẻ đang ngủ mê : Hãy trỗi dậy !
Ta truyền cho ngươi : Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ ! Ta đâu dựng nên ngươi để ngươi bị giam cầm trong cõi âm ty ! Trỗi dậy đi nào, từ chốn tử vong ! Ta là sự sống của những kẻ chết. Trỗi dậy đi, hỡi công trình tay Ta nhào nặn ! Trỗi dậy đi, hỡi hình tượng của Ta, đã được dựng nên giống hình ảnh Ta ! Trỗi dậy đi nào, chúng ta ra khỏi đây ! Ngươi ở trong Ta và Ta ở trong ngươi. Chúng ta chỉ là một và bất khả phân ly.
Vì ngươi mà Ta vốn là Thiên Chúa của ngươi, đã thành con của ngươi. Vì ngươi mà Ta đang là Chúa, đã mang lấy hình hài nô lệ của ngươi. Vì ngươi mà Ta đang ngự trên trời, đã đến trần gian và đi vào lòng đất. Vì ngươi là người, mà Ta đã thành con người không được ai săn sóc đỡ đần giữa bao kẻ chết. Vì ngươi đã ra khỏi vườn, mà Ta bị nộp cho người Do-thái ở ngoài vườn và bị đóng đinh trong vườn.
Hãy nhìn xem nước miếng người ta khạc nhổ trên mặt Ta. Vì ngươi, Ta đã đón nhận, để trả lại cho ngươi sinh khí trước kia ngươi đã lãnh nhận. Hãy nhìn xem những cái vả trên má Ta, Ta đã hứng chịu, để phục hồi gương mặt hư hỏng của ngươi cho giống với hình ảnh của Ta.
Hãy nhìn xem những đòn vọt trên lưng Ta, Ta đã hứng chịu, để cất gánh tội đè nặng trên lưng ngươi. Hãy nhìn xem tay Ta bị đóng đinh chặt vào cây gỗ, vì có lần ngươi đã đưa tay hướng về cây gỗ mà phạm tội.
Ta đã thiếp đi trên thập giá và lưỡi đòng đã đâm thủng cạnh sườn Ta, vì ngươi đã ngủ say trong vườn địa đàng và đã cho E-và phát xuất từ cạnh sườn ngươi. Cạnh sườn của Ta đã chữa lành sự đau đớn của cạnh sườn ngươi. Giấc ngủ của Ta kéo ngươi ra khỏi giấc ngủ trong cõi âm ty. Lưỡi đòng đâm Ta đã ngăn chặn lưỡi đòng đang nhắm vào ngươi.
Nào trỗi dậy, chúng ta đi khỏi đây. Kẻ thù đã kéo ngươi ra khỏi vườn địa đàng. Phần Ta, Ta không đặt ngươi trong vườn địa đàng nữa, mà đặt lên ngai trên trời. Kẻ thù đã ngăn chặn ngươi không cho đến gần cây ban sự sống. Nhưng nay Ta là sự sống, Ta liên kết với ngươi. Ta đã đặt các Kê-ru-bim làm đầy tớ canh giữ ngươi. Ta truyền cho các Kê-ru-bim phải thờ lạy ngươi sao cho xứng với một vì Thiên Chúa.
Ngai Kê-ru-bim đã sửa soạn, người khiêng ngai đã túc trực sẵn sàng, phòng loan đã làm xong, cỗ bàn đã dọn, nơi cư ngụ muôn đời đã được trang hoàng lộng lẫy, kho tàng ân phúc đã rộng mở và Nước Trời từ muôn thuở nay đã sẵn sàng.”
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

CÙ MI SUY TÔN THÁNH GIÁ

Đọc tiếp »

LỜI NGUYỆN ĐÀNG THÁNH GIÁ: Đường Thánh Giá, được uỷ thác cho các gia đình soạn, Đức Thánh Cha chủ sự tại đấu trường Colosseo tối thứ Sáu Tuần Thánh hôm nay 15/4/2022 :


Đường Thánh Giá, được uỷ thác cho các gia đình soạn, Đức Thánh Cha chủ sự tại đấu trường Colosseo tối thứ Sáu Tuần Thánh hôm nay 15/4/2022 :
Lời nguyện khai mạc :
Lạy Chúa Giêsu,
trong ngày được thánh hoá bởi cuộc Khổ Nạn của Chúa

chúng con dâng lên Chúa tiếng nói của chúng con
với sự tin tưởng được Chúa lắng nghe.
Chúng con chúc tụng Chúa
vì Chúa là nguồn sống cho chúng con,
Chúa mang lấy những đau khổ của chúng con,
Chúa đã cứu thế giới bằng Thập giá của Chúa.
Chúng con tin rằng
chúng con được chữa lành nhờ vết thương của Chúa,
rằng Chúa không để chúng con một mình trong giờ thử thách,
rằng Tin Mừng của Chúa là sự khôn ngoan đích thực.
Chúng con nhận ra rằng
thân thể của Chúa bị đau đớn trong rất nhiều anh chị em của chúng con,
Chúa chịu bạo lực nơi những người bị bách hại,
Chúa bị bỏ mặc trong nhục hình nơi những người bị giết.
Lạy Chúa, Ngài đã muốn sống trong một gia đình,
xin lấy lòng nhân hậu nhìn đến gia đình chúng con:
xin nhận lời cầu xin của chúng con,
xin lắng nghe những tiếng kêu than,
chúc lành cho những ý định,
đồng hành trên bước đường,
nâng đỡ những điều không chắc chắn,
an ủi những tình cảm bị thương tích,
thêm can đảm để yêu thương,
ban ân sủng của thứ tha,
giúp mở lòng trước những nhu cầu của người khác.
Lạy Chúa Giêsu,
Ngài là Đấng Chịu Đóng đinh đã Phục sinh,
xin làm cho chúng con đừng để mình bị cướp mất hy vọng
về một nhân loại mới,
về trời mới và đất mới
nơi Ngài sẽ lau khô dòng lệ trên mắt mỗi chúng con
và sẽ không còn khóc than, cũng chẳng còn lo lắng,
bởi vì những điều cũ đã qua đi
và chúng con sẽ là một đại gia đình
trong ngôi nhà tình yêu và bình an của Ngài. Amen.
Lời nguyện kết thúc
Lạy Chúa Cha nhân từ, Chúa đã cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ. Xin đừng bỏ rơi công trình tay Chúa tạo dựng, công trình mà vì nó Chúa đã không ngần ngại trao ban Con duy nhất của Chúa, được sinh ra bởi Đức Trinh nữ, chịu đóng đinh dưới thời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô. Người đã chết và được mai táng trong lòng đất, ngày thứ ba đã sống lại từ cõi chết, đã hiện ra với bà Maria Mác-đa-la, với Phêrô và với các tông đồ và môn đệ khác. Người hằng sống trong Giáo hội thánh thiện, Thân Thể sống động của Chúa trong thế giới.
Xin giữ cho ngọn đèn Phúc Âm được cháy sáng trong các gia đình của chúng con, ngọn đèn soi chiếu những niềm vui và đau khổ, những mệt nhọc và hy vọng: chớ gì mỗi gia đình phản chiếu gương mặt của Giáo hội, một Giáo hội có tình yêu thương là quy luật tối thượng.
Bằng việc đổ tràn Thần Khí Chúa, xin giúp chúng con cởi bỏ con người cũ, hư hoại vì những đam mê giả dối. Xin như người Cha nắm tay chúng con, để chúng con không lạc xa Chúa. Xin hướng những trái tim nổi loạn của chúng con về với trái tim của Chúa, để chúng con có thể học theo đuổi những dự án hoà bình. Xin soi sáng để những người đối nghịch nhau nắm tay nhau, để họ cảm nhận được sự tha thứ lẫn nhau.
Xin loại bỏ những bàn tay của anh em giơ lên chống lại nhau, để sự hoà hợp nảy sinh ở những nơi có hận thù. Xin giúp chúng con không bao giờ cư xử như kẻ thù của thập giá Chúa Kitô, để chúng con có thể tham dự vào niềm vui phục sinh của Người. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần, đến muôn thuở muôn đời. Amen.
Đọc tiếp »

THỨ SÁU-TAM NHẬT THÁNH



Đọc tiếp »

LỄ TIỆC LY GIÁO XỨ CÙ MI

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

TAM NHẬT THÁNH - GIÁO XỨ CÙ MI


-THỨ NĂM TUẦN THÁNH : 18g00 THÁNH LỄ TIỆC LY
-THỨ SÁU TUẦN THÁNH : 04g30 LỄ ĐÈN, 10g00 ĐÀNG THÁNG GIÁ TRỌNG THỂ, 18g00 SUY TÔN THÁNH GIÁ
-THỨ BẢY TUẦN THÁNH : 04g30 LỄ ĐÈN, 10g00 LÀM VIỆC BẢY SỰ THƯƠNG KHÓ ĐỨC BÀ, 19g00 ĐẠI LỄ VỌNG PHỤC SINH


Đọc tiếp »

ĐƯỜNG THẬP GIÁ CHÚA ĐI (2)


Hành hương 2014 chúng tôi đi Đàng Thánh Giá đúng con đường thập giá Chúa đã đi xưa: nơi Philatô xử án, viếng nơi Chúa bị nhốt cả đêm và đánh đòn, nơi Chúa gặp Đức Mẹ… Có những chặng nay là nhà thờ, đền thờ lớn, nhất là nơi Chúa chịu chết và an táng, có chặng bay giờ là chợ bán vải, tạp hóa…
Linh thiêng nhất là đứng dưới chân thánh giá tại đồi Canvê xưa như Đức Mẹ và thánh Gioan, cúi mình hôn kính phiến đá để liêm xác Chúa và vào trong ngôi mộ đá Chúa được an táng và sống lại. Phải mất hàng giờ mới vào được nơi này, hàng ngàn người chờ chỉ có một người vào trong mộ, tôi vào trong đó, hơi tối, sấp mình cầu nguyện, thì một cha Chính Thống Giáo ngồi canh, ra dấu cho mình ra để người khác vào. Ra ngoài, ngồi ngay chỗ Maria Madalena gặp Chúa sống lại, chờ khá lâu những người trong đoàn ra sau…
Nay lục lại những hình ảnh cho anh chị em xem trong Tam Nhật Vượt Qua 2022, cũng là lúc hồi tưởng lại dịp quí có một trong đời cách đây 8 năm rồi, nhưng vẫn còn in mãi trong lòng… hằng năm Facebook nhắc lại giúp ta sống Tam Nhật Thánh sốt sắng.
Chúc Mừng
Phục Sinh-Happy Easter !
Đọc tiếp »

NHÀ TIỆC LY

Thêm vài hình nhà tiệc ly (2014) đang sửa không vào được... gần đó có mộ vua Đavít... Đi xa gần đến núi Oliu là nơi có nhà thờ với rất nhiều bình xông hương...



Đọc tiếp »

ĐƯỜNG THẬP GIÁ CHÚA ĐI


Hành hương 2014 chúng tôi đi Đàng Thánh Giá đúng con đường thập giá Chúa đã đi xưa: nơi Philatô xử án, nơi Chúa bị nhốt cả đêm và đánh đòn, nơi Chúa gặp Đức Mẹ… Có những chặng nay là nhà thờ, đền thờ lớn, nhất là nơi Chúa chịu chết và an táng, có chặng bay giờ là chợ bán vải, tạp hóa…
Linh thiêng nhất là đứng dưới chân thánh giá tại đồi Canvê xưa như Đức Mẹ và thánh Gioan, cúi mình hôn kính phiến đá để liệm xác Chúa và vào trong ngôi mộ đá Chúa được an táng và sống lại. Phải mất hàng giờ mới vào được nơi này, hàng ngàn người chờ chỉ có một người vào trong mộ, tôi vào trong đó, hơi tối, sấp mình cầu nguyện, rồi một cha Chính Thống Giáo ngồi canh ra dấu cho mình ra để người khác vào. Ra ngoài, ngồi ngay chỗ Maria Madalena gặp Chúa sống lại, chờ khá lâu những người trong đoàn ra sau…
Nay lục lại những hình ảnh cho anh chị em xem trong Tam Nhật Vượt Qua 2022, cũng là lúc hồi tưởng lại dịp quí có một trong đời cách đây 8 năm rồi, nhưng vẫn còn in mãi trong lòng… hằng năm Facebook nhắc lại giúp ta sống Tam Nhật Thánh sốt sắng.
Chúc Mừng
Phục Sinh-Happy Easter !
Đọc tiếp »

THỨ NĂM, TAM NHẬT THÁNH



Đọc tiếp »

PHỤC VỤ CỦA MỤC TỬ (ĐHY Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều, 08/04/2022, Giuse Phan Văn Phi O.Cist chuyển ngữ)


“…Đôi khi, sự phục vụ tốt nhất không bao gồm việc phục vụ, mà là việc cho phép mình được phục vụ, như Đức Giêsu, đôi khi Người cũng sẵn sàng ngồi vào bàn ăn và được người khác rửa chân (x. Lc 7,38) và sẵn lòng đón nhận những sự phục vụ mà một số phụ nữ quảng đại và giàu tình cảm đã giúp đỡ Người trong hành trình rao giảng của Người (x. Lc 8,2-3).
Có một điều khác cần phải nói về sự phục vụ của những người mục tử, và đó là điều này: việc phục vụ anh chị em, dù quan trọng và thánh thiện đến đâu, cũng không phải là điều đầu tiên và cũng không phải là điều cốt yếu; trước hết là sự phục vụ Thiên Chúa. Trước hết, Đức Giêsu là “tôi tớ của Giavê Thiên Chúa” và sau đó là tôi tớ của loài người. Đức Giêsu đã nhắc nhở cha mẹ mình rằng: “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2,49). Người đã không ngần ngại làm thất vọng đám đông, những kẻ đến nghe Người giảng dạy, và được chữa lành, Người đã bất ngờ bỏ họ ra đi, để lui vào nơi hoang vắng mà cầu nguyện (x. Lc 5,16).
Ngày nay, ngay cả việc phục vụ Tin Mừng cũng bị suy yếu bởi nguy cơ tục hóa. Người ta quá dễ dàng cho rằng mọi sự phục vụ nhân loại cũng đều là phục vụ Thiên Chúa. Thánh Phaolô nói về việc phục vụ Thần Khí [diakonia Pneumatos] (2Cr 3,8), mà các thừa tác viên của Tân Ước được đặt ra để phục vụ. Tinh thần phục vụ phải được thể hiện nơi các mục tử qua việc phục vụ Thần Khí!
Cũng giống như các linh mục, theo ơn gọi, được mời gọi để phục vụ theo “Thần Khí”, sẽ không phải là phục vụ anh chị em của mình nếu ngài làm cho họ hàng trăm hàng ngàn việc phục vụ khác, nhưng lại bỏ qua phận vụ duy nhất mà người ta có quyền mong đợi ở vị linh mục, điều mà chỉ linh mục mới có thể cho trao ban cho họ. Theo Sách Thánh thì linh mục “được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa” (Hr 5,1). Khi vấn đề này lần đầu tiên nảy sinh trong Hội thánh, Phêrô đã giải quyết bằng cách nói: “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải… Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa” (Cv 6,2-4).
Trên thực tế, có một số vị mục tử đã quay trở lại với việc lo ăn uống. Họ bận rộn giải quyết mọi vấn đề về vật chất, kinh tế, hành chính, đôi khi thậm chí là nông nghiệp nữa, điều vẫn tồn tại trong cộng đoàn của họ (dù những điều này có thể dễ dàng để cho người khác quan tâm), và họ bỏ bê công việc phục vụ đích thực không thể thay thế của mình. Việc phục vụ Lời Chúa đòi hỏi có nhiều thời giờ để đọc sách, nghiên cứu, cầu nguyện…” (ĐHY Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều, 08/04/2022, Giuse Phan Văn Phi O.Cist chuyển ngữ)
Đọc tiếp »

VƯỜN CÂY DẦU


Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta cử hành lễ Tiệc Ly, bữa ăn cuối cùng của Chúa trước khi chia ly các tông đồ bước vào cuộc thương khó. Đây cũng là nơi Chúa lập bí tích Thánh Thể và truyền chức Linh Mục cho các tông đồ, truyền lại cho Hôi Thánh đến ngày nay.
Rồi Chúa đến đến núi Ôliu, còn gọi vườn Cây Dầu, đem theo ba môn đệ yêu dấu, nhưng các ông hầu như ngủ, Chúa cầu nguyện một mình đau buồn đỗ mồ hôi máu, Giuđa phản bội dắt quân dữ đến bắt Chúa…
Tạ ơn Chúa con đã đến những nơi này, chỉ tiếc nhà tiệc ly lúc đó đang trùng tu bên trong nên không vào được; còn nhớ vì mãi lo nói chuyện với anh hướng dẫn viên người Dothái, nên đến vườn Cây Dầu trễ, nơi đây có rào chắn chỉ đứng ngoài chụp hình; cục đá chỗ Chúa cầu nguyện là nhà thờ muôn dân, nhiều nước trên thế giới góp phần cùng làm…
Mời mọi người hành hương thiêng liêng linh địa này, sống Tam Nhật Thánh thật sốt sắng, đón nhận nhiều ơn Chúa… !


Đọc tiếp »

THỨ TƯ, Mùa chay -Tuần Thánh



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

THA THỨ CHO KẺ THÙ (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Lá 10/04/2022)


Những kẻ chế nhạo Chúa Giêsu tiếp tục nói: “Hãy tự cứu mình đi”. Các thủ lãnh trong dân nói: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!” (Lc 23,35). Những người lính cũng nói như vậy: “Nếu ông là Vua dân Do Thái, hãy tự cứu mình” (câu 37). Cuối cùng, một trong những tên tội phạm, lặp lại lời của họ, khi nói với Chúa Giêsu: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”(câu 39). Hãy tự cứu lấy mình. Hãy chăm sóc bản thân. Hãy nghĩ về bản thân, đừng nghĩ đến người khác, hãy lo cho hạnh phúc của chính mình, thành công của chính mình, lợi ích của chính mình: tài sản của mình, quyền lực của mình, hình ảnh của mình. Hãy tự cứu lấy mình. Đây là điệp khúc liên tục của thế giới đã đóng đinh Chúa. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó.
Chống lại lối suy nghĩ tự cho mình là trung tâm này là cách suy nghĩ của Thiên Chúa. Câu thần chú “hãy tự cứu mình” va chạm với những lời của Đấng Cứu Rỗi đã hiến dâng chính mình. Những kẻ thù nghịch Ngài nói ba lần, Chúa Giêsu cũng nói ba lần trong bài Tin Mừng hôm nay (xem câu 34,43, và 46). Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã không đòi hỏi bất cứ điều gì cho mình; thực thế, Ngài thậm chí không hề bênh vực hay biện minh cho mình. Ngài cầu nguyện cùng Chúa Cha và tỏ lòng thương xót với người trộm lành. Đặc biệt, một trong những lời nói của Ngài đã đánh dấu sự khác biệt đối với câu thần chú “hãy tự cứu lấy mình”. Chúa Giêsu nói: “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ” (câu 34).
Chúng ta hãy suy ngẫm về những lời của Chúa. Chúa Giêsu nói những lời ấy khi nào? Thưa: Vào một thời điểm rất cụ thể: trong khi Ngài bị đóng đinh, khi Ngài cảm thấy những chiếc đinh xuyên qua cổ tay và bàn chân của mình. Chúng ta hãy thử tưởng tượng nỗi đau tột cùng mà Ngài phải chịu. Vào lúc đó, giữa cơn đau đớn thể xác kinh hoàng nhất trong cuộc Khổ nạn, Chúa Kitô đã cầu xin sự tha thứ cho những người đã đâm xuyên qua Người. Những lúc như vậy, chúng ta sẽ hét lên và trút ra mọi giận dữ và đau khổ của mình. Nhưng Chúa Giêsu nói: Lạy Cha, xin tha thứ cho họ.
Không giống như các vị tử đạo khác mà Kinh thánh nói đến (x. 2 Mcb 7,18-19), Chúa Giêsu không nhân danh Thiên Chúa mà quở trách những kẻ hành hình hay đe dọa hình phạt cho họ; trái lại, Chúa Giêsu cầu nguyện cho những kẻ bất lương. Bị trói chặt vào sự sỉ nhục, thái độ tự hiến của Ngài trở thành thái độ của sự tha thứ.
Anh chị em thân mến, Chúa cũng làm điều tương tự với chúng ta. Khi chúng ta gây ra đau khổ cho Chúa bằng hành động của mình, Thiên Chúa đau khổ chỉ có một mong muốn duy nhất là tha thứ cho chúng ta. Để đánh giá cao điều này, chúng ta hãy nhìn vào Chúa bị đóng đinh. Chính từ những vết thương đau đớn của Người, từ những dòng máu gây ra bởi những chiếc đinh của tội lỗi chúng ta mà sự tha thứ tuôn ra. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên thập tự giá và nhận ra rằng những lời lớn hơn chưa từng được nói ra: Lạy Cha, xin hãy tha thứ cho họ. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên thập tự giá và nhận ra rằng chúng ta chưa bao giờ được nhìn bằng một ánh mắt dịu dàng và nhân ái hơn. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên thập tự giá và hiểu rằng chúng ta chưa bao giờ nhận được một vòng tay yêu thương hơn thế. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa chịu đóng đinh và nói: “Cảm tạ Chúa Giêsu: Chúa yêu con và luôn tha thứ cho con, ngay cả những lúc con cảm thấy khó yêu và khó tha thứ cho chính mình”.
Chính khi đang bị đóng đinh trên cây thập tự giá, vào đỉnh điểm của nỗi đau, chính Chúa Giêsu đã tuân theo điều răn khắt khe nhất của Ngài: đó là yêu mến kẻ thù của mình. Chúng ta hãy nghĩ về một người nào đó, trong cuộc sống của chúng ta, đã làm chúng ta bị thương, bị xúc phạm hoặc làm chúng ta thất vọng; người đã khiến chúng ta tức giận, người không hiểu chúng ta hoặc người đã gây gương mù. Chúng ta thường dành biết bao thời gian nhìn lại những người đã từng gây đau khổ cho chúng ta! Chúng ta thường quay lại quá khứ và liếm những vết thương mà người khác, hay chính cuộc đời và lịch sử đã gây ra cho chúng ta. Hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng dừng ở lại đó, nhưng hãy phản ứng, phá vỡ vòng luẩn quẩn của sự dữ và đau khổ. Hãy phản ứng lại những cái đinh trong cuộc sống của chúng ta bằng tình yêu, hãy phản ứng lại sự thù hận với vòng tay của sự tha thứ…” (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Lá 10/04/2022)
Đọc tiếp »

PHỤC VỤ (ĐHY Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều ngày 08/04/2022)


“Chúng ta cần phải tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa của hạn từ “phục vụ”, để nó có thể trở thành hiện thực trong đời sống chúng ta, và chúng ta không chỉ giới hạn bản thân trong những từ ngữ hoa mỹ mà thôi.
Tự bản chất, sự phục vụ không phải là một nhân đức. Chúng ta không tìm thấy hạn từ phục vụ [diakonía] nào được gọi là một nhân đức, hoặc

được gọi là hoa quả của Thần Khí, như trong danh mục mà các sách Tân Ước đã nêu ra. Thật vậy, thậm chí có người còn nói về việc phục vụ cho tội lỗi nữa (x. Rm 6,16), hoặc phục vụ các ngẫu tượng (x. 1Cr 6,9), mà chắc chắn đó không phải là một việc phục vụ tốt đẹp. Tự bản chất, việc phục vụ là trung lập, không tốt không xấu: nó chỉ nhấn mạnh đến điều kiện trong cuộc sống, hoặc cách thức tương quan với những người khác, trong công việc của một người, một sự lệ thuộc liên quan đến những người khác. Thậm chí việc phục vụ có thể còn là một điều tồi tệ nữa, nếu được thực hiện vì bị ép buộc (như trong chế độ nô lệ), hoặc chỉ vì sở thích và tư lợi.
Tất cả mọi người thời nay đều nói về sự phục vụ; mọi người đều nói rằng họ đang ở trong tình trạng phục vụ: người thương gia phục vụ các khách hàng; hoặc người ta nói đến tất cả những người thực hiện một chức năng xã hội mà họ cung cấp dịch vụ hoặc họ phục vụ. Nhưng rõ ràng là việc phục vụ mà Tin Mừng nói tới thì lại là một điều hoàn toàn khác, cho dù nó không loại trừ sự phục vụ theo kiểu người phàm, và cũng không nhất thiết phải loại bỏ sự phục vụ như cách hiểu của thế gian. Sự khác biệt hoàn toàn chính là ở động cơ và thái độ bên trong nội tâm mà việc phục vụ đó được thực hiện.
Chúng ta hãy đọc lại trình thuật Tin Mừng về việc rửa chân, để xem Đức Giêsu thực hiện với tinh thần nào và điều gì đã khiến Người hành động: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Phục vụ không phải là một nhân đức, nhưng bắt nguồn từ các nhân đức, và trước hết là từ lòng bác ái; quả thật, đó là cách diễn đạt tuyệt vời nhất của điều răn mới. Phục vụ là một cách thể hiện tình yêu thương “không tìm tư lợi” (x. 1Cr 13,5), mà là vì yêu thương tha nhân, không tìm kiếm bản thân, mà còn là của sự cho đi. Nói tóm lại, đó là sự tham gia và bắt chước hành động của Thiên Chúa, Đấng là “sự Thiện Tuyệt Đối”, chỉ có thể yêu thương và làm điều thiện một cách vô vị lợi, một cách hoàn toàn nhưng không.
Vì lý do này, trái ngược với tinh thần thế gian, việc phục vụ theo Tin Mừng thì không phải chỉ thích hợp với những người thấp kém, những người thiếu thốn, cho những người không có gì cả; nhưng đúng hơn, việc phục vụ Tin Mừng thuộc về bất cứ ai giàu có, cho bất cứ ai có địa vị cao, cho bất kỳ ai có của. Về phương diện phục vụ thì “ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12,48). Vì lẽ đó, Đức Giêsu nói rằng, trong Hội thánh của Người: “Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” (Lc 22,26), “ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10,44). Vị Giáo sư của tôi là Ceslas Spicq ở đại học Freiburg [Thụy Sĩ], về khoa chú giải Kinh Thánh Tân Ước, cho biết rằng, việc rửa chân phục vụ chính là “bí tích của thẩm quyền Kitô giáo - il sacramento dell’autorità cristiana”.
Bên cạnh sự vô vị lợi, việc phục vụ còn thể hiện một đặc tính tuyệt vời khác của đức ái thần linh [agápe divina]: đó là sự khiêm tốn. Lời của Đức Giêsu: “Anh em phải rửa chân cho nhau” có nghĩa là: anh em phải làm cho nhau những việc phục vụ bác ái khiêm nhường. Lòng bác ái và sự khiêm nhường cùng nhau tạo nên sự phục vụ theo Tin Mừng. Đức Giêsu đã từng nói: “Hãy học nơi tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29). Nhưng nếu bạn nghĩ về điều đó, thì Đức Giêsu đã làm gì để gọi mình là “khiêm nhường”? Có phải Người đã đánh giá thấp bản thân chăng? hay Người đã nói một cách khiêm tốn về con người của mình chăng? Ngược lại, trong chính đoạn Tin Mừng về việc rửa chân, Người nói rằng Người là “Thầy và là Chúa” (x. Ga 13,13).
Vậy Đức Giêsu đã làm gì để gọi mình là “khiêm tốn”? Người đã cúi xuống phục vụ! Ngay từ lúc nhập thể, Người đã không làm gì khác ngoài việc hạ mình xuống, hạ xuống đến mức thấp nhất, khi chúng ta thấy Người quỳ gối rửa chân cho các tông đồ. Hẳn là giữa các thiên thần phải run sợ làm sao, khi thấy Con Thiên Chúa đang hạ mình xuống như vậy, Đấng mà họ thậm chí không dám ngước nhìn Người (x. 1Pr 1,12). Đấng Tạo Hóa đã quỳ gối trước các thụ tạo! Thánh Bênađô đã thường tự nhủ lòng mình rằng: “Hỡi đồ tro bụi kiêu hãnh, ngươi đáng xấu hổ biết bao! Thiên Chúa thì hạ mình xuống, còn ngươi thì lại tìm cách đưa mình lên!” (San Bernardo di Chiaravalle, Lodi della Vergine, 1,8). Được hiểu theo cách này - nghĩa là hạ mình để phục vụ - thì đức khiêm nhường thực sự là con đường tuyệt hảo của việc nên giống Thiên Chúa và noi gương Thánh Thể trong đời sống chúng ta.” (ĐHY Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều ngày 08/04/2022)
Đọc tiếp »

CHÚA SỬA DẠY : Trích thư gửi tín hữu Híp-ri, chương 12:


Chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, 2 mắt hướng về Đức Giê-su là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa. 3 Anh em hãy tưởng nhớ Đấng đã cam chịu để cho những người tội lỗi chống đối mình như thế, để anh em khỏi sờn lòng nản chí. 4 Quả thật, trong cuộc chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa chống trả đến mức đổ máu đâu.
5 Anh em đã quên lời khuyên nhủ được nói với anh em như với những người con : Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. 6 Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. 7 Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy ? 8 Nếu anh em không được sửa dạy như tất cả mọi người, thì khi đó anh em là con ngoại hôn, chứ không phải là con chính thức.
9 Vả lại, chúng ta có cha trần thế sửa dạy mà chúng ta vẫn tôn kính, thì chúng ta lại càng phải tùng phục Cha trên trời để được sống. 10 Cha trần thế sửa dạy chúng ta trong một thời gian ngắn, và theo sở thích của mình ; còn Thiên Chúa sửa dạy là vì lợi ích của chúng ta, để chúng ta được thông phần vào sự thánh thiện của Người. 11 Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính.
Đọc tiếp »

THỨ BA, MÙA CHAY-TUẦN THÁNH



Đọc tiếp »

RỬA CHÂN (ĐHY Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều 08/04/2022)


“Đức Giêsu nói: “Thầy đã nêu gương cho anh em”. Vậy Người đã nêu gương cho chúng ta về điều gì đây? Liệu chúng ta phải thực hành rửa chân cho các anh em mình mỗi khi chúng ta ngồi vào bàn ăn hay sao? Chắc chắn là không phải việc rửa chân theo nghĩa đen này rồi! Nhưng lời giải đáp đã có sẵn trong Tin Mừng: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,43-45).
Trong Tin Mừng Luca, chính xác trong bối cảnh của Bữa Tiệc Ly, có một lời của Đức Giêsu mà dường như đã được nói đến khi kết thúc việc rửa chân: “Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn với kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ? Thế mà, Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22,27). Theo thánh sử Luca thì Đức Giêsu nói những lời này bởi vì giữa các môn đệ đã nổ ra cuộc tranh luận sôi nổi xem ai trong Nhóm được coi là người lớn nhất (x. Lc 22,24). Có lẽ chính hoàn cảnh này đã thôi thúc Đức Giêsu thực hiện việc rửa chân cho các ông, như một kiểu dụ ngôn trong hành động. Trong khi các tông đồ đang bàn luận sôi nổi với nhau, thì Đức Giêsu lặng lẽ đứng dậy rời khỏi bàn ăn, tìm một chậu nước và một chiếc khăn, rồi quay lại quỳ trước mặt Phêrô và các môn đệ để rửa chân cho các ông, điều dễ hiểu là dẫn tới việc Phêrô tỏ ra hết sức bối rối: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” (Ga 13,6).
Đức Giêsu muốn gồm tóm lại toàn bộ ý nghĩa của cuộc đời Người bằng hành động rửa chân, vốn lưu lại một ấn tượng sâu sắc trong ký ức của các môn đệ, và một ngày nào đó, khi các môn đệ có thể hiểu được thì họ sẽ hiểu: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu” (Ga 13,7). Cử chỉ đó, được đặt ở cuối của sách Tin Mừng, cho chúng ta biết rằng, từ đầu đến cuối, toàn bộ cuộc đời của Đức Giêsu chính là một sự rửa chân, nghĩa là phục vụ cho loài người chúng ta. Như một số nhà chú giải Kinh Thánh đã nói, đó là một sự hiện hữu thân thiện, nghĩa là một sự hiện hữu sống động vì lợi ích của tha nhân.
Đức Giêsu đã cho chúng ta mẫu gương về một đời sống phục vụ tha nhân, một đời sống trở nên “một tấm bánh bẻ ra cho thế giới”. Do đó, qua những lời, “để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”, thì Đức Giêsu thiết lập diakonía, nghĩa là sự phục vụ, nâng việc phục vụ lên thành một giới luật căn bản, hay đúng hơn, thành một lối sống và kiểu mẫu của mọi mối tương giao trong Hội thánh. Như thể Người đang nói ngay cả đến việc rửa chân phục vụ, cũng như chính điều Người đã nói khi lập Bí tích Thánh Thể rằng: “Các con hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy!”. (ĐHY Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều 08/04/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2022

SUY NIỆM THỨ SÁU TUẦN THÁNH


“Phải chăng Chúa Cha có lẽ đã mong muốn cái chết của Con Ngài để rút ra điều tốt đẹp từ đó? Không, không phải như thế, Ngài chỉ đơn thuần là cho phép tự do của con người diễn ra, tuy nhiên, Ngài làm cho nó phục vụ những mục đích của mình chứ không phải những mưu đồ của con người. Đây cũng là trường hợp đối với các thảm họa tự nhiên như động đất và dịch bệnh. Ngài không mang chúng đến. Ngài đã cho thiên nhiên một loại tự do, tất nhiên khác về phẩm chất so với tự do của con người, nhưng vẫn là một dạng tự do. Tự do phát triển theo những quy luật phát triển riêng của nó. Thiên Chúa đã không tạo ra một thế giới như một chiếc đồng hồ được lập trình, trong đó mọi chuyển động nhỏ nhất có thể dự đoán được. Một số người gọi tự do trong thiên nhiên là “tình cờ” nhưng Kinh Thánh gọi là “sự khôn ngoan của Thiên Chúa”.
Thành quả tích cực khác của cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay là cảm giác liên đới. Trong ký ức của nhân loại, có khi nào người dân của tất cả các quốc gia lại cảm thấy mình rất đoàn kết, rất bình đẳng, ít xung đột hơn vào thời điểm đau đớn này không? Chưa bao giờ, như bây giờ, chúng ta cảm nhận được những sự thật trong những lời này của một trong những nhà thơ vĩ đại của chúng ta: “Hãy làm hòa với nhau, hỡi các dân tộc! Trái đất đang phủ phục trước một mầu nhiệm quá sâu xa”. [5] Chúng ta đã quên đi việc xây dựng các bức tường. Virus không biết biên giới là gì. Ngay lập tức, nó đã phá vỡ mọi rào cản và sự phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, sự giàu có và quyền lực. Khi thời điểm này qua đi, chúng ta không nên trở lại thời điểm trước đó. Như Đức Thánh Cha đã khuyên bảo, chúng ta không nên lãng phí cơ hội này. Chúng ta đừng cho phép quá nhiều đau đớn, rất nhiều cái chết, và rất nhiều sự tham gia anh hùng từ phía các nhân viên y tế trở nên vô ích. Quay trở lại với cách thức mọi thứ đã diễn ra trong quá khứ là một sự “suy thoái” mà chúng ta nên âu lo nhất.
Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày,
rèn giáo mác nên liềm nên hái.
Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau,
và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. (Is 2: 4)
Đây là thời điểm để đưa vào thực hành những lời của tiên tri Isaia mà nhân loại đã trông mong từ lâu sự ứng nghiệm của những lời này. Chúng ta hãy nói “Đủ rồi!” đối với cuộc chạy đua vũ trang bi thảm. Hãy nói điều đó với tất cả khả năng của các bạn, những người trẻ tuổi, bởi vì trên hết, số phận của các bạn đang bị đe dọa. Chúng ta hãy dành những nguồn lực đang được chi ra một cách vô giới hạn cho vũ khí vào các mục tiêu mà chúng ta thấy là cần thiết và cấp bách nhất: đó là sức khỏe, vệ sinh, thực phẩm, cuộc chiến chống đói nghèo, chăm sóc thiên nhiên. Chúng ta hãy để lại cho thế hệ tiếp theo một thế giới nghèo hơn về hàng hóa và tiền bạc, nếu cần, nhưng giàu hơn về nhân tính...” (Raniero Cantalamessa, dòng Phanxicô Capuchin, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng 10/4/2020)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.