Ads 468x60px

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

CHẾT: Tháng 11 nhớ người đã chết (GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO-1992)


Tối hôm qua, 19/11/2021, cả nước tưởng niệm hơn 23.300 người Việt chết vì covid…
GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO-1992, dạy chúng ta về cái chết qua các số :
1006 :
Trước cái chết, bí ẩn về thân phận con người lên cao đến tột độ" (x. GS 18). Con người phải chết, đó là điều tự nhiên. Nhưng, đức tin cho chúng ta biết, chết là "tiền công trả cho tội lỗi" (Rm 6, 23) (x. St 2, 17). Và đối với người chết trong ân sủng Ðức Ki-tô, chết là tham dự vào cái chết của Chúa để cùng được tham dự vào sự Phục Sinh của Người (x. Rm 6, 3-9; Pl 3, 10-11).
1007 :
Chết là chấm dứt cuộc đời trần thế. Cuộc đời chúng ta được tính bằng thời gian. Trong khoảng thời gian đó, chúng ta thay đổi, già đi rồi chết, bình thường như mọi sinh vật khác trên mặt đất. Thực tại này cho chúng ta một cái nhìn bức thiết hơn về cuộc sống. Nhớ đến cái chết, chúng ta phải nhớ là đời người có hạn:
"Vào thời thanh xuân, con hãy nhớ đến Ðấng Sáng Tạo ... trước khi bụi trở về với đất như cũ và sinh khí trở về với Ðấng đã ban nó cho con" (x. Giảng viên 12, 1. 7).
1008 :
Chết là hậu quả của tội lỗi. Khi chính thức giải thích những điều Thánh Kinh (x. St 2, 17;3, 3;3, 19;Sg 1, 13;Rm 5, 12;6, 23) và Thánh Truyền khẳng định, Huấn quyền của Hội Thánh dạy rằng cái chết đã vào trần gian vì con người đã phạm tội (x. DS 1511). Mặc dù theo bản tính tự nhiên con người phải chết, nhưng Thiên Chúa đã muốn nó không phải chết. Cái chết đi ngược lại với ý định của Thiên Chúa sáng tạo và nó bước vào trần gian như hậu quả của tội lỗi (x. Kn 2, 23-24). "Giả như con người không phạm tội thì đã không phải chết" (x. GS 18), nên "cái chết là kẻ thù cuối cùng con người cần phải chiến thắng" (x. 1Cr 15, 26).
1009 :
Cái chết được biến đổi nhờ Ðức Ki-tô. Dù là Con Thiên Chúa, Ðức Giê-su đã chịu chết vì mang thân phận con người. Ðứng trước cái chết, tuy sợ hãi (x. Mc 14, 33-34; Dt 5, 7-8), Người đã chấp nhận nó vì hoàn toàn và tự nguyện tùng phục ý Chúa Cha. Nhờ vâng phục, Ðức Giê-su đã biến đổi cái chết từ chỗ là lời nguyền rủa trở thành lời chúc lành (x. Rm 5, 19-21).
1010 :
Nhờ Ðức Ki-tô, chết mang một ý nghĩa tích cực. "Ðối với tôi, sống là Ðức Ki-tô và chết là một mối lợi" (Pl 1, 21). "Ðây là lời đáng tin cậy : Nếu ta cùng chết với Người, chúng ta sẽ cùng sống với Người" (2 Tm 2, 11). Ki-tô giáo đem lại ý nghĩa mới cho cái chết : nhờ bí tích Thánh Tẩy, Ki-tô hữu đã "cùng chết với Ðức Ki-tô" cách bí nhiệm để sống một đời sống mới. Nếu chúng ta chết trong ân sủng Ðức Ki-tô, cái chết thể xác sẽ kết thúc việc "cùng chết với Ðức Ki-tô" mỗi ngày để hoàn tất việc tháp nhập chúng ta vĩnh viễn vào Người nhờ công trình cứu độ của Người:
Ðối với tôi, chết trong Ðức Giê-su Ki-tô còn hơn là được cai trị cả thế gian. Tôi đang đi tìm Ðấng đã chết cho chúng ta: tôi đang khao khát Ðấng đã phục sinh cho chúng ta. Giờ tôi được sinh ra (trong cuộc sống vĩnh cửu) đã gần kề ... Anh em hãy để tôi nhận lãnh ánh sáng tinh tuyền, khi nào tôi tới được đó, tôi mới thực sự là một con người (x. T. Inhaxio Antiôkia, thư gởi giáo đoàn Rô-ma 6, 1-2).
1011 :
Qua cái chết, Thiên Chúa gọi chúng ta về với Người. Vì thế đối với cái chết, Ki-tô hữu có thể mong ước như Thánh Phao-lô : "Ao ước của tôi là ra đi để được ở với Ðức Ki-tô" (Pl 1, 23); theo gương Ðức Ki-tô, họ có thể biến cái chết của mình thành một hành vi vâng phục và yêu mến đối với Chúa Cha (x. Lc 23, 46).
Đọc tiếp »

GX CÙ MI: MỤC VỤ THÁNG 12



Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XXXIV - Mùa TN C, LỄ CHÚA KITÔ VUA



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022

NGƯỜI CHẾT PHỤC SINH THẾ NÀO ?


997
“Phục sinh” là gì? Khi chết, linh hồn và thân xác bị tách biệt, thân xác con người bị hư hoại trong khi linh hồn của nó đến gặp Thiên Chúa, mà vẫn mong đợi được kết hợp lại với thân xác được tôn vinh của mình. Thiên Chúa, bằng sự toàn năng của Ngài, sẽ vĩnh viễn trả lại sự sống bất hoại cho thân xác chúng ta, kết hợp thân xác đó với linh hồn chúng ta, bằng sức mạnh của cuộc phục sinh của Chúa Giê-su.
998
Ai sẽ phục sinh? Tất cả mọi người đã chết đều sẽ phục sinh: “Ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống, ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án” (Ga 5,29).574
999
Phục sinh thế nào? Đức Ki-tô đã phục sinh với thân xác riêng của Người: “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà!” (Lc 24,39); nhưng Người không trở lại với đời sống trần thế. Cũng vậy, trong Người, “tất cả mọi người sẽ sống lại với thân xác riêng của mình, thân xác hiện giờ họ đang mang”, nhưng thân xác này “sẽ được biến đổi thành thân xác của sự vinh quang”, thành “thân thể có thần khí” (1 Cr 15,44):
“Nhưng có người sẽ nói: Kẻ chết sống lại thế nào? Họ lấy thân thể nào mà trở về? Đồ ngốc! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống; cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi… Gieo xuống thì hư nát, mà sống lại thì bất diệt;… những kẻ chết sẽ sống lại mà không còn hư nát… Quả vậy, cái thân phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử” (l Cr 15,35-37.42.52- 53).
1000
Sự “phục sinh thế nào” đó, vượt quá trí tưởng tượng và sự hiểu biết của chúng ta; điều đó chỉ có thể đạt tới bằng đức tin. Nhưng việc chúng ta tham dự vào bí tích Thánh Thể đã cho chúng ta được nếm trước sự biến hình của thân xác chúng ta nhờ Đức Ki-tô:
“Cũng như bánh là hoa mầu ruộng đất, sau khi nhận được lời khẩn cầu Thiên Chúa, không còn là bánh thường nữa, nhưng là Thánh Thể với hai thực tại trần thế và thiên quốc: cũng vậy, thân xác chúng ta khi đón nhận Thánh Thể thì không còn bị hư hoại, nhưng đã mang niềm hy vọng phục sinh.”
1001
Khi nào phục sinh? Một cách vĩnh viễn, “trong ngày sau hết” (Ga 6,39-40.44.54; 11,24); “ngày tận thế.” Quả vậy, sự phục sinh của những người chết được gắn liền với cuộc Quang lâm của Đức Ki-tô:
“Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng Tổng lãnh Thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và những người chết trong Đức Ki-tô sẽ sống lại trước tiên” (l Tx 4,16).
Phục sinh với Đức Ki-tô (1002–1004)
1002
Nếu thật sự là, Đức Ki-tô sẽ cho chúng ta phục sinh trong “ngày sau hết”, thì cũng thật sự là, một cách nào đó, chúng ta đã phục sinh với Đức Ki-tô rồi. Thật vậy, nhờ Chúa Thánh Thần, đời sống Ki-tô hữu, ngay nơi trần thế, đã là sự tham dự vào cái Chết và sự Sống lại của Đức Ki-tô:
“Anh em đã cùng được mai táng với Đức Ki-tô khi chịu Phép Rửa, lại cùng được sống lại với Người, vì tin vào quyền năng của Thiên Chúa, Đấng đã làm cho Người sống lại từ cõi chết… Anh em đã được sống lại cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 2,12; 3,1).
1003
Được liên kết với Đức Ki-tô nhờ bí tích Rửa Tội, các tín hữu thật sự đã tham dự vào sự sống thiên quốc của Đức Ki-tô phục sinh,579 nhưng sự sống này còn “tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa” (Cl 3,3). Chính Thiên Chúa đã cho chúng ta được “cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Ki-tô Giê-su trên cõi trời” (Ep 2,6). Được nuôi dưỡng bằng Mình Thánh Đức Ki-tô trong bí tích Thánh Thể, chúng ta đã thuộc về Thân Thể của Người. Khi chúng ta được phục sinh vào ngày sau hết, “lúc đó”, chúng ta sẽ xuất hiện “với Người và cùng Người hưởng phúc vinh quang” (Cl 3,4).
1004
Trong khi mong đợi ngày đó, thân xác và linh hồn của tín hữu đã được tham dự vào phẩm giá được hiện hữu “trong Đức Ki-tô”; vì vậy, phải tôn trọng thân xác của mình, và cả thân xác của người khác, nhất là khi thân xác đó phải chịu đau đớn:
“Thân xác… phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác; Thiên Chúa đã làm cho Đức Ki-tô sống lại; chính Ngài cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại. Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Ki-tô sao?… Anh em đâu còn thuộc về mình nữa… Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (1Cr 6,13-15.19-20).
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

TĨNH TÂM NGÀY CUỐI (18/11/2022): Lần đầu tiên sau 63 năm, Linh Mục đoàn lên núi đồng tế… Tạ ơn Chúa, cám ơn Mẹ Tàpao!

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

TĨNH TÂM NĂM LM, ngày thứ năm (17/11/2022)

Đi dạo một mình, tình cờ gặp Đức cha Vĩnh Long, Giám mục giảng phòng, nhớ hơn 11 năm trước ngài là cha giáo dạy triết đã cùng cha Giám đốc Hưởng (ĐCV Sàigòn) đến ăn trưa tại nhà xứ Tân Châu…
Đọc tiếp »

THÁNH CÔNG CHÚA CỦA NGƯỜI NGHÈO (Trích thư của cha Côn-rát thành Mác-bua, linh hướng của thánh nữ, gửi đức thánh cha Ghê-gô-ri-ô IX, năm 1232 )


Trích thư của cha Côn-rát thành Mác-bua, linh hướng của thánh nữ, gửi đức thánh cha Ghê-gô-ri-ô IX, năm 1232 :
“Bà Ê-li-sa-bét sớm bắt đầu trổi vượt về các nhân đức. Cũng như suốt đời, bà đã là người an ủi những người nghèo, thì bây giờ bà hoàn toàn trở nên vị cứu tinh của những người đói. Bà ra lệnh xây một nhà thương gần lâu đài của mình, đón về đó nhiều người đau yếu tàn tật. Đối với mọi người đến xin của bố thí, bà đã làm các việc từ thiện cách rộng rãi, ở đây cũng như trong toàn lãnh thổ thuộc quyền cai trị của chồng bà. Bà đã phân phát tất cả hoa lợi do bốn lãnh địa của chồng bà đem lại, thậm chí cuối cùng bà đã cho bán hết cả đồ trang sức và y phục quý giá để giúp người nghèo.
Bà có thói quen mỗi ngày hai lần, sáng và chiều, đích thân thăm viếng tất cả các bệnh nhân của bà. Những người bị bệnh ghê tởm nhất thì bà trực tiếp săn sóc, cho người này ăn, đỡ người kia nằm xuống, vác kẻ khác trên vai, và còn làm nhiều việc từ thiện khác nữa. Chồng bà, một người mà ai cũng thương nhớ, không bao giờ tỏ ra khó chịu vì những việc bà làm. Sau khi ông qua đời, bà muốn hướng tới sự hoàn thiện cao nhất, nên đã khóc lóc nài van con cho phép bà được đi ăn xin từ nhà này qua nhà khác.
Một ngày thứ Sáu Tuần Thánh kia, sau khi người ta đã lột khăn các bàn thờ, bà đã đặt tay trên bàn thờ một nhà nguyện trong thành của bà, nơi bà đã cho các Anh Em Hèn Mọn ở, trước sự hiện diện của một số nhân chứng, bà đã nguyện từ bỏ ý riêng, từ bỏ mọi vinh hoa của thế gian và những gì mà trong Tin Mừng, Đấng Cứu Thế đã khuyên từ bỏ. Sau đó, vì bà thấy rằng mình có thể bị chi phối bởi cảnh huyên náo của thế gian và vinh quang trần thế, trong đó bà đã sống cách vẻ vang khi chồng bà còn sống, nên bà đã theo con đến Mác-bua mặc dầu con không muốn. Trong thành này, bà xây một nhà thương, đón về đó những người đau yếu tàn tật, và cho những người khốn khổ nhất, những người bị khinh rẻ nhất, ngồi ăn cùng bàn với bà.
Ngoài những hoạt động bác ái bà làm, con xin tuyên bố trước mặt Thiên Chúa rằng con hiếm thấy một người phụ nữ nào có đời sống chiêm niệm cao hơn. Một số tu sĩ nam nữ đã nhiều lần thấy rằng : khi bà cầu nguyện một mình xong và đi ra thì bộ mặt bà toả sáng lạ lùng, và từ mắt bà phát ra những tia sáng như tia sáng mặt trời. Trước lúc bà qua đời, con đã giải tội cho bà ; khi hỏi bà phải định đoạt thế nào về của cải và đồ đạc bà để lại, bà trả lời rằng tất cả những gì bà xem ra còn sở hữu đều là của người nghèo..”
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022

ĐẦU TƯ CHO NHỮNG CÁI CHỐNG QUA HAY TÌNH YÊU CÒN MÃI (ĐTC Phanxicô, 14/11/2021)



“Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Bài Tin Mừng của Phụng Vụ hôm nay mở đầu bằng một câu nói của Chúa Giêsu khiến chúng ta phải kinh ngạc: “Mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống” (Mc 13, 24-25). Như thế thì sao, chẳng lẽ ngay cả Chúa cũng là một tiên tri của ngày thế mạt. Không, đây chắc chắn không phải là ý định của
Ngài. Ngài muốn chúng ta hiểu rằng mọi thứ trên đời này sớm muộn gì cũng qua đi. Ngay cả mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao tạo nên “firmamento” - “bầu trời” - một từ biểu thị “fermezza” - “sự vững chắc”, “sự ổn định” - cũng sẽ qua đi.
Tuy nhiên, cuối cùng, Chúa Giêsu đề cập đến điều không sụp đổ: “Trời và đất sẽ qua đi”, Ngài nói, “nhưng lời Thầy nói sẽ không qua đi” (câu 31). Lời của Chúa sẽ không qua đi. Ngài phân biệt giữa những thứ áp chót, sẽ trôi qua; và những thứ cuối cùng, sẽ còn lại. Đó là một thông điệp cho chúng ta, hướng dẫn chúng ta đến những quyết định quan trọng trong cuộc sống, hướng dẫn chúng ta những gì đáng để đầu tư cuộc sống của chúng ta. Đầu tư vào một cái gì đó nhất thời, hay vào những lời của Chúa là những điều còn mãi mãi? Rõ ràng là chúng ta sẽ chọn những điều còn mãi…
Và chúng ta, anh chị em thân mến, hãy tự hỏi: chúng ta đang đầu tư cuộc sống của mình vào điều gì? Về những thứ đã qua, chẳng hạn như tiền bạc, thành công, ngoại hình, thể chất? Chúng ta sẽ không mang được theo với mình những thứ này. Chúng ta có gắn bó với những thứ trần gian, như thể chúng ta sẽ sống ở đây mãi mãi không? Khi chúng ta còn trẻ và khỏe mạnh, mọi thứ đều tốt đẹp, nhưng đến thời điểm phải ra đi, chúng ta sẽ phải bỏ lại tất cả.
Lời Chúa cảnh báo chúng ta hôm nay: thế giới này sẽ qua đi. Và sẽ chỉ còn lại tình yêu. Do đó, đặt cuộc sống của một người dựa trên Lời Chúa không phải là trốn tránh lịch sử, nhưng là đắm mình vào những thực tại trần thế để làm cho chúng trở nên vững chắc, biến đổi chúng bằng tình yêu thương, khắc ghi vào chúng dấu chỉ vĩnh cửu, dấu chỉ của Thiên Chúa…
Khi tôi không biết phải làm gì, không biết phải làm thế nào để đưa ra một lựa chọn dứt khoát, một quyết định quan trọng, một quyết định liên quan đến tình yêu của Chúa Giêsu, tôi phải làm gì? Trước khi quyết định, chúng ta hãy tưởng tượng rằng chúng ta đang đứng trước mặt Chúa Giêsu, như vào cuối cuộc đời, trước mặt Đấng là tình yêu. Và tưởng tượng mình ở đó, với sự hiện diện của Ngài, trước ngưỡng cửa của cõi đời đời, và chúng ta đưa ra quyết định cho ngày hôm nay. Chúng ta phải quyết định theo cách này: luôn nhìn về cõi vĩnh hằng, nhìn vào Chúa Giêsu… Xin Đức Mẹ giúp chúng ta có những lựa chọn quan trọng trong cuộc đời như Mẹ đã làm: đó là theo tình yêu, theo Chúa.” (ĐTC Phanxicô, 14/11/2021)
Đọc tiếp »

TÀPAO, NƠi TĨNH TÂM TUYỆT VỜI, Hiệp thông, cầu nguyện…

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN CÙNG TA... (ĐTC Phanxicô, 11/11/2020)


“... Trong những đêm đen của đức tin ấy, người cầu nguyện không bao giờ cô độc. Thật vậy, Chúa Giêsu không chỉ là một nhân chứng và là người dạy cầu nguyện; Người còn hơn thế nữa. Người chào đón chúng ta trong lời cầu nguyện của Người để chúng ta có thể cầu nguyện trong Người và qua Người. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần. Vì lý do này, Tin Mừng mời gọi chúng ta nhân danh Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha. Thánh Gioan cung cấp cho chúng ta những lời lẽ sau đây của Chúa: “Bất cứ điều gì các con xin nhân danh Thầy, Thầy sẽ làm, hầu cho Chúa Cha được vinh hiển trong Chúa Con” (14, 13). Và Sách Giáo Lý giải thích rằng “việc biết chắc các lời thỉnh cầu của chúng ta sẽ được lắng nghe là dựa trên lời cầu nguyện của Chúa Giêsu” (số 2614). Nó đem lại đôi cánh mà lời cầu nguyện của con người luôn mong muốn sở hữu.
Ở đây, làm sao chúng ta có thể không nhớ lại những lời của Thánh vịnh 91, tràn đầy tín thác, phát xuất từ một tấm lòng hy vọng mọi sự sẽ đến từ Thiên Chúa: “Chúa phù trì che chở, dưới cánh Người, bạn có chỗ ẩn thân : lòng Chúa tín trung là khiên che thuẫn đỡ. Bạn không sợ cảnh hãi hùng đêm vắng hay mũi tên bay giữa ban ngày, cả dịch khí hoành hành trong đêm tối, cả ôn thần sát hại lúc ban trưa” (câu 4-6). Chính trong Chúa Kitô, lời cầu nguyện tuyệt vời này được hoàn thành, và trong Người, nó tìm thấy sự thật trọn vẹn của nó. Không có Chúa Giêsu, lời cầu nguyện của chúng ta có nguy cơ bị giản lược thành nỗ lực của con người, phần lớn sẽ thất bại. Nhưng Người đã tiếp nhận vào chính Người mọi tiếng kêu, mọi rên rỉ, mọi hân hoan, mọi khẩn cầu… mọi lời cầu nguyện của con người. Và chúng ta đừng quên rằng Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta; chính Người dẫn chúng ta tới việc cầu nguyện, Người dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu. Người là hồng phúc mà Chúa Cha và Chúa Con đã ban cho chúng ta để phát huy cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Và khi chúng ta cầu nguyện, chính Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong tâm hồn chúng ta.
Chúa Kitô là tất cả cho chúng ta, ngay cả trong đời sống cầu nguyện của chúng ta. Thánh Augustinô đã nói điều này bằng một cách diễn đạt đầy soi sáng mà chúng ta cũng tìm thấy trong Sách Giáo Lý: Chúa Giêsu “cầu nguyện cho chúng ta với tư cách là linh mục của chúng ta, cầu nguyện trong chúng ta với tư cách là Đầu của chúng ta, và được chúng ta cầu nguyện với trong tư cách là Thiên Chúa của chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy nhìn nhận tiếng nói của chúng ta trong Người và tiếng của Người trong chúng ta ”(số 2616). Đây là lý do tại sao Kitô hữu nào cầu nguyện sẽ không sợ gì cả, họ tín thác vào Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho chúng ta như một hồng phúc và là Đấng cầu nguyện trong chúng ta, thúc đẩy việc cầu nguyện. Xin Chúa Thánh Thần, Thầy cầu nguyện, dạy chúng ta con đường cầu nguyện.” (ĐTC Phanxicô, 11/11/2020)
Đọc tiếp »

Hôm nay bước vào tuần tĩnh tâm linh mục Phan Thiết, 14-18/11/2022. Xin mọi người hiệp thông cầu nguyện…




Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

CHÚA NHẬT NGÀY 13-11-2022: CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM, BỔN MẠNG HĐMV GIÁO XỨ

Đọc tiếp »

HẠNH PHÚC TRUNG THÀNH TUÂN GIỮ LUẬT CHÚA

Thứ sáu, 32 tn
Đc, Tv 118 :
1Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện,
biết noi theo luật pháp Chúa Trời.
2Hạnh phúc thay kẻ tuân hành ý Chúa,
hết lòng hết dạ kiếm tìm Người.
10Lạy Chúa, con hết dạ kiếm tìm Ngài,
xin chớ để con làm sai mệnh lệnh Chúa.
11Lời Chúa hứa, lòng con ấp ủ,
để chẳng bao giờ bội nghĩa bất trung.
17Xin tỏ lòng nhân hậu cùng tôi tớ Chúa đây
để con được sống và tuân giữ lời Ngài.
18Xin mở mắt cho con nhìn thấy
luật pháp Ngài kỳ diệu biết bao.
Đọc tiếp »

BTV HĐMV GX CÙ MI 2018-2022



Đọc tiếp »

BAN TRỊ SỰ GIA TRƯỞNG GX CÙ MI 2018-2022



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022

Ngày 12 tháng 11: Thánh Giô-sa-phát, giám mục, tử đạo, lễ nhớ


Thánh nhân sinh khoảng năm 1580 tại U-cơ-rai-na, trong một gia đình theo Chính Thống Giáo. Nhưng người lại sớm gắn bó với giáo hội U-cơ-rai-na hợp nhất với Rô-ma. Năm 1617, người làm tổng giám mục Pô-lốc và dấn thân phục vụ dân tộc mình không so đo tính toán, nhất là cố gắng lo cho việc hợp nhất Hội Thánh. Thành công trong hoạt động tông đồ của người đã khiến cho các kẻ thù của Hội Thánh Công Giáo căm ghét người.
Người bị giết ở Vi-tép trong lúc đang viếng thăm các tín hữu, năm 1623.
(HIỆP HÀNH CHÂU LỤC 11/11/2022)
Lord, fill your Church with the Spirit that gave Saint Josaphat courage to lay down his life for his people. By his prayers
may your Spirit make us strong and willing to offer our lives for our brothers and sisters. Through our Lord Jesus Christ, your Son, who lives and reigns with you in the unity of the Holy Spirit, one God, for ever and ever. Amen.
Đọc tiếp »

TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI


988
Tín biểu của Ki-tô Giáo là Bản tuyên xưng đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và vào hành động tạo dựng, cứu độ và thánh hóa của Ngài, được kết thúc với lời tuyên xưng về sự sống lại của những người chết, vào lúc cùng tận thời gian, và về sự sống vĩnh cửu.
989
Chúng ta tin một cách chắc chắn và hy vọng một cách chính xác rằng: cũng như Đức Ki-tô đã thật sự sống lại từ cõi chết và sống muôn đời, thì cũng vậy, những người công chính sau cái chết của mình sẽ sống muôn đời với Đức Ki-tô phục sinh, Đấng sẽ làm cho họ sống lại vào ngày sau hết.
Sự sống lại của chúng ta, cũng như sự sống lại của Người, sẽ là công trình của Ba Ngôi Chí Thánh: “Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Ngài đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8,11).
990
Từ “thân xác” được dùng ở đây để chỉ con người trong thân phận yếu đuối và phải chết của nó. “Xác sống lại” có nghĩa là sau khi chết, không những linh hồn bất tử được có sự sống, mà cả “thân xác phải chết” (Rm 8,11) của chúng ta cũng sẽ được đảm nhận lại sự sống.
991
Tin sự sống lại của những người chết là một yếu tố căn bản của đức tin Ki-tô Giáo ngay từ hồi đầu. “Niềm tin của các Ki-tô hữu, sự sống lại của những người chết. Chúng tôi tin điều đó”: “Sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại? Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Ki-tô đã không sống lại! Mà nếu Đức Ki-tô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng… Nhưng không phải thế! Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1 Cr 15,12-14.20).
I. Sự Phục Sinh của Đức Ki-tô và của chúng ta (992–1004)
Mặc khải tiệm tiến về sự Phục Sinh (992–996)
992
Việc kẻ chết sống lại đã được Thiên Chúa mặc khải dần dần cho dân Ngài. Niềm hy vọng vào sự sống lại về thân xác của những người chết đã phổ biến như một hệ luận nội tại của đức tin vào Thiên Chúa, là Đấng tạo dựng toàn bộ con người, cả hồn cả xác. Đấng tạo dựng trời đất cũng là Đấng trung tín giữ Giao Ước của Ngài với tổ phụ Áp-ra-ham và dòng dõi ông. Chính trong hai viễn tượng [tạo dựng và giao ước] này, niềm tin vào sự phục sinh bắt đầu được biểu lộ. Trong những cơn thử thách của mình, các vị Tử Đạo nhà Ma-ca-bê đã tuyên xưng: “Bởi lẽ chúng tôi chết vì Luật pháp của Vua vũ trụ, nên Ngài sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời” (2 Mcb 7,9). “Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Ngài cho sống lại” (2 Mcb 7,14)…
Đọc tiếp »

CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 11/11/2020)


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện. Có người nói với tôi: “Đức Thánh Cha nói quá nhiều về sự cầu nguyện. Điều ấy không cần thiết". Vâng, nó cần thiết. Vì nếu chúng ta không cầu nguyện, chúng ta sẽ không có sức mạnh để tiến tới trên đường đời. Cầu nguyện giống như dưỡng khí của

sự sống. Cầu nguyện kéo xuống cho chúng ta sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn dẫn chúng ta về phía trước. Vì lý do này, tôi nói rất nhiều về việc cầu nguyện.
Chúa Giêsu đã nêu gương về sự cầu nguyện liên tục, kiên trì thực hành nó. Đối thoại liên tục với Cha của Người, trong im lặng và trong hồi tâm, là điểm tựa trong toàn bộ sứ mệnh của Người. Các sách Tin Mừng cũng tường thuật những lời huấn dụ của Người cho các môn đệ, để họ có thể kiên trì cầu nguyện không mệt mỏi. Sách Giáo lý nhắc lại ba dụ ngôn trong Tin Mừng Luca nhấn mạnh đặc điểm này của lời cầu nguyện của Chúa Giêsu (xin xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2613).
Trước hết, lời cầu nguyện phải kiên trì: giống như người trong dụ ngôn, phải tiếp đón một người khách bất ngờ vào lúc nửa đêm, đến gõ cửa một người bạn và xin anh ta một ít bánh. Người bạn trả lời: “Không!”, Vì anh ta đã ở trên giường rồi - nhưng người bạn nhất quyết và nài nỉ cho đến khi buộc được bạn mình đứng dậy và cho anh ta một ít bánh mì (xem Lc 11: 5-8). Quả là một yêu cầu kiên trì. Nhưng Thiên Chúa kiên nhẫn với chúng ta hơn thế, và ai gõ cửa Trái tim Người một cách đầy đức tin và kiên trì sẽ không thất vọng. Thiên Chúa luôn đáp ứng. Luôn luôn. Cha chúng ta biết rõ chúng ta cần gì; sự nài nỉ là điều cần thiết không phải để thông tri cho Người hoặc để thuyết phục Người, nhưng cần thiết để nuôi dưỡng ước muốn và kỳ vọng trong chúng ta...” (ĐTC Phanxicô, 11/11/2020)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.