Ads 468x60px

Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2022

CHÚA KITÔ HÀNH ĐỘNG TRONG PHỤNG VỤ (ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)


“Phụng vụ, chính vì chiều kích khách quan của nó, đòi phải được cử hành cách sốt sắng, để ơn thánh được tuôn đổ trong nghi thức không bị phân tán nhưng thay vào đó vươn tới cảm nghiệm của mọi người. Sách Giáo lý giải thích điều đó rất hay đã viết: “Cầu nguyện nội tâm hóa và đồng hóa với phụng vụ trong khi và sau khi được cử hành”. Nhiều lời cầu nguyện của Kitô giáo không bắt nguồn từ phụng vụ, nhưng tất cả những lời cầu nguyện đó, nếu muốn là Kitô giáo, đều giả định phụng vụ, nghĩa là qua trung gian bí tích của Chúa Giêsu Kitô. Mỗi khi chúng ta cử hành Phép Rửa, hoặc truyền phép bánh và rượu trong Phép Thánh Thể, hoặc xức dầu thánh cho thân thể của một người bệnh, thì Chúa Kitô ở đấy! Chính Người hành động và hiện diện giống như khi Người chữa lành chân tay yếu ớt của một người bệnh, hoặc như trong Bữa Tiệc Ly, Người đã ban giao ước của Người là sẽ cứu rỗi thế giới.
Lời cầu nguyện của Kitô hữu biến sự hiện diện bí tích của Chúa Giêsu thành của riêng họ. Điều ở bên ngoài chúng ta trở thành một phần của chúng ta: phụng vụ phát biểu điều này cả bằng cử chỉ ăn uống rất tự nhiên. Thánh lễ không thể chỉ là việc “lắng nghe”: cũng không chính xác khi nói, “Tôi đi xem lễ”. Thánh lễ không thể chỉ “đi xem”, như thể chúng ta chỉ là khán giả của một điều gì đó trôi tuột đi mà không có sự tham gia của chúng ta. Thánh lễ luôn được cử hành, và không những bởi linh mục chủ tế mà thôi, mà còn bởi tất cả các Kitô hữu đang trải nghiệm nó. Và trung tâm là Chúa Kitô! Tất cả chúng ta, trong sự đa dạng của các ơn phúc và thừa tác vụ, tham dự vào hành động của Người, bởi vì Người, Chúa Kitô, vốn là Nhân vật chủ đạo của phụng vụ.
Khi các Kitô hữu đầu tiên bắt đầu thờ phượng, họ đã làm như vậy bằng cách hiện thực hóa các việc làm và lời nói của Chúa Giêsu, với ánh sáng và quyền năng của Chúa Thánh Thần, để cuộc sống của họ, đạt được nhờ ơn thánh đó, sẽ trở thành của lễ thiêng liêng dâng lên Thiên Chúa. Cách tiếp cận này thật sự là một cái nhìn mới. Thánh Phaolô viết trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người” (12: 1). Cuộc sống được mời gọi trở thành việc thờ phượng Thiên Chúa, nhưng điều này không thể xảy ra nếu không có việc cầu nguyện, nhất là việc cầu nguyện của phụng vụ.
Ước gì suy nghĩ này giúp ích tất cả chúng ta khi tham dự phụng vụ : Thánh lễ và các bí tích. Tôi đi cầu nguyện trong cộng đoàn, tôi đi cầu nguyện với Chúa Kitô đang hiện diện. Chẳng hạn, khi chúng ta đi cử hành Phép Rửa, thì chính Chúa Kitô, Đấng hiện diện ở đó, làm Phép Rửa. “Nhưng thưa Cha, đây là một ý tưởng, một kiểu nói ví von”; “không, đây không phải là kiểu nói ví von. Chúa Kitô hiện diện và hành động trong phụng vụ, anh chị em cầu nguyện với Chúa Kitô, Đấng ở bên cạnh anh chị em.” ( ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần IV - TN



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022

NGÀY THẾ GIỚI TÌNH HUYNH ĐỆ NHÂN LOẠI


Ngày 04/02/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô và Đại Imam Ahmad Al-Tayyib của đại học Al-Azhar ký Tài liệu về Tình Huynh đệ Nhân loại vì Hòa bình Thế giới và sự Chung sống. Kỷ niệm ngày này, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, ngày 21/12/2020, đã thiết lập ngày 04/02 hàng năm là Ngày Thế giới Tình Huynh đệ Nhân loại.
Lạy Chúa, xin giúp nhân loại cùng nhau sống trong ngôi nhà chung là Trái Đất thắm tình yêu thương. Ước gì mọi người không phân biệt quốc gia, lãnh thổ, chủng tộc, thể chế chính trị, tôn giáo… coi nhau như anh em, sống nền “ văn minh tình thương”, làm cho hành tinh xanh tràn đầy sự sống xinh đẹp và bình an. Amen.


Đọc tiếp »

PHỤNG VỤ (ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)


“Trong lịch sử Giáo Hội, thường có cơn cám dỗ muốn thực hành một Kitô giáo thân mật tư riêng, vốn không thừa nhận tầm quan trọng thiêng liêng của các nghi thức phụng vụ công cộng. Thông thường, khuynh hướng này chủ trương đặc tính họ cho là thuần khiết hơn của một lòng đạo không phụ thuộc vào các nghi lễ bên ngoài, vốn bị coi là gánh nặng vô ích hoặc có hại. Trọng tâm của sự chỉ trích này không phải là một hình thức nghi lễ đặc thù, hay một cách thức cử hành đặc thù nào, mà là chính phụng vụ, hình thức phụng vụ của cầu nguyện.
Thật vậy, trong Giáo Hội, người ta có thể tìm thấy một số hình thức linh đạo đã không hòa nhập được thời điểm phụng vụ một cách thỏa đáng. Nhiều tín hữu, mặc dù siêng năng tham dự phụng vụ, nhất là Thánh Lễ Chúa Nhật, nhưng thay vào đó, họ đã rút tỉa nguồn nuôi dưỡng đức tin và đời sống thiêng liêng của họ từ các nguồn khác, thuộc loại sùng kính.
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã thực hiện được nhiều điều. Hiến chế Sacrosanctum Concilium của Công đồng Vatican II đã trình bầy một điểm mấu chốt trong cuộc hành trình lâu dài này. Nó tái xác nhận một cách toàn diện và hữu cơ tầm quan trọng của phụng vụ thánh đối với đời sống của các Kitô hữu, những người nhận thấy ở đó sự trung gian khách quan phải có do sự kiện Chúa Giêsu Kitô không phải là một ý niệm hay một tình cảm, mà là một Ngôi vị sống động, và Mầu nhiệm của Người là một sự kiện lịch sử. Lời cầu nguyện của Kitô hữu phải nhờ các trung gian hữu hình: Sách Thánh, các Bí tích, các nghi thức phụng vụ, cộng đoàn.
Trong đời sống Kitô hữu, lãnh vực thể xác và vật chất không thể được miễn chước, vì trong Chúa Giêsu Kitô, nó đã trở thành con đường cứu rỗi. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta cũng phải cầu nguyện bằng thân thể mình: thân thể chúng ta đi vào việc cầu nguyện.
Do đó, không có linh đạo Kitô giáo nào không bén rễ vào việc cử hành các mầu nhiệm thánh. Sách Giáo lý viết: “Sứ mạng của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần là công bố, hiện thực và thông truyền mầu nhiệm cứu độ trong Phụng vụ của Hội Thánh; sứ vụ ấy được tiếp nối nơi tâm hồn người cầu nguyện (2655). Phụng vụ, tự nó, không chỉ là lời cầu nguyện tự phát, mà là một điều gì đó ngày càng độc đáo hơn: nó là một hoạt động làm nền tảng cho toàn bộ kinh nghiệm Kitô giáo và do đó, cả việc cầu nguyện nữa. Nó là biến cố, nó đang xảy ra, nó là sự hiện diện, nó là cuộc gặp gỡ. Nó là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúa Kitô tự làm Người hiện diện trong Chúa Thánh Thần qua các dấu chỉ bí tích: do đó, các Kitô hữu chúng ta cần phải tham dự vào các mầu nhiệm Thiên Chúa. Tôi dám khẳng định rằng một Kitô giáo nếu không có phụng vụ là một Kitô giáo không có Chúa Kitô. Không có Chúa Kitô cách trọn vẹn. Ngay trong một nghi thức sơ sài nhất, chẳng hạn như nghi thức mà một số Kitô hữu đã cử hành và tiếp tục cử hành ở những nơi bị giam giữ, hoặc khi phải trú ẩn trong một căn nhà thời bách hại, Chúa Kitô thực sự hiện diện và ban chính Người cho các tín hữu của Người...” (ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần IV - TN



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2022

MỒNG 3 TẾT : THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM

MÙNG BA TẾT
THÁNH HOÁ CÔNG ĂN VIỆC LÀM
-Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng trỉa và coi sóc vườn. (St 2,15)
-Thiên Chúa có quyền cho anh em được dư tràn mọi ân phúc: để anh em vừa luôn sung túc mọi mặt, vừa được dư dật để làm các việc phúc đức. (2Cr 9,8)
-Rộng rãi thì trời đãi
-Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng làm việc như vậy" (Ga 5,17)
-Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên










Đọc tiếp »

MỒNG 3 TẾT: THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM



Đọc tiếp »

MÙNG 2 TẾT TẠI ĐẤT THÁNH CÙ MI



THÁNH LỄ CẦU CHO TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ
Xuân Nhâm Dần 2022
Hc 44,1.10-15
Bài trích sách Huấn Ca.
Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ. Các ngài là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng. Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn con. Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành. Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ. Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2022

MỒNG 2 TẾT: CẦU CHO TỔ TIÊN, ÔNG BÀ, CHA MẸ


Mùng Hai Tết
Cầu cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ
Bài Ðọc 1: Hc 44,1.10-15
Bài trích sách Huấn Ca.
Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ. Các ngài là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng. Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn con. Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành. Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ. Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.
Ðó là lời Chúa.
Bài Ðọc 2: Ep 6,1-4.18.23.24
Bài trích thư của Thánh Phaolô Tông Ðồ các gửi tín hữu thành Êphêsô
Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Ðó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Ðể ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.
Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Ðể được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể các thánh. Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha, và nguyện xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ơn bình an và lòng mến cùng với lòng tin. Xin Thiên Chúa ban ân sủng cho tất cả những ai yêu mến Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta bằng một tình yêu bất diệt.
Ðó là lời Chúa.










Đọc tiếp »

MỒNG MỘT TẾT CÙ MI VUI TẾT TRÀN ĐẦY ÂN SỦNG CHÚA MỪNG XUÂN CHAN CHỨA PHÚC LỘC TRỜI

Đọc tiếp »

NGÀY MỒNG 2 TẾT: KÍNH NHỚ TỔ TIÊN



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2022

KÍNH CHÚC NĂM MỚI BÌNH AN !


Văn hoá cổ truyền dân tộc khởi đầu nhịp sống mới, khởi đầu năm mới với 3 ngày Tết : mùng 1, mùng 2, mùng 3 rất linh thiêng ý nghĩa cho mọi hoạt động may mắn cả năm…
Thánh hoá văn hoá này, Giáo Hội cho chúng ta 3 thánh lễ đặc biệt :
-Mùng 1 : Cầu Bình An Năm Mới
-Mùng 2 : Kính nhớ Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ
-Mùng 3 : Thánh hoá công ăn việc làm
Chỉ có Chúa là nguồn bình an, Đấng ban bình an cho ta, nên nhìn 3 ngày Tết với 3 mối tương quan nền tảng đời người : Mùng 1 với Chúa, với Trời, “thuận Thiên”; Mùng 2 với Gia Đình; Mùng 3 với công việc.
Chúa (Trời)-Gia Đình-Công Việc. Hãy giữ trật tự ưu tiên này từng ngày sống, cho cả năm và suốt đời. Đừng làm đảo lộn, đừng để vì lập gia đình, lo gia đình mà xa Chúa bỏ Chúa; đừng quá ham công tiếc việc mà vô tâm hay làm tổn thương gia đình; lại càng không được vì làm ăn kinh tế mà bỏ lễ, bỏ cầu nguyện, coi công việc trọng hơn Chúa…
Kính chúc mọi người: Năm Mới Nhâm Dần và cả cuộc đời, luôn An Bình Hạnh Phúc, nhờ bản thân và gia đình thuận theo trật tự sống khôn ngoan : CHÚA (TRỜI)-GIA ĐÌNH-CÔNG VIỆC của ba ngày Tết mà hằng năm chúng ta cử hành !
Cha Sở Cù Mi
Mùng I Tết Nhâm Dần 2022
Đọc tiếp »

NGÀY MỒNG MỘT TẾT - THÁNH LÊ TÂN NIÊN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2022

LỄ TẾT CÙ MI (Lưu ý có thay đổi 2 giờ lễ Chúa Nhật : 09g30 và 16g00)



Đọc tiếp »

SỐNG LỜI CHÚA (ĐTC Phanxicô, 27/01/2021)


“... Kinh thánh không được viết cho nhân loại cách chung, nhưng cho chúng ta, cho tôi, cho anh chị em, cho những người đàn ông và đàn bà bằng xương bằng thịt, những người đàn ông và đàn bà có tên riêng và tên họ, như tôi, như anh chị em. Và Lời Thiên Chúa, lời đầy Chúa Thánh Thần, khi được đón nhận với tấm lòng rộng mở, không để các sự vật y hệt như trước đây: không bao giờ. Một điều gì đó đang thay đổi. Và đó là ơn thánh và sức mạnh của Lời Thiên Chúa.
Truyền thống Kitô giáo rất phong phú về kinh nghiệm và suy tư về việc cầu nguyện bằng Sách Thánh. Đặc biệt, phương pháp “Lectio divina” đã được thành lập; nó bắt nguồn từ các giới đan sĩ, nhưng hiện nay nó cũng đã được thực hành bởi các Kitô hữu thường xuyên đi lại với các giáo xứ của họ. Trước hết, nó là vấn đề đọc một đoạn Kinh thánh một cách chăm chú: đây là Lectio divina, trước hết và quan trọng nhất là đọc đoạn Kinh thánh một cách chăm chú, hoặc hơn thế nữa: Tôi muốn nói với “một vâng phục” bản văn, để hiểu ý nghĩa trong và của chính nó. Sau đó, người ta bắt đầu đối thoại với Kinh thánh, để những lời đó trở thành một nguyên nhân cho việc suy gẫm và cầu nguyện: trong khi trung thành với bản văn, tôi bắt đầu tự hỏi nó “nói gì với tôi”. Đây là một bước tế nhị: chúng ta không được sa vào những giải thích chủ quan, nhưng chúng ta phải là một phần của lối sống Truyền thống, vốn liên kết mỗi chúng ta với Sách Thánh. Bước cuối cùng của Lectio divina là chiêm niệm. Ở chỗ này, các lời lẽ và suy nghĩ phải nhường chỗ cho tình yêu, như giữa những người yêu nhau đôi khi nhìn nhau trong im lặng. Bản Văn Kinh thánh vẫn còn đó, nhưng giống như một tấm gương, giống như một ảnh tượng để được chiêm niệm. Và nhờ cách này, có sự đối thoại.
Qua lời cầu nguyện, Lời Thiên Chúa đến ở trong chúng ta và chúng ta ở trong nó. Lời Chúa gợi hứng cho các ý định tốt và nâng đỡ hành động; nó đem lại cho chúng ta sức mạnh và sự thanh thản, và ngay cả lúc thách thức chúng ta, nó mang lại cho chúng ta sự bình yên. Vào những ngày "kỳ lạ" và khó hiểu, nó bảo đảm cho trái tim một cốt lõi tin tưởng và yêu thương bảo vệ nó khỏi các cuộc tấn công của kẻ ác.
Nhờ cách đó, Lời của Thiên Chúa trở thành xác thịt – tôi xin dùng kiểu nói này - nó trở thành xác thịt nơi những người tiếp nhận nó trong cầu nguyện. Trong một số bản văn cổ đại, có trực giác cho rằng các Kitô hữu đồng nhất hoàn toàn với Lời Chúa đến nỗi, ngay cả khi mọi Sách thánh bị thiêu rụi, "khuôn" của chúng vẫn được lưu giữ vì dấu ấn mà nó đã để lại trong cuộc đời các vị thánh. Quả là một phát biểu đẹp đẽ.
Đời sống Kitô hữu vừa là công trình vâng phục vừa là công trình sáng tạo. Một Kitô hữu tốt phải biết vâng phục, nhưng họ phải sáng tạo. Vâng phục, vì lắng nghe Lời Thiên Chúa; sáng tạo, bởi vì họ có Chúa Thánh Thần bên trong, Đấng thúc đẩy họ trở thành như vậy, dẫn dắt họ đi lên. Ở cuối một trong những dụ ngôn của Người, Chúa Giêsu đưa ra sự so sánh sau đây - Người nói, “bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình – cõi lòng mình - cả cái mới lẫn cái cũ” (Mt 13:52). Sách Thánh là một kho tàng vô tận. Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ơn biết rút ra nhiều điều hơn nữa từ đó, qua việc cầu nguyện.” (ĐTC Phanxicô, 27/01/2021)
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần IV - TN



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

1 CORINTHIANS 13:4-8



Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT IV-TN C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2022

THEO MÔSÊ NHÌN ĐẤT HỨA…NÚI NEBO (NƠVÔ-JORDANY) 2014


NÚI NEBO (NƠVÔ-JORDANY) 2014
Vừa làm lễ xong, đọc Kinh Sách hôm nay “ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê rằng: “Ngươi hãy lên ngọn núi kia của dãy A-va-rim, lên ngọn núi Nơ-vô, ở đất Mô-áp, đối diện với Giê-ri-khô, và hãy nhìn xem đất Ca-na-an mà Ta ban cho con cái Ít-ra-en làm sở hữu. Rồi ngươi hãy chết trên ngọn núi ngươi sắp lên, và hãy về sum họp với gia tộc ngươi…” (Đnl 32,48-50)
…liền nhớ lại cách đây gần 8 năm đã đến ngọn núi này, nơi Môsê nhìn về Đất Hứa mà không được vào, Chúa bảo lên đó nhìn rồi chết, chẳng ai sinh ở Aicập được vào vì quá phản loạn trong cuộc vượt thoát AiCập. Môsê tôi tớ tốt lành của Chúa cũng chết ở núi này mà không vào Đất Hứa để gắn kết tuyệt đối số phận mình với Dân ông đã lãnh đạo… Mục tử tuyệt vời !
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần III - TN



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.