Ads 468x60px

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

Thứ bảy, Tuần Bát nhật PS



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

KHẨU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 21/04/2021)


“Lời cầu nguyện đầu tiên của con người luôn là khẩu nguyện : lời tụng thành tiếng. Môi luôn chuyển động trước tiên. Mặc dù tất cả chúng ta đều ý thức rằng cầu nguyện không có nghĩa là lặp lại các lời nói, tuy nhiên, cầu nguyện thành tiếng vẫn là điều chắc chắn nhất và luôn có thể thực hành được. Mặt khác, tình cảm, dù cao thượng đến đâu, cũng không luôn chắc chắn: chúng đến rồi đi, chúng rời bỏ chúng ta rồi quay trở lại. Không những thế, các ơn thánh của cầu nguyện cũng không thể đoán trước được: có lúc được an ủi rất nhiều, nhưng vào những ngày đen tối nhất, chúng dường như biến mất hoàn toàn. Lời cầu nguyện của trái tim là điều mầu nhiệm, và vào một số thời điểm nào đó, nó như không có. Thay vào đó, lời cầu nguyện trên môi được đọc thì thầm hoặc đọc thuộc lòng luôn luôn có thể tiếp cận được, và cũng cần thiết như lao động chân tay. Sách Giáo lý dạy chúng ta về điều này, và quả quyết rằng: “cầu nguyện thành tiếng là một yếu tố thiết yếu của đời sống Kitô hữu. Với các môn đệ, được lời cầu nguyện thầm lặng của Thầy mình lôi cuốn, Chúa Giêsu dạy một kinh cầu thành tiếng, đó là Kinh Lạy Cha” (số 2701). “Hãy dạy chúng con cách cầu nguyện”, các môn đệ xin Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu dạy họ một kinh cầu thành tiếng: Kinh Lạy Cha. Và mọi sự đều ở đó, trong kinh cầu đó…
Tất cả chúng ta nên có sự khiêm tốn của một số người cao niên, những vị, trong nhà thờ, có lẽ vì thính giác của họ không còn nhạy bén, nên đã đọc thầm những lời cầu nguyện mà họ đã học khi còn nhỏ, lấp đầy lòng nhà thờ bằng những lời thì thầm. Lời cầu nguyện đó không làm xáo trộn sự im lặng, nhưng làm chứng cho sự trung thành của họ đối với bổn phận cầu nguyện, được thực hành suốt đời các vị không hề sai chạy. Những người thực hành kiểu cầu nguyện khiêm nhường này thường là những người cầu bầu tuyệt vời trong các giáo xứ: họ là những cây sồi từ năm này qua năm khác vươn cành tỏa bóng mát cho số lượng người đông đảo nhất. Chỉ có Thiên Chúa mới biết khi nào và mức nào trái tim của họ đã được kết hợp với những lời cầu nguyện được họ đọc thành tiếng: chắc chắn các vị này cũng đã phải đối diện với những đêm đen và những khoảnh khắc trống rỗng. Nhưng các vị luôn có thể trung thành với lời cầu nguyện thành tiếng của mình. Nó giống như chiếc mỏ neo: người ta có thể giữ chặt sợi dây và mãi trung thành, bất chấp điều gì xảy ra.
...chúng ta không được coi thường việc cầu nguyện thành tiếng. Người ta dám nói rằng “À, kiểu này chỉ dành cho trẻ em, dành cho những người ngu dốt; Tôi tìm cách cầu nguyện trong tâm trí, suy niệm, khoảng trống bên trong để Thiên Chúa có thể đến với tôi… ” Xin làm ơn! Đừng sa vào thứ kiêu ngạo mà la rầy lối cầu nguyện thành tiếng. Đó là lời cầu nguyện của người đơn sơ, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy: Lạy Cha chúng con ở trên trời… Các lời chúng ta đọc nắm lấy tay chúng ta; đôi khi chúng khôi phục được hương vị, chúng đánh thức ngay cả những trái tim mê ngủ nhất; chúng đánh thức dậy những tâm tình mà chúng ta đã lãng quên xưa nay. Và chúng cầm tay dẫn chúng ta hướng tới việc cảm nghiệm Thiên Chúa, những lời này… Và trên hết, chúng là những lời duy nhất, một cách chắc chắn, đạo đạt lên Thiên Chúa những câu hỏi mà Người muốn nghe. Chúa Giêsu đã không để chúng ta trong một màn sương mù. Người nói với chúng ta: "Hãy cầu nguyện như thế này". Và Người dạy Kinh Lạy Cha (x. Mt 6, 9). (ĐTC Phanxicô, 21/04/2021)
Đọc tiếp »

MENSA CHRISTI


Nơi Chúa Phục Sinh hiện ra lần ba tại bờ biển hồ, cho các ông mẻ cá lạ như xưa, Chúa ngồi trên đá nướng bánh chờ các ông vào ăn… mà Phúc Âm thứ sau trong tuần bát nhật Phục Sinh kể lại (Lc 21, 1-14) được gọi là Mensa Christi (bánh của Chúa Kitô).
Lạy Chúa, sau khi sống lại, Chúa theo sát các tông đồ, nhất cử nhất động của các ngài, thành công hay thất bại, Chúa biết hết và ra tay giúp đỡ… Chúng con tin Chúa vẫn đồng hành với mọi hoạt đồng hằng ngày của chúng con, những lúc chúng con vất vả mà không được gì hết, xin ra tay cho chúng con mẻ cá đầy ngày nào… Amen.
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần Bát nhật PS



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

SỐNG LẠI ĐỜI SỐNG MỚI


Trích thư thứ nhất của thánh Phê-rô tông đồ, chương 3:
“Ước chi vẻ duyên dáng của chị em không hệ tại cái mã bên ngoài như kết tóc, đeo vòng vàng, hay ăn mặc xa hoa ; 4 nhưng là con người nội tâm thầm kín, với đồ trang sức không bao giờ hư hỏng là tính thuỳ mị, hiền hoà : đó chính là điều quý giá trước mặt Thiên Chúa. 5 Xưa kia, các phụ nữ thánh thiện là những người trông cậy vào Thiên Chúa, cũng đã trang điểm như thế ; họ đã phục tùng chồng. 6 Như bà Xa-ra, bà đã vâng phục ông Áp-ra-ham, và gọi ông là “ông chủ”. Chị em là con cái của bà, nếu chị em làm điều thiện và không sợ hãi trước bất cứ nỗi kinh hoàng nào.
7 Cũng vậy, anh em là những người chồng, trong cuộc sống chung, anh em nên hiểu rằng đàn bà thuộc phái yếu ; hãy tỏ lòng quý trọng vì họ cũng được hưởng sự sống là hồng ân Chúa ban. Như thế, việc cầu nguyện của anh chị em sẽ không bị ngăn trở.
8 Sau hết, tất cả anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn. 9 Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc. 10 Thật thế, ai là người thiết tha được sống và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc, thì phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa ; 11 người ấy phải làm lành lánh dữ, tìm kiếm và theo đuổi bình an, 12 vì Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin, nhưng Người ngoảnh mặt đi, không nhìn kẻ làm điều ác.
13 Ai làm hại được anh em, nếu anh em nhiệt thành làm điều thiện ? 14 Mà nếu anh em chịu khổ vì sống công chính, thì anh em thật có phúc ! Đừng sợ những kẻ làm hại anh em và đừng xao xuyến. 15 Đức Ki-tô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. 16 Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng.
Hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Ki-tô, thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống, 17 bởi lẽ thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là vì làm điều ác.”
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần Bát nhật PS



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI CHÚNG TA (ĐTC Phanxicô, giả lễ Vọng Phục Sinh, 16/04/2022)


“Lễ Phục sinh không chỉ xảy ra để an ủi những người thương tiếc cái chết của Chúa Giêsu, nhưng làm cho họ mở lòng ra đón nhận thông điệp phi thường về sự chiến thắng của Thiên Chúa đối với sự dữ và sự chết. Ánh sáng của sự phục sinh không nhằm mục đích để các phụ nữ đắm chìm trong niềm vui, mà là để tạo ra các môn đệ truyền giáo “trở về từ ngôi mộ” (Lc 24,9) để mang đến

cho tất cả mọi người Tin Mừng về Chúa Kitô Phục Sinh.
Đó là lý do tại sao, sau khi nhìn thấy và nghe thấy, các bà đã chạy đến loan báo cho các môn đệ về niềm vui phục sinh. Họ biết rằng những người khác có thể nghĩ rằng họ đã hóa điên; quả thật, Phúc Âm nói rằng những lời nói của phụ nữ “đối với các ông dường như là một câu chuyện vu vơ” (câu 11). Tuy nhiên, những người phụ nữ đó đã không quan tâm đến danh tiếng của họ, không màng đến việc giữ gìn hình ảnh của họ; họ đã không kiềm chế cảm xúc của họ hoặc cẩn trọng trong lời nói của mình. Họ chỉ có ngọn lửa trong lòng để mang tin tức, là lời tuyên xưng: “Chúa đã sống lại!”
Và thật đẹp biết bao khi một Giáo hội có thể chạy theo con đường này qua các đường phố của thế giới chúng ta! Không sợ hãi, không âm mưu, thủ đoạn, nhưng chỉ với mong muốn dẫn mọi người đến niềm vui của Tin Mừng. Đó là điều chúng ta được mời gọi để làm: trải nghiệm Chúa Kitô Phục sinh và chia sẻ kinh nghiệm với người khác; lăn đá khỏi ngôi mộ nơi chúng ta có thể đã bao bọc Chúa, để truyền niềm vui của Ngài trên thế giới. Chúng ta hãy làm cho Chúa Giêsu, Đấng Hằng Sống, sống lại từ tất cả những ngôi mộ mà chúng ta đã niêm phong Ngài. Chúng ta hãy giải thoát Chúa khỏi những phòng giam chật hẹp mà chúng ta vẫn thường giam cầm Ngài.
Chúng ta hãy thức tỉnh khỏi giấc ngủ yên bình của mình và để Ngài khuấy động và làm phiền chúng ta. Chúng ta hãy đưa Ngài vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta: qua những cử chỉ hòa bình trong những ngày này được đánh dấu bởi sự khủng khiếp của chiến tranh, qua những hành động hòa giải giữa những mối quan hệ tan vỡ, những hành động nhân ái đối với những người cần giúp đỡ, những hành động công bằng giữa những tình huống bất bình đẳng và sự thật trong giữa sự dối trá. Và trên hết, thông qua các tác phẩm của tình yêu và tình huynh đệ.
Thưa anh chị em, niềm hy vọng của chúng ta có một cái tên: là danh thánh của Chúa Giêsu. Ngài đã vào ngôi mộ là tội lỗi chúng ta; Ngài đi xuống những vực sâu mà chúng ta cảm thấy lạc lõng nhất; Ngài len lỏi qua những mớ bòng bong của nỗi sợ hãi của chúng ta, mang gánh nặng của chúng ta và từ vực thẳm tăm tối của sự chết đã phục hồi cho chúng ta sự sống và biến sự thương tiếc của chúng ta thành niềm vui. Chúng ta hãy mừng lễ Phục sinh với Chúa Kitô! Ngài vẫn sống!
Hôm nay, Ngài cũng bước vào giữa chúng ta, thay đổi chúng ta và giải thoát chúng ta. Nhờ Người, cái ác đã bị cướp đi sức mạnh của nó; thất bại không còn có thể kìm hãm chúng ta bắt đầu lại; và cái chết đã trở thành một lối đi dẫn đến những khuấy động của cuộc sống mới. Vì với Chúa Giêsu, Chúa Phục sinh, không có đêm nào kéo dài mãi mãi; và ngay cả trong đêm đen mờ mịt nhất, trong bóng tối đó, sao mai vẫn tiếp tục tỏa sáng.” (ĐTC Phanxicô, giả lễ Vọng Phục Sinh, 16/04/2022)
Đọc tiếp »

TÌM CHÚA PHỤC SINH (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Vọng Phục Sinh, 16/04/2022)


“Tại sao các bà lại tìm kiếm người sống giữa những người đã chết? Ngài không ở đây, nhưng đã sống lại “(Lc 24,5-6). Chúng ta nên lắng nghe những lời đó và lặp lại chúng: Ngài không có ở đây! Bất cứ khi nào chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã hiểu tất cả những gì cần biết về Chúa, và có thể nuôi dưỡng Ngài trong những ý tưởng và phạm trù của riêng chúng ta, chúng ta hãy lặp lại

với chính mình: Ngài không có ở đây!
Bất cứ khi nào chúng ta tìm kiếm Chúa chỉ trong những cảm xúc, thường thoáng qua, và chỉ tìm kiếm Ngài trong những lúc cần thiết, rồi sau đó đặt Ngài sang một bên và quên Ngài đi trong phần còn lại của cuộc sống và trong những quyết định hàng ngày của chúng ta, chúng ta hãy lặp lại: Ngài không có ở đây! Và bất cứ khi nào chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể giam cầm Ngài trong lời nói của chúng ta, trong công thức của chúng ta, và trong cách suy nghĩ và hành động thông thường của chúng ta, và bỏ bê việc tìm kiếm Ngài trong những góc tối nhất của cuộc sống, nơi có những người khóc, những người đang phải vật lộn, đau khổ và hy vọng, chúng ta hãy lặp lại: Ngài không có ở đây!
Chúng ta cũng có thể nghe thấy câu hỏi được đặt ra cho những người phụ nữ: “Tại sao các bà lại tìm kiếm người sống giữa những người đã chết?” Chúng ta không thể cử hành Lễ Phục sinh nếu chúng ta tiếp tục là người chết; nếu chúng ta vẫn là tù nhân của quá khứ; Nếu trong cuộc đời, chúng ta thiếu can đảm để mình được Thiên Chúa tha thứ, Đấng đã tha thứ mọi sự, hãy can đảm để thay đổi, hãy đoạn tuyệt với những công việc của sự dữ, hãy quyết định dành cho Chúa Giêsu và cho tình yêu của Người.
Nếu chúng ta tiếp tục giản lược đức tin thành một lá bùa hộ mệnh, chúng ta biến Thiên Chúa thành một kỷ niệm đáng yêu từ xa xưa, thay vì gặp gỡ Ngài ngày nay như một Thiên Chúa hằng sống luôn mong muốn canh tân chúng ta và thay đổi thế giới của chúng ta. Một Kitô Giáo tìm kiếm Chúa giữa đống đổ nát của quá khứ và đặt Ngài trong ngôi mộ của thói quen là một Kitô Giáo không có Lễ Phục sinh. Nhưng Chúa đã sống lại! Chúng ta đừng quanh quẩn đợi chờ giữa các ngôi mộ, nhưng hãy chạy đi tìm Ngài, Đấng Hằng Sống! Chúng ta cũng đừng sợ tìm kiếm Người trong khuôn mặt của anh chị em chúng ta, trong câu chuyện của những người hy vọng và ước mơ, trong nỗi đau của những người đau khổ: Chúa ở đó!” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Vọng Phục Sinh, 16/04/2022)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần Bát nhật PS



Đọc tiếp »

EMMAUS: MẪU MỰC HIỆP HÀNH

Thứ tư tuần bát nhật Phục Sinh, ta được nghe câu chuyện Chúa đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmaus (Lc 24, 13-25). Hiệp hành là đây !
Chúa giả vờ không biết để lắng nghe : “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy ?” (câu 17)
Chúa giả bộ đi tiếp để họ “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Mà có cơ hội ở lại gặp gỡ thêm và nghe thêm… và nhờ Thánh Kinh và Thánh Thể các ông mở mắt và bừng sáng lòng mình, phân định được ý Chúa để quây về với sứ vụ tạ Giêrusalem…
Lạy Chúa, Chúa biết hết mà giả bộ không biết để lắng nghe, còn chúng con biết ít hay không biết mà nói nhiều, nói hết, chẳng nghe ai… Xin giúp chúng con học lại bài học hiệp hành này. Amen.


















Đọc tiếp »

THAY ÁNH MẮT ĐAU BUỒN BẰNG NIỀM VUI PHỤC SINH


“Nhiều nhà văn đã gợi lên vẻ đẹp của những đêm đầy sao. Tuy nhiên, những đêm chiến tranh bị xé toạc bởi những ánh chớp báo hiệu cái chết. Trong đêm này, anh chị em thân mến, chúng ta hãy để cho những người phụ nữ của Tin Mừng dắt tay chúng ta, để cùng với họ, chúng ta có thể nhìn thấy những tia nắng đầu tiên của bình minh cuộc sống Thiên Chúa đang ló dạng trong bóng tối của thế giới chúng ta. Khi bóng đêm bị xua tan trước khi ánh sáng yên tĩnh đến, những người phụ nữ lên đường đến ngôi mộ để xức dầu cho xác Chúa Giêsu. Ở đó, họ đã có một trải nghiệm đáng kinh ngạc. Đầu tiên, các bà phát hiện ra rằng ngôi mộ trống rỗng; rồi các bà nhìn thấy hai nhân vật mặc quần áo sáng chói nói với các bà rằng Chúa Giêsu đã sống lại. Lập tức các bà chạy về báo tin cho các môn đệ khác (x. Lc 24,1-10). Các bà đã thấy, nghe, và tuyên bố. Với ba động từ này, xin cho chúng ta cũng được bước vào lễ Vượt qua của Chúa từ sự chết cho đến sự sống.
Những người phụ nữ đã nhìn thấy. Lời loan báo đầu tiên về sự sống lại không phải là một lời tuyên bố được mở ra, nhưng là một dấu hiệu cần được chiêm ngưỡng. Trong một khu nghĩa trang, gần một ngôi mộ, ở một nơi mà mọi thứ lẽ ra phải trật tự và yên bình, các bà “tìm thấy hòn đá lăn ra khỏi ngôi mộ; nhưng khi họ vào thì không thấy xác đâu “(câu 2-3). Lễ Phục sinh bắt đầu bằng cách làm đảo lộn những mong đợi của chúng ta. Ngày lễ này đi kèm với món quà của một niềm hy vọng khiến chúng ta ngạc nhiên và sững sờ. Vậy mà để đón nhận món quà đó không dễ chút nào. Đôi khi chúng ta phải thừa nhận rằng, niềm hy vọng này không tìm thấy chỗ đứng trong trái tim chúng ta. Giống như những người phụ nữ trong Tin Mừng, chúng ta bị bao trùm bởi những thắc mắc và nghi ngờ, và phản ứng đầu tiên của chúng ta trước dấu hiệu bất ngờ là một sự sợ hãi: “Họ kinh hãi và cúi mặt xuống đất” (câu 5).
Tất cả chúng ta thường nhìn cuộc sống và thực tế với đôi mắt u ám; chúng ta chỉ chăm chăm nhìn vào ngày đang trôi qua này, chán nản với tương lai, chỉ quan tâm đến bản thân và nhu cầu của mình, chìm vào ngục tù của sự thờ ơ, thậm chí ngay khi chúng ta liên tục phàn nàn rằng mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi. Bằng cách này, chúng ta dừng lại trước ngôi mộ của sự cam chịu và chủ nghĩa định mệnh, và chúng ta chôn vùi niềm vui sống.
Tuy nhiên, đêm nay, Chúa muốn ban cho chúng ta đôi mắt khác, sống động với hy vọng rằng nỗi sợ hãi, đau đớn và cái chết sẽ không có lời nói cuối cùng trên chúng ta. Nhờ mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu, chúng ta có thể từ hư vô trở thành sự sống. “Cái chết sẽ không thể cướp đi mạng sống của chúng ta được nữa” (K. RAHNER), vì cuộc sống đó giờ đây được tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa bao bọc trọn vẹn và vĩnh viễn. Đúng vậy, cái chết có thể khiến chúng ta khiếp sợ; nó có thể làm tê liệt chúng ta. Nhưng Chúa đã sống lại! Chúng ta hãy ngước nhìn lên, vén bức màn buồn phiền và u sầu khỏi đôi mắt, và mở lòng đón nhận niềm hy vọng mà Chúa mang đến!” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Đêm Vọng PS 2022)
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

BÌNH AN CỦA CHÚA (ĐTC Phanxicô, 13/04/2022)


“…Đây là cách Chúa Kitô mang lại hòa bình cho thế giới: qua sự hiền lành và dịu dàng, được tượng trưng bằng việc Ngài cưởi con lừa con bị cột dây mà chưa ai từng cưỡi trên đó. Không ai cả, vì cách làm việc của Thiên Chúa khác với cách làm việc của thế gian. Thật vậy, ngay trước Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đã giải thích cho các môn đệ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con; bình an của Thầy, Thầy ban cho các con; Thầy ban cho các con không như thế gian ban”(Ga 14,27). Đó là hai phương thức khác nhau: cách thế giới mang lại hòa bình cho chúng ta và cách Thiên Chúa ban cho chúng ta hòa bình. Chúng khác nhau.
Hòa bình mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta vào ngày Lễ Phục sinh không phải là nền hòa bình theo các chiến lược của thế gian, một chiến lược vốn tin rằng nó có thể có được bằng vũ lực, bằng cách chinh phục và bằng nhiều hình thức áp đặt. Trên thực tế, hòa bình này chỉ là khoảng thời gian giữa các cuộc chiến tranh: tất cả chúng ta đều nhận thức rõ điều này. Sự bình an của Chúa theo đường lối hiền lành và thập giá: đó là gánh vác trách nhiệm cho người khác. Thật vậy, Chúa Kitô đã tự nhận lấy sự xấu xa, tội lỗi và sự chết của chúng ta. Người đã tự mình gánh lấy tất cả những điều này. Bằng cách này, Người đã giải phóng chúng ta. Người đã trả giá cho chúng ta. Sự bình an của Người không phải là kết quả của một sự thỏa hiệp nào đó, mà đúng hơn được phát sinh từ sự tự hiến. Tuy nhiên, hòa bình hiền lành và can đảm này, thật khó chấp nhận. Thực thế, đám đông tôn vinh Chúa Giêsu cũng chính là đám đông, một vài ngày sau đó, sẽ hét lên, "Hãy đóng đinh nó!" và, vì sợ hãi và thất vọng, sẽ không nhấc một ngón tay nào bênh vực Người…
Sự bình an của Chúa Giêsu không chế ngự người khác; nó không phải là một nền hòa bình có vũ trang, không bao giờ! Các vũ khí của Tin Mừng là lời cầu nguyện, sự dịu dàng, sự tha thứ và tình yêu tự do đối với người lân cận của mình, tình yêu thương dành cho mọi người lân cận. Đó là cách nền hòa bình của Thiên Chúa đã được mang vào thế giới. Đó là lý do tại sao cuộc xâm lược vũ trang ngày nay, giống như mọi cuộc chiến tranh, nói lên sự phẫn nộ chống lại Thiên Chúa, sự phản bội phạm thượng đối với Chúa của Lễ Vượt Qua, sự ưa thích khuôn mặt của thần giả trá của thế giới này hơn vị Thiên Chúa hiền lành của họ. Chiến tranh luôn là một hành vi của con người, nhằm tạo ra sự sùng bái ngẫu thần quyền lực.
Trước Lễ Vượt Qua cuối cùng của Người, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Lòng các con đừng xao xuyến, đừng sợ hãi” (Ga 14,27). Vâng, bởi vì trong khi quyền lực thế gian chỉ để lại sự hủy diệt và chết chóc, chúng ta đã thấy điều này trong những ngày gần đây, hòa bình của Người tạo dựng nên lịch sử, bắt đầu từ trái tim của mỗi người chào đón chúng ta. Do đó, lễ Phục sinh là lễ đích thực của Thiên Chúa và nhân loại, bởi vì sự bình an mà Chúa Kitô đã đạt được trên thập giá khi hiến mình được phân phát cho chúng ta. Vì vậy, Chúa Kitô Phục Sinh, trong Ngày Lễ Phục Sinh, hiện ra với các môn đệ, và Người chào đón họ như thế nào? "Bình an cho các con!" (Ga 20,19-21). Đây là lời chào của Chúa Kitô chiến thắng, Chúa Kitô Phục sinh.” (ĐTC Phanxicô, 13/04/2022)
Đọc tiếp »

GẶP CHÚA PHỤC SINH (ĐTC Phanxicô, 18/04/2021)


“Vào Chúa Nhật thứ ba của Lễ Phục Sinh, chúng ta trở lại Giêrusalem, đến Phòng Tiệc Ly, theo sự hướng dẫn của hai môn đệ Emmaus, là những người đã lắng nghe những lời của Chúa Giêsu một cách vô cùng xúc động trên đường đi và sau đó nhận ra Ngài “trong cử chỉ bẻ bánh” (Lc 24, 35). Giờ đây, tại Nhà Tiệc Ly, Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra giữa nhóm các môn đệ và chào: “Bình an cho anh em!” (Câu 36). Nhưng, như Tin Mừng cho biết, họ sợ hãi và nghĩ rằng họ “nhìn thấy một bóng ma” (câu 37). Rồi Chúa Giêsu chỉ cho họ thấy những vết thương trên thân thể Người và nói: “Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây” (câu 39). Và để thuyết phục họ, Ngài xin thức ăn và ăn uống trước cái nhìn đầy kinh ngạc của họ (xem câu 41-42).
...
Đoạn Tin Mừng này được đặc trưng bởi ba động từ rất cụ thể, theo một nghĩa nào đó phản ánh đời sống cá nhân và cộng đồng của chúng ta: nhìn, chạm đến và ăn. Ba hành động có thể mang lại niềm vui cho cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Giêsu hằng sống.
Nhìn. “Hãy nhìn vào bàn tay và bàn chân của Thầy”, Chúa Giêsu nói. Nhìn không chỉ là thấy, nó còn hơn thế nữa, nó còn bao hàm cả ý định, ý chí. Đây là lý do tại sao nó là một trong những động từ của tình yêu. Bố mẹ nhìn con mình, những người yêu nhau nhìn nhau; bác sĩ tốt lành nhìn bệnh nhân một cách cẩn thận… Nhìn là bước đầu tiên để chống lại sự thờ ơ, chống lại sự cám dỗ quay mặt đi của một người trước những khó khăn và đau khổ của người khác. Nhìn. Tôi có nhìn thấy, hay nhìn vào Chúa Giêsu không?
Động từ thứ hai là chạm vào. Mời các môn đệ chạm vào Người, để thấy rằng Người không phải là ma - hãy chạm vào Thầy! Chúa Giêsu chỉ cho các Tông đồ và cho chúng ta thấy rằng mối quan hệ với Người và với anh em của chúng ta không thể có “khoảng cách”, không có Kitô giáo ở khoảng cách xa xa, không có Kitô giáo chỉ ở mức độ nhìn. Tình yêu đòi buộc nhìn ngắm nhưng nó cũng yêu cầu gần gũi, nó yêu cầu tiếp xúc, và chia sẻ cuộc sống. Người Samaritanô nhân hậu không chỉ nhìn người đàn ông mà anh ta tìm thấy đã sống dở chết dở dọc đường: anh ta dừng lại, cúi xuống, chữa trị vết thương cho nạn nhân, chạm vào anh ta, chất anh ta lên lưng lừa và chở anh ta về quán trọ. Và với chính Chúa Giêsu cũng vậy: yêu mến Chúa có nghĩa là đi vào một sự hiệp thông sống động, một sự hiệp thông với Người.
Và sau đó chúng ta đến với động từ thứ ba, ăn, động từ này diễn tả rõ ràng con người chúng ta trong sự nghèo đói tự nhiên nhất của nó, tức là nhu cầu nuôi dưỡng bản thân để sống còn. Nhưng việc ăn uống, khi chúng ta làm điều đó với nhau, với gia đình hoặc bạn bè, cũng trở thành một biểu hiện của tình yêu, một biểu hiện của hiệp thông, của cử hành... Biết bao lần Tin Mừng cho chúng ta thấy Chúa Giêsu sống chiều kích hiệp thông này với các môn đệ của Người, ngay cả với tư cách là Đấng Phục sinh. Đến mức bàn tiệc Thánh Thể đã trở thành dấu chỉ tiêu biểu cho cộng đồng Kitô hữu. Cùng nhau ăn và uống Mình Máu Thánh Chúa Kitô: đây là trung tâm của đời sống Kitô hữu.
Thưa anh chị em, đoạn Tin Mừng này cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu không phải là một “bóng ma”, nhưng là một Bản thể sống động; rằng khi Chúa Giêsu đến gần chúng ta, Ngài làm chúng ta vui mừng đến mức không tin, và khiến chúng ta kinh ngạc, với sự kinh ngạc mà chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa mới đem lại, bởi vì Chúa Giêsu là Đấng Hằng Sống. Kitô Giáo trước hết không phải là một học thuyết hay một lý tưởng luân lý, mà là một mối quan hệ sống động với Người, với Chúa Phục Sinh: chúng ta nhìn Người, chạm vào Người, được nuôi dưỡng nhờ Người và, được biến đổi bởi tình yêu của Người, để rồi chúng ta nhìn, chạm vào và nuôi dưỡng người khác như anh chị em với mình. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta sống kinh nghiệm ân sủng này.” (ĐTC Phanxicô, 18/04/2021)
Đọc tiếp »

SỨ ĐIỆP PHỤC SINH 2022


“Anh chị em thân mến,
Chúc mừng
Lễ Phục sinh!
Chúa Giêsu, Đấng bị đóng đinh, đã sống lại! Người đứng giữa những người đang thương tiếc Người, đang khóa mình sau những cánh cửa đóng kín, đầy sợ hãi và đau khổ. Chúa đến giữa
họ và nói: “Bình an cho anh em!” (Ga 20:19). Ngài

chỉ ra những vết thương ở tay và chân, và vết thương ở bên hông. Ngài không phải là ma; nhưng thực sự là Chúa Giêsu, chính là Chúa Giêsu đã chết trên thập tự giá và được đặt trong mồ. Trước con mắt ngờ vực của các môn đệ, Ngài lặp lại: “Bình an cho anh em!” (câu 21).
Đôi mắt của chúng ta cũng đang hoài nghi về lễ Phục sinh giữa chiến tranh. Chúng ta đã thấy quá nhiều máu, quá nhiều bạo lực. Trái tim của chúng ta cũng vậy, đã tràn đầy sợ hãi và đau khổ, vì rất nhiều anh chị em của chúng ta đã phải tự nhốt mình để được an toàn khỏi bị ném bom. Chúng ta cố gắng tin rằng Chúa Giêsu đã thực sự sống lại, rằng Người đã thực sự chiến thắng sự chết. Liệu điều đó có thể chỉ là một ảo ảnh, hay chỉ là một phần trong trí tưởng tượng của chúng ta chăng?
Không, đó không phải là ảo ảnh! Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta nghe vang vọng lời loan báo Phục sinh rất đỗi thân thương đối với Kitô giáo Đông phương: “Chúa Kitô đã sống lại! Ngài đã sống lại thật rồi! “ Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần Người, vào cuối Mùa Chay tưởng như vô tận. Chúng ta vừa mới thoát ra sau hai năm đại dịch, gây thiệt hại nặng nề. Đã đến lúc cùng nhau bước ra khỏi đường hầm, chung tay, góp sức, tập hợp sức mạnh và nguồn lực của mình...
Nhưng thay vào đó, chúng ta lại đang chứng tỏ rằng chúng ta vẫn mang trong mình tinh thần của Cain, người đã coi Abel không phải là anh em, mà là một đối thủ, và suy tính cách thế loại bỏ em mình. Chúng ta cần Chúa bị đóng đinh và phục sinh để chúng ta có thể tin tưởng vào sự chiến thắng của tình yêu, và hy vọng vào sự hòa giải. Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần Người đứng giữa chúng ta và lặp lại với chúng ta: “Bình an cho anh em!”
Chỉ có Ngài mới làm được. Ngày nay, một mình Ngài mới có quyền nói với chúng ta về hòa bình. Chỉ có một mình Chúa Giêsu, vì Người mang những vết thương… những vết thương của chúng ta. Những vết thương của Ngài thực sự là của chúng ta, vì hai lý do. Những vết thương ấy là của chúng ta bởi vì chúng ta đã gây ra cho Ngài bởi tội lỗi của chúng ta, bởi sự cứng lòng của chúng ta, bởi sự thù hận anh em của chúng ta. Những vết thương ấy cũng là của chúng ta bởi vì Ngài đã mang chúng vì lợi ích của chúng ta; Ngài đã không rũ bỏ chúng khỏi cơ thể được tôn vinh của mình; Ngài đã chọn giữ chúng, mang chúng mãi mãi. Những vết thương ấy là dấu ấn không thể xóa nhòa của tình yêu Ngài dành cho chúng ta, một hành động cầu bầu lâu dài, để Cha trên trời, khi nhìn thấy chúng, sẽ thương xót chúng ta và toàn thế giới. Những vết thương trên thân thể của Chúa Giêsu phục sinh là dấu chỉ của trận chiến mà Người đã chiến đấu và chiến thắng cho chúng ta, đã chiến thắng bằng vũ khí của tình yêu, để chúng ta có được hòa bình và sống trong bình an.
Khi chúng ta chiêm ngưỡng những vết thương vinh quang đó, đôi mắt ngờ vực của chúng ta mở to; trái tim cứng rắn của chúng ta mở ra và chúng ta chào đón sứ điệp Phục sinh: “Bình an cho anh em!”
Chúng ta hãy để cho sự bình an của Chúa Kitô đến trong cuộc sống của chúng ta, ngôi nhà của chúng ta, đất nước của chúng ta!..” (ĐTC Phanxicô, 17/04/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

SỨC MẠNH của CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)


“Những người nam, nữ thánh thiện không có cuộc sống dễ dàng như những người khác. Thậm chí họ thực sự có những vấn đề riêng cần giải quyết, và hơn thế nữa, họ thường là đối tượng bị chống đối. Nhưng sức mạnh của họ là việc cầu nguyện. Họ luôn múc từ “cái giếng” vô tận của Mẹ Giáo Hội. Nhờ cầu nguyện, họ nuôi dưỡng ngọn lửa đức tin của họ, như dầu thường làm cho đèn. Và do đó, họ tiến bước trong đức tin và đức cậy. Các thánh, những vị thường ít được coi trọng trong con mắt thế gian, trên thực tế là những người nâng đỡ thế gian, không phải bằng vũ khí tiền bạc và quyền lực, của các phương tiện truyền thông - v.v. - nhưng bằng vũ khí cầu nguyện.
Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu đã đặt ra một câu hỏi cảm kích luôn khiến chúng ta phải suy gẫm: “Khi Con Người đến, Người có tìm thấy đức tin trên trái đất nữa không?” (Lc 18, 8/ hay Người sẽ chỉ tìm thấy các tổ chức, như các nhóm doanh nhân có đức tin, mọi sự được tổ chức tốt, thực hiện các việc bác ái, nhiều việc lắm, hay Người sẽ tìm thấy đức tin? "Khi Con người đến, liệu Người có tìm thấy đức tin trên trái đất nữa không?" Câu hỏi này xuất hiện ở phần cuối của một dụ ngôn muốn cho thấy sự cần thiết phải cầu nguyện một cách kiên trì, không mệt mỏi (xem các câu 1-8). Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên trái đất chừng nào còn dầu cầu nguyện. Chính điều này dẫn đức tin tiến tới và dẫn cuộc sống của chúng ta, những người yếu đuối và tội lỗi tiến tới, nhưng cầu nguyện sẽ dẫn nó tiến tới một cách an toàn.
Câu hỏi mà các Kitô hữu chúng ta cần tự hỏi là: Tôi có cầu nguyện không? Chúng ta có cầu nguyện không? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Như những con vẹt hay tôi cầu nguyện với trái tim mình? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Tôi có cầu nguyện, chắc chắn rằng tôi đang ở trong Giáo hội và tôi cầu nguyện với Giáo hội không? Hay tôi cầu nguyện chút chút theo các ý nghĩ của mình và sau đó làm cho ý nghĩ của mình thành lời cầu nguyện? Đó là một lời cầu nguyện của người ngoại giáo, không phải của Kitô hữu. Tôi nhắc lại: Chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên trái đất chừng nào còn có dầu cầu nguyện.
Và đây là nhiệm vụ thiết yếu của Giáo hội: cầu nguyện và dạy cách cầu nguyện. Truyền ngọn đèn đức tin và dầu cầu nguyện từ thế hệ này sang thế hệ nọ. Ngọn đèn đức tin soi sáng sẽ sửa chữa mọi sự như chúng thực sự vốn là, nhưng nó chỉ có thể tiến tới bằng dầu đức tin. Nếu không, nó sẽ tắt ngúm. Nếu không có ánh sáng của ngọn đèn này, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy con đường truyền giảng Tin Mừng, hay đúng hơn, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy đường để tin cho tốt; chúng ta sẽ không thể nhìn thấy khuôn mặt của anh chị em chúng ta để đến gần và phục vụ; chúng ta sẽ không thể chiếu sáng căn phòng nơi chúng ta gặp gỡ trong cộng đồng. Không có niềm tin mọi sự đều sụp đổ; và nếu không có lời cầu nguyện, đức tin sẽ bị dập tắt. Đức tin và lời cầu nguyện đi đôi với nhau. Không có lựa chọn nào khác. Vì lý do này, Giáo hội, như căn nhà và trường học dạy hiệp thông, là căn nhà và trường học dạy đức tin và cầu nguyện.” (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần Bát nhật PS



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2022

CHÚA NHẬT - PHỤC SINH - NĂM C



Đọc tiếp »

Giáo xứ Cù Mi, Chúa Nhật Phục Sinh 2022

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

ĐÊM VỌNG PHỤC SINH CÙ MI 2022

Đọc tiếp »

CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)


“Anh chị em thân mến, chúc anh em một buổi sáng tốt đẹp!
Giáo Hội là trường vĩ đại dạy ta cầu nguyện. Nhiều người trong chúng ta đã học cách thì thầm những lời cầu nguyện đầu tiên trong lòng cha mẹ hoặc ông bà. Có lẽ chúng ta trân trọng ký ức về mẹ về cha chúng ta, những người đã dạy chúng ta cầu nguyện trước khi đi ngủ. Những khoảnh khắc hồi tưởng này thường là những khoảnh khắc trong đó cha mẹ lắng nghe một bí quyết thân thiết nào đó và có thể cho chúng ta lời khuyên được Tin Mừng truyền cảm hứng. Sau đó, khi lớn thêm, người ta có những cuộc gặp gỡ khác, với những nhân chứng và những thầy dạy cầu nguyện khác (xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2686-2687). Nhớ lại những điều đó quả là việc tốt lành.
Cuộc sống của một giáo xứ và mỗi cộng đồng Kitô hữu được đánh dấu bằng những khoảnh khắc phụng vụ và cầu nguyện cộng đồng. Chúng ta đã ý thức được rằng ơn phúc chúng ta nhận được một cách đơn sơ khi còn thơ ấu là một di sản tuyệt vời, một cơ nghiệp phong phú và kinh nghiệm cầu nguyện ngày càng đáng được thâm hậu hóa nhiều hơn (xem sđd, 2688).
Tấm áo đức tin không cứng ngắc, nhưng phát triển cùng với chúng ta; nó không cứng ngắc, nó phát triển, thậm chí nhờ những khoảnh khắc khủng hoảng và hồi sinh. Trên thực tế, không có sự trưởng thành nào mà không có những khoảnh khắc khủng hoảng vì khủng hoảng khiến anh chị em trưởng thành. Trải qua khủng hoảng là điều cần thiết để trưởng thành. Và hơi thở của đức tin là việc cầu nguyện: chúng ta lớn lên trong đức tin bao lâu chúng ta học cách cầu nguyện. Sau những bước quá độ nào đó trong cuộc sống, chúng ta ý thức được rằng nếu không có đức tin, chúng ta rất có thể không thoát được và sức mạnh của chúng ta là việc cầu nguyện - không chỉ là việc cầu nguyện của bản thân, mà còn là việc cầu nguyện của anh chị em chúng ta, của cộng đồng đã đồng hành và hỗ trợ chúng ta, của những người biết chúng ta, những người chúng ta xin cầu nguyện cho chúng ta nữa...” (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.