Ads 468x60px

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

TÔI CÓ BIẾT LẮNG NGHE KHÔNG ? (ĐTC Phanxicô, 10/10/2021)


“…Một người đàn ông đến gần Chúa Giêsu và quỳ xuống trước Ngài, hỏi Ngài một câu hỏi quan trọng: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” (Mc 10, 17)…
Cuộc gặp gỡ thực sự chỉ nảy sinh từ việc lắng nghe. Chúa Giêsu đã lắng nghe câu hỏi của người đàn ông đó và những mối quan tâm về tôn giáo và hiện sinh ẩn sau câu hỏi đó. Ngài đã không

đưa ra một câu trả lời chung chung hoặc đưa ra một giải pháp đóng gói sẵn; Ngài không giả vờ đáp lại một cách lịch sự, chỉ đơn giản như một phương cách nhằm đuổi anh ta đi và tiếp tục con đường của mình. Chúa Giêsu lắng nghe, bất kể mất bao nhiêu thời gian cần thiết; Ngài không vội vàng. Quan trọng nhất, là Chúa Giêsu không ngại lắng nghe người thanh niên ấy bằng trái tim chứ không chỉ bằng đôi tai.
Thật vậy, Chúa Giêsu không chỉ đơn giản trả lời câu hỏi của người thanh niên giàu có; Chúa để anh ta kể câu chuyện đời mình, nói một cách tự do về bản thân mình. Chúa Kitô nhắc nhở anh ta về các điều răn, và người đàn ông bắt đầu kể về tuổi trẻ của mình, chia sẻ hành trình tôn giáo và nỗ lực tìm kiếm Thiên Chúa của anh ta. Điều này xảy ra bất cứ khi nào chúng ta lắng nghe bằng trái tim: mọi người cảm thấy rằng họ đang được lắng nghe, không bị phán xét; họ cảm thấy tự do kể lại những kinh nghiệm của chính họ và cuộc hành trình tâm linh của họ.
Chúng ta hãy tự hỏi mình một cách thẳng thắn trong suốt tiến trình Thượng Hội Đồng này: Chúng ta có giỏi lắng nghe không? “Thính giác” của trái tim chúng ta tốt đến mức nào? Chúng ta có cho phép mọi người bộc lộ bản thân, bước đi trong đức tin dù họ gặp khó khăn trong cuộc sống, và trở thành một phần của đời sống cộng đồng mà không bị cản trở, từ chối hoặc phán xét không? Tham gia vào một Thượng Hội Đồng có nghĩa là đặt chúng ta vào cùng một con đường như Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể. Nó có nghĩa là đi theo bước chân của Chúa, lắng nghe lời Ngài cùng với lời nói của người khác. Nó có nghĩa là ngạc nhiên khám phá rằng Chúa Thánh Thần luôn làm chúng ta kinh ngạc, khi gợi ý những con đường mới và những cách nói mới.
Học cách lắng nghe lẫn nhau là một bài tập chậm và có lẽ mệt mỏi’. Hãy lắng nghe các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, tất cả những người đã được rửa tội - và tránh những phản ứng giả tạo, nông cạn và được đóng gói sẵn. Thánh Linh yêu cầu chúng ta lắng nghe những thắc mắc, mối quan tâm và hy vọng của mọi thành phần Giáo hội, mọi người và mọi quốc gia. Và lắng nghe thế giới, trước những thách thức và thay đổi mà nó đặt ra trước mắt chúng ta. Chúng ta đừng làm cách âm trái tim chúng ta; nhưng phải làm sao để chúng ta không bị bao vây trong những điều chắc chắn của chúng ta. Quá thường là những điều chắc chắn của chúng ta có thể khiến chúng ta đóng cửa. Chúng ta hãy lắng nghe lẫn nhau…” (ĐTC Phanxicô, 10/10/2021)




Đọc tiếp »

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2022

DÙNG QUYỀN THẾ ỨC HIẾP DÂN LÀNH NAY ĐÀNH BỎ MẠNG (Trích sách Ét-te, chương 5-7:)


Quan đại thần Haman xưa, và xã hội ngày nay…
Trích sách Ét-te, chương 5-7:
1 Ngày thứ ba, cầu nguyện xong, hoàng hậu Ét-te bỏ áo cầu nguyện, mặc phẩm phục huy hoàng. 1a Đẹp lộng lẫy, bà cầu khẩn Thiên Chúa là Đấng thấu suốt và cứu độ mọi người. Rồi bà đem theo hai cung nữ : bà tựa vào một cô, trông thật thướt tha duyên dáng ; còn cô kia theo sau, nâng đuôi áo cho bà. 1b Bà hết sức xinh đẹp, đôi má tươi hồng, vẻ mặt hớn hở, dễ thương, nhưng lòng đau như thắt vì khiếp sợ. 1c Qua các cửa, bà đến trước mặt vua. Vua ngự trên ngai báu, mang trọn bộ long bào dùng trong những buổi triều yết, mình đầy vàng ngọc châu báu, dáng vẻ rất đáng sợ. 1d Vua ngẩng mặt lên nhìn, đôi mắt rực sáng, giận dữ đến cực độ. Hoàng hậu khuỵu xuống, tái mặt đi vì yếu sức ; bà dựa đầu vào cô cung nữ đi trước.
Thiên Chúa làm cho vua đổi lòng, khiến vua ra dịu hiền. Từ trên ngai vàng, vua lo âu lao mình xuống, đưa cánh tay đỡ lấy bà cho đến khi bà tỉnh lại. Rồi vua lấy lời trấn an khích lệ bà : 1e “Sao thế, Ét-te ? Ta là anh của em mà ! Yên tâm đi ! Em không phải chết đâu ! Lệnh của ta chỉ áp dụng cho thường dân thôi. Lại đây em !” 2 Vua đưa phủ việt vàng lên đặt vào cổ bà, rồi ôm hôn bà và nói : “Hãy nói cho ta hay !” 2a Bà nói với vua : “Tâu chúa thượng, thiếp nhìn thấy ngài giống như thiên sứ của Thiên Chúa. Tâm hồn thiếp bị rúng động vì khiếp sợ vẻ oai nghi của ngài. Quả thế, tâu chúa thượng, ngài thật kỳ diệu và long nhan ngài thật hấp dẫn !” 2b Đang nói thế, bà lại khuỵu xuống. Vua bị rúng động, còn các cận thần thì tìm cách làm cho bà tỉnh lại. 3 Vua nói với bà : “Hoàng hậu Ét-te, chuyện gì thế ? Khanh muốn xin gì ? Dù nửa nước, ta cũng sẽ ban !” 4 Bà Ét-te đáp : “Nếu đẹp lòng đức vua, thì hôm nay, xin đức vua cùng quan Ha-man đến dự yến tiệc thiếp đã dọn hầu đức vua.” 5 Vua liền nói : “Hãy mau mau triệu Ha-man đến để làm như Ét-te vừa nói.” Vua đã cùng quan Ha-man đến dự yến tiệc bà Ét-te dọn.
7,1 Vua và Ha-man đến dự yến tiệc với hoàng hậu Ét-te. 2 Ngày thứ hai này, giữa tiệc rượu, vua cũng lại nói với bà Ét-te : “Hoàng hậu Ét-te, khanh thỉnh cầu gì, ta sẽ ban. Khanh xin gì, dù nửa nước, ta cũng sẽ ban cho.” 3 Hoàng hậu Ét-te đáp : “Nếu thiếp được đức vua thương chiếu cố và nếu đẹp lòng đức vua, thì xin nhậm lời thiếp khẩn cầu mà cho thiếp được sống, xin nghe lời thiếp nài van mà cho dân của thiếp được sống, 4 vì thiếp và dân của thiếp đã bị bán đứng cho người ta triệt hạ, giết chết, tru diệt. Giả như bề tôi đây có bị bán làm tôi trai tớ gái người ta, thiếp sẽ chẳng nói gì ; nhưng đối phương sau này không thể bù đắp được thiệt hại mà đức vua sẽ phải chịu.” 5 Vua A-suê-rô ngỏ lời với hoàng hậu Ét-te : “Tên đó là ai ? Kẻ cả gan hành động như thế hiện đang ở đâu ?” 6 Bà Ét-te thưa : “Đối phương ấy, địch thù ấy, chính là tên Ha-man khốn nạn này đây !” Trước mặt vua và hoàng hậu, Ha-man kinh hoàng sợ hãi. 7 Vua bừng bừng nổi giận, đứng lên, bỏ tiệc rượu, đi ra ngự uyển. Còn Ha-man thì ở lại nài xin hoàng hậu Ét-te cứu sống mình, vì y quá hiểu : thảm hoạ sẽ xảy đến cho y, vua đã quyết định rồi.
8 Khi vua từ ngự uyển trở lại phòng tiệc rượu thì Ha-man đã nằm vật xuống giường, bên cạnh bà Ét-te. Vua nói : “Lại còn tính xâm phạm đến cả hoàng hậu tại hoàng cung, ngay khi ta có mặt hay sao ?” Vua vừa nói xong, người ta liền lấy khăn che mặt Ha-man lại. 9 Một trong các thái giám là ông Khác-vô-na nói trước mặt vua : “Kìa, sẵn có cái giá Ha-man dựng lên để treo cổ ông Moóc-đo-khai. Chính nhờ lời báo cáo của ông này mà đức vua đã thoát nạn. Cái giá đó cao năm mươi xích, dựng ngay tại nhà Ha-man.” Vua liền nói : “Treo cổ y lên đó !” 10 Ha-man bị treo cổ lên cái giá dành sẵn cho ông Moóc-đo-khai. Thế là nhà vua hả giận.
Đọc tiếp »

KHIÊM HẠ-TỪ BI-NHÂN ÁI (ĐTC Phanxicô, 17/10/2021)



“Đây là động từ thứ hai: hạ mình. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta tự hạ mình xuống. Và chúng ta nên dìm mình xuống như thế nào? Thưa: Hãy từ bi trong cuộc sống của những người chúng ta gặp. Chúng ta đang cân nhắc về nạn đói: nhưng chúng ta có từ bi nghĩ về cái đói của rất nhiều người không? Khi chúng ta có một bữa ăn trước mắt, đó là ân huệ Chúa ban cho chúng ta được ăn, nhưng có những người cả tháng không có đủ ăn. Hãy suy nghĩ về điều đó.
Và hạ mình một cách từ bi, hạ mình để có lòng từ bi, họ không phải là một con số thống kê trong một bách khoa toàn thư… Không! Họ là những con người. Tôi có lòng trắc ẩn với mọi người không? Lòng trắc ẩn đối với cuộc sống của những người chúng ta gặp gỡ, giống như Chúa Giêsu đã làm với tôi, với anh chị em, với tất cả chúng ta, Người đã đến gần với lòng trắc ẩn.
Chúng ta hãy nhìn vào Chúa bị đóng đinh, Đấng hoàn toàn hạ mình trong lịch sử đầy thương tích của chúng ta, và chúng ta sẽ khám phá ra cách làm việc của Chúa. Chúng ta thấy rằng Ngài không ở trên trời cao để nhìn xuống chúng ta từ trên cao ấy, nhưng Ngài đã hạ mình xuống để rửa chân cho chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu khiêm nhường, tình yêu ấy không tự tôn cao mình, nhưng hạ xuống như mưa rơi xuống đất và mang lại sự sống. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể áp dụng cùng một hướng đi như Chúa Giêsu, đi từ chỗ nâng cao bản thân đến chỗ hạ mình, từ tâm lý háo danh, thích uy tín thế gian, đến tâm lý phục vụ, sự phục vụ Kitô Hữu? Thưa: Sự tận tụy là cần thiết, nhưng điều đó là chưa đủ. Hạ mình là điều khó khăn, nhưng không phải là không thể, vì chúng ta có một sức mạnh bên trong giúp chúng ta.
Đó là sức mạnh của Bí tích Rửa tội, của sự đắm mình trong Chúa Giêsu mà tất cả chúng ta đã nhận được nhờ ân sủng hướng dẫn chúng ta, thúc đẩy chúng ta theo Người thay vì tìm kiếm lợi ích của mình, nhưng đặt mình phục vụ người khác. Đó là một ân sủng, một ngọn lửa mà Thánh Linh đã nhen nhóm trong chúng ta cần được nuôi dưỡng. Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần làm mới lại ân sủng của Bí tích Rửa tội trong chúng ta, đó là việc hòa mình vào Chúa Giêsu, theo lối sống của Người, trở nên giống tôi tớ hơn, trở thành những người phục vụ như Người đã là với chúng ta.
Và chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Mẹ: mặc dù Mẹ là người vĩ đại nhất - đã không tìm cách vươn lên, nhưng là tôi tớ khiêm nhường của Chúa, và hoàn toàn đắm mình trong sự phục vụ chúng ta để giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu.” (ĐTC Phanxicô, 17/10/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

NĂM SỰ MỪNG (Tông thư Kinh Môi Côi)

“23. Việc chiêm ngưỡng dung nhan của Đức Kitô không thể dừng lại ở hình ảnh của Đấng chịu đóng đinh. Người là Đấng đã sống lại ![29] Kinh mân côi đã luôn diễn tả sự hiểu biết phát sinh từ đức tin này và mời gọi người tín hữu vượt lên trên bóng tối của cuộc khổ nạn để chiêm ngắm vinh quang của Đức Kitô trong mầu nhiệm sống lại và lên trời. Khi chiêm ngưỡng Đấng phục sinh, người Kitô hữu tái khám phá lý do của niềm tin (x. 1 Cr 15,14) và sống lại niềm vui không chỉ của những người được Đức Kitô hiện ra – Các Tông đồ, Bà Maria Mađalêna và các môn đệ trên đường về làng Emmaus – nhưng cả niềm vui của Đức Maria nữa, đấng đã có một kinh nghiệm không kém mãnh liệt về đời sống mới của người Con vinh quang của ngài. Trong mầu nhiệm lên trời, Đức Kitô đã được nâng lên ngự bên hữu Chúa Cha trong vinh quang, trong khi chính Đức Maria sẽ được nâng lên trong cùng một vinh quang ấy qua biến cố mông triệu, để hưởng trước, do bởi một đặc ân duy nhất, định mệnh được dành cho mọi người công chính khi sống lại từ cõi chết. Đội mão triều thiên trong vinh quang – như Mẹ xuất hiện trong mầu nhiệm vinh quang cuối cùng – Đức Maria toả sáng như Nữ hoàng của các Thiên thần và các Thánh, sự hưởng trước và sự thực hiện hoàn hảo nhất của trạng thái cánh chung của Giáo hội.
Ở trung tâm của chuỗi biến cố vinh quang của người Con và người Mẹ, Kinh mân côi đặt trước chúng ta mầu nhiệm vinh quang thứ ba, lễ Hiện xuống, nó tỏ lộ dung nhan của Giáo hội như một gia đình tụ họp cùng với Đức Maria, tràn đầy sức sống nhờ sự tuôn đổ sức mạnh của Thần Khí và sẵn sàng chu toàn sứ vụ truyền giáo. Việc chiêm ngưỡng hoạt cảnh này, cũng như các sự mừng khác, phải dẫn đưa các tín hữu đến việc quý trọng hơn nữa đời sống mới trong Đức Kitô, được sống trong lòng Giáo hội, một đời sống mà hoạt cảnh Hiện xuống là hình tượng tuyệt vời nhất. Vì thế, các sự mừng dẫn đưa các tín hữu đến niềm hi vọng mạnh mẽ hơn về mục tiêu cánh chung, họ hành trình tiến về đó như thành viên của Dân Thiên Chúa đang lữ hành trong lịch sử. Điều đó không thể không thúc đẩy họ can đảm làm chứng về Tin mừng đã đem lại ý nghĩa cho toàn thể cuộc đời họ.
The Glorious Mysteries
23. “The contemplation of Christ's face cannot stop at the image of the Crucified One. He is the Risen One!”(29) The Rosary has always expressed this knowledge born of faith and invited the believer to pass beyond the darkness of the Passion in order to gaze upon Christ's glory in the Resurrection and Ascension. Contemplating the Risen One, Christians rediscover the reasons for their own faith (cf. 1Cor 15:14) and relive the joy not only of those to whom Christ appeared – the Apostles, Mary Magdalene and the disciples on the road to Emmaus – but also the joy of Mary, who must have had an equally intense experience of the new life of her glorified Son. In the Ascension, Christ was raised in glory to the right hand of the Father, while Mary herself would be raised to that same glory in the Assumption, enjoying beforehand, by a unique privilege, the destiny reserved for all the just at the resurrection of the dead. Crowned in glory – as she appears in the last glorious mystery – Mary shines forth as Queen of the Angels and Saints, the anticipation and the supreme realization of the eschatological state of the Church.
At the centre of this unfolding sequence of the glory of the Son and the Mother, the Rosary sets before us the third glorious mystery, Pentecost, which reveals the face of the Church as a family gathered together with Mary, enlivened by the powerful outpouring of the Spirit and ready for the mission of evangelization. The contemplation of this scene, like that of the other glorious mysteries, ought to lead the faithful to an ever greater appreciation of their new life in Christ, lived in the heart of the Church, a life of which the scene of Pentecost itself is the great “icon”. The glorious mysteries thus lead the faithful to greater hope for the eschatological goal towards which they journey as members of the pilgrim People of God in history. This can only impel them to bear courageous witness to that “good news” which gives meaning to their entire existence.”




Đọc tiếp »

“MÂN CÔI”, đúng hơn là MÔI CÔI Tháng Mân Côi mời gọi siêng năng lần hạt Mân Côi. Từ “Mân Côi “ được dùng rất nhiều nên rất quen. Đọc bài phân tích của cha Stephanô Huỳnh Trụ, một linh mục gốc Hoa từng là cha sở tòng nhân cho người Hoa ở Sàigòn để ta biết rõ hơn, chuẩn hơn là Môi Côi…




Đọc tiếp »

VINH QUANG hay PHỤC VỤ ? (ĐTC Phanxicô, 17/10/2021)


“Bài Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay (Mc 10, 35-45) thuật lại rằng hai môn đệ là Giacôbê và Gioan xin Chúa cho một ngày nào đó được ngồi bên cạnh Người trong vinh quang, như thể họ là “tể tướng”, hay đại loại như thế…
Chúng ta đứng trước hai loại logic khác nhau: các môn đệ muốn vươn lên và Chúa Giêsu muốn dìm chính Ngài xuống. Chúng ta hãy dành một chút thời gian cho hai động từ này.
Đầu tiên là vươn lên. Nó thể hiện tâm lý trần tục mà chúng ta luôn bị cám dỗ: đó là muốn có được mọi thứ, kể cả các mối quan hệ, để nuôi tham vọng, để leo lên những nấc thang thành công, vươn tới những vị trí quan trọng. Việc tìm kiếm uy tín cá nhân có thể trở thành một căn bệnh tinh thần, tự giả mạo bản thân ngay cả sau những mục đích tốt đẹp: ví dụ, như trong trường hợp đằng sau những điều tốt lành chúng ta làm và rao giảng, chúng ta thực sự chỉ tìm kiếm bản thân và sự khẳng định cho chính chúng ta, chúng ta muốn vượt lên và vươn lên. Chúng ta thấy điều đó ngay cả trong Giáo Hội. Đã bao lần, những Kitô Hữu chúng ta - những người đáng lẽ phải là đầy tớ - lại cố gắng leo lên, lại cố vượt lên phía trước. Do đó, chúng ta luôn cần đánh giá ý định thực sự của trái tim mình, phải tự hỏi: “Tại sao tôi lại thực hiện công việc này, trách nhiệm này? Để cung cấp sự phục vụ hay đúng hơn là để được công nhận, khen ngợi và nhận được những lời khen?”
Chúa Giêsu đối lập luận lý thế gian này với lôgic của Ngài: thay vì tự đề cao mình hơn người khác, hãy rời khỏi bệ đỡ của anh chị em để phục vụ họ; thay vì vượt lên trên người khác, hãy hòa mình vào cuộc sống của người khác. Tôi đang xem chương trình A Sua Immagine, một dịch vụ do Caritas thực hiện để không ai có thể thiếu ăn: quan tâm đến cái đói của người khác, quan tâm đến nhu cầu của người khác. Có rất nhiều người thiếu thốn, và sau đại dịch này, còn rất nhiều người khác nữa. Hãy tìm cách đắm mình trong sự phục vụ hơn là leo lên vì vinh quang của chính mình.” (ĐTC Phanxicô, 17/10/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

Ngày 18 tháng 10: THÁNH LU-CA, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG (lễ kính)


Tiểu
sử
Thánh Lu-ca, “người thầy thuốc yêu quý” là bạn đồng hành của thánh Phao-lô và cũng là tác giả sách Tin Mừng, trong sách này người đã trình bày lòng nhân hậu của Chúa Ki-tô rõ ràng hơn ai hết. Người cũng viết sách Công vụ, tường thuật lại sự tiến triển của Hội Thánh sau ngày Hiện Xuống. Qua ngòi bút của con người thông thạo văn chương chữ nghĩa như người, Tin Mừng trở thành một bài thánh ca tạ ơn trong bầu khí vui tươi và lạc quan phấn khởi.
Lời Chúa 1 Cr 15,1-2a.3-4
Thưa anh em, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin Mừng tôi đã loan báo và anh em đã lãnh nhận cùng đang nắm vững. Nhờ Tin Mừng đó, anh em được cứu thoát. Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là : Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh.
Lời cầu
Chúa Cha đã cho chúng ta được thừa hưởng gia tài cao quý do các Tông Đồ để lại, vì thế, ta hãy cảm tạ Người và tung hô :
Chúc tụng Chúa vinh hiển muôn đời.
Chúc tụng Chúa đã xây dựng Hội Thánh trên nền tảng các Tông Đồ, - đó là nhiệm thể chúng con đang xây dựng.
Chúc tụng Chúa vinh hiển muôn đời.
Chúc tụng Chúa đã ban Lời hằng sống do các Tông Đồ rao giảng, - đó là ánh sáng và niềm vui của chúng con.
Chúc tụng Chúa vinh hiển muôn đời.
Chúc tụng Chúa đã ban bí tích Thánh Tẩy và Hoà Giải do các Tông Đồ loan báo, - đó là kho tàng ơn tha thứ của chúng con.
Chúc tụng Chúa vinh hiển muôn đời.
Chúc tụng Chúa đã ban bí tích Thánh Thể do các Tông Đồ truyền lại, - đó là sức mạnh và nguồn sống của chúng con.
Chúc tụng Chúa vinh hiển muôn đời.
Lời nguyện
Lạy Chúa, Chúa đã chọn thánh Lu-ca, sai đi rao giảng và viết Sách Tin Mừng, để làm cho mọi người nhận biết Chúa đặc biệt yêu thương những kẻ khó nghèo. Xin cho những người mang danh Ki-tô hữu được đồng tâm nhất trí với nhau, hầu muôn dân được thấy ơn cứu độ. Chúng con cầu xin
Đọc tiếp »

HOÀ BÌNH (ĐTC Phanxicô, 11/10/2022)


“…Hòa bình phát sinh từ tình huynh đệ; nó phát triển thông qua cuộc đấu tranh chống lại bất công và bất bình đẳng; nó được xây dựng bằng cách đưa tay ra cho người khác. Chúng ta, những người tin tưởng vào Đấng Dựng nên tất cả, phải đi đầu trong việc cổ vũ sự phát triển của việc chung sống hòa bình. Chúng ta phải làm chứng cho hòa bình, rao giảng hòa bình, cầu xin cho có

hòa bình. Do đó, Tuyên ngôn khuyến khích các nhà lãnh đạo thế giới chấm dứt xung đột và đổ máu ở
khắp mọi nơi, và từ bỏ những luận điệu hung hăng và phá hoại (xem số 7). Chúng tôi khẩn khoản xin anh chị em, nhân danh Thiên Chúa và vì lợi ích của nhân loại: hãy làm việc cho hòa bình, không phải cho vũ khí! Chỉ bằng cách phục vụ cho sự nghiệp hòa bình, anh chị em mới ghi được tên mình vào biên niên sử của lịch sử.
Thiếu hòa bình, là vì thiếu sự quan tâm, yêu thương dịu dàng, khả năng tạo ra sự sống. Việc mưu cầu hòa bình của chúng ta, vì thế, ngày càng phải mời gọi sự tham gia, và đây là hạn từ thứ hai, của phụ nữ. Bởi vì phụ nữ cung ứng sự chăm sóc và sự sống cho thế giới: họ là chính con đường hướng tới hòa bình. Vì lý do này, chúng ta tán thành sự cần thiết phải bảo vệ phẩm giá của họ và cải thiện địa vị xã hội của họ với tư cách là những thành viên bình đẳng trong gia đình và xã hội (xem số 23). Phụ nữ cũng phải được giao phó những vị trí và trách nhiệm lớn hơn. Biết bao quyết định tai hại đã có thể tránh được nếu người phụ nữ trực tiếp tham gia vào việc ra quyết định! Chúng ta cam kết bảo đảm rằng phụ nữ ngày càng được tôn trọng, thừa nhận và tham gia!” (ĐTC Phanxicô, 11/10/2022)
Đọc tiếp »

NĂM SỰ THƯƠNG (Tông thư Kinh Mân Côi)

“22. Các sách Tin mừng đặt để một tầm quan trọng lớn cho các mầu nhiệm thương khó của Đức Kitô. Từ khởi đầu, lòng đạo đức Kitô giáo, đặc biệt trong mùa Chay qua việc thực hành Đường Thánh giá, đã dừng lại ở mỗi giai đoạn của cuộc khổ nạn, nhận thức rằng cao điểm của mặc khải về tình yêu Thiên Chúa và nguồn mạch ơn cứu độ được tìm thấy nơi đó. Kinh mân côi chọn lựa một vài giai đoạn của cuộc khổ nạn, để mời gọi các tín hữu chiêm ngưỡng trong tâm hồn và sống lại thời điểm ấy. Giòng suy niệm mở đầu với biến cố vườn Cây dầu, nơi đó Đức Kitô kinh nghiệm sự sầu não khi đối diện với thánh ý Thiên Chúa, khi mà tính yếu đuối của xác thịt bị cám dỗ muốn chống lại. Nơi đó Đức Giêsu gặp phải mọi cơn cám dỗ và đối diện với mọi thứ tội của nhân loại, để thốt lên với Chúa Cha: Xin đừng theo ý con, nhưng xin theo ý Cha (Lc 22,42 và song song). Tiếng Xin vâng của Đức Kitô đối lại với tiếng Không của tổ tiên chúng ta trong vườn Địa đàng. Và cái giá của sự trung thành với thánh ý Chúa Cha tỏ lộ trong các mầu nhiệm tiếp theo; qua việc đánh đòn, đội mão gai, vác thập giá và chết trên thập giá, Chúa đã bị gục ngã trong những đau khổ hèn hạ nhất: Ecce homo !
Sự đau khổ hèn hạ đó mặc khải không những tình yêu Thiên Chúa nhưng còn ý nghĩa của chính con người nữa.
Ecce homo: ý nghĩa, nguồn gốc và sự hoàn thành của con người được tìm thấy trong Đức Kitô, vị Thiên Chúa vì yêu thương đã hạ mình cho đến chết, chết trên thập giá (Pl 2,8). Các sự thương giúp người tín hữu sống lại cái chết của Đức Giêsu, đứng dưới chân Thánh giá bên cạnh Đức Maria, cùng với Mẹ tiến vào chiều sâu thẳm của tình yêu Thiên Chúa đối với loài người và kinh nghiệm năng lực trao ban sự sống của nó.”
The Sorrowful Mysteries
22. The Gospels give great prominence to the sorrowful mysteries of Christ. From the beginning Christian piety, especially during the Lenten devotion of the Way of the Cross, has focused on the individual moments of the Passion, realizing that here is found the culmination of the revelation of God's love and the source of our salvation. The Rosary selects certain moments from the Passion, inviting the faithful to contemplate them in their hearts and to relive them. The sequence of meditations begins with Gethsemane, where Christ experiences a moment of great anguish before the will of the Father, against which the weakness of the flesh would be tempted to rebel. There Jesus encounters all the temptations and confronts all the sins of humanity, in order to say to the Father: “Not my will but yours be done” (Lk 22:42 and parallels). This “Yes” of Christ reverses the “No” of our first parents in the Garden of Eden. And the cost of this faithfulness to the Father's will is made clear in the following mysteries; by his scourging, his crowning with thorns, his carrying the Cross and his death on the Cross, the Lord is cast into the most abject suffering: Ecce homo!
This abject suffering reveals not only the love of God but also the meaning of man himself.
Ecce homo: the meaning, origin and fulfilment of man is to be found in Christ, the God who humbles himself out of love “even unto death, death on a cross” (Phil 2:8). The sorrowful mysteries help the believer to relive the death of Jesus, to stand at the foot of the Cross beside Mary, to enter with her into the depths of God's love for man and to experience all its life-giving power.



Đọc tiếp »

SỨ ĐIỆP TRUYỀN GIÁO 2020 (ĐTC Phanxicô)


“Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8) “Trong năm nay, năm được ghi dấu bởi những đau khổ và thách đố do đại dịch Covid-19 gây ra, con đường truyền giáo này của toàn Giáo hội tiếp tục được tìm thấy dưới ánh sáng trong tường thuật ơn gọi của tiên tri Isaia: “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8). Đây là câu trả lời luôn luôn mới trước câu hỏi của Chúa: “Ta sẽ sai ai đây?” (nt.). Lời kêu gọi này xuất phát từ con tim của Thiên Chúa, từ lòng thương xót của Người, chất vấn cả Giáo hội và nhân loại trong cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay. “Như các môn đệ trong bài Tin Mừng, chúng ta bất ngờ bị bão tố hung bạo vùi dập. Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất hướng, nhưng đồng thời tất cả đều quan trọng và cần thiết, tất cả được kêu gọi cùng chèo với nhau, tất cả đều cần an ủi nhau. Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền ấy. Như những môn đệ trong bài Tin Mừng đồng thanh và lo âu nói với nhau: ‘Chúng ta chết mất’ (Mc 4,38), chúng ta cũng nhận thấy mình không thể tiến bước nếu mỗi người chỉ lo cho mình, nhưng phải cùng nhau.” (Suy niệm tại Quảng trường Thánh Phêrô, 27 tháng 3 năm 2020). Chúng ta thực sự hoảng sợ, mất phương hướng và khiếp đảm. Đau đớn và cái chết làm cho chúng ta cảm nghiệm sự yếu đuối của con người; nhưng đồng thời nhắc nhở chúng ta về một khát vọng mạnh mẽ về sự sống và về việc được giải thoát khỏi sự dữ. Trong bối cảnh này, lời mời gọi loan báo Tin Mừng, lời mời ra khỏi chính mình vì tình yêu Thiên Chúa và người lân cận được trình bày như một cơ hội để chia sẻ, phục vụ và cầu bầu. Sứ vụ mà Thiên Chúa giao phó cho mỗi người đi từ cái tôi sợ hãi và khép kín đến cái tôi được tìm thấy và đổi mới từ chính việc trao ban chính mình cho người khác. ... Hiểu những gì Thiên Chúa đang nói với chúng ta trong thời điểm đại dịch này cũng trở thành một thách đố cho sứ mạng của Giáo hội. Bệnh tật, đau khổ, sợ hãi, cách ly chất vấn chúng ta. Cái nghèo của người phải chết trong cô đơn, của người bị bỏ rơi, của những người bị mất việc làm và không có tiền lương, của những người không có nhà cửa và thực phẩm chất vấn chúng ta. Khi bị buộc phải ở nhà, chúng ta được mời tái khám phá, chúng ta cần tương quan xã hội, và cả tương quan cộng đoàn với Thiên Chúa. Xa cách gia tăng sự ngờ vực và thờ ơ, tình trạng này làm chúng ta phải chú ý hơn đến cách chúng ta sống tương quan với người khác. Và cầu nguyện, trong đó Thiên Chúa chạm đến và lay động trái tim của chúng ta, mở ra cho chúng ta nhu cầu về tình yêu, phẩm giá và tự do của anh chị em chúng ta, cũng như trách nhiệm của chúng ta trong việc chăm sóc cho mọi sáng tạo. ... Cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo cũng có nghĩa là tái khẳng định cách cầu nguyện, suy tư và giúp đỡ vật chất cho công cuộc loan báo Tin Mừng; là cơ hội để tích cực tham gia vào sứ mạng của Chúa Giêsu trong Giáo hội của Người. Bác ái được thể hiện ở việc quyên góp trong các nghi thức phụng vụ vào Chúa nhật thứ Ba của tháng 10 tới đây, nhằm hỗ trợ công cuộc truyền giáo được các Hội Truyền giáo Giáo hoàng thực hiện nhân danh tôi, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các dân tộc và các Giáo hội trên khắp thế giới vì ơn cứu độ của tất cả. Xin Đức Trinh Nữ Maria rất thánh, Ngôi sao loan báo Tin Mừng và Đấng An ủi người sầu khổ, môn đệ truyền giáo của Chúa Giêsu, tiếp tục cầu thay cho chúng ta và nâng đỡ chúng ta.” (ĐTC Phanxicô)
Đọc tiếp »

NGÀY 18-10: THÁNH LUCA, THÁNH SỬ



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

TỬ ĐẠO ANH HÙNG


Trích thư của thánh I-nha-xi-ô An-ti-ô-khi-a, giám mục, tử đạo, gửi tín hữu Rô-ma:
“Tôi viết cho tất cả các Hội Thánh và loan báo cho mọi người biết : tôi sẽ vui lòng chết vì Thiên Chúa, nếu anh em không ngăn cản. Tôi nài xin anh em đừng tốt với tôi không đúng lúc. Hãy cứ để thú dữ ăn thịt tôi, nhờ thế, tôi sẽ được về cùng Thiên Chúa. Tôi là hạt lúa mì của Thiên Chúa và sẽ được nanh thú dữ nghiền tán để thành tấm bánh tinh tuyền của Đức Ki-tô. Xin khẩn cầu cùng Đức Ki-tô cho tôi, để nhờ đám thú dữ này, tôi được nên của lễ tiến dâng Thiên Chúa.
Vui thú trần gian chẳng ích gì, vương quốc đời này cũng chẳng lợi chi cho tôi. Đối với tôi, chết trong Đức Ki-tô Giê-su thì còn hơn trị vì cả trăm cõi. Tôi kiếm tìm Đấng đã chết cho chúng ta ; tôi mong mỏi Đấng sống lại vì chúng ta. Đã sắp đến giờ tôi được sinh ra để được hưởng sự sống đời đời. Xin anh em hãy buông tha tôi : đừng cản không cho tôi sống đời sống ấy, đừng muốn cho tôi phải chết muôn đời. Tôi đang khao khát được thuộc về Thiên Chúa, xin đừng nộp tôi cho thế gian, đừng đem vật chất ra quyến rũ tôi. Hãy để tôi đón nhận ánh sáng tinh tuyền. Về được cõi ánh sáng, tôi mới thật là người. Hãy cho tôi được bắt chước Thiên Chúa tôi mà chịu khổ nạn. Ai có Thiên Chúa trong lòng, người đó mới hiểu tôi đang muốn gì, mới thông cảm với tôi, vì biết được những gì đang thôi thúc tôi.
Thủ lãnh thế gian này muốn cướp lấy tôi, muốn làm cho ý chí tôi ra hư hoại không còn khát khao Thiên Chúa nữa. Vậy đừng ai trong anh em đang có mặt đây giúp nó làm gì. Đúng hơn, hãy đứng về phía tôi và đó cũng là đứng về phía Thiên Chúa. Còn ham sự đời thì đừng nói đến Đức Giê-su Ki-tô. Đừng ôm ấp trong lòng ý định ghét bỏ tôi. Nếu tôi đến tận nơi mà xin anh em điều gì, đừng có tin. Tốt hơn, hãy tin những gì tôi đang viết cho anh em. Tôi viết cho anh em lúc vẫn còn sống, nhưng cũng đang mong chết. Lòng yêu mến sự đời đã bị đóng đinh vào thập giá và trong tôi, lửa ham mê vật chất đã tắt hẳn rồi. Trong tôi, một dòng nước chảy rì rào cứ bảo lòng tôi : “Về nhà Cha đi !” Tôi không ham đồ ăn thức uống sẽ hư thối, cũng chẳng thích lạc thú đời này. Tôi muốn được ăn bánh Thiên Chúa, đó chính là thịt Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã sinh ra trong dòng tộc vua Đa-vít. Và tôi muốn được uống máu Đức Giê-su Ki-tô, Đấng là chính tình yêu chẳng hư hao bao giờ.
Tôi không muốn sống như người phàm nữa. Nhưng có được như vậy hay không thì còn tuỳ anh em. Tôi xin anh em hãy bằng lòng đi, để chính anh em cũng sẽ được Thiên Chúa yêu thương chăm sóc. Tôi có ít lời nài xin anh em : hãy tin tôi. Đức Giê-su Ki-tô sẽ cho anh em thấy rõ là tôi nói thật. Chính Người là môi miệng chân thật cho Chúa Cha phán dạy sự thật. Hãy khẩn cầu cho tôi để tôi được về cùng Thiên Chúa. Tôi đã không dựa theo xác thịt mà viết thư này cho anh em, nhưng dựa vào thượng trí của Thiên Chúa. Tôi phải chịu khổ nạn, là anh em đã muốn điều tốt cho tôi. Tôi được tha về, là anh em đã ghét bỏ tôi.”
Đọc tiếp »

Ngày 17 tháng 10: Thánh I-nha-xi-ô An-ti-ô-khi-a, giám mục, tử đạo


Giám mục I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-khi-a đã bị án quăng làm mồi cho thú dữ, tại Rô-ma, quãng năm 110. Tại các chặng dừng chân trên con đường tiến đến nơi hành hình, người đã gửi bảy thư cho nhiều giáo đoàn. Trong các thư đó, người nói về Chúa Ki-tô, về Hội Thánh và về đời sống Ki-tô hữu một cách khôn ngoan và thông thái. Trong các thư đó còn có một trong những bài tình ca thốt lên từ một trái tim thấm nhuần tinh
thần Ki-tô giáo : “Hãy để tôi lãnh nhận ánh sáng tinh tuyền. Nơi tôi chỉ còn một dòng nước sống động đang thầm thì : Hãy đến với Chúa Cha.”
Đọc tiếp »

…CON NGƯỜI LÀ CON ĐƯỜNG CỦA GIÁO HỘI (ĐTC Phanxicô, diễn từ ơ Kazakhstan 15/10/2022)


“…Thưa anh chị em, khi nghĩ đến con đường chung này, tôi đã tự hỏi mình: Điểm hội tụ của chúng ta là gì? Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người đã đến thăm Kazakhstan 21 năm trước ngay trong tháng này, đã tuyên bố rằng “đối với Giáo hội, mọi con đường đều dẫn đến con người” và con người là “con đường đối với Giáo hội” (Redemptor Hominis, 14). Tôi muốn nói rằng con

người ngày nay cũng là con đường cho tất cả các tôn giáo.
Vâng, con người, đàn ông và đàn bà, những con người cụ thể, bị suy yếu bởi đại dịch, bị hao mòn bởi chiến tranh, bị thương bởi sự thờ ơ! Con người, những tạo vật yếu đuối và kỳ diệu, những tạo vật “một khi Thiên Chúa bị lãng quên, sẽ bị bỏ lại trong bóng tối” (Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 36) và ngoài những người khác thì không thể sống sót! Thiện ích của con người cần được xem xét trước các mục tiêu chiến lược và kinh tế, lợi ích quốc gia, năng lượng và quân sự, và trước các quyết định chủ yếu. Để đưa ra những quyết định thực sự lớn lao, chúng ta nên nhìn vào trẻ em, những người trẻ tuổi và tương lai của họ, những người già và túi khôn của họ, những người bình thường và những nhu cầu thực sự của họ. Chúng ta đã lên tiếng và nhấn mạnh rằng con người không thể bị giản lược vào những gì họ sản xuất và kiếm được; con người phải được chấp nhận và không bao giờ bị loại bỏ; Gia đình, một từ trong tiếng Kazakh có nghĩa là “tổ ấm của tâm hồn và tình yêu”, là thực tại tự nhiên và không thể thay thế, cần được bảo vệ và phát huy, để những người đàn ông và đàn bà ngày mai có thể lớn lên và trưởng thành…
Cuối cùng, hạn từ thứ ba: người trẻ. Giới trẻ là sứ giả của hòa bình và thống nhất, trong hiện tại và trong tương lai. Chính họ hơn ai hết kêu gọi hòa bình và tôn trọng ngôi nhà chung của sáng thế. Thái độ thống trị và bóc lột thâm căn cố đế, tích trữ tài nguyên, chủ nghĩa dân tộc, chiến tranh và đục khoét các phạm vi ảnh hưởng vốn lên khuôn thế giới cũ; thế giới này đang bị giới trẻ bác bỏ: vì đó là một thế giới không có chỗ cho hy vọng và ước mơ của họ. Cũng vậy, các hình thức tôn giáo hà khắc và đàn áp không thuộc về tương lai mà thuộc về quá khứ. Lưu ý đến các thế hệ tương lai, chúng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, điều này giúp củng cố sự chấp nhận lẫn nhau và sự chung sống tôn trọng giữa các tôn giáo và nền văn hóa khác nhau (xem số 21). Chúng ta hãy đặt vào tay người trẻ cơ hội giáo dục, chứ không phải vũ khí hủy diệt! Và chúng ta hãy lắng nghe họ, mà không sợ bị thách thức bởi những câu hỏi của họ. Trên hết, chúng ta hãy lưu tâm đến việc xây dựng thế giới với họ!” (ĐTC Phanxicô, diễn từ ơ Kazakhstan 15/10/2022)
Đọc tiếp »

NĂM SỰ SÁNG (Tông thư Kinh Mân Côi)

“21. Đi từ cuộc đời thơ ấu và ẩn dật tại làng Na-da-rét đến cuộc đời công khai của Đức Giêsu, việc chiêm ngưỡng dẫn chúng ta đến những mầu nhiệm có thể được gọi một cách đặc biệt là các mầu nhiệm ánh sáng. Dĩ nhiên, toàn thể các mầu nhiệm Đức Kitô là một mầu nhiệm ánh sáng. Người là ánh sáng thế gian (Ga 8,12). Tuy nhiên, chân lý này tỏ hiện một cách đặc biệt qua những năm tháng của cuộc đời công khai, khi Người công bố Tin mừng Nước Thiên Chúa. Để đề nghị cho cộng đoàn Kitô hữu năm thời điểm quan trọng – các mầu nhiệm chói sáng – trong giai đoạn này của cuộc đời Đức Kitô, tôi nghĩ nên chọn ra những mầu nhiệm sau đây: (1) Chịu phép rửa tại sông Gióc-đan (2) Tỏ mình ra tại tiệc cưới Ca-na (3) Công bố Nước Thiên Chúa và kêu mời sám hối (4) Hiển Dung, và cuối cùng (5) Thiết lập Bí tích Thánh thể như là một biểu hiện có tính bí tích của Mầu nhiệm Vượt qua.
Mỗi mầu nhiệm trên là một mạc khải về Nước Thiên Chúa đang hiện diện trong chính bản thân Đức Giêsu. Phép rửa tại sông Gióc-đan tiên vàn là một mầu nhiệm ánh sáng. Tại đây, khi Người bước xuống sông Gióc-đan, Đấng vô tội đã trở thành tội vì chúng ta (x. 2Cr 5,21), thì cửa trời rộng mở và có tiếng Chúa Cha tuyên nhận Người là Con yêu dấu (x. Mt 3,17 và song song), trong khi đó, Thánh Thần ngự xuống trên Người và trao cho Người sứ mạng mà Người phải thi hành. Một mầu nhiệm ánh sáng khác là dấu chỉ đầu tiên tại Ca-na (x. Ga 2,1- 12), khi Người biến nước thành rượu và mở rộng tâm hồn các môn đệ để đón nhận đức tin, nhờ sự can thiệp của Đức Maria, người tín hữu đầu tiên. Một mầu nhiệm ánh sáng khác là lời giảng dạy, qua đó Đức Giêsu loan báo Nước Thiên Chúa đang đến, kêu mời sám hối (x. Mc 1,15) và tha thứ tội lỗi cho tất cả những ai đến với Người trong tâm tình tin tưởng khiêm hạ (x. Mc 2,3-13; Lc 7,47-48): đó là khởi đầu của tác vụ bày tỏ lòng thương xót mà Người tiếp tục thi hành cho đến ngày tận thế, nhất là qua Bí tích Hoà giải mà Người uỷ thác cho Giáo hội (x. Ga 20,22-23). Mầu nhiệm ánh sáng trổi vượt hơn cả là biến cố Hiển dung, mà truyền thống tin là đã xảy ra trên núi Ta-bo. Vinh quang Thiên Chúa chói ngời trên dung nhan Đức Kitô trong khi Chúa Cha truyền lệnh cho các tông đồ đang kinh hãi phải nghe lời Người (x. Lc 9,35 và song song) và chuẩn bị cho họ cùng với Người kinh nghiệm nỗi thống khổ trong cuộc Khổ nạn, để đến với Người trong niềm vui phục sinh và trong cuộc sống được biến hình nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Mầu nhiệm ánh sáng cuối cùng là việc thiết lập bí tích Thánh thể, qua đó Đức Kitô trao ban mình và máu Người dưới hình bánh và rượu, và khẳng định Người yêu thương nhân loại cho đến cùng (Ga 13,1), Người sẽ hi sinh hiến mình để cứu chuộc nhân loại.
Trong các mầu nhiệm này, ngoại trừ phép lạ Ca-na, sự hiện diện của Đức Maria là ở hậu cảnh. Các sách Tin mừng chỉ nhắc đến sự hiện hiện tình cờ của Đức Maria lúc này lúc nọ trong cuộc đời rao giảng của Đức Giêsu (x. Mc 3,31-35; Ga 2,12), và không đưa ra chỉ dẫn nào cho thấy Mẹ hiện diện trong Bữa Tiệc Ly hay trong thời điểm thiết lập bí tích Thánh Thể. Tuy nhiên, vai trò Mẹ đảm nhận trong tiệc cưới Ca-na cách nào đó đã đồng hành với Đức Kitô suốt sứ vụ của Người. Mặc khải do Chúa Cha ban trực tiếp trong biến cố Phép rửa tại sông Gióc-đan và được Gio-an Tẩy giả làm vang vọng, được đặt trên môi miệng của Đức Maria tại tiệc cưới Ca-na, và nó trở thành lời khuyên từ mẫu quan trọng nhất mà Đức Maria gởi đến Giáo hội ở mọi thời đại: Hãy làm điều Người dạy bảo (Ga 2,5). Lời khuyên này là một lời giới thiệu rất thích hợp về những lời và dấu chỉ trong sứ vụ công khai của Đức Kitô và hình thành nền tảng thánh mẫu học của mỗi một mầu nhiệm ánh sáng.”
The Mysteries of Light
21. Moving on from the infancy and the hidden life in Nazareth to the public life of Jesus, our contemplation brings us to those mysteries which may be called in a special way “mysteries of light”. Certainly the whole mystery of Christ is a mystery of light. He is the “light of the world” (Jn 8:12). Yet this truth emerges in a special way during the years of his public life, when he proclaims the Gospel of the Kingdom. In proposing to the Christian community five significant moments – “luminous” mysteries – during this phase of Christ's life, I think that the following can be fittingly singled out: (1) his Baptism in the Jordan, (2) his self-manifestation at the wedding of Cana, (3) his proclamation of the Kingdom of God, with his call to conversion, (4) his Transfiguration, and finally, (5) his institution of the Eucharist, as the sacramental expression of the Paschal Mystery.
Each of these mysteries is a revelation of the Kingdom now present in the very person of Jesus. The Baptism in the Jordan is first of all a mystery of light. Here, as Christ descends into the waters, the innocent one who became “sin” for our sake (cf. 2Cor 5:21), the heavens open wide and the voice of the Father declares him the beloved Son (cf. Mt 3:17 and parallels), while the Spirit descends on him to invest him with the mission which he is to carry out. Another mystery of light is the first of the signs, given at Cana (cf. Jn 2:1- 12), when Christ changes water into wine and opens the hearts of the disciples to faith, thanks to the intervention of Mary, the first among believers. Another mystery of light is the preaching by which Jesus proclaims the coming of the Kingdom of God, calls to conversion (cf. Mk 1:15) and forgives the sins of all who draw near to him in humble trust (cf. Mk 2:3-13; Lk 7:47- 48): the inauguration of that ministry of mercy which he continues to exercise until the end of the world, particularly through the Sacrament of Reconciliation which he has entrusted to his Church (cf. Jn 20:22-23). The mystery of light par excellence is the Transfiguration, traditionally believed to have taken place on Mount Tabor. The glory of the Godhead shines forth from the face of Christ as the Father commands the astonished Apostles to “listen to him” (cf. Lk 9:35 and parallels) and to prepare to experience with him the agony of the Passion, so as to come with him to the joy of the Resurrection and a life transfigured by the Holy Spirit. A final mystery of light is the institution of the Eucharist, in which Christ offers his body and blood as food under the signs of bread and wine, and testifies “to the end” his love for humanity (Jn 13:1), for whose salvation he will offer himself in sacrifice.
In these mysteries, apart from the miracle at Cana, the presence of Mary remains in the background. The Gospels make only the briefest reference to her occasional presence at one moment or other during the preaching of Jesus (cf. Mk 3:31-5; Jn 2:12), and they give no indication that she was present at the Last Supper and the institution of the Eucharist. Yet the role she assumed at Cana in some way accompanies Christ throughout his ministry. The revelation made directly by the Father at the Baptism in the Jordan and echoed by John the Baptist is placed upon Mary's lips at Cana, and it becomes the great maternal counsel which Mary addresses to the Church of every age: “Do whatever he tells you” (Jn 2:5). This counsel is a fitting introduction to the words and signs of Christ's public ministry and it forms the Marian foundation of all the “mysteries of light”.



Đọc tiếp »

SÁCH THÁNH-THÁNH KINH-LỜI CHÚA


Dạy ta khôn ngoan…
Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi ông Ti-mô-thê, chương 3:
14 Anh thân mến, anh hãy giữ vững những gì anh đã học được và đã tin chắc. Anh biết anh đã học với những ai. 15 Và từ thời thơ ấu, anh đã biết Sách Thánh, sách có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Đức Ki-tô Giê-su. 16 Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục, để trở nên công chính. 17 Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành.
4,1 Trước mặt Thiên Chúa và Đức Ki-tô Giê-su, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ xuất hiện và nắm vương quyền, tôi tha thiết khuyên anh : 2 hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện ; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ.



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

NĂM SỰ VUI (Thánh Gioan Phaolô II, tông thư Kinh Mân Côi, 2002)

“20. Năm mươi kinh mân côi đầu tiên, năm sự vui, mang dấu ấn của niềm vui toả chiếu từ biến cố Nhập thể. Điều này quả là rõ ràng ngay từ mầu nhiệm đầu tiên, biến cố Truyền tin, nơi đó lời sứ thần Ga-bri-en chào Trinh nữ làng Na-da-rét nối liền với lời mời gọi vui hưởng niềm vui thiên sai: Mừng vui lên, hỡi bà Maria. Toàn thể lịch sử cứu độ, theo một nghĩa nào đó, toàn thể lịch sử thế giới quy về lời chào đó. Nếu kế hoạch của Chúa Cha là quy tụ mọi sự trong Đức Kitô (x. Ep 1,10), thì một cách nào đó, toàn thể vũ trụ cũng được tác động bởi ân huệ thần linh, với ơn huệ đó Chúa Cha đoái nhìn Đức Maria và biến ngài thành Thân mẫu của Con Người. Đến lượt mình, toàn thể nhân loại như được bao bọc trong lời Xin vâng, qua đó Mẹ sẵn lòng chấp thuận Thánh ý Thiên Chúa.
Niềm vui là nét chính yếu trong cuộc hội ngộ với bà chị Ê-li-da-bét, nơi đó tiếng nói của Đức Maria và sự hiện diện của Đức Kitô trong cung lòng ngài đã khiến cho Gio-an nhảy lên vui sướng (x. Lc 1,44). Niềm vui cũng tràn ngập hoạt cảnh tại Bê-lem, khi Hài nhi thánh, Đấng Cứu độ trần gian ra đời, được loan tin qua tiếng hát của các thiên thần và được loan báo cho các mục đồng như là tin của một niềm vui lớn (Lc 2,10).
Hai mầu nhiệm sau cùng, tuy vẫn duy trì bầu khí vui mừng, nhưng đã hướng đến bi kịch sắp đến. Trình thuật Dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh không chỉ biểu lộ niềm vui vì Hài nhi được thánh hiến và sự xuất thần của cụ Xi-mê-ông, nhưng còn ghi lại lời tiên báo Đức Kitô sẽ trở nên một dấu hiệu chống báng cho dân Ít-ra-en và một lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn Mẹ (x. Lc 2,34-35). Niềm vui xen lẫn với bi kịch ấn dấu trên mầu nhiệm thứ năm, tìm thấy Đức Giêsu trong Đền thánh, khi Người lên 12 tuổi. Tại nơi đây, Người đã tỏ ra như Đấng dạy dỗ với sự khôn ngoan thần linh khi Người lắng nghe và đặt câu hỏi. Sự mạc khải về mầu nhiệm của Người, trong tư cách là người Con hiến thân trọn vẹn cho công việc của Chúa Cha, cho thấy tính triệt để của Tin mừng, ngay cả tương quan nhân loại thân thiết nhất cũng cũng bị thách thức bởi những đòi hỏi tuyệt đối của Nước Thiên Chúa. Đức Maria và thánh Giu-se, sợ hãi và lo âu, không hiểu lời Người (Lc 2,50).
Như vậy, suy ngắm các mầu nhiệm năm sự vui là đi vào các động cơ tối hậu và ý nghĩa thâm sâu của niềm vui Kitô giáo. Đó là tập trung vào thực tại của mầu nhiệp Nhập thể và điềm báo khó hiểu của mầu nhiệm Khổ nạn cứu độ. Đức Maria đẫn dắt chúng ta khám phá bí mật của niềm vui Kitô giáo, khi nhắc nhở chúng ta rằng Kitô giáo tiên vàn là euangelion, Tin mừng, mà trung tâm và toàn bộ nội dung của Tin mừng là con người Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời mặc lấy xác phàm, Đấng Cứu độ duy nhất của thế giới. “



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.