Ads 468x60px

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022

Thứ sáu, Tuần XXVI- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

CẦU NGUYỆN GIÚP PHÂN ĐỊNH (ĐTC Phanxicô, 28/09/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Chúng ta lại tiếp tục các bài giáo lý về chủ đề phân định, bởi vì chủ đề phân định hay biện phân rất quan trọng để biết điều gì đang diễn ra trong chúng ta, biết về các cảm xúc và ý tưởng của chúng ta, chúng ta phải biện phân xem chúng từ đâu đến, chúng dẫn ta đến đâu, đến những quyết

định nào, và hôm nay chúng ta tập trung vào yếu tố đầu tiên trong số các yếu tố cấu thành ra nó, đó là việc cầu nguyện. Để biện phân, chúng ta cần ở trong một môi trường, trong trạng thái cầu nguyện.
Cầu nguyện là trợ cụ không thể thiếu cho sự phân định tâm linh, đặc biệt khi nó liên quan đến chiều kích xúc cảm, giúp chúng ta có thể nói với Thiên Chúa cách đơn giản và thân thuộc, như người ta nói với một người bạn. Đó là việc biết cách vượt quá các suy nghĩ, để đi vào sự thân mật với Chúa, với một sự tự phát xúc cảm. Bí quyết sống của các thánh là sự thân thuộc và tin cậy nơi Thiên Chúa, điều này lớn lên trong các ngài và giúp các ngài luôn dễ dàng hơn nhận ra điều gì đẹp lòng Người. Cầu nguyện chân chính là sự thân thuộc và tin cậy nơi Thiên Chúa. Nó không phải là đọc những lời cầu nguyện như một con vẹt, bla, bla, bla, không. Lời cầu nguyện đích thực là tính tự phát và tình âu yếm dành cho Chúa. Sự thân thuộc này vượt qua nỗi sợ hãi hoặc nghi ngờ rằng ý muốn của Người không có lợi cho chúng ta, một sự cám dỗ đôi khi lướt qua suy nghĩ của chúng ta và làm cho trái tim chúng ta bồn chồn và không chắc chắn, hoặc thậm chí cay đắng.
Việc phân định không khẳng định sự chắc chắn tuyệt đối, nó không phải là một phương pháp thuần túy như hóa học, nó không khẳng định sự chắc chắn tuyệt đối, bởi vì nó nói về cuộc sống, và cuộc sống không phải lúc nào cũng hợp luận lý, nó có nhiều khía cạnh không thể gói gọn trong một phạm trù tư tưởng. Chúng ta muốn biết chính xác những gì nên làm, nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, chúng ta không luôn hành động theo. Biết bao lần chúng ta cũng có kinh nghiệm như thánh tông đồ Phaolô mô tả: “Vì tôi không làm điều thiện tôi muốn, nhưng làm điều ác tôi không muốn” (Rm 7,19). Chúng ta không chỉ là lý trí, chúng ta không phải là máy móc, nhận được các chỉ dẫn để thi hành chúng không đủ: những trở ngại, giống như những hỗ trợ, đối với việc quyết định theo Chúa chủ yếu có tính xúc cảm, phát xuất từ trái tim…” (ĐTC Phanxicô, 28/09/2022)
Đọc tiếp »

LỄ CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN



Mi-ca-en có nghĩa là “ai bằng Thiên Chúa”, Gáp-ri-en có nghĩa là “sức mạnh của Thiên Chúa” và Ra-pha-en có nghĩa là “linh dược của Thiên Chúa”.
Nguyện các Tổng lãnh thiên thần phù hộ, giúp chúng con:
-Micael : giúp chúng con chống lại Satan, chống lại sự dữ...
-Raphael : chữa lành cho con, chữa lành gia đình chúng con...
-Gabriel : Thông truyền thánh ý Chúa và giúp con thi hành...
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

CHỌN LỰA ĐIỀU THIỆN (ĐTC Phanxicô, 27/09/2020)


“Người cha gặp đứa con thứ nhất và bảo: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!” Nó thưa lại rằng: “Con không đi”. Nhưng sau nó hối hận và đi làm. “ (Mt 21, 28-29)

“Trong bài Tin Mừng hôm nay, người gây ấn tượng tốt nhất là người anh cả, không phải vì anh ta nói “không” với cha mình, mà vì sau từ “không” đó, anh đã hoán cải và chuyển thành tiếng “vâng”,

anh ta đã ăn năn.
Thiên Chúa kiên nhẫn với mỗi người chúng ta: Ngài không mệt mỏi, Ngài không bỏ cuộc sau khi chúng ta nói “không” với Ngài; ngay cả khi chúng ta quay lưng lại với Ngài và phạm sai lầm. Sự kiên nhẫn của Chúa thật tuyệt vời! Chúa luôn chờ đợi chúng ta; Ngài luôn bên cạnh giúp đỡ chúng ta; nhưng Ngài tôn trọng tự do của chúng ta. Và Ngài háo hức chờ đợi tiếng “vâng” của chúng ta, để chào đón chúng ta một lần nữa trong vòng tay yêu thương của người cha và lấp đầy chúng ta bằng lòng thương xót vô hạn của Người.
Đức tin nơi Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải đổi mới mỗi ngày, phải lựa chọn điều thiện chứ không phải điều ác, lựa chọn sự thật chứ không phải là sự dối trá, lựa chọn tình yêu tha nhân hơn là sự ích kỷ. Ai hoán cải theo những lựa chọn này, dù đã trải qua tội lỗi, sẽ tìm được những vị trí cao trọng trong Nước Thiên Đàng, nơi bùng lên nhiều niềm vui khi thấy một tội nhân có lòng hoán cải hơn là chín mươi chín người công chính (x. Lc 15: 7). (ĐTC Phanxicô, 27/09/2020)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XXVI- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

CỨU GIÚP NGƯỜI NGHÈO KHỔ (Trích bút ký của thánh Vinh-sơn Phao-lô cho các Nữ Tử Bác Ái :)


“Đức Ki-tô đã muốn sinh ra là người nghèo, đã kết nạp những người nghèo làm môn đệ. Người đã trở thành kẻ phục vụ người nghèo, nên đã chia sẻ thân phận của họ ; vì thế, bất cứ điều gì tốt hay xấu làm cho kẻ nghèo, Người cũng coi như làm cho chính mình. Khi Thiên Chúa yêu thương những người nghèo túng thì cũng yêu thương cả những kẻ thương yêu họ, vì khi ai thân thiết với người nào thì cũng
yêu thương cả bạn hữu của người ấy hoặc những kẻ giúp đỡ người ấy.
Bởi thế chúng ta hy vọng, vì người nghèo, Thiên Chúa sẽ thương yêu chúng ta. Vậy khi thăm nom người túng thiếu và nghèo khổ, chúng ta hãy cố gắng hiểu hoàn cảnh của họ mà thông cảm với họ sao cho tâm hồn chúng ta cũng rung động như thánh Phao-lô tông đồ, khi người nói : Tôi trở nên tất cả cho mọi người. Vì thế, một khi thật sự rung cảm trước những ưu tư và khốn cùng của tha nhân, chúng ta hãy cố gắng nài xin Thiên Chúa tuôn đổ tình lân tuất và lòng xót thương vào tâm hồn chúng ta, và xin Người giữ mãi cho luôn đầy tràn.
Phải ưu tiên phục vụ người nghèo, không được trì hoãn. Nếu trong giờ nguyện ngắm ban mai, chị em phải đi phát thuốc hay giúp một người nghèo túng nào đó, thì cứ yên tâm mà đi đến với họ, và dâng cho Thiên Chúa việc phải làm như lo nguyện ngắm vậy. Đừng băn khoăn hay mặc cảm là mình có lỗi vì đã bỏ nguyện ngắm mà giúp người nghèo. Quả thật, Thiên Chúa không bị lơ là, nếu vì Thiên Chúa mà người ta tạm rời xa Người, nghĩa là bỏ công việc của Thiên Chúa là cầu nguyện mà làm một công việc khác tương đương.
Vậy khi chị em bỏ đọc kinh cầu nguyện để giúp đỡ người nghèo thì hãy nhớ rằng đó là chị em phục vụ Thiên Chúa. Chắc hẳn, đức ái cao trọng hơn bất cứ lề luật nào và tất cả đều phải hướng về đức ái. Vì đức ái là bà chúa tuyệt vời, nên phải chu toàn điều bà truyền dạy. Vậy chúng ta hãy phục vụ người nghèo với một tâm tình đổi mới, và hãy ra sức tìm kiếm mọi kẻ bị bỏ rơi, vì họ đã được ban cho chúng ta như để làm chủ chúng ta.”
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần XXVI- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

RAO GIẢNG ĐỨC KITÔ VÌ ĐIỀU GÌ ?


Trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Phi-líp-phê, chương 1:
12 Thưa anh em, tôi muốn anh em biết là những gì xảy đến cho tôi thật ra đã giúp cho Tin Mừng được tiến triển, 13 đến nỗi tại dinh vua quan cũng như ở mọi nơi khác, người ta đều hiểu rõ là chính vì Đức Ki-tô mà tôi mang xiềng xích. 14 Vì thấy tôi bị xiềng xích, phần đông các anh em có lòng tin cậy vào Chúa đã tỏ ra bạo dạn hơn để rao giảng lời Thiên Chúa mà không chút sợ hãi. 15 Đã hẳn, có những kẻ rao giảng về Đức Ki-tô vì lòng ganh tị và tranh chấp, song những người khác lại làm công việc đó vì ý ngay lành.
16 Những người này làm vì bác ái, bởi họ biết rằng tôi được chỉ định để lo bênh vực Tin Mừng. 17 Còn những người kia thì loan báo Đức Ki-tô vì tính ưa tranh giành, họ không có lòng ngay, tưởng làm như thế là gây thêm khổ cho tôi, trong lúc tôi bị xiềng xích. 18 Nhưng không sao đâu ! Dù thế nào đi nữa với ý lành hay ý xấu, cuối cùng Đức Ki-tô được rao giảng là tôi mừng. Và tôi sẽ còn mừng nữa, 19 bởi vì tôi biết rằng điều ấy sẽ giúp cho tôi đạt được ơn cứu độ, nhờ lời cầu nguyện của anh em, và nhờ Thần Khí của Đức Giê-su Ki-tô phù trợ. 20 Đó là điều tôi đợi chờ và hy vọng. Sẽ không có gì làm cho tôi phải hổ thẹn, trái lại tôi hoàn toàn vững tin.
Bây giờ cũng như mọi lúc, Đức Ki-tô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết : 21 vì đối với tôi, sống là Đức Ki-tô, và chết là một mối lợi. 22 Nếu sống ở đời này mà công việc của tôi được sinh hoa kết quả, thì tôi không biết phải chọn đàng nào. 23 Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng : ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Ki-tô, điều này tốt hơn bội phần : 24 nhưng ở lại đời này thì cần thiết hơn, vì anh em. 25 Và tôi biết chắc rằng tôi sẽ ở lại và ở bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em tấn tới và được hưởng niềm vui đức tin mang lại cho anh em. 26 Như thế, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em càng có lý do để hãnh diện về tôi, khi tôi lại đến gặp anh em.
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần XXVI- Mùa TN



Đọc tiếp »

ĐỪNG ÍCH KỶ VÀ VÔ CẢM


Bài trích sách ngôn sứ A-mốt, chương 6:
1a Đức Chúa là Thiên Chúa các đạo binh phán thế này :
“Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Xi-on,
và sống an nhiên tự tại trên núi Sa-ma-ri.
4Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ,
mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng.
5Chúng đàn hát nghêu ngao ;
như Đa-vít, chúng dùng nhạc cụ mà sáng tác.
6Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng,
nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giu-se sụp đổ !
7Vì thế, giờ đây chúng sẽ bị lưu đày,
dẫn đầu những kẻ bị lưu đày.
Thế là tan tác bè lũ quân phè phỡn !”
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca, chương 16:
19 Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Pha-ri-sêu dụ ngôn sau đây : “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. 20 Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, 21 thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. 22 Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.
23 “Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. 24 Bấy giờ ông ta kêu lên : ‘Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát ; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm !
Đọc tiếp »

CHĂM SÓC DI DÂN (2) (LM Phêrô Nguyễn Hữu Duy)






Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2022

CHÚA NHẬT XXVI TN C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2022

GIÁO HỘI CHĂM SÓC DI DÂN (LM Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


Đọc tiếp »

SỐNG KHÔN NGOAN


Bài trích sách Giảng viên, chương 11:
9 Này bạn thanh niên,
cứ vui hưởng tuổi xuân của bạn,
và làm cho tâm hồn được hạnh phúc
trong những ngày còn trẻ :
cứ chiều theo ước muốn của lòng mình
và những gì mắt mình ưa thích.
Nhưng bạn phải biết rằng :
về tất cả những điều đó,
Thiên Chúa sẽ gọi bạn ra xét xử.
10Hãy đẩy lui sầu não khỏi tâm hồn,
khử trừ đớn đau khỏi thân xác,
vì tuổi trẻ đầu xanh đều là phù vân cả.
121Giữa tuổi thanh xuân,
bạn hãy tưởng nhớ Đấng đã dựng nên mình.
Đừng chờ đến ngày tai ương ập tới,
đừng chờ cho năm tháng qua đi,
những năm tháng mà rồi bạn sẽ phải nói :
“Tôi chẳng có được một niềm vui nào trong thời gian đó cả !”
2Đừng chờ đến khi mặt trời với ánh sáng,
mặt trăng cùng tinh tú đều trở thành tối tăm,
và mây đen tụ lại khi cơn mưa đã dứt.
3Ngày ấy, người giữ nhà sẽ run lẩy bẩy,
chàng trai vạm vỡ phải khòm lưng,
các cô xay bột không còn xay tiếp vì không đủ người xay,
các bà nhìn qua cửa sổ : chỉ nhìn thấy lờ mờ.
4Ngày ấy, cánh cửa ngó ra đường sẽ đóng lại,
tiếng cối xay bột từ từ nhỏ đi,
người ta trỗi dậy khi vừa nghe tiếng chim hót
và mọi cô ca sĩ sẽ phải lặng thinh.
5Ngày ấy, đường hơi dốc cũng làm người ta sợ,
chân bước đi mà lòng thật kinh hoàng.
Ngày ấy, hoa hạnh đào nở ra trắng xoá,
loài châu chấu trở nên chậm chạp nặng nề,
trái bạch hoa hết còn hương vị.
Bởi vì con người tiến đến nơi ở ngàn thu,
bên đường đầy những người khóc than ai oán.
6Đừng chờ đến khi chỉ bạc đứt, bình vàng vỡ,
vò nước bể ngay tại hồ chứa nước,
ròng rọc gãy, vụt rơi xuống giếng sâu.
7Đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất,
khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa
hơi thở Người đã ban cho mình.
8Ông Cô-he-lét nói :
“Phù vân, quả là phù vân, mọi sự đều là phù vân cả !”
Đọc tiếp »

CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG (trái đất) (ĐTC Phanxicô, 16/09/2020)


“Những ai biết cách chiêm niệm sẽ dễ dàng bắt tay vào việc cố gắng thay đổi những gì đang tạo ra suy thoái và tổn hại cho sức khỏe. Họ sẽ cố gắng giáo dục và cổ vũ các thói quen sản xuất và tiêu thụ mới, để góp phần vào một mô hình tăng trưởng kinh tế mới bảo đảm việc tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta và tôn trọng người ta. Người chiêm niệm trong hành động: điều này quả tốt đẹp! Mỗi người chúng ta nên là người bảo vệ môi trường, sự trong
sạch của môi trường, tìm cách kết hợp kiến thức tổ tiên của các nền văn hóa lâu đời hàng thiên niên kỷ với kiến thức kỹ thuật mới, để lối sống của chúng ta luôn bền vững.
Cuối cùng, chiêm niệm và quan tâm: đó là hai thái độ chỉ cho ta cách sửa chữa và tái cân bằng mối tương quan của chúng ta trong tư cách con người nhân bản với sáng thế.
Thường thường, mối tương quan của chúng ta với sáng thế dường như là mối tương quan giữa những kẻ thù: phá hủy sáng thế vì lợi ích của chúng ta. Khai thác sáng thế vì lợi nhuận của chúng ta. Chúng ta đừng quên rằng điều đó sẽ phải trả giá rất đắt; chúng ta đừng quên câu nói của người Tây Ban Nha: “Chúa luôn tha thứ; đôi khi chúng ta tha thứ; thiên nhiên không bao giờ tha thứ ”. Hôm nay tôi đọc trên báo về hai băng sơn lớn ở Nam Cực, gần biển Amundsen: chúng sắp sụp đổ. Điều này sẽ rất khủng khiếp vì mực nước biển sẽ dâng cao và việc này sẽ mang lại rất nhiều khó khăn và gây ra rất nhiều tai hại. Và tại sao? Vì trái đất đang nóng lên, không quan tâm đến môi trường, không chăm sóc ngôi nhà chung. Mặt khác, khi chúng ta có mối tương quan – tôi tạm gọi là - "huynh đệ" vì nó là kiểu nói văn hoa; mối quan hệ “huynh đệ” với sáng thế, chúng ta sẽ trở thành người bảo vệ ngôi nhà chung, người bảo vệ sự sống và người bảo vệ niềm hy vọng. Chúng ta sẽ bảo vệ di sản mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta để các thế hệ mai sau được thụ hưởng nó. Và một số người có thể nói: "Nhưng, tôi rất ổn giống như bây giờ". Nhưng vấn đề không phải là nay anh chị em lo liệu ra sao - điều này đã được một nhà thần học người Đức, một người theo đạo Tin lành, một người tốt: Bonhoeffer nói ra - vấn đề không phải là nay anh chị em lo liệu ra sao; vấn đề là: đâu là di sản, là sự sống cho các thế hệ mai sau? Chúng ta hãy nghĩ đến con cái cháu chắt của chúng ta: chúng ta sẽ để lại gì nếu chúng ta trấn lột sáng thế? Chúng ta hãy bảo vệ đường đi này của những “người bảo vệ” ngôi nhà chung của chúng ta, những người bảo vệ sự sống và cũng là những người bảo vệ niềm hy vọng. Họ bảo vệ di sản mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta (cho người ta, cho mọi người) để các thế hệ mai sau được thụ hưởng nó. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người dân bản địa, những người mà tất cả chúng ta đều mang món nợ ơn nghĩa- cũng là món nợ ăn năn, sửa chữa những điều xấu xa chúng ta đã gây ra cho họ. Nhưng tôi cũng nghĩ đến những phong trào, hiệp hội, những nhóm bình dân vốn cam kết bảo vệ lãnh thổ của họ với những giá trị tự nhiên và văn hóa của nó. Những thực tại xã hội này không luôn luôn được đánh giá cao, và đôi khi chúng còn bị cản trở; bởi vì chúng không kiếm ra tiền; nhưng trên thực tế, chúng góp phần vào một cuộc cách mạng hòa bình, mà chúng ta có thể gọi là “cuộc cách mạng của sự chăm sóc”. Chiêm niệm để chăm sóc, chiêm niệm để bảo vệ, bảo vệ chính mình, sáng thế, con cái cháu chắt chúng ta và bảo vệ tương lai. Chiêm niệm để chăm sóc và bảo vệ, và để lại một di sản cho thế hệ mai sau.
Và không được giao việc này cho người khác: đây là nhiệm vụ của mỗi con người nhân bản. Mỗi người chúng ta có thể và phải là “người bảo vệ ngôi nhà chung”, có khả năng ca ngợi Thiên Chúa vì các tạo vật của Người, chiêm ngưỡng các tạo vật và bảo vệ chúng. Cảm ơn anh chị em.” (ĐTC Phanxicô, 16/09/2020)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần XXV- Mùa TN



Đọc tiếp »

CÂY VÔNG: Viếng nơi ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận bị quản thúc, làm lễ nhà thờ Cây Vông…







Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

Thứ sáu, Tuần XXV- Mùa TN



Đọc tiếp »

CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG (trái đất) (ĐTC Phanxicô, 16/09/2020)


“...Điều quan trọng là phải tái khám phá chiều kích chiêm niệm, tức là nhìn vào trái đất, nhìn công trình sáng tạo (sáng thế) như một hồng phúc, không phải như một điều để khai thác kiếm lợi: không. Khi chúng ta chiêm niệm, chúng ta khám phá ra nơi những người khác và nơi thiên nhiên một điều gì đó lớn hơn tính hữu dụng của họ. Đây là trọng tâm của vấn đề: việc chiêm niệm vượt ra ngoài tính hữu dụng của một điều gì đó. Chiêm niệm cái đẹp không có nghĩa là bóc lột nó, không: chiêm niệm. Nó có tính tự do. Chúng ta khám phá ra giá trị nội tại của những sự vật được Thiên Chúa ban cho chúng. Như nhiều bậc thầy linh đạo đã dạy chúng ta, trời, đất, biển và mọi tạo vật đều có khả năng mang tính biểu tượng này, hoặc khả năng huyền bí này để đưa chúng ta trở lại với Đấng Tạo Dựng và hiệp thông với sáng thế. Chẳng hạn, Thánh Inhaxiô thành Loyola, ở cuối cuốn Linh Thao của ngài, mời gọi chúng ta thực hiện “Chiêm niệm để tiến tới yêu thương”, nghĩa là xem xét việc Thiên Chúa nhìn các tạo vật của Người và vui mừng vì chúng như thế nào; để khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa trong các tạo vật của Người, với sự tự do và ân sủng, để yêu thương và chăm sóc chúng.
Sự chiêm niệm, trong khi dẫn chúng ta đến một thái độ quan tâm, không phải là vấn đề nhìn vào thiên nhiên từ bên ngoài, như thể chúng ta không đắm mình trong đó. Nhưng chúng ta ở bên trong thiên nhiên, chúng ta là một phần của thiên nhiên. Đúng hơn, việc này được thực hiện từ bên trong, nhìn nhận chúng ta là một phần của sáng thế, khiến chúng ta trở thành những người chủ đạo chứ không chỉ là những khán giả đơn thuần của một thực tại vô định hình chỉ để được khai thác. Những người chiêm niệm theo cách này cảm nghiệm không những sự ngạc nhiên đối với những gì họ nhìn thấy mà còn bởi vì họ cảm thấy họ là một phần làm nên vẻ đẹp này; và họ cũng cảm thấy được kêu gọi để trông nom nó và bảo vệ nó. Và có một điều chúng ta không được quên: Những ai không thể chiêm niệm thiên nhiên và sáng thế, thì cũng không thể chiêm niệm con người trong sự phong phú đích thực của họ. Và những người sống để khai thác thiên nhiên rốt cục sẽ bóc lột con người và đối xử với họ như nô lệ. Đó là một quy luật phổ quát. Nếu không thể chiêm niệm thiên nhiên, anh chị em sẽ rất khó chiêm niệm con người, vẻ đẹp của con người, anh của anh chị em, chị của anh chị em. Tất cả chúng ta...” (ĐTC Phanxicô, 16/09/2020)
Đọc tiếp »

LAVANG-MẸ BÌNH AN. Tạm biệt Mằng Lăng, Lavang, cho con đi về bình an…








Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.