Ads 468x60px

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

ĐỌC TÔNG HUẤN “NIỀM VUI của TÌNH YÊU”


Số 28-30: Gia đình-một tình yêu dịu dàng cần nuôi dưỡng
28- Trong viễn cảnh của tình yêu, là điều cốt yếu trong kinh nghiệm Kitô giáo về hôn nhân và gia đình, còn nổi lên một nhân đức khác mà thế giới của những tương quan cuồng nhiệt và hời hợt ngày nay không biết đến. Đó là sự dịu dàng. Chúng ta hãy tham chiếu Thánh vịnh 131, một thánh vịnh ngọt ngào và nồng nàn. Người ta cũng có thể nhận ra nơi các bản văn khác (cf. Xh4,22; Is 49,15; Tv 27,10), sự kết hợp giữa người tín hữu và Đức Chúa của mình được diễn tả qua ngôn ngữ tình yêu phụ tử hay mẫu tử. Ở đây cho thấy sự mật thiết tinh tế và dịu dàng giữa mẹ và con, một bé thơ ngủ yên trong vòng tay mẹ sau khi đã được bú sữa no nê. Theo nghĩa của từ gamultrong tiếng Hipri, người ta nói đến một đứa trẻ đã dứt sữa đang nép mình vào lòng mẹ, trong vòng tay mẹ ẵm. Như thế, có một sự gần gũi có ý thức chứ không chỉ có tính sinh học. Bởi thế tác giả Thánh vịnh mới hát lên: “Hồn con, con vẫn trước sau, giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình. Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con, hồn lặng lẽ an vui.” (Tv131,2). Song song với Thánh vịnh 131, chúng ta còn có thể nói đến một diễn cảnh khác, trong đó tiên tri Hôsê đặt vào môi miệng Thiên Chúa như vào môi miệng người cha những lời đầy cảm xúc này: “Khi Israel còn là đứa trẻ, Ta đã yêu thương nó […]. Ta đã tập đi cho nó, đã đỡ cánh tay nó […]. Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo nó. Ta xử với nó như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má; Ta cúi xuống gần nó mà đút cho nó ăn” (Hs11,1.3-4).
29- Với cái nhìn này của đức tin và tình yêu, của ân sủng và dấn thân, của gia đình nhân loại và Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi, chúng ta chiêm ngắm mẫu gia đình mà Lời Chúa kí thác vào đôi tay của người đàn ông, của người đàn bà và của con cái để hình thành nên sự hiệp thông giữa các ngôi vị, là hình ảnh của sự hợp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Rồi đến việc sinh sản và giáo dục con cái, đó lại là phản ánh công trình tạo dựng của Chúa Cha. Gia đình được mời gọi cùng nhau cầu nguyện hằng ngày, đọc Lời Chúa và hiệp thông trong Thánh Thể để làm cho tình yêu ngày một lớn lên và luôn hoán cải để xứng đáng là đền thờ của Chúa Thánh Thần.
30- Trước mỗi gia đình, hình ảnh gia đình thánh Nadaret vẫn xuất hiện, với những nỗi vất vả thường ngày thậm chí với cả những cơn ác mộng, như khi thánh gia phải chịu đựng hành vi bạo lực phi lí của vua Hêrôđê, đó cũng là kinh nghiệm bi thương mà ngày nay vẫn tiếp tục tái diễn trong nhiều gia đình tị nạn bị bỏ rơi không được bảo vệ. Như các nhà đạo sĩ xưa, các gia đình cũng được mời đến chiêm ngắm Hài Nhi và Đức Mẹ, để bái lạy và tôn thờ Người (cf. Mt 2,11). Như Mẹ Maria, các gia đình được khuyên nhủ đối diện với những thách đố của gia đình mình, cả khi buồn lẫn khi vui, một cách can đảm và thanh thản, và cũng để gìn giữ và suy niệm trong lòng những điều kì diệu Chúa đã làm (cf. Lc 2,19.51). Trong kho tàng trái tim của Mẹ Maria, cũng chất chứa tất cả mọi biến cố của từng gia đình chúng ta, những biến cố mà Mẹ vẫn ân cần gìn giữ. Bởi thế Mẹ có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của những biến cố đó để nhận ra được thông điệp Thiên Chúa ngay trong lịch sử của gia đình mình.
Trần Thị Cảnh và 1 người khác

Đọc tiếp »

THỨ HAI, TUẦN 1-TN



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2022

NHÚNG NƯỚC ISRAEL 2014


Lễ Chúa chịu phép rửa tại sông Giođan kết thúc mùa Giáng Sinh, nhớ đã đến nhúng nước nơi dòng sông này năm 2014, hôm đó nước đục quá nên không dám dìm xuống như Chúa chịu phép rửa. Đến biển Chết tính tắm vì nước trong và sạch, có khả năng chữa bệnh rất tốt nhưng vội đành nhúng tạm vậy, tên “chết” vì độ mặn cao không con gì sống được, hôm đó sơ í chạm giầy vào nó mục rách liền… Đăng vài hình ảnh quí lưu niệm vùng đất Israel chính tay chụp lại, khô căn lắm, khi về quê nhà mới thấy nước mình đẹp thật, chỉ tiếc cánh đồng VN phì nhiêu ruộng nước mênh mông xanh ngát lại phải học hỏi kỷ thuật nơi Israel cát đá khô cằn, để tăng năng xuất nông nghiệp !
Cám ơn các bạn thích xem hình và hiệp tạ ơn, vui lòng đợi, cứ tuần tự coi vì còn nhiều nơi quí sẽ đăng theo ngày Lời Chúa nhắc đến, hay chính ngày lễ vị thánh liên hệ với linh địa ấy… Đọc sách dễ quên, nghe kể cũng khó nhớ, nhưng những nơi đã đến, đã chạm vào, đã nhìn, đã ăn, đã ngồi lên đó, chính mình ghi hình… thì khó quên, xin tạ ơn Chúa !
Covid nhốt mình ở nhà thì nhớ lại nơi đã đi, nó nhốt lâu thì trở thành “đan tu” (dòng kín, dòng chiêm niệm không ra ngoài), quanh quẩn nơi nhà xứ cũng được, vì đi cũng khá rồi; song, vẫn mong dịch bệnh mau hết để tiếp tục hành hương nhiều nước chưa đến…
Đọc tiếp »

LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA - NĂM C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2022

HỌC CÁC ĐẠO SĨ : LÊN ĐƯỜNG, HỎI, CAN ĐẢM, GẶP CHÚA (TÔN THỜ), ĐI ĐƯỜNG KHÁC (ĐTC Phanxicô, 06/01/2022)


“Chúng ta hãy đến gặp các nhà Đạo sĩ và học hỏi từ “trường phái khao khát” của họ. Họ sẽ dạy chúng ta trong trường phái khát khao của họ. Chúng ta hãy xem xét các bước họ đã thực hiện và rút ra một số bài học từ các vị.
Ngay từ đầu, họ đã cất bước lên đường trước ánh sao đang vươn lên. Các đạo sĩ dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải liên tục cất bước lên đường mỗi ngày, trong cuộc sống cũng như đức tin, vì đức tin không phải là một bộ áo giáp bao bọc chúng ta; thay vào đó, nó là một cuộc hành trình hấp dẫn, một chuyển động liên tục và không ngừng nghỉ, luôn luôn tìm kiếm Thiên Chúa, luôn luôn xác định rõ con đường của chúng ta về phía trước.
Sau đó, tại Giêrusalem, các đạo sĩ đặt câu hỏi: họ hỏi nơi có thể tìm thấy Hài Nhi. Họ dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải đặt câu hỏi. Chúng ta cần lắng nghe cẩn thận những câu hỏi của trái tim và lương tâm chúng ta, vì ở đó Thiên Chúa thường nói với chúng ta. Ngài nói với chúng ta qua các câu hỏi hơn là qua các câu trả lời. Chúng ta phải học cho kỹ điều này: Thiên Chúa nói với chúng ta qua các câu hỏi hơn là qua các câu trả lời. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng băn khoăn trước những câu hỏi của con cái chúng ta, và trước những nghi ngờ, hy vọng và ước muốn của những người nam nữ trong thời đại chúng ta. Chúng ta cần phải cảm thấy hứng thú trước những câu hỏi.
Sau đó các đạo sĩ thách thức Hêrôđê. Các ngài dạy chúng ta rằng chúng ta cần một đức tin dũng cảm, một đức tin không ngại thách thức luận lý nham hiểm của quyền lực, và trở thành hạt giống của công lý và tình huynh đệ trong các xã hội nơi mà các Hêrôđê hiện đại ngày nay vẫn tiếp tục gieo rắc cái chết và tàn sát những người nghèo và vô tội, trong bối cảnh thờ ơ chung.
Cuối cùng, các đạo sĩ trở lại “bằng một con đường khác” (Mt2,12). Các ngài thách thức chúng ta đi những con đường mới. Ở đây chúng ta thấy sự sáng tạo của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn mang đến những điều mới mẻ. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ của Thượng Hội Đồng mà chúng ta đang đảm nhận: cùng đồng hành và lắng nghe lẫn nhau, để Thánh Linh gợi ý cho chúng ta những phương cách và con đường mới để mang Tin Mừng đến tâm hồn những người đang ở xa, thờ ơ hoặc không có hy vọng, nhưng vẫn tiếp tục tìm kiếm điều mà các đạo sĩ đã tìm thấy: “một niềm vui lớn” (Mt 2,10). Chúng ta phải luôn tiến lên phía trước.
Vào cuối cuộc hành trình của các đạo sĩ là thời điểm cao trào: khi họ đến đích, “họ quỳ gối xuống và thờ lạy Chúa Hài đồng” (xem câu 11). Họ tôn thờ. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này: hành trình đức tin chỉ tìm thấy sức mạnh mới và sự viên mãn khi nó được thực hiện với sự hiện diện của Thiên Chúa. Chỉ khi nào chúng ta phục hồi được “sở thích” của mình đối với việc thờ phượng thì niềm khao khát của chúng ta mới được nhen nhóm. Lòng khao khát dẫn chúng ta đến sự tôn thờ và sự tôn thờ làm mới lại lòng khát khao của chúng ta. Vì lòng khao khát của chúng ta đối với Thiên Chúa chỉ có thể lớn lên khi chúng ta đặt mình trong sự hiện diện của Ngài. Vì chỉ một mình Chúa Giêsu mới thỏa mãn được những khao khát của chúng ta. Ngài thỏa mãn những khao khát của chúng ta từ cái gì? Thưa: Từ sự chuyên chế của nhu cầu. Thật vậy, tâm hồn chúng ta trở nên ốm yếu bất cứ khi nào những ao uớc của chúng ta chỉ trùng khớp với những nhu cầu của chúng ta. Trái lại, Thiên Chúa nâng cao những ao ước của chúng ta; Người thanh tẩy những ao ước ấy và loại đi tính ích kỷ trong đó, mở những ao ước ấy ra trước tình yêu thương đối với Người và đối với anh chị em của chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta không nên bỏ bê việc thờ phượng, vì lời cầu nguyện trong sự thờ lạy im lặng vốn không quá phổ biến trong chúng ta. Xin cho chúng ta đừng quên sự tôn thờ.
Như thế, giống như các đạo sĩ, chúng ta sẽ có sự chắc chắn hàng ngày rằng ngay cả trong những đêm đen tối nhất, một ngôi sao vẫn tiếp tục tỏa sáng. Đó là ngôi sao của Chúa, Đấng đến chăm sóc nhân loại yếu đuối của chúng ta. Chúng ta hãy bắt đầu trên con đường hướng tới Người. Chúng ta đừng để sự thờ ơ và cam chịu có sức mạnh đẩy chúng ta vào một cuộc sống vô cảm và tầm thường. Hãy để trái tim bồn chồn của chúng ta đón nhận sự bồn chồn của Thánh Linh. Thế giới mong đợi từ các tín hữu một sự bùng nổ nhiệt tình mới đối với những điều trên trời. Giống như các đạo sĩ, chúng ta hãy ngước mắt lên, lắng nghe ước muốn ẩn chứa trong lòng mình, và nhìn theo ngôi sao mà Thiên Chúa làm cho chiếu sáng trên chúng ta. Là những người tìm kiếm không ngừng nghỉ, chúng ta hãy luôn mở lòng ra đón nhận những điều ngạc nhiên của Thiên Chúa. Thưa anh chị em, chúng ta hãy ước mơ, hãy tìm kiếm và hãy tôn thờ.” (ĐTC Phanxicô, 06/01/2022)
Đọc tiếp »

THỨ BẢY, SAU LỄ HIỂN LINH



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2022

TA CÒN LÒNG KHAO KHÁT CHÚA, ĐỂ THEO CÁC ĐẠO SĨ SIÊNG NĂNG ĐẾN THỜ LẠY CHÚA KHÔNG ? (ĐTC Phanxicô, 06/01/2022)


“Thưa anh chị em, đối với các đạo sĩ, đối với chúng ta cũng vậy. Hành trình sống và đức tin đòi hỏi một khát vọng sâu xa và lòng nhiệt thành bên trong. Đôi khi chúng ta sống với tinh thần “bến đỗ”; chúng ta đậu lại, không có sự thôi thúc của ao ước đưa chúng ta về phía trước. Chúng ta nên tự hỏi: chúng ta đang ở đâu trên hành trình đức tin của mình? Phải chăng chúng ta đã bị mắc kẹt quá lâu, nép mình bên trong các nghi lễ theo tiền lệ, bề ngoài và hình thức không còn sưởi ấm trái tim của chúng ta và thay đổi cuộc sống của chúng ta nữa? Lời nói và cử hành phụng vụ của chúng ta có còn khơi dậy trong lòng người niềm khao khát hướng về Thiên Chúa, hay chúng chỉ còn là một “ngôn ngữ chết” chỉ nói về chính nó và với chính nó? Thật đáng buồn khi một cộng đồng tín hữu đánh mất ước muốn của mình và bằng lòng với sự “duy trì” hơn là cho phép mình giật mình trước Chúa Giêsu và trước niềm vui bùng nổ và bồi hồi thổn thức của Tin Mừng. Thật buồn khi một linh mục đã khép lại cánh cửa khao khát, thật buồn khi sa vào chủ nghĩa chức năng giáo sĩ, thật đáng buồn.
Sự khủng hoảng đức tin trong cuộc sống của chúng ta và trong xã hội của chúng ta cũng liên quan đến sự lu mờ của lòng khao khát đối với Thiên Chúa. Nó liên quan đến một loại tinh thần uể oải, đến thói quen hài lòng sống từ ngày này qua ngày khác, mà không bao giờ hỏi Chúa thực sự muốn gì ở chúng ta. Chúng ta xem qua các bản đồ trần gian, nhưng quên nhìn lên trời. Chúng ta có rất nhiều thứ, nhưng không khao khát có được lòng ao ước đối với Thiên Chúa. Chúng ta chết kẹt trong các nhu cầu của chính mình, trong những gì chúng ta sẽ ăn và sẽ mặc (x. Mt 6,25), thậm chí đến mức chúng ta để cho lòng khao khát những điều lớn lao hơn bốc hơi. Và chúng ta thấy mình đang sống trong những cộng đồng khao khát mọi thứ, muốn có mọi thứ, nhưng tất cả thường không cảm thấy gì ngoài sự trống rỗng trong tâm hồn: những cộng đồng khép kín gồm các cá nhân, các giám mục, các linh mục hoặc những người nam nữ thánh hiến. Quả thực, việc thiếu ao ước chỉ dẫn đến nỗi buồn và sự thờ ơ, khiến các cộng đoàn buồn bã, các linh mục hay giám mục buồn bã.
Trước hết, chúng ta hãy nhìn lại chính mình và tự hỏi: Cuộc hành trình đức tin của tôi diễn ra như thế nào? Đây là một câu hỏi mà chúng ta, mỗi người trong chúng ta, có thể tự hỏi ngày hôm nay. Hành trình đức tin của tôi đang diễn ra như thế nào? Nó đang đậu lại ở một bến đỗ hay nó đang di chuyển? Đức tin, nếu muốn lớn lên, phải bắt đầu lại từ đầu. Nó cần được khơi dậy bởi ao ước đón nhận thử thách khi bước vào một mối quan hệ sống động và linh hoạt với Thiên Chúa. Trái tim tôi có còn cháy bỏng khao khát Chúa không? Hay tôi đã để cho cường lực của thói quen và những thất vọng của bản thân dập tắt ngọn lửa đó? Anh chị em ơi, hôm nay là ngày chúng ta nên hỏi những câu hỏi này. Hôm nay là ngày chúng ta nên quay lại nuôi dưỡng ao ước của mình. Chúng ta sẽ làm như thế nào? Thưa: Chúng ta hãy đến gặp các nhà Đạo sĩ và học hỏi từ “trường phái khao khát” của họ. Họ sẽ dạy chúng ta trong trường phái khát khao của họ. Chúng ta hãy xem xét các bước họ đã thực hiện và rút ra một số bài học từ các vị...” (ĐTC Phanxicô, 06/01/2022)
Đọc tiếp »

ĐỪNG TIN CÁCH MÙ QUÁNG…

1Ga 4
Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin,
nhưng hãy cân nhắc xem thần khí nào
mới phát xuất từ Thiên Chúa,
vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian.
2Căn cứ vào điều này,
anh em nhận ra thần khí của Thiên Chúa :
thần khí nào tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô
là Đấng đã đến và trở nên người phàm,
thì thần khí ấy bởi Thiên Chúa ;
3còn thần khí nào không tuyên xưng Đức Giê-su,
thì không bởi Thiên Chúa ;
đó là thần khí của tên Phản Ki-tô.
Anh em đã nghe nói là nó đang tới,
và hiện nay nó ở trong thế gian rồi.
4Hỡi anh em là những người con bé nhỏ,
anh em thuộc về Thiên Chúa,
và anh em đã thắng được các ngôn sứ giả đó,
vì Đấng ở trong anh em mạnh hơn kẻ ở trong thế gian.
5Các ngôn sứ giả đó thuộc về thế gian ;
vì thế, chúng nói theo thế gian, và thế gian nghe chúng.
6Còn chúng ta, chúng ta thuộc về Thiên Chúa.
Ai biết Thiên Chúa thì nghe chúng ta.
Ai không thuộc về Thiên Chúa thì không nghe chúng ta.
Chúng ta cứ dựa vào đó mà nhận ra
thần khí dẫn đến sự thật và thần khí làm cho sai lầm.
Đọc tiếp »

1 Ga 4:

7Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau,
vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra,
và người ấy biết Thiên Chúa.
8Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa,
vì Thiên Chúa là tình yêu.
Beloved, let us love one another, because love is of God; everyone who loves is begotten by God and knows God. Whoever is without love does not know God, for God is love.
Đọc tiếp »

THỜ PHƯỢNG (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Hiển Linh, 06/01/2020)


“Thánh sử Matthêu cho chúng ta biết rằng các Đạo Sĩ khi đến Bếtlêhem, “thấy hài nhi và Mẹ Người là bà Maria, họ sấp mình xuống thờ lạy” (Mt 2:11). Thờ phượng Chúa không phải là điều dễ dàng; nó không tự động xảy ra. Nhưng nó đòi hỏi một sự trưởng thành tâm linh nhất định và là kết quả của một cuộc hành trình nội tâm đôi khi kéo dài. Thờ phượng Chúa không phải là việc chúng ta làm một cách tự phát. Đúng là con người có nhu cầu tôn thờ, nhưng chúng ta có thể gặp nguy cơ tôn thờ không đúng. Thật vậy, nếu chúng ta không thờ phượng Chúa, chúng ta sẽ thờ ngẫu tượng - không có con đường trung gian, hoặc là Chúa hoặc các ngẫu tượng; hay nói theo một nhà văn Pháp: “Ai không thờ Chúa, thì thờ ma quỷ” - và thay vì trở thành tín hữu, chúng ta sẽ trở thành những kẻ thờ ngẫu tượng. Nó chỉ có thể là thế này hay thế kia.
Trong thời đại của chúng ta, điều đặc biệt cần thiết đối với chúng ta, cả với tư cách cá nhân và cộng đồng, là dành nhiều thời gian hơn để thờ phượng. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần học cách chiêm ngắm Chúa tốt hơn. Chúng ta đã phần nào đánh mất ý nghĩa của lời cầu nguyện thờ phượng, vì vậy chúng ta phải tái lĩnh hội điều đó một lần nữa, cả trong cộng đồng và trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Hôm nay, chúng ta hãy học một vài bài học hữu ích từ các Đạo Sĩ. Giống như họ, chúng ta muốn sấp mình xuống và thờ phượng Chúa. Phải một lòng một dạ tôn thờ Người, chứ không phải như Hêrôđê đã nói: “xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người”. Không, sự thờ phượng đó không tốt. Sự thờ phượng của chúng ta phải toàn tâm toàn ý!
...
Để thờ phượng Chúa, trước hết chúng ta phải “ngước mắt lên”. Nói cách khác, đừng để bản thân bị giam cầm bởi những bóng ma tưởng tượng bóp nghẹt hy vọng, đừng biến những vấn đề và khó khăn trở thành trung tâm của cuộc đời mình. Điều này không có nghĩa là phủ nhận thực tế, hoặc tự huyễn hoặc bản thân rằng tất cả đều tốt đẹp. Ngược lại, đó là cách thức nhìn các vấn đề và những âu lo theo một cách mới, biết rằng Chúa ý thức về những khó khăn của chúng ta, chú ý đến lời cầu nguyện của chúng ta và không thờ ơ với những giọt lệ chúng ta rơi. Cách nhìn những sự việc, trong đó, bất chấp mọi sự vẫn tiếp tục tin cậy nơi Chúa, làm nảy sinh lòng tri ân con thảo. Khi điều này xảy ra, tâm hồn chúng ta trở nên rộng mở để thờ phượng. Mặt khác, khi chúng ta tập trung hoàn toàn vào các vấn đề và không chịu ngước mắt lên nhìn Chúa, thì nỗi sợ hãi và bối rối len lỏi vào tâm hồn chúng ta, làm nảy sinh sự tức giận, hoang mang, lo lắng và trầm cảm. Khi đó, việc thờ phượng Chúa trở nên khó khăn. Một khi điều này xảy ra, chúng ta cần can đảm thoát ra khỏi vòng vây của những kết luận giả định và nhận ra rằng thực tế vĩ đại hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Ngước mắt lên, nhìn xung quanh và xem. Chúa yêu cầu chúng ta trước hết hãy tin cậy nơi Người, vì Người thật sự quan tâm đến mọi người. Nếu Thiên Chúa còn mặc đẹp cho hoa đồng cỏ nội mọc hôm nay, và ngày mai bị ném vào lửa, thì chẳng lẽ Ngài lại không ban cho chúng ta nhiều hơn thế nữa sao? (x. Lc 12:28). Nếu chúng ta ngước mắt lên nhìn Chúa và xem xét mọi sự dưới ánh sáng của Ngài, chúng ta sẽ thấy rằng Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể (x. Ga 1:14) và luôn ở với chúng ta, mãi mãi (x. Mt 28:20). Luôn luôn...” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Hiển Linh, 06/01/2020)
Đọc tiếp »

THỨ SÁU- SAU LỄ HIỂN LINH



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

THỨ NĂM, SAU LỄ HIỂN LINH



Đọc tiếp »

CHÚA LÀ ÁNH SÁNG CHIIẾU SOI BÓNG TỐI TRONG TA… (ĐTC Phanxicô, 02/01/2022)


“Chúa Giêsu là ánh sáng của Thiên Chúa đã đi vào bóng tối của thế gian. Ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa là ánh sáng: trong Người không có sự mờ mịt; còn trong chúng ta, thì khác, có nhiều bóng tối. Giờ đây, với Chúa Giêsu, ánh sáng và bóng tối gặp nhau: thánh thiện và tội lỗi, ân sủng và tội lỗi. Chúa Giêsu, sự nhập thể của Chúa Giêsu chính là nơi của cuộc gặp gỡ, cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và nhân loại, cuộc gặp gỡ giữa ân sủng và tội lỗi.
Tin Mừng muốn loan báo điều gì với những đối cực này? Một cái gì đó tuyệt vời: đó là cách hành động của Chúa. Đối mặt với sự yếu đuối của chúng ta, Chúa không rút lui. Ngài không ở lại trong cõi vĩnh hằng diễm phúc và trong ánh sáng vô hạn của mình, mà Ngài đến gần, Ngài hóa thân, Ngài đi vào bóng tối, Ngài ở trong những vùng đất xa lạ với Ngài. Và tại sao Chúa làm điều này? Tại sao Ngài xuống thế với chúng ta? Thưa: Ngài làm điều này vì Ngài không cam chịu sự thật rằng chúng ta có thể lạc lối bằng cách đi xa Ngài, xa vĩnh cửu, xa ánh sáng.
Đây là công việc của Thiên Chúa: đó là đến giữa chúng ta. Nếu chúng ta tự cho mình là không xứng đáng, điều đó không ngăn cản Ngài: Ngài vẫn đến. Nếu chúng ta từ chối Ngài, Ngài không mệt mỏi khi tìm kiếm chúng ta. Nếu chúng ta không sẵn sàng và không muốn tiếp nhận Ngài, thì dù thế nào Ngài vẫn muốn đến. Và nếu chúng ta đóng sầm cánh cửa trước mặt Ngài, Ngài sẽ đợi. Ngài thực sự là Người Mục Tử tốt lành. Và hình ảnh đẹp nhất về Người Mục Tử tốt lành là gì? Thưa: đó là Ngôi Lời trở nên xác phàm để chia sẻ cuộc sống của chúng ta. Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành đến tìm kiếm chúng ta ngay tại nơi chúng ta đang ở: trong những vấn đề của chúng ta, trong những đau khổ của chúng ta… Ngài đến nơi đó.
Anh chị em thân mến, chúng ta thường giữ khoảng cách với Thiên Chúa vì nghĩ rằng mình không xứng đáng với Ngài, và vì những lý do khác. Và đó là sự thật. Nhưng Giáng Sinh mời chúng ta nhìn mọi thứ theo quan điểm của Ngài. Chúa mong muốn được nhập thể. Nếu trái tim anh chị em có vẻ quá ô nhiễm bởi sự dữ, nếu nó có vẻ ngổn ngang, xin đừng khép mình lại, đừng sợ hãi: Người sẽ đến. Hãy nghĩ về chuồng gia súc ở Bethlehem. Chúa Giêsu sinh ra ở đó, trong hoàn cảnh nghèo khó đó, để nói với chúng ta rằng Ngài chắc chắn không ngại thăm viếng trái tim của anh chị em, khi nó đang ở trong một tình trạng tồi tàn. Và đây là từ chính yếu: cư ngụ. Cư ngụ là động từ được dùng trong bài Tin Mừng hôm nay để biểu thị thực tại này: nó diễn tả một sự chia sẻ hoàn toàn, một tình thân mật lớn lao. Và đây là điều Thiên Chúa muốn: Ngài muốn ở với chúng ta, Ngài muốn ở trong chúng ta, chứ không muốn xa cách.” (ĐTC Phanxicô, 02/01/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2022

BIỂN HỒ GALILÊ


Thứ Tư sau lễ Hiển Linh
Mc 6,45-52 :
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
45 Sau khi cho năm ngàn người được ăn no nê, lập tức, Đức Giê-su bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, về phía thành Bết-xai-đa, trong lúc Người giải tán đám đông. 46 Sau khi cho họ đi, Người lên núi cầu nguyện. 47 Chiều đến, chiếc thuyền đang ở giữa biển hồ, chỉ còn một mình Người ở trên đất. 48 Người thấy các ông phải vất vả chèo chống vì gió ngược, nên vào khoảng canh tư đêm ấy, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông, và Người định vượt các ông. 49 Nhưng khi các ông thấy Người đi trên mặt biển, lại tưởng là ma, thì la lên. 50 Quả thế, tất cả các ông đều nhìn thấy Người và đều hoảng hốt. Lập tức, Người bảo các ông : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” 51 Người lên thuyền với các ông, và gió lặng. Các ông cảm thấy bàng hoàng sửng sốt, 52 vì các ông đã không hiểu phép lạ bánh hoá nhiều : lòng các ông còn chai đá !
Suy niệm :
Hôm qua Chúa ở với đám đông hơn năm ngàn, nay Chúa còn một mình… hôm qua Chúa thực thi bác ái, nay Chúa cầu nguyện…
Đăng thêm mấy hình ở biển hồ để hiểu cảm giác nó rộng lớn nên các tông đồ sợ ma và hoảng hốt vì sóng to… Lạy Chúa, xin hãy bước lên thuyền gia đình và Giáo Hội mỗi khi gặp sóng gió, để chúng con bình an… Amen.
Đọc tiếp »

THỨ TƯ, SAU LỄ HIỂN LINH



Đọc tiếp »

Thứ tư,Tuần XV- MTN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

MỤC VỤ THÁNG 01-2022

Đọc tiếp »

THỨ BA, SAU LỄ HIỂN LINH



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

CAPHARNAUM (CA-PHA-NA-UM, ISRAEL)


Lời Chúa hôm nay, thứ hai sau lễ Hiển Linh nhắc đến nhiều địa danh Chúa đã đi qua trong đó có Galilê, thành Caphanaum, nơi Chúa thường đến nhất đến nỗi có tên gọi là thành của Chúa Giêsu… Vài hình ảnh hành hương nơi này năm 2014, thăm nhà thánh Phêrô và hội đường gần đó cùng lên thuyền ở biển hồ Galilê... Mong dịch bệnh mau qua để chúng con noi gương Chúa rảo khắp thôn quê thành thị, tiếp nối sứ vụ của Chúa…
Đọc tiếp »

THỨ HAI, SAU LỄ HIỂN LINH



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

NĂM MỚI BÌNH AN NHỜ MẸ THIÊN CHÚA, NHỜ CÁC HIỀN MẪU… (ĐTC Phanxicô, 01/01/2022)


“Năm mới bắt đầu dưới sự chỉ dẫn của Mẹ Thiên Chúa, dưới sự chỉ bảo của Đức Mẹ. Cái nhìn của người mẹ là con đường dẫn đến sự tái sinh và lớn lên. Chúng ta cần những người mẹ, những người phụ nữ biết nhìn ra thế giới không phải để khai thác nó mà để nó có sự sống. Những người phụ nữ, nhìn bằng trái tim, có thể kết hợp những ước mơ và khát vọng với thực tế cụ thể, mà không bị trôi dạt vào những chủ nghĩa trừu tượng và thực dụng vô sinh. Và Giáo hội là Mẹ, đây là điều làm nên nữ tính của Giáo hội. Vì lý do này, chúng ta không thể tìm thấy một chỗ đứng cho phụ nữ trong Giáo hội nếu không để cho trái tim của Người Phụ nữ và Người Mẹ được tỏa sáng. Đây là nơi dành cho những người phụ nữ trong Giáo hội, một nơi tuyệt vời, từ đó phát sinh ra những nơi khác, cụ thể hơn và ít quan trọng hơn.
Giáo hội là Mẹ, Giáo hội là phụ nữ. Và vì các bà mẹ ban tặng cuộc sống, và phụ nữ “gìn giữ” thế giới, tất cả chúng ta hãy nỗ lực hơn nữa để nâng đỡ các bà mẹ và bảo vệ phụ nữ. Biết bao nhiêu bạo lực nhắm vào phụ nữ! Đã quá đủ! Làm tổn thương một người phụ nữ là xúc phạm Thiên Chúa, Đấng từ một người phụ nữ đã mang lấy nhân tính của chúng ta. Ngài đã không làm điều đó thông qua một thiên thần; Ngài cũng không đến trực tiếp; Ngài đã làm điều đó thông qua một người phụ nữ. Giống như một người phụ nữ, Giáo hội Mẹ mang đến nhân tính cho những người con trai và con gái của mình.
Vậy thì vào đầu năm mới, chúng ta hãy đặt mình dưới sự che chở của người phụ nữ này, Mẹ Thiên Chúa, cũng là mẹ của chúng ta. Xin Mẹ giúp chúng ta gìn giữ và suy ngẫm mọi sự, không ngại thử thách và vui mừng tin chắc rằng Chúa là Đấng thành tín và có thể biến mọi thập tự giá thành sự Phục sinh. Hôm nay cũng vậy, chúng ta hãy kêu cầu Mẹ cũng như dân Chúa tại Êphêsô. Chúng ta hãy đứng lên và hướng về Đức Mẹ như D ân Chúa ở Êphêsô xưa, chúng ta hãy cùng nhau lặp lại ba lần danh hiệu Mẹ Thiên Chúa của Mẹ Maria: “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa, Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa, Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”! Amen.” (ĐTC Phanxicô, 01/01/2022)
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT - CHÚA HIỂN LINH



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2022

NGÀY 01-01-2022, CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH, THÁNH MARIA, MẸ THIÊN CHÚA



Đọc tiếp »

YÊU MẾN GIÁO PHẬN (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

1-Tết dương lịch hằng năm, 01.01, ngày Hòa bình thế giới, ngày lễ trọng mừng Đức Maria với đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa là ngày Bổn mạng giáo phận Phan Thiết chúng ta. Ngày 30.01.1975, Đức chân phước giáo hoàng Phaolô VI ký Tông Sắc phân đôi giáo phận Nha Trang, lấy hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy lập thành giáo phận Phan Thiết. Năm nay kỷ niệm tròn 40 năm thành lập giáo phận. Đó là lý do Nhịp sống đạo mời gọi mọi tín hữu thuộc tỉnh Bình Thuận ngày nay, bày tỏ lòng yêu mến giáo phận nhà, giáo phận Phan Thiết đã được hình thành ngay lúc lịch sử sang trang mới qua biến cố 1975.
2.Trong chương trình mục vụ của HĐGMVN, lần lượt “Tân Phúc âm hóa” đời sống theo nhịp các năm : 2014-Gia đình ; 2015-Giáo xứ và cộng đoàn thánh hiến ; 2016-Xã hội. Không thấy nói đến giáo phận. Tuy vậy, một cách mặc nhiên, khi mọi gia đình công giáo được phúc âm hóa là góp phần xây dựng giáo xứ, và toàn thể các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến sống niềm vui Tin Mừng, cũng chính là lúc chúng ta góp phần xây dựng giáo phận thân yêu của chúng ta. Sống theo đúng định hướng mục vụ liên tục của HĐGMVN, chúng ta cũng đang “Phúc âm hóa đời sống giáo phận” nữa.
3-Giáo luật điều 369 lấy lại số 11 trong Sắc lệnh về Giám mục (Christus Dominus-CD) của công đồng Vatican II định nghĩa giáo phận như sau : “Giáo phận là một phần dân Chúa được giao phó cho một Giám mục săn sóc, với sự trợ giúp của Linh mục đoàn, để khi liên kết với chủ chăn và được chính ngài qui tụ trong Thánh Thần, nhờ Tin Mừng và Thánh Thể, cộng đồng ấy lập thành một Giáo Hội địa phương, trong đó Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền của Chúa Kitô thực sự hiện diện và hành động.” Chỉ có một câu mà nội dung rất phong phú, kết nối mọi thành phần, đặc tính và cả đường hướng mục vụ trong giáo phận !
4-“Giáo phận là một phần dân Chúa”. Chúng ta tạ ơn Chúa vì số tín hữu từ ngày đầu thành lập với khoảng 90.000 trong 42 giáo xứ, nay tất cả được nhân đôi : 175.849 giáo dân trong 85 giáo xứ và 31 giáo họ biệt lập (thống kê 2013). Sức sống, sức mạnh không phải bởi các con số, mà là nhờ “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42). Lạy Chúa, xin cho “một phần dân Chúa” là Giáo Hội Chúa Kitô tại địa phương cực nam trung bộ này, sống đạo ngày một giống các Kitô hữu của Giáo Hội sơ khai thời các Tông đồ, biết “đồng tâm nhất trí với nhau, ngày ngày chuyên cần đến đền thờ” (Cv 2, 46) và “đến muôn dân” (Ad Gentes) để được “Chúa cho mỗi ngày một thêm đông số” (Cv 2, 47).
5-Dân Chúa không bao giờ bơ vơ, đơn độc mà luôn “được giao phó cho một Giám mục săn sóc”. Tri ân và cầu nguyện cho Đức cha Nicôla, vị giám mục tiên khởi về nhận giáo phận trong “tin yêu phó thác và bom đạn”, chỉ 2 ngày trước khi giải phóng Phan Thiết (19.04.1975) ; và đã can đảm, khôn ngoan coi sóc giáo phận đến 30 năm. Trên giường bệnh ở tuổi 88, ngài vẫn hiện diện trong lòng giáo phận.
Với lòng biết ơn, chúng ta cầu nguyện cho Đức cha Phaolô, đã ra đi trước chúng ta ngày 18.08.2014 được “hưởng niềm vui của tôi tớ trung thành” (x.Mt 19, 21 ) sau khi hoàn tất sứ vụ tại thế trong cương vị Giám mục phó Phan Thiết từ 2001-2005, và Giám mục Chính tòa từ 2005-2009.
6-Trong tâm tình kính mến và vâng phục, chúng ta là đoàn chiên bước đi theo sự hướng dẫn của Đức cha Giuse, khi ngài với “mọi quyền hành thông thường, riêng biệt và trực tiếp”(Giáo luật điều 381) để “chăn dẫn đoàn chiên nhân danh Chúa, dưới quyền Ðức giáo hoàng, với tư cách là mục tử riêng, thường xuyên và trực tiếp khi thi hành nhiệm vụ giáo huấn, thánh hóa và lãnh đạo đoàn chiên” (CD, số 11). Mong sao câu nói của Đức cha dịp về nhận giáo phận ngày 03.09.2009: “Đơn giản tôi là người Phan Thiết”, trở thành cách sống của mọi thành phần dân Chúa trên quê hương Bình Thuận, để không còn gì là rắc rối, quanh co, phức tạp… và mọi khác biệt không xung khắc, nhưng tô điểm cho Giáo Hội địa phương Phan Thiết và mọi người dân vùng duyên hải này.
7-“Các Linh mục chính xứ, cùng với các phụ tá, phải chu toàn phận vụ giáo huấn, thánh hóa và cai quản, sao cho các tín hữu và cộng đoàn giáo xứ cảm thấy họ thực sự là những thành viên của giáo phận cũng như của Giáo Hội phổ quát” (CD, số 30). Trong khi cầu nguyện cho các linh mục, cách riêng các cha xứ và cha phó của mình chu toàn tốt nhiệm vụ được Đức giám mục ủy thác nơi giáo xứ, người giáo dân ý thức mạnh mẽ mình “là thành viên của giáo phận”, để sống như “là người nhà chứ không phải là khách trọ” (Eph 2, 19) trong giáo xứ và giáo phận.
8- “Ở đâu có các Tu sĩ, thì có niềm vui" (ĐTC Phanxicô-Tông thư năm Đời sống thánh hiến). Nguyện chúc các tu sĩ, giữa bao khó khăn và thử thách của cuộc sống tận hiến, vẫn luôn vui tươi và trở thành niềm vui cho môi trường mình phục vụ ! Năm Đời sống Thánh hiến toàn cầu, mong sao “các nam nữ tu sĩ, những người thuộc về giáo phận theo một nghĩa đặc biệt, cũng đang hỗ trợ rất nhiều cho hàng Giáo phẩm; và vì nhu cầu tông đồ vẫn mãi gia tăng, nên họ có thể và phải trợ lực ngày càng nhiều hơn” (DC, số 34) trong giáo phận Phan Thiết chúng ta.
9-HĐGMVN mời gọi chúng ta vẫn tiếp tục Phúc âm hóa đời sống gia đình, và hướng đến một gia đình rộng lớn hơn là giáo xứ, nên chúng ta cũng hướng về một gia đình rộng lớn hơn nữa là giáo phận. (Còn có Đại gia đình Hội Thánh!). Logo năm nay diễn tả linh mục-gia đình-tu sĩ tay trong tay, có Thánh Thần, Lời Chúa và Thánh Thể… Thiết nghĩ sự liên kết vui tươi này, vừa nối dài việc Phúc âm hóa đời sống gia đình, vừa mở ra hướng đi mục vụ cho Phúc âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến, thì nó cũng phải có, và phát huy nhiều hơn nữa, để liên đới, hiệp thông mọi thành phần dân Chúa Phan Thiết, dịp 40 năm, sống Niềm vui Tin Mừng, dưới sự hướng dẫn của Đức giám mục là “chủ chăn và được chính ngài qui tụ trong Thánh Thần, nhờ Tin Mừng và Thánh Thể… Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền của Chúa Kitô thực sự hiện diện và hành động” tại quê hương Bình Thuận chúng ta.
Mũi Né-15.12.2014
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

MỪNG LỄ TRỌNG MẸ THIÊN CHÚA, BỔN MẠNG GP PHAN THIẾT

Tạ ơn và cầu nguyện cho giáo phận Phan Thiết, cho :
-ĐGM Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Toà Thánh bổ nhiệm 03/12/2019; nhậm chức GM Chính Tòa 12/12/2019
-170 linh mục, khoảng 1000 tu sĩ, 129 chủng sinh
-102 giáo xứ, khoảng 200.000 giáo dân trong hơn 50.000 gia đình Công Giáo ở Bình Thuận…




Đọc tiếp »

HY VỌNG 2022 AN BÌNH THĂM NHAU…


“…Lần đại dịch này đã làm tăng cảm giác hoang mang trên toàn thế giới. Sau giai đoạn phản ứng đầu tiên, sau cám dỗ lan rộng “mọi người tự cứu lấy mình”, chúng ta cảm thấy đoàn kết trên cùng một con thuyền. Tạ ơn Chúa, chúng ta đã phản ứng một lần nữa, với tinh thần trách nhiệm. Quả thật chúng ta có thể và phải nói “tạ ơn Chúa”, bởi vì sự lựa chọn trách nhiệm chung không đến từ

thế gian: nó đến từ Thiên Chúa; quả thật, điều đó đến từ Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã ghi dấu ấn một lần và mãi mãi trong lịch sử của chúng ta về “lộ trình” ơn gọi ban đầu của Người là tất cả trở thành chị em và anh em, là con cái của cùng một Cha.
Ơn gọi này được ghi khắc vào trái tim của thành phố Rôma này. Ở Rôma dường như mọi người đều cảm thấy mình như anh em với nhau; theo một nghĩa nào đó, tất cả mọi người đều cảm thấy như ở nhà, bởi vì thành phố này giữ trong mình một sự cởi mở phổ quát. Tôi dám khẳng định: đó là một thành phố toàn cầu. Nó đến từ lịch sử của nó, từ văn hóa của nó; và chủ yếu đến từ Phúc Âm của Chúa Kitô, Đấng đã bắt rễ sâu ở đây và được bón bằng máu của các vị tử đạo, bắt đầu từ hai Thánh Phêrô và Phaolô.
Nhưng ngay cả trong trường hợp này, chúng ta cũng phải cẩn thận: một thành phố chào đón và huynh đệ không thể được nhận ra bằng “bề ngoài”, bằng lời nói, bằng những sự kiện vang dội. Không. Nó được ghi nhận bởi sự quan tâm hàng ngày, sự quan tâm “thường nhật” đến những người gặp khó khăn nhất, đến những gia đình cảm thấy nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng, những người khuyết tật nghiêm trọng và gia đình của họ, những người cần vận chuyển hàng ngày để đi làm, những người sống ở vùng ngoại ô, những người đã bị đè nặng bởi một số thất bại trong cuộc sống và cần các dịch vụ xã hội, v.v. Đó là thành phố thực sự nhìn vào từng đứa con, từng cư dân, và từng vị khách của mình.
Rôma là một thành phố tuyệt vời, không bao giờ hết mê hoặc; nhưng đối với những người sống ở đó, nó cũng là một thành phố mệt mỏi, và tiếc là không phải lúc nào cũng lịch thiệp với người dân và những người khách, một thành phố mà đôi khi dường như từ chối. Hy vọng rằng tất cả mọi người, những người sống ở đó và những người ở lại đó để làm việc, hành hương hoặc du lịch, tất cả đều có thể đánh giá cao hơn nữa sự quan tâm đến lòng hiếu khách, đến phẩm giá cuộc sống, đến ngôi nhà chung, đến hầu hết những người mỏng manh và dễ bị tổn thương. Mong mọi người sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra ở thành phố này một vẻ đẹp mà tôi có thể nói là “nhất quán”, và điều đó khơi dậy lòng biết ơn. Đây là mong muốn của tôi cho năm nay.
Anh chị em thân mến, hôm nay những người Mẹ - Đức Mẹ và Giáo Hội Mẹ - chỉ cho chúng ta thấy Chúa Hài đồng đang mỉm cười, và nói với chúng ta rằng “Ngài là Đường. Hãy đi theo Ngài, hãy tin tưởng. Ngài không làm chúng ta thất vọng”. Chúng ta hãy dõi theo Người trên hành trình hàng ngày: Người mang lại sự viên mãn cho thời gian, mang lại ý nghĩa cho công việc và ngày tháng. Chúng ta hãy có đức tin, trong những khoảnh khắc hạnh phúc và đau khổ vì niềm hy vọng mà Ngài ban cho chúng ta là niềm hy vọng không bao giờ gây thất vọng.” (ĐTC Phanxicô, 31/12/2021)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.