Ads 468x60px

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021

CHÚA KITÔ GIẢI THOÁT CHÚNG TA (ĐTC Phanxicô, 29/06/2021)


“Chúng ta cũng đã được Chúa động lòng, chúng ta cũng đã được giải thoát. Tuy nhiên, chúng ta cần được giải thoát hết lần này đến lần khác, vì chỉ một Giáo hội tự do mới là một Giáo hội đáng tin cậy.

Giống như Phêrô, chúng ta được kêu gọi để thoát khỏi cảm giác thất bại trước những cuộc đánh cá đôi khi thảm khốc của chúng ta. Để thoát khỏi nỗi sợ hãi làm tê liệt chúng ta, khiến chúng ta tìm kiếm nơi ẩn náu trong an toàn của chính mình và cướp đi lòng can đảm dám nói lời tiên tri.
Giống như Phaolô, chúng ta được mời gọi để thoát khỏi sự phô trương bề ngoài giả hình, thoát khỏi sự cám dỗ để thể hiện mình với quyền lực thế gian hơn là với sự yếu đuối trong đó có không gian cho Thiên Chúa; thoát khỏi một lòng đạo vụ luật khiến chúng ta cứng nhắc và không linh hoạt; thoát khỏi những liên hệ nguy hiểm với quyền lực và khỏi nỗi sợ hãi bị hiểu lầm và tấn công.
Hai thánh Phêrô và Phaolô để lại cho chúng ta hình ảnh một Giáo hội được giao phó trong tay chúng ta, nhưng được Chúa hướng dẫn với lòng trung tín và tình yêu dịu dàng, vì chính Ngài là Đấng hướng dẫn Giáo hội. Một Hội Thánh yếu ớt, nhưng lại tìm thấy sức mạnh trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Hình ảnh của một Giáo hội được tự do và có khả năng mang đến cho thế giới sự tự do mà thế giới không thể tự nó ban cho: đó là tự do khỏi tội lỗi và cái chết, khỏi cam chịu, khỏi cảm giác bất công và mất hy vọng làm mất nhân tính cuộc sống của những người nam nữ trong thời đại chúng ta.
Chúng ta hãy hỏi, hôm nay trong lễ kỷ niệm này và cả sau đó nữa: các thành phố, xã hội của chúng ta và thế giới của chúng ta cần tự do đến mức nào? Bao nhiêu xiềng xích phải được phá vỡ và bao nhiêu cánh cửa đóng lại bấy lâu nay phải được mở toang! Chúng ta có thể giúp mang lại sự tự do này, nhưng chỉ khi trước tiên chúng ta để cho mình được tự do bởi sự mới mẻ của Chúa Giêsu, và bước đi trong sự tự do của Chúa Thánh Thần…
Chúng tôi cầu nguyện cho anh em, cho tất cả các mục tử, cho Giáo hội và cho tất cả chúng ta: để khi được giải thoát bởi Chúa Kitô, chúng ta có thể trở thành những Tông đồ của tự do trên khắp thế giới.” (ĐTC Phanxicô, 29/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

CHÚA KITÔ CHỮA LÀNH VÀ GIẢI THOÁT PHÊRÔ (ĐTC Phanxicô giảng lễ 29/06/2021)


“Thánh Phêrô và Thánh Phaolô là hai vị Tông đồ vĩ đại của Phúc âm và là hai trụ cột của Giáo hội. Hôm nay chúng ta mừng kính hai vị. Chúng ta hãy quan sát kỹ hơn hai chứng nhân đức tin này. Trọng tâm trong câu chuyện của các ngài không phải là năng khiếu và khả năng của chính các vị; nhưng là sự thay đổi cuộc đời sau khi đã gặp Chúa Kitô. Các ngài đã trải nghiệm một tình yêu chữa lành và giải thoát. Sau đó, các ngài trở thành Tông đồ và các thừa tác viên mang đến tự do cho những người khác.

Thánh Phêrô và Thánh Phaolô đã được tự do vì các ngài đã được giải thoát. Chúng ta hãy suy nghĩ về điểm trung tâm này.
Thánh Phêrô, người đánh cá đến từ Galilê, được giải thoát khỏi cảm giác thiếu thốn và kinh nghiệm thất bại cay đắng, nhờ tình yêu thương vô điều kiện của Chúa Giêsu. Dù là một người đánh cá lành nghề, nhiều khi trong đêm khuya, thánh nhân đã nếm trải sự cay đắng thất vọng vì không đánh bắt được gì (x. Lc 5: 5; Ga 21: 5) và, khi thấy lưới trống của mình, ngài đã bị cám dỗ để gác mái chèo của mình lên. Dù mạnh mẽ và nóng nảy, nhưng Phêrô thường chịu khuất phục trước sự sợ hãi (x. Mt 14,30). Mặc dù là một môn đệ nhiệt thành của Chúa, thánh nhân vẫn tiếp tục suy nghĩ theo tiêu chuẩn thế gian, nên không hiểu và không chấp nhận ý nghĩa của thập giá Chúa Kitô (x. Mt 16,22). Ngay cả khi nói rằng mình đã sẵn sàng hiến mạng sống cho Chúa Giêsu, thì việc ai đó nghi ngờ ngài là một trong các môn đệ của Chúa Kitô cũng đã đủ để khiến ngài sợ hãi chối bỏ Thầy (x. Mc 14, 66-72).
Dù sao thì Chúa Giêsu cũng yêu Thánh Phêrô và sẵn sàng mạo hiểm với thánh nhân. Ngài khuyến khích Phêrô đừng bỏ cuộc, hãy thả lưới một lần nữa, bước đi trên mặt nước, tìm thấy sức mạnh để chấp nhận sự yếu đuối của mình, theo Ngài trên con đường thập tự giá, hiến mạng sống cho anh chị em mình, để chăn đàn chiên của Ngài. Bằng cách này, Chúa Giêsu giải thoát Phêrô khỏi sự sợ hãi, khỏi những tính toán chỉ dựa trên mối quan tâm của thế gian. Ngài đã mang lại cho thánh nhân dũng khí để mạo hiểm tất cả mọi thứ và niềm vui trở thành ngư phủ chài lưới người. Chính thánh Phêrô là người được Chúa Giêsu kêu gọi để củng cố đức tin cho anh em (x. Lc 22,32). Ngài đã ban cho thánh nhân - như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng - chìa khóa để mở những cánh cửa dẫn đến cuộc gặp gỡ với Chúa và sức mạnh để ràng buộc và tháo gỡ: để ràng buộc anh chị em của ngài với Chúa Kitô và nới lỏng những nút thắt và xiềng xích trong cuộc sống của họ. (x. Mt 16:19).
Tất cả những điều đó chỉ có thể xảy ra bởi vì - như chúng ta đã nghe trong bài đọc đầu tiên - chính Phêrô đã được tự do. Những xiềng xích giam giữ thánh nhân trong tình trạng một tù nhân đã bị vỡ tan và, như vào đêm khi dân Israel được giải thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập, ngài được bảo phải vội vàng trỗi dậy, thắt đai lưng và đi dép để đi ra ngoài. Sau đó, Chúa đã mở những cánh cửa trước mặt ngài (xem Cv 12: 7-10). Ở đây chúng ta thấy một lịch sử mới của việc mở cửa, giải phóng, xiềng xích bị phá vỡ, cuộc di cư ra khỏi ngôi nhà của sự trói buộc. Thánh Phêrô đã có một kinh nghiệm Lễ Vượt Qua khi Chúa giải thoát ngài.” (ĐTC Phanxicô giảng lễ 29/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XIII-Mùa TN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

LỜI THÁNH PHÊRÔ TÔNG ĐỒ :


“Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc hàng kỳ mục, lại là chứng nhân những đau khổ của Đức Ki-tô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai.2 Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ.3 Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên.4 Như thế, khi Vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát.

Cũng vậy, những người trẻ hãy vâng phục các kỳ mục: anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.6 Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định.7 Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.8 Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.9 Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.10 Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Ki-tô. Phần anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường.11 Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men. (1Pr 5, 1-11)
Đọc tiếp »

THÁNH PHÊRÔ và PHAOLÔ, lễ trọng

Thánh Thi Kinh Sách :

Cuộc thương khó của hai thủ lãnh
Đã làm nên ngày thánh huy hoàng,
Phê-rô thắng trận vẻ vang,
Phao-lô chỉ cách bạn vàng ít lâu.
Cùng dòng máu anh hào tử tiết,
Kết giao thành bạn thiết nghìn thu,
Niềm tin vào Đức Ki-tô
Kiện toàn cuộc sống phượng thờ Chúa Cha.
Phê-rô thật chính là anh cả,
Nhưng Phao-lô cũng chả thua chi,
Bình vàng Chúa chọn ai bì,
Niềm tin son sắt kém gì hiền huynh.
Cây giá ngược chẳng kinh chẳng sợ,
Si-mon làm rạng rỡ Thánh Danh,
Nhớ câu Thầy nhắn nhủ mình,
Thân treo thập giá đóng đinh như Thầy.
Lòng sùng bái từ đây vươn mạnh,
Cả Rô-ma thành kính dâng lên,
Máu ai thắm đỏ tinh tuyền,
Máu Phê-rô đã thấm nền thánh đô.
Ai ngờ thiên hạ nô nức tới,
Người bốn phương trẩy hội nơi này.
Kinh thành vạn quốc là đây,
Ngai toà của Đấng làm thầy muôn dân.
Nguyện xin Chúa khoan nhân từ ái
Khấng nghe lời con cái nài van,
Ban cho hưởng phúc thiên đàng
Cùng hai thánh cả hát vang muôn đời.
“Một ngày kính chung cuộc tử đạo của hai vị Tông Đồ. Nhưng hai vị xưa kia chỉ là một ; dù các ngài chịu tử hình những ngày khác nhau, các ngài cũng chỉ là một. Thánh Phê-rô đi trước, rồi thánh Phao-lô theo sau. Đối với chúng ta, ngày lễ chúng ta cử hành hôm nay là một ngày thánh, vì đã được ghi bằng máu của các Tông Đồ. Chúng ta hãy quý chuộng đức tin, đời sống, công lao khó nhọc và những khổ hình của các ngài, quý chuộng những lời các ngài tuyên xưng, những điều các ngài rao giảng.” (Thánh Augustinô)
Đọc tiếp »

LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

VINH QUANG THIÊN CHÚA LÀ CON NGƯỜI SỐNG: (Thánh Irênê)


“Vinh quang của Thiên Chúa làm cho sống, nên ai thấy Thiên Chúa thì đón nhận được sự sống. Vì thế, Đấng mà loài người không thể dò thấu, không thể lãnh hội, không thể thấy được thì lại tỏ mình ra cho họ thấy, cho họ lãnh hội và dò thấu, để ban sự sống cho những ai đón nhận và thấy Người. Vì không thể sống mà không có sự sống, nên sự sống chỉ tồn tại khi nó thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, mà thông phần vào sự sống của Thiên Chúa là được thấy Thiên Chúa và vui hưởng lòng nhân hậu của Người…

Thật vậy, con người sống là vinh quang của Thiên Chúa, còn sự sống của con người là nhìn thấy Thiên Chúa. Quả thế, nếu việc Thiên Chúa được nhận biết qua thụ tạo đã mang lại sự sống cho mọi kẻ hiện hữu trên mặt đất, thì việc Chúa Cha được nhận biết qua Ngôi Lời càng mang lại sự sống hơn biết bao cho những ai nhìn thấy Thiên Chúa.”
Đọc tiếp »

ĐỪNG XÉT ĐOÁN, HÃY YÊU THƯƠNG (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)


“…Chúa Giêsu không hờ hững nhìn chung chung như chúng ta, nhưng Ngài nhìn vào từng cá nhân. Ngài không dừng lại ở những vết thương và sai lầm của quá khứ, mà còn vượt lên trên những tội lỗi và định kiến. Tất cả chúng ta đều có một lịch sử, và mỗi người chúng ta, trong bí mật của mình, đều biết rõ những vấn đề xấu xa trong lịch sử của chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu đã nhìn vào đó để chữa lành.

Trái lại, chúng ta thích nhìn những vấn đề

xấu xa của người khác. Biết bao lần khi trò chuyện, chúng ta lại rơi vào tình trạng huyên thuyên nói xấu người khác, “xỉa xói” người khác. Nhưng này: làm như thế thì đi đến đâu? Chúng ta thường không hành động như Chúa Giêsu, Đấng luôn nhìn vào những cách thế để cứu chúng ta; Ngài nhìn vào ngày hôm nay; Ngài không nhìn vào lịch sử xấu xa mà chúng ta có. Chúa Giêsu vượt lên trên tội lỗi. Chúa Giêsu vượt ra ngoài những định kiến. Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở những vẻ bề ngoài, nhưng đi đến tận thẳm sâu trái tim. Và Ngài chữa lành hoà toàn cho cô ấy, là người đã bị mọi người khước từ như một người phụ nữ không trong sạch. Ngài dịu dàng gọi cô là “con” (câu 34) - phong cách của Chúa Giêsu là gần gũi, từ bi và dịu dàng: “Này con” - và Ngài ca ngợi đức tin của cô, khôi phục sự tự tin cho cô.
Anh chị em đang hiện diện ở đây thân mến, hãy để Chúa Giêsu nhìn vào và chữa lành trái tim anh chị em. Tôi cũng phải làm điều này: là để Chúa Giêsu nhìn vào trái tim tôi và chữa lành nó. Và nếu anh chị em đã cảm thấy sự dịu dàng khi Ngài nhìn vào anh chị em, hãy bắt chước Ngài, và làm như Ngài đã làm. Nhìn xung quanh: anh chị em sẽ thấy rằng nhiều người sống bên cạnh anh chị em cảm thấy bị thương và cô đơn; họ cần cảm thấy được yêu thương: hãy thực hiện từng bước.
Chúa Giêsu yêu cầu anh chị em một cái nhìn không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài, nhưng đi vào trái tim: một cái nhìn không phán xét, nhưng chào đón - chúng ta hãy ngừng phán xét người khác - Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta một cái nhìn không phán xét. Vì chỉ tình yêu mới có thể hàn gắn cuộc đời. Xin Đức Mẹ, Đấng An Ủi những người đau khổ, giúp chúng ta có thể vuốt ve những người có trái tim bị tổn thương mà chúng ta gặp trên hành trình của mình. Và đừng phán xét; đừng phán xét thực tế cá nhân, xã hội của người khác. Chúa yêu tất cả mọi người! Đừng phán xét; hãy để người khác sống và cố gắng tiếp cận họ bằng tình yêu thương.” (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)
Đọc tiếp »

CHÚA GIÊSU CỨU CHỮA… (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay trong bài Tin Mừng (x. Mc 5,21-43) Chúa Giêsu đối diện với hai hoàn cảnh bi đát nhất của chúng ta là cái chết và bệnh tật. Ngài giải thoát hai người khỏi các hoàn cảnh bi thảm này: một bé gái, là người vừa chết khi cha cô chạy đi cầu xin sự giúp đỡ của Chúa Giêsu; và một phụ nữ, bị mất máu nhiều năm.
Chúa Giêsu cảm động trước sự đau khổ và cái chết của chúng ta, và Ngài làm ra hai dấu chỉ chữa lành để cho chúng ta biết rằng cả đau khổ và sự chết đều không có tiếng nói cuối cùng. Ngài nói với chúng ta rằng chết không phải là hết. Ngài đánh bại kẻ thù này, kẻ thù mà một mình chúng ta mà thôi thì không thể giải phóng được mình.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, thời điểm mà bệnh tật vẫn là trung tâm của các bản tin, chúng ta nên tập trung vào một dấu chỉ khác, đó là sự chữa lành cho người phụ nữ bị mắc chứng xuất huyết. Không chỉ có vấn đề về sức khỏe mà thôi, tình cảm của cô ấy cũng đã bị tổn hại. Tại sao? Cô bị xuất huyết và do đó, theo suy nghĩ của người thời đó, cô bị coi là người không trong sạch. Cô ấy là một phụ nữ bị gạt ra ngoài lề xã hội; cô ấy không thể có những mối quan hệ ổn định; cô ấy không thể có chồng; cô ấy không thể có một gia đình, và không thể có những mối quan hệ xã hội bình thường, bởi vì cô ấy “không trong sạch”, một căn bệnh đã khiến cô ấy “không trong sạch”. Cô sống cô đơn, với một trái tim đầy vết thương.
Căn bệnh lớn nhất của cuộc đời là gì? Bệnh lao chăng? Đại dịch chăng? Thưa: Không phải như thế. Căn bệnh lớn nhất của cuộc đời là thiếu tình yêu; là không thể yêu. Người phụ nữ tội nghiệp này bị bệnh, vâng, vì mất máu, nhưng kết quả là, thiếu tình yêu thương, vì cô ấy không thể ở bên người khác trong xã hội. Và sự chữa lành ngoạn mục nhất là sự chữa lành về tình cảm. Nhưng làm thế nào để chúng ta tìm thấy sự chữa lành? Chúng ta có thể nghĩ về những người chúng ta thương mến: họ có bị bệnh không hay đang có sức khỏe tốt? Nếu họ mắc bệnh, Chúa Giêsu có thể chữa lành cho họ…” (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)
Đọc tiếp »

Mt 7:

21 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : ‘Lạy Chúa ! lạy Chúa !’ là sẽ được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. 22 Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng : ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao ?’ 23 Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ : ‘Ta không hề biết các ngươi ; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác !’

24 “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. 25 Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. 26 Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. 27 Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành”.
28 Khi Đức Giê-su giảng dạy những điều ấy xong, dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người, 29 vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư của họ.
Jesus said to his disciples: "Not everyone who says to me, 'Lord, Lord,' will enter the kingdom of heaven, but only the one who does the will of my Father in heaven.
Many will say to me on that day, 'Lord, Lord, did we not prophesy in your name? Did we not drive out demons in your name? Did we not do mighty deeds in your name?'
Then I will declare to them solemnly, 'I never knew you. Depart from me, you evildoers.'
Everyone who listens to these words of mine and acts on them will be like a wise man who built his house on rock.
The rain fell, the floods came, and the winds blew and buffeted the house. But it did not collapse; it had been set solidly on rock.
And everyone who listens to these words of mine but does not act on them will be like a fool who built his house on sand.
The rain fell, the floods came, and the winds blew and buffeted the house. And it collapsed and was completely ruined."
When Jesus finished these words, the crowds were astonished at his teaching,
for he taught them as one having authority, and not as their scribes.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

TRÁNH LỜI RAO GIẢNG GÂY CHIA RẼ (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)


“Người Galát thấy mình đang ở trong một tình huống khủng hoảng. Họ đã phải làm gì? Lắng nghe và làm theo những gì Thánh Phaolô đã rao giảng cho họ, hay lắng nghe những người mới rao giảng đã buộc tội ngài? Ta dễ dàng hình dung được trạng thái bất an đang tràn ngập trong lòng họ. Đối với họ, được biết Chúa Giêsu và tin vào công cuộc cứu rỗi được thực hiện bởi cái chết và sự phục sinh của Người, thực sự là khởi đầu của một cuộc sống mới, một cuộc sống tự do. Họ đã dấn thân vào một con đường cho phép họ được tự do, bất chấp sự kiện là lịch sử của họ đan xen với nhiều hình thức nô lệ bạo lực, đặc biệt là đã từng khiến họ phải phục tùng hoàng đế Rôma. Do đó, đối diện với những lời chỉ trích từ những người rao giảng mới, họ cảm thấy lạc lõng và không biết phải cư xử ra sao: “Nhưng ai đúng? Ông Phaolô này, hay những người này bây giờ đến dạy những điều khác? Tôi nên lắng nghe ai đây?” Nói tóm lại, có rất nhiều điều đang bị đe dọa!
Tình trạng trên không xa lạ gì với kinh nghiệm của nhiều Kitô hữu ngày nay. Thật vậy, ngày nay cũng không thiếu những người rao giảng, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông mới, có thể làm xáo trộn các cộng đồng. Họ tự trình bày họ chủ yếu không như những người đến để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người nơi Chúa Giêsu, chịu Đóng đinh và Phục sinh, nhưng để khẳng định, với tư cách là “những người duy trì chân lý” đích thực, họ tự gọi họ như thế, và cho đó là cách tốt nhất để trở thành Kitô hữu. Họ còn khẳng định mạnh mẽ rằng Kitô giáo đích thực là đạo được họ theo, thường được đồng nhất với một số hình thức nào đó của quá khứ, và giải pháp cho những khủng hoảng ngày nay là quay trở lại để không đánh mất tính chân chính của đức tin.
Ngày nay, cũng như lúc ấy, luôn có cơn cám dỗ muốn khép mình vào một số điều chắc chắn có được từ truyền thống quá khứ. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nhận ra những người này? Thí dụ, một trong những dấu vết của lối tiến hành này là tính thiếu linh hoạt. Đối diện với việc rao giảng Tin Mừng giúp chúng ta được tự do, giúp chúng ta vui vẻ, những người này cứng ngắc. Luôn cứng ngắc: bạn phải làm thế này, bạn phải làm thế kia… Tính không linh hoạt là đặc trưng của những người này.
Làm theo lời dạy của Thánh tông đồ Phaolô trong Thư gửi tín hữu Galát sẽ giúp chúng ta hiểu được con đường phải đi. Con đường được Thánh Tông đồ chỉ ra là con đường giải phóng và luôn luôn mới của Chúa Giêsu, chịu Đóng đinh và Phục sinh; đó là con đường công bố, đạt được nhờ sự khiêm nhường và tình huynh đệ; còn những người rao giảng chia rẽ không biết khiêm nhường là gì, tình huynh đệ là gì, không biết tin cậy nhu mì và vâng lời. Rao giảng như thánh Phaolô là những người biết nhu mì hay vâng lời. Và cách thức nhu mì và vâng lời này dẫn đến sự tin chắc rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo hội mọi thời đại. Cuối cùng, đức tin vào Chúa Thánh Thần hiện diện trong Giáo hội đem chúng ta lên phía trước và sẽ cứu chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XIII-MÙA TN-B

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

MỤC VỤ BỊ CHỐNG PHÁ (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)

“Điều chúng ta cần lưu ý là mối quan tâm mục vụ của Thánh Phaolô, tất cả đều bừng lửa. Sau khi thành lập các Giáo hội này, ngài nhận thức được mối nguy lớn đối với sự phát triển đức tin của họ - mục tử giống như một người cha hay một người mẹ ngay lập tức nhận thức được những nguy hiểm đối với con cái họ. Chúng phát triển, và những nguy hiểm tự xuất hiện. Như ai đó đã nói, "Những con kền kền đến gây tàn phá trong cộng đồng".

Thật vậy, một số Kitô hữu xuất thân từ đạo Do Thái đã xâm nhập vào các Giáo Hội này, và bắt đầu gieo rắc những lý thuyết trái ngược với lời dạy của Thánh Tông đồ, thậm chí còn bôi nhọ ngài. Họ bắt đầu với giáo lý - "Không với điều này, có với điều kia", và sau đó họ phỉ báng Thánh Tông đồ. Đó là phương pháp thông thường: phá hoại thẩm quyền của Thánh Tông đồ. Như chúng ta có thể thấy, đôi khi tự cho mình là người sở hữu duy nhất sự thật, sự trong sáng và nhằm mục đích coi thường công việc của người khác, ngay cả với những lời vu khống là một thói quen cổ xưa. Những người chống đối Thánh Phaolô cho rằng ngay cả dân ngoại cũng phải chịu phép cắt bì và sống theo các quy định của Luật Môsê. Họ quay trở lại với những tuân ngiữ trước đây, những tuân giữ đã được Tin Mừng thay thế.
Do đó, người Galát phải từ bỏ bản sắc văn hóa của mình để qui phục các chuẩn mực, quy định và phong tục đặc trưng của người Do Thái. Không những thế, những người chống đối còn lập luận rằng Thánh Phaolô không phải là tông đồ thực sự và do đó không có thẩm quyền để rao giảng Tin Mừng. Chúng ta hãy nghĩ xem cách họ hành động tại một số cộng đồng hoặc giáo phận Kitô giáo, trước tiên, họ bắt đầu bằng những câu chuyện, và sau đó họ kết thúc bằng cách làm mất uy tín của linh mục hoặc giám mục. Đó chính là con đường của kẻ ác, của những kẻ chia rẽ, không biết xây dựng. Và trong Thư gửi tín hữu Galát, chúng ta thấy rõ diễn trình này… “ (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)
Đọc tiếp »

LÒNG NGAY THẤY CHÚA (Trích bài giảng của thánh Ghê-gô-ri-ô, giám mục Nít-xê):


“Trong đời sống con người, thân xác được khoẻ mạnh là một điều tốt ; nhưng thật là hạnh phúc nếu vừa biết sức khoẻ là gì lại vừa thật sự được khoẻ mạnh. Thật thế, ai luôn ca tụng sức khoẻ, mà cứ ăn những thứ làm cho máu ra xấu và sinh bệnh, thì thử hỏi những lời ca tụng sức khoẻ kia có ích gì cho họ đang khi họ bị bệnh tật giày vò ? Ta cũng phải hiểu như thế về lời giảng dạy đã được trình bày, nghĩa là Chúa không bảo người biết được điều gì đó về Thiên Chúa là người có phúc, nhưng là người có Thiên Chúa ngự trong mình. Chúa nói : Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

Vì vậy tôi không nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ để cho người có con mắt linh hồn đã được thanh luyện nhìn thấy Người gần như trực diện ; nhưng có thể lời nói cao cả kia muốn gợi cho ta nhớ một lời khác rõ ràng hơn. Lời đó là : Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông. Sở dĩ như thế là để dạy ta biết rằng : Ai thanh luyện lòng mình cho khỏi vương vấn thụ tạo và những tình cảm xấu xa, người ấy sẽ được nhìn ngắm hình ảnh bản tính Thiên Chúa trong vẻ xinh đẹp của lòng mình…
Vậy nếu bạn lại tẩy xoá các vết nhơ dính đầy lòng bạn bằng một đời sống chuyên cần và chăm chỉ, thì vẻ đẹp của Thiên Chúa sẽ sáng ngời nơi bạn. Cũng như thông thường một thanh sắt trước kia đen sì, sau khi được mài cho sạch mọi gỉ sét, sẽ sáng loáng dưới ánh mặt trời, thì cũng vậy, con người nội tâm mà Chúa gọi là lòng, một khi được tẩy sạch các vết nhơ làm cho linh hồn ra hư hỏng vì cách ăn nết ở xấu xa, con người ấy sẽ phục hồi được hình ảnh nguyên thuỷ và trở nên tốt lành…
Thiên Chúa là Đấng trong sạch, không hề vấn vương nết xấu hay dục vọng nào và hoàn toàn xa lạ với sự dữ. Vậy nếu bạn được như thế, thì hẳn bạn đã có Thiên Chúa ở trong bạn rồi. Vậy khi tâm hồn bạn trong trắng không nhiễm phải thói hư tật xấu, thanh thoát chẳng vấn vương tục luỵ và hoàn toàn không dính bén mùi đời, thì bạn thật là diễm phúc vì bạn có cái nhìn sâu sắc và tinh tường.
Quả thế, điều người ta không thấy vì không được thanh tẩy, thì bạn thấy vì bạn đã được thanh tẩy. Một khi con mắt linh hồn bạn không còn bị vật chất làm cho ra tối tăm mù mịt, bạn sẽ được hưởng kiến Thánh Nhan tỏ tường trong cõi lòng thanh thản và trong sạch của bạn. Nhưng, điều ấy nghĩa là gì ? Thưa, đó là sự thánh thiện, trong sạch, đơn sơ : tất cả những điều như thế là ánh quang huy hoàng của bản tính Thiên Chúa làm cho chúng ta nhìn thấy Người.”
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần XII-Mùa TN

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

RAO GIẢNG CHÚA KITÔ NHƯ THÁNH PHAO LÔ (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Sau cuộc hành trình dài dành cho việc cầu nguyện, hôm nay chúng ta bắt đầu một chu kỳ giáo lý mới. Tôi hy vọng rằng với hành trình cầu nguyện này, chúng ta đã thành công trong việc cầu nguyện tốt hơn một chút, cầu nguyện nhiều hơn một chút. Hôm nay, tôi muốn suy gẫm về một số chủ đề do Thánh tông đồ Phaolô đề ra trong Thư gửi tín hữu Galát. Đó là một Thư rất quan trọng, thậm chí tôi dám nói, mang tính quyết định, không chỉ để hiểu rõ hơn về vị Tông đồ, mà trên hết là để xem xét một số chủ đề được ngài đề cập một cách sâu sắc, cho thấy vẻ đẹp của Tin Mừng…
Đặc điểm đầu tiên xuất hiện từ Thư này là công việc truyền giảng tin mừng vĩ đại được Thánh Tông đồ thực hiện; ngài đã đến thăm các cộng đồng ở Galát ít nhất hai lần trong các cuộc hành trình truyền giáo của ngài. Thánh Phaolô ngỏ lời với các Kitô hữu của lãnh thổ đó. Chúng ta không biết chính xác ngài đề cập đến khu vực địa lý nào, cũng như không thể nói chắc chắn về ngày ngài viết Thư này. Chúng ta biết rằng người Galát là một dân tộc Celt cổ đại, sau nhiều thăng trầm, họ đã định cư ở khu vực rộng lớn Anatolia, nơi có thủ đô là thành phố Ancyra, ngày nay là Ankara, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ. Thánh Phaolô chỉ kể lại rằng, vì bệnh tật, ngài buộc phải ở lại vùng đó (x. Gl 4:13). Thánh Luca, trong Tông đồ Công vụ, thay vào đó, tìm thấy một động lực thiêng liêng hơn. Ngài nói rằng “Các ông đi qua miền Phyghia và Galát, vì Thánh Thần ngăn cản không cho các ông rao giảng lời Chúa ở Axia” (16: 6).
Hai sự kiện không mâu thuẫn với nhau: đúng hơn, chúng cho thấy con đường rao giảng Tin Mừng không phải lúc nào cũng tùy thuộc vào ý muốn và kế hoạch của chúng ta, nhưng đòi hỏi sự sẵn lòng để cho mình được định hình và đi theo những con đường khác không lường trước được. Trong số anh chị em, có gia đình đã chào hỏi tôi: họ nói rằng họ phải học tiếng Latvia, và tôi không biết ngôn ngữ ấy là gì, vì họ sẽ đi truyền giáo ở vùng đất đó.
Ngày nay, Chúa Thánh Thần tiếp tục đưa nhiều nhà truyền giáo rời quê hương và đến một đất nước khác để thực hiện sứ mệnh của họ. Tuy nhiên, điều chúng ta thấy là trong công việc truyền giảng Tin Mừng không mệt mỏi của mình, Thánh Tông đồ đã thành công trong việc thành lập một số cộng đồng nhỏ rải rác khắp vùng Galát. Thánh Phaolô, khi đến một thành phố, một vùng nào đó, đã không xây dựng một nhà thờ lớn ngay lập tức, không. Ngài tạo ra các cộng đồng nhỏ vốn là chất men của nền văn hóa Kitô giáo ngày nay của chúng ta. Ngài bắt đầu bằng cách tạo ra các cộng đồng nhỏ. Và những cộng đồng nhỏ này lớn lên, chúng lớn mạnh và tiến triển.
Ngày nay, phương pháp mục vụ này cũng được sử dụng trong mọi vùng truyền giáo. Tôi nhận được một lá thư vào tuần trước, từ một nhà truyền giáo ở Papua New Guinea; ngài nói với tôi rằng ngài đang rao giảng Tin Mừng trong rừng, cho những người thậm chí không biết Chúa Giêsu Kitô là ai. Quả là đẹp đẽ! Người ta bắt đầu bằng cách hình thành các cộng đồng nhỏ. Ngay cả ngày nay, phương pháp rao truyền tin mừng này vẫn là phương pháp rao truyền tin mừng đầu tiên…” (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)
Đọc tiếp »

Mục vụ tháng 7-2021

Ý CẦU NGUYỆN: Xin cho chúng ta trở nên những người can đảm kiến tạo sư đối thoại và tình bằng hữu trong xã hội.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Ngày 24 tháng 6: Lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy giả


Đọc tiếp »

"Có ba điều cho thấy rõ đặc điểm của đời sống Ki-tô hữu: hành động, lời nói và tư tưởng...(Thánh Ghê-gô-ri-ô)

 "Có ba điều cho thấy rõ đặc điểm của đời sống Ki-tô hữu : hành động, lời nói và tư tưởng. Trong ba điều trên, trước hết là tư tưởng. Thứ đến là lời nói, vì lời nói dùng từ ngữ để bộc lộ và giãi bày tư tưởng đã được cưu mang và hình thành trong tâm trí. Sau tư tưởng và lời nói là hành động, vì hành động dùng việc làm để thực hiện những gì đã được tâm trí nghĩ ra. Vậy nếu trong cuộc sống, chúng ta phải hành động, suy nghĩ hay nói năng, thì mọi lời nói, việc làm, tư tưởng của chúng ta cần phải phù hợp với các danh hiệu cao vời vốn được dùng để tuyên xưng Đức Ki-tô. Như thế, chúng ta sẽ không nghĩ gì, không nói gì, không làm gì trái với ý nghĩa tuyệt vời của các danh hiệu đó.

Vậy người nào đã được phúc mang danh hiệu cao cả của Đức Ki-tô phải làm gì nếu không phải là suy xét cẩn thận mọi tư tưởng, lời nói và việc làm của mình, và thẩm định xem mỗi tư tưởng, lời nói, việc làm ấy có hướng tới hay lạc xa Đức Ki-tô không ? Có nhiều cách để thực hiện việc thẩm định cao quý này. Hành động, suy nghĩ hoặc nói năng bất cứ điều gì do dục vọng thúc đẩy đều không xứng hợp với Đức Ki-tô chút nào, nhưng mang dấu ấn và hình ảnh của tên thù địch. Nó lấy dục vọng làm bùn nhơ bôi vào viên ngọc tâm hồn, để làm biến dạng và tiêu tan vẻ sáng ngời của viên bảo ngọc ấy.
Còn những gì tinh tuyền và không vương bất cứ tình cảm hỗn độn nào thì đều hướng tới Đức Ki-tô là vị Thủ Lãnh và là Đấng tác tạo sự bình an. Người là mạch suối tinh tuyền và bất hoại. Ai đến đó múc lấy cho mình những tư tưởng và tâm tình, người ấy sẽ nên giống Đấng là nguồn mạch, chẳng khác nào nước óng ánh trong bình cũng chính là nước vọt lên từ mạch suối.
Vì sự tinh tuyền nơi Đức Ki-tô cũng như sự tinh tuyền nơi tâm trí chúng ta chỉ là một. Nhưng sự tinh tuyền nơi Đức Ki-tô chính là nguồn mạch, còn sự tinh tuyền nơi chúng ta thì từ nguồn mạch ấy chảy ra, đem đến cho cuộc sống chúng ta vẻ đẹp vốn có trong các danh hiệu của Đức Ki-tô. Nhờ đó, con người bên trong và con người bên ngoài hoà hợp với nhau như một bản hợp tấu, bởi vì những tư tưởng hàm chứa trong các danh hiệu của Đức Ki-tô hướng dẫn và thúc đẩy chúng ta sống khiêm tốn và đạo hạnh.
Vậy, theo ý tôi, sự trọn lành của đời sống Ki-tô hữu hệ tại điểm này : chúng ta được chia sẻ mọi tước hiệu nói lên danh Đức Ki-tô, chúng ta phải đem hết tâm hồn, kinh nguyện và cách sống mà bày tỏ sức mạnh của các danh hiệu ấy." (Thánh Ghê-gô-ri-ô)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

ĐỪNG TẬP CHÚ VÀO SÓNG GIÓ CUỘC ĐỜI, MÀ HÃY GỌI CHÚA… (ĐTC Phanxicô, 20/06/2021)


“…Hôm nay chúng ta có thể tự hỏi mình: những cơn gió đập vào cuộc đời tôi là gì? Những con sóng nào cản trở việc điều hướng của tôi, và khiến đời sống cá nhân, cuộc sống gia đình tôi, thậm chí cả đời sống tâm linh của tôi gặp nguy hiểm? Chúng ta hãy nói tất cả những điều này với Chúa Giêsu; chúng ta hãy nói với Ngài tất cả mọi thứ. Người muốn điều này; Người muốn chúng ta nắm lấy Người để tìm nơi trú ẩn trước những sóng gió bất ngờ của cuộc đời.

Tin Mừng thuật lại rằng các môn đệ đến gần Chúa Giêsu, đánh thức Người và kêu lên với Người (xem câu 38). Đây là sự khởi đầu đức tin của chúng ta: đó là nhận biết rằng một mình chúng ta không thể làm nổi; rằng chúng ta cần Chúa Giêsu như những người thủy thủ cần những vì sao để tìm đường đi của họ. Đức tin bắt đầu từ việc tin rằng bản thân chúng ta thôi thì không đi đến đâu. Đức tin bắt đầu từ việc cảm thấy chúng ta cần Chúa. Khi chúng ta vượt qua được cám dỗ cuộn tròn trong chính mình, khi chúng ta vượt qua được sai lầm tôn giáo là không muốn làm phiền Thiên Chúa, và bắt đầu kêu lên với Ngài, Ngài có thể làm nên những điều kỳ diệu trong chúng ta. Sức mạnh nhẹ nhàng và phi thường của lời cầu nguyện có tác dụng làm nên những điều kỳ diệu.
Chúa Giêsu, khi được các môn đệ cầu xin, đã làm dịu sóng gió. Và Người hỏi họ một câu hỏi, một câu hỏi cũng liên quan đến chúng ta: “Tại sao anh em lại sợ hãi? Anh em không có niềm tin sao?” (câu 40). Các môn đệ bị nỗi sợ hãi bao trùm, bởi vì họ tập trung vào những con sóng hơn là nhìn vào Chúa Giêsu.
Cũng thế, sự sợ hãi khiến chúng ta nhìn vào những khó khăn, những vấn đề khủng khiếp mà không nhìn vào Chúa, Đấng nhiều lần đang ngủ. Đó cũng là điều thường xảy ra với chúng ta: chúng ta thường chú tâm vào các vấn đề hơn là đến gặp Chúa và dâng lên Ngài những quan tâm của chúng ta! Chúng ta thường để Chúa ở một góc, dưới đáy con thuyền cuộc đời, và chỉ đánh thức Ngài trong những lúc tối cần thiết!
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin ân sủng của một đức tin không bao giờ mệt mỏi khi tìm kiếm Chúa, và gõ cửa Trái Tim Người. Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng trong đời không ngừng tin cậy nơi Thiên Chúa, khơi dậy trong chúng ta nhu cầu cơ bản là phó thác mình cho Người mỗi ngày.” (ĐTC Phanxicô, 20/06/2021)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.