Ads 468x60px

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

HÃY CHỮA LÀNH THƯƠNG ĐAU… (ĐTC Phanxicô, 24/04/2022)


“Câu chuyện của Thánh Tôma trên thực tế là câu chuyện của mọi tín hữu. Có những lúc khó khăn khi cuộc sống tưởng chừng như phủ nhận niềm tin, có những lúc khủng hoảng khi chúng ta cần phải chạm vào và nhìn thấy. Giống như Tôma, chính trong những giây phút đó, chúng ta khám phá lại thánh tâm Chúa Kitô, lòng thương xót của Chúa. Trong những tình huống đó, Chúa Giêsu không đến gần chúng ta trong sự đắc thắng và với những bằng chứng choáng ngợp. Ngài không thực hiện những phép lạ kinh thiên động địa, nhưng thay vào đó Chúa Giêsu cung cấp cho chúng ta những dấu hiệu ấm lòng về lòng thương xót của Ngài. Người an ủi chúng ta giống như cách Người đã làm trong bài Tin Mừng hôm nay: Người đem đến cho chúng ta những dấu chỉ ấm áp của lòng thương xót. Chúng ta không được quên sự thật này. Để đáp lại tội lỗi của chúng ta, Chúa luôn hiện diện để ban cho chúng ta những vết thương của Người. Trong thừa tác vụ của chúng ta với tư cách là người giải tội, chúng ta phải cho dân chúng thấy rằng giữa tội lỗi của họ, Chúa đã ban vết thương của Người cho họ. Những vết thương của Chúa mạnh hơn tội lỗi.
Chúa Giêsu làm cho chúng ta nhìn thấy những vết thương của anh chị em chúng ta. Giữa những khủng hoảng và khó khăn của chính chúng ta, lòng thương xót Chúa thường làm cho chúng ta ý thức được những đau khổ của người lân cận. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang trải qua những nỗi đau không thể chịu đựng được và những tình huống đau khổ, và chúng ta đột nhiên phát hiện ra rằng những người xung quanh chúng ta đang âm thầm chịu đựng những điều thậm chí còn tồi tệ hơn. Nếu chúng ta quan tâm đến những vết thương của người lân cận và đổ lên trên họ sự thương xót, chúng ta thấy được tái sinh trong chúng ta một niềm hy vọng có thể an ủi chúng ta trong sự mệt mỏi của chúng ta.
Chúng ta hãy tự hỏi mình liệu chúng ta có muộn màng trong việc giúp ai đó đang đau khổ về tinh thần hay thể xác; liệu chúng ta đã mang lại sự bình yên cho ai đó đang đau khổ về thể xác hay tinh thần; liệu chúng ta có dành một khoảng thời gian để lắng nghe, hiện diện hay mang lại cảm giác thoải mái cho người khác. Vì bất cứ khi nào chúng ta làm những điều này, chúng ta gặp được Chúa Giêsu. Từ con mắt của tất cả những người đang bị đè nặng bởi những thử thách của cuộc sống, Ngài nhìn ra chúng ta với lòng thương xót và nói: Bình an cho anh em! Về vấn đề này, tôi nghĩ đến sự hiện diện của Đức Mẹ với các thánh Tông đồ. Tôi cũng nhắc lại rằng chúng ta kính nhớ Mẹ là Mẹ của Giáo Hội vào ngày sau Lễ Hiện Xuống; và kính nhớ Mẹ là Mẹ của Lòng Thương Xót vào Thứ Hai sau Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót. Mong Đức Mẹ giúp chúng ta tiến lên trong thánh chức của mình.” (ĐTC Phanxicô, 24/04/2022)
Đọc tiếp »

KINH MÂN CÔI: Kể lại câu chuyện Chúa Giêsu (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

-Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu định hướng loan báo Tin Mừng hay dạy giáo lý theo cách thức Á châu là “Kể lại câu chuyện Chúa Giêsu”. Lời Chúa, nhất là Tin Mừng là nguồn mạch, là “linh hồn của việc dạy giáo lý”.
Hướng dẫn Tổng quát dạy giáo lý của Bộ Giáo Sĩ dạy: “Mục đích tối hậu của việc dạy giáo lý là làm cho con người không những được tiếp xúc, mà còn được thông hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Kitô”.
Tất cả các hoạt động loan báo Tin Mừng phải nhằm giúp cho việc hiệp thông với Đức Kitô.” (số 80)
-Kinh Mân Côi được thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II gọi là “Bản tóm lượt Tin Mừng.” Xưa, người ta coi lần hạt là việc sùng kính Đức Mẹ, không phù hợp thực hiện trong giờ chầu Thánh Thể, nay nó được khuyến khích vì lần chuỗi Mân Côi còn là “Tưởng nhớ Đức Kitô với Mẹ Maria” (Tông thư Kinh Mân Côi, số 13) và “Kinh Mân Côi là một trong những con đường truyền thống của lời cầu nguyện Kitô giáo hướng đến việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô.” (sđd, số 18)
-Thánh 5, tháng Hoa kính Đức Mẹ lại đến. Lời kinh Mân Côi được cất lên từ cá nhân, gia đình, liên gia, giáo xứ, Trung Thánh Mẫu Tàpao… nhịp nhàng sốt sắng để tôn kính Đức Mẹ như lòng đạo đức bình dân quen làm. Nhịp sống đạo tháng 5 thử đưa ra một gợi ý Giáo lý (Dự tòng) từ Kinh Mân Côi theo định hướng nêu trên:
I-CHUYỆN KỂ: (Lc 1, 26-56)
Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà."29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.30 Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! "35 Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
II-GIÁO LÝ
1. Êlisabet còn gọi là bà Isave vợ tư tế Dacaria, mẹ của thánh Gioan, người cử hành phép rửa tại sông Giođan nên gọi là Tẩy Giả (Gioan Baotixita). Tên khác của ngài là Gioan Tiền Hô vì đi trước hô vang dọn đường cho Chúa đến.
2. Thiên Chúa : Đấng chúng ta tôn thờ, “Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất”; “là Cha toàn năng đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình”
3. Sứ thần Gabriael : cũng như bao thiên thần là “muôn vật vô hình, là loài thiêng liêng, được dựng nên để phục vụ Thiên Chúa và giúp đỡ loài người.” Các ngài bất tử. Thiên thần sa ngã : bất tuân, chống lại Thiên Chúa trở thành ma quỉ còn gọi là Satan.
Mỗi người chúng ta cũng có một thiên thần gìn giữ bảo vệ mình gọi là thiên thần hộ thủ, Lễ nhớ vào ngày 02.10. Hai Tổng lãnh thiên thần khác Lễ kính cùng lúc với sứ thần Gabriel vào ngày 29.09 là Micael và Raphael.
4. Thánh Giuse: “là người công chính” Chúa chọn làm bạn trăm năm của Đức Maria, cha nuôi Chúa Giêsu, làm nghề thợ mộc, người Gia trưởng mẫu mực trong gia đình. Ngài có Lễ trọng mừng kính vào ngày 19.03, và Lễ nhớ thánh Giuse thợ vào ngày 01.05. Ngài còn được kính nhớ vào các ngày thứ 4 trong tuần.
5. Đức Maria: “trinh nữ” Dothái, mang thai “bởi phép Chúa Thánh Thần,” sinh ra Chúa Giêsu mà vẫn đồng trinh trọn đời.
6. Giêsu : nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ”. Chúa Giêsu còn gọi là Đức Kitô-Kitô tiếng Hylạp, đồng nghĩa với Messia tiếng Dothái có nghĩa là “được xức dầu”. Thành phần dân Chúa được xức dầu là : vua, tư tế và ngôn sứ (tiên tri). Chúa Giêsu có cả ba vai trò cao cả ấy.
7. Con Đấng Tối Cao : Chúa Giêsu không chỉ “là người thật như ta ngoại trừ tội lỗi”, mà là “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật… đồng bản thể với Đức Chúa Cha…” Ngài chính là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu con người tội lỗi. Thánh Gioan viết “Ngôi Lời đã làm người”-tức Lời Chúa trở nên sống động thành một con người cho ta nghe, thấy, chạm đến… Vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, nên Đức Maria, còn gọi thân mật là Đức Mẹ, Đức Bà, có đặc ân là Mẹ Thiên Chúa.
8-Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ngôi Hai Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, nên ta tôn thờ, yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha-Con-Thánh Thần.
*Phân biệt thái độ kính thờ của chúng ta : Thiên Chúa: tôn thờ-thờ phượng, phụng thờ ; Đức Mẹ: đặc biệt tôn kính trên thiên thần và các thánh ; thiên thần, thánh Isave, thánh Giuse và các thánh: tôn kính.
III-CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa, để cứu con người tội lỗi kiêu căng, Chúa đã khiêm tốn hạ mình làm người trong mầu nhiệm nhập thể. Nhờ Đức trinh nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ chúng con, người nữ cao trọng muôn đời khen là diễm phúc, đã khiêm hạ nhận mình là nữ tì của Chúa, xin giúp chúng con biết sống khiêm nhường với Chúa và với anh chị em chúng con.
IV-THỰC HÀNH
1-Làm dấu Thánh Giá tuyên xưng Chúa Ba Ngôi
2-Lần chuỗi : Thứ nhất “Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai, ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.”
-Hai mươi ngắm Mân Côi : Vui-Sáng-Thương-Mừng chúng ta đã thuộc. Các đoạn Lời Chúa tương ứng cũng không khó tìm để kể lại câu chuyện cuộc đời Chúa Cứu Thế. Bạn hãy kể tiếp những câu chuyện còn lại, và dựa vào đó giới thiệu niềm tin Kitô giáo cho người Á châu theo cách châu Á…
Mũi Né, 12.04.2015
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

HÃY CHUYỂN TỪ “NẾU” THÀNH “VÂNG”… (ĐTC Phanxicô, 26/04/2020)


“... hãy chuyển từ những suy nghĩ về chính bản thân sang thực tại của Thiên Chúa; hãy chuyển từ chữ “nếu” sang chữ “vâng”. Chuyển từ chữ “nếu” sang chữ “vâng” có nghĩa là gì? Phải chi Ngài đã ở đây để giải thoát chúng ta; phải chi Chúa đã lắng nghe tôi; phải chi cuộc sống đã diễn ra như tôi mong muốn; phải chi tôi có thứ này thứ khác... Tất cả những chữ “phải chi” hay những chữ “nếu” ấy gợi lên một giọng điệu phàn nàn. Chữ “nếu” chẳng giúp gì được cho chúng ta, nó không sinh hoa kết quả, nó không giúp được gì cho chúng ta, hay những người khác. Những chữ “nếu” của chúng ta, tương tự như những chữ “nếu” của hai môn đệ, tuy nhiên, các ngài đã vượt qua được nó để có được tiếng “vâng”: “vâng, Chúa vẫn còn sống, Ngài đi bên cạnh chúng tôi”. “Vâng, ngay bây giờ, không chờ đến ngày mai, chúng ta cất bước ngay để loan báo về Ngài”. “Vâng, tôi có thể làm điều này, để mọi người hạnh phúc hơn, để mọi người tốt hơn, để giúp đỡ nhiều người”. “Vâng, vâng, tôi có thể”. Đi từ chữ “nếu” sang chữ “vâng”, là đi từ phàn nàn đến niềm vui và bình an, bởi vì khi chúng ta phàn nàn, chúng ta không có niềm vui; chúng ta ở trong một màu xám, trong một không khí buồn bã xám xịt. Và điều này không giúp đỡ hay làm cho chúng ta phát triển tốt – hãy chuyển từ chữ “nếu” sang chữ “vâng”, từ phàn nàn đến niềm vui phục vụ...” (ĐTC Phanxicô, 26/04/2020)
Đọc tiếp »

BƯỚC VÀO THÁNG ĐỨC MẸ… THƯ VÀ LỜI KINH CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI TOÀN THỂ CÁC TÍN HỮU DỊP THÁNG 5 NĂM 2020 (Bản dịch của Ủy ban Phụng tự - HĐGM VN)


Anh chị em thân mến,
Tháng 5 đang đến, tháng mà dân Thiên Chúa bày tỏ cách đặc biệt tâm tình yêu mến và lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ Maria. Và truyền thống đạo đức trong tháng này là đọc kinh Mân Côi tại nhà cùng với gia đình. Những hạn chế trong thời gian đại dịch đã giúp chúng ta nhận ra cách rõ nét hơn giá trị của “gia đình”, kể cả trong lãnh vực thiêng liêng.
Vì thế, tôi muốn khuyến khích mọi người tái khám phá nét đẹp của việc cầu nguyện với kinh Mân côi trong tháng 5. Kinh Mân côi có thể đọc chung cũng như đọc riêng; tùy theo hoàn cảnh thực tế, anh chị em có thể chọn cách đọc thuận lợi nhất. Tiêu chuẩn để chọn lựa vẫn là sự đơn giản, và anh chị em có thể dễ dàng tìm thấy trên internet những mẫu cầu nguyện tốt để làm theo.
Tôi cũng soạn hai lời kinh dâng lên Đức Mẹ để anh chị em đọc vào cuối giờ kinh Mân côi, chính tôi sẽ cùng hợp ý với tất cả anh chị em để đọc những lời kinh này trong tháng 5. Cùng với bức thư này, tôi xin gửi hai lời kinh ấy để tất cả mọi người cùng đọc.
Anh chị em thân mến, việc chiêm ngắm khuôn mặt Chúa Kitô và trái tim Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, sẽ liên kết chúng ta cách chặt chẽ hơn trong một gia đình thiêng liêng và sẽ giúp chúng ta vượt qua cơn thử thách này. Tôi cầu nguyện cho anh chị em, đặc biệt cho những người đau khổ nhất, và xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi. Tôi xin cám ơn và thân ái chúc lành cho anh chị em.
Roma, đền thờ thánh Gioan Lateranô, ngày 25/04/2020
Lễ thánh Marcô, thánh sử
I .
Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn tỏa sáng như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng trên mọi nẻo đường chúng con đi.
Chúng con tín thác vào Mẹ, là Đấng cứu kẻ liệt kẻ khốn, khi đứng bên chân Thánh Giá, Mẹ đã thông dự vào nỗi khổ đau của Chúa Giêsu, và luôn kiên vững đức tin.
Lạy Mẹ là Đấng bảo vệ dân thành Rôma,
Mẹ biết những gì chúng con đang cần, và chúng con biết chính Mẹ sẽ giúp chúng con, như xưa tại Cana xứ Galilê, để niềm vui và lễ hội sẽ trở lại sau cơn thử thách này.
Lạy Mẹ của Tình yêu Thiên Chúa, xin giúp chúng con vâng theo điều Chúa Cha muốn và thực thi điều Chúa Giêsu dạy, vì chính Người đã gánh lấy nỗi thống khổ của chúng con, và mang lấy những đau thương của chúng con, để qua thập giá, Người đưa chúng con đến niềm vui Phục sinh.
Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh hiển vinh sáng láng, hằng chữa chúng con cho khỏi sự dữ.
II.
“Chúng con trông cậy Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời”.
Lạy Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, trong nghịch cảnh này, khi cả thế giới đang sầu khổ âu lo, chúng con chạy đến ẩn náu nơi Mẹ để được chở che.
Lạy Đức Trinh Nữ Maria, xin đưa mắt nhân từ nhìn đến chúng con đang trong cơn đại dịch Corona. Xin Mẹ an ủi những người đang khổ đau than khóc thân nhân đã lìa trần, và những khi phải an táng một cách đau đớn hơn. Xin nâng đỡ những ai đang âu lo vì người thân nhiễm bệnh, nhưng không thể ở gần bên để tránh bị lây nhiễm. Xin ban niềm trông cậy cho những người đang khủng hoảng vì một tương lai quá bấp bênh và do hậu quả kinh tế và công việc.
Lạy Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa là Cha giàu lòng thương xót, để gánh nặng đau thương này chóng qua, để hy vọng và bình an sớm ló dạng. Như xưa ở Cana, xin Mẹ ngỏ lời với Con chí thánh của Mẹ, để Người ban thêm sức mạnh cho gia đình các bệnh nhân và nạn nhân, để Người mở lòng họ đón nhận niềm tin tưởng cậy trông.
Xin Mẹ bảo vệ các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế và tình nguyện viên, những người đang ở tuyến đầu trong tình trạng khẩn cấp này và đang liều mạng sống của chính mình để cứu mạng người khác. Xin Mẹ đồng hành nâng đỡ những nỗ lực anh hùng của họ, xin ban cho họ nghị lực, lòng quảng đại và được an mạnh.
Xin Mẹ luôn ở gần bên những người đang ngày đêm chăm sóc bệnh nhân, và các linh mục, trong thao thức mục vụ và dấn thân vì Tin Mừng, đang tìm cách trợ giúp và nâng đỡ mọi người.
Lạy Rất Thánh Đồng Trinh, xin soi sáng tâm trí các nhà nghiên cứu khoa học, giúp họ tìm ra những giải pháp hiệu quả để chế ngự mầm bệnh này.
Xin Mẹ trợ giúp các nhà lãnh đạo quốc gia, để họ biết khôn ngoan, ân cần và quảng đại hỗ trợ những ai đang thiếu thốn những gì thiết yếu cho cuộc sống, và biết hoạch định những giải pháp xã hội và kinh tế với tầm nhìn xa rộng và tình liên đới.
Lạy Mẹ Maria rất thánh, xin đánh động lương tâm con người, biết sử dụng ngân sách khổng lồ cho việc đẩy mạnh các công trình nghiên cứu thích hợp để ngăn ngừa những thảm họa tương tự trong tương lai thay vì sử dụng để cải tiến và tăng cường các loại vũ khí.
Lạy Mẹ dấu yêu, xin cho chúng con nhận thức rằng tất cả mọi người đều thuộc về một đại gia đình duy nhất, nhận ra mối dây liên kết chúng con, để với tinh thần huynh đệ và liên đới, chúng con có thể giúp đỡ cho biết bao người còn đang sống trong túng nghèo khốn khổ. Xin Mẹ giúp chúng con luôn giữ vững đức tin, kiên trì phục vụ và liên lỉ cầu nguyện.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ là Đấng an ủi kẻ âu lo, xin Mẹ ấp ủ đoàn con của Mẹ đang trong cơn gian nan khốn khó, xin Mẹ cầu cùng Chúa dang cánh tay uy quyền để giải thoát chúng con khỏi cơn đại dịch kinh hoàng này, để cuộc sống của chúng con được trở lại bình thường trong an lành.
Chúng con tin cậy nơi Mẹ, Mẹ luôn tỏa sáng như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng trên mọi nẻo đường chúng con đi, ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.
Bản dịch của Ủy ban Phụng tự - HĐGM VN
Đọc tiếp »

CHỨNG NHÂN TIN MỪNG… (ĐTC Phanxicô, 30/04/2020)


“Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đã khuất, những người đã chết vì đại dịch; và đặc biệt những người quá cố vô danh mà chúng ta đã thấy qua những bức ảnh các ngôi mộ tập thể...
“Không ai đến được với Ta, nếu Cha, là Ðấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy”. Chúa Giêsu nhắc nhớ rằng ngay cả các tiên tri cũng đã báo trước điều này: “Và tất cả sẽ được Thiên Chúa hướng dẫn”. Chính Thiên Chúa thu hút người ta đến chỗ nhận biết Chúa Giêsu. Không có sự thu hút này, người ta không thể biết Chúa Giêsu. Vâng, người ta có thể học, thậm chí học Kinh Thánh, thậm chí có thể biết rõ Người được sinh ra như thế nào, và Người đã làm gì. Nhưng sự hiểu biết từ bên trong, sự thấu hiểu mầu nhiệm Chúa Kitô chỉ dành cho những người được Chúa Cha lôi cuốn...
Bạn sẽ làm gì trong sứ vụ truyền giáo?” - “ Tôi à, tôi sẽ cải đạo người ta” - “Nhưng dừng lại, bạn sẽ không cải đạo được bất cứ ai trừ khi Chúa Cha lôi cuốn tâm hồn họ nhận biết Chúa Giêsu”. Truyền giáo là đưa ra chứng tá đức tin của mình, không có chứng tá, anh chị em sẽ không làm được gì cả. Truyền giáo không có nghĩa là xây dựng các công trình to lớn, có đủ mọi thứ và dừng lại như thế. Không: các cấu trúc phải đi kèm với các chứng tá chân thực. Anh chị em có thể xây một bệnh viện, hình thành các cấu trúc giáo dục hoàn hảo tuyệt vời, phát triển vĩ đại, nhưng nếu một cấu trúc không có chứng tá Kitô thì đó không phải là việc rao giảng chân thực về Chúa Giêsu: đó chỉ là công việc bác ái xã hội rất tốt ! - nhưng không có gì hơn...
Công việc của chúng ta là làm chứng. Trong công cuộc truyền giáo, chỉ đơn giản là dạy hoặc hướng dẫn mọi người về những chân lý đức tin thôi thì không đủ. Để trở thành một lời loan báo thực sự, chúng ta phải làm chứng trong cuộc sống của chính mình, và như thế là tạo điều kiện cho Chúa Cha lôi kéo mọi người đến với Chúa Kitô...” (ĐTC Phanxicô, 30/04/2020)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần II- Mùa PS



Đọc tiếp »

KHÍ CỤ BÌNH AN CỦA CHÚA (ĐTC Phanxicô, 24/04/2022)


“Bình an cho anh em! Chúa nói những lời này lần thứ hai và nói thêm, “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Lc 20,22). Sau đó, Ngài ban cho các môn đệ Chúa Thánh Thần để biến họ thành những tác nhân của sự hòa giải: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha” (câu 23). Không chỉ các môn đệ nhận được lòng thương xót; họ trở thành người phân phát lòng thương xót mà chính họ đã nhận được. Họ nhận được sức mạnh này không phải do công lao hay sự học tập của họ, mà là một món quà thuần túy của ân sủng, tuy nhiên điều ấy dựa trên kinh nghiệm của họ về việc bản thân họ đã được tha thứ.
Bây giờ tôi đang nói với anh em, những nhà truyền giáo của lòng thương xót: nếu anh em không cảm thấy được tha thứ, đừng thực hiện công việc của mình như một nhà truyền giáo của lòng thương xót cho đến khi anh em cảm nhận được sự tha thứ đó. Lòng thương xót mà chúng ta đã nhận được cho phép chúng ta phân phát rất nhiều lòng thương xót và sự tha thứ. Ngày nay và mọi ngày, trong Giáo hội, sự tha thứ phải được đón nhận theo cùng một cách tương tự như vậy, qua lòng nhân hậu khiêm nhường của một người giải tội nhân từ, người coi mình không phải là người nắm giữ quyền lực nào đó nhưng là một kênh của lòng thương xót, người ban cho người khác sự tha thứ mà bản thân người ấy nhận được trước đó. Từ đó nảy sinh khả năng tha thứ mọi thứ vì Chúa luôn tha thứ mọi thứ. Chúng ta là những người mệt mỏi khi cầu xin sự tha thứ nhưng Ngài luôn tha thứ. Anh em phải là kênh của sự tha thứ đó thông qua kinh nghiệm của chính anh em về việc được thứ tha. Không cần phải làm khổ các tín hữu khi đến với Tòa Giải tội. Cần phải hiểu hoàn cảnh của họ, lắng nghe, tha thứ và đưa ra lời khuyên tốt để họ có thể tiến lên. Chúa tha thứ mọi thứ và chúng ta không được đóng cánh cửa đó lại với con người.
“Nếu anh em tha thứ tội lỗi cho ai, người ấy sẽ được tha thứ họ”. Những từ này là nguồn gốc của Bí tích Hòa giải, nhưng không chỉ như thế. Chúa Giêsu đã biến toàn thể Giáo hội trở thành một cộng đoàn lan tràn lòng thương xót, một dấu chỉ và khí cụ hòa giải cho toàn thể nhân loại. Anh chị em, mỗi người chúng ta, khi rửa tội, đã nhận được ơn Chúa Thánh Thần để trở thành người nam hay người nữ của sự hòa giải.
Bất cứ khi nào chúng ta trải nghiệm niềm vui được giải thoát khỏi gánh nặng tội lỗi và thất bại của mình; Bất cứ khi nào chúng ta biết tận mắt ý nghĩa của việc tái sinh sau một tình huống tưởng chừng như vô vọng, chúng ta cảm thấy cần phải chia sẻ tấm bánh của lòng thương xót với những người xung quanh. Chúng ta hãy cảm thấy được kêu gọi đến điều này. Và chúng ta hãy tự hỏi: ở nhà, trong gia đình, tại nơi làm việc, trong cộng đồng của tôi, tôi có nuôi dưỡng tình hiệp thông không? Tôi có phải là người kiến tạo hòa bình, hòa giải không? Tôi có cam kết xoa dịu xung đột, mang lại sự tha thứ thay cho hận thù, và hòa bình thay cho oán hận không? Tôi có tránh làm tổn thương người khác bằng cách không nói chuyện phiếm không? Chúa Giêsu muốn chúng ta trở thành chứng nhân của Người trước thế giới với những lời đó: Bình an cho anh em!” (ĐTC Phanxicô, 24/04/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA CHO TA NIỀM VUI ĐƯỢC THA THỨ (ĐTC Phanxicô, 24/04/2022)


“Thứ nhất, lòng thương xót của Thiên Chúa ban cho chúng ta niềm vui, một niềm vui đặc biệt, niềm vui khi biết rằng chúng ta đã được tha thứ một cách nhưng không.
Vào buổi tối Lễ Phục Sinh, các môn đệ nhìn thấy Chúa Giêsu và nghe Ngài nói lần đầu tiên: “Bình an cho anh em”, họ vui mừng (Ga 20,20). Họ bị

nhốt sau những cánh cửa đóng kín vì sợ hãi; nhưng họ cũng tự khép vào chính mình, bị đè nặng bởi cảm giác thất bại. Họ là những môn đệ đã bỏ Thầy mình; tại thời điểm Thầy bị bắt, họ đã bỏ chạy. Thánh Phêrô thậm chí đã chối Thầy ba lần, và một trong số họ - một trong số họ! - đã phản bội Ngài. Họ có lý do chính đáng để cảm thấy không chỉ sợ hãi mà còn vô dụng; họ đã thất bại. Trong quá khứ, chắc chắn, họ đã có những lựa chọn can đảm. Họ đã theo Thầy với lòng nhiệt thành, tận tâm và quảng đại. Vậy mà cuối cùng, mọi thứ đã diễn ra quá nhanh. Sự sợ hãi đã chiếm ưu thế và họ đã phạm tội lớn: họ đã bỏ mặc Chúa Giêsu vào giờ phút bi thảm nhất của Ngài. Trước Lễ Phục sinh, họ đã nghĩ rằng họ đã được tiền định cho sự vĩ đại; họ tranh luận về việc ai sẽ là người lớn nhất trong số họ… Bây giờ họ đã chạm đến bùn đen.
Trong bầu không khí này, lời đầu tiên họ nghe thấy, “Bình an cho anh em!” Các môn đệ lẽ ra phải cảm thấy xấu hổ, nhưng họ lại vui mừng. Tại sao? Thưa: Bởi vì nhìn thấy khuôn mặt và nghe lời chào của Chúa Giêsu, họ đã hướng sự chú ý của họ ra khỏi họ và hướng về Ngài. Như Phúc Âm cho chúng ta biết, “các môn đệ vui mừng khi được nhìn thấy Chúa” (câu 20). Họ được đưa ra khỏi bản thân mình, cũng như những thất bại của họ, và bị thu hút bởi ánh mắt của Ngài, ánh mắt không phải nghiêm khắc mà là ánh mắt xót thương. Chúa Giêsu Kitô không khiển trách họ về những gì họ đã làm, nhưng cho họ thấy lòng nhân hậu thường hằng của Ngài. Và điều này làm họ hồi sinh, lấp đầy trái tim họ với sự bình yên mà họ đã đánh mất và khiến họ trở thành những con người mới, được thanh lọc bởi một sự tha thứ hoàn toàn không đáng có.
Đó là niềm vui mà Chúa Giêsu mang lại. Đó là niềm vui mà chúng ta cũng cảm nhận được mỗi khi chúng ta cảm nhận được sự tha thứ của Ngài. Bản thân chúng ta biết những môn đệ đó đã cảm thấy gì vào Lễ Phục sinh, qua những sai sót, tội lỗi và thất bại của chính chúng ta. Những lúc như vậy, chúng ta có thể nghĩ rằng không thể làm được gì. Tuy nhiên, đó chính xác là khi Chúa làm mọi thứ. Ngài ban cho chúng ta sự bình an của Ngài, qua một lời xưng thú chân thành, qua lời nói của một người gần gũi chúng ta, qua sự an ủi bên trong của Thánh Linh, hoặc qua một số sự kiện bất ngờ và đáng ngạc nhiên…
Bằng nhiều cách thế đa dạng, Thiên Chúa cho thấy rằng Ngài muốn làm cho chúng ta cảm nhận được sự bao bọc của lòng thương xót của Ngài, niềm vui được sinh ra khi nhận được “sự tha thứ và hòa bình”. Niềm vui Chúa ban quả thực được sinh ra từ sự tha thứ. Niềm vui ấy mang đến cho chúng ta an bình. Đó là niềm vui nâng chúng ta lên, mà không làm chúng ta bẽ mặt. Cứ như thể Chúa không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Thưa anh chị em, chúng ta hãy nghĩ đến tất cả những lần chúng ta nhận được sự tha thứ và bình an của Chúa Giêsu. Mỗi người trong chúng ta đã nhận được; mỗi người trong chúng ta đã có kinh nghiệm đó. Thật tốt cho chúng ta khi nhớ lại những khoảnh khắc đó. Chúng ta hãy đặt ký ức về vòng tay ấm áp của Chúa lên trước ký ức về những sai lầm và thất bại của chính chúng ta. Như thế, chúng ta sẽ phát triển trong niềm vui. Mọi thứ sẽ không giống như trước, đối với bất cứ ai đã cảm nghiệm được niềm vui của Thiên Chúa! Đó là một niềm vui biến đổi chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 24/04/2022)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần II- Mùa PS



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

Thứ năm, Tuần II- Mùa PS



Đọc tiếp »

HIỆP HÀNH

Hôm nay quí cha nhóm thụ phong linh mục năm 2000 họp mặt hiệp hành tại nhà xứ Cù Mi. GẶP GỠ - LẮNG NGHE - PHÂN ĐỊNH. Nguyện Chúa Phục Sinh đồng hành với giáo xứ và giáo phận chúng con.






Đọc tiếp »

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

Thứ tư, Tuần II- Mùa PS



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

CHÚA PHỤC SINH NUÔI CÁC TÔNG ĐỒ MENSA CHRISTI

Ga 21:
1 Khi ấy, Đức Giê-su lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này. 2 Ông Si-môn Phê-rô, ông Tô-ma gọi là Đi-đy-mô, ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. 3 Ông Si-môn Phê-rô nói với các ông : “Tôi đi đánh cá đây.” Các ông đáp : “Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.
4 Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giê-su. 5 Người nói với các ông : “Này các chú, không có gì ăn ư ?” Các ông trả lời : “Thưa không.” 6 Người bảo các ông : “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. 7 Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô : “Chúa đó !” Vừa nghe nói “Chúa đó !”, ông Si-môn Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. 8 Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.
9 Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. 10 Đức Giê-su bảo các ông : “Đem ít cá mới bắt được tới đây !” 11 Ông Si-môn Phê-rô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. 12 Đức Giê-su nói : “Anh em đến mà ăn !” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai ?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. 13 Đức Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho các ông ; rồi cá, Người cũng làm như vậy. 14 Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.
Jesus revealed himself again to his disciples at the Sea of Tiberias. He revealed himself in this way.
Together were Simon Peter, Thomas called Didymus, Nathanael from Cana in Galilee, Zebedee's sons, and two others of his disciples.
Simon Peter said to them, "I am going fishing." They said to him, "We also will come with you." So they went out and got into the boat, but that night they caught nothing.
When it was already dawn, Jesus was standing on the shore; but the disciples did not realize that it was Jesus.
Jesus said to them, "Children, have you caught anything to eat?" They answered him, "No."
So he said to them, "Cast the net over the right side of the boat and you will find something." So they cast it, and were not able to pull it in because of the number of fish.
So the disciple whom Jesus loved said to Peter, "It is the Lord." When Simon Peter heard that it was the Lord, he tucked in his garment, for he was lightly clad, and jumped into the sea.
The other disciples came in the boat, for they were not far from shore, only about a hundred yards, dragging the net with the fish.
When they climbed out on shore, they saw a charcoal fire with fish on it and bread.
Jesus said to them, "Bring some of the fish you just caught."
So Simon Peter went over and dragged the net ashore full of one hundred fifty-three large fish. Even though there were so many, the net was not torn.
Jesus said to them, "Come, have breakfast." And none of the disciples dared to ask him, "Who are you?" because they realized it was the Lord.
Jesus came over and took the bread and gave it to them, and in like manner the fish.
This was now the third time Jesus was revealed to his disciples after being raised from the dead.
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần II- Mùa PS



Đọc tiếp »

CHÚA SỐNG LẠI CHO TA ĐỜI SỐNG MỚI…

1Pr5:
Anh em thân mến, anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường. 6 Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định. 7 Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em. 8 Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. 9 Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế. 10 Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Ki-tô. Phần anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường. 11 Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men.
Beloved: Clothe yourselves with humility in your dealings with one another, for: God opposes the proud but bestows favor on the humble. So humble yourselves under the mighty hand of God, that he may exalt you in due time. Cast all your worries upon him because he cares for you. Be sober and vigilant. Your opponent the devil is prowling around like a roaring lion looking for (someone) to devour. Resist him, steadfast in faith, knowing that your fellow believers throughout the world undergo the same sufferings. The God of all grace who called you to his eternal glory through Christ (Jesus) will himself restore, confirm, strengthen, and establish you after you have suffered a little. To him be dominion forever. Amen.
Đọc tiếp »

“SỐNG LẠI THẬT…” THEO THÁNH PHAOLÔ : Trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-xô, chương 4:


1 Tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. 2 Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại ; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. 3 Anh em hãy thiết tha duy trì sự hợp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau. 4 Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. 5 Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. 6 Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người và trong mọi người.
7 Nhưng mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Ki-tô ban cho... Và chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. 12 Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô, 13 cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hợp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Ki-tô.
14 Như vậy, chúng ta sẽ không còn là những trẻ nhỏ, bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý, giữa trò bịp bợm của những kẻ giảo quyệt khéo dùng mưu ma chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường. 15 Nhưng, sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Ki-tô vì Người là Đầu. 16 Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái.
Đọc tiếp »

RAO GIẢNG… “ĐỪNG NÓI GÌ, HÃY SỐNG…”

“Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật”. Và điều này không có nghĩa là chiêu dụ tín đồ, như thể mời gọi người ta vào một đội bóng hoặc một tổ chức bác ái. Không, đức tin không phải là chiêu dụ. Đức tin là thể hiện mặc khải, để Chúa Thánh Thần có thể tác động nơi mọi người với các chứng tá như một chứng nhân phục vụ. Phục vụ là một cách sống: nếu tôi nói rằng tôi là Kitô hữu và tôi sống như một người ngoại đạo, thì không đi đến đâu! Điều này không thuyết phục được ai. Nếu tôi nói rằng tôi là một Kitô hữu và sống như một Kitô hữu, điều này sẽ thu hút. Đó là chứng tá.
Một lần, ở Ba Lan, một sinh viên đại học hỏi tôi: “Nhưng ở trường đại học con có nhiều bạn là người vô thần. Con phải nói gì với họ để thuyết phục họ?” – “Đừng nói gì, con thân yêu ạ, đừng nói gì! Nói là điều cuối cùng con cần phải làm. Hãy bắt đầu sống và khi họ nhìn thấy chứng tá của con, họ sẽ hỏi con: ‘Nhưng tại sao bạn lại sống được như thế này?’ Đó là lúc để nói...” (ĐTC Phanxicô giảng lễ 25/04/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

NHÀ THỜ MARCÔ (VENEZIA-Ý)


Hôm nay lễ thánh sử Marcô, tác giả sách Tin Mừng thứ hai, có lối viết đơn giản, vắn gọn dễ nhớ cho giới bình dân Dothái. Nhớ 2011có đến Venezia viếng Vương cung thánh đường có thánh tích của ngài do các thương gia đem từ Alexandria, nơi ngài làm giám mục về. Ngài cũng là bổn mạng thành phố nổi này, trước nhà thờ có quảng trường Marcô rất rộng, bồ câu rất nhiều và rất dạn, đậu cả lên người khách du lịch…
Thánh Marcô là môn đệ thánh Phaolô, theo Phaolô truyền giáo rồi có bất đồng chia tay, sau đó theo thánh Phêrô và ghi lại điều Phêrô giảng thành Tin Mừng. Xin thánh nhân cầu cho chúng con và những người trẻ biết dấn thân theo Chúa, vượt qua bất đồng, chia tay… tìm lại cơ hội loan báo Tin Mừng.
Đọc tiếp »

THÁNH MARCÔ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

MỘT HỘI THÁNH HIỆP HÀNH: Cùng nhau HIỆP THÔNG, Cùng nhau THAM GIA, Cùng nhau SỨ VỤ; Gặp gỡ - Lắng nghe - Phân định









Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT II- PS-C





Đọc tiếp »

…SỐNG LẠI THẬT VỀ PHẦN LINH HỒN: Trích thư thứ nhất của thánh Phê-rô tông đồ, chương 4:


12 Anh em thân mến, anh em đang bị lửa thử thách : đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em. 13 Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ. 14 Nếu bị sỉ nhục vì danh Đức Ki-tô, anh em thật có phúc, bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền, là Thần Khí của Thiên Chúa, ngự trên anh em.
15 Đừng có ai trong anh em phải chịu khổ vì tội giết người, trộm cắp, làm điều gian ác hoặc dây mình vào việc người khác ; 16 mà nếu có ai phải chịu khổ vì danh hiệu Ki-tô hữu, thì đừng xấu hổ, nhưng hãy tôn vinh Thiên Chúa vì được mang danh hiệu đó. 17 Bởi lẽ thời phán xét đã đến, bắt đầu từ nhà của Thiên Chúa. Nếu việc đó bắt đầu từ chúng ta, thì cuối cùng số phận của những kẻ từ chối không chịu tin vào Tin Mừng của Thiên Chúa sẽ ra sao ? 18 Nếu người công chính còn khó được cứu độ, thì người vô đạo, kẻ tội lỗi sẽ ở đâu ? 19 Vì vậy, những ai chịu khổ theo ý của Thiên Chúa, hãy phó mạng sống mình cho Đấng Tạo Hoá trung thành, và cứ làm điều thiện.
chương 5:
1Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc hàng kỳ mục, lại là chứng nhân những đau khổ của Đức Ki-tô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai. 2 Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em : lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. 3 Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. 4 Như thế, khi Vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát.
Cũng vậy, những người trẻ hãy vâng phục các kỳ mục : anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường. 6 Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định. 7 Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em. 8
Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. 9 Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế. 10 Thiên Chúa, nguồn mọi ân sủng, là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Ki-tô, sẽ cho anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu, được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường. 11 Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men.
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.