Ads 468x60px

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

MÙA ĐÔNG INNSBRUCK 2011 (ÁO)


Nhịp phụng vụ chuyển đến gần đại lễ Giáng Sinh, tiết trời đông lạnh rõ, nhớ mùa đông 2011 Innsbruck và những kỷ niệm đẹp nơi đây. Cám ơn anh Tèo người Phú Hài sống ở Innsbruck chở lên núi lội tuyết và ngắm người ta trợt tuyết… Cảm nếm lạnh dưới 0 độ, thật sạch và mát, nhưng chỉ một mùa đông mà có cảm giác thèm nắng, mới hiểu người châu Âu qua Việt Nam thích tắm nắng…
Cái lạnh ban đầu thì thích thật, nhưng sau thấm, lạnh quá cũng sợ; hỏi mấy người ở hơn 20 năm có quen và thích lạnh không, họ nói vẫn sợ mùa đông đến, cứ đóng cửa trong nhà vì lạnh, âm 20-30 độ lạnh thấu xương… Giờ mới hiểu tại sao có nhiều triết gia châu Âu, chắc vì lạnh họ đóng cửa ở nhà nên “rảnh” và lạnh quá mà suy nghĩ lung tung cho nóng cái đầu, rồi viết sách, ra triết học… Mong thăm lại những người và nơi thân thương này. Nếu vì covid mà không thể thăm lại, thì Facebook nhắc lại hằng năm cho đỡ nhớ !
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

Ngày 17/12



Đọc tiếp »

Tv 24:

Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con.
Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo ban dạy dỗ, vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con.
Lạy Chúa, nghĩa nặng với ân sâu
Ngài đã từng biểu lộ từ muôn thuở muôn đời, giờ đây xin nhớ lại.
Xin lấy tình thương mà nhớ đến con cùng.
Your ways, O LORD, make known to me;
teach me your paths,
guide me in your truth and teach me,
for you are God my savior.
Remember that your compassion, O LORD,
and your love are from of old.
In your kindness remember me,
because of your goodness, O LORD.
Đọc tiếp »

TIN SỐNG VĨNH HẰNG GIÚP SỐNG HẰNG NGÀY


“... Không nhiều người biết rằng Bài Ca Mặt Trời hay Bài Ca Các Tạo Vật của Thánh Phanxicô thành Assisi xuất phát từ niềm tin bất ngờ vào cuộc sống vĩnh hằng. Các nguồn tài liệu của dòng Phanxicô mô tả nguồn gốc của bài ca ấy như sau. Một đêm nọ, khi Thánh Phanxicô đặc biệt đau đớn vì nhiều bệnh tật trầm kha của mình, ngài nói trong lòng: “Lạy Chúa, xin hãy cứu giúp con trong nhiều bệnh tật của con, để con kiên nhẫn chịu đựng chúng!”. Và ngay lập tức ngài nghe thấy những lời này trong tinh thần: “Phanxicô, hãy nói với Ta: nếu ai đó đã cho con một kho tàng quý giá lớn lao để đền đáp cho những bệnh tật và đau khổ của con, con sẽ không coi đất, đá và nước chẳng là gì so với kho báu đó chứ? Con không tràn ngập niềm vui sao?”. Phanxicô trả lời: “Lạy Chúa, đó sẽ là một kho tàng tuyệt vời mà không có gì so sánh được, quý giá và đáng yêu và đáng mơ ước”. Giọng nói kết thúc: “Vậy thì, hãy vui vẻ và vui mừng trước những bệnh tật và khó khăn của con; từ bây giờ hãy sống hạnh phúc, như thể con đã ở trong Vương quốc của Ta. “
Khi thức dậy vào sáng hôm sau, Phanxicô nói với những người bạn đồng hành của mình: “Bây giờ tôi rất vui mừng trong lúc bệnh tật và đau đớn, và luôn cảm tạ Thiên Chúa vì ân sủng và phước lành tuyệt vời Ngài đã ban cho tôi. Thật vậy, Ngài đã rủ lòng thương xót mà ban cho tôi, người tôi tớ nhỏ bé bất xứng của Ngài vẫn còn sống dưới trần gian này, sự chắc chắn sẽ chiếm hữu được Vương quốc vĩnh cửu của Ngài. Vì vậy, để ngợi khen Ngài và an ủi tôi, cũng như xây đắp cho người lân cận của chúng ta, tôi muốn sáng tác một “Lauda” mới, một bài thơ ca ngợi Chúa thay cho các tạo vật của Ngài. Mỗi ngày chúng ta vui thích trước các tạo vật của Thiên Chúa và chúng ta không thể sống thiếu chúng. Và mỗi ngày, chúng ta tỏ ra vô ơn vì lợi ích to lớn đó, và chúng ta không ca ngợi Đấng Tạo Hóa về điều đó như chúng ta nên làm”. Và thánh nhân ngồi xuống, chìm sâu vào suy nghĩ, rồi nói: “Altissimo, onnipotente, bon Segnore...” nghĩa là “Lạy Chúa là Đấng tối cao, toàn năng, và nhân lành”. Ý nghĩ về cuộc sống vĩnh cửu đã không khơi dậy trong thánh Phanxicô sự khinh miệt đối với thế giới này và các tạo vật, nhưng khơi lên nhiệt tình và lòng biết ơn đối với chúng, thậm chí đến mức khiến nỗi đau hiện tại dễ chịu đựng hơn.
Việc suy ngẫm về sự vĩnh hằng hôm nay chắc chắn không miễn trừ cho chúng ta cảm nghiệm chung cùng với tất cả các cư dân khác trên hành tinh này về mức độ chông gai chúng ta phải chịu đựng trước đại dịch chúng ta đang trải qua; nhưng ít nhất giúp chúng ta với tư cách là các tín hữu không bị đè bẹp bởi nó và có thể truyền lòng can đảm và hy vọng của chúng ta cho những người không có sự an ủi của niềm tin. Chúng ta hãy kết thúc bằng một lời cầu nguyện tuyệt đẹp từ phụng vụ:
Lạy Chúa, Đấng khiến cho tâm trí của các tín hữu hợp nhất trong một mục đích duy nhất, xin ban cho dân Chúa biết yêu mến những gì Chúa đã truyền và khao khát những gì Chúa đã hứa, để, giữa những bất ổn của thế giới này, trái tim của chúng con có thể đặt cố định ở nơi mà niềm vui thực sự được tìm thấy. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. AMEN” (Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, Dòng Anh Em Hèn Mọn, Giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng, 11/12/2020)
Đọc tiếp »

THINH LẶNG NHƯ THÁNH GIUSE (ĐTC Phanxicô, 15/12/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Chúng ta tiếp tục suy tư về thánh Giuse. Sau khi đã trình bày về môi trường sống của ngài, vai trò của ngài trong lịch sử cứu độ, và trình bày về ngài như là người công chính và hôn phu của Mẹ Maria, hôm nay tôi muốn xem xét một khía cạnh quan trọng khác nơi con người ngài: đó là sự thinh lặng. Ngày nay, rất nhiều lần chúng ta cần sự thinh lặng.
Thinh lặng rất quan trọng, tôi bị đánh động bởi một câu trong Sách Khôn ngoan, mà khi đọc nó tôi nghĩ về lễ Giáng sinh. Đó là: “Khi đêm chìm trong sự im lặng sâu thẳm nhất, thì lời của người đã xuống trần gian”. Trong khoảnh khắc im lặng nhất Thiên Chúa đã tự tỏ mình ra. Điều quan trọng là phải nghĩ về sự im lặng trong thời đại mà dường như nó không có nhiều giá trị lắm.
Các sách Phúc âm không tường thuật bất kỳ lời nào của thánh Giuse thành Nadarét. Ngài không nói lời nào. Điều này không có nghĩa là ngài là người lầm lì. Không! có một lý do sâu xa hơn. Với sự thinh lặng của mình, thánh Giuse xác nhận điều mà thánh Augustinô viết: “Theo thước đo mà Ngôi Lời – Ngôi Lời làm người – lớn lên trong chúng ta thì lời nói giảm đi”. Theo thước đo mà Chúa Giêsu, đời sống thiêng liêng tăng lên, thì lời nói bớt đi.
Chúng ta có thể nói rằng những người nói như vẹt bớt nói đi một tí. Chính thánh Gioan Tẩy Giả, là tiếng kêu trong hoang địa: “Hãy dọn đường cho Chúa” (Mt 3,1), đã nói về Ngôi Lời: “Người phải lớn lên còn tôi phải nhỏ lại” (Ga 3,30). Điều này có nghĩa là Người phải nói còn tôi phải im lặng. Qua sự thinh lặng của mình, thánh Giuse mời gọi chúng ta hãy dành chỗ cho sự Hiện diện của Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm, cho Chúa Giêsu.
Sự thinh lặng của thánh Giuse không phải là sự khuyết tật, không phải là sự lầm lì; đó là một sự im lặng đầy lắng nghe, một sự im lặng cần cù, một sự im lặng bộc lộ nội tâm cao cả của ngài. Thánh Gioan Thánh Giá nhận xét: “Chúa Cha đã nói một lời, và đó là Con của Người, và Lời này luôn luôn nói trong sự thinh lặng vĩnh cửu, và trong thinh lặng, Lời này phải được linh hồn lắng nghe”.
Chúa Giêsu đã được lớn lên trong “trường học” này, trong ngôi nhà ở Nadarét, với gương mẫu hàng ngày của Đức Maria và Thánh Giuse. Và không có gì ngạc nhiên khi chính Người đã tìm kiếm những khoảng thinh lặng trong những ngày của Người (x.Mt 14,23) và đã mời gọi các môn đệ hãy có một kinh nghiệm như thế: “Anh em hãy vào nơi vắng vẻ, nghỉ ngơi một lát” (Mc 6,31).
Thật tốt biết bao nếu mỗi người chúng ta, theo gương thánh Cả Giuse, có thể tìm lại chiều kích chiêm niệm của cuộc sống, được mở rộng cho sự thinh lặng. Nhưng từ kinh nghiệm, chúng ta đều biết rằng điều đó không hề dễ dàng: sự im lặng làm chúng ta sợ hãi đôi chút, bởi vì nó đòi chúng ta nhìn sâu hơn vào bản thân và đối diện với phần chân thật nhất của chúng ta. Rất nhiều người sợ sự im lặng, họ phải nói, hoặc nghe, radio, tivi…, nhưng họ không thể chấp nhận sự thinh lặng vì họ sợ. Triết gia Pascal nhận xét rằng “tất cả những bất hạnh của con người đều xuất phát từ một sự thật duy nhất, đó là họ không thể yên lặng trong căn phòng riêng của mình”. (ĐTC Phanxicô, 15/12/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

Trích sách Gương Chúa Giêsu :


"Bạn đừng bận tâm tìm hiểu xem ai là người ủng hộ hay phản đối bạn ; nhưng hãy lo sao cho có Thiên Chúa ở với bạn trong mọi việc bạn làm.
Cứ giữ lương tâm cho ngay thẳng, rồi Thiên Chúa sẽ phù hộ bạn.
Thiên Chúa muốn phù trợ ai, thì không kẻ xảo trá nào có thể hại họ được.
Nếu biết làm thinh và nhẫn nhục, nhất định bạn sẽ được Chúa trợ giúp.
Chính Chúa biết phải cứu bạn lúc nào và cách nào, vì vậy, bạn hãy tín thác nơi Người.
Thiên Chúa là Đấng phù hộ và giải thoát khỏi mọi nỗi nhuốc nhơ.
Khi người khác biết và khiển trách những khuyết điểm của chúng ta, đó thường là dịp rất có ích để chúng ta khiêm tốn hơn nữa.
Người biết tự hạ vì khuyết điểm của mình sẽ dễ dàng làm đẹp lòng người khác, và sẽ làm nguôi lòng kẻ tức giận mình.
Thiên Chúa bảo trợ, cứu thoát kẻ khiêm nhường ; Thiên Chúa âu yếm và an ủi kẻ khiêm nhường ; Thiên Chúa đoái nhìn kẻ khiêm nhường và rộng ban cho họ ân huệ cao cả. Sau khi hạ họ xuống, Thiên Chúa lại nâng họ lên tới chỗ vinh quang.
Thiên Chúa bày tỏ cho kẻ khiêm nhường biết những bí ẩn của Người ; Người dịu dàng lôi kéo và mời gọi họ đến với Người.
Dù có phải chịu nhục, ai khiêm nhường vẫn được bình an, bởi vì họ tựa nương vào Thiên Chúa, chứ không phải vào thế gian.
Bạn đừng nghĩ mình đã tấn tới, nếu chưa biết nhìn nhận mình kém hơn mọi người.
Trước hết, hãy giữ cho mình được bình an, rồi bạn sẽ có thể làm cho người khác được bình an.
Người hiếu hoà có ích hơn người uyên bác.
Người đam mê thì biến cả điều thiện thành điều ác, và dễ dàng tin điều ác.
Người tốt lành và hiếu hoà biến mọi sự nên tốt.
Người nào thật sự sống bình an sẽ không nghi ngờ ai hết. Còn kẻ bất mãn và dao động thì ngờ vực đủ điều ; họ không được yên và cũng không để người khác được yên..."
Đọc tiếp »

CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC CHA GIUSE ĐỖ QUANG KHANG

CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC CHA GIUSE ĐỖ QUANG KHANG
HÔM NAY 14/12/2021 TẤN PHONG GIÁM MỤC
Thật tiếc vì dịch bệnh nên không thể đến Bắc Ninh đồng tế thánh lễ đặc biệt này với người anh cùng lớp k3, cùng tổ 2, nay là Giám mục phó Bắc Ninh.
Tạ ơn Chúa đã chọn lớp chúng con có 2 Giám mục… Xin yêu thương nâng đỡ chúng con !


Đọc tiếp »

VƯỢT QUA THẾ GIỚI CHỐNG QUA


“Sự thật vĩnh cửu” thứ hai mà hoàn cảnh đại dịch đã làm nổi lên là sự bất ổn và tạm bợ của vạn vật. Mọi thứ đều là tạm bợ, chống qua : sự giàu có, sức khỏe, sắc đẹp, thể chất… Đó là điều mà chúng ta luôn phải đối mặt. Để nhận ra điều này chỉ cần so sánh bất kỳ hình ảnh nào ngày hôm nay của chúng ta hoặc của bất kỳ nhân vật nổi tiếng nào, với những tấm ảnh hồi hai mươi, hay ba mươi năm về trước. Bị lắc lư bởi nhịp sống, chúng ta không chú ý đến điều này, chúng ta không cần luận bàn sâu xa hơn về điều đó cũng đủ để rút ra các kết luận cần thiết.
Và kìa, đột nhiên, tất cả những gì chúng ta cho là hiển nhiên đã để lộ ra mặt mong manh của nó, giống như một tảng băng bạn đang vui vẻ trượt trên đó đột nhiên vỡ ra dưới chân bạn và bạn bị chìm trong dòng nước băng giá. Như Đức Thánh Cha đã nói trong buổi ban phép lành “urbi et orbi” đáng nhớ hôm 27 tháng 3: “Cơn bão này làm lộ rõ tính dễ bị tổn thương của chúng ta và phơi bày ra những quả quyết sai lầm và vô dụng mà trên đó chúng ta đã xây dựng lịch trình hàng ngày, các dự án, các thói quen, và những ưu tiên của chúng ta”.
Cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới mà chúng ta đang trải qua có thể là một cơ hội để chúng ta khám phá với một sự nhẹ nhõm trong lòng rằng, dù thế nào đi chăng nữa, vẫn còn một điểm vững chắc, một nền tảng kiên cố nào đó, hay đúng hơn là một tảng đá để chúng ta có thể xây dựng cuộc sống của mình trên trái đất này. Từ Phục sinh - tiếng Do Thái gọi là Pesach - có nghĩa là vượt qua / quá cảnh, và tiếng Latinh gọi là transitus. Từ này, như thế, gợi lên một cái gì đó “đang trôi qua” và “thoáng qua”, do đó, nó là một cái gì đó khá tiêu cực. Thánh Augustinô đã cảm nhận được khó khăn này và giải quyết vấn đề theo một cách thức khai sáng. Ngài giải thích rằng sống theo kinh nghiệm Phục sinh thực sự có nghĩa là vượt qua / thay đổi, nhưng là “vươn đến những gì không trôi qua”; nó có nghĩa là “vượt ra khỏi thế giới, để không trôi qua cùng với thế giới.” Vượt qua bằng trái tim, trước khi vượt qua bằng cơ thể của bạn!”
Theo định nghĩa, vĩnh cửu là điều “không bao giờ trôi qua”. Chúng ta phải tìm lại niềm tin vào thế giới bên kia. Đây là một trong những đóng góp mà các tôn giáo có thể cùng nhau thực hiện trong nỗ lực tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn và huynh đệ hơn. Nó làm cho chúng ta hiểu rằng chúng ta đang đồng hành cùng nhau trên con đường hướng đến một quê hương chung, nơi không có sự phân biệt về chủng tộc hay quốc tịch. Chúng ta không chỉ chia sẻ lộ trình, mà còn chia sẻ đích điểm. Giữa những quan niệm và bối cảnh rất khác nhau, sự thật này là chung cho tất cả các tôn giáo lớn, ít nhất là những tôn giáo độc thần. “Ai đến gần Thiên Chúa, thì phải tin là có Thiên Chúa và tin Người là Đấng ban phần thưởng cho những ai tìm kiếm Người.” (Dt 11, 6). (Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, 11/12/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

KHÔ KHAN VẪN KHẨN CẦU ABBA, LẠY CHA ! (ĐHY Raniero Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều, 10/12/2021)


“…Cách thức ấn tượng này để biết về Chúa Cha thường không tồn tại lâu, thậm chí ngay cả với các thánh. Người tín hữu sẽ sớm quay trở lại tình trạng khi nói Abba! mà không cảm thấy bất cứ điều gì và tiếp tục lặp lại một cách đơn giản những lời của Chúa Giêsu. Đó là lúc điều quan trọng cần nhớ rằng lời nguyện đó càng ít làm vui lòng người cầu nguyện, thì càng làm vui lòng Cha, là Đấng đang nghe những lời ấy chính vì những lời ấy phát xuất từ đức tin trong sáng và sự từ bỏ.
Sau đó, chúng ta giống như một nhạc sĩ nổi tiếng, tôi đang nói đến Beethoven, người bị mất thính giác, vẫn tiếp tục sáng tác và biểu diễn những bản giao hưởng tuyệt vời cho khán giả thích thú mà không thể tự mình thưởng thức được một nốt nhạc nào. Tại một thời điểm, sau khi nghe một trong những tác phẩm của ông, là bản giao hưởng thứ chín lừng danh, khán giả bùng nổ những tràng pháo tay và ai đó đã phải giật gấu áo của Beethoven để khiến ông chú ý và cảm ơn họ. Việc anh ấy bị mất thính giác, thay vì tắt tiếng nhạc của anh ấy, đã làm cho tất cả trở nên thuần khiết hơn. Điều này cũng đúng đối với sự khô khan trong lời cầu nguyện của chúng ta nếu chúng ta kiên trì thực hiện.
Khi chúng ta nói về câu cảm thán, “Abba, Cha ơi!”, chúng ta thường nghĩ về mặt tự tham chiếu, tức là câu ấy có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta, là người bật ra những tiếng ấy. Chúng ta hầu như không bao giờ nghĩ về ý nghĩa của nó đối với Đấng nghe nó, đối với những gì nó tạo ra nơi Thiên Chúa. Không ai nghĩ về niềm vui mang đến cho Thiên Chúa khi được gọi là “Bố”. Nhưng bất cứ ai đã làm cha đều biết cảm giác như thế nào khi nghe thấy chính mình được gọi bằng giọng nói không thể nhầm lẫn của cậu bé hay cô bé của mình. Nó giống như việc trở thành một người cha mỗi lần như vậy bởi vì mỗi lần câu cảm thán đó được phát âm, nó sẽ nhắc nhở bạn và khiến bạn nhận ra mình là ai. Nó gợi lên sự tồn tại của những gì nằm ở thâm sâu con người bạn.
Chúa Giêsu biết điều này và vì vậy Ngài thường gọi Thiên Chúa là Abba! và dạy chúng ta làm như vậy. Chúng ta mang đến cho Chúa một niềm vui đơn sơ và độc đáo bằng cách gọi Ngài là “Bố”: đó là niềm vui của mối quan hệ cha con. Khi nghe những lời này, lòng Thiên Chúa “cảm động” và lòng trắc ẩn của Ngài “ấm áp và dịu dàng” (x. Hs 11,8). Và chúng ta có thể làm tất cả những điều này ngay cả khi chúng ta không “cảm thấy” bất cứ điều gì…” (ĐHY Raniero Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều, 10/12/2021)
Đọc tiếp »

VIẾNG THÁNH LUCIA Ở VENICE (Ý)

Chúc mừng
và hiệp ý cầu nguyện cho má và các chị em nhận thánh Lucia làm Bổn mạng!
Nhớ tháng 12/2011 cùng cha Tôma Tuấn và các nữ tu MTGPT hành hương Venezia (Venice) thành phố nổi bên Ý, tham quan nhiều nơi, ở quảng trường nhà thờ thánh Marcô bồ câu có thể đậu trên vai, trên tay bạn… Rồi đến cầu nguyện nơi nhà thờ có phần mộ của thánh Lucia, rất gần gũi linh thiêng… Xin thánh trinh nữ tử đạo cầu cho chúng con


Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021

MỌI TẠO VẬT ĐỀU CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 09/12/2020)


“... Con người chúng ta chia sẻ lời kêu cầu giúp đỡ này với mọi tạo vật khác. Chúng ta không phải là những người duy nhất “cầu nguyện” trong vũ trụ vô biên này: mọi mảnh của tạo thế đều khát kháo Thiên Chúa. Và chính Thánh Phaolô đã phát biểu điều đó theo cách sau đây. Ngài nói: “chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thụ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng” (Rm 8, 22-24). Điều này tốt. Trong chúng ta đang vang lên tiếng kêu đa dạng của các tạo vật: của cây, của đá, của động vật. Mọi loài đều khao khát được nên trọn. Tertullianô từng viết: “Mọi tạo vật đều cầu nguyện; gia súc và thú rừng cầu nguyện và bái quỳ, và khi chúng đi ra từ các tầng và hang ổ, chúng nhìn lên trời miệng cất tiếng, làm cho hơi thở của chúng vang động theo cách riêng của chúng. Hơn thế, chim chóc cũng vậy, bay ra khỏi tổ, nâng mình lên trời, và thay vì dùng tay, mở rộng đôi cánh của chúng, và phần nào đó dường như như cầu nguyện ”(De oratione, XXIX). Đây là một cách diễn đạt thơ mộng lời bình luận về những gì Thánh Phaolô nói: “toàn thể tạo vật đang rên rỉ”. Nhưng chúng ta là những người duy nhất cầu nguyện một cách có ý thức, biết rằng chúng ta đang nói chuyện với Chúa Cha, và đối thoại với Chúa Cha.
Vì vậy, chúng ta không nên ngỡ ngàng nếu cảm thấy cần phải cầu nguyện, chúng ta không nên xấu hổ. Và cầu xin, đặc biệt khi chúng ta cần. Chúa Giêsu nói về một người quản lý bất trung, người phải giải quyết các tài khoản với chủ nhân của mình, đã nói “ăn mày thì hổ ngươi”. Và nhiều người trong chúng ta có cảm giác này: chúng ta xấu hổ khi phải cầu xin, xin sự giúp đỡ, xin điều gì đó ở người có thể giúp chúng ta, đạt được mục đích của chúng ta, và chúng ta cũng xấu hổ khi cầu xin Thiên Chúa. "Không, điều này không thể làm được". Đừng xấu hổ khi cầu nguyện. “Lạy Chúa, con cần điều này”, “Lạy Chúa, con đang gặp khó khăn”, “Xin cứu giúp con!”: Tiếng kêu, tiếng kêu từ trái tim kêu lên Thiên Chúa là Cha. Và cũng phải làm như vậy trong những khoảnh khắc hạnh phúc, không chỉ trong những lúc tồi tệ, nhưng cũng trong những lúc hạnh phúc nữa, để cảm ơn Chúa vì tất cả những gì Người đã ban cho chúng ta, và không coi bất cứ điều gì là hiển nhiên hoặc như thể người ta nợ chúng ta: mọi sự đều là ân sủng. Chúng ta phải học điều này. Chúa luôn ban cho chúng ta, luôn luôn, và mọi sự đều là ân sủng, mọi sự. Ân sủng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta không được bóp nghẹt lời khẩn cầu dâng lên trong mình một cách tự phát. Lời cầu nguyện xin ơn cùng đi với việc chấp nhận giới hạn của chúng ta và bản chất của chúng ta như các tạo vật. Người ta thậm chí có thể không tiến tới chỗ tin tưởng vào Thiên Chúa, nhưng khó mà không tin vào lời cầu nguyện: nó đơn giản có đó, nó hiện diện với chúng ta như một tiếng kêu; và tất cả chúng ta đều biết tiếng nói bên trong này có thể im lặng trong một thời gian dài, nhưng một ngày nào đó nó sẽ thức giấc và lớn tiếng kêu lên...” (ĐTC Phanxicô, 09/12/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2021

CÙ MI XANH. Tạ ơn Chúa Tân Thắng vùng xanh, nhà thờ Cù Mi có nhiều thánh lễ cho anh chị em tham dự, chiều nay 11/12/2021 có lễ thay Chúa Nhật lúc 6g00…



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

Is 40:

10Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên. 11Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt.
Here comes with power the Lord GOD, who rules by his strong arm; Here is his reward with him, his recompense before him. Like a shepherd he feeds his flock; in his arms he gathers the lambs, Carrying them in his bosom, and leading the ewes with care.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

HIỆP HÀNH VỚI GIÁO PHẬN, MỖI GIA ĐÌNH GIÁO DÂN CÙ MI VẪN TRANG TRÍ NOËL DIỄN TẢ NIỀM VUI ĐÓN CHÚA, NHƯNG LUÔN GIỮ AN TOÀN DỊCH BỆNH.











Đọc tiếp »

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

NGHE LẠI GIÁO LÝ ĐỨC MẸ TÀPAO…

Đọc tiếp »

KỶ NIỆM ĐỨC MẸ TÀPAO


08/12/1959, Lễ trọng Mẹ Vô Nhiễm, là ngày làm phép tượng Đức Mẹ Tàpao, giáo phận Phan Thiết đã mừng 50 năm, 60 năm long trọng với Năm Thánh, nay con mừng 62 năm trong âm thầm, nhớ lại những kỷ niệm đẹp với Mẹ:
1-Chuyến hành hương đầu đời vào năm 1999, khi là phó tế giúp xứ Võ Đắt, con đã đến đây rồi, nay chẳng

còn cái hình nào, chỉ ghi nhớ trong ký ức leo núi đường đất khó khăn… cũng năm này người ta nói thấy điềm lạ, hành hương đông, con cũng nhiều lần tiếp tục đến…
2-Năm 2003 con nhận xứ Bình An và lo xây nhà thờ, chính Mẹ Tàpao và khách hành hương Đức Mẹ đã giúp nhiều. Với lòng tri ân, con viết mấy bài về Mẹ, tiếng Việt và có trang web dịch ra tiếng Anh để giới thiệu Đức Mẹ Tàpao…
3-Đức cha Giuse Vũ Duy Thống nói ngài có đọc bài viết ấy trước khi về Phan Thiết… nên ngài kêu con cùng ngài viết tờ “Bên Mẹ Tàpao”, số đầu tiên vào ngày 13/05/2012, kéo dài đến 13/02/2017, liên tục không bỏ số nào, vì ngài qua đời (01/03/2017) nên ngưng…
4-Trong thời gian đó, tháng nào cũng đi Tàpao để chụp hình, ghi chứng từ… như sứ vụ được giao, lên núi làm lễ vài lần, ấn tượng nhất là Cha Xứ đưa giáo xứ Mũi Né hành hương (2015)…
5-Cũng chính Đức cha cố Giuse giao đặc trách Gia trưởng giáo phận, nên cùng anh em hành hương vào 13/03 hằng năm, dịp Mùa Chay đi Đàng Thánh Giá, vác thánh giá mà Đức cha đã vác…
6-Năm Thánh 60 năm Đức Mẹ Tàpao, giáo phận có mỗi tháng một bài giáo lý, con cũng góp một bài tháng 3/2019. Đây là kỷ niệm dạy giáo lý đông nhất với hơn 5000 người nghe, thật quí khi mọi người chăm chú lắng nghe, sốt sắng…
7-Lần gần đây là dịp Đức cha Giuse-tân Giám Mục Chính Toà Phan Thiết bế mạc Năm Thánh 60 năm, còn lưu lại với Đức tổng Marek Zalewski -Đại diện ĐTC tại Việt Nam hình so chiều cao với ngài…
Mẹ ơi, dịch bệnh lâu quá rồi con không lên thăm Mẹ, xin Mẹ giúp chúng con !
Đọc tiếp »

GIÁO HỘI VỮNG VÀNG (Trích thư của thánh Am-rô-xi-ô, giám mục )


“Bạn đã nhận thừa tác vụ giám mục, và nay từ buồng lái, bạn điều khiển con thuyền Giáo Hội giữa phong ba bão táp. Bạn hãy giữ chặt bánh lái đức tin để dông tố phong ba đời này không làm bạn quay cuồng nao núng. Biển rộng lớn, biển mênh mông, nhưng bạn chẳng có chi phải sợ, vì nền trái đất, Chúa dựng trên biển cả, đặt vững vàng trên làn nước mênh mông.
Bởi thế không lạ gì, giữa bao dông bão trần gian, Hội Thánh của Chúa vẫn vững vàng không lay chuyển vì đã được xây trên đá tảng Tông Đồ, và vẫn tồn tại trên nền tảng vững chắc trước những đợt sóng dữ dội. Sóng nước ngập tràn nhưng không làm con thuyền lay chuyển, và cho dầu biết bao phen gặp phải sức công phá mãnh liệt của các nguyên tố trần gian, Hội Thánh vẫn là bến cứu độ thật an toàn đón tiếp những người gặp hiểm nguy khốn khó.
Và cho dầu có khi phải lao đao trên biển cả, chẳng mấy chốc mà con thuyền Hội Thánh lại lướt nhanh trên sóng nước : bạn hãy hiểu rằng điều này đã được nói tới trong câu : Sóng nước đã gầm lên tiếng thét gào. Vì chưng có những dòng nước chảy ra từ lòng kẻ đón nhận thức uống do Chúa Ki-tô ban và từ Thánh Thần của Thiên Chúa. Vì vậy những dòng nước này, khi đầy tràn ơn thiêng thì đã gầm lên tiếng thét gào…”
Đọc tiếp »

HÀNH HƯƠNG MILAN (Ý)

Mừng lễ thánh Ambrôsiô, Giám mục Milan (Milanô), nhớ lại chuyến hành hương nơi đây cũng vào Mùa Vọng... Cám ơn Sr.Maria Thu Điệp-Chị Trường vùng Vêrôna cùng các chị em MTGPT thời 2011 cùng nhau thực hiện chuyến đi này.
Đến đây viếng nhà thờ Chính Toà Milan, nhà thờ lớn thứ 4 thế giới, viếng nhà thờ có xác thánh Ambrôsiô, với 1 vị thánh tử đạo, lưu niệm nơi toà giảng thánh nhân chinh phục thánh Augustinô và xin ngài cho con biết giảng… Tất cả là hồng ân.


Đọc tiếp »

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

THÁNH NICOLAS: Xin Thánh Nicolas và Đức Cha Nicolas cầu cho chúng con !




Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

CHÚA NHẬT II-MV C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021

TÌM CHÚA-suy niệm của thánh giám mục Anxenmô :

"Này hỡi con người bé nhỏ ! Hãy tạm gác một bên các nỗi lo toan, hãy tạm xa lánh các mối bận rộn. Giờ đây hãy vất bỏ những nỗi lo lắng vất vả, hãy để đó những căng thẳng nặng nề. Hãy dành cho Thiên Chúa một khoảng thời gian, và nghỉ ngơi đôi chút trong Người.
Hãy vào phòng bạn ; hãy loại bỏ mọi thứ, ngoại trừ Thiên Chúa và những gì giúp bạn kiếm tìm Người, và sau khi đóng cửa lại, bạn hãy kiếm tìm Người. Bây giờ, hồn tôi hỡi, hãy nói, hãy thưa cùng Chúa : Con tìm kiếm nhan Ngài ; nhan Ngài, lạy Thiên Chúa, con tìm kiếm...
Lạy Chúa, xin đoái nhìn, xin lắng nghe, xin rọi ánh sáng trên chúng con, xin tỏ mình cho chúng con. Xin trở lại với chúng con, để chúng con được hạnh phúc, chẳng vậy thì thật là bất hạnh cho chúng con. Xin thương nhìn đến những nỗi khó nhọc và sức cố gắng của chúng con trong việc đi tìm Chúa, vì nếu không có Chúa, chúng con chẳng làm được gì.
Xin dạy con tìm Chúa và xin Chúa tỏ mình ra cho kẻ đang kiếm tìm, vì con không thể tìm Chúa, nếu Chúa không dạy cho, cũng không gặp được Chúa, nếu Chúa không tỏ mình. Chớ gì con khát khao tìm Chúa và khi gặp rồi, con lại càng khát khao, chớ gì con mến yêu gặp Chúa, và khi gặp rồi, con lại càng mến yêu."
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

Ngày 03 tháng 12: THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ, LINH MỤC


Thánh Phan-xi-cô chào đời tại Tây Ban Nha năm 1506. Khi đang học văn chương ở Pa-ri, người nhập đoàn với thánh I-nha-xi-ô. Người chịu chức linh mục ở Rô-ma năm 1537 và chăm lo thực hành việc bác ái. Năm 1541, người lên đường sang phương Đông. Trong mười năm, người can đảm loan báo Tin Mừng cho người Ấn-độ và Nhật-bản, giúp cho nhiều người hoán cải mà đón nhận đức tin. Người qua đời năm 1552 ở đảo Xan-xi-an, cửa ngõ vào Trung Quốc.
Trích thư của thánh Phanxicô Xaviê, linh mục, gửi thánh Inhaxiô :
"Chúng tôi đã tới nhiều làng tân tòng mới được chịu phép rửa cách đây ít năm. Người Bồ Đào Nha không ở các làng này vì đất đai xác xơ cằn cỗi. Vì không có linh mục nên các Ki-tô hữu bản xứ chẳng biết gì khác ngoài việc mình là Ki-tô hữu. Chẳng có ai cử hành bí tích cho họ, chẳng có ai dạy họ kinh Tin Kính, kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng, chẳng có ai dạy họ biết các điều răn của Chúa.
Từ khi đến đây, tôi chẳng ngưng lúc nào : tôi rảo khắp làng mạc, làm phép rửa cho nhiều trẻ em chưa được lãnh bí tích này. Tôi đã làm phép rửa cho một số rất đông các trẻ em chưa biết phân biệt bên phải với bên trái. Khi tôi đến các làng ấy, trẻ em không để cho tôi đọc kinh nhật tụng, ăn uống, ngủ nghỉ, nếu tôi chưa dạy cho chúng một kinh. Vì thế, tôi bắt đầu hiểu tại sao Nước Trời lại là của những người giống như chúng.
Cũng vì không đang tâm từ khước một lời xin thánh thiện như vậy, tôi đã bắt đầu dạy chúng làm dấu thánh giá mà tuyên xưng niềm tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, rồi dạy chúng kinh Tin Kính, kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng. Tôi nhận thấy chúng rất thông minh. Và nếu có ai huấn luyện cho chúng về đạo lý Ki-tô giáo, tôi dám chắc chúng sẽ trở nên những Ki-tô hữu rất tốt lành.
Tại các miền ấy, có nhiều người không được làm Ki-tô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Ki-tô hữu. Nhiều lần tôi đã có ý định đi tới các đại học ở châu Âu, trước hết là đại học Pa-ri, mà kêu gào khắp nơi như một kẻ mất trí và thúc đẩy những người chỉ nghiên cứu học thuyết hơn là thực hành bác ái rằng : Tiếc thay, chỉ vì lỗi các ông mà biết bao linh hồn thay vì lên thiên đàng lại phải xuống hoả ngục.
Ước chi họ miệt mài với văn chương chữ nghĩa thế nào thì họ cũng miệt mài với công việc tông đồ này như vậy, để có thể trả lẽ với Thiên Chúa về học thuyết của họ cũng như các nén bạc đã được trao phó cho họ."
Đọc tiếp »

Trích bài giảng của thánh Bê-na-đô, viện phụ :

Trích bài giảng của thánh Bê-na-đô, viện phụ :
"Chúng ta biết có ba lần Chúa đến. Lần thứ ba ở giữa hai lần kia. Hai lần kia thật là rõ ràng, còn lần thứ ba ở giữa thì không. Lần đầu, Người xuất hiện trên mặt đất và ở với người phàm, như chính Người quả quyết, họ đã thấy và ghét Người. Còn lần cuối, mọi xác phàm sẽ nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta và chúng sẽ nhìn xem Đấng chúng đã đâm thâu. Lần giữa thì ẩn khuất, chỉ có những ai được tuyển chọn mới thấy Người trong lòng mình, và linh hồn những người ấy được cứu độ. Vậy lần đầu, Người đến mang xác phàm và phận mỏng manh ; lần giữa, Người đến với thần khí và sức mạnh ; còn lần cuối, Người đến trong vinh quang và oai hùng.
Chính lần giữa là đường đưa từ lần đầu tới lần cuối : lần đầu, Đức Ki-tô cứu chuộc chúng ta, lần cuối Người sẽ làm cho chúng ta được sống, và lần giữa này, Người cho chúng ta được nghỉ ngơi và an ủi.
Nhưng, để đừng ai tưởng rằng những điều chúng tôi nói về lần giữa là chuyện bày đặt, xin các bạn hãy nghe chính Người nói : Nếu ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở với người ấy..."
Đọc tiếp »

TỈNH THỨC : ĐỪNG NGỦ VÙI TRONG THỜ Ơ (ĐTC Phanxicô, 29/11/2020)



“... Cũng có một loại say ngủ nội tâm khác: đó là ngủ vùi trong sự thờ ơ. Những người thờ ơ xem mọi thứ đều giống nhau, như thể trong đêm đen; họ không quan tâm đến những người xung quanh họ. Khi mọi thứ xoay quanh chúng ta và quanh các nhu cầu của chúng ta, chúng ta thờ ơ với nhu cầu của người khác, màn đêm dần buông xuống trong tâm hồn chúng ta. Trái tim của chúng ta trở nên tối tăm. Chúng ta ngay lập tức bắt đầu phàn nàn về mọi thứ và mọi người; chúng ta bắt đầu cảm thấy mình là nạn nhân của mọi người và trở nên cay đắng với mọi thứ. Đó là một vòng luẩn quẩn. Ngày nay, màn đêm đó dường như đã chụp xuống trên quá nhiều người, những người chỉ đòi hỏi những thứ cho bản thân và đui mù trước nhu cầu của người khác.
Làm thế nào để chúng ta vực dậy bản thân khỏi giấc ngủ của sự thờ ơ? Thưa: với sự tỉnh thức của lòng bác ái. Để đánh thức chúng ta khỏi ngủ say trong những điều tầm thường và sự lạnh nhạt đó, cần có sự tỉnh thức của lời cầu nguyện. Để đánh thức chúng ta khỏi ngủ say trong sự thờ ơ, cần có sự tỉnh thức của lòng bác ái. Bác ái là nhịp tim đập của Kitô hữu: cũng như người ta không thể sống mà không có nhịp tim đập, thì người ta cũng không thể là Kitô hữu mà không có lòng bác ái. Một số người dường như nghĩ rằng lòng nhân ái, giúp đỡ và phục vụ người khác là dành cho những người thất bại trên đường đời. Tuy nhiên, đây là những điều duy nhất mang lại chiến thắng cho chúng ta, vì chúng ta đã biết hướng tới tương lai, hướng đến ngày của Chúa, tất cả những điều khác sẽ qua đi và chỉ có tình yêu mới tồn tại muôn đời. Chính nhờ những việc làm của lòng thương xót mà chúng ta đến gần Chúa. Đây là những gì chúng ta kêu cầu trong lời nguyện mở đầu thánh lễ hôm nay: “xin cho đoàn tín hữu chúng con hằng quyết tâm làm việc thiện, để đón chào Con Chúa đang ngự đến”. Đó là quyết tâm chạy ra để gặp Chúa Kitô bằng những việc lành phúc đức. Chúa Giêsu đang đến, và con đường để gặp Người được đánh dấu rõ ràng: đó là thông qua các công việc bác ái.
Anh chị em thân mến, cầu nguyện và yêu thương: đó là ý nghĩa của sự tỉnh thức. Khi Giáo Hội thờ phượng Chúa và phục vụ người lân cận của chúng ta, thì Giáo Hội không sống trong đêm đen. Bất kể yếu đuối và mệt mỏi, Giáo Hội đang hành trình về phía Chúa. Giờ đây chúng ta hãy cầu khẩn Người. Lạy Chúa, xin hãy đến! chúng con cần Chúa! Xin Chúa đến bên chúng con. Chúa là ánh sáng. Xin đánh thức chúng con khỏi ngủ vùi trong những điều tầm thường; xin đánh thức chúng con khỏi bóng tối của sự thờ ơ. Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến, xin hãy biến tâm hồn xao lãng của chúng con thành những trái tim tỉnh thức. Xin khơi dậy trong chúng con khát vọng cầu nguyện và nhu cầu yêu thương.” (ĐTC Phanxicô, 29/11/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

Thông tin - Lễ tấn phong Giám mục Giáo phận Bắc Ninh | ĐGM Giuse Đỗ Quang Khang





Đọc tiếp »

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

ĐGM Giuse Đỗ Quang Khang cắt nghĩa từ HIỆP HÀNH

Đọc tiếp »

TÌNH THƯƠNG THÊM THẮM THIẾT…

1Tx:
3 12 Thưa anh em, xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết, cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh em vậy. 13 Như thế, Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí, được trở nên thánh thiện, không có gì đáng chê trách, trước nhan Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giê-su, Chúa chúng ta, quang lâm cùng với các thánh của Người. Amen.
4 1 Vả lại, thưa anh em, anh em đã được chúng tôi dạy phải sống thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa, và anh em cũng đang sống như thế ; vậy nhân danh Chúa Giê-su, chúng tôi xin, chúng tôi khuyên nhủ anh em hãy tấn tới nhiều hơn nữa. 2 Hẳn anh em rõ chúng tôi đã lấy quyền Chúa Giê-su mà ra những chỉ thị nào cho anh em.
Beloved,
may the Lord make you increase and abound in love for one another and for all, just as we have for you, so as to strengthen your hearts, to be blameless in holiness before our God and Father at the coming of our Lord Jesus with all his holy ones. Amen.
Brothers and sisters, we earnestly ask and exhort you in the Lord Jesus that, as you received from us
how you should conduct yourselves to please God– and as you are conducting yourselves– you do so even more.
For you know what instructions we gave you through the Lord Jesus.
Đọc tiếp »

THỨC DẬY…

Rm 13:
11 Thưa anh em, anh em biết chúng ta đang sống trong thời nào. Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo. 12 Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. 13 Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày : không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. 14 Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.
Brothers and sisters: You know the time; it is the hour now for you to awake from sleep. For our salvation is nearer now than when we first believed; the night is advanced, the day is at hand. Let us then throw off the works of darkness (and) put on the armor of light; let us conduct ourselves properly as in the day, not in orgies and drunkenness, not in promiscuity and licentiousness, not in rivalry and jealousy. But put on the Lord Jesus Christ.
Đọc tiếp »

Mt 4:

18 Khi ấy, Đức Giê-su đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy hai anh em kia, là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, và người anh là ông An-rê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. 19 Người bảo các ông : “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” 20 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người.
21 Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dê-bê-đê, là ông Gia-cô-bê và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dê-bê-đê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. 22 Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người.
As Jesus was walking by the Sea of Galilee, he saw two brothers, Simon who is called Peter, and his brother Andrew, casting a net into the sea; they were fishermen. He said to them, "Come after me, and I will make you fishers of men." At once they left their nets and followed him. He walked along from there and saw two other brothers, James, the son of Zebedee, and his brother John. They were in a boat, with their father Zebedee, mending their nets. He called them, and immediately they left their boat and their father and followed him.
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.