Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021
HÃY NÊN HOÀN THIỆN 2Cr 12 :
“Và thưa anh em thân mến, chúng tôi nói tất cả những điều ấy cốt để xây dựng anh em. 20 Quả vậy, tôi sợ rằng khi đến, tôi không thấy anh em được như ý tôi, và anh em thấy tôi không được như ý anh em. Chớ gì giữa anh em đừng có chia rẽ, ghen tuông, oán ghét, cạnh tranh, vu khống, nói hành, kiêu căng, hỗn loạn. 21 Tôi sợ rằng lần sau đến thăm anh em, Thiên Chúa của tôi lại để tôi phải nhục vì anh em, và tôi phải than khóc nhiều người trước đây đã phạm tội, mà nay chẳng chịu ăn năn hối cải về những việc ô uế, gian dâm và phóng đãng họ đã làm…
Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021
Tb 4,16-17.19-20
Điều con không thích kẻ khác làm cho mình, thì cũng đừng bao giờ làm cho người ta. Hãy chia cơm sẻ áo cho người đói rách. Biết ai khôn ngoan, thì tìm đến mà bàn hỏi. Hãy chúc tụng Chúa trong mọi nơi mọi lúc, xin Người dạy con biết theo nẻo chính đường ngay, và giúp con thành công trong mọi điều con toan tính.
Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021
Chúc mừng chị em Bổn mạng THÁNH MATTA !
(Hôm nay cũng mừng chung thánh MARIA, em của Matta, vì ĐTC mới lập, nên có thể chưa có ai nhận Bổn mạng Maria này)
NGƯỜI CAO NIÊN LÀ TẤM BÁNH NUÔI SỐNG TA (ĐTC Phanxicô, giảng lễ ngày Thế giới người cao tuổi lần I, 25/07/2021)
“…Chúng ta đừng đánh mất ký ức được gìn giữ bởi những người cao niên, vì chúng ta là con cái của lịch sử đó, và không có cội nguồn, chúng ta sẽ khô héo. Các ngài đã bảo vệ chúng ta khi chúng ta lớn lên, và bây giờ đến lượt chúng ta bảo vệ cuộc sống của các ngài, giảm bớt khó khăn của các ngài, quan tâm đến nhu cầu của các ngài và bảo đảm rằng các ngài được giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày và không cảm thấy cô đơn.
Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021
CHIA SẺ và GIỮ GÌN (ĐTC Phanxicô, 25/07/2021)
“Chia sẻ. Thấy dân chúng đói khổ, Chúa Giêsu muốn cho họ ăn. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra nhờ một thanh niên đưa năm ổ bánh và hai con cá. Thật cảm động biết bao, ở trung tâm của phép lạ mà nhờ đó khoảng năm nghìn người lớn đã được cho ăn, chúng ta thấy một người trẻ sẵn sàng chia sẻ những gì anh ta có.
PHÚC CHO AI BIẾT CHO (Trích bài giảng của thánh Ba-xi-li-ô Cả, giám mục)
“Này bạn, hãy làm như ruộng đất : hãy sinh hoa kết quả như nó, đừng để mình bị coi là kém loài vô tri. Đất nuôi hoa trái, không phải cho chính nó, nhưng cho bạn được hưởng. Còn bạn, mỗi khi trổ sinh hoa trái là việc lành phúc đức, bạn sẽ thu hoạch cho chính mình, vì ân phúc và phần thưởng do việc lành sẽ về lại với những người quảng đại thi ân. Bạn đã cho kẻ đói ăn thì cái bạn cho là của bạn và trở nên phong phú gấp bội khi về lại với bạn. Hạt lúa gieo xuống đất sinh lời cho kẻ gieo thế nào, thì tấm bánh trao cho người đói sẽ sinh lợi nhiều cho bạn về sau như thế. Hãy khởi sự mùa gieo phúc đức khi bạn kết thúc mùa gặt hái ruộng vườn. Vì Kinh Thánh nói : Hãy gieo công chính rồi sẽ được gặt tình thương.
HÃY CHO (2 Cr 9, 6-13)
Tôi xin nói điều này : gieo ít thì gặt ít ; gieo nhiều thì gặt nhiều. 7 Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương. 8 Vả lại, Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh em mọi thứ ân huệ, để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt, vừa được dư thừa mà làm mọi việc thiện, 9 theo như lời đã chép : Kẻ túng nghèo, Người rộng tay làm phúc ; đức công chính của Người tồn tại muôn đời.
Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021
NHÌN XEM (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 25/07/2021)
“Nhìn xem. Khi bắt đầu bài tường thuật của mình, thánh sử Gioan chỉ ra rằng Chúa Giêsu ngước nhìn lên và thấy đám đông đang đói sau khi đi một đoạn đường xa để gặp Ngài. Đó là cách phép lạ bắt đầu: với cái nhìn của Chúa Giêsu, Đấng không thờ ơ cũng không quá bận rộn để có thể cảm nhận được cơn đói của một nhân loại mệt mỏi. Chúa Giêsu quan tâm đến chúng ta; Ngài quan tâm đến chúng ta; Ngài muốn thỏa mãn những khao khát cuộc sống, tình yêu và hạnh phúc của chúng ta. Trong mắt Người, chúng ta thấy cách nhìn của riêng Thiên Chúa. Ánh mắt của Người là ánh mắt quan tâm; Người nhạy cảm với chúng ta và với những hy vọng mà chúng ta ôm ấp trong lòng. Ánh mắt ấy nhận ra sự mệt mỏi của chúng ta, và nhận ra niềm hy vọng giúp chúng ta tiếp tục tiến bước. Ánh mắt ấy hiểu được nhu cầu của mỗi người. Vì trong mắt Thiên Chúa, không có đám đông vô danh, chỉ có những cá nhân với cơn đói và cơn khát của riêng họ. Cái nhìn của Chúa Giêsu là cái nhìn chiêm nghiệm. Ngài nhìn vào cuộc sống của chúng ta; Ngài nhìn thấy và thấu hiểu.
Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021
BA TRỤ CỘT : ƯỚC MƠ, KÝ ỨC và CẦU NGUYỆN (Roma, đền thờ thánh Gioan Laterano, ngày 31/05/2021, Lễ Đức Mẹ đi viếng bà thánh Elizabeth, Phanxicô)
“Theo cái nhìn này, tôi muốn nói với mỗi anh chị em rằng cần phải có anh chị em để xây dựng thế giới tương lai, trong tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội, là thế giới mà chúng ta, cùng với con cháu chúng ta, sẽ sống sau khi cơn bão đã lắng dịu xuống. Tất cả “chúng ta hãy là những người chủ động trong việc phục hồi và hỗ trợ những tầng lớp xã hội bị tổn thương” (ibid., 77). Trong số các trụ cột chống đỡ công trình mới này, có ba trụ cột mà anh chị em, hơn bất kỳ ai khác, có thể giúp thiết lập. Ba trụ cột đó là ước mơ, ký ức và cầu nguyện. Sự gần gũi của Chúa sẽ ban cho tất cả chúng ta, ngay cả những người yếu đuối nhất, sức mạnh cần thiết để bắt đầu một cuộc hành trình mới trên con đường của ước mơ, ký ức và cầu nguyện.
Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021
DÙ SỨC TÀN LỰC KIỆT… CHÚNG TA CẦN ĐẾN NHAU (ĐTC Phanxicô, sứ điệp ngày Thế giới Ông bà và người cao tuổi lần I, 25/07/2021)
“…Do đó, tại một thời điểm quyết định của lịch sử, mỗi anh chị em cũng có một ơn gọi được đổi mới. Anh chị em có thể tự hỏi: Làm sao có thể thế được? Sức lực tôi đang dần cạn kiệt và tôi không nghĩ mình có thể làm được nhiều việc. Làm sao tôi có thể bắt đầu hành xử khác đi khi thói quen đã thành quy tắc trong cuộc đời tôi? Làm sao tôi có thể cống hiến cho người nghèo khi còn canh cánh bao nỗi lo toan về gia đình mình? Làm sao tôi có thể mở rộng tầm nhìn khi tôi thậm chí không thể rời khỏi nơi mình đang ở. Chẳng lẽ sự cô độc của tôi chưa đủ là một gánh nặng hay sao?
Chúa Nhật 17 Quanh Năm, Năm B
Bài Ðọc I: 2 V 4, 42-44
CHÚA NHẬT XVII-MÙA TN-B
ĐTC Phaolô VI- x.Tông huấn Gia Đình, số 60
-“Hỡi các bà mẹ, chị em có dạy cho các con nhỏ của mình những lời kinh của người Kitô hữu không? Chị em có cộng tác với các linh mục để chuẩn bị cho chúng lãnh nhận các Bí tích: Xưng tội, Rước lễ, Thêm sức không? Nếu chúng đau ốm, chị em có tập cho chúng quen nghĩ tới sự đau khổ của Đức Kitô, quen kêu cầu sự giúp đỡ của Đức Mẹ đồng trinh và các thánh không? Chị em có lần hạt chung với chúng ở nhà không?
NHƯ CHÚA, TA KHÔNG NGHỈ HƯU (ĐTC Phanxicô, sứ điệp ngày Ông bà và Người cao tuổi…)
“Tuy nhiên, Chúa vẫn gửi cho chúng ta những sứ giả qua Lời Chúa. Ngài không bao giờ để cho cuộc đời chúng ta thiếu vắng Lời của Ngài. Mỗi ngày chúng ta hãy ráng đọc một trang Tin Mừng, cầu nguyện với các Thánh vịnh, đọc các sách Ngôn sứ! Chúng ta sẽ sửng sốt bởi sự thành tín của Chúa. Kinh Thánh cũng sẽ giúp chúng ta hiểu trong cuộc sống hiện nay Chúa yêu cầu chúng ta phải gì. Vì vào mỗi giờ trong ngày (x. Mt 20, 1-16) và ở mỗi giai đoạn cuộc đời, Chúa vẫn tiếp tục sai thợ vào làm vườn nho cho Chúa.
Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021
Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021
CHÚA SAI THIÊN THẦN NÂNG ĐỠ BẠN… (ĐTC Phanxicô, sứ điệp ngày Thế giới Ông bà người và Người cao tuổi…)
(ĐTC Phanxicô, sứ điệp ngày Thế giới Ông bà người và Người cao tuổi…)
CHÚA Ở CÙNG ANH CHỊ EM (ĐTC Phanxicô, sứ điệp Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ I sẽ mừng vào Chúa Nhật 25/07/2021)
“Ta luôn ở cùng anh chị em” (x. Mt 28,20): đây là lời Chúa đã hứa với các môn đệ trước khi về trời. Hôm nay Ngài lặp lại lời này với mỗi anh chị em, các bậc ông bà và người cao niên. Với tư cách Giám mục Roma và cũng lớn tuổi như anh chị em, tôi muốn gởi đến anh chị em trong Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ nhất cùng những lời này: “Tôi luôn ở cùng anh chị em”. Toàn thể Giáo hội gần gũi với anh chị em, hay đúng hơn, với tất cả chúng ta, và quan tâm đến anh chị em, yêu thương anh chị em và không muốn để anh chị em đơn độc!
Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021
Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021
XIN THIÊN CHÚA TOÀN NĂNG, LÀ CHA, VÀ CON, VÀ THÁNH THẦN BAN PHÚC LÀNH CHO ANH CHỊ EM.
Dù tất cả anh chị em phải ở nhà, và tôi dâng lễ như thể “không có giáo dân tham dự”, Thánh Lễ vẫn là nguồn ơn cứu độ tuôn xuống hằng ngày cho hết mọi người như ý nghĩa của Kinh Tạ ơn IV :
Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021
HIỆP THÔNG THÁNH LỄ THỜI ĐẠI DỊCH
Vì đại dịch anh chị em không dự Thánh Lễ được, hãy ở nhà cầu nguyện, hiệp thông, tự suy niệm Lời Chúa, rước lễ thiêng liêng… theo tiếng chuông nhà thờ Cù Mi vẫn vang lên hằng ngày lúc 04g30 sáng, khi tôi và Cha Phó liên tiếp dâng 2 Thánh Lễ cùng các nữ tu theo qui định giản cách, mang ý nghĩa thần học như giáo luật điều 904:
Hướng dẫn tổng quát dạy giáo lý-Bộ Giáo Sĩ, số 226:
“Chứng tá đời sống Kitô hữu mà cha mẹ dành cho con cái trong gia đình bao gồm sự trìu mến và tôn trọng của cả cha lẫn mẹ. Như thế, con cái sẽ nhận biết và sống cách vui vẻ, tình thân với Thiên Chúa và Chúa Giêsu được biểu lộ nơi cha mẹ. Kinh nghiệm Kitô giáo đầu tiên đó sẽ để lại dấu ấn trong suốt cả cuộc đời. Sự khơi dậy ý thức tôn giáo cho tuổi thơ trong gia đình là một điều “không thể thay thế được”.
Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021
(Thánh Gioan Phaolô II, tông huấn Gia Đình, số 11)
"Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài, giống như họa ảnh của Ngài. Khi vì yêu thương mà kêu gọi con người bước vào cuộc sống, Ngài cũng đồng thời mời gọi họ sống cho tình yêu.
Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2021
Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021
XIN CHÚA RA TAY TRONG CUỘC CHIẾN CHẾT NGƯỜI NÀY (ĐẠI DỊCH) - 2Sb 20 :
“…Chính trên đất đó mà họ đã cư ngụ, đã xây một thánh điện kính danh Ngài. Họ nói : 9 ‘Nếu chẳng may chúng con gặp chinh chiến, bị trừng phạt, gặp dịch tễ hoặc đói kém, thì chúng con sẽ đứng trước Đền Thờ này, trước nhan Ngài đây, vì đây chính là nơi danh Ngài ngự. Trong cơn cùng khốn, chúng con sẽ kêu lên Ngài, Ngài sẽ lắng nghe và cứu giúp chúng con.’”