Ads 468x60px

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

NGHE CHÚA SỬA DẠY


Trích sách Châm ngôn (chương 3)
1Này con, đừng quên lãng giáo huấn của Chúa
huấn lệnh của Ngài, lòng con lo giữ trọn.
2Vì nhờ đó, con sẽ được sống lâu trăm tuổi,
và đầy tràn phúc lộc bình an.
3Ước chi ân tình và tín nghĩa
chẳng hề lìa xa con,
nhưng nên như vòng con đeo vào cổ,
và được con ghi khắc tận đáy lòng.
4Như vậy, con sẽ được cả Thiên Chúa lẫn phàm nhân
yêu thương và quý chuộng.
5Hãy hết lòng tin tưởng vào ĐỨC CHÚA,
chớ hề cậy dựa vào hiểu biết của con.
6Hãy nhận biết Người trong mọi đường đi nước bước,
Người sẽ san bằng đường nẻo con đi.
1Này con, chớ khinh thường khi ĐỨC CHÚA sửa dạy con,
đừng chán ngán khi Người khiển trách.
12Vì ĐỨC CHÚA khiển trách kẻ Người thương,
như người cha xử với con yêu quý…
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần VI - TN



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022

VUA THỜ THẦN NGOẠI… CHÚA LÌA XA… SUY TÀN

1V11:
4 Khi vua Sa-lô-môn về già, các bà vợ của vua đã làm cho lòng vua ngả theo các thần ngoại ; lòng vua không còn chung thuỷ với Đức Chúa Thiên Chúa của vua, như lòng phụ vương Đa-vít nữa. 5 Vua Sa-lô-môn đi theo nữ thần Át-tô-rét của dân Xi-đôn, theo thần Min-côm ghê tởm của dân Am-mon. 6 Như thế, vua Sa-lô-môn làm điều dữ trái mắt Đức Chúa, chứ không theo Đức Chúa trọn vẹn như phụ vương Đa-vít. 7 Bấy giờ vua Sa-lô-môn xây trên núi đối diện với Giê-ru-sa-lem một nơi cao cho thần Cơ-mốt ghê tởm của dân Mô-áp, cho thần Mô-léc ghê tởm của con cái Am-mon. 8 Vua làm như thế với tất cả các bà vợ ngoại đạo của vua ; họ đốt hương và sát tế kính các thần của họ.
9 Đức Chúa nổi giận với vua Sa-lô-môn, vì lòng vua rời xa Đức Chúa, Thiên Chúa của Ít-ra-en, Đấng đã hiện ra với vua hai lần, 10 và truyền cho vua là đừng đi theo các thần ngoại, nhưng vua không giữ điều Đức Chúa đã truyền. 11 Đức Chúa phán với vua Sa-lô-môn : “Vì ngươi đã như vậy và đã không giữ giao ước cũng như các giới răn Ta truyền cho ngươi, thì chắc chắn Ta sẽ giựt lấy vương quốc ngươi mà trao cho một thuộc hạ của ngươi. 12 Tuy nhiên, vì thân phụ ngươi, Ta sẽ không làm điều đó trong đời ngươi, nhưng sẽ giựt vương quốc khỏi tay con của ngươi. 13 Hơn nữa, vì nể Đa-vít tôi tớ Ta, và vì Giê-ru-sa-lem, thành đô Ta đã chọn, Ta sẽ không giựt lấy cả vương quốc, nhưng sẽ để lại cho con của ngươi một chi tộc.”
When Solomon was old his wives had turned his heart to strange gods, and his heart was not entirely with the LORD, his God, as the heart of his father David had been. By adoring Astarte, the goddess of the Sidonians, and Milcom, the idol of the Ammonites, Solomon did evil in the sight of the LORD; he did not follow him unreservedly as his father David had done.
Solomon then built a high place to Chemosh, the idol of Moab, and to Molech, the idol of the Ammonites, on the hill opposite Jerusalem.
He did the same for all his foreign wives who burned incense and sacrificed to their gods. The LORD, therefore, became angry with Solomon, because his heart was turned away from the LORD, the God of Israel, who had appeared to him twice
(for though the LORD had forbidden him this very act of following strange gods, Solomon had not obeyed him).
So the LORD said to Solomon: "Since this is what you want, and you have not kept my covenant and my statutes which I enjoined on you, I will deprive you of the kingdom and give it to your servant.
I will not do this during your lifetime, however, for the sake of your father David; it is your son whom I will deprive.
Nor will I take away the whole kingdom. I will leave your son one tribe for the sake of my servant David and of Jerusalem, which I have chosen."
2

Đọc tiếp »

ĐỊA ĐÀNG TRƯỚC NGUYÊN TỘI…

St 2:
4b Ngày Đức Chúa là Thiên Chúa làm ra đất và trời, 5 chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên mặt đất, chưa có đám cỏ ngoài đồng nào mọc lên, vì Đức Chúa là Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và không có người để canh tác đất đai. 6 Nhưng có một dòng nước từ đất trào lên và tưới khắp mặt đất. 7 Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. 8 Rồi Đức Chúa là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra.
9 Đức Chúa là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác. 15 Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai. 16 Đức Chúa là Thiên Chúa truyền lệnh cho con người rằng : “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn ; 17 nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết.”
At the time when the LORD God made the earth and the heavens--
while as yet there was no field shrub on earth and no grass of the field had sprouted, for the LORD God had sent no rain upon the earth and there was no man to till the soil,
but a stream was welling up out of the earth and was watering all the surface of the ground--
the LORD God formed man out of the clay of the ground and blew into his nostrils the breath of life, and so man became a living being.
Then the LORD God planted a garden in Eden, in the east, and he placed there the man whom he had formed.
Out of the ground the LORD God made various trees grow that were delightful to look at and good for food, with the tree of life in the middle of the garden and the tree of the knowledge of good and bad.
The LORD God then took the man and settled him in the garden of Eden, to cultivate and care for it.
The LORD God gave man this order: "You are free to eat from any of the trees of the garden
except the tree of knowledge of good and bad. From that tree you shall not eat; the moment you eat from it you are surely doomed to die."
Đọc tiếp »

Trích bài giảng của chân phước Ixaác, viện phụ đan viện Sao Mai :

"Thưa anh em, tại sao chúng ta lại ít quan tâm tìm dịp giúp đỡ lẫn nhau, tức là ở đâu chúng ta thấy cần hơn, thì chúng ta càng nâng đỡ nhau hơn và mang đỡ gánh nặng cho nhau ? Thánh Phao-lô tông đồ đã khuyên bảo chúng ta điều ấy khi ngài nói : Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật của Đức Ki-tô ; và ở nơi khác ngài nói : Anh em hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Đó chính là luật của Đức Ki-tô.
Điều tôi thấy là bất trị nơi người anh em của tôi, hoặc vì hoàn cảnh khó khăn hoặc do sự yếu đuối thể xác hay tinh thần, tại sao tôi không kiên nhẫn chịu đựng, sẵn lòng an ủi theo như lời đã chép : Con cái của chúng sẽ được mang trên vai, nâng niu trên đầu gối ? Phải chăng vì trong tôi thiếu đức ái là sức chịu đựng tất cả, là sự kiên trì để nâng đỡ, là lòng nhân hậu để mến yêu ?
...
Kẻ nào tấn công người anh em đang gặp khó khăn, kẻ nào âm mưu chống lại người anh em đang yếu đuối về bất cứ mặt nào, hẳn là kẻ đang tuân phục luật của Xa-tan và đang chu toàn luật đó. Vậy chúng ta hãy cảm thông với nhau, yêu thương nhau như anh em, chịu đựng những yếu đuối và chống lại những tật xấu...
Xin Thiên Chúa khấng ban đức ái cho chúng ta, vì không có đức ái chúng ta không thể đẹp lòng Người và không có Người chúng ta chẳng làm gì được. Người hằng sống và hiển trị đời đời chẳng cùng. Amen."
Đọc tiếp »

HAI CÁI TẾT KHẨU TRANG…








Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT VI - TN C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

MẮT TA NHÌN THẤY GÌ ? (ĐTC Phanxicô, 21/02/2022)


“Câu hỏi thứ hai: mắt chúng ta thấy gì? Ông Simêon, được Thánh Linh thúc đẩy, nhìn thấy và nhận ra Chúa Kitô. Và ông ấy cầu nguyện rằng: “Mắt con đã thấy ơn cứu độ của Chúa” (Lc2,30). Đây là phép lạ vĩ đại của đức tin: Ông Simêon mở mắt ra, biến đổi cái nhìn, thay đổi cái nhìn.
Như chúng ta đã biết qua nhiều lần gặp gỡ Chúa Giêsu trong các sách Tin Mừng, đức tin được sinh ra từ ánh mắt từ bi mà Thiên Chúa nhìn chúng ta, làm tan chảy sự chai cứng của trái tim chúng ta, chữa lành vết thương của chúng ta, cho chúng ta đôi mắt mới để nhìn bản thân và thế giới. Đó là những cái nhìn mới về bản thân, về người khác, về tất cả những hoàn cảnh chúng ta đang sống, ngay cả khi đau đớn nhất. Đó không phải là một vấn đề về một cái nhìn ngây thơ, không, đó là vấn đề về cái nhìn khôn ngoan; cái nhìn ngây thơ trốn tránh thực tế hoặc giả vờ như không nhìn thấy các vấn đề; thay vào đó, đó là một vấn đề về đôi mắt biết làm thế nào để “nhìn bên trong” và “nhìn xa hơn”; chứ không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài,
Đôi mắt già nua của Ông Simêon, dù mỏi mệt vì năm tháng, nhưng đôi mắt ấy nhìn thấy Chúa, nhìn thấy ơn cứu rỗi. Còn chúng ta thì sao? Mọi người đều có thể tự hỏi mình: mắt chúng ta nhìn thấy gì? Chúng ta có tầm nhìn nào về đời sống thánh hiến? Thế giới thường coi đó là một sự “lãng phí”: “Hãy nhìn xem, cậu bé ngoan đó lại trở thành một tu huynh”, hoặc “một cô gái tốt như vậy, lại trở thành một nữ tu… Thật lãng phí. Nếu họ xấu xí thì đã đành... Nhưng họ, họ đẹp như thế, thật lãng phí “. Vì vậy, chúng ta nghĩ rằng. Thế giới có lẽ coi đời sống thánh hiến là một thực tại của quá khứ, một điều gì đó vô ích. Nhưng chúng ta, những cộng đồng Kitô hữu, linh mục và tu sĩ nam nữ, chúng ta thấy gì?
Chúng ta đang nhìn về phía sau, hoài niệm về những gì không còn tồn tại hay chúng ta có khả năng nhìn xa trông rộng bằng con mắt đức tin, phóng chiếu vào bên trong và bên ngoài? Có trí tuệ nhìn - điều này là do Thánh Thần ban cho: nhìn cẩn thận, đo lường khoảng cách tốt, hiểu rõ thực tại. Tôi thật vui khi thấy những tu sĩ nam nữ tận hiến là những người lớn tuổi, những người vẫn tiếp tục mỉm cười với đôi mắt sáng, mang lại hy vọng cho những người trẻ. Hãy nghĩ xem khi nào chúng ta gặp những cái nhìn tương tự và chúng ta tán tụng Chúa vì điều đó. Đó là những cái nhìn của hy vọng, mở ra cho tương lai. Và có lẽ sẽ tốt cho chúng ta, trong những ngày này, có một cuộc gặp gỡ, thăm hỏi những tu sĩ nam nữ lớn tuổi của chúng ta, nhìn họ, nói chuyện, hỏi han, nghe họ nghĩ gì. Tôi tin rằng đó sẽ là một liều thuốc tốt.” (ĐTC Phanxicô, 21/02/2022)
Đọc tiếp »

ĐỪNG GANH NẠNH NHAU…


Trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ga-lát.
(Gl 5,25- 6,5)
Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước. 26 Chúng ta đừng có tìm hư danh, đừng khiêu khích nhau, đừng ganh tị nhau.
6 1 Thưa anh em, nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em, những người được Thần Khí thúc đẩy, hãy lấy tinh thần hiền hoà mà sửa dạy người ấy ; phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ. 2 Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Ki-tô. 3 Thật vậy, ai tưởng mình là gì mà kỳ thực không là gì hết, thì là lừa gạt chính mình.
4 Mỗi người hãy xem xét việc làm của chính mình, và bấy giờ sẽ có lý do để hãnh diện vì chính mình, chứ không phải vì so sánh với người khác. 5 Quả thế, mỗi người phải mang gánh nặng của riêng mình…
Đọc tiếp »

GIÁO HỘI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN (ĐTC Phanxicô, sứ điệp Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 30, 11/02/2022)


“Ngày Thế giới Bệnh nhân cũng là một dịp thuận lợi để tập trung sự chú ý của chúng ta vào các trung tâm chăm sóc. Qua nhiều thế kỷ, việc bày tỏ lòng nhân ái đối với bệnh nhân đã khiến cộng đoàn Kitô mở ra vô số “những nhà trọ của người Samaritanô nhân hậu”, nơi mà những bệnh nhân thuộc mọi loại bệnh tật có thể được chào đón và chăm sóc, cách riêng những người không được đáp ứng những nhu cầu sức khỏe vì nghèo túng hoặc bị xã hội loại trừ hoặc do những khó khăn liên quan đến việc điều trị một số bệnh lý nhất định. Trong những tình huống này, trẻ em, người già và những người yếu đuối nhất thường phải hứng chịu hậu quả. Nhân từ như Chúa Cha, vô số các nhà truyền giáo đã kết hợp việc rao giảng Tin Mừng với việc xây dựng bệnh viện, trạm xá và nhà dưỡng lão. Đây là những phương thế quý giá nhờ đó đức ái Kitô giáo được thành hình và tình thương của Đức Kitô, mà các môn đồ của Người làm chứng, trở nên đáng tin hơn…
Trong suốt 30 năm qua, mục vụ chăm sóc sức khỏe cũng được coi là sự phục vụ không thể thiếu và ngày càng được nhìn nhận. Nếu sự phân biệt đối xử tồi tệ nhất mà người nghèo phải gánh chịu – kể cả người đau bệnh, tức là nghèo về sức khỏe – là sự thiếu quan tâm về mặt thiêng liêng, thì chúng ta không thể không cống hiến cho họ sự gần gũi của Thiên Chúa, phúc lành và Lời của Người, cũng như việc cử hành các Bí tích và cơ hội cho một hành trình tăng trưởng và trưởng thành trong đức tin.[6] Về vấn đề này, tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng việc gần gũi với bệnh nhân và chăm sóc mục vụ dành cho họ không chỉ là nhiệm vụ của một số thừa tác viên được chỉ định cụ thể; việc thăm viếng bệnh nhân là một lời mời mà Chúa Kitô ngỏ với tất cả các môn đệ. Có biết bao bệnh nhân và biết bao người già đang sống tại nhà và chờ người đến thăm! Thừa tác vụ an ủi là bổn phận của mỗi người đã được rửa tội, hãy tâm niệm lời của Chúa Giêsu: “Ta đau yếu, các ngươi đã thăm Ta” (Mt 25, 36).
Anh chị em thân mến, tôi xin phó thác tất cả các bệnh nhân và gia đình của họ cho lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Đấng cứu kẻ liệt kẻ khốn. Ước gì nhờ hiệp nhất với Đức Kitô, Đấng gánh chịu nỗi đau của thế giới, họ có thể tìm được ý nghĩa, sự an ủi và niềm tín thác. Tôi cầu nguyện cho các nhân viên y tế ở khắp nơi, rằng, với đầy lòng nhân ái, họ có thể trao tặng cho các bệnh nhân sự chăm sóc thích hợp, cùng với sự gần gũi huynh đệ của họ.
Tôi ưu ái ban phép lành Toà thánh cho tất cả mọi người.” (ĐTC Phanxicô, sứ điệp Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 30, 11/02/2022)
Đọc tiếp »

CHÚNG TA NẮM GÌ TRONG TAY ? (ĐTC Phanxicô, 2/2/2022)


“Cuối cùng, một câu hỏi thứ ba: chúng ta nắm giữ cái gì trong tay? Ông Simêon chào đón Chúa Giêsu trong vòng tay của mình (Lc 2,28). Đó là một cảnh dịu dàng và ý nghĩa, duy nhất trong các sách Phúc âm. Thiên Chúa đặt Con Ngài trong vòng tay của chúng ta bởi vì việc chào đón Chúa Giêsu là điều cốt yếu, là trung tâm của đức tin. Đôi khi chúng ta có nguy cơ lạc lối và phân tán trong một ngàn thứ, cố định mình trên những khía cạnh thứ yếu hoặc đắm mình vào những việc phải làm, nhưng trung tâm của mọi sự là Chúa Kitô, để được chào đón như Chúa của cuộc đời chúng ta.
Khi Ông Simêon ôm Chúa Giêsu trong tay, môi ông thốt lên những lời chúc tụng, ngợi khen và kinh ngạc. Và chúng ta, sau bao nhiêu năm sống đời thánh hiến, chúng ta có đánh mất khả năng kinh ngạc không? Hay chúng ta vẫn có khả năng này? Chúng ta hãy xem xét điều này, và nếu ai đó không tìm thấy nó, hãy cầu xin ân sủng của sự kinh ngạc, sự ngạc nhiên trước những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đang thực hiện trong chúng ta, kín nhiệm như những gì xảy ra trong đền thờ, khi Ông Simêon và Bà Anna gặp Chúa Giêsu.
Nếu những người thánh hiến thiếu những lời chúc tụng Thiên Chúa và cám ơn những người khác, nếu không có niềm vui, nếu thiếu động lực, nếu cuộc sống huynh đệ chỉ là mệt mỏi, nếu không có sự ngạc nhiên, thì không phải vì chúng ta là nạn nhân của ai đó hay điều gì đó, lý do thực sự là cánh tay của chúng ta không còn ôm chặt Chúa Giêsu nữa. Và khi cánh tay của người thánh hiến không ôm lấy Chúa Giêsu, họ ôm lấy những khoảng trống mà họ cố gắng lấp đầy bằng những thứ khác, nhưng đó là sự trống rỗng.
Hãy siết chặt Chúa Giêsu bằng cánh tay của chúng ta: đây là dấu chỉ, đây là con đường, đây là “công thức” để đổi mới. Khi chúng ta không ôm lấy Chúa Giêsu, trái tim chúng ta đóng lại trong cay đắng. Thật đáng buồn khi thấy những người tận hiến, tận hiến một cách cay đắng: họ khép mình trong việc phàn nàn về những điều không diễn ra đúng thời điểm. Họ luôn phàn nàn về một điều gì đó: bề trên, cấp trên, anh em, cộng đoàn, bếp núc… Nếu không có lời phàn nàn thì họ không sống nổi.
Nhưng chúng ta phải ôm lấy Chúa Giêsu trong sự tôn thờ và cầu xin đôi mắt biết nhìn điều thiện và nhận ra đường lối của Thiên Chúa. Nếu chúng ta chào đón Chúa Kitô với vòng tay rộng mở, thì chúng ta cũng sẽ chào đón người khác với lòng tin cậy và khiêm nhường. Khi đó xung đột không leo thang, khoảng cách không lớn dần và sự cám dỗ lạm dụng và làm tổn thương nhân phẩm của một số anh chị em bị dập tắt. Chúng ta hãy mở rộng vòng tay của mình, cho Chúa Kitô và cho anh chị em!Chúa Giêsu đứng ở đó.” (ĐTC Phanxicô, 2/2/2022)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần V - TN



Đọc tiếp »

NÚI BÁT PHÚC (ISRAEL 2014) NƠI CHÚA GIẢNG TÁM MỐI PHÚC THẬT


Phúc Âm Chúa nhật 6 thường niên năm C kể lại việc Chúa lên núi giảng tám mối phúc thật, nên nay gọi là núi bát phúc, nằm sát cạnh bờ hồ rất đẹp… Tạ ơn Chúa con đã đến nơi đây năm 2014 như các tông đồ và dân chúng nghe Chúa giảng hôm nay, xin giúp chúng con sống theo “hiến chương Nước Trời” này, để được là công dân Nước Trời :
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca (Lc 6, 17-23)
Khi ấy, Đức Giê-su ở trên núi xuống cùng với Nhóm Mười Hai, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, có nhiều môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng đến từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn. Thấy vậy, Đức Giê-su ngước mắt nhìn các môn đệ và nói :
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó,
vì Nước Thiên Chúa là của anh em.
21“Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói,
vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng.
“Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc,
vì anh em sẽ được vui cười.
22 “Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa. 23 Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

SỨ ĐIỆP NGÀY QUỐC TẾ BỆNH NHÂN 2022:


số 2-3 :
2- Khi một người trải qua sự yếu đuối và đau đớn trong thân xác của mình vì bệnh tật, trái tim họ trở nên nặng trĩu, nỗi sợ hãi lan rộng, những bất ổn nhân lên, và những câu hỏi về ý nghĩa của những gì đang xảy ra trong cuộc sống của họ trở nên cấp thiết hơn. Về vấn đề này, làm sao chúng ta có thể quên được rất nhiều bệnh nhân, những người trong thời gian đại dịch này, đã trải qua chặng cuối cùng của cuộc đời trần thế trong cô đơn, tại một phòng chăm sóc đặc biệt, tuy được các nhân viên y tế tận tình chăm sóc, nhưng lại phải xa cách những người thân yêu, và những người quan trọng nhất trong cuộc đời của họ? Điều này giúp chúng ta thấy quan trọng biết chừng nào sự hiện diện của những chứng nhân về lòng nhân từ của Thiên Chúa bên cạnh chúng ta, họ là những người, theo gương Chúa Giêsu là chính lòng thương xót của Chúa Cha, đổ dầu an ủi và rượu hy vọng lên vết thương của bệnh nhân…
3- Lời mời gọi của Chúa Giêsu hãy có lòng nhân từ như Chúa Cha có ý nghĩa đặc biệt đối với các nhân viên y tế. Tôi nghĩ đến các bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, trợ lý và nhân viên chăm sóc bệnh nhân, cũng như rất nhiều tình nguyện viên đã dành thời gian quý báu của họ để giúp đỡ những người đau khổ. Các nhân viên y tế thân mến, việc phục vụ của các bạn bên cạnh bệnh nhân, được thực hiện bằng tình yêu và năng lực, vượt qua ranh giới của nghề nghiệp và trở thành một sứ mạng. Bàn tay của các bạn, chạm vào da thịt đau khổ của Chúa Kitô, có thể là dấu chỉ của bàn tay nhân từ của Chúa Cha. Hãy nhớ đến phẩm giá cao cả của nghề nghiệp của các bạn, cũng như trách nhiệm mà nghề này đòi hỏi…”
Đọc tiếp »

SỨ ĐIỆP NGÀY QUỐC TẾ BỆNH NHÂN 2022 (ĐTC Phanxicô, 10/12/2021)


“Anh chị em thân mến,
Cách đây 30 năm, Thánh Gioan Phaolô II đã thiết lập Ngày Thế giới Bệnh Nhân để khuyến khích dân Chúa, các tổ chức y tế Công giáo và xã hội dân sự lưu tâm đến bệnh nhân và những người chăm sóc họ.
Chúng ta tạ ơn Chúa vì những tiến bộ đạt được trong những năm gần đây trong các Giáo hội địa phương trên toàn thế giới. Đã có nhiều bước tiến, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đảm bảo rằng tất cả mọi bệnh nhân, ngay cả những người sống ở những nơi, những hoàn cảnh đói nghèo cùng cực và bị loại ra bên lề, đều nhận được sự chăm sóc sức khỏe mà họ cần, cũng như sự chăm sóc mục vụ, để giúp họ trải nghiệm bệnh tật trong sự kết hợp với Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh. Ước mong Ngày Thế giới bệnh nhân lần thứ 30 năm nay – dù vì đại dịch, nên không thể diễn ra tại thành phố Arequipa ở Peru như dự kiến nhưng tại Đền thờ thánh Phêrô ở Vatican – giúp chúng ta gia tăng sự gần gũi và phục vụ bệnh nhân và gia đình của họ.
1. Thương xót như Chúa Cha
Chủ đề được chọn cho Ngày Thế giới lần thứ 30 này, “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Ðấng nhân từ” (Lc6,36), mời chúng ta, trước hết hãy hướng nhìn lên Chúa, Đấng “giàu lòng thương xót” (Ep 2,4); Đấng luôn đoái nhìn đoàn con bằng tình yêu thương của một người cha, ngay cả khi chúng quay lưng với Ngài. Thương xót là danh xưng hoàn hảo của Thiên Chúa; thương xót, không hiểu như một tình cảm ủy mị nhất thời mà là một động lực luôn hiện hữu và tích cực, diễn tả chính bản tính của Thiên Chúa. Lòng thương xót kết hợp cả sức mạnh và sự dịu dàng. Đây là lý do tại sao chúng ta có thể nói, với sự ngạc nhiên và biết ơn rằng, lòng thương xót của Thiên Chúa bao gồm cả tình phụ tử lẫn tình mẫu tử. (x Is 49,15). Thiên Chúa chăm sóc chúng ta bằng sức mạnh của một người cha và bằng sự dịu dàng của một người mẹ; Ngài luôn mong muốn ban cho chúng ta sự sống mới trong Thánh Thần...” (ĐTC Phanxicô, 10/12/2021)
Đọc tiếp »

SỐNG THEO THẦN KHÍ ĐỪNG THEO XÁC THỊT


Gl 5, 16-23:
Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thoả mãn đam mê của tính xác thịt nữa. 17 Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn. 18 Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn, thì anh em không còn lệ thuộc Lề Luật nữa. 19 Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là : dâm bôn, ô uế, phóng đãng, 20 thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, 21 ganh tị, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo : những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa. 22 Còn hoa quả của Thần Khí là : bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, 23 hiền hoà, tiết độ.
Đọc tiếp »

MẸ LỘ ĐỨC 2011







Đọc tiếp »

HÃY CHẠM ĐẾN CHÚA VỚI NIỀM XÁC TÍN ĐƯỢC CỨU CHỮA

Mc 6:
53 Khi ấy, qua biển rồi, Đức Giê-su và các môn đệ ghé vào đất liền tại Ghen-nê-xa-rét và lên bờ. 54 Thầy trò vừa ra khỏi thuyền, thì lập tức người ta nhận ra Đức Giê-su. 55 Họ rảo khắp vùng ấy và nghe tin Người ở đâu, thì bắt đầu cáng bệnh nhân đến đó. 56 Người đi tới đâu, vào làng mạc, thành thị hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người ; và bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi.
After making the crossing to the other side of the sea, Jesus and his disciples came to land at Gennesaret and tied up there.
As they were leaving the boat, people immediately recognized him.
They scurried about the surrounding country and began to bring in the sick on mats to wherever they heard he was.
Whatever villages or towns or countryside he entered, they laid the sick in the marketplaces and begged him that they might touch only the tassel on his cloak; and as many as touched it were healed.
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần V - TN



Đọc tiếp »

HÀNH HƯƠNG LOURDES-2011


VIẾNG MẸ LỘ ĐỨC 2011 (LOURDES-PHÁP)
May mà thấy facebook Thanh Thanh đăng, nên nhớ lại mình cũng đã đến nơi này đúng ngày lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm 08/12/2011, một sự trùng hợp lạ kỳ, vì lúc đi cũng không tính, thế mà đến nơi Mẹ nói “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội” cho thánh nữ Bernadette năm 1858, đúng ngày lễ… ! Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được Đức Pio IX định tín ngày 8/12/1854, tức 4 năm trước khi Đức Maria hiện ra tại Lộ Đức.
Năm 1907, Giáo hoàng Piô X lập lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Mừng lễ Đức Mẹ Lộ Đức, ngày 11 tháng 2 hằng năm, cũng là ngày Quốc Tế Bệnh Nhân, vì chính nơi đây có nhiều phép lạ chữa lành. Hồi tưởng lại cuộc hành hương linh thiêng cách đây hơn 10 năm : Cám ơn bác Thể giúp đỡ đưa đến ga Lyon rồi một mình đáp tàu lửa đến Pau, và nhờ anh em chủng sinh đưa đến nơi này. Thăm anh em chủng sinh ngày xưa ở Pau, nay đã chịu chức hết chưa, ai còn nhớ liên lạc nhé…
Ngày thế giới cầu cho các bệnh nhân, nhớ nơi Mẹ chữa lành, nài xin Mẹ tiếp tục cứu chữa các bệnh nhân với nhiều bệnh tật khác nhau, chữa lành những F0 bị hậu covid và những nạn nhân của vacxine cũng làm con người ngày một yếu đi và có cả tử vong...


Đọc tiếp »

ĐOÀN CHIÊN RẤT TỐT GẶP NGUY

Thánh Phaolô cảnh báo các tín hữu Galata xưa rất tốt, nay đang gặp nguy bị người khác dụ dỗ rời xa ngài và Tin Mừng… Gl4,8-20:

“Trước kia, khi chưa biết Thiên Chúa, anh em làm nô lệ những vật tự bản chất không phải là thần. 9 Nhưng nay anh em đã biết Thiên Chúa, hay đúng hơn được Thiên Chúa biết đến, làm sao anh em còn trở lại với những yếu tố bất lực và nghèo nàn ấy, còn muốn làm nô lệ chúng một lần nữa ? 10 Anh em cẩn thận giữ ngày, giữ tháng, giữ mùa, giữ năm ! 11 Anh em làm tôi sợ rằng tôi đã vất vả uổng công vì anh em !
12 Thưa anh em, tôi van anh em, anh em hãy nên giống như tôi, vì tôi cũng đã nên giống như anh em. Anh em đã không làm tổn thương gì cho tôi cả. 13 Anh em biết : nhân khi thân xác bị đau ốm, tôi đã loan báo Tin Mừng cho anh em lần đầu tiên. 14 Mặc dù thân xác tôi là một dịp thử thách cho anh em, anh em đã không khinh, không tởm ; trái lại anh em đã tiếp đón tôi như một sứ giả của Thiên Chúa, như Đức Ki-tô Giê-su. 15 Vậy hạnh phúc của anh em lúc đó, bây giờ đâu rồi ? Thật thế, tôi xin làm chứng cho anh em rằng : nếu có thể, hẳn anh em đã móc mắt hiến cho tôi.
16 Thành thử tôi đã trở nên kẻ thù của anh em vì nói sự thật cho anh em sao ? 17 Họ nhiệt thành với anh em không phải vì mục đích tốt, mà chỉ vì muốn ly gián anh em với tôi, để anh em nhiệt thành với họ. 18 Được người ta tỏ lòng nhiệt thành là điều tốt, miễn là vì mục đích tốt và trong mọi trường hợp, chứ không phải chỉ khi nào tôi có mặt giữa anh em. 19 Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Ki-tô được thành hình nơi anh em, 20 tôi ước ao được có mặt giữa anh em lúc này, để lựa lời nói sao cho thích hợp, vì tôi thấy khó xử với anh em quá !”
Đọc tiếp »

TA ĐANG LÀM BỞI THÁNH THẦN HAY THẾ TỤC ? (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 02/02/2022)


“Được Thánh Thần linh báo” (Lc2,27), ông Simêon đi đến đền thờ…
Đây là những gì Chúa Thánh Thần thực hiện: Ngài làm cho chúng ta có khả năng nhận thức được sự hiện diện của Thiên Chúa và công việc của Người không phải nơi những điều cao cả, với vẻ bên ngoài sặc sỡ, phô trương sức mạnh, nhưng nơi sự bé nhỏ và mong manh. Chúng ta hãy nghĩ đến thập tự giá: ở đó cũng có sự nhỏ bé, mong manh, thậm chí là một bi kịch. Nhưng ở đó có sức mạnh của Chúa. Cụm từ “được Thánh Thần linh báo” gợi lại những gì tâm linh học gọi là “những chuyển động tâm linh”: chúng là những chuyển động của linh hồn mà chúng ta cảm thấy bên trong mình và chúng ta được kêu gọi để lắng nghe, để phân định xem chúng đến từ Chúa Thánh Thần hay đến từ những thứ gì khác. Hãy chú ý đến những chuyển động bên trong của Thánh Linh.
Vì thế, chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta chủ yếu để mình được lay động bởi ai: bởi Chúa Thánh Thần hay bởi tinh thần thế gian? Đó là một câu hỏi mà tất cả chúng ta phải cân nhắc để chống lại, đặc biệt khi chúng ta là những người thánh hiến. Thánh Linh hướng dẫn chúng ta nhận ra Thiên Chúa trong sự nhỏ bé và mong manh của một hài nhi, nhưng đôi khi chúng ta mạo hiểm nghĩ về đời sống thánh hiến của chúng ta trên phương diện kết quả, mục tiêu, thành công: chúng ta di chuyển để tìm kiếm không gian, tầm nhìn, con số: đó là một sự cám dỗ. Mặt khác, Thánh Linh không yêu cầu điều này. Ngài muốn chúng ta trau dồi lòng trung thành hàng ngày, ngoan ngoãn với những việc nhỏ nhặt đã được giao phó cho chúng ta. Lòng chung thủy của Ông Simeon và Anna đẹp biết bao! Mỗi ngày họ đến đền thờ, mỗi ngày họ chờ đợi và cầu nguyện, ngay cả khi thời gian trôi qua và dường như không có gì xảy ra. Họ chờ đợi cả đời, không nản lòng và không phàn nàn,
Anh chị em thân mến, chúng ta có thể tự hỏi: điều gì làm thay đổi ngày tháng của chúng ta? Tình yêu nào thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước? Chúa Thánh Thần hay niềm đam mê của thời điểm này, là bất cứ điều gì chăng? Làm thế nào để chúng ta di chuyển trong Giáo Hội và trong xã hội? Đôi khi, ngay cả đằng sau vẻ ngoài của những tác phẩm hay, vẫn có thể ẩn giấu con sâu của lòng tự ái hay sự thèm muốn phản kháng. Trong những trường hợp khác, trong khi thực hiện nhiều việc, các cộng đồng tôn giáo của chúng ta dường như bị lay động nhiều hơn bởi sự lặp lại máy móc - làm những việc theo thói quen, chỉ để làm - hơn là bởi lòng nhiệt thành tuân theo Chúa Thánh Thần. Sẽ tốt cho tất cả chúng ta khi kiểm tra các động lực bên trong của chúng ta ngày hôm nay, chúng ta hãy phân biệt các động lực thiêng liêng, bởi vì việc canh tân đời sống thánh hiến trước hết bắt đầu từ đây.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 02/02/2022)
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần V - TN



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

XIN CHÚA LÊN THUYỀN TRỐNG RỖNG CỦA CON…

Lc 5:
1 Khi ấy, Đức Giê-su đang đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa. 2 Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới. 3 Đức Giê-su xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Si-môn, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông.
4 Giảng xong, Người bảo ông Si-môn : “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” 5 Ông Si-môn đáp : “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” 6 Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. 7 Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm.
8 Thấy vậy, ông Si-môn Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói : “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi !” 9 Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Si-môn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc. 10 Cả hai người con ông Dê-bê-đê, là Gia-cô-bê và Gio-an, bạn chài với ông Si-môn, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Si-môn : “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” 11 Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.
While the crowd was pressing in on Jesus and listening to the word of God, he was standing by the Lake of Gennesaret.
He saw two boats there alongside the lake; the fishermen had disembarked and were washing their nets.
Getting into one of the boats, the one belonging to Simon, he asked him to put out a short distance from the shore. Then he sat down and taught the crowds from the boat.
After he had finished speaking, he said to Simon, "Put out into deep water and lower your nets for a catch."
Simon said in reply, "Master, we have worked hard all night and have caught nothing, but at your command I will lower the nets."
When they had done this, they caught a great number of fish and their nets were tearing.
They signaled to their partners in the other boat to come to help them. They came and filled both boats so that they were in danger of sinking.
When Simon Peter saw this, he fell at the knees of Jesus and said, "Depart from me, Lord, for I am a sinful man."
For astonishment at the catch of fish they had made seized him and all those with him,
and likewise James and John, the sons of Zebedee, who were partners of Simon. Jesus said to Simon, "Do not be afraid; from now on you will be catching men."
When they brought their boats to the shore, they left everything and followed him.
Đọc tiếp »

HÃY TOẢ SÁNG ĐỨC YÊU THƯƠNG…

Is 58:
7 Đây là lời Đức Chúa phán :
“Ngươi hãy chia cơm cho người đói,
rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ ;
thấy ai mình trần thì cho áo che thân,
không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục ?
8Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông,
vết thương ngươi sẽ mau lành.
Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước,
vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi.
9Bấy giờ, ngươi kêu lên, Đức Chúa sẽ nhận lời,
ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại : ‘Có Ta đây !’
Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở
gông cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người,
10nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói,
làm thoả lòng người bị hạ nhục,
thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối,
và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ.”
Thus says the LORD: Share your bread with the hungry, shelter the oppressed and the homeless; clothe the naked when you see them, and do not turn your back on your own.
Then your light shall break forth like the dawn, and your wound shall quickly be healed; Your vindication shall go before you, and the glory of the LORD shall be your rear guard.
Then you shall call, and the LORD will answer, you shall cry for help, and he will say: Here I am!
If you bestow your bread on the hungry and satisfy the afflicted; Then light shall rise for you in the darkness, and the gloom shall become for you like midday.
Mt 5:
13 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.
14 “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. 15 Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. 16 Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.”
Jesus said to his disciples: "You are the salt of the earth. But if salt loses its taste, with what can it be seasoned? It is no longer good for anything but to be thrown out and trampled underfoot. You are the light of the world. A city set on a mountain cannot be hidden. Nor do they light a lamp and then put it under a bushel basket; it is set on a lampstand, where it gives light to all in the house. Just so, your light must shine before others, that they may see your good deeds and glorify your heavenly Father."
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.