Ads 468x60px

Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021

TÌM GẶP CHÚA PHỤC SINH (ĐTC Phanxicô, 05/04/2021)


“Anh chị em thân mến, chào buổi sáng

Thứ Hai sau Lễ Phục Sinh còn được gọi là Thứ Hai Thiên Thần vì chúng ta nhớ lại cuộc gặp gỡ của thiên thần với những người phụ nữ đến mộ Chúa Giêsu (x. Mt 28: 1-15). Thiên sứ nói với các bà: “Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã sống lại như Người đã phán”. (c. 5-6). Thành ngữ “Người đã sống lại” này vượt quá khả năng của con người. Ngay cả những người phụ nữ đã đi vào ngôi mộ và thấy nó trống rỗng cũng không thể xác nhận “Người đã sống lại”, nhưng họ chỉ có thể nói rằng ngôi mộ trống rỗng. “Người đã sống lại” là một thông điệp. Chỉ một thiên thần mới có thể nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại, chỉ một thiên thần có thẩm quyền mang thông điệp của thiên đàng, với quyền năng được Chúa ban mới có thể nói điều đó, giống như một thiên thần đã có thể nói với Đức Maria: “Bà sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, và Người sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1:31-32). Vì thế, chúng ta gọi ngày hôm nay là Thứ Hai của Thiên thần bởi vì chỉ có một thiên thần với quyền năng của Thiên Chúa mới có thể nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại.
Thánh sử Matthêu thuật lại rằng vào buổi sáng Phục sinh “có một trận động đất lớn; vì một thiên sứ của Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá và ngồi trên đó” (xem câu 2). Hòn đá lớn đó, được cho là dấu ấn chiến thắng cái ác và cái chết, được đặt dưới chân, nó trở thành bệ ngồi của thiên thần Chúa. Tất cả các kế hoạch và những mưu lược của những kẻ thù và những kẻ bách hại Chúa Giêsu đều ra vô ích. Tất cả các phong niêm đã vỡ vụn. Hình ảnh thiên thần ngồi trên đá trước lăng mộ là biểu hiện cụ thể, biểu hiện hữu hình của sự chiến thắng cái ác của Thiên Chúa, biểu hiện của sự chiến thắng của Chúa Kitô đối với hoàng tử của thế gian này, biểu hiện của sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối. Ngôi mộ của Chúa Giêsu không được mở ra bởi một hiện tượng vật lý, mà bởi sự can thiệp của Chúa. Thánh Matthêu nói tiếp rằng sự xuất hiện của thiên thần “giống như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết” (c. 3). Những chi tiết này là những biểu tượng xác nhận sự can thiệp của chính Thiên Chúa, Đấng đang mở ra một kỷ nguyên mới, là thời kỳ cuối cùng của lịch sử vì sự phục sinh của Chúa Giêsu đã khởi đầu cho thời kỳ cuối cùng, có thể kéo dài hàng nghìn năm trong lịch sử, nhưng đó là lần cuối cùng.
Có một phản ứng gồm hai mặt khi nhìn thấy sự can thiệp này của Thiên Chúa. Đó là những người lính canh không thể đối mặt với quyền năng áp đảo của Thiên Chúa và bị rung chuyển bởi một trận động đất bên trong: họ đờ người ra như những người chết (xem câu 4). Quyền năng của Chúa Phục sinh lật nhào những kẻ đã được sử dụng để bảo đảm chiến thắng rõ ràng của cái chết. Và những người bảo vệ đó đã phải làm gì? Đến gặp những người đã ra lệnh cho họ phải canh gác và nói ra sự thật. Họ có một lựa chọn để thực hiện: hoặc nói sự thật hoặc để bản thân bị thuyết phục bởi những người đã giao cho họ lệnh canh gác. Và cách duy nhất để thuyết phục họ là tiền. Và những người đáng thương đó, những người nghèo, đã bán sự thật, và với số tiền trong túi, họ tiếp tục nói: “Không, các môn đệ đến và cướp xác”. Tiền bán Chúa, ngay cả ở đây, trong biến cố phục sinh của Chúa Kitô, có khả năng phủ nhận sự thật. Phản ứng của những người phụ nữ thì khác vì họ được sứ thần Chúa mời gọi một cách rõ ràng là đừng sợ, và cuối cùng, các bà không sợ - “Đừng sợ!” (c. 5) và đừng tìm kiếm Chúa Giêsu trong mộ.
Chúng ta có thể gặt hái được một giáo huấn quý báu từ những lời của thiên sứ: chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi khi tìm kiếm Chúa Kitô Phục sinh, Đấng ban sự sống dồi dào cho những ai gặp Ngài. Tìm kiếm Chúa Kitô có nghĩa là khám phá sự bình an trong tâm hồn chúng ta. Những người phụ nữ trong Tin Mừng cũng vậy, sau khi bị rúng động lúc đầu là điều thường tình có thể hiểu được, đã cảm thấy vui mừng tột độ khi phát hiện ra Thầy còn sống (xin xem các câu 8-9). Trong Mùa Phục Sinh này, ước muốn của tôi là mọi người có thể có cùng một kinh nghiệm thiêng liêng, khi đón nhận trong tâm hồn, trong nhà và trong các gia đình của chúng ta lời loan báo vui mừng về Lễ Phục Sinh: “Đức Kitô, đã sống lại từ trong cõi chết, nay Người không còn ở đây nữa; cái chết không còn quyền thống trị trên Người nữa” (Ca nhập lễ). Lời loan báo Phục sinh, Chúa Kitô đang sống, Chúa Kitô đồng hành với cuộc đời tôi, Chúa Kitô ở bên cạnh tôi. Chúa Kitô gõ cửa trái tim tôi để anh chị em có thể cho Người vào, Chúa Kitô đang sống. Trong những ngày lễ Phục sinh, sẽ là tốt cho chúng ta khi lặp lại điều này: Chúa vẫn đang sống.” (ĐTC Phanxicô, 05/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ tư,Tuần XIV- MTN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021

Thứ ba, Tuần Bát Nhật Phục Sinh


Đọc tiếp »

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021

SỨ ĐIỆP PHỤC SINH 2021 (ĐTC Phanxicô)



“Anh chị em thân mến, chúc một Lễ Phục sinh tốt lành, hạnh phúc và an bình!
Hôm nay, khắp thế giới, lời công bố của Giáo hội vang lên: “Chúa Giêsu, Đấng bị đóng đinh, đã sống lại như lời Người đã phán hứa. Alleluia!”
...
Chúa Giêsu bị đóng đinh, không ai khác, đã sống lại từ trong cõi chết. Chúa Cha đã nâng Chúa Giêsu, Con Ngài sống lại, vì Ngài đã hoàn thành ý muốn cứu độ của Người. Chúa Giêsu đã mặc lấy sự yếu đuối của chúng ta, sự mỏng dòn của chúng ta, thậm chí cái chết của chúng ta. Ngài đã chịu đựng những đau khổ của chúng ta và gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Bởi thế, Chúa Cha đã siêu tôn Người và bây giờ Chúa Giêsu Kitô sống mãi mãi; Ngài là Chúa.
Các nhân chứng thuật lại một chi tiết quan trọng: Chúa Giêsu Phục sinh mang dấu vết của các vết thương ở tay, chân và cạnh sườn. Những vết thương này là dấu ấn vĩnh cửu của tình yêu Người dành cho chúng ta. Tất cả những ai trải qua thử thách đau đớn về thể xác hay tinh thần đều có thể tìm thấy nơi nương tựa trong những vết thương này và qua các vết thương ấy, nhận được ân sủng của niềm hy vọng không làm thất vọng.
Chúa Kitô Phục Sinh là niềm hy vọng cho tất cả những ai đang tiếp tục phải chịu đựng đại dịch, cả những bệnh nhân và những người đã mất người thân yêu. Xin Chúa ban cho họ sự an ủi, và nâng đỡ những nỗ lực dũng cảm của các bác sĩ và y tá. Tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta, cần được hỗ trợ và có quyền được tiếp cận với sự chăm sóc cần thiết. Điều này càng rõ ràng hơn trong những thời điểm mà tất cả chúng ta được kêu gọi để chống lại đại dịch. Vắc xin là một công cụ cần thiết trong cuộc chiến này. Tôi kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế, với tinh thần trách nhiệm toàn cầu, cam kết khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc phân phối vắc xin và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối vắc xin, đặc biệt là ở các nước nghèo nhất.
Chúa bị đóng đinh và phục sinh là niềm an ủi cho những người bị mất việc làm hoặc gặp khó khăn nghiêm trọng về kinh tế và thiếu an sinh xã hội cần thiết. Cầu mong Ngài truyền cảm hứng cho các cơ quan công quyền hành động để tất cả mọi người, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất, sẽ được cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để có một mức sống đúng phẩm giá. Đáng buồn thay, đại dịch đã làm gia tăng đáng kể số người nghèo và sự tuyệt vọng của hàng ngàn người.
...
Anh chị em thân mến, một lần nữa trong năm nay, ở nhiều nơi khác nhau, nhiều Kitô hữu đã phải cử hành Lễ Phục sinh dưới những hạn chế nghiêm nhặt và đôi khi không thể tham dự các cử hành phụng vụ. Chúng ta cầu nguyện rằng những hạn chế đó, cũng như tất cả những hạn chế về quyền tự do thờ phượng và tôn giáo trên toàn thế giới, có thể được dỡ bỏ và mọi người được phép tự do cầu nguyện và ca ngợi Thiên Chúa.
Giữa muôn vàn gian khổ mà chúng ta đang chịu đựng, chúng ta đừng bao giờ quên rằng chúng ta đã được chữa lành bởi những vết thương của Chúa Kitô (xem 1 Phi 2:24). Dưới ánh sáng của Chúa Phục Sinh, những đau khổ của chúng ta giờ đây đã được biến đổi. Nơi từng có cái chết, giờ đây ở đó có sự sống. Nơi từng có tang thương, giờ đây có niềm an ủi. Khi ôm lấy thập tự giá, Chúa Giêsu đã ban tặng ý nghĩa cho những đau khổ của chúng ta và bây giờ chúng ta cầu nguyện rằng thiện ích của việc chữa lành đó sẽ lan rộng khắp thế giới. Cầu chúc một lễ Phục sinh tốt lành, hạnh phúc và thanh thản cho tất cả anh chị em!” (04/04/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021

CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Vọng Phục Sinh 03/04/2021)




“Những người phụ nữ nghĩ rằng họ sẽ tìm thấy xác Chúa để xức dầu, nhưng thay vào đó họ lại tìm thấy một ngôi mộ trống. Họ đã đi để than khóc một người đã chết, nhưng họ lại nghe thấy một thông báo về sự sống. Vì thế, Tin Mừng cho biết, những người phụ nữ đó “đầy sợ hãi và kinh ngạc”, đầy sợ hãi, run rẩy và đầy kinh ngạc. Kinh ngạc: trong trường hợp này là sự sợ hãi xen lẫn vui mừng, khiến họ ngạc nhiên khi thấy tảng đá lớn của ngôi mộ đã bị lăn qua một bên và thấy một chàng trai mặc áo choàng trắng. Thật là ngạc nhiên khi nghe những lời đó: “Các bà đừng sợ: Các bà đi tìm Chúa Giêsu Nagiarét chịu đóng đinh, nhưng Người đã sống lại”

...
Chúa Giêsu không phải là một nhân vật lỗi thời. Ngài vẫn sống, ở đây và bây giờ. Ngài đi bên cạnh anh chị em mỗi ngày, trong hoàn cảnh anh chị em đang trải qua, trong thử thách anh chị em đang phải đối diện, trong những giấc mơ mà anh chị em ấp ủ trong lòng.
...
Chúa Giêsu, Chúa Phục sinh, yêu thương chúng ta vô bờ bến và thăm viếng từng hoàn cảnh sống của chúng ta. Ngài hiện diện giữa lòng thế giới và mời gọi chúng ta vượt qua những rào cản, vượt qua những định kiến, đến gần những người xung quanh mỗi ngày, để khám phá lại ân sủng của cuộc sống hàng ngày. Chúng ta hãy nhận ra Chúa Phục sinh hiện diện trong Galilêa của chúng ta, trong cuộc sống hàng ngày. Với Ngài, cuộc sống sẽ thay đổi. Bởi vì vượt lên trên mọi thất bại, xấu xa và bạo lực, vượt qua mọi đau khổ và chết chóc, Chúa Phục sinh đang sống và Chúa Phục sinh đang hướng dẫn lịch sử.
Anh chị em thân mến, nếu trong đêm nay, anh chị em mang trong lòng mình một giờ khắc đen tối, một ngày chưa ló rạng, một ánh sáng bị chôn vùi, một giấc mơ tan vỡ, thì hãy đi, hãy mở rộng trái tim của anh chị em với sự ngạc nhiên trước thông điệp của Lễ Phục Sinh: Chúa đã sống lại! Ngài đang đợi anh chị em ở Galilêa. Kỳ vọng của anh chị em sẽ không còn dang dở, nước mắt của anh chị em sẽ được lau khô, nỗi sợ hãi của anh chị em sẽ được vượt qua bằng hy vọng. Bởi vì, anh chị em biết đấy, Chúa luôn đi trước anh chị em, luôn đi trước anh chị em. Và, với Người, cuộc sống luôn bắt đầu lại.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Vọng Phục Sinh 03/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

Thứ Bảy - Tuần Thánh

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

THẬP GIÁ (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Dầu, 01/04/2021)


“... chúng ta ngạc nhiên khi thấy thập tự giá hiện diện trong cuộc đời của Chúa ngay từ lúc bắt đầu sứ vụ của Ngài, ngay cả trước khi Ngài chào đời. Thập giá đã ở đó trong sự bối rối ban đầu của Đức Maria trước sứ điệp của thiên thần; thập giá ở đó trong giấc ngủ chập chờn của Thánh Giuse, khi thánh nhân cảm thấy phải đưa Mẹ Maria ra đi một cách lặng lẽ. Thập giá ở đó trong cuộc bách hại của Hêrôđê và trong những gian khổ mà Thánh Gia phải chịu đựng, giống như những gia đình khác khi phải sống lưu vong bên ngoài quê hương của họ.

Tất cả những điều này làm cho chúng ta nhận ra rằng mầu nhiệm thập giá hiện diện “ngay từ đầu”. Nó làm cho chúng ta hiểu rằng thập tự giá không phải là một suy nghĩ sau đó, một điều gì đó đã xảy ra một cách tình cờ trong cuộc đời của Chúa. Đúng là tất cả những ai đóng đinh người khác trong suốt lịch sử thường xem thập tự giá như một hình phạt tình cờ, nhưng không phải vậy: thập tự giá không xuất hiện một cách tình cờ. Thập giá lớn nhỏ của nhân loại, thập giá của mỗi chúng ta, không ngẫu nhiên xuất hiện.
Tại sao Chúa đã chấp nhận thập giá trọn vẹn và cho đến cùng? Tại sao Chúa Giêsu lại chấp nhận trọn cuộc Khổ nạn của Ngài: sự phản bội và bỏ rơi của bạn bè sau Bữa Tiệc Ly, sự bắt giữ bất hợp pháp, phiên tòa chóng vánh và bản án không tương xứng, sự bạo hành vô cớ và không thể biện minh được khi Ngài bị đánh đập và phỉ nhổ? Nếu hoàn cảnh là yếu tố duy nhất quyết định sức mạnh cứu rỗi của thập tự giá, Chúa đã không chấp nhận mọi sự. Nhưng khi giờ của Ngài đến, Ngài đã chấp nhận thập tự giá một cách trọn vẹn. Vì trên thập tự giá không thể có sự mơ hồ! Thập giá là không thể thương lượng.
...đúng là có một khía cạnh của thập tự giá là một phần tích hợp của tình trạng con người, giới hạn và sự yếu đuối của chúng ta. Tuy nhiên, cũng đúng là một điều gì đó đã xảy ra trên Thập tự giá không liên quan gì đến sự yếu đuối của con người chúng ta mà là vết cắn của con rắn, là kẻ, khi nhìn thấy Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, đã cắn Ngài trong một nỗ lực đầu độc và đập tan mọi công việc của Ngài. Một vết cắn cố gắng gây tai tiếng - và đây là thời đại của những vụ tai tiếng - một vết cắn tìm cách vô hiệu hóa và biến tất cả sự phục vụ và hy sinh yêu thương cho người khác thành ra vô ích và vô nghĩa. Đó là nọc độc của kẻ ác luôn khăng khăng: hãy tự cứu lấy mình.
Chính trong “vết cắn” khắc nghiệt và đau đớn tìm cách mang đến cái chết này, chiến thắng của Thiên Chúa cuối cùng đã được nhìn thấy. Thánh Maximô Cha Giải Tội nói với chúng ta rằng trong Chúa Giêsu bị đóng đinh, một sự đảo ngược đã xảy ra. Khi cắn thịt Chúa, ma quỷ không đầu độc được Ngài, vì trong Ngài, nó chỉ gặp được sự hiền lành vô hạn và sự vâng phục thánh ý Chúa Cha. Ngược lại, nó bị dính vào cái móc của thập tự giá, nó ăn thịt của Chúa, là điều xem ra độc hại đối với nó, trong khi đối với chúng ta, đó là liều thuốc giải độc vô hiệu hóa sức mạnh của kẻ ác.
Đây là những suy ngẫm của tôi. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng để sinh lợi từ giáo huấn này. Đúng là thập tự giá hiện diện trong việc rao giảng Tin Mừng của chúng ta, nhưng đó là thập tự giá mang đến ơn cứu rỗi cho chúng ta. Nhờ bửu huyết giao hòa của Chúa Giêsu, chính cây thập tự giá chứa đựng sức mạnh chiến thắng của Chúa Kitô, chiến thắng sự dữ và giải cứu chúng ta khỏi kẻ ác. Đón nhận thánh giá cùng với Chúa Giêsu, và như Ngài đã làm trước chúng ta là ra đi rao giảng, sẽ cho phép chúng ta phân biệt và loại bỏ nọc độc của tai tiếng, mà ma quỷ muốn đầu độc chúng ta bất cứ khi nào cây thập tự bất ngờ xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta...
Cách chúng ta đón nhận thập tự giá trong việc rao giảng Tin Mừng - bằng những việc làm và bằng lời nói, khi cần thiết - làm rõ hai điều này. Thứ nhất, những đau khổ đến từ Tin Mừng không phải là của chúng ta, mà là “những đau khổ của Đức Kitô trong chúng ta” ( 2Cr 1: 5), và thứ hai là “chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa; còn phần chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu” ( 2Cr 4, 5).
Tôi muốn kết thúc bằng cách chia sẻ một trong những kỷ niệm của tôi. “Một lần, vào một thời điểm đen tối trong cuộc đời, tôi đã cầu xin Chúa ban cho ân sủng để giải thoát tôi khỏi một hoàn cảnh khó khăn và phức tạp. Một khoảnh khắc đen tối. Tôi đã giảng các Bài Linh Thao cho một số nữ tu, và vào ngày cuối cùng, theo thông lệ trong những ngày đó, tất cả họ đều đi xưng tội. Một sơ lớn tuổi đến; sơ ấy có một cái nhìn trong sáng, đôi mắt đầy ánh sáng. Một người phụ nữ của Chúa. Khi sơ ấy xưng tội xong, tôi cảm thấy thôi thúc muốn xin sơ ấy một ân huệ, vì vậy tôi nói với sơ ấy, ‘Thưa sơ, để làm việc đền tội, sơ hãy cầu nguyện cho tôi, vì tôi cần một ân sủng đặc biệt. Hãy cầu xin Chúa cho điều đó. Nếu sơ cầu xin Chúa, chắc chắn Ngài sẽ ban cho tôi điều đó’. Sơ ấy dừng lại trong im lặng một lúc và dường như đang cầu nguyện, sau đó sơ ấy nhìn tôi và nói, ‘Chúa chắc chắn sẽ ban cho cha ân sủng đó, nhưng cha nên rõ ràng rằng: Ngài sẽ ban cho cha theo thánh ý của riêng Ngài’. Điều này đã làm tôi rất vui khi nghe được rằng Chúa luôn ban cho chúng ta những gì chúng ta xin, nhưng Người làm như vậy theo cách của Người. Cách đó liên quan đến thập tự giá. Không phải vì chủ nghĩa khổ hạnh. Nhưng vì tình yêu, tình yêu cho đến cùng”. (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Dầu, 01/04/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Sáu - Tuần Thánh

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

Thứ Năm -Tuần Thánh


Đọc tiếp »

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Thứ tư, Mùa Chay - Tuần Thánh

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

GIÁO LÝ CHUNG GIÁO XỨ CÙ MI - Bài 08-Phục Sinh (04/2021)

Đọc tiếp »

Thứ ba, Mùa Chay -Tuần Thánh


 

Đọc tiếp »

CHÚA GIÊSU ĐÃ HIẾN MÌNH VÌ TA


Trích bài giảng của thánh Augustinô, giám mục :“Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng ta, là bảo đảm cho chúng ta được vinh quang và là bài học dạy chúng ta biết kiên nhẫn. Quả vậy, có gì mà tâm hồn các tín hữu không dám trông mong được Chúa ban cho ? Vì họ, Con Một Thiên Chúa, Đấng đồng hằng hữu với Chúa Cha, không những đã làm người, sinh bởi loài người, mà còn chịu chết bởi loài người, những kẻ chính Người đã dựng nên.

Điều Chúa hứa sẽ ban cho chúng ta thật lớn lao, nhưng điều đã xảy ra vì chúng ta, mà chúng ta đang kính nhớ, còn lớn lao hơn nhiều. Khi Đức Ki-tô chết cho kẻ bất lương thì khi ấy những người này ở đâu và họ là ai ? Ai dám hồ nghi Người sẽ không ban sự sống của Người cho các thánh, một khi Người đã ban tặng cho họ cả cái chết của Người ? Tại sao con người mỏng giòn lại do dự không chịu tin rằng một ngày kia, người ta sẽ được sống với Thiên Chúa ? Điều đã xảy ra còn khó tin hơn nhiều : đó là Thiên Chúa đã chết vì loài người...

Người đã quá yêu thương chúng ta đến nỗi điều chúng ta đáng chịu vì tội, thì Người là Đấng vô tội đã gánh chịu thay cho những kẻ có tội. Đấng làm cho chúng ta nên công chính lẽ nào lại không ban cho chúng ta theo sự công chính của Người. Đấng không có sự gian ác, đã mang lấy tội vạ của kẻ gian ác, Đấng đã hứa là làm, lẽ nào lại không ban phần thưởng cho các thánh.
Vậy hỡi anh em, chúng ta hãy can đảm tuyên xưng, hãy công bố Đức Ki-tô đã bị đóng đinh của chúng ta. Đừng sợ sệt nhưng hãy vui mừng, chớ xấu hổ nhưng phải hiên ngang mà nói lên điều đó..”
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

CHÚA KITÔ ĐANG SỐNG (ĐHY Cantalamessa, 26/03/2021)


“Trong bài suy niệm cuối cùng này, chúng ta dự định đi sâu vào sự thật rằng Chúa Giêsu thành Nagiarét còn sống! Ngài không phải là ký ức của quá khứ; Ngài không chỉ là một nhân vật, nhưng là một bản thể. Chắc chắn, Ngài sống ‘bởi Thánh Linh’, nhưng cách sống này mạnh hơn cách sống khác ‘bởi xác thịt’, vì nó cho phép Ngài sống bên trong chúng ta, không phải bên ngoài hay bên cạnh chúng ta...

Chúng ta cần tự hỏi mình một câu hỏi nghiêm túc: Chúa Giêsu là ai đối với tôi? Ngài là một bản thể hay một nhân vật? Có một sự khác biệt lớn giữa hai điều này. Nhân vật - chẳng hạn như Giuliô Xêxa, Leonardo da Vinci, Napôlêon - là người mà bạn có thể viết và nói nhiều tùy thích, nhưng không thể nói chuyện được với họ. Thật không may, đối với đại đa số Kitô hữu, Chúa Giêsu là một nhân vật, không phải là một bản thể. Ngài là chủ đề của một tập hợp các tuyên bố tín lý, học thuyết và dị giáo; một nhân vật mà chúng ta tưởng nhớ khi chúng ta cử hành phụng vụ, chúng ta tin rằng nhân vật ấy thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, v.v. Tuy nhiên, nếu chúng ta vẫn ở mức độ tin tưởng khách quan, mà không phát triển mối quan hệ hiện sinh với Người, thì Người vẫn ở bên ngoài chúng ta, Người chạm vào tâm trí chúng ta mà không sưởi ấm trái tim chúng ta. Dù thế nào đi nữa, Người vẫn ở trong quá khứ; thậm chí, một cách vô thức, cách xa chúng ta đến hai ngàn năm. Trên nền tảng của tất cả những điều này, chúng ta hiểu tầm quan trọng của lời mời gọi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt ở đầu Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm này:
Tôi mời gọi tất cả các Kitô hữu, ở khắp mọi nơi, ngay lúc này, đến với cuộc gặp gỡ cá nhân mới mẻ với Chúa Giêsu Kitô, hoặc ít nhất là mở lòng ra để Người gặp gỡ họ. Tôi yêu cầu tất cả anh chị em làm điều này không ngừng mỗi ngày. Không ai được nghĩ rằng lời mời này không dành cho mình. (Evangelii Gaudium 3)...
Một tuần sau sẽ là Thứ Sáu Tuần Thánh và ngay sau đó là Lễ Phục Sinh, Chúa Nhật Phục Sinh. Bằng cách sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu không quay trở lại cuộc sống trước đây như Lagiarô, nhưng chuyển sang một cuộc sống tốt hơn, không phải lo lắng. Chúng ta hãy hy vọng điều đó cũng sẽ xảy ra như vậy đối với chúng ta - hãy hy vọng rằng, như Đức Thánh Cha vẫn thường nhắc đến, thế giới có thể trỗi dậy từ ngôi mộ của đại dịch, không giống như trước đây, mà là một thế giới tốt đẹp hơn.” (ĐHY Cantalamessa, 26/03/2021)
Đọc tiếp »

MẸ CẦU CÙNG CHÚA CHO TA (ĐTC Phanxicô, 24/03/2021)


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Bài giáo lý hôm nay được dành riêng cho việc cầu nguyện trong sự hiệp thông với Mẹ Maria. Nó diễn ra đúng vào ngày vọng Lễ Truyền tin. Chúng ta biết rằng con đường chính của việc cầu nguyện Kitô giáo là nhân tính của Chúa Giêsu. Thực thế, sự tin tưởng rất đặc trưng của lời cầu nguyện Kitô giáo sẽ vô nghĩa nếu Ngôi Lời không nhập thể, ban cho chúng ta, trong Chúa Thánh Thần, mối liên hệ hiếu thảo của Người với Chúa Cha. Chúng ta đã nghe trong Kinh thánh về cuộc tụ họp của các môn đệ, các phụ nữ ngoan đạo và Đức Maria, để cầu nguyện sau khi Chúa Giêsu lên trời. Cộng đồng Kitô hữu đầu tiên đang chờ đợi hồng phúc của Chúa Giêsu, lời hứa của Chúa Giêsu.
Chúa Kitô là Đấng Trung gian, Chúa Kitô là nhịp cầu mà chúng ta vượt qua để đến với Chúa Cha (xem Sách Giáo lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2674). Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất: không có ai đồng cứu chuộc với Chúa Kitô. Người là Đấng duy nhất. Người là người hòa giải tuyệt vời. Người là Đấng Trung gian. Mỗi lời cầu nguyện mà chúng ta dâng lên Thiên Chúa đều qua Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô và lời cầu nguyện được ứng nghiệm nhờ sự chuyển cầu của Người. Chúa Thánh Thần kéo dài sự trung gian của Chúa Kitô ra mọi thời đại và mọi nơi chốn: không có danh nào khác nhờ đó chúng ta được cứu rỗi: mà chỉ có Chúa Giêsu Kitô, Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại (xin xem Công vụ 4:12).
Nhờ sự trung gian duy nhất của Chúa Kitô, các qui chiếu khác mà các Kitô hữu tìm kiếm để cầu nguyện và sùng kính có ý nghĩa, trong số này, trước hết, là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu...
Chúa Giêsu đã mở rộng vai trò làm mẹ của Đức Maria ra toàn thể Giáo hội khi Người giao phó Mẹ cho môn đệ yêu dấu của Người không lâu trước khi chết trên thánh giá. Kể từ đó, tất cả chúng ta đã được tập hợp dưới tà áo của Mẹ, như được mô tả trong một số bích họa hoặc bức tranh thời Trung cổ. Ngay cả bản điệp xướng tiếng Latinh đầu tiên - sub tuum praesidium confugimus, sancta Dei Genitrix (chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời): Madonna, người ‘bao bọc’, giống như một người Mẹ, người mà Chúa Giêsu đã giao phó chúng ta cho ngài, tất cả chúng ta; nhưng với tư cách là Mẹ, không phải như một nữ thần, không phải như người đồng công cứu chuộc: như là Mẹ. Đúng là lòng đạo đức Kitô giáo luôn dành cho Mẹ những danh hiệu đẹp đẽ, như một đứa trẻ dành cho mẹ của em: biết bao điều đẹp đẽ mà con cái nói về người mẹ của các em, người mà chúng vô cùng yêu quý! Biết bao điều đẹp đẽ. Nhưng chúng ta cần phải cẩn thận: những điều Giáo hội, các Thánh nói về Mẹ, những điều đẹp đẽ, về Mẹ Maria, không lấy mất điều gì khỏi việc Cứu chuộc duy nhất của Chúa Kitô. Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất. Chúng là những biểu thức yêu thương như một đứa trẻ dành cho mẹ của em - một số còn phóng đại nữa. Nhưng, như chúng ta biết, tình yêu luôn khiến chúng ta phóng đại mọi sự, nhưng chỉ do tình yêu...
Mẹ Maria luôn hiện diện bên giường bệnh của con cái ngài khi chúng rời khỏi thế giới này. Nếu ai đó cô đơn và bị bỏ rơi, thì Mẹ là Mẹ, Mẹ ở đó, ở gần, như Mẹ đã ở bên cạnh Con Mẹ khi mọi người khác bỏ rơi Người.
Đức Maria đã và đang hiện diện trong những ngày đại dịch này, gần với những người, thật không may, đã kết thúc cuộc hành trình trần thế của họ một mình, không có sự an ủi hoặc gần gũi của những người thân yêu của họ. Mẹ Maria luôn ở đó bên cạnh chúng ta, với sự dịu dàng mẫu thân của mẹ.
Những lời cầu nguyện với Đức Mẹ không phải là vô ích. Người phụ nữ từng nói “xin vâng”, người đã nhanh chóng đón nhận lời mời của Thiên thần, cũng đáp lại những lời khẩn cầu của chúng ta, Đức Mẹ nghe thấy tiếng nói của chúng ta, ngay cả những tiếng nói của chúng ta bị khóa kín trong trái tim chúng ta không đủ sức để thốt ra nhưng Thiên Chúa biết rõ hơn chính chúng ta. Đức Mẹ lắng nghe với tư cách là Mẹ. Cũng giống như mọi người mẹ tốt, và còn hơn thế nữa, Đức Maria bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm, Mẹ quan tâm đến chúng ta ngay cả khi chúng ta tập trung vào những việc riêng và mất ý thức về đường đi, và khi chúng ta không chỉ đặt sức khỏe của mình vào tình trạng nguy hiểm, mà còn là sự cứu rỗi của chúng ta. Mẹ Maria ở đó, cầu nguyện cho chúng ta, cầu nguyện cho những người không cầu nguyện. Cầu nguyện với chúng ta. Tại sao? Vì Mẹ là Mẹ của chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 24/03/2021)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần V-MC


 

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Thứ sáu, Tuần V-MC

Đọc tiếp »

Mục vụ tháng 4-2021

Ý cầu nguyện: Cầu cho các quyền căn bản được tôn trọng trên toàn thế giới.

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

LỄ TRUYỀN TIN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

AI TÍN

Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần V-MC

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

TIN BUỒN! Bà cố Maria, là thân mẫu Cha Phó giáo xứ Cù Mi đã được Chúa gọi về lúc 14,45g, ngày Chúa nhật 21/3/2021


 Ai Tín


Trong tình hiệp thông xin cầu nguyện cho

Bà cố Maria Trần Thị Trí sinh 1957
Tại Vinh Lưu, Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
Được gọi về Nhà Cha vào lúc 14,45g, ngày Chúa nhật 21/3/2021

Là Thân Mẫu của linh mục Gioan B. Nguyễn Linh Kha
Cha phó Giáo xứ Cù Mi.

Là Chị của linh mục  Gioan Trần Văn Thức
Giám đốc Chủng viện Thánh Nicolas Phan Thiết

Thánh lễ đồng tế an táng lúc 8,30g ngày thứ tư 24/3/2021
tại Nhà thờ Giáo xứ Vinh Lưu, Giáo Phận Phan Thiết.
Do Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Giám mục Giáo phận Phan Thiết chủ tế

Kính báo đến quý Cha, quý Thầy phó tế, quý Tu sĩ Chủng sinh và Anh Chị Em thân hữu,

cùng hiệp dâng Thánh lễ và cầu nguyện cho Bà Cố Maria được sớm đón nhận vào hưởng cỏi phúc với Chúa.

Kính báo

----------------------------------------------
Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Cù Mi thông báo tin buồn: 
Cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Cù Mi hiệp thông cầu nguyện cách riêng cho  Bà cố Maria Trần Thị Trí sinh 1957.
Tại Vinh Lưu, Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
Là Thân Mẫu của linh mục Gioan B. Nguyễn Linh Kha
Cha phó Giáo xứ Cù Mi.
Được gọi về Nhà Cha vào lúc 14,45g, ngày Chúa nhật 21/3/2021. 
Xin Chúa thương xót linh hồn Maria và sớm đưa Maria về hưởng phúc quê Trời!.
-------------------------------------------------------------
Đọc tiếp »

CHÚNG TÔI MUỐN GẶP ĐỨC GIÊSU (ĐTC Phanxicô, 21/03/2021)


“Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Vào Chúa Nhật thứ năm của Mùa Chay, phụng vụ công bố bài Tin Mừng, trong đó Thánh Gioan đề cập đến một sự kiện xảy ra trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Kitô, ngay trước cuộc Khổ nạn (x. Ga 12: 20-33). Trong khi Chúa Giêsu đang ở Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, một số người Hy Lạp, bị hấp dẫn bởi những gì Ngài đang làm, bày tỏ mong muốn được gặp Ngài. Đến gần Tông đồ Philipphê, họ nói với ông rằng: “Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu” (câu 21). “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Chúng ta hãy ghi nhớ điều ước ao này: “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Philipphê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Theo yêu cầu của những người Hy Lạp đó, chúng ta có thể thấy câu hỏi mà rất nhiều người nam nữ, từ mọi nơi và mọi lúc, gửi đến Giáo hội và đến cả với mỗi người chúng ta: “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”.
Và Chúa Giêsu đáp ứng yêu cầu đó như thế nào? Thưa: Theo một cách khiến anh chị em phải suy nghĩ. Ngài nói như vậy: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh […] Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt (cc. 23-24). Những từ này dường như không trả lời câu hỏi mà những người Hy Lạp đó đặt ra. Thực ra, những lời ấy còn đi xa hơn. Thật vậy, Chúa Giêsu tiết lộ rằng đối với mọi người muốn tìm kiếm Ngài, Chúa Giêsu là hạt giống không lộ ra sẵn sàng chết để sinh nhiều hoa trái. Như muốn nói: nếu bạn muốn biết tôi, nếu bạn muốn hiểu tôi, hãy nhìn vào hạt lúa mì chết trong lòng đất, tức là hãy nhìn vào thập giá.
Chúng ta phải nghĩ đến dấu chỉ thánh giá, qua nhiều thế kỷ đã trở thành biểu tượng xuất sắc của các Kitô hữu. Ngay cả những người ngày nay cũng muốn “gặp gỡ Chúa Giêsu”, có lẽ đến từ các quốc gia và nền văn hóa mà Kitô Giáo ít được biết đến, trước hết họ thấy điều gì? Dấu hiệu phổ biến nhất mà họ gặp được là gì? Cây thánh giá, chính là cây thánh giá. Trong nhà thờ, trong nhà của các tín hữu Kitô, là những người cũng mang biểu tượng ấy trên chính thân xác của mình. Điều quan trọng là dấu chỉ ấy phù hợp với Tin Mừng: Thập giá chỉ có thể diễn tả tình yêu, sự phục vụ, tự hiến mà không cần phải đặt trước: chỉ bằng cách này, nó mới thực sự là “cây sự sống”, một sự sống dồi dào.
Ngay cả ngày nay, nhiều người, thường không nói ra điều đó một cách minh nhiên, họ cũng muốn “gặp Chúa Giêsu”, gặp Ngài, biết Ngài. Từ đây, chúng tôi hiểu trách nhiệm lớn lao của các Kitô hữu và cộng đồng của chúng ta. Chúng ta cũng phải đáp lại bằng các chứng tá về một cuộc sống được ban cho để phục vụ, một cuộc sống mang phong cách của Thiên Chúa – đó là gần gũi, từ bi, dịu dàng, và hiến thân phục vụ. Đó là gieo mầm yêu thương không phải bằng những lời nói cao siêu, mà bằng những tấm gương cụ thể, giản dị và dũng cảm, không phải bằng những lý thuyết lên án mà bằng những cử chỉ yêu thương. Sau đó, với ân sủng của Ngài, Chúa làm cho chúng ta sinh hoa trái, ngay cả khi mặt đất khô cằn do hiểu lầm, khó khăn hoặc bắt bớ, hoặc những tuyên bố về pháp lý hay luân lý xuất phát từ chủ nghĩa giáo sĩ trị. Đây là mảnh đất khô cằn. Ngay lúc đó, trong thử thách và cô độc, khi hạt giống chết đi, thì lại là thời điểm cho sự sống nảy mầm, sinh hoa kết trái đúng lúc. Chính trong sự đan xen giữa cái chết và sự sống, chúng ta có thể cảm nghiệm được niềm vui và hoa trái đích thực của tình yêu, điều mà tôi luôn nhắc lại, được ban cho theo phong cách của Thiên Chúa: gần gũi, từ bi, dịu dàng.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta bước theo Chúa Giêsu, bước đi mạnh mẽ và hạnh phúc trên con đường phục vụ, để tình yêu của Chúa Kitô tỏa sáng trong mọi thái độ của chúng ta và ngày càng trở thành nếp sống hằng ngày của chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 21/03/2021)
Đọc tiếp »

Chúa nhật V-MC

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Thứ bảy, Tuần IV-MC

Đọc tiếp »

Thánh cả Giuse


 

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

Gx Cù Mi mừng Lễ Thánh cả Giuse - Bổn mạng giới Gia trưởng 19/3/2021









Đọc tiếp »

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Thứ năm, Tuần IV-MC


Đọc tiếp »

Trích sách Dân số, chương 11 :

4 Đám dân ô hợp sống giữa dân Ít-ra-en bắt đầu thèm ăn, và cả con cái Ít-ra-en cũng khóc lóc mà nói : “Ai sẽ cho chúng ta có thịt ăn đây ? 5 Nhớ thuở nào ăn cá bên Ai-cập mà không phải trả tiền, rồi nào dưa gang, dưa bở, nào hẹ, nào hành, nào tỏi. 6 Còn bây giờ đời ta tàn rồi ; mọi thứ đó hết sạch, chỉ còn thấy man-na thôi.”
10 Ông Mô-sê nghe thấy dân tụm năm tụm bảy theo thị tộc mà kêu khóc tại cửa lều của mình. Còn ĐỨC CHÚA thì bừng bừng nổi giận. Ông lấy làm khổ tâm 11 và thưa với ĐỨC CHÚA :
“Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài ? Tại sao con lại không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên con ? 12 Có phải con đã cưu mang tất cả dân này không ? Có phải con đã sinh ra nó không mà Ngài lại bảo con : ‘Hãy bồng nó vào lòng, như vú nuôi bồng trẻ thơ, mà đem vào miền đất Ta đã thề hứa với cha ông chúng ?’ 13 Con lấy đâu ra thịt cho cả dân này ăn, khi chúng khóc lóc đòi con : ‘Cho chúng tôi thịt để chúng tôi ăn ?’ 14 Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. 15 Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn - ấy là nếu con đẹp lòng Ngài ! Đừng để con thấy mình phải khổ nữa !”
16 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê : “Hãy tập họp lại cho Ta bảy mươi người trong số kỳ mục Ít-ra-en, những kẻ ngươi biết là kỳ mục và ký lục trong dân. Ngươi sẽ đem chúng đến Lều Hội Ngộ, để chúng đứng đó với ngươi. 17 Ta sẽ xuống đó nói chuyện với ngươi. Ta sẽ lấy một phần thần khí đang ngự trên ngươi mà đặt trên chúng, chúng sẽ cùng với ngươi gánh vác dân này, và ngươi sẽ không còn phải vác một mình nữa.”
18 Ngươi hãy nói với dân : “Anh em hãy thanh tẩy mình để chuẩn bị cho ngày mai và anh em sẽ được ăn thịt. Phải, anh em đã kêu khóc thấu tai ĐỨC CHÚA rằng : ‘Ai sẽ cho chúng ta có thịt ăn đây ? Bên Ai-cập, chúng ta sướng biết mấy !’ ĐỨC CHÚA sẽ ban thịt cho anh em, và anh em sẽ được ăn. 19 Anh em sẽ ăn, không phải một ngày, hai ngày, năm mười ngày, hay hai mươi ngày mà thôi, 20 nhưng suốt cả tháng, cho đến khi thịt lòi ra lỗ mũi làm anh em phát ngấy, vì anh em đã khinh thường ĐỨC CHÚA, Đấng ngự giữa anh em, và đã kêu khóc trước nhan Người rằng : Chúng tôi ra khỏi Ai-cập để làm gì ?”
21 Ông Mô-sê lại nói : “Con ở giữa một dân có đến sáu trăm ngàn bộ binh, mà ĐỨC CHÚA lại bảo : Ta sẽ ban thịt cho chúng, và chúng sẽ ăn suốt cả tháng. 22 Dù có giết chiên giết bò, liệu có đủ cho họ không ? Dù có bắt hết cá dưới biển, liệu có đủ cho họ không ?” 23 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê : “ĐỨC CHÚA mà chịu bó tay sao ? Bây giờ ngươi sẽ thấy lời Ta phán có đúng hay không.”
...
Một luồng gió do ĐỨC CHÚA khơi dậy đã lùa chim cút từ phía biển tới, và thổi chúng dạt xuống trại thành một đường dài đi một ngày mới hết, ở bốn phía chung quanh trại, dày tới một thước trên mặt đất.32 Dân bận rộn lượm chim cút suốt ngày suốt đêm ấy và cả ngày hôm sau; người lượm ít nhất cũng được hai trăm thùng, và họ đem phơi chung quanh trại.33 Thịt còn đang ở giữa hai hàm răng, chưa kịp nhai thì cơn thịnh nộ của ĐỨC CHÚA đã bừng lên trút xuống dân và ĐỨC CHÚA đã đánh phạt dân dữ dội.
34 Và người ta đã đặt tên cho nơi đó là Kíp-rốt Ha Ta-a-va, vì ở đó họ đã chôn đám dân thèm ăn.”
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

Thứ tư, Tuần IV-MC

Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần IV-MC

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

TÌNH YÊU TRAO BAN (ĐTC Phanxicô, 14/03/2021)


“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người” (Ga 3,16). Đây là trọng tâm của Tin Mừng; đây là nguồn vui của chúng ta. Sứ điệp Tin Mừng không phải là một ý tưởng hay một học thuyết nhưng là chính Chúa Giêsu: Người Con mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta để chúng ta được sống. Nguồn gốc của niềm vui của chúng ta không phải là một lý thuyết đáng yêu nào đó về cách tìm thấy hạnh phúc, mà là một trải nghiệm thực tế khi được đồng hành và yêu thương trong suốt hành trình của cuộc đời. “Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài”. Thưa anh chị em, chúng ta hãy lắng nghe hai suy nghĩ này một chút: “Chúa quá yêu” và “Chúa đã ban cho”...

Thiên Chúa đã “ban” Con Ngài. Chính vì quá yêu chúng ta, nên Chúa đã trao ban chính Người; Ngài dâng hiến cho chúng ta cuộc sống của mình. Những người yêu luôn đi ra khỏi bản thân. Đừng quên điều này: những người yêu thương ra khỏi bản thân mình. Đức mến luôn hiến thân, cho đi, làm hao mòn chính mình. Đó là sức mạnh của tình yêu: nó phá vỡ lớp vỏ ích kỷ của chúng ta, thoát ra khỏi các khu vực an ninh được xây dựng cẩn thận của chúng ta, phá bỏ các bức tường và vượt qua nỗi sợ hãi, để cho đi chính mình cách nhưng không. Đó là những gì tình yêu làm: trao đi chính mình. Và đó là cách thức của những người yêu nhau: họ thích mạo hiểm trao ban bản thân hơn là giữ gìn bản thân. Đó là lý do tại sao Chúa đến với chúng ta: bởi vì Ngài “quá yêu” chúng ta. Tình yêu của Người quá lớn nên Người không thể không trao thân cho chúng ta. Khi dân chúng bị rắn độc tấn công trong sa mạc, Thiên Chúa bảo ông Môisê làm con rắn bằng đồng. Tuy nhiên, nơi Chúa Giêsu, được tôn vinh trên thập tự giá, chính Ngài đã đến để chữa lành nọc độc của sự chết cho chúng ta; Ngài đã trở thành tội lỗi để cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Thiên Chúa không yêu chúng ta bằng lời nói: Người ban Con của Người cho chúng ta, để ai nhìn vào Người và tin vào Người, thì được cứu độ (x. Ga 3,14-15).
Càng yêu nhiều, chúng ta càng có khả năng cho đi. Đó cũng là chìa khóa để chúng ta hiểu được cuộc sống của mình. Thật tuyệt vời khi gặp gỡ những người yêu thương nhau và chia sẻ cuộc sống của họ trong tình yêu thương. Chúng ta có thể nói về họ những gì chúng ta nói về Thiên Chúa: họ yêu nhau đến mức hiến dâng mạng sống của mình. Điều quan trọng không phải là những gì chúng ta có thể tạo ra hay tích lũy được, chính tình yêu mới là điều giúp chúng ta có thể trao ban.” (ĐTC Phanxicô, 14/03/2021)
Đọc tiếp »

GIÁO HUẤN thời ĐẠI DỊCH (Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, 09/03/2021)


“Tháng này chúng ta đánh dấu một năm kể từ khi đại dịch thay đổi đáng kể cuộc sống ở đất nước chúng ta, mở ra những đau khổ vô biên. Nhiều người đã phải chịu đựng những khó khăn kinh hoàng: ốm đau, chết chóc, tang tóc, thiếu ăn, nhà ở không ổn định, mất việc làm và thu nhập, giáo dục dở dang, chia ly, ngược đãi, cô lập, trầm cảm và lo lắng. Chúng ta đã chứng kiến những bất công về chủng tộc, giảm thiểu dần phúc lợi của người nghèo và người già, và những chia rẽ đau đớn trong đời sống chính trị của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta biết, như Thánh Vịnh nhắc nhở chúng ta, rằng chúng ta tìm thấy niềm an ủi trong lời hứa của Thiên Chúa, là Đấng ban sự sống cho chúng ta (Tv 119: 50).

Chúng ta cũng chứng kiến vô số hành động hy sinh của các nhân viên y tế, những người phản ứng đầu tiên, các tuyên úy, những người làm việc trong các bếp ăn xã hội và nơi tạm trú của người vô gia cư, những người vận chuyển thư, công nhân các cửa hàng nông sản và tạp hóa, bạn bè và thậm chí cả những người lạ. Vô số hành động tử tế đã được thực hiện bởi rất nhiều người, điều này giúp nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều cùng chung một con thuyền. Trước tất cả những hành động hy sinh này, chúng ta rất biết ơn. Chúng ta cũng rất biết ơn các linh mục, phó tế, tu sĩ, giáo chức, giáo lý viên và các thừa tác viên giáo hội đã phục vụ dân Chúa trong những thời kỳ khó khăn này.
Trong đại dịch, Thiên Chúa đã một lần nữa mặc khải chúng ta về chính mình. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta tại quảng trường Thánh Phêrô vào năm ngoái, chúng ta không có quyền lực hay quyền kiểm soát như chúng ta nghĩ. [1] Thay vì xấu hổ về sự bất lực này, hoặc bị đè bẹp bởi nỗi sợ hãi về những gì chúng ta không thể kiểm soát, tính liên kết và sự phụ thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa đã được làm rõ. Là Kitô hữu, đây là một bài học rất quen thuộc: Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy mang gánh nặng cho nhau, và như vậy anh em sẽ chu toàn luật Chúa Kitô (Gl 6: 2). Và luật đó là luật yêu thương.
Đại dịch cũng đã làm sống lại ý thức của chúng ta rằng chúng ta là một cộng đồng toàn cầu, và mỗi chúng ta thực sự là người bảo vệ của nhau. Mặc dù sự sẵn có ngày càng tăng của vắc-xin là một dấu chỉ rõ ràng của hy vọng rằng đại dịch này cũng sẽ qua đi, nhưng hy vọng đó phải được trao cho mọi người trên hành tinh bằng cách cung cấp vắc-xin trên toàn cầu. Các quốc gia giàu có hơn và các công ty dược phẩm phải hợp tác với nhau để bảo đảm rằng không có quốc gia nào, không có người nào bị bỏ lại phía sau.
Có rất nhiều điều để học hỏi từ sự đau khổ toàn cầu này. Chúng ta phải xây dựng lòng tốt và sự cởi mở mà chúng ta đã chứng kiến ở cấp địa phương bằng cách tạo ra nhiều cấu trúc xã hội hơn, không chỉ hàn gắn những rạn nứt và sự cô lập mà rất nhiều người cảm thấy trong đại dịch này mà còn ngăn chặn sự chia rẽ như vậy xảy ra lần nữa. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu khẩn, “Chúng ta hãy mơ ước như một gia đình nhân loại duy nhất”, [ 2] vươn đến một chân trời nơi chúng ta quan tâm đến nhau nhiều hơn. Chúng ta hãy giữ cho ý thức này tồn tại và tiếp tục công việc thúc đẩy công ích.
Được canh tân bởi Mùa Chay này, chúng tôi, những thành viên của Ban Thường vụ, đặt niềm tin tưởng vào Chúa, Đấng chịu đau khổ, bị đóng đinh và phục sinh. Chúng tôi cùng với các giám mục anh em của chúng tôi kêu gọi mọi người tiếp tục giữ cho tình yêu của Thiên Chúa luôn sống động trong trái tim và trong gia đình và cộng đồng của mình. Và chúng tôi mong muốn được chào đón các tín hữu Công Giáo trở lại các thánh đường khi tất cả chúng ta có thể an toàn tham gia vào việc cử hành Thánh Thể và quy tụ một lần nữa trong các giáo xứ của chúng ta”.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

Chúa nhật, Tuần IV-MC

 


Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.