Ads 468x60px

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

LƯỜI BIẾNG và MỆT MỎI KHI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)


“... Rồi, một điều khác nữa là sự lười biếng uể oải, một khuyết điểm khác, một thói hư khác, vốn là một cám dỗ thực sự chống lại việc cầu nguyện, và nói chung là chống lại đời sống Kitô hữu. Lưòi biếng uể oải là “một hình thức suy nhược do thiếu khổ chế, chểnh mảng canh thức, lơ là đời sống nội tâm” (2733). Đó là một trong “bảy mối tội đầu” và được thúc đẩy bởi sự tự phụ, nó có thể dẫn đến cái chết của linh hồn.
Vậy chúng ta có thể làm gì trong cái chuỗi thay nhau mà đến của hứng thú và chán nản này? Người ta phải học cách luôn tiến về phía trước. Sự tiến bộ thực sự trong đời sống thiêng liêng không hệ ở việc nhân thừa các lúc ngất trí nhưng có thể kiên trì trong những lúc khó khăn: anh chị em hãy bước đi, bước đi, và tiếp tục bước đi… và nếu anh chị em mệt thì dừng lại một chút rồi bắt đầu bước đi lại. Nhưng với sự kiên trì.
Chúng ta hãy nhớ dụ ngôn của Thánh Phanxicô về niềm vui hoàn hảo: khả năng của một tu sĩ không được đo lường bằng những may mắn bất tận từ Thiên đàng trút xuống, mà bằng những bước đi đều đặn, ngay cả khi người ta không được nhìn nhận, ngay cả khi người ta bị ngược đãi, thậm chí, khi mọi sự đã mất đi hương vị ban đầu. Mọi vị thánh đều đã trải qua “thung lũng tối tăm” này, và chúng ta đừng coi là tai tiếng nếu đọc nhật ký của họ, chúng ta thấy các tường thuật về những buổi tối cầu nguyện không hồn, thiếu nhiệt tình. Chúng ta phải học để biết nói: “Lạy Thiên Chúa của con, dù xem ra như Chúa đang làm mọi điều để khiến con không còn tin Chúa nữa, con vẫn tiếp tục cầu nguyện với Chúa”.
Các tín hữu không bao giờ ngừng cầu nguyện! Đôi khi có thể giống với kiểu cầu nguyện của Gióp, người không chấp nhận việc Thiên Chúa đối xử bất công với mình, đã phản đối và đòi phán sét Người. Nhưng, rất thường xuyên, ngay việc phản đối trước mặt Thiên Chúa cũng là một cách cầu nguyện hoặc như bà già nhỏ bé kia từng nói, “giận Thiên Chúa cũng là một cách cầu nguyện”, vì nhiều lần đứa con giận người cha: đó là một cách liên hệ với người cha; vì nó nhận ông là “cha”, nên nó mới tức giận…
Và cả chúng ta nữa, những người kém thánh thiện và kiên nhẫn hơn Gióp, cũng biết rằng cuối cùng, cuối thời kỳ phiền muộn này, trong đó chúng ta đã cất những tiếng khóc thầm lên Trời và nhiều lần hỏi "tại sao?" Thiên Chúa sẽ trả lời chúng ta. Đừng quên kiểu cầu nguyện bằng cách hỏi “tại sao?”. Đó là kiểu cầu nguyện của những đứa trẻ khi chúng bắt đầu không hiểu sự việc, điều mà các nhà tâm lý học gọi là “giai đoạn tại sao”, vì đứa trẻ cứ hỏi bố, “Bố ơi, tại sao? Bố ơi, tại sao? Bố ơi, tại sao? ”
Nhưng hãy cẩn thận: nó không chịu nghe câu trả lời của cha nó. Người cha bắt đầu trả lời, nhưng nó cắt ngang bằng câu “Tại sao?”. Nó chỉ muốn cha nó chú ý đến nó; và khi chúng ta giận Thiên Chúa một chút và bắt đầu hỏi tại sao, chúng ta đang lôi kéo trái tim của Cha chúng ta hướng tới các khốn cùng của chúng ta, hướng tới những khó khăn của chúng ta, hướng tới cuộc sống của chúng ta. Nhưng đúng, anh chị em hãy can đảm nói với Thiên Chúa: “Nhưng tại sao?”. Vì đôi khi, tức giận đôi chút tốt cho bạn, vì nó đánh thức lại mối liên hệ cha với con trai, cha với con gái mà chúng ta phải có với Thiên Chúa. Và Người sẽ chấp nhận ngay cả những phát biểu cọc cằn và cay đắng nhất của chúng ta bằng tình yêu của một người cha, và sẽ coi chúng như một hành vi đức tin, như một lời cầu nguyện.” (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần VII-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

KHÔ KHAN KHI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)


“... Những lúc khô khan cũng cần được bàn luận. Sách Giáo lý mô tả nó như sau: “Trái tim xa cách Thiên Chúa, không còn hứng thú với những ý nghĩ, hoài niệm và tâm tình, kể cả các tâm tình thiêng liêng. Đây là lúc chúng ta chỉ còn lấy đức tin mà gắn bó với Chúa Giêsu trong cơn hấp hối và trong mồ của Người” (số 2731).

Sự khô khan khiến chúng ta nghĩ đến Thứ Sáu Tuần Thánh, vào ban đêm, và Thứ Bảy Tuần Thánh, cả ngày: Chúa Giêsu không ở đó, Người ở trong mồ; Chúa Giêsu đã chết, chúng ta ở một mình. Và đó là ý nghĩ làm nảy sinh sự khô khan. Thường thì chúng ta không biết đâu là lý do của sự khô khan: điều đó có thể phụ thuộc vào chính chúng ta, nhưng cũng phụ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng cho phép một số tình huống trong đời sống bên ngoài hoặc bên trong. Hoặc, đôi khi, có thể là một cơn đau đầu hoặc một vấn đề của gan khiến chúng ta không thể bước vào việc cầu nguyện.
Thường thì chúng ta không thực sự biết lý do. Các bậc thầy linh đạo mô tả kinh nghiệm đức tin như một sự luân phiên liên tục giữa những lúc được an ủi và những lúc phiền muộn; có những lúc mọi sự đều dễ dàng, trong khi những lúc khác lại được đánh dấu bằng sự nặng nề. Rất thường, khi gặp một người bạn, chúng ta nói, "Bạn có khỏe không?" - "Hôm nay tôi xuống tinh thần". Chúng ta rất thường "xuống tinh thần", hay nói đúng hơn chúng ta không có cảm xúc chi, không có sự an ủi, chúng ta không thể làm gì. Đó là những ngày xám xịt... và còn rất nhiều những ngày như thế trong cuộc sống! Nhưng điều nguy hiểm là có một trái tim xám xịt: khi “cảm giác xuống tinh thần” này chạm đến trái tim và làm nó sinh bệnh… và có những người sống với một trái tim xám xịt.
Điều này thật khủng khiếp: người ta không thể cầu nguyện, người ta không thể cảm thấy được an ủi với một trái tim xám xịt! Hoặc, người ta không thể thoát ra khỏi sự khô khan thiêng liêng với một trái tim xám xịt. Trái tim phải cởi mở và sáng sủa, để ánh sáng của Chúa có thể chiếu vào. Và nếu ánh sáng Chúa không chiếu vào, hãy đợi nó, một cách hy vọng. Nhưng đừng đóng sập nó lại bằng màu xám xịt.” (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần VII-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021

CHIA TRÍ KHI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)


“... Vấn đề đầu tiên xuất hiện đối với những người cầu nguyện là sự chia trí (xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2729). Anh chị em bắt đầu cầu nguyện nhưng rồi tâm trí anh chị em ra thơ thẩn, nó thơ thẩn khắp nơi; lòng anh chị em ở đây, trí anh chị em ở chỗ khác... chia trí khỏi việc cầu nguyện.

Cầu nguyện thường cùng tồn tại với chia trí. Thật vậy, tâm trí con người khó có thể tập trung lâu vào một ý nghĩ. Tất cả chúng ta hằng trải qua cơn lốc hình ảnh và ảo ảnh trong một chuyển động miên viễn, đi kèm với chúng ta ngay cả trong khi ngủ. Và tất cả chúng ta đều biết làm theo khuynh hướng rối loạn này là điều không tốt chút nào.
Cuộc chiến để đạt được và duy trì được sự tập trung không chỉ liên quan đến việc cầu nguyện mà thôi. Nếu một ai đó không đạt được một mức độ tập trung đầy đủ, thì không thể học tập thuận lợi, cũng như không thể làm việc tốt được. Các vận động viên nhận thức được rằng các cuộc thi đấu sẽ không thắng chỉ nhờ rèn luyện thể chất mà còn nhờ vào kỷ luật tinh thần: trên hết là khả năng tập trung và luôn tập chú.
Chia trí không có tội, nhưng ta phải chiến đấu với nó. Trong di sản đức tin của chúng ta, có một nhân đức thường bị lãng quên, nhưng hiện diện rất nhiều trong Tin Mừng. Nó được gọi là "tỉnh thức". Và Chúa Giêsu dạy, “Hãy tỉnh thức. Hãy cầu nguyện ”. Sách Giáo lý đề cập đến điều đó một cách minh nhiên trong lời dạy của nó về việc cầu nguyện (xem số 2730). Chúa Giêsu thường kêu gọi các môn đệ lưu ý tới bổn phận phải có một cuộc sống tỉnh táo, được hướng dẫn bởi ý nghĩ này là sớm muộn gì Người cũng sẽ trở lại, giống như chàng rể từ đám cưới hoặc một người chủ từ một cuộc hành trình trở về.
Nhưng vì chúng ta không biết ngày và giờ Người trở lại, nên mọi phút giây đời chúng ta đều quý giá và không nên lãng phí vào những những cơn chia trí. Vào một khoảnh khắc chúng ta không biết, tiếng nói của Chúa chúng ta sẽ vang lên: vào ngày đó, phúc thay những tôi tớ Người thấy siêng năng, luôn tập chú vào điều thực sự quan trọng. Họ không đi thơ thẩn đuổi theo mọi lôi cuốn đến trước tâm trí họ, mà cố gắng đi theo con đường đúng, làm điều tốt và thực thi nhiệm vụ của mình.
Chia trí là thế này: trí tưởng tượng đi thơ thẩn, đi lang thang và tiếp tục đi thơ thẩn… Thánh Têrêsa quen gọi trí tưởng tượng đi thơ thẩn trong lúc cầu nguyện này là “bà điên trong nhà”; nó giống như một bà điên dẫn anh chị em đi đây đi đó… Chúng ta phải ngăn chặn nó và chận nó lại, phải tập trung chăm chú...” (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần VII-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Thứ Tư, Tuần VII-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

THƯ MỤC VỤ: THÁNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ & THÁNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU


Đọc tiếp »

GIÁO LÝ CHUNG GIÁO XỨ CÙ MI, Bài 09: THỜ PHƯỢNG (06/2021)

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

VUI LỄ THĂNG THIÊN (ĐTC Phanxicô, 16/05/2021)


“Tại sao các môn đệ không buồn? Tại sao chúng ta nên vui mừng khi thấy Chúa Giêsu lên trời? Thưa: Vì biến cố Thăng Thiên hoàn thành sứ mệnh của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta.

Thật vậy, nếu vì chúng ta mà Chúa Giêsu từ trời xuống thế, thì cũng là vì chúng ta mà Người lên trời. Sau khi đã ngự xuống giữa nhân loại chúng ta và cứu chuộc nhân loại của chúng ta - Con Thiên Chúa, xuống thế và làm người, mặc lấy bản tính nhân loại chúng ta và cứu chuộc chúng ta - bây giờ Ngài lên trời, mang xác thịt chúng ta với Ngài. Ngài là người đầu tiên vào thiên đàng, vì Chúa Giêsu là người, là người thật; Ngài là Thiên Chúa, Thiên Chúa thật sự; xác phàm của chúng ta ở trên trời và điều này mang lại cho chúng ta niềm vui.
Giờ đây, bên hữu Chúa Cha ngự trị một thân thể con người, lần đầu tiên là thân thể của Chúa Giêsu, và trong mầu nhiệm này, mỗi người chúng ta chiêm ngưỡng đích điểm tương lai của chính mình. Đây hoàn toàn không phải là một sự từ bỏ; Chúa Giêsu ở lại mãi mãi với các môn đệ, nghĩa là ở lại với chúng ta. Ngài vẫn cầu nguyện, với tư cách là con người, Ngài cầu nguyện với Chúa Cha, và với tư cách là Thiên Chúa, Ngài cho Chúa Cha thấy những vết thương của Ngài, những vết thương mà nhờ đó Ngài đã cứu chuộc chúng ta. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu ở đó, với xác phàm của chúng ta: Ngài là một người trong chúng ta, là Thiên Chúa và là người, và Ngài đang cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.
Và điều này phải mang lại cho chúng ta một sự tự tin, hay đúng hơn là một niềm vui, niềm vui lớn! Và lý do thứ hai để vui mừng là lời hứa của Chúa Giêsu. Ngài nói với chúng ta: “Thầy sẽ gửi Chúa Thánh Thần đến cho anh em”. Và cùng với lời hứa ban Chúa Thánh Linh, một lệnh truyền mới được ban cho chúng ta trong cuộc từ biệt của Người: “Hãy đi khắp thế gian và rao giảng Tin Mừng”. Và chính quyền năng của Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta đến trong thế giới, để mang đến cho thế gian Tin Mừng. Như lời Chúa Giêsu đã hứa, chín ngày sau đó Chúa Thánh Thần sẽ đến trong Lễ Hiện Xuống. Chính Chúa Thánh Thần đã làm cho chúng ta có thể có được như ngày hôm nay. Một niềm vui lớn! Chúa Giêsu đã lên trời: con người đầu tiên trước mặt Chúa Cha.
Chúa Giêsu ra đi với những vết thương của Người, đó là cái giá cho ơn cứu rỗi của chúng ta, và Ngài cầu nguyện cho chúng ta. Và rồi Ngài gửi cho chúng ta Thánh Linh; Ngài hứa ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần, để chúng ta ra đi truyền giáo. Đây là lý do của niềm vui ngày hôm nay; đây là lý do của niềm vui trong ngày Thăng Thiên này.” (ĐTC Phanxicô, 16/05/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

CHÚA NHẬT VII-PS, LỄ CHÚA THĂNG THIÊN

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

KHÓ KHĂN KHI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 12/05/2021)


“... Cầu nguyện chắc chắn mang lại sự bình an lớn lao, nhưng qua cuộc chiến đấu bên trong, đôi khi có khó khăn, khó khăn này có thể theo ta suốt cả một thời gian dài trong cuộc sống. Cầu nguyện không phải là một điều dễ dàng, và đây là lý do tại sao chúng ta trốn tránh nó. Mỗi khi chúng ta muốn cầu nguyện, ngay lập tức chúng ta được nhắc nhớ nhiều hoạt động khác, những hoạt động ngay lúc đó dường như quan trọng hơn và cấp bách hơn. Điều này cũng xảy ra với tôi nữa! Nó xảy ra với tôi. Tôi đi cầu nguyện một chút… nhưng không, tôi phải làm điều này điều nọ… Chúng ta chạy trốn khỏi cầu nguyện, tôi không biết tại sao, nhưng nó là như thế. Hầu như luôn luôn, sau khi ngừng cầu nguyện, chúng ta nhận ra những điều đó không chính yếu chút nào, và chúng ta có thể đã lãng phí thời gian. Đó là cách Kẻ Thù lừa phỉnh chúng ta.

Mọi người nam nữ tin Chúa tường trình không những niềm vui của cầu nguyện, mà cả sự tẻ nhạt và mệt mỏi mà nó có thể mang lại: đôi khi phải chiến đấu khó khăn mới duy trì được thời gian và cách thức cầu nguyện. Một số vị thánh, liên tiếp trong nhiều năm, tìm bất cứ sự hài lòng nào trong cầu nguyện, nhưng không tri nhận được tính hữu ích của nó. Im lặng, cầu nguyện và tập trung là những thao tác khó khăn, và đôi khi bản chất con người nổi loạn. Thà chúng ta ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, chứ không phải ở đó, trong hàng ghế nhà thờ, cầu nguyện. Những ai muốn cầu nguyện phải nhớ rằng đức tin không dễ dàng, và đôi khi nó tiến bước trong bóng tối gần như hoàn toàn, không có điểm quy chiếu nào. Có những khoảnh khắc trong đời sống đức tin tối tăm, và do đó một số thánh nhân gọi đây là “đêm tối”, bởi vì chúng ta không nghe thấy gì. Nhưng tôi tiếp tục cầu nguyện.
Sách Giáo lý liệt kê một loạt dài những kẻ thù của việc cầu nguyện, những kẻ thù gây khó khăn cho việc cầu nguyện, khiến chúng ta gặp khó khăn (xem số 2726-2728)...
Tuy nhiên, các kẻ thù tồi tệ nhất của việc cầu nguyện tìm thấy trong chính chúng ta. Sách Giáo lý mô tả chúng như sau: “chán nản vì khô khan, buồn phiền vì mình không tiến dâng tất cả cho Chúa, (vì chúng ta có nhiều của cải), thất vọng vì Chúa không theo ý mình, kiêu ngạo nên chai lỳ trong tình trạng bất xứng của tội nhân, dị ứng với việc cầu nguyện vì cho rằng cầu nguyện là xin xỏ và việc cho không của Chúa” (2728)...
Trong thời gian thử thách, chúng ta nên nhớ rằng chúng ta không đơn độc, có đấng nào đó đang trông coi chúng ta và bảo vệ chúng ta. Thánh Antôn Tu Viện trưởng, người sáng lập ra phong trào đơn tu Kitô giáo, cũng phải đối đầu với thời kỳ khủng hoảng ở Ai Cập, khi việc cầu nguyện trở thành một cuộc đấu tranh khó khăn. Người viết tiểu sử của ngài, Thánh Atanasiô, Giám mục Alexandria, kể lại một trong những giai đoạn tồi tệ nhất trong cuộc đời của vị thánh ẩn tu khi ngài khoảng ba mươi lăm tuổi, một thời kỳ trung niên mà đối với nhiều người thường có khủng hoảng. Thánh Antôn đã bị xáo trộn bởi thử thách, nhưng đã chống lại. Cuối cùng khi đã thanh thản trở lại, ngài hướng sang Chúa của mình với giọng điệu gần như trách móc: “Nhưng lạy Chúa, lúc ấy Chúa ở đâu? Tại sao Chúa không đến ngay để chấm dứt sự đau khổ của con? ” Và Chúa Giêsu trả lời: “Antôn, Ta ở đó. Nhưng Ta đợi xem con chiến đấu”(Hạnh thánh Antôn, 10)...
Nếu trong giây phút mù mịt, chúng ta không thể nhìn thấy sự hiện diện của Người, thì trong tương lai chúng ta sẽ nhìn thấy. Cuối cùng chúng ta cũng sẽ lặp lại cùng một câu mà tổ phụ Gia-cốp đã nói vào một ngày nọ: “Quả thật, Chúa đang ở nơi này; mà tôi đã không biết điều đó ”(St 28, 16). Vào cuối cuộc đời của chúng ta, khi nhìn lại, chúng ta cũng sẽ có thể nói: “Tôi từng nghĩ tôi ở một mình, nhưng không, tôi đã không ở một mình: Chúa Giêsu ở với tôi”. Tất cả chúng ta sẽ có thể nói điều ấy.” (ĐTC Phanxicô, 12/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần VI-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Thánh Matthia, Tông đồ

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

Thứ năm, Tuần VI-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

Thứ tư, Tuần VI- Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021

“Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con.” (Ga 15, 12) (ĐTC Phanxicô, 09/05/2021)


“Yêu như Chúa Giêsu có nghĩa là hiến thân phục vụ anh chị em mình, như Ngài đã rửa chân cho các môn đệ. Điều đó cũng có nghĩa là đi ra ngoài chính chúng ta, tách mình ra khỏi sự chắc chắn của con người chúng ta, khỏi những tiện nghi trần thế, để mở lòng mình ra với những người khác, đặc biệt là những người đang quẫn bách. Nó có nghĩa là làm cho bản thân luôn sẵn sàng, trong tình trạng hiện nay của chúng ta và với những gì chúng ta có. Điều này có nghĩa là yêu không phải bằng lời nói mà bằng hành động.

Yêu như Chúa Kitô có nghĩa là nói 'không' với những thứ 'yêu' khác mà thế gian dành cho chúng ta: yêu tiền, chẳng hạn, những người yêu tiền không yêu như Chúa Giêsu yêu, yêu thành công, phù phiếm, yêu quyền lực…. Những con đường lừa dối của “tình yêu” này khiến chúng ta xa rời tình yêu của Chúa và khiến chúng ta ngày càng trở nên ích kỷ, tự ái, hống hách. Và hống hách dẫn đến suy thoái tình yêu thương, lạm dụng người khác, làm cho những người thân yêu của chúng ta đau khổ. Tôi đang nghĩ đến tình yêu không lành mạnh biến thành bạo lực, và có biết bao những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực ngày nay. Đây không phải là tình yêu.
Yêu như Chúa yêu chúng ta có nghĩa là đánh giá cao những người bên cạnh chúng ta, tôn trọng tự do của họ, yêu họ như họ vốn có, không phải như chúng ta muốn một cách vô cớ. Cuối cùng, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta ở lại trong tình yêu của Người, ở trong tình yêu của Người, chứ không ở lại trong các ý tưởng của chúng ta, không ở lại trong sự tự tôn thờ chính chúng ta. Những người sống trong sự tôn thờ bản thân thì sống như đang đứng trước gương: luôn nhìn vào chính mình. Trái lại, những người đang sống trong tình yêu Chúa thì vượt qua được tham vọng muốn kiểm soát và quản lý người khác. Anh chị em đừng kiểm soát, những hãy phục vụ tha nhân. Hãy mở lòng với người khác, đây chính là yêu thương, là trao ban chính mình cho người khác.” (ĐTC Phanxicô, 09/05/2021)
“... To love like Christ means saying ‘no’ to other ‘loves’ that the world offers us: love of money – those who love money do not love as Jesus loves -, love of success, vanity, [love] of power…. These deceptive paths of “love” distance us from the Lord’s love and lead us to become more and more selfish, narcissistic, overbearing. And being overbearing leads to a degeneration of love, to the abuse others, to making our loved ones suffer. I am thinking of the unhealthy love that turns into violence – and how many women are victims of violence these days. This is not love.
To love as the Lord loves us means to appreciate the people beside us, to respect their freedom, to love them as they are, not as we want them to be, gratuitously. Ultimately, Jesus asks us to abide in his love, to dwell in his love, not in our ideas, not in our own self-worship. Those who dwell in self-worship live in the mirror: always looking at themselves. Those who overcome the ambition to control and manage others. Not controlling, serving them. Opening our heart to others, this is love, giving ourselves to others.”
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

Chúa nhật VI-PS

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Thứ bảy, Tuần V-Mùa PS

Đọc tiếp »

CHIÊM NIỆM (ĐTC Phanxicô, 05/05/2021)


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện và trong bài giáo lý này, tôi muốn suy gẫm về lối cầu nguyện chiêm niệm...
Cầu nguyện thanh lọc trái tim và làm sắc bén cái nhìn của chúng ta, cho phép nắm bắt thực tại theo một quan điểm khác. Sách Giáo lý mô tả sự biến đổi này của trái tim mà việc cầu nguyện đã tác động, trích dẫn một chứng từ nổi tiếng của Cha xứ Ars, thánh nhân đã nói điều này: “Chiêm niệm là một cái nhìn của đức tin, chăm chú vào Chúa Giêsu. ‘Tôi nhìn Người và Người nhìn tôi’: đây là điều mà một người nông dân xứ Ars kia thường nói với cha xứ thánh thiện trong khi cầu nguyện trước nhà tạm... Ánh sáng của khuôn mặt Chúa Giêsu soi sáng con mắt trái tim chúng ta và dạy chúng ta nhìn mọi sự dưới ánh sáng sự thật và lòng cảm thương của Người đối với mọi người ”(số 2715). Mọi sự bắt nguồn từ điều này: từ một trái tim cảm thấy mình được nhìn một cách yêu thương. Khi đó thực tại được chiêm ngưỡng bằng con mắt khác.
Tôi nhìn Người và Người nhìn tôi!" Nó như thế này: chiêm niệm yêu thương, đặc trưng của lối cầu nguyện thân mật nhất, không cần nhiều lời. Một cái nhìn đã đủ. Tin chắc đời sống chúng ta được bảo bọc bằng một tình yêu bao la và thủy chung mà không gì có thể tách chúng ta ra khỏi nó được quả là đã đủ.
Chúa Giêsu là một bậc thầy về cái nhìn này. Đời sống của Người không bao giờ thiếu thời gian, không gian, sự tĩnh lặng, sự hiệp thông yêu thương giúp đời sống người ta không bị tàn phá bởi những thử thách không thể tránh khỏi, nhưng duy trì được vẻ đẹp nguyên vẹn. Bí quyết của Người là mối liên hệ của Người với Cha Người ở trên trời...
Chỉ có một lời kêu gọi vĩ đại, một lời kêu gọi vĩ đại trong Tin Mừng, và đó là lời kêu gọi bước chân theo Chúa Giêsu trên con đường tình yêu. Đây là đỉnh và là trung tâm của mọi sự. Theo nghĩa này, đức ái và chiêm niệm đồng nghĩa với nhau, cùng nói một điều. Thánh Gioan Thánh Giá tin rằng một hành vi yêu thương nhỏ nhưng tinh tuyền sẽ hữu ích cho Giáo hội hơn tất cả những việc làm khác cộng lại. Điều gì phát sinh từ việc cầu nguyện chứ không phải từ sự cao ngạo của bản ngã chúng ta, điều gì được thanh tẩy bởi đức khiêm nhường, dù đó là một hành vi yêu thương giấu kín và thầm lặng, đều là phép lạ lớn nhất mà một Kitô hữu có thể thực hiện. Và đó là con đường cầu nguyện chiêm niệm: Tôi nhìn Người và Người nhìn tôi. Chính hành vi yêu thương trong cuộc đối thoại thầm lặng với Chúa Giêsu đã giúp ích rất nhiều cho Giáo Hội. Cảm ơn anh chị em.” (ĐTC Phanxicô, 05/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

Thứ sáu, Tuần V-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

Thứ năm, Tuần V-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

THẦY LÀ CÂY NHO CÁC CON LÀ CÀNH (ĐTC Phanxicô, 02/05/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong Tin Mừng Chúa Nhật Thứ Năm Phục Sinh (Ga 15,1-8), Chúa tự giới thiệu mình là cây nho đích thực, và đề cập đến chúng ta như những cành không thể sống được nếu không kết hợp với Ngài. Và vì thế, Ngài nói: “Thầy là cây nho, các con là cành” (câu 5). Không có cây nho nào mà không có cành, và ngược lại. Các cành nho không tự cung tự cấp mà phụ thuộc hoàn toàn vào cây nho, là nguồn gốc cho sự tồn tại của chúng.
Chúa Giêsu nhấn mạnh vào động từ “ở lại”. Ngài lặp lại điều đó bảy lần trong bài đọc Tin Mừng hôm nay. Trước khi rời thế gian này để về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu muốn trấn an các môn đệ rằng các vị vẫn có thể tiếp tục kết hiệp với Ngài. Chúa nói, “Hãy ở lại trong Thầy, và Thầy ở trong anh em” (câu 4). Việc ở lại này không có nghĩa thụ động, không phải là “ngủ yên” trong Chúa, để chính mình bị cuộc đời ru ngủ: không, không phải như thế! Ở lại trong Chúa không phải là như vậy. Việc ở lại trong Ngài, mà Chúa Giêsu đề nghị với chúng ta là một sự lưu lại tích cực, và cũng có qua có lại. Tại sao? Thưa: Bởi vì những cành không tháp nhập vào cây nho thì không thể sống được, chúng cần nhựa sống để lớn lên và kết trái; nhưng cây nho cũng cần cành, vì quả không mọc trên thân cây. Đó là một nhu cầu có qua có lại, đó là việc lưu lại để sinh hoa kết trái. Chúng ta ở trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu ở trong chúng ta.
Trước hết, chúng ta cần Ngài. Chúa muốn nói với chúng ta rằng trước khi tuân giữ các điều răn của Ngài, trước các mối phúc, trước các công việc của lòng thương xót, chúng ta cần phải kết hợp với Chúa, cần phải ở lại trong Ngài. Chúng ta không thể là Kitô hữu tốt nếu chúng ta không ở lại trong Chúa Giêsu. Thay vào đó, với Ngài, chúng ta có thể làm mọi việc (xem Phi-líp 4:13). Với Ngài, chúng ta có thể làm mọi thứ.
Nhưng Chúa Giêsu cũng cần chúng ta, như cây nho với cành. Điều này có vẻ táo bạo đối với chúng ta, và khiến chúng ta tự hỏi: Chúa Giêsu cần chúng ta theo nghĩa nào? Ngài cần chứng tá của chúng ta. Như những cành nho, hoa trái mà chúng ta trao ra là chứng tá trong đời sống của chúng ta trong tư cách là các tín hữu Kitô. Sau khi Chúa Giêsu lên trời cùng Chúa Cha, nhiệm vụ của các môn đệ - nhiệm vụ của chúng ta - là tiếp tục loan báo Tin Mừng bằng lời nói và việc làm. Và các môn đệ của Chúa Giêsu, là chúng ta, làm như thế bằng cách làm chứng cho tình yêu của Ngài: hoa trái được sinh ra là tình yêu. Được gắn bó với Chúa Kitô, chúng ta nhận được các ân sủng của Chúa Thánh Thần, và bằng cách này, chúng ta có thể làm điều tốt cho người lân cận, chúng ta có thể làm điều tốt cho xã hội, cho Giáo hội. Cây được biết đến bởi quả của nó. Một đời sống Kitô hữu thực sự làm chứng cho Chúa Kitô.
Và làm thế nào chúng ta có thể thành công trong việc này? Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì cứ xin, và sẽ được” (c.7). Sự chắc chắn rằng những gì chúng ta yêu cầu sẽ được ban cho chúng ta thật là một điều táo bạo. Hoa trái cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào lời cầu nguyện. Chúng ta có thể cầu xin cho biết suy nghĩ như Ngài, hành động giống như Ngài, nhìn thế giới và mọi vật bằng con mắt của Chúa Giêsu. Như thế, chúng ta có thể yêu thương anh chị em của chúng ta, bắt đầu từ những người nghèo nhất và những người đau khổ nhất, giống như Ngài đã làm, và yêu thương họ bằng trái tim của Ngài và mang đến cho thế giới hoa trái tốt lành, hoa quả bác ái, hoa quả bình an.
Chúng ta hãy phó thác vào lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ luôn luôn hoàn toàn hợp nhất với Chúa Giêsu và sinh nhiều hoa trái. Xin Mẹ giúp chúng ta ở trong Chúa Kitô, trong tình yêu của Người, trong lời của Người, để làm chứng cho Chúa Phục Sinh trong thế giới.” (ĐTC Phanxicô, 02/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 3 tháng 5, 2021

Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê tông đồ

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

SUY NIỆM (ĐTC Phanxicô, 28/04/2021)


Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Hôm nay chúng ta sẽ nói về hình thức cầu nguyện gọi là suy niệm. Đối với một Kitô hữu, “suy niệm” là tìm kiếm ý nghĩa: nó ngụ ý đặt mình trước trang sách Mạc Khải mênh mông để cố gắng biến nó thành của riêng chúng ta, mặc lấy nó một cách trọn vẹn. Và người Kitô hữu, sau khi đã đón nhận Lời Chúa, không giữ kín Lời Chúa ở trong mình, bởi vì Lời ấy phải được “một cuốn sách khác” gặp gỡ, điều mà Sách Giáo lý gọi là “sách sự sống” (số 2706). Đây là điều chúng ta cố gắng làm mỗi khi suy niệm Lời Chúa...
Ở đây, ta thấy hình ảnh của những người trẻ và người lớn đang ngồi suy niệm, trong im lặng, nhắm mắt... Nhưng những người này làm gì, chúng ta dám hỏi thế? Họ suy niệm. Đó là một hiện tượng cần được nhìn một cách thiện cảm: thực thế, chúng ta không được tạo dựng để lúc nào cũng chạy nhẩy, chúng ta có một đời sống nội tâm không thể luôn luôn bị làm ngơ. Suy niệm vì vậy là nhu cầu của tất cả mọi người. Có thể nói, suy niệm cũng giống như dừng lại và hít thở trong cuộc sống. Dừng lại và tĩnh lặng...
Nếu kinh nghiệm cầu nguyện mang lại cho chúng ta sự bình an nội tâm, hoặc khả năng làm chủ bản thân, hoặc sự rõ ràng về con đường phải đi, thì người ta có thể nói, những kết quả này là hậu quả ơn thánh của lời cầu nguyện Kitô giáo, vốn là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Nghĩa là, việc suy niệm đồng nghĩa với việc đi vào cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong chúng ta, như cụm từ trong Kinh thánh từng nói...
Và việc suy niệm Kitô giáo, được Chúa Thánh Thần dẫn dắt, dẫn chúng ta vào cuộc đối thoại này với Chúa Giêsu. Không có trang nào trong Tin Mừng mà không có chỗ cho chúng ta. Đối với Kitô hữu chúng ta, suy niệm là một cách để tiếp xúc với Chúa Giêsu. Và bằng cách này, chỉ bằng cách này, chúng ta mới khám phá ra chính mình. Và đây không phải là một sự rút lui vào chính chúng ta, không, không: nó có nghĩa là đi gặp Chúa Giêsu, và từ Chúa Giêsu, khám phá ra bản thân mình, được chữa lành, sống lại, mạnh mẽ bởi ơn thánh của Chúa Giêsu. Và gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng Cứu Rỗi của tất cả mọi người, bao gồm cả tôi. Và điều này, nhờ sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Cảm ơn anh chị em.” (ĐTC Phanxicô, 28/04/2021)
Đọc tiếp »

Chúa Nhật V-Phục sinh

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Trích bài chú giải của thánh Sy-ri-lô, giám mục A-lê-xan-ri-a, về thư gửi tín hữu Rô-ma :


“Theo lời Kinh Thánh, chúng ta tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, và là những bộ phận có liên đới với nhau, vì Đức Ki-tô đã nối kết chúng ta nên một bằng mối dây đức ái : Chính Người là Đấng đã liên kết đôi bên thành một, đã phá đổ bức tường ngăn cách, và huỷ bỏ Luật Cũ gồm các điều răn và giới luật.

Vậy tất cả chúng ta phải có chung một cảm nghĩ đối với nhau : nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau ; nếu một bộ phận nào được vẻ vang thì mọi bộ phận cũng vui chung.
Thánh Phao-lô nói tiếp : Vậy anh em hãy đón nhận nhau như Đức Ki-tô đã đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa. Nếu muốn có chung một cảm nghĩ, chúng ta hãy đón nhận nhau, hãy mang gánh nặng cho nhau, và duy trì sự hợp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.
Thiên Chúa cũng đã đón nhận chúng ta như thế trong Đức Ki-tô. Chính Đức Ki-tô là Đấng chân thật đã nói : Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con của Người cho chúng ta. Thật vậy, Người Con ấy đã bị nộp làm giá chuộc cho tất cả chúng ta được sống, và chúng ta đã được giải thoát khỏi tử thần, được cứu chuộc khỏi cái chết và tội lỗi...”
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần IV-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

Thứ sáu, Tuần IV-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Thứ tư, Tuần IV-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

MỤC TỬ NHÂN LÀNH (ĐTC Phanxicô, 25/04/2021)



“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Phục Sinh, cũng được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Tin Mừng (Ga 10,11-18) trình bày Chúa Giêsu là người mục tử đích thực, người bảo vệ, hiểu biết và yêu thương đàn chiên của mình...
Chúa Giêsu, người mục tử chân thật, luôn luôn bảo vệ chúng ta và cứu chúng ta khỏi bao nhiêu tình huống khó khăn, nguy hiểm nhờ ánh sáng lời Ngài và sức mạnh từ sự hiện diện của Ngài mà chúng ta luôn cảm nghiệm được nếu chúng ta muốn lắng nghe mỗi ngày...
Chúa Giêsu, người mục tử nhân lành, biết chiên của mình và chiên biết Người (câu 14). Thật tuyệt vời và an ủi biết bao khi biết rằng Chúa Giêsu biết chúng ta từng người một, rằng chúng ta không phải là vô danh tiểu tốt đối với Ngài, rằng tên tuổi của chúng ta được Ngài biết đến! Chúng ta không phải là một hạt tí ti trong một “khối to lớn”, hay một trong “vô số” đối với Ngài, không. Chúng ta là những cá thể độc nhất vô nhị, mỗi người có câu chuyện riêng của mình, Người biết chúng ta và những câu chuyện riêng của chúng ta, mỗi người chúng ta đều có giá trị riêng của mình, bởi vì chúng ta đã được tạo ra và đã được cứu chuộc bởi Chúa Kitô. Mỗi người chúng ta có thể nói: Chúa ơi, Chúa biết con! Từng người chúng ta có thể nói Chúa Giêsu biết tôi! Đó là sự thật, nó là như thế này: Ngài biết chúng ta không giống như những người khác. Chỉ có Ngài mới biết những gì trong lòng chúng ta, những dự định, những cảm xúc thầm kín nhất của chúng ta. Chúa Giêsu biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của chúng ta, và luôn sẵn sàng chăm sóc cho chúng ta, để chữa lành vết thương lỗi lầm của chúng ta với lòng thương xót dư dật của Ngài. Nơi Ngài, hình ảnh mà các tiên tri đã đưa ra về người chăn dắt dân Chúa được ứng nghiệm hoàn toàn: Chúa Giêsu quan tâm đến bầy chiên của Ngài, Ngài gom chúng lại, Ngài băng bó các vết thương của chúng, Ngài chữa lành các bệnh tật của chúng. Chúng ta có thể đọc điều này trong Sách Tiên tri Ezekiel (xem Ez 34, 11-16).
Vì vậy, Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành bảo vệ, biết rõ và trên hết là yêu thương đàn chiên của Người. Và đây là lý do tại sao Ngài ban sự sống của Ngài cho họ (xem Ga 10, 15). Tình yêu dành cho chiên của mình, nghĩa là dành cho mỗi người trong chúng ta, sẽ dẫn đến cái chết trên thập tự giá. Vì đây là ý muốn của Thiên Chúa, là không ai bị hư mất. Tình yêu của Chúa Kitô không chọn lọc; tình yêu ấy bao trùm tất cả mọi người. Chính Ngài nhắc nhở chúng ta điều này trong Tin Mừng hôm nay khi Ngài nói: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10,16). Những lời này làm chứng cho mối quan tâm phổ quát của Ngài: Ngài là người chăn dắt mọi người. Chúa Giêsu muốn mọi người có thể đón nhận tình yêu của Chúa Cha và gặp gỡ Thiên Chúa.
Và Giáo Hội được mời gọi để thực hiện sứ mệnh này của Chúa Kitô. Bên cạnh những người tham gia vào cộng đoàn của chúng ta, phần lớn, rất nhiều người, chỉ tham gia vào những thời điểm cụ thể hoặc không bao giờ. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không phải là con cái Thiên Chúa: Chúa Cha giao phó mọi người cho Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, và Người đã hiến mạng sống mình vì mọi người.
Thưa anh chị em, Chúa Giêsu bảo vệ, biết và yêu thương chúng ta, tất cả mọi người. Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp chúng ta là những người đầu tiên đón tiếp và bước theo Vị Mục Tử Nhân Lành, để cộng tác trong niềm vui sứ vụ của Người. (ĐTC Phanxicô, 25/04/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Chúa nhật, Tuần IV-PS

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

Mục vụ tháng 5-2021

Ý CẦU NGUYỆN:Xin cho những người chịu trách nhiệm về tài chánh, biết làm việc với chính phủ, chỉnh đốn tài chánh cho phù hợp lợi ích quốc dân.
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần III-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

Thứ sáu, Tuần III- Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

KHẨU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 21/04/2021)


“Lời cầu nguyện đầu tiên của con người luôn là khẩu nguyện : lời tụng thành tiếng. Môi luôn chuyển động trước tiên. Mặc dù tất cả chúng ta đều ý thức rằng cầu nguyện không có nghĩa là lặp lại các lời nói, tuy nhiên, cầu nguyện thành tiếng vẫn là điều chắc chắn nhất và luôn có thể thực hành được. Mặt khác, tình cảm, dù cao thượng đến đâu, cũng không luôn chắc chắn: chúng đến rồi đi, chúng rời bỏ chúng ta rồi quay trở lại. Không những thế, các ơn thánh của cầu nguyện cũng không thể đoán trước được: có lúc được an ủi rất nhiều, nhưng vào những ngày đen tối nhất, chúng dường như biến mất hoàn toàn. Lời cầu nguyện của trái tim là điều mầu nhiệm, và vào một số thời điểm nào đó, nó như không có. Thay vào đó, lời cầu nguyện trên môi được đọc thì thầm hoặc đọc thuộc lòng luôn luôn có thể tiếp cận được, và cũng cần thiết như lao động chân tay. Sách Giáo lý dạy chúng ta về điều này, và quả quyết rằng: “cầu nguyện thành tiếng là một yếu tố thiết yếu của đời sống Kitô hữu. Với các môn đệ, được lời cầu nguyện thầm lặng của Thầy mình lôi cuốn, Chúa Giêsu dạy một kinh cầu thành tiếng, đó là Kinh Lạy Cha” (số 2701). “Hãy dạy chúng con cách cầu nguyện”, các môn đệ xin Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu dạy họ một kinh cầu thành tiếng: Kinh Lạy Cha. Và mọi sự đều ở đó, trong kinh cầu đó…

Tất cả chúng ta nên có sự khiêm tốn của một số người cao niên, những vị, trong nhà thờ, có lẽ vì thính giác của họ không còn nhạy bén, nên đã đọc thầm những lời cầu nguyện mà họ đã học khi còn nhỏ, lấp đầy lòng nhà thờ bằng những lời thì thầm. Lời cầu nguyện đó không làm xáo trộn sự im lặng, nhưng làm chứng cho sự trung thành của họ đối với bổn phận cầu nguyện, được thực hành suốt đời các vị không hề sai chạy. Những người thực hành kiểu cầu nguyện khiêm nhường này thường là những người cầu bầu tuyệt vời trong các giáo xứ: họ là những cây sồi từ năm này qua năm khác vươn cành tỏa bóng mát cho số lượng người đông đảo nhất. Chỉ có Thiên Chúa mới biết khi nào và mức nào trái tim của họ đã được kết hợp với những lời cầu nguyện được họ đọc thành tiếng: chắc chắn các vị này cũng đã phải đối diện với những đêm đen và những khoảnh khắc trống rỗng. Nhưng các vị luôn có thể trung thành với lời cầu nguyện thành tiếng của mình. Nó giống như chiếc mỏ neo: người ta có thể giữ chặt sợi dây và mãi trung thành, bất chấp điều gì xảy ra.
...chúng ta không được coi thường việc cầu nguyện thành tiếng. Người ta dám nói rằng “À, kiểu này chỉ dành cho trẻ em, dành cho những người ngu dốt; Tôi tìm cách cầu nguyện trong tâm trí, suy niệm, khoảng trống bên trong để Thiên Chúa có thể đến với tôi… ” Xin làm ơn! Đừng sa vào thứ kiêu ngạo mà la rầy lối cầu nguyện thành tiếng. Đó là lời cầu nguyện của người đơn sơ, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy: Lạy Cha chúng con ở trên trời… Các lời chúng ta đọc nắm lấy tay chúng ta; đôi khi chúng khôi phục được hương vị, chúng đánh thức ngay cả những trái tim mê ngủ nhất; chúng đánh thức dậy những tâm tình mà chúng ta đã lãng quên xưa nay. Và chúng cầm tay dẫn chúng ta hướng tới việc cảm nghiệm Thiên Chúa, những lời này… Và trên hết, chúng là những lời duy nhất, một cách chắc chắn, đạo đạt lên Thiên Chúa những câu hỏi mà Người muốn nghe. Chúa Giêsu đã không để chúng ta trong một màn sương mù. Người nói với chúng ta: "Hãy cầu nguyện như thế này". Và Người dạy Kinh Lạy Cha (x. Mt 6, 9). (ĐTC Phanxicô, 21/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần III-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

GẶP CHÚA PHỤC SINH (ĐTC Phanxicô, 18/04/2021)


“Vào Chúa Nhật thứ ba của Lễ Phục Sinh, chúng ta trở lại Giêrusalem, đến Phòng Tiệc Ly, theo sự hướng dẫn của hai môn đệ Emmaus, là những người đã lắng nghe những lời của Chúa Giêsu một cách vô cùng xúc động trên đường đi và sau đó nhận ra Ngài “trong cử chỉ bẻ bánh” (Lc 24, 35). Giờ đây, tại Nhà Tiệc Ly, Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra giữa nhóm các môn đệ và chào: “Bình an cho anh em!” (Câu 36). Nhưng, như Tin Mừng cho biết, họ sợ hãi và nghĩ rằng họ “nhìn thấy một bóng ma” (câu 37). Rồi Chúa Giêsu chỉ cho họ thấy những vết thương trên thân thể Người và nói: “Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây” (câu 39). Và để thuyết phục họ, Ngài xin thức ăn và ăn uống trước cái nhìn đầy kinh ngạc của họ (xem câu 41-42).

...
Đoạn Tin Mừng này được đặc trưng bởi ba động từ rất cụ thể, theo một nghĩa nào đó phản ánh đời sống cá nhân và cộng đồng của chúng ta: nhìn, chạm đến và ăn. Ba hành động có thể mang lại niềm vui cho cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Giêsu hằng sống.
Nhìn. “Hãy nhìn vào bàn tay và bàn chân của Thầy”, Chúa Giêsu nói. Nhìn không chỉ là thấy, nó còn hơn thế nữa, nó còn bao hàm cả ý định, ý chí. Đây là lý do tại sao nó là một trong những động từ của tình yêu. Bố mẹ nhìn con mình, những người yêu nhau nhìn nhau; bác sĩ tốt lành nhìn bệnh nhân một cách cẩn thận… Nhìn là bước đầu tiên để chống lại sự thờ ơ, chống lại sự cám dỗ quay mặt đi của một người trước những khó khăn và đau khổ của người khác. Nhìn. Tôi có nhìn thấy, hay nhìn vào Chúa Giêsu không?
Động từ thứ hai là chạm vào. Mời các môn đệ chạm vào Người, để thấy rằng Người không phải là ma - hãy chạm vào Thầy! Chúa Giêsu chỉ cho các Tông đồ và cho chúng ta thấy rằng mối quan hệ với Người và với anh em của chúng ta không thể có “khoảng cách”, không có Kitô giáo ở khoảng cách xa xa, không có Kitô giáo chỉ ở mức độ nhìn. Tình yêu đòi buộc nhìn ngắm nhưng nó cũng yêu cầu gần gũi, nó yêu cầu tiếp xúc, và chia sẻ cuộc sống. Người Samaritanô nhân hậu không chỉ nhìn người đàn ông mà anh ta tìm thấy đã sống dở chết dở dọc đường: anh ta dừng lại, cúi xuống, chữa trị vết thương cho nạn nhân, chạm vào anh ta, chất anh ta lên lưng lừa và chở anh ta về quán trọ. Và với chính Chúa Giêsu cũng vậy: yêu mến Chúa có nghĩa là đi vào một sự hiệp thông sống động, một sự hiệp thông với Người.
Và sau đó chúng ta đến với động từ thứ ba, ăn, động từ này diễn tả rõ ràng con người chúng ta trong sự nghèo đói tự nhiên nhất của nó, tức là nhu cầu nuôi dưỡng bản thân để sống còn. Nhưng việc ăn uống, khi chúng ta làm điều đó với nhau, với gia đình hoặc bạn bè, cũng trở thành một biểu hiện của tình yêu, một biểu hiện của hiệp thông, của cử hành... Biết bao lần Tin Mừng cho chúng ta thấy Chúa Giêsu sống chiều kích hiệp thông này với các môn đệ của Người, ngay cả với tư cách là Đấng Phục sinh. Đến mức bàn tiệc Thánh Thể đã trở thành dấu chỉ tiêu biểu cho cộng đồng Kitô hữu. Cùng nhau ăn và uống Mình Máu Thánh Chúa Kitô: đây là trung tâm của đời sống Kitô hữu.
Thưa anh chị em, đoạn Tin Mừng này cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu không phải là một “bóng ma”, nhưng là một Bản thể sống động; rằng khi Chúa Giêsu đến gần chúng ta, Ngài làm chúng ta vui mừng đến mức không tin, và khiến chúng ta kinh ngạc, với sự kinh ngạc mà chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa mới đem lại, bởi vì Chúa Giêsu là Đấng Hằng Sống. Kitô Giáo trước hết không phải là một học thuyết hay một lý tưởng luân lý, mà là một mối quan hệ sống động với Người, với Chúa Phục Sinh: chúng ta nhìn Người, chạm vào Người, được nuôi dưỡng nhờ Người và, được biến đổi bởi tình yêu của Người, để rồi chúng ta nhìn, chạm vào và nuôi dưỡng người khác như anh chị em với mình. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta sống kinh nghiệm ân sủng này.” (ĐTC Phanxicô, 18/04/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

Chúa Nhật III-PS

Đọc tiếp »

SỨC MẠNH của CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)


“Những người nam, nữ thánh thiện không có cuộc sống dễ dàng như những người khác. Thậm chí họ thực sự có những vấn đề riêng cần giải quyết, và hơn thế nữa, họ thường là đối tượng bị chống đối. Nhưng sức mạnh của họ là việc cầu nguyện. Họ luôn múc từ “cái giếng” vô tận của Mẹ Giáo Hội. Nhờ cầu nguyện, họ nuôi dưỡng ngọn lửa đức tin của họ, như dầu thường làm cho đèn. Và do đó, họ tiến bước trong đức tin và đức cậy. Các thánh, những vị thường ít được coi trọng trong con mắt thế gian, trên thực tế là những người nâng đỡ thế gian, không phải bằng vũ khí tiền bạc và quyền lực, của các phương tiện truyền thông - v.v. - nhưng bằng vũ khí cầu nguyện.

Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu đã đặt ra một câu hỏi cảm kích luôn khiến chúng ta phải suy gẫm: “Khi Con Người đến, Người có tìm thấy đức tin trên trái đất nữa không?” (Lc 18, 8/ hay Người sẽ chỉ tìm thấy các tổ chức, như các nhóm doanh nhân có đức tin, mọi sự được tổ chức tốt, thực hiện các việc bác ái, nhiều việc lắm, hay Người sẽ tìm thấy đức tin? "Khi Con người đến, liệu Người có tìm thấy đức tin trên trái đất nữa không?" Câu hỏi này xuất hiện ở phần cuối của một dụ ngôn muốn cho thấy sự cần thiết phải cầu nguyện một cách kiên trì, không mệt mỏi (xem các câu 1-8). Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên trái đất chừng nào còn dầu cầu nguyện. Chính điều này dẫn đức tin tiến tới và dẫn cuộc sống của chúng ta, những người yếu đuối và tội lỗi tiến tới, nhưng cầu nguyện sẽ dẫn nó tiến tới một cách an toàn.
Câu hỏi mà các Kitô hữu chúng ta cần tự hỏi là: Tôi có cầu nguyện không? Chúng ta có cầu nguyện không? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Như những con vẹt hay tôi cầu nguyện với trái tim mình? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Tôi có cầu nguyện, chắc chắn rằng tôi đang ở trong Giáo hội và tôi cầu nguyện với Giáo hội không? Hay tôi cầu nguyện chút chút theo các ý nghĩ của mình và sau đó làm cho ý nghĩ của mình thành lời cầu nguyện? Đó là một lời cầu nguyện của người ngoại giáo, không phải của Kitô hữu. Tôi nhắc lại: Chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên trái đất chừng nào còn có dầu cầu nguyện.
Và đây là nhiệm vụ thiết yếu của Giáo hội: cầu nguyện và dạy cách cầu nguyện. Truyền ngọn đèn đức tin và dầu cầu nguyện từ thế hệ này sang thế hệ nọ. Ngọn đèn đức tin soi sáng sẽ sửa chữa mọi sự như chúng thực sự vốn là, nhưng nó chỉ có thể tiến tới bằng dầu đức tin. Nếu không, nó sẽ tắt ngúm. Nếu không có ánh sáng của ngọn đèn này, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy con đường truyền giảng Tin Mừng, hay đúng hơn, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy đường để tin cho tốt; chúng ta sẽ không thể nhìn thấy khuôn mặt của anh chị em chúng ta để đến gần và phục vụ; chúng ta sẽ không thể chiếu sáng căn phòng nơi chúng ta gặp gỡ trong cộng đồng. Không có niềm tin mọi sự đều sụp đổ; và nếu không có lời cầu nguyện, đức tin sẽ bị dập tắt. Đức tin và lời cầu nguyện đi đôi với nhau. Không có lựa chọn nào khác. Vì lý do này, Giáo hội, như căn nhà và trường học dạy hiệp thông, là căn nhà và trường học dạy đức tin và cầu nguyện.” (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

Thứ bảy, Tuần II-Mùa PS

Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.