Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022
CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN CÙNG TA... (ĐTC Phanxicô, 11/11/2020)
“... Trong những đêm đen của đức tin ấy, người cầu nguyện không bao giờ cô độc. Thật vậy, Chúa Giêsu không chỉ là một nhân chứng và là người dạy cầu nguyện; Người còn hơn thế nữa. Người chào đón chúng ta trong lời cầu nguyện của Người để chúng ta có thể cầu nguyện trong Người và qua Người. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần. Vì lý do này, Tin Mừng mời gọi chúng ta nhân danh Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha. Thánh Gioan cung cấp cho chúng ta những lời lẽ sau đây của Chúa: “Bất cứ điều gì các con xin nhân danh Thầy, Thầy sẽ làm, hầu cho Chúa Cha được vinh hiển trong Chúa Con” (14, 13). Và Sách Giáo Lý giải thích rằng “việc biết chắc các lời thỉnh cầu của chúng ta sẽ được lắng nghe là dựa trên lời cầu nguyện của Chúa Giêsu” (số 2614). Nó đem lại đôi cánh mà lời cầu nguyện của con người luôn mong muốn sở hữu.
Ở đây, làm sao chúng ta có thể không nhớ lại những lời của Thánh vịnh 91, tràn đầy tín thác, phát xuất từ một tấm lòng hy vọng mọi sự sẽ đến từ Thiên Chúa: “Chúa phù trì che chở, dưới cánh Người, bạn có chỗ ẩn thân : lòng Chúa tín trung là khiên che thuẫn đỡ. Bạn không sợ cảnh hãi hùng đêm vắng hay mũi tên bay giữa ban ngày, cả dịch khí hoành hành trong đêm tối, cả ôn thần sát hại lúc ban trưa” (câu 4-6). Chính trong Chúa Kitô, lời cầu nguyện tuyệt vời này được hoàn thành, và trong Người, nó tìm thấy sự thật trọn vẹn của nó. Không có Chúa Giêsu, lời cầu nguyện của chúng ta có nguy cơ bị giản lược thành nỗ lực của con người, phần lớn sẽ thất bại. Nhưng Người đã tiếp nhận vào chính Người mọi tiếng kêu, mọi rên rỉ, mọi hân hoan, mọi khẩn cầu… mọi lời cầu nguyện của con người. Và chúng ta đừng quên rằng Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta; chính Người dẫn chúng ta tới việc cầu nguyện, Người dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu. Người là hồng phúc mà Chúa Cha và Chúa Con đã ban cho chúng ta để phát huy cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Và khi chúng ta cầu nguyện, chính Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong tâm hồn chúng ta.
Chúa Kitô là tất cả cho chúng ta, ngay cả trong đời sống cầu nguyện của chúng ta. Thánh Augustinô đã nói điều này bằng một cách diễn đạt đầy soi sáng mà chúng ta cũng tìm thấy trong Sách Giáo Lý: Chúa Giêsu “cầu nguyện cho chúng ta với tư cách là linh mục của chúng ta, cầu nguyện trong chúng ta với tư cách là Đầu của chúng ta, và được chúng ta cầu nguyện với trong tư cách là Thiên Chúa của chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy nhìn nhận tiếng nói của chúng ta trong Người và tiếng của Người trong chúng ta ”(số 2616). Đây là lý do tại sao Kitô hữu nào cầu nguyện sẽ không sợ gì cả, họ tín thác vào Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho chúng ta như một hồng phúc và là Đấng cầu nguyện trong chúng ta, thúc đẩy việc cầu nguyện. Xin Chúa Thánh Thần, Thầy cầu nguyện, dạy chúng ta con đường cầu nguyện.” (ĐTC Phanxicô, 11/11/2020)
Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022
HẠNH PHÚC TRUNG THÀNH TUÂN GIỮ LUẬT CHÚA
Thứ sáu, 32 tn
Đc, Tv 118 :
1Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện,
biết noi theo luật pháp Chúa Trời.
2Hạnh phúc thay kẻ tuân hành ý Chúa,
10Lạy Chúa, con hết dạ kiếm tìm Ngài,
xin chớ để con làm sai mệnh lệnh Chúa.
11Lời Chúa hứa, lòng con ấp ủ,
để chẳng bao giờ bội nghĩa bất trung.
17Xin tỏ lòng nhân hậu cùng tôi tớ Chúa đây
để con được sống và tuân giữ lời Ngài.
18Xin mở mắt cho con nhìn thấy
luật pháp Ngài kỳ diệu biết bao.
Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022
Ngày 12 tháng 11: Thánh Giô-sa-phát, giám mục, tử đạo, lễ nhớ
Thánh nhân sinh khoảng năm 1580 tại U-cơ-rai-na, trong một gia đình theo Chính Thống Giáo. Nhưng người lại sớm gắn bó với giáo hội U-cơ-rai-na hợp nhất với Rô-ma. Năm 1617, người làm tổng giám mục Pô-lốc và dấn thân phục vụ dân tộc mình không so đo tính toán, nhất là cố gắng lo cho việc hợp nhất Hội Thánh. Thành công trong hoạt động tông đồ của người đã khiến cho các kẻ thù của Hội Thánh Công Giáo căm ghét người. Người bị giết ở Vi-tép trong lúc đang viếng thăm các tín hữu, năm 1623.
(HIỆP HÀNH CHÂU LỤC 11/11/2022)
Lord, fill your Church with the Spirit that gave Saint Josaphat courage to lay down his life for his people. By his prayers
may your Spirit make us strong and willing to offer our lives for our brothers and sisters. Through our Lord Jesus Christ, your Son, who lives and reigns with you in the unity of the Holy Spirit, one God, for ever and ever. Amen.
TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI
Tín biểu của Ki-tô Giáo là Bản tuyên xưng đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và vào hành động tạo dựng, cứu độ và thánh hóa của Ngài, được kết thúc với lời tuyên xưng về sự sống lại của những người chết, vào lúc cùng tận thời gian, và về sự sống vĩnh cửu.
989
Sự sống lại của chúng ta, cũng như sự sống lại của Người, sẽ là công trình của Ba Ngôi Chí Thánh: “Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Ngài đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8,11).
990
Từ “thân xác” được dùng ở đây để chỉ con người trong thân phận yếu đuối và phải chết của nó. “Xác sống lại” có nghĩa là sau khi chết, không những linh hồn bất tử được có sự sống, mà cả “thân xác phải chết” (Rm 8,11) của chúng ta cũng sẽ được đảm nhận lại sự sống.
991
Tin sự sống lại của những người chết là một yếu tố căn bản của đức tin Ki-tô Giáo ngay từ hồi đầu. “Niềm tin của các Ki-tô hữu, sự sống lại của những người chết. Chúng tôi tin điều đó”: “Sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại? Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Ki-tô đã không sống lại! Mà nếu Đức Ki-tô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng… Nhưng không phải thế! Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1 Cr 15,12-14.20).
I. Sự Phục Sinh của Đức Ki-tô và của chúng ta (992–1004)
Mặc khải tiệm tiến về sự Phục Sinh (992–996)
992
Việc kẻ chết sống lại đã được Thiên Chúa mặc khải dần dần cho dân Ngài. Niềm hy vọng vào sự sống lại về thân xác của những người chết đã phổ biến như một hệ luận nội tại của đức tin vào Thiên Chúa, là Đấng tạo dựng toàn bộ con người, cả hồn cả xác. Đấng tạo dựng trời đất cũng là Đấng trung tín giữ Giao Ước của Ngài với tổ phụ Áp-ra-ham và dòng dõi ông. Chính trong hai viễn tượng [tạo dựng và giao ước] này, niềm tin vào sự phục sinh bắt đầu được biểu lộ. Trong những cơn thử thách của mình, các vị Tử Đạo nhà Ma-ca-bê đã tuyên xưng: “Bởi lẽ chúng tôi chết vì Luật pháp của Vua vũ trụ, nên Ngài sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời” (2 Mcb 7,9). “Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Ngài cho sống lại” (2 Mcb 7,14)…
CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 11/11/2020)
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện. Có người nói với tôi: “Đức Thánh Cha nói quá nhiều về sự cầu nguyện. Điều ấy không cần thiết". Vâng, nó cần thiết. Vì nếu chúng ta không cầu nguyện, chúng ta sẽ không có sức mạnh để tiến tới trên đường đời. Cầu nguyện giống như dưỡng khí của
sự sống. Cầu nguyện kéo xuống cho chúng ta sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn dẫn chúng ta về phía trước. Vì lý do này, tôi nói rất nhiều về việc cầu nguyện.
sự sống. Cầu nguyện kéo xuống cho chúng ta sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn dẫn chúng ta về phía trước. Vì lý do này, tôi nói rất nhiều về việc cầu nguyện.
Chúa Giêsu đã nêu gương về sự cầu nguyện liên tục, kiên trì thực hành nó. Đối thoại liên tục với Cha của Người, trong im lặng và trong hồi tâm, là điểm tựa trong toàn bộ sứ mệnh của Người. Các sách Tin Mừng cũng tường thuật những lời huấn dụ của Người cho các môn đệ, để họ có thể kiên trì cầu nguyện không mệt mỏi. Sách Giáo lý nhắc lại ba dụ ngôn trong Tin Mừng Luca nhấn mạnh đặc điểm này của lời cầu nguyện của Chúa Giêsu (xin xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2613).
Trước hết, lời cầu nguyện phải kiên trì: giống như người trong dụ ngôn, phải tiếp đón một người khách bất ngờ vào lúc nửa đêm, đến gõ cửa một người bạn và xin anh ta một ít bánh. Người bạn trả lời: “Không!”, Vì anh ta đã ở trên giường rồi - nhưng người bạn nhất quyết và nài nỉ cho đến khi buộc được bạn mình đứng dậy và cho anh ta một ít bánh mì (xem Lc 11: 5-8). Quả là một yêu cầu kiên trì. Nhưng Thiên Chúa kiên nhẫn với chúng ta hơn thế, và ai gõ cửa Trái tim Người một cách đầy đức tin và kiên trì sẽ không thất vọng. Thiên Chúa luôn đáp ứng. Luôn luôn. Cha chúng ta biết rõ chúng ta cần gì; sự nài nỉ là điều cần thiết không phải để thông tri cho Người hoặc để thuyết phục Người, nhưng cần thiết để nuôi dưỡng ước muốn và kỳ vọng trong chúng ta...” (ĐTC Phanxicô, 11/11/2020)
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022
CÁC THÁNH THÔNG CÔNG (GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO-1992)
Chúng ta cùng đọc GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO-1992, để hiểu thêm tín điều các thánh thông công:
Sau khi tuyên xưng “Hội Thánh Công Giáo", kinh Tin Kính các tông đồ còn thêm "các thánh thông công”. Hội Thánh là gì, nếu không phải là cộng đoàn tất cả các thánh?" (Nicétas, dẫn giải kinh tin kính 10) Hội Thánh chính là mầu nhiệm các thánh thông công.
947
"Bởi tất cả các tín hữu họp thành một thân thể duy nhất, cái tốt của người này được thông truyền cho các người khác... nên phải tin là có sự hiệp thông những điều thiện hảo trong Hội Thánh.
Thành phần quan trọng nhất trong Hội Thánh là Đức Ki-tô, vì Người là Đầu.... Do đó, sự thiện hảo của Đức Ki-tô được thông truyền cho tất cả các chi thể và sự hiệp thông này được thực hiện qua các bí tích của Hội Thánh" (T.Tô-ma Aquinô.,symb.10). "Chỉ có cùng một Thánh Thần duy nhất điều khiển Hội Thánh, nên tất cả những điều thiện hảo Hội Thánh nhận được, tất yếu trở thành vốn chung" (Sách giáo lý Rô-ma 1,10,24).
956
Sự chuyển cầu của các Thánh: “Vì được gắn bó mật thiết hơn với Đức Ki-tô, các Thánh trên trời củng cố toàn thể Hội Thánh một cách vững chắc hơn trong sự thánh thiện… Các ngài không ngừng chuyển cầu với Chúa Cha cho chúng ta, trong khi dâng các công nghiệp các ngài đã lập được nơi trần thế nhờ Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là Đức Ki-tô Giê-su… Nhờ vậy sự yếu đuối của chúng ta được giúp đỡ rất nhiều bằng sự quan tâm huynh đệ của các ngài”:
“Anh em đừng khóc, bởi vì tôi sẽ có ích cho anh em hơn, ở nơi tôi sắp tới, hơn là lúc tôi ở đây.” (Thánh Đaminh)
“Tôi muốn ở trên trời, để làm việc lành dưới thế.” (Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu)
957
Hiệp thông với các Thánh. “Chúng ta không chỉ kính nhớ các Thánh trên trời vì gương sáng của các ngài, nhưng hơn thế nữa, còn để sự hợp nhất của toàn thể Hội Thánh trong Thần Khí được tăng cường nhờ việc thực thi đức mến huynh đệ. Thật vậy, cũng như sự hiệp thông giữa những người đi đường đưa chúng ta tới gần Đức Ki-tô hơn, thì sự liên kết với các Thánh cũng kết hợp chúng ta với Đức Ki-tô, tự nơi Người, với tư cách là nguồn mạch và là Đầu, tuôn chảy mọi ân sủng và sự sống của chính dân Thiên Chúa”
“Quả vậy, chúng ta tôn thờ Đức Ki-tô vì Người là Con Thiên Chúa; và chúng ta yêu mến một cách chính đáng các vị Tử Đạo, xét như là những môn đệ và những người bắt chước Chúa, vì sự hết sức tốt lành của các ngài đối với Đấng là Vua và Thầy của mình; ước gì chúng ta được là bạn đồng hành và đồng môn với các ngài.”
958
Hiệp thông với những người đã qua đời. “Bởi biết rất chắc chắn rằng có sự hiệp thông như thế trong toàn Nhiệm Thể của Chúa Giê-su Ki-tô, nên ngay từ buổi đầu của Ki-tô Giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết sức thành kính nhớ đến những người đã qua đời, và bởi vì ‘dâng hy lễ để đền tội cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi, là một ý nghĩ đạo đức và thánh thiện’ (2 Mcb 12,45), nên Hội Thánh cũng dâng lời cầu cho họ.”521 Lời cầu nguyện của chúng ta cho họ không những có thể giúp đỡ họ, mà còn làm cho sự chuyển cầu của họ cho chúng ta nên hữu hiệu.
959
Trong gia đình duy nhất của Thiên Chúa. “Vì tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa và hợp thành một gia đình trong Đức Ki-tô, nên khi chúng ta hiệp thông với nhau trong đức mến hỗ tương và trong cùng một lời ngợi khen Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, chúng ta sống phù hợp với ơn gọi thâm sâu của Hội Thánh.”
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022
YÊU HẾT MỌI NGƯỜI (ĐTC Phanxicô giảng lễ 05/11/2022)
…
Bây giờ chúng ta đến với khía cạnh thứ hai: yêu thương tất cả mọi người. Chúng ta có thể cam kết yêu thương, nhưng vẫn chưa đủ nếu chúng ta hạn chế cam kết này trong vòng thân thiết gồm những người yêu thương chúng ta, những người là bạn bè của chúng ta, những người giống như chúng ta hoặc những người thân trong gia đình của chúng ta. Một lần nữa, điều Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta rất đáng kinh ngạc vì nó vượt qua ranh giới luật pháp và lẽ thường. Yêu thương người lân cận, những người thân thiết, dù hợp lý, cũng đủ làm ta hụt hơi. Nói chung, đây là điều mà một cộng đồng hoặc một dân tộc cố gắng làm để giữ gìn hòa bình nội bộ của mình. Nếu mọi người thuộc cùng một gia đình hoặc dân tộc, hoặc có cùng ý tưởng hoặc sở thích và tuyên bố cùng một niềm tin, thì việc cố gắng giúp đỡ lẫn nhau và yêu thương nhau là điều bình thường.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu những người ở rất xa đến gần chúng ta, nếu những người nước ngoài, những người khác biệt hoặc có niềm tin khác, trở thành hàng xóm của chúng ta? Chính mảnh đất này là một hình ảnh sống động của sự chung sống trong sự đa dạng, và thực sự là một hình ảnh của thế giới chúng ta, ngày càng được đánh dấu bởi sự di cư liên tục của các dân tộc và bởi sự đa dạng về ý tưởng, phong tục và truyền thống. Vậy, điều quan trọng là phải chấp nhận thách thức của Chúa Giêsu: “Nếu anh em yêu những người yêu thương mình, thì phần thưởng nào cho anh em đây? Thậm chí những người thu thuế cũng làm như vậy?" (Mt 5,46).
Nếu chúng ta muốn trở thành con cái của Chúa Cha và xây dựng một thế giới của anh chị em, thách thức thực sự là học cách yêu thương mọi người, ngay cả kẻ thù của chúng ta: “Anh em từng nghe người ta nói rằng: ‘Ngươi hãy yêu người lân cận và hãy ghét bỏ kẻ thù của ngươi’. Nhưng ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù của ngươi và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ ngươi ”(câu 43-44). Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là chọn không có kẻ thù, chọn nhìn thấy ở người khác không phải một trở ngại cần vượt qua, mà là một người anh / chị / em để yêu thương. Yêu kẻ thù của chúng ta là làm cho trái đất này trở thành hình ảnh phản chiếu thiên đàng; nó phải kéo xuống thế giới của chúng ta con mắt và trái tim của Chúa Cha, Đấng không phân biệt hay kỳ thị, nhưng “làm cho mặt trời của Người mọc trên kẻ ác và người tốt, và ban mưa cho người công chính lẫn người bất chính” (v. 45).
Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022
CHUẨN BỊ GẶP GỠ CHÚA (ĐTC Phanxicô, 08/11/2020)
“Với dụ ngôn mười trinh nữ đi đón chàng rễ-(Mt 25, 1-13), Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng chúng ta phải chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa. Không chỉ chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ sau cùng, nhưng cả những cuộc gặp gỡ lớn nhỏ của mỗi ngày sống phải theo cái nhìn của cuộc gặp gỡ đó. Vì thế đèn đức tin thôi chưa đủ, còn cần phải có dầu đức ái và những việc lành. Đức tin thực sự kết hợp chúng ta với Chúa Giêsu là đức ái, như Thánh Phaolô Tông đồ nói: ‘đức tin hành động nhờ đức ái’ (Gl 5,6).
Nếu chúng ta để mình bị điều khiển bởi những gì có vẻ hấp dẫn, bởi việc theo đuổi những lợi ích của chúng ta, thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên khô cằn; chúng ta không tích trữ dầu dự trữ cho ngọn đèn của chúng ta, và nó sẽ tắt trước khi gặp Chúa. Chúng ta phải sống ngày hôm nay, nhưng hôm nay hướng tới ngày mai, hướng tới cuộc gặp gỡ, hôm nay tràn đầy hy vọng.
Mặt khác, nếu chúng ta tỉnh thức và thực thi điều tốt xứng với ân sủng của Chúa, chúng ta có thể thanh thản chờ đợi chàng rể đến. Chúa cũng có thể đến trong khi chúng ta ngủ: điều này sẽ không làm chúng ta lo lắng, bởi vì chúng ta có lượng dầu dự trữ được tích lũy từ việc làm tốt mỗi ngày.
Xin Mẹ Maria giúp chúng ta sống một đức tin tích cực, như Mẹ đã sống: Mẹ là ngọn đèn chiếu sáng giúp chúng ta có thể vượt qua đêm tối của cái chết và đạt đến ngày lễ lớn của cuộc đời”. (ĐTC Phanxicô, 08/11/2020)
HOÁN CẢI, SÁM HỐI, ĐỔI MỚI…
Anh em hãy từ bỏ mọi thứ gian ác, mọi điều xảo trá, giả hình và ghen tuông cùng mọi lời nói xấu gièm pha. 2 Như trẻ sơ sinh, anh em hãy khao khát sữa tinh tuyền là Lời Chúa, nhờ đó anh em sẽ lớn lên để hưởng ơn cứu độ, 3 nếu anh em đã nghiệm thấy Chúa tốt lành.
4 Anh em hãy tiến lại gần Đức Ki-tô, viên đá sống động bị người ta loại bỏ, nhưng đã được Thiên Chúa chọn lựa và coi là quý giá. 5 Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giê-su Ki-tô.
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2022
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)