Ads 468x60px

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Thứ năm, Tuần II - TN



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Thứ tư Tuần II - TN



Đọc tiếp »

BẠN CÓ NHẬN RA NHỮNG DẤU LẠ TÌNH YÊU CHÚA ĐÃ LÀM CHO MÌNH, NHƯ DẤU LẠ CHÚA DÀNH CHO TIỆC CƯỚI CANA ? (ĐTC Phanxicô, 16/01/2022)


“Nhưng còn có một nét nổi bật về dấu lạ ở Cana. Thông thường, rượu được cung cấp vào cuối bữa tiệc không ngon - điều này vẫn được thực hiện cho đến ngày nay. Khi đó, người ta cũng không phân biệt được đâu là rượu ngon hay rượu đã bị pha loãng một chút. Thay vào đó, Chúa Giêsu hành động theo cách để bữa tiệc kết thúc với rượu ngon hơn. Nói một cách hình tượng, điều này cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa muốn những gì tốt hơn cho chúng ta, Ngài muốn chúng ta hạnh phúc. Ngài không đặt ra giới hạn và Ngài không yêu cầu chúng ta nài nỉ. Ngài không đòi nơi cặp phu thê này những yêu cầu không nói ra hay những yêu sách. Không, niềm vui mà Chúa Giêsu mang đến cho tâm hồn họ là niềm vui trọn vẹn và không vụ lợi, một niềm vui không hề bị loãng, không!
Vì vậy, tôi muốn đề xuất cho anh chị em một bài tập sẽ rất tốt cho chúng tôi. Hôm nay, chúng ta hãy thử lục lại ký ức của mình, tìm kiếm những dấu chỉ Chúa đã hoàn thành trong cuộc đời tôi. Mỗi người chúng ta hãy nói: trong cuộc đời tôi, Chúa đã hoàn thành những dấu chỉ nào? Những dấu chỉ nào về sự hiện diện của Người, những dấu chỉ nào Ngài đã làm để chứng tỏ rằng Ngài yêu chúng ta? Chúng ta hãy nghĩ về khoảnh khắc khó khăn mà Chúa cho phép tôi trải nghiệm tình yêu của Ngài…
Và chúng ta hãy tự hỏi: những dấu chỉ rời rạc và yêu thương mà qua đó Ngài cho phép tôi cảm nhận được sự dịu dàng của Ngài là gì? Có khi nào tôi cảm thấy Chúa ở gần tôi hơn không? Có khi nào tôi cảm nhận được sự dịu dàng và lòng trắc ẩn của Người nhiều hơn không? Mỗi người trong chúng ta đều có những khoảnh khắc này trong lịch sử cá nhân của mình. Chúng ta hãy đi tìm những dấu chỉ này, chúng ta hãy ghi nhớ chúng.
Làm thế nào tôi phát hiện ra sự gần gũi của Người và làm thế nào mà trái tim tôi tràn ngập niềm vui sướng tột độ? Chúng ta hãy hồi tưởng lại những khoảnh khắc mà chúng ta đã trải nghiệm sự hiện diện của Người và sự chuyển cầu của Mẹ Maria. Xin Mẹ, người Mẹ luôn chú ý như ở Cana, giúp chúng con biết quý trọng những dấu chỉ Chúa hiện diện trong cuộc đời chúng con.” (ĐTC Phanxicô, 16/01/2022)
Đọc tiếp »

CHÚA GỌI TA (ĐTC Phanxicô, 17/01/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tin Mừng Chúa Nhật thứ hai Mùa Thường Niên (x. Ga 1: 35-42) trình bày cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với các môn đệ đầu tiên của Người. Bối cảnh diễn ra gần sông Jordan, một ngày sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Chính Gioan Tẩy Giả đã chỉ ra Đấng Messia cho hai môn đệ ông bằng những lời này: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (c. 36). Và hai môn đệ ấy, tin tưởng vào lời chứng của Gioan, đã đi theo Chúa Giêsu. Ngài nhận ra điều đó và hỏi: “Các ngươi tìm gì?”, Và họ hỏi Người: “Thưa Thầy, Thầy đang ở đâu?” (c. 38).
Chúa Giêsu không trả lời: “Tôi sống ở Ca-phác-na-um hay ở Nadarét”, nhưng nói: “Hãy đến mà xem” (c. 39). Đó không phải là một tấm danh thiếp, mà là một lời mời đến với một cuộc gặp gỡ với Người. Cả hai đi theo Người và chiều hôm đó họ vẫn ở bên Người. Không khó để hình dung họ đang ngồi đặt câu hỏi với Ngài và hơn hết là lắng nghe Ngài nói, cảm thấy trái tim họ ngày càng ấm lên khi nghe lời Thầy. Họ cảm nhận được vẻ đẹp của lời nói đáp lại niềm hy vọng lớn lao nhất của họ. Và đột nhiên họ phát hiện ra rằng, khi trời tối xung quanh họ, thì trong họ, trong trái tim họ, ánh sáng bùng nổ mà chỉ có Chúa mới có thể ban tặng. Một điều đáng chú ý là một trong số họ, sáu mươi năm sau, hoặc có thể hơn, đã viết trong Phúc âm rằng: “Lúc đó khoảng bốn giờ chiều” (Ga 1:39), người môn đệ viết lại giờ giấc. Và đây là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ: mọi cuộc gặp gỡ đích thực với Chúa Giêsu đều lưu lại trong ký ức sống động, không bao giờ quên được. Anh chị em quên nhiều cuộc gặp gỡ, nhưng cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Giêsu luôn luôn vẫn còn. Và những điều này, nhiều năm sau, vẫn nhớ rõ cả giờ giấc, họ không thể nào quên được cuộc gặp gỡ quá đỗi hạnh phúc, đong đầy này đã làm thay đổi cuộc đời họ. Sau đó, khi họ bước ra khỏi cuộc gặp gỡ này và trở về với anh em của họ, niềm vui này, ánh sáng này tràn ra từ trái tim họ như một dòng sông cuồng nộ. Một trong hai người, là ông Anrê, nói với anh trai mình là Simon - mà Chúa Giêsu sẽ gọi là Phêrô khi Ngài gặp ông: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia” (câu 41). Họ xác tín rằng Chúa Giêsu là Đấng Messia.
Chúng ta hãy dừng lại một chút về kinh nghiệm liên quan đến cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Đấng kêu gọi chúng ta ở với Ngài. Mỗi tiếng gọi của Chúa là một sáng kiến của tình yêu Ngài dành cho chúng ta. Chúa luôn luôn là Người chủ động, Người mời gọi anh chị em. Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến với sự sống, đến với đức tin, và mời gọi chúng ta đến một ơn gọi cụ thể của cuộc sống: “Ta muốn con ở đây”. Lời kêu gọi đầu tiên của Thiên Chúa là mời gọi chúng ta đến với sự sống, nơi Ngài tạo nên chúng ta như những con người; đó là một lời kêu gọi cá vị, bởi vì Thiên Chúa không làm việc theo kiểu hàng loạt. Sau đó, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đến với đức tin và trở thành một phần của gia đình Người, như con cái của Thiên Chúa. Cuối cùng, Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến với một ơn gọi cụ thể trong cuộc sống: đó là hiến mình trong con đường hôn nhân, trong đời sống linh mục hoặc đời sống thánh hiến. Đó là những cách khác nhau để thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa, kế hoạch mà Ngài dành cho mỗi người chúng ta, và luôn là kế hoạch của tình yêu. Chúa luôn mời gọi. Và niềm vui lớn nhất đối với mỗi tín hữu là được đáp lại lời kêu gọi này, được hiến thân phục vụ Thiên Chúa và anh em mình...” (ĐTC Phanxicô, 17/01/2021)
Đọc tiếp »

ĐỌC TÔNG HUẤN “NIỀM VUI của TÌNH YÊU”


Số 90-92 : Tình yêu thương thị nhẫn nhục
90- Trong cái được gọi là bài ca đức mến của Thánh Phaolô, chúng ta gặp thấy một số nét của tình yêu đích thực:
“Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu,
Không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc,
Không làm điều bất chính, không tìm tư lợi,
Không nóng giận, không nuôi hận thù,
Không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.
Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả”. (1 Cr 13,4-7).
91- Diễn ngữ đầu tiên được dùng là macrothymei. Từ ngữ này không chỉ được chuyển dịch là “chịu đựng tất cả”, vì chúng ta gặp thấy ý tưởng ấy ở cuối câu 7. Ý nghĩa của từ này được làm sáng tỏ nhờ bản dịch tiếng Hi lạp của Cựu Ước, ở đó người ta khẳng định rằng Thiên Chúa “chậm giận” (Xh 34,6; Ds 14,18). Nó cho thấy khi một người không hành động theo những xung năng bộc phát và tránh gây tổn thương. Đó là một đặc tính của vị Thiên Chúa của Giao ước, Đấng kêu gọi chúng ta bắt chước Ngài cả trong đời sống gia đình. Các bản văn của Thánh Phaolô có dùng từ ngữ này phải được đọc trên nền hậu cảnh của sách Khôn Ngoan (cf. 11,23; 12,2.15-18): ở đó người ta ca tụng sự kiềm chế của Thiên Chúa nhằm chừa chỗ cho khả năng thống hối, đồng thời vẫn khẳng định quyền năng của Ngài được bộc lộ khi hành động với lòng thương xót. Sự nhẫn nhục của Thiên Chúa là việc thực thi lòng thương xót của Ngài đối với tội nhân, và là sự biểu lộ quyền năng đích thực của Ngài.
92- Nhẫn nhục không có nghĩa là cho phép mình thường xuyên bị xử tệ, hoặc dung túng cho những bạo hành trên thân xác, hay cho phép người khác đối xử với mình như một đồ vật. Vấn đề xảy ra là khi chúng ta đòi các mối tương quan phải êm ả hay người ta phải hoàn hảo, hoặc khi chúng ta đặt mình ở trung tâm và mong đợi duy nhất một điều là mọi sự đi theo ý muốn của mình. Rồi thì mọi sự làm chúng ta mất kiên nhẫn, mọi sự làm chúng ta phản ứng cách hung hăng. Nếu chúng ta không vun xới thái độ nhẫn nhục, chúng ta sẽ luôn luôn phải hối tiếc vì cư xử giận dữ, và rốt cuộc chúng ta sẽ không thể sống chung với nhau, chống lại xã hội, chúng ta không có khả năng làm chủ được các xung năng của mình, và gia đình sẽ biến thành bãi chiến trường. Vì thế Lời Chúa khuyên chúng ta: “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thóa mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác” (Ep 4,31). Đức nhẫn nhục được tăng thêm khi tôi nhìn nhận người khác cũng có quyền sống trên trái đất này cùng với tôi, như sự thực là thế. Việc họ có ngáng trở tôi, làm xáo trộn các kế hoạch của tôi, hay họ làm tôi bực mình do lối sống của họ hay bởi cách suy nghĩ của họ, hoặc trong mọi sự không theo cách mà tôi vẫn mong đợi, là điều không quan trọng. Tình yêu luôn luôn bao hàm một ý thức thương cảm sâu xa dẫn tới việc chấp nhận người khác như một phần của thế giới này, ngay cả khi người ấy hành động khác với kì vọng của tôi.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

Thứ ba, Tuần II - TN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Thứ hai, Tuần II - TN



Đọc tiếp »

KỶ NIỆM XÂY NHÀ CHÚA 2004-2006


Nhớ Đức Cha Nicolas khích lệ “không phải ai cũng được Chúa chọn xây nhà cho Chúa, Đavid muốn mà không được và Chúa dành vinh dự này cho vua Salomon” rồi ngài giao việc xây nhà thờ Bình An lúc mới 31 tuổi và 3 năm linh mục. Ngây thơ vô tư, tới đâu làm tới đó trong niềm tin “nhà ai nấy lo”, nhà Chúa Chúa lo, con khỏi lo lắng… và quả thật “chính Chúa đã xây nhà cho con”, đúng như lời Thánh Vịnh: “ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”, nhờ đó công trình đã đặt viên đá 10 năm chưa làm, đã hoàn thành sau 18 tháng thi công bình an…
Hôm nay 17/01/2022, kỷ niệm 16 năm cung hiến nhà thờ Bình An (2006), xin lưu lại những hình ảnh quí cách đây gần 20 năm mà tạ ơn “Chúa đã làm cho con những việc kỳ diệu” (Lc1, 49) khi con còn non yếu, đúng như lời Chúa nói : “Ơn Ta đủ cho con” ! Nhờ Facebook nhắc lại để nhớ và cầu nguyện cho những ân nhân quảng đại, những giáo dân tốt lành năm xưa cộng tác xây nhà Chúa, ai còn sống được bình an mạnh khoẻ phát huy lòng đạo đức, nhiệt tình tông đồ… ai đã đã qua đời, nhờ công phúc xây dựng nhà Chúa dưới đất, được an nghỉ đời đời nơi nhà Chúa trên trời.


Đọc tiếp »

BUỘC ĐẾN NHÀ THỜ DỰ LỄ CHÚA NHẬT

Hiệp hành với giáo phận theo thông báo của Đức Giám Mục, chúng ta tạ ơn với các tiến chức và gia đình…
Khi nhà thờ mình vùng xanh, thì việc chuẩn cho miễn dự lễ Chúa Nhật đã hết, anh chị em BUỘC ĐẾN NHÀ THỜ THAM DỰ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT như giáo luật qui định.



Đọc tiếp »

CÙ MI CHẦU LƯỢT THỜI COVID

Thánh Gioan Phaolô II dạy : “Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể”, “Thánh Thể luôn luôn là trung tâm của đời sống Giáo Hội”, vì thế, dù đại dịch, Cù Mi vẫn sốt sắng chầu Chúa cầu nguyện cho giáo phận, cho Hội Thánh hiệp hành và thế giới bình an…








Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Chúa Nhật II-TN C, ngày 16/01/2022: NGÀY CHẦU LƯỢT GIÁO XỨ CÙ MI

Chúa Nhật II- TN, ngày 16/01/2022

Giáo xứ Cù Mi, thay mặt toàn thể giáo phận Phan Thiết, tôn vinh Thánh Thể Chúa.


Hòa với niềm vui chung của cả Giáo phận Phan Thiết, giáo xứ Cù Mi hân hoan đón mừng ngày Chầu lượt của mình, và vinh dự thay mặt giáo phận tôn vinh Thánh Thể Chúa.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phưc tạp, tất cả đoàn chiên Chúa và toàn xã hội phải nghiêm ngặt thực hiện biện pháp “5K” phòng chống dịch và linh hoạt thích ứng trong tình hình bình thường mới. “Vùng Xanh” đã đem lại cho giáo xứ Cù Mi chúng con ngày Chầu lượt thật sốt sắng với 04 giờ Chầu Thánh Thể:

        04g50 – 05g30: Thánh lễ I – Khai mạc ngày Chầu lượt;

        - 05g30 - 06g15:  Giáo dân đi lễ sáng;

        - 06g15 – 07g30: Huynh trưởng và Thiếu nhi Thánh Thể;

        - 07g30 – 08g15: Hiền mẫu;

        - 08g15 – 09g30: Gia trưởng;

        - 09g30 : Bế mạc, Phép lành – Thánh lễ II.

Ngày hội lớn của Giáo xứ Cù Mi trong bối cảnh giãn cách an toàn phòng chống dịch, ngày mà Giáo xứ Cù Mi được vinh dự thay mặt dân Chúa toàn giáo phận Phan Thiết chầu Thánh Thể, mọi người đến với các giờ Chầu Chúa trong niềm vui hân hoan và tạ ơn Chúa.

Nguyện xin Thiên Chúa là Cha, luôn tuôn đổ muôn vàn Hồng ân xuống trên tất cả mọi tín hữu Chúa trong và ngoài Giáo phận. Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, Bổn mạng Giáo xứ xin Mẹ sớm đẩy lùi dịch bệnh trên giáo phận chúng con và toàn thế giới, ban cho mọi người con của Giáo phận được sự bình an vượt qua đại dịch và “Vùng Xanh” mãi mãi trên toàn thể nước Việt thân yêu ./.

(JB Thành Nhiên-Gx Cù Mi)





 








Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT, TUẦN II - TN C





Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

CHÚA NHẬT II-TN C (16-01-2022): GIÁO XỨ CÙ MI THAY MẶT GIÁO PHẬN CHẦU THÁNH THỂ CHÚA





Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần I - TN



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

SỐNG THEO LỜI KHUYÊN CỦA THÁNH PHAOLÔ (Ep 4, 29-32)

Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe. Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô.
No foul language should come out of your mouths, but only such as is good for needed edification, that it may impart grace to those who hear. And do not grieve the holy Spirit of God, with which you were sealed for the day of redemption. All bitterness, fury, anger, shouting, and reviling must be removed from you, along with all malice. (And) be kind to one another, compassionate, forgiving one another as God has forgiven you in Christ.
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần I - TN



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2022

ĐTC Phanxicô giáo huấn trưa 10/01/2021:


“... Anh chị em thân mến,
Tôi gửi lời chào trìu mến tới người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đang bị rúng động bởi những sự kiện ở toà nhà Quốc hội gần đây. Tôi cầu nguyện cho những người đã mất mạng – năm người đã mất mạng trong những khoảnh khắc kịch tính đó. Tôi nhắc lại rằng bạo lực luôn tự hủy hoại bản thân. Không có gì có thể đạt được bằng bạo lực nhưng chúng ta mất mát rất nhiều. Tôi kêu gọi các cơ quan chức năng của nhà nước và toàn dân hãy duy trì tinh thần trách nhiệm cao, nhằm xoa dịu các tâm hồn, thúc đẩy hòa giải dân tộc và bảo vệ các giá trị dân chủ bám rễ trong xã hội Mỹ. Cầu xin Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng Bảo Trợ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, giúp duy trì nền văn hóa gặp gỡ, văn hóa chăm sóc, như cách thức chính để cùng nhau xây dựng công ích; và Mẹ đang làm điều đó với tất cả những người sống trong vùng.
Và bây giờ tôi thân ái chào tất cả anh chị em đã kết nối qua các phương tiện truyền thông. Như anh chị em đã biết, do đại dịch, tôi không thể cử hành lễ Rửa Tội trong Nhà nguyện Sistina hôm nay, như thường lệ. Tuy nhiên, tôi cũng xin cam đoan những lời cầu nguyện của tôi dành cho những trẻ em đã ghi danh và cho cha mẹ các em, cũng như những người đỡ đầu của chúng; và tôi mở rộng lời cầu nguyện này cho tất cả trẻ em lãnh nhận Bí tích Rửa tội trong giai đoạn này, cầu xin cho các em nhận được căn tính Kitô giáo, nhận được ân sủng của sự tha thứ, của sự cứu chuộc. Xin Chúa phù hộ tất cả mọi người!
Anh chị em thân mến, ngày mai là kết thúc Mùa Giáng Sinh, chúng ta sẽ lại tiếp tục hành trình của Mùa Thường Niên trong phụng vụ. Chúng ta đừng mệt mỏi trong việc khẩn cầu ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để giúp chúng ta sống những điều bình thường với tình yêu và do đó làm cho chúng trở nên phi thường. Đó là tình yêu thay đổi: những điều bình thường dường như tiếp tục là bình thường, nhưng khi chúng được thực hiện với tình yêu thương, chúng trở nên phi thường. Nếu chúng ta vẫn cởi mở, ngoan ngoãn trước Thánh Linh, thì Ngài sẽ soi dẫn suy nghĩ và hành động của chúng ta mỗi ngày.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!”
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần I - TN


Đọc tiếp »

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

Thứ tư Tuần I - TN



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

THỨ BA, TUẦN 1-TN



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.