Ads 468x60px

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

BƯỚC ĐI TRÊN MẶT ĐẤT (ĐTC Phanxicô, diễn từ liên tôn tại Iraq, 06/03/2021)


“Đối với Abraham, nhìn lên trời, không là một sự phân tâm, nhưng là một động lực để bước đi trên trái đất, mở ra con đường mà qua dòng dõi của ông, sẽ dẫn đến mọi thời và mọi nơi. Tất cả bắt đầu từ nơi đây với Đức Chúa là Đấng đã đưa ông ra khỏi thành Ur (x. St 15,7). Cuộc hành trình của ông là một cuộc hành trình đi ra, một cuộc hành trình bao gồm sự hy sinh. Ông Abraham đã phải rời bỏ đất đai, quê hương và gia đình. Nhưng khi từ bỏ gia đình của mình, ông trở thành cha của một gia đình gồm nhiều dân tộc. Một điều gì đó tương tự cũng diễn ra với chúng ta: trong cuộc hành trình của chính mình, chúng ta được kêu gọi bỏ lại những ràng buộc và dính bén, những thứ giữ chúng ta khép kín trong nhóm của chúng ta, đã ngăn cản chúng ta chào đón tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa và không xem người khác là anh chị em của chúng ta. Chúng ta cần phải vượt ra khỏi chính mình, bởi vì chúng ta cần người khác. Đại dịch đã giúp chúng ta nhận ra rằng “không ai được cứu một mình” (Fratelli Tutti, 54).

Tuy nhiên, cám dỗ tránh xa những người khác không bao giờ chấm dứt, nhưng đồng thời chúng ta biết rằng “khái niệm ‘mỗi người chỉ vì chính mình’ sẽ nhanh chóng trở thành “tất cả chống lại nhau”, điều sẽ còn tệ hơn bất kỳ đại dịch nào” ( sđd., 36). Giữa những thử thách mà chúng ta đang trải qua, sự cô lập như vậy sẽ không cứu được chúng ta. Cũng không phải một cuộc chạy đua vũ trang hay việc xây dựng những bức tường, những thứ sẽ chỉ khiến tất cả chúng ta trở nên xa cách và hung hãn hơn. Cũng không phải sự sùng bái thần tượng về tiền bạc, vì nó khép chặt chúng ta vào chính chúng ta và tạo ra những hố sâu bất bình đẳng nhấn chìm nhân loại. Chúng ta cũng không thể được cứu bởi chủ nghĩa tiêu thụ, thứ làm tê liệt tâm trí và giết chết con tim...
Tổ phụ Abraham, người hôm nay mang chúng ta đến với nhau trong sự hiệp nhất, là một vị tiên tri của Đấng Tối Cao. Một lời tiên tri cổ xưa nói rằng các dân tộc “sẽ biến gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái” (Is 2,4). Lời tiên tri này không được ứng nghiệm; trái lại, gươm và giáo đã biến thành tên lửa và bom đạn. Vậy cuộc hành trình hòa bình có thể bắt đầu từ đâu? Từ quyết định không có kẻ thù. Bất cứ ai can đảm nhìn vào các vì sao, bất cứ ai tin vào Thiên Chúa, thì không có kẻ thù để chiến đấu. Người đó chỉ có một kẻ thù duy nhất phải đối mặt, một kẻ thù đứng ở cánh cửa trái tim và gõ cửa để bước vào. Kẻ thù đó là lòng thù hận...” (ĐTC Phanxicô, diễn từ liên tôn tại Iraq, 06/03/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

Trích sách Xuất Hành chương 23 :

"Ngươi không được phao tin đồn nhảm. Đừng làm chứng gian mà tiếp tay với kẻ xấu. 2 Ngươi không được hùa theo số đông để làm điều trái ; trong một vụ kiện, ngươi không được ngả theo số đông mà làm chứng, khiến công lý bị sai lệch. 3 Ngươi không được thiên vị người yếu thế khi họ có việc kiện tụng.

4 Nếu gặp bò hay lừa của kẻ thù đi lạc, ngươi phải dẫn nó về cho người ấy. 5 Nếu thấy lừa của kẻ ghét ngươi quỵ ngã vì chở nặng, ngươi không được để mặc người ấy ; ngươi phải giúp người ấy đỡ lừa dậy.
6 Ngươi không được làm thiệt hại đến quyền lợi của người nghèo cậy nhờ ngươi, khi họ có việc kiện tụng. 7 Ngươi phải lánh xa điều gian dối. Ngươi không được giết kẻ vô tội và người công chính, vì Ta không cho kẻ có tội được trắng án. 8 Ngươi không được nhận quà hối lộ, vì quà hối lộ làm cho những kẻ sáng mắt hoá ra đui mù và làm hỏng việc của những người công chính.
9 Người ngoại kiều, các ngươi không được áp bức ; chính các ngươi đã biết thân phận của người ngoại kiều, vì các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập."
Đọc tiếp »

Chúa nhật III-MC

Đọc tiếp »

NGƯỚC MẮT LÊN TRỜI (ĐTC Phanxicô, diễn từ liên tôn tại Iraq, 06/03/2021)


“Anh chị em thân mến,

Nơi diễm phúc này đưa chúng ta trở lại nguồn gốc của mình, nguồn gốc công trình của Thiên Chúa, nơi khai sinh các tôn giáo của chúng ta. Ở đây, nơi tổ phụ Abraham đã sống, chúng ta dường như trở về nhà. Chính tại đây, ông Abraham đã nghe thấy tiếng gọi của Thiên Chúa; chính từ đây, ông đã bắt đầu một cuộc hành trình sẽ thay đổi lịch sử. Chúng ta là kết quả của tiếng gọi và hành trình đó. Thiên Chúa yêu cầu ông Abraham ngước mắt lên trời để đếm các vì sao (x. St 15,5)...
Nếu chúng ta muốn duy trì tình huynh đệ, chúng ta không được thôi hướng nhìn về trời. Chớ gì chúng ta, con cháu của tổ phụ Abraham và những người đại diện của các tôn giáo khác nhau, ý thức được rằng, trên hết, chúng ta có vai trò này: giúp các anh chị em của chúng ta ngước mắt lên trời và cầu nguyện. Tất cả chúng ta đều cần điều này, bởi vì, chỉ tự mình chúng ta không thể đáp ứng đầy đủ cho mình. Con người không toàn năng, tự mình chúng ta không thể làm điều đó. Nếu loại trừ Thiên Chúa, chúng ta sẽ thờ phượng những thứ thuộc về thế gian. Của cải thế gian, thứ khiến nhiều người không quan tâm đến Thiên Chúa và người khác, không phải là lý do tại sao chúng ta hành trình trên trái đất.
Chúng ta ngước mắt lên trời để nâng mình lên khỏi vực sâu của sự phù phiếm; chúng ta phụng sự Thiên Chúa để thoát khỏi việc nô lệ cho cái tôi của mình, bởi vì Thiên Chúa thúc giục chúng ta yêu thương. Đây là lòng đạo đức chân thành: thờ phượng Thiên Chúa và yêu thương người lân cận của mình. Trong thế giới hôm nay, vốn thường lãng quên hoặc trình bày những hình ảnh méo mó về Đấng Tối Cao, các tín đồ được kêu gọi để làm chứng cho sự tốt lành của Người, thể hiện tình Phụ tử của Người qua tình huynh đệ của chúng ta...
Xin Tổ phụ vĩ đại giúp chúng ta biến những nơi thánh thiêng của chúng ta thành ốc đảo bình an và gặp gỡ cho tất cả mọi người! Nhờ lòng trung thành với Thiên Chúa, ông Abraham đã trở thành phúc lành cho muôn dân (xem St 12,3); chớ gì sự hiện diện của chúng ta ở đây hôm nay, theo bước chân của ông, là một dấu hiệu của phúc lành và hy vọng cho Iraq, cho vùng Trung Đông và cho toàn thế giới. Trời cao không mệt mỏi vì trái đất: Thiên Chúa yêu thương mọi dân tộc, mọi người trong các con gái và con trai của Người! Chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi hướng nhìn lên trời, nhìn lên chính những vì sao mà tổ phụ Abraham của chúng ta đã chiêm ngưỡng vào thời của ông.” (ĐTC Phanxicô, diễn từ liên tôn tại Iraq, 06/03/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

ĐTC PHANXICÔ nói với IRẮC (Iraq)


“... Tôi biết ơn vì có cơ hội được thực hiện chuyến thăm được chờ đợi và ao ước từ lâu này đến Cộng hòa Iraq, và đến vùng đất này, một cái nôi của nền văn minh được liên kết chặt chẽ thông qua Tổ phụ Abraham và các tiên tri trong lịch sử cứu độ với các truyền thống tôn giáo lớn là Do Thái giáo, Kitô Giáo và Hồi giáo. Tôi bày tỏ lòng biết ơn tới ngài Tổng thống Salih về lời mời và những lời chào đón ân cần của ngài, nhân danh các giới chức chính quyền và những người dân yêu quý của đất nước. Tôi cũng chào các thành viên của ngoại giao đoàn và các đại diện của xã hội dân sự...

Thưa Tổng thống, các nhà chức trách ưu tú, các bạn thân mến! Tôi đến như một người thống hối, cầu xin sự tha thứ của thiên đàng và của các anh chị em tôi vì quá nhiều những tàn phá và tàn ác. Tôi đến như một người hành hương hòa bình nhân danh Chúa Kitô, Hoàng tử của Hòa bình. Chúng tôi đã cầu nguyện biết bao nhiêu trong những năm này cho hòa bình ở Iraq! Thánh Gioan Phaolô II không tiếc bất cứ sáng kiến nào và trên hết đã dâng lời cầu nguyện và những đau khổ của mình cho ý định này. Và Chúa lắng nghe, Ngài luôn lắng nghe! Chúng ta phải lắng nghe Người và bước đi theo đường lối của Người.
Cầu mong cuộc xung đột vũ trang bị tắt tiếng! Cầu mong sự lây lan của các vũ khí được hạn chế, ở đây và ở khắp mọi nơi! Cầu mong những lợi ích phe phái được chấm dứt, đó là những lợi ích của những người bên ngoài không liên quan đến người dân địa phương. Cầu mong tiếng nói của những người xây dựng và kiến tạo hòa bình được lắng nghe! Cầu mong cho tiếng nói của những người hèn mọn, những người nghèo khổ, những người nam nữ bình thường muốn sống, làm việc và cầu nguyện trong hòa bình được chú ý. Cầu mong một sự chấm dứt các hành vi bạo lực và cực đoan, bè phái và không khoan dung! Cầu mong có chỗ cho tất cả những công dân muốn hợp tác xây dựng đất nước này thông qua đối thoại và thông qua thảo luận thẳng thắn, chân thành và mang tính xây dựng. Cầu mong cho các công dân biết dấn thân hòa giải và sẵn sàng đặt lợi ích riêng của họ sang một bên, vì thiện ích chung. Trong những năm này, Iraq đã tìm cách đặt nền móng cho một xã hội dân chủ. Muốn vậy, điều cần thiết là phải bảo đảm sự tham gia của tất cả các nhóm chính trị, xã hội và tôn giáo và bảo đảm các quyền cơ bản của mọi công dân. Cầu mong không ai bị coi là công dân hạng hai. Tôi khuyến khích những bước tiến đã đạt được cho đến nay trên hành trình này và tôi tin tưởng rằng chúng sẽ củng cố sự thanh thản và hòa thuận...” (05/03/2021)
Đọc tiếp »

Mt 7, 12:

“Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó.”

Do to others whatever you would have them do to you. This is the law and the prophets.
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần II-MC

 

Đọc tiếp »

Thánh Vịnh 50 (51)

Lạy Thiên Chúa,

xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. *
4Xin rửa con sạch hết lỗi lầm,
tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.
5Vâng, con biết tội mình đã phạm,
lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. *
6Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa,
dám làm điều dữ trái mắt Ngài.
Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án,
liêm chính khi xét xử.
7Ngài thấy cho : lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,
đã mang tội khi mẹ mới hoài thai. *
8Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật,
dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan.
9Xin dùng cành hương thảo
rảy nước thanh tẩy con,
con sẽ được tinh tuyền ; *
xin rửa con cho sạch,
con sẽ trắng hơn tuyết.
10Xin cho con được nghe
tiếng reo mừng hoan hỷ,
để xương cốt bị Ngài nghiền nát
được nhảy múa tưng bừng.
11Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi
và xoá bỏ hết mọi lỗi lầm.
12Lạy Chúa Trời,
xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,
đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ.
13Xin đừng nỡ đuổi con
không cho gần Nhan Thánh,
đừng cất khỏi lòng con
Thần khí thánh của Ngài.
14Xin ban lại cho con
niềm vui vì được Ngài cứu độ, *
và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con.
15Đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi,
ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài.
16Lạy Thiên Chúa con thờ
là Thiên Chúa cứu độ,
xin tha chết cho con,
con sẽ tung hô Ngài công chính.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Thứ sáu, Tuần II-MC

Đọc tiếp »

Kinh trưa-Mùa Chay :

Thánh Thi :

Trưa hôm ấy chịu khổ hình thập tự,
Chúa kêu rằng “Khát nước”, thảm sầu thay !
Xin cho con ca tụng Chúa giờ này
Biết khát vọng ơn Ngài công chính hoá.
Ôi lạy Chúa, con thấy mình đói lả,
Chỉ có Ngài làm no thoả được thôi,
Tội lỗi xưa, con hối hận lắm rồi,
Chỉ ao ước trở nên người đức hạnh.
Vừa ngâm ngợi vừa đợi trông ơn thánh,
Nguồn mạch Thánh Linh đổ xuống tràn trề,
Cho xác thịt này dịu lửa đam mê,
Còn tâm trí lạnh lùng mau ấm lại.
Con phủ phục xin Ba Ngôi từ ái
Là Chúa Cha, Thánh Tử với Thánh Thần,
Tự cõi trời thương mở lượng khoan nhân
Ban hồng phúc như lòng con cầu khẩn.
Lời nguyện :
Lạy Chúa, Chúa yêu thích những tâm hồn thanh khiết và làm cho con người tội lỗi lại trở nên tinh tuyền. Xin làm cho chúng con hướng trọn về Chúa, để nhờ ơn Thánh Linh thúc đẩy, chúng con luôn nhiệt thành giữ vững niềm tin và tích cực thi hành đức bác ái. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Đọc tiếp »

KÍNH SỢ CHÚA


Trích khảo luận của thánh Hilariô, giám mục, về Thánh vịnh :

“Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa, ăn ở theo đường lối của Người. Chúng ta nên lưu ý là mỗi lần nói về lòng kính sợ Chúa, Kinh Thánh không bao giờ trình bày riêng rẽ, như thể một mình nó đã đủ kiện toàn đức tin của chúng ta, nhưng luôn có những yếu tố tiềm ẩn hay phụ thuộc, giúp ta hiểu thế nào là kính sợ Thiên Chúa, và thế nào mới hoàn hảo, như vua Sa-lô-môn cho chúng ta biết trong sách Châm ngôn : Nếu con cầu xin trí thông minh, và van nài ơn hiểu biết, nếu con tìm khôn ngoan như tìm bạc, và lùng kiếm như kho tàng, thì lúc đó con sẽ hiểu thế nào là kính sợ Đức Chúa. Quả vậy, chúng ta thấy phải qua bao nhiêu giai đoạn mới đạt tới lòng kính sợ Thiên Chúa.
Trước hết, phải cầu xin cho được trí thông minh, phải đọc đủ thứ sách cho hiểu, và truy tầm nghiên cứu về đức khôn ngoan, bạn mới biết thế nào là lòng kính sợ Thiên Chúa.
Nhưng theo cảm nghĩ chung, người đời đâu có hiểu lòng kính sợ Thiên Chúa theo nghĩa đó. Sợ là run rẩy do con người yếu đuối kinh khiếp, vì phải chịu những điều mình chẳng muốn xảy ra cho mình. Người ta thấy sợ hãi và xao xuyến, khi ý thức mình có tội, khi đứng trước quyền lợi của người mạnh thế hơn, hoặc khi có người khoẻ hơn xông đánh, khi thấy nguy cơ mắc bệnh, khi gặp ác thú xông tới, hay khi phải chịu bất cứ sự dữ nào.
Sự sợ hãi này, không cần phải ai dạy, nó tự phát do bản tính yếu đuối của chúng ta. Chúng ta cũng chẳng cần phải học cho biết sợ những gì, vì chính những điều đáng sợ ấy đã gieo sợ hãi vào lòng chúng ta.
Tuy nhiên, về lòng kính sợ Thiên Chúa, thì có lời chép : Các con ơi, hãy đến mà nghe, ta sẽ dạy cho biết đường kính sợ Chúa. Như thế, muốn biết kính sợ Thiên Chúa thì phải học, và đã có Thiên Chúa dạy cho. Kính sợ chủ yếu không phải là kinh hãi, mà hệ tại học hỏi. Nó không phát xuất từ bản tính hay run rợ, nhưng từ việc tuân giữ các lệnh truyền, sống cuộc đời trong trắng và nhận biết chân lý.
Đối với chúng ta, kính sợ Thiên Chúa hoàn toàn nằm trong yêu mến, và khi mến Chúa đến mức trọn hảo thì sợ hãi tiêu tan. Yêu mến Chúa thì phải vâng nghe lời Người dạy, tuân theo lệnh Người truyền, và tin vào lời Người hứa. Vậy ta hãy nghe Kinh Thánh nói : Giờ đây hỡi Ít-ra-en, nào Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, có đòi hỏi anh em điều gì khác đâu, ngoài việc kính thờ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đi theo mọi đường lối của Người, yêu mến phụng thờ Người hết lòng hết dạ, giữ các mệnh lệnh của Đức Chúa, và các thánh chỉ của Người, để anh em được hạnh phúc ?”
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

Thứ năm, Tuần II-MC

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Thứ tư, Tuần II-MC

Đọc tiếp »

Lc 6:

39 Khi ấy, Đức Giê-su kể cho môn đệ dụ ngôn này : “Mù mà lại dắt mù được sao ? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố ? 40 Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi. 41 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới ? 42 Sao anh lại có thể nói với người anh em : ‘Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra’, trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình ? Hỡi kẻ đạo đức giả ! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em !

43 “Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt. 44 Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho ! 45 Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình ; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.”
Jesus told his disciples a parable : "Can a blind person guide a blind person? Will not both fall into a pit?
No disciple is superior to the teacher; but when fully trained, every disciple will be like his teacher.
Why do you notice the splinter in your brother's eye, but do not perceive the wooden beam in your own?
How can you say to your brother, 'Brother, let me remove that splinter in your eye,' when you do not even notice the wooden beam in your own eye? You hypocrite! Remove the wooden beam from your eye first; then you will see clearly to remove the splinter in your brother's eye."
A good tree does not bear rotten fruit, nor does a rotten tree bear good fruit.
For every tree is known by its own fruit. For people do not pick figs from thornbushes, nor do they gather grapes from brambles.
A good person out of the store of goodness in his heart produces good, but an evil person out of a store of evil produces evil; for from the fullness of the heart the mouth speaks.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

Thứ ba, Tuần II-MC

Đọc tiếp »

Mục vụ tháng 3-2021

Đọc tiếp »

THƯ GỞI GIA TRƯỞNG GIÁO PHẬN PHAN THIẾT







Đọc tiếp »

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

LÊN NÚI và XUỐNG NÚI (ĐTC Phanxicô, 28/02/2021)


“Đôi khi chúng ta phải trải qua những khoảnh khắc tăm tối trong cuộc sống cá nhân, gia đình hay xã hội và sợ hãi rằng không có lối thoát. Chúng ta cảm thấy sợ hãi trước những bí ẩn lớn như bệnh tật, nỗi đau vô cớ hay mầu nhiệm của cái chết. Trên hành trình đức tin, chúng ta thường vấp ngã khi đối diện với tai tiếng của thập giá và những đòi hỏi của Tin Mừng, là những điều kêu gọi chúng ta dành cuộc đời mình để phục vụ và sẵn sàng đánh mất mạng sống mình vì tình yêu, hơn là giữ gìn và bảo vệ nó. Vì thế, chúng ta cần một cái nhìn khác, hướng đến một ánh sáng soi rọi sâu sắc mầu nhiệm của cuộc sống và giúp chúng ta vượt ra ngoài khuôn mẫu của mình, cũng như vượt ra ngoài những tiêu chí của thế giới này. Chúng ta cũng được mời gọi leo lên núi, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đấng Phục Sinh, Đấng đã thắp lên những tia sáng lấp lánh trong mọi mảnh vỡ của cuộc đời chúng ta và giúp chúng ta giải thích lịch sử bắt đầu bằng chiến thắng vượt qua của Người.

Tuy nhiên, chúng ta hãy cẩn thận: cảm giác của Phêrô rằng “thật tốt khi chúng ta ở đây” không được trở thành sự lười biếng tâm linh. Chúng ta không thể ở trên núi và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ này một mình. Chính Chúa Giêsu đưa chúng ta trở lại thung lũng, giữa anh chị em của chúng ta và vào cuộc sống hàng ngày. Chúng ta phải đề phòng sự lười biếng tâm linh: chúng ta hài lòng, với những lời cầu nguyện và phụng vụ của chúng ta, và điều này là đủ đối với chúng ta. Không! Lên núi không có nghĩa là quên đi thực tại; cầu nguyện không bao giờ có nghĩa là trốn tránh những khó khăn của cuộc sống; ánh sáng của đức tin không phải để mang lại những cảm giác tâm linh đẹp đẽ. Không, đây không phải là thông điệp của Chúa Giêsu. Chúng ta được mời gọi trải nghiệm cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô để được ánh sáng của Người soi sáng, để chúng ta có thể mang ánh sáng ấy đi và làm cho nó tỏa sáng khắp mọi nơi. Thắp ngọn đèn nhỏ trong lòng người; trở thành những ngọn đèn nhỏ của Tin Mừng mang theo một chút tình yêu và hy vọng: đây là sứ mệnh của một Kitô hữu.” (ĐTC Phanxicô, 28/02/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Chúa nhật II-MC

Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần 1-MC

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Tv 51:

Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,

mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.
4 Xin rửa con sạch hết lỗi lầm
tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.
5 Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.
6 Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa,
dám làm điều dữ trái mắt Ngài.
Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án,
liêm chính khi xét xử.
7 Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,
đã mang tội khi mẹ mới hoài thai.
8 Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật,
dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan.
9 Xin dùng cành hương thảo
rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền;
xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết.
Have mercy on me, God, in accord with your merciful love;
in your abundant compassion blot out my transgressions.
4
Thoroughly wash away my guilt;
and from my sin cleanse me.
5
For I know my transgressions;
my sin is always before me.
6
Against you, you alone have I sinned;
I have done what is evil in your eyes
So that you are just in your word,
and without reproach in your judgment.
7
Behold, I was born in guilt,
in sin my mother conceived me.
8
Behold, you desire true sincerity;
and secretly you teach me wisdom.
9
Cleanse me with hyssop,* that I may be pure;
wash me, and I will be whiter than snow.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Hc 1:

1Tất cả sự khôn ngoan đều phát xuất từ Đức Chúa,

và khôn ngoan vẫn ở với Người đến muôn đời.
2Cát biển, giọt mưa và tháng ngày của vĩnh cửu,
ai đếm được cho hết ?
3Trời cao, đất rộng, vực sâu và sự khôn ngoan, ai dò cho thấu ?
4Khôn ngoan đã được tác thành trước vạn vật,
sự hiểu biết anh minh đã có tự muôn đời.
6Gốc rễ của khôn ngoan đã được mặc khải cho ai ?
Và những công trình kỳ diệu của khôn ngoan, ai nào biết rõ ?
8Chỉ có một Đấng khôn ngoan rất đáng sợ,
ngự trên ngai của Người.
9Đó chính là Đức Chúa.
Người đã tạo dựng, đã thấy, đã đếm
và làm cho khôn ngoan nổi bật
trên mọi công trình, 10 nơi mọi phàm nhân,
theo lòng quảng đại của Người,
và Người đã rộng ban khôn ngoan cho những ai yêu mến Người.
All wisdom comes from the LORD and with him it remains forever, and is before all time
The sand of the seashore, the drops of rain, the days of eternity: who can number these?
Heaven's height, earth's breadth, the depths of the abyss: who can explore these?
Before all things else wisdom was created; and prudent understanding, from eternity.
To whom has wisdom's root been revealed? Who knows her subtleties?
There is but one, wise and truly awe-inspiring, seated upon his throne:
It is the LORD; he created her, has seen her and taken note of her.
He has poured her forth upon all his works, upon every living thing according to his bounty; he has lavished her upon his friends.
Fear of the LORD is glory and splendor, gladness and a festive crown.
Fear of the LORD warms the heart, giving gladness and joy and length of days.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Thứ tư, Tuần I-MC

Đọc tiếp »

Lv 19:

1 Đức Chúa phán với ông Mô-sê rằng : 2 “Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Ít-ra-en và bảo chúng : Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh.
17 “Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó. 18 Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình. Ta là Đức Chúa.”
The LORD said to Moses,
"Speak to the whole Israelite community and tell them: Be holy, for I, the LORD your God, am holy.
"You shall not bear hatred for your brother in your heart. Though you may have to reprove your fellow man, do not incur sin because of him.
Take no revenge and cherish no grudge against your fellow countrymen. You shall love your neighbor as yourself. I am the LORD."
1 Đức Chúa phán với ông Mô-sê rằng : 2 “Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Ít-ra-en và bảo chúng : Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh.
17 “Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó. 18 Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình. Ta là Đức Chúa.”
The LORD said to Moses,
"Speak to the whole Israelite community and tell them: Be holy, for I, the LORD your God, am holy.
"You shall not bear hatred for your brother in your heart. Though you may have to reprove your fellow man, do not incur sin because of him.
Take no revenge and cherish no grudge against your fellow countrymen. You shall love your neighbor as yourself. I am the LORD."
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Thứ ba, tuần I-MC

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

SA MẠC...(ĐTC Phanxicô, 21/02/2021)


“... Sa mạc là nơi Thiên Chúa nói với trái tim của con người, và là nơi mà cầu nguyện là câu trả lời, nghĩa là trong sa mạc của sự cô độc, khi trái tim không còn dính bén đến những thứ khác, và trong sự vắng vẻ đó chúng ta mở lòng ra cho Lời Chúa. Nhưng sa mạc cũng là nơi thử thách và cám dỗ, nơi tên Cám Dỗ, lợi dụng sự yếu đuối và nhu cầu của con người, nói mập mờ tiếng nói dối trá của hắn, giả dạng tiếng nói của Chúa, khiến chúng ta thấy một con đường khác, một con đường sai lầm. Kẻ Cám Dỗ quyến rũ. Thật vậy, trong bốn mươi ngày Chúa Giêsu ở trong sa mạc, “cuộc đọ sức” giữa Chúa Giêsu và ma quỷ đã bắt đầu, và sẽ kết thúc bằng cuộc Khổ nạn và Thập giá...

Mỗi năm, vào đầu Mùa Chay, Tin Mừng về những cám dỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời của người Kitô hữu, theo bước chân của Chúa, là một trận chiến chống lại ác thần. Nó cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu sẵn sàng đối mặt với tên Cám Dỗ, và đánh bại hắn; đồng thời nó nhắc nhở chúng ta rằng ma quỷ cũng có khả năng hành động trên chúng ta, với những cám dỗ của nó. Chúng ta phải nhận thức được sự hiện diện của kẻ thù quỷ quyệt này, kẻ đang tìm kiếm sự thất bại của chúng ta, và sự lên án chúng ta đời đời, để chuẩn bị tự vệ chống lại hắn và chiến đấu với hắn. Ân sủng của Thiên Chúa bảo đảm với chúng ta rằng với đức tin, lời cầu nguyện và sám hối, chúng ta sẽ chiến thắng kẻ thù.
Nhưng tôi muốn nhấn mạnh một điều: những khi bị cám dỗ, Chúa Giêsu không bao giờ đối thoại với ma quỷ, không bao giờ. Trong cuộc đời của mình, Chúa Giêsu chưa bao giờ đối thoại với ma quỷ, không bao giờ. Hoặc là Ngài trục xuất nó khỏi người bị ám hoặc Ngài kết án nó, hoặc Ngài vạch trần ác tâm của nó, nhưng không bao giờ đối thoại. Và trong sa mạc dường như có một cuộc đối thoại vì ma quỷ đã đưa ra ba đề nghị và Chúa Giêsu đã phản ứng lại. Nhưng Chúa Giêsu không đáp lại bằng lời của Người. Ngài trả lời bằng Lời Chúa, với ba đoạn Kinh thánh. Và điều này là bài học cho tất cả chúng ta. Khi kẻ dụ dỗ đến gần, hắn bắt đầu dụ dỗ chúng ta: Nó nói “Nhưng hãy nghĩ đến điều này, hãy làm điều kia…”, cám dỗ ở đây là đối thoại với hắn, như bà Êvà đã làm. Bà Êvà nói: “Nhưng bạn không thể, bởi vì chúng ta…” và bắt đầu đối thoại. Và nếu chúng ta đối thoại với ma quỷ, chúng ta sẽ bị đánh bại. Hãy ghi nhớ điều này trong đầu và trong lòng bạn: bạn không bao giờ có thể đối thoại với ma quỷ, không đối thoại được. Chỉ có Lời Chúa.
Trong Mùa Chay, Chúa Thánh Thần cũng thúc đẩy chúng ta vào sa mạc như Chúa Giêsu. Như chúng ta đã thấy, nó không phải là một nơi chốn thể lý, mà là một chiều kích hiện sinh, trong đó chúng ta có thể im lặng và lắng nghe lời Chúa, “để một sự hoán cải thực sự có thể được thực hiện trong chúng ta” (Lời nguyện đầu lễ, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay năm B, bản tiếng Ý). Đừng sợ sa mạc, hãy tìm kiếm những giây phút cầu nguyện nhiều hơn, im lặng hơn, để đi vào trong chúng ta. Đừng sợ. Chúng ta được mời gọi đi theo bước chân của Thiên Chúa, đổi mới lời hứa trong Phép Rửa: đó là từ bỏ Satan, mọi công việc và mọi lời hứa rỗng tuếch của hắn. Kẻ thù đang rình rập ở đó, hãy cẩn thận. Nhưng đừng bao giờ đối thoại với nó. Chúng ta hãy phó thác vào lời chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria.” (ĐTC Phanxicô, 21/02/2021)
Đọc tiếp »

Trích Kinh Sáng Chúa nhật I Mùa Chay :

Lời cầu

Chúa Cứu Thế đã ban cho chúng ta sống thời gian cứu độ này. Vậy, chúng ta hãy chúc tụng Người và tha thiết nài xin :
Lạy Chúa, xin đổi mới tâm hồn chúng con.
Lạy Chúa Ki-tô là sự sống của chúng con, nhờ phép rửa, Chúa đã cho chúng con được mai táng và trỗi dậy với Chúa cách nhiệm mầu, - xin cho chúng con ngày hôm nay biết sống một cuộc đời mới.
Lạy Chúa, xin đổi mới tâm hồn chúng con.
Chúa là Đấng thi ân giáng phúc cho toàn thể nhân loại, - xin cho chúng con hằng quan tâm đến lợi ích chung của mọi người.
Lạy Chúa, xin đổi mới tâm hồn chúng con.
Xin cho chúng con được đồng tâm nhất trí xây dựng thế giới này, - đồng thời vẫn lo tìm Nước Chúa.
Lạy Chúa, xin đổi mới tâm hồn chúng con.
Chúa là Đấng săn sóc chữa trị thể xác và tâm hồn, xin chữa lành những thương tích hồn xác chúng con, - để chúng con từ đây lãnh nhận dồi dào ơn thánh hoá.
Lạy Chúa, xin đổi mới tâm hồn chúng con.
Lời nguyện
Lạy Thiên Chúa toàn năng, hằng năm Chúa ban cho chúng con bốn mươi ngày chay tịnh để tôi luyện hồn xác chúng con. Xin giúp chúng con sống những ngày khắc khổ ấy mà học biết Đức Ki-tô, và dõi theo gương Người, hầu xứng đáng hưởng ơn Người cứu độ. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Đọc tiếp »

Gc 2:

Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì ? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng ? 15 Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, 16 mà có ai trong anh em lại nói với họ : “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì ?

17 Cũng vậy, đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết. 18 Đàng khác, có người sẽ bảo : “Bạn, bạn có đức tin ; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin. 19 Bạn tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Bạn làm phải. Cả ma quỷ cũng tin như thế, và chúng run sợ.” 20 Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không ? 21 Ông Áp-ra-ham tổ phụ chúng ta, đã chẳng được nên công chính nhờ hành động, khi ông hiến dâng con mình là I-xa-ác trên bàn thờ đó sao ? 22 Bạn thấy đó : đức tin hợp tác với hành động của ông, và nhờ hành động mà đức tin nên hoàn hảo. 23 Như thế ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép : Ông Áp-ra-ham tin Thiên Chúa, và vì thế Thiên Chúa kể ông là người công chính, và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa.
24 Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi. 26 Thật thế, một thân xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức tin chết.
What good is it, my brothers, if someone says he has faith but does not have works? Can that faith save him? If a brother or sister has nothing to wear and has no food for the day, and one of you says to them, "Go in peace, keep warm, and eat well," but you do not give them the necessities of the body, what good is it? So also faith of itself, if it does not have works, is dead.
Indeed someone might say, "You have faith and I have works." Demonstrate your faith to me without works, and I will demonstrate my faith to you from my works. You believe that God is one. You do well. Even the demons believe that and tremble. Do you want proof, you ignoramus, that faith without works is useless? Was not Abraham our father justified by works when he offered his son Isaac upon the altar? You see that faith was active along with his works, and faith was completed by the works. Thus the scripture was fulfilled that says, "Abraham believed God, and it was credited to him as righteousness," and he was called "the friend of God." See how a person is justified by works and not by faith alone. For just as a body without a spirit is dead, so also faith without works is dead.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

HÃY LÀM HOÀ CÙNG CHÚA (ĐTC Phanxicô, 17/02/2021)


“Thánh Phaolô Tông Đồ dạy : “Hãy làm hòa cùng Chúa” (2Cr5,20). Hãy làm hòa: cuộc hành trình này không dựa vào sức lực của chính chúng ta. Không ai có thể tự mình giao hòa với Chúa theo ý mình. Sự hoán cải chân thành, với những việc làm và thực hành thể hiện sự hoán cải ấy, chỉ có thể thực hiện được nếu nó bắt đầu với tính ưu việt của kỳ công Thiên Chúa. Điều khiến chúng ta quay trở lại với Ngài không phải là khả năng hay công lao của chúng ta, mà là ân sủng Ngài ban cho chúng ta. Ân sủng cứu chúng ta; ơn cứu rỗi là ân sủng thuần khiết, ân sủng nhưng không. Chúa Giêsu nói rõ điều này trong Tin Mừng. Ngài nói rằng điều khiến chúng ta nên công chính không phải là sự công chính mà chúng ta thể hiện trước mặt người khác, mà là mối quan hệ chân thành của chúng ta với Chúa Cha. Sự khởi đầu của việc trở lại với Chúa là sự nhận biết nhu cầu của chúng ta đối với Ngài và lòng thương xót của Ngài, nhu cầu của chúng ta đối với ân sủng của Ngài. Đây là chính lộ, là con đường của sự khiêm tốn. Tôi có cảm thấy thiếu thốn không, hay tôi cảm thấy quá đủ, không còn thiếu thốn chi?

Hôm nay chúng ta cúi đầu nhận tro. Vào cuối Mùa Chay, chúng ta sẽ cúi đầu thấp hơn nữa để rửa chân cho anh chị em mình. Mùa Chay là một sự hạ mình khiêm tốn cả về nội tâm và đối với người khác. Đó là việc nhận ra rằng ơn cứu rỗi không phải là sự đi lên đến đỉnh vinh quang, nhưng là sự xuống dốc trong tình yêu. Đó là sự trở nên nhỏ bé. Chúng ta đừng lạc lối trên cuộc hành trình của mình, nhưng chúng ta hãy đứng trước thập giá của Chúa Giêsu: là ngai vàng thinh lặng của Thiên Chúa. Hàng ngày, chúng ta hãy chiêm ngắm những vết thương của Người, những vết thương mà Người đã lên trời và bày tỏ với Chúa Cha hàng ngày trong lời cầu bầu của Người. Chúng ta hãy hàng ngày chiêm nghiệm những vết thương đó. Nơi những vết thương này, chúng ta nhận ra sự trống rỗng, những thiếu sót của chúng ta, những vết thương tội lỗi của chúng ta và tất cả những tổn thương mà chúng ta đã trải qua. Tuy nhiên, ở đó, chúng ta thấy rõ ràng rằng Thiên Chúa không chỉ ngón tay vào ai, mà chính là mở rộng vòng tay để ôm chúng ta. Những vết thương của Người đã phải chịu là vì thiện ích của chúng ta, và nhờ những vết thương đó mà chúng ta đã được chữa lành (x. 1 Pr 2:25; Is 53: 5). Bằng cách hôn lên những vết thương đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng ở đó, trong những vết thương đau đớn nhất của cuộc đời, Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta với lòng thương xót vô hạn của Ngài. Bởi vì ở đó, nơi chúng ta dễ bị tổn thương nhất, nơi chúng ta cảm thấy xấu hổ nhất, Ngài đã đến gặp chúng ta. Và khi đến gặp chúng ta, giờ đây Ngài mời gọi chúng ta quay trở lại với Ngài, để tái khám phá niềm vui được yêu thương.” (ĐTC Phanxicô, 17/02/2021)
Đọc tiếp »

Chúa nhật I-MC


 

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

CHÚNG TA CẦN ĐƯỢC CHỮA LÀNH (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Tro 17/02/2021)


“Chúng ta cần quay trở lại với Chúa Giêsu, giống như người phong cùi đã từng được chữa khỏi, và đã quay trở lại để tạ ơn Người. Dù mười người đã được chữa lành, nhưng anh là người duy nhất được cứu, vì anh đã trở lại với Chúa Giêsu (x. Lc 17,12-19). Tất cả chúng ta đều có những bệnh tật về tâm linh mà chúng ta không thể tự chữa lành được. Tất cả chúng ta đều có những tật xấu thâm căn mà chúng ta không thể tự mình nhổ bỏ. Tất cả chúng ta đều có những nỗi sợ hãi gây tê liệt mà chúng ta không thể vượt qua một mình. Chúng ta cần noi gương người bệnh phong đó, là người đã trở lại với Chúa Giêsu và tự ném mình vào chân Ngài. Chúng ta cần sự chữa lành của Chúa Giêsu, chúng ta cần trình bày vết thương của mình cho Ngài và nói: “Lạy Chúa Giêsu, con ở trước mặt Chúa, cùng với tội lỗi của con, với nỗi buồn của con. Chúa là thầy thuốc. Chúa có thể giải phóng con. Xin chữa lành trái tim con”.

Một lần nữa, lời Chúa mời gọi chúng ta trở về với Chúa Cha, trở về với Chúa Giêsu. Lời Chúa cũng kêu gọi chúng ta trở về với Chúa Thánh Thần. Tro trên đầu nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là cát bụi và sẽ trở về với cát bụi. Tuy nhiên, trên hạt bụi này của chúng ta, Chúa đã thổi Thần khí sự sống của Ngài. Vì vậy, chúng ta không nên sống một cuộc đời chạy theo cát bụi, theo đuổi những thứ nay còn mai mất. Chúng ta hãy trở về với Thánh Linh, Đấng Ban Sự Sống; chúng ta hãy trở về với Lửa có thể phục sinh những tro tàn của chúng ta, về với Lửa dạy chúng ta yêu thương. Chúng ta sẽ luôn là cát bụi, nhưng như một bài thánh ca phụng vụ đã nói, đó là “cát bụi trong tình yêu”. Một lần nữa, chúng ta hãy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần và tái khám phá ngọn lửa ngợi khen, ngọn lửa làm tiêu tan tro tàn của sự than thở và cam chịu.
Anh chị em thân mến, cuộc hành trình trở về với Chúa của chúng ta thực hiện được chỉ vì Ngài đã đến với chúng ta trước. Nếu không, điều đó sẽ là không thể. Trước khi chúng ta đến với Ngài, Ngài đã đến với chúng ta. Ngài đi bước trước; Ngài xuống để gặp chúng ta. Vì thiện ích của chúng ta, Ngài đã tự hạ mình hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng: Ngài gánh vào mình tội lỗi của chúng ta, và chết vì chúng ta. Vì thế, Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta” ( 2Cr 5:21). Ngài đã chấp nhận tội lỗi và cái chết của chúng ta, không phải để bỏ rơi chúng ta nhưng để đồng hành trong cuộc hành trình của chúng ta. Ngài đã chạm vào tội lỗi của chúng ta; Ngài đã chạm vào cái chết của chúng ta. Cuộc hành trình của chúng ta, do đó, là để cho Người nắm lấy tay chúng ta. Người Cha chào mời chúng ta trở về nhà, cũng chính là người Cha đã bỏ nhà đi tìm chúng ta; Chúa chữa lành chúng ta cũng chính là Đấng đã để mình chịu đau khổ trên thập tự giá; Thánh Linh, Đấng giúp chúng ta thay đổi cuộc đời, cũng chính là Đấng thở nhẹ nhàng nhưng đầy quyền năng trên bụi đất của chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Tro 17/02/2021)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, sau Lễ Tro


 

Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.