Ads 468x60px

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

Thứ sáu, Tuần II -TN

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

Thứ năm, Tuần II-TN

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

Thứ tư, Tuần II-TN

Đọc tiếp »

TÌNH YÊU ĐÁP TRẢ TÌNH YÊU (ĐTC Phanxicô, 17/01/2021)


“... Anh chị em thân mến, đối diện với lời kêu gọi của Chúa, có thể đến với chúng ta theo hàng ngàn phương cách ngay cả thông qua những con người cụ thể, những biến cố vui buồn, đôi khi thái độ của chúng ta có thể là một sự từ chối : “ Không… tôi sợ… tôi từ chối bởi vì nó có vẻ trái ngược với nguyện vọng của chúng ta; và cũng có thể là một sự sợ hãi, vì chúng ta cho rằng nó quá đòi buộc và không thoải mái: “Ồ, tôi không làm được đâu, tốt hơn là không, tốt hơn là sống một cuộc sống yên bình… Thôi nhé, Chúa cứ ở đó, còn tôi ở đây”.
Nhưng lời mời gọi của Chúa là tình yêu, chúng ta phải cố gắng tìm kiếm tình yêu đằng sau mọi tiếng gọi, và đáp lại lời mời gọi ấy bằng tình yêu. Ngôn ngữ đáp lại một lời mời gọi xuất phát từ tình yêu phải là tình yêu. Khởi đầu có một cuộc gặp gỡ, một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, Đấng nói với chúng ta về Chúa Cha, làm cho chúng ta biết tình yêu của Người dành cho chúng ta. Và rồi tự phát sinh trong chúng ta mong muốn truyền đạt điều đó cho những người chúng ta yêu thương: “Tôi đã gặp Tình yêu”, “Tôi đã gặp Đấng Messia”, “Tôi đã gặp Chúa”, “Tôi đã gặp gỡ Chúa Giêsu”, “Tôi đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống”. Nói tắt một lời: “Tôi đã tìm thấy Chúa”.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biến cuộc đời mình thành một bài thánh ca ngợi khen Thiên Chúa, đáp lại lời mời gọi của Chúa và, trong sự khiêm tốn và vui vẻ, thực hiện thánh ý Chúa. Nhưng chúng ta hãy nhớ điều này: trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, có một thời điểm mà Thiên Chúa đã làm cho sự hiện diện của Người mạnh mẽ hơn, bằng một lời kêu gọi. Hãy ghi nhớ thời điểm đó. Chúng ta hãy quay lại khoảnh khắc đó, để ký ức về khoảnh khắc đó luôn làm mới chúng ta trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu.” (ĐTC Phanxicô, 17/01/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

CHÚA GỌI TA (ĐTC Phanxicô, 17/01/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tin Mừng Chúa Nhật thứ hai Mùa Thường Niên (x. Ga 1: 35-42) trình bày cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với các môn đệ đầu tiên của Người. Bối cảnh diễn ra gần sông Jordan, một ngày sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Chính Gioan Tẩy Giả đã chỉ ra Đấng Messia cho hai môn đệ ông bằng những lời này: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (c. 36). Và hai môn đệ ấy, tin tưởng vào lời chứng của Gioan, đã đi theo Chúa Giêsu. Ngài nhận ra điều đó và hỏi: “Các ngươi tìm gì?”, Và họ hỏi Người: “Thưa Thầy, Thầy đang ở đâu?” (c. 38).
Chúa Giêsu không trả lời: “Tôi sống ở Ca-phác-na-um hay ở Nadarét”, nhưng nói: “Hãy đến mà xem” (c. 39). Đó không phải là một tấm danh thiếp, mà là một lời mời đến với một cuộc gặp gỡ với Người. Cả hai đi theo Người và chiều hôm đó họ vẫn ở bên Người. Không khó để hình dung họ đang ngồi đặt câu hỏi với Ngài và hơn hết là lắng nghe Ngài nói, cảm thấy trái tim họ ngày càng ấm lên khi nghe lời Thầy. Họ cảm nhận được vẻ đẹp của lời nói đáp lại niềm hy vọng lớn lao nhất của họ. Và đột nhiên họ phát hiện ra rằng, khi trời tối xung quanh họ, thì trong họ, trong trái tim họ, ánh sáng bùng nổ mà chỉ có Chúa mới có thể ban tặng. Một điều đáng chú ý là một trong số họ, sáu mươi năm sau, hoặc có thể hơn, đã viết trong Phúc âm rằng: “Lúc đó khoảng bốn giờ chiều” (Ga 1:39), người môn đệ viết lại giờ giấc. Và đây là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ: mọi cuộc gặp gỡ đích thực với Chúa Giêsu đều lưu lại trong ký ức sống động, không bao giờ quên được. Anh chị em quên nhiều cuộc gặp gỡ, nhưng cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Giêsu luôn luôn vẫn còn. Và những điều này, nhiều năm sau, vẫn nhớ rõ cả giờ giấc, họ không thể nào quên được cuộc gặp gỡ quá đỗi hạnh phúc, đong đầy này đã làm thay đổi cuộc đời họ. Sau đó, khi họ bước ra khỏi cuộc gặp gỡ này và trở về với anh em của họ, niềm vui này, ánh sáng này tràn ra từ trái tim họ như một dòng sông cuồng nộ. Một trong hai người, là ông Anrê, nói với anh trai mình là Simon - mà Chúa Giêsu sẽ gọi là Phêrô khi Ngài gặp ông: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia” (câu 41). Họ xác tín rằng Chúa Giêsu là Đấng Messia.
Chúng ta hãy dừng lại một chút về kinh nghiệm liên quan đến cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Đấng kêu gọi chúng ta ở với Ngài. Mỗi tiếng gọi của Chúa là một sáng kiến của tình yêu Ngài dành cho chúng ta. Chúa luôn luôn là Người chủ động, Người mời gọi anh chị em. Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến với sự sống, đến với đức tin, và mời gọi chúng ta đến một ơn gọi cụ thể của cuộc sống: “Ta muốn con ở đây”. Lời kêu gọi đầu tiên của Thiên Chúa là mời gọi chúng ta đến với sự sống, nơi Ngài tạo nên chúng ta như những con người; đó là một lời kêu gọi cá vị, bởi vì Thiên Chúa không làm việc theo kiểu hàng loạt. Sau đó, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đến với đức tin và trở thành một phần của gia đình Người, như con cái của Thiên Chúa. Cuối cùng, Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến với một ơn gọi cụ thể trong cuộc sống: đó là hiến mình trong con đường hôn nhân, trong đời sống linh mục hoặc đời sống thánh hiến. Đó là những cách khác nhau để thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa, kế hoạch mà Ngài dành cho mỗi người chúng ta, và luôn là kế hoạch của tình yêu. Chúa luôn mời gọi. Và niềm vui lớn nhất đối với mỗi tín hữu là được đáp lại lời kêu gọi này, được hiến thân phục vụ Thiên Chúa và anh em mình...” (ĐTC Phanxicô, 17/01/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

Thánh lễ Chúa nhật II-TN, ngày 17/1/2021, khai mạc ngày Chầu lượt Giáo xứ Cù Mi.


Hôm nay, Chúa Nhật II-TN, Giáo xứ Cù Mi thay mặt Giáo phận Chầu Thánh Thể Chúa.

Trong niềm vui hân hoan đón mừng ngày giáo xứ Cù Mi, thay mặt toàn thể giáo phận tôn vinh Thánh Thể Chúa. Ngày hội lớn của Giáo xứ Cù Mi, hòa với niềm vui đón mừng năm mới Xuân Tân Sửu 2021 sắp đến.

Đồng tế Thánh lễ Chúa nhật II-TN sáng nay khai mạc ngày Chầu lượt Giáo xứ Cù Mi, Cha Chánh xứ Phêrô Nguyễn Hữu Duy và Cha phó Gioan Baotixita Nguyễn Linh Kha.

Thánh lễ sáng nay quy tụ đông đủ các thành phần dân Chúa trong đại gia đình giáo xứ Cù Mi, từ Hội đồng Mục vụ giáo xứ cho đến các Hội đoàn và giáo dân. Sau Thánh lễ, Cha Phêrô chánh xứ đặt Minh Thánh Chúa và Cha phó  suy niệm ngắn và bắt đầu khai mạc ngày Chầu lượt với phiên chầu của Thiếu nhi và Giới trẻ.

Sau 5 phiên chầu: Thiếu nhi – Giới trẻ; Hiền mẫu; Gia trưởng, Cá nhân Chầu tự do; Liên xứ. Đúng 10g30, Cha Antôn Lê Minh Tuấn – Hạt trưởng Hàm Tân chủ sự giờ Chầu chung. Chia sẻ Tin mừng hôm nay, Cha Hạt trưởng nhắc nhở mọi Kitô hữu hãy nên như chiếc bánh mà Chúa Cha đã ban từ trời xuống nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, chiếc bánh đó chính là Đức Giêsu Kitô. Chúng ta hãy chia sẻ niềm vui ơn cứu độ của Thiên Chúa đến với mọi người xung quanh và ngoài xã hội…

Những lời tâm tình mộc mạc từ ông Chủ tịch HĐMV giáo xứ và một đóa hoa tươi thắm như những lời cảm ơn và lòng tri ân yêu mến gởi đến Cha Antôn Hạt trưởng Hàm Tân, quý Cha liên xứ: Vinh Thắng, Mân Côi, Giuse, quý Soeur, quý tu sĩ nam nữ đã dành thời giờ quý báu đến với giáo xứ Cù Mi chúng con và cùng giáo xứ chúng con tôn vinh Thánh thể Chúa trong ngày Chầu lượt hôm nay.

Kết thúc ngày Chầu lượt là bữa cơm trưa thân mật, vui vẻ nối kết tình Cha con, tình huynh đệ với các thành phần dân Chúa liên giáo xứ trong sứ vụ hoạt động mục vụ tông đồ giáo dân.

Hướng đến 50 năm thành lập Giáo phận Phan Thiết trong Thư Mục vụ của Đức Cha Giuse, nguyện xin Thiên Chúa luôn tuôn đổ muôn vàn Hồng ân xuống trên tất cả mọi tín hữu Chúa trong và ngoài Giáo phận. Đặc biệt, xin Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, Bổn mạng Giáo xứ ban nhiều ơn lành xuống cho Giáo phận Phan Thiết chúng con và  giáo hội toàn cầu./.

PHIÊN CHẦU:

-07g00-07g45: THIẾU NHI-GIỚI TRẺ

-07g45-08g30: HIỀN MẪU

-08g30-09g15: GIA TRƯỞNG

-09g15-09g30: Cá nhân chầu tự do

-09g30-10g15: LIÊN XỨ- (15 phút chuẩn bị)

-10g30: CHẦU CHUNG

Hình ảnh:  Thánh lễ Chúa nhật II TN, ngày 17/1/2021, khai mạc ngày Chầu lượt Giáo xứ Cù Mi.

















Hình ảnh ngày Chầu lượt GX Cù Mi




XEM THÊM ẢNH

(Ban Truyền thông giáo xứ Cù Mi)

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

ĐỌC TÔNG HUẤN “NIỀM VUI của TÌNH YÊU”


Số 86-88 : Gia Đình và Hội Thánh

86- “Với niềm vui bên trong và niềm an ủi thâm sâu, Hội thánh hướng nhìn đến các gia đình kiên trung sống các giáo huấn của Tin mừng, cám ơn họ và khích lệ họ về chứng từ mà họ trao. Thật vậy, nhờ họ mà vẻ đẹp của hôn nhân bất khả phân li và trung tín, trở nên đáng tin. Trong gia đình, ‘vốn có thể gọi là Hội thánh tại gia’ (Lumen Gentium, 11), ta được dần trưởng thành kinh nghiệm trong Hội thánh về mối hiệp thông giữa các ngôi vị, nơi đó, nhờ ân sủng, phản ánh chính mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. ‘Ở đó, người ta học được sự kiên nhẫn và niềm vui của lao động, tình yêu thương huynh đệ, sự tha thứ quảng đại, thậm chí tha thứ nhiều lần, và nhất là việc phụng thờ Thiên Chúa qua kinh nguyện và sự hiến dâng cuộc đời mình’ (GLHTCG, 1657)”.
87- Hội thánh là Gia đình của các gia đình, thường xuyên được làm phong phú bởi đời sống của tất cả các Hội thánh tại gia. Bởi thế, “nhờ Bí tích Hôn Phối, mỗi gia đình thực sự trở thành một thiện ích cho Hội thánh. Trong viễn ảnh này, việc xem xét mối tương tác giữa gia đình và Hội thánh chắc chắn sẽ là một ơn ban quí giá cho Hội thánh ngày nay: Hội thánh là một phúc lành cho gia đình, và gia đình là một phúc lành cho Hội thánh. Việc gìn giữ hồng ân Bí tích của Chúa không chỉ liên hệ đến các gia đình riêng lẻ, nhưng còn đến chính cộng đoàn Kitô hữu”.
88-Kinh nghiệm yêu thương trong các gia đình là một sức mạnh thường xuyên cho đời sống của Hội thánh. “Cứu cánh kết hợp của hôn nhân là một lời kêu gọi không ngừng làm triển nở và đào sâu tình yêu này. Khi kết hợp với nhau trong tình yêu, đôi bạn cảm nghiệm vẻ đẹp của thiên chức làm cha làm mẹ; họ chia sẻ cho nhau những dự phóng và nhọc nhằn, những khát vọng và ưu tư; họ học chăm sóc và tha thứ cho nhau. Trong tình yêu này, họ cử hành những thời khắc hạnh phúc của mình và nâng đỡ nhau trong những lúc khó khăn của lịch sử đời sống. […] Vẻ đẹp của sự trao hiến hỗ tương và vô cầu, niềm vui vì một sự sống được sinh ra và sự chăm sóc yêu thương của mọi thành viên trong gia đình – từ trẻ nhỏ cho đến người già – là một vài trong rất nhiều hoa trái làm cho việc đáp trả đối với ơn gọi gia đình trở nên độc đáo và không thể thay thế được”, cho Hội thánh cũng như cho toàn xã hội.
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần I-TN

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2021

Thứ năm, Tuần I -TN

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

Thứ tư, Tuần I-TN


Đọc tiếp »

ĐTC Phanxicô giáo huấn trưa 10/01/2021 :


“... Anh chị em thân mến,

Tôi gửi lời chào trìu mến tới người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đang bị rúng động bởi những sự kiện ở toà nhà Quốc hội gần đây. Tôi cầu nguyện cho những người đã mất mạng – năm người đã mất mạng trong những khoảnh khắc kịch tính đó. Tôi nhắc lại rằng bạo lực luôn tự hủy hoại bản thân. Không có gì có thể đạt được bằng bạo lực nhưng chúng ta mất mát rất nhiều. Tôi kêu gọi các cơ quan chức năng của nhà nước và toàn dân hãy duy trì tinh thần trách nhiệm cao, nhằm xoa dịu các tâm hồn, thúc đẩy hòa giải dân tộc và bảo vệ các giá trị dân chủ bám rễ trong xã hội Mỹ. Cầu xin Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng Bảo Trợ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, giúp duy trì nền văn hóa gặp gỡ, văn hóa chăm sóc, như cách thức chính để cùng nhau xây dựng công ích; và Mẹ đang làm điều đó với tất cả những người sống trong vùng.
Và bây giờ tôi thân ái chào tất cả anh chị em đã kết nối qua các phương tiện truyền thông. Như anh chị em đã biết, do đại dịch, tôi không thể cử hành lễ Rửa Tội trong Nhà nguyện Sistina hôm nay, như thường lệ. Tuy nhiên, tôi cũng xin cam đoan những lời cầu nguyện của tôi dành cho những trẻ em đã ghi danh và cho cha mẹ các em, cũng như những người đỡ đầu của chúng; và tôi mở rộng lời cầu nguyện này cho tất cả trẻ em lãnh nhận Bí tích Rửa tội trong giai đoạn này, cầu xin cho các em nhận được căn tính Kitô giáo, nhận được ân sủng của sự tha thứ, của sự cứu chuộc. Xin Chúa phù hộ tất cả mọi người!
Anh chị em thân mến, ngày mai là kết thúc Mùa Giáng Sinh, chúng ta sẽ lại tiếp tục hành trình của Mùa Thường Niên trong phụng vụ. Chúng ta đừng mệt mỏi trong việc khẩn cầu ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để giúp chúng ta sống những điều bình thường với tình yêu và do đó làm cho chúng trở nên phi thường. Đó là tình yêu thay đổi: những điều bình thường dường như tiếp tục là bình thường, nhưng khi chúng được thực hiện với tình yêu thương, chúng trở nên phi thường. Nếu chúng ta vẫn cởi mở, ngoan ngoãn trước Thánh Linh, thì Ngài sẽ soi dẫn suy nghĩ và hành động của chúng ta mỗi ngày.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!”
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

ĐỌC TÔNG HUẤN “NIỀM VUI của TÌNH YÊU”


Số 28-30: Gia đình-một tình yêu dịu dàng cần nuôi dưỡng

28- Trong viễn cảnh của tình yêu, là điều cốt yếu trong kinh nghiệm Kitô giáo về hôn nhân và gia đình, còn nổi lên một nhân đức khác mà thế giới của những tương quan cuồng nhiệt và hời hợt ngày nay không biết đến. Đó là sự dịu dàng. Chúng ta hãy tham chiếu Thánh vịnh 131, một thánh vịnh ngọt ngào và nồng nàn. Người ta cũng có thể nhận ra nơi các bản văn khác (cf. Xh4,22; Is 49,15; Tv 27,10), sự kết hợp giữa người tín hữu và Đức Chúa của mình được diễn tả qua ngôn ngữ tình yêu phụ tử hay mẫu tử. Ở đây cho thấy sự mật thiết tinh tế và dịu dàng giữa mẹ và con, một bé thơ ngủ yên trong vòng tay mẹ sau khi đã được bú sữa no nê. Theo nghĩa của từ gamultrong tiếng Hipri, người ta nói đến một đứa trẻ đã dứt sữa đang nép mình vào lòng mẹ, trong vòng tay mẹ ẵm. Như thế, có một sự gần gũi có ý thức chứ không chỉ có tính sinh học. Bởi thế tác giả Thánh vịnh mới hát lên: “Hồn con, con vẫn trước sau, giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình. Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con, hồn lặng lẽ an vui.” (Tv131,2). Song song với Thánh vịnh 131, chúng ta còn có thể nói đến một diễn cảnh khác, trong đó tiên tri Hôsê đặt vào môi miệng Thiên Chúa như vào môi miệng người cha những lời đầy cảm xúc này: “Khi Israel còn là đứa trẻ, Ta đã yêu thương nó […]. Ta đã tập đi cho nó, đã đỡ cánh tay nó […]. Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo nó. Ta xử với nó như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má; Ta cúi xuống gần nó mà đút cho nó ăn” (Hs11,1.3-4).
29- Với cái nhìn này của đức tin và tình yêu, của ân sủng và dấn thân, của gia đình nhân loại và Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi, chúng ta chiêm ngắm mẫu gia đình mà Lời Chúa kí thác vào đôi tay của người đàn ông, của người đàn bà và của con cái để hình thành nên sự hiệp thông giữa các ngôi vị, là hình ảnh của sự hợp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Rồi đến việc sinh sản và giáo dục con cái, đó lại là phản ánh công trình tạo dựng của Chúa Cha. Gia đình được mời gọi cùng nhau cầu nguyện hằng ngày, đọc Lời Chúa và hiệp thông trong Thánh Thể để làm cho tình yêu ngày một lớn lên và luôn hoán cải để xứng đáng là đền thờ của Chúa Thánh Thần.
30- Trước mỗi gia đình, hình ảnh gia đình thánh Nadaret vẫn xuất hiện, với những nỗi vất vả thường ngày thậm chí với cả những cơn ác mộng, như khi thánh gia phải chịu đựng hành vi bạo lực phi lí của vua Hêrôđê, đó cũng là kinh nghiệm bi thương mà ngày nay vẫn tiếp tục tái diễn trong nhiều gia đình tị nạn bị bỏ rơi không được bảo vệ. Như các nhà đạo sĩ xưa, các gia đình cũng được mời đến chiêm ngắm Hài Nhi và Đức Mẹ, để bái lạy và tôn thờ Người (cf. Mt 2,11). Như Mẹ Maria, các gia đình được khuyên nhủ đối diện với những thách đố của gia đình mình, cả khi buồn lẫn khi vui, một cách can đảm và thanh thản, và cũng để gìn giữ và suy niệm trong lòng những điều kì diệu Chúa đã làm (cf. Lc 2,19.51). Trong kho tàng trái tim của Mẹ Maria, cũng chất chứa tất cả mọi biến cố của từng gia đình chúng ta, những biến cố mà Mẹ vẫn ân cần gìn giữ. Bởi thế Mẹ có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của những biến cố đó để nhận ra được thông điệp Thiên Chúa ngay trong lịch sử của gia đình mình.
Đọc tiếp »

LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

THỨ BẢY-SAU LỄ HIỂN LINH

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

ĐỌC TÔNG HUẤN “NIỀM VUI của TÌNH YÊU”


Số 23-24: Lao động trong gia đình-“Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng…”

23- Ở đầu Thánh vịnh 128, người cha xuất hiện như một người lao động, dùng lao động của đôi bàn tay mình mà bảo đảm cho gia đình có được những phúc lợi vật chất và được yên bình: “Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng, bạn quả là lắm phúc nhiều may” (Tv 128,2). Lao động là một phần thiết yếu làm nên phẩm giá của đời sống con người, điều đó được rút ra từ những trang sách đầu tiên của Thánh Kinh, khi đọc thấy rằng “con người đã được đặt vào trong vườn Êđen để cày cấy và canh giữ đất đai” (St 2,15). Đó là hình ảnh người lao động biến đổi được vật chất và khai thác được những sức mạnh của thiên nhiên, trong khi tạo ra “tấm bánh do công khó tay bạn làm” (Tv127,2), và cũng qua đó con người tự làm cho mình triển nở.
24- Lao động cũng đồng thời vừa giúp cho xã hội phát triển vừa nuôi sống gia đình, giúp gia đình được ổn định và phồn thịnh: “Ước chi trong suốt cả cuộc đời, bạn được thấy Giêrusalem phồn thịnh, được sống lâu bên đàn con cháu” (Tv 128,5-6). Sách Châm ngôn cũng trình bày công việc của người mẹ trong gia đình, công việc hằng ngày của bà được mô tả trong từng chi tiết, chồng con cũng nức lòng ca tụng (cf. Cn 31,10-31). Chính Tông đồ Phaolô cũng tỏ ra tự hào vì mình đã không trở thành gánh nặng cho người khác, bởi vì ngài đã lao động với đôi bàn tay của mình và như vậy tự bảo đảm được cho cuộc sống của mình (cf. Cv 18,3; 1 Cr 4,12; 9,12). Thánh Phaolô rất xác tín về sự cần thiết phải làm việc đến nỗi ngài đã đưa ra một qui luật gắt gao cho các cộng đoàn của ngài: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn” (2 Tx3,10; cf. 1 Tx 4,11).
Đọc tiếp »

THỨ SÁU - SAU LỄ HIỂN LINH


 

Đọc tiếp »

1 Ga 4:

7Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau,

vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra,
và người ấy biết Thiên Chúa.
8Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa,
vì Thiên Chúa là tình yêu.
Beloved, let us love one another, because love is of God; everyone who loves is begotten by God and knows God. Whoever is without love does not know God, for God is love.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

ĐỌC TÔNG HUẤN “NIỀM VUI của TÌNH YÊU”


Số 19-22 : Gia đình- Một con đường khổ đau và đẫm máu

19- Diễm tình ca được trình bày trong Thánh vịnh 128 không phủ nhận một thực tế đắng cay vốn ghi dấu trên toàn bộ Thánh Kinh. Đó là sự hiện diện của đau khổ, sự ác và bạo lực có sức phá vỡ đời sống gia đình và sự hiệp thông thân mật trong đời sống và tình yêu. Không phải là vô cớ mà diễn từ của Đức Kitô về hôn nhân (cf. Mt 19,3-9) lại được đưa vào cuộc tranh luận về li dị. Lời Chúa không ngừng chứng thực chiều kích tăm tối vốn đã được để lộ ra ngay từ thưở ban đầu, khi mà do tội lỗi, tương quan yêu thương và trong sáng giữa người nam và người nữ biến thành sự thống trị: “Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi” (St 3,16).
20- Con đường đau khổ và đẫm máu trải dài qua nhiều trang Thánh Kinh. Khởi đầu từ sự kiện Cain sát hại em mình là Aben, đến các cuộc cãi vã giữa những người con và các bà vợ của Tổ phụ Abraham, Isaac và Giacop, và tiếp theo là những bi kịch đẫm máu của nhà Đavit, cho đến bao nhiêu khó khăn của gia đình gặp thấy trong câu chuyện của Tôbia hoặc lời thú nhận đắng cay của Giop khi bị bỏ rơi: “Anh em tôi, Người đẩy họ xa tôi. Người quen biết coi tôi như người dưng nước lã […] Hơi thở tôi khiến vợ tôi ghê tởm, mùi hôi thối xông ra làm cho anh em tôi gớm ghiếc.” (G 19,13.17).
21- Chính Đức Giêsu được sinh ra trong một gia đình khiêm hạ, sớm đã phải trốn chạy sang một vùng đất xa lạ. Người ghé thăm nhà của Phêrô nơi bà mẹ vợ của ông đang nằm bệnh (cf. Mc 1,30-31); Người liên đới với nhà ông Giairô hay nhà của Ladarô trong biến cố đau buồn chết chóc (cf. Mc 5,22-24.35-43; Ga11,1-44); Người nghe được tiếng kêu khóc tuyệt vọng của bà góa thành Nain trước cảnh đứa con bà đã chết (cf. Lc7,11-15); Người chạnh lòng trước lời khẩn cầu của người cha có đứa con bị động kinhtrong một ngôi làng nhỏ thôn quê (cf. Mc9,17-27). Người gặp gỡ những người thu thuế như Mátthêu hay Dakêu trong nhà riêng của họ (Mt 9,9-13; Lc 19,1-10), và cả những người tội lỗinhư người phụ nữ đã lẻn vào ngôi nhà của người biệt phái (cf. Lc 7,36-50). Người biết những lo âu và căng thẳng mà các gia đình phải chịu đựng, và Người đã đưa chúng vào trong các dụ ngôn của Người: từ những đứa con bỏ nhà cha mẹ đi hoang (cf. Lc 15,11-32) cho đến những đứa con khó khăn ương bướng(cf. Mt 21,28-31) hay làm mồi cho bạo lực(cf. Mc 12,1-9). Và Người cũng quan tâm đến tiệc cưới gặp lúng túng vì có nguy cơ bị thiếu rượu (cf. Ga 2,1-10) hay vì khách mời không tới dự tiệc (cf. Mt 22,1-10), Người còn biết cả đến nỗi lo của một gia đình nghèo lỡ đánh mất một đồng xu (cf. Lc 15,8-10).
22- Lướt qua toàn cảnh như thế, chúng ta có thể thừa nhận rằng Lời Chúa không được mạc khải như một chuỗi luận đề trừu tượng, mà như một người bạn đồng hành an ủi ngay cả các gia đình đang gặp khủng hoảng hay đang trải qua đau khổ nào đó, và chỉ cho họ thấy đích đến của cuộc hành trình, khi mà Thiên Chúa “sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (Kh 21,4).
Đọc tiếp »

THỨ NĂM - SAU LỄ HIỂN LINH

Đọc tiếp »

ĐỌC TÔNG HUẤN “NIỀM VUI của TÌNH YÊU”


-Giáo huấn lễ Thánh Gia 27/12/2020, Đức Thánh Cha kêu mời học hỏi tông huấn “Niềm vui của Tình yêu” : “Mẫu gương loan báo Tin Mừng với gia đình mà ngày lễ hôm nay mời gọi chúng ta, một lần nữa đề xuất chúng ta lý tưởng về tình yêu vợ chồng và gia đình, như đã được nhấn mạnh trong Tông huấn Amoris laetitia -Niềm vui của tình yêu, sẽ được kỷ niệm 5 năm ban hành vào ngày 19/03/2021 tới đây. Và sẽ có một năm suy tư về Amoris laetitia và sẽ là một cơ hội để đào sâu nội dung của văn kiện. Những suy tư này sẽ được cung cấp cho các cộng đoàn Giáo hội và các gia đình, để đồng hành với họ trên hành trình của họ”.

-Cùng ngày 27 tháng 12 năm 2020, Bộ Giáo dân-Gia đình và Sự sống đã công bố 5 mục tiêu của Năm “Gia đình Amoris Laetitia” (Gia đình – Niềm vui của Tình yêu) – diễn ra từ ngày 19 tháng 3 năm 2021 đến 26 tháng 6 năm 2022, và mục tiêu đầu tiên là “phổ biến nội dung của Tông huấn”.
Đó là lý do chúng ta cần đọc, suy niệm và sống tông huấn này, giúp hóa gia đình.
Xin đọc những đoạn giáo huấn quan trọng và trích trực tiếp những số cần thiêt, gần gũi và hữu ích, giúp anh chị em tiếp cận với lời giáo huấn quí báu của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới về gia đình, được đúc kết thành bản Tông huấn này, làm chỉ nam mục vụ gia đình trong thời đại hôm nay.
Số 16-17 : Gia đình trường học đầu tiên và chính yếu
16-Thánh Kinh còn coi gia đình như là trường giáo lý của con cái. Điều đó được minh họa trong phần mô tả cử hành lễ Vượt qua (cf. Xh 12,26-27; Đnl 6,20-25), và sau đó đã được giải thích thêm trong các haggadah của người Do Thái, tức là trong trình thuật dưới hình thức mẫu đối thoại kèm theo nghi thức bữa ăn tưởng niệm biến cố Vượt qua. Ngoài ra, còn có một thánh vịnh đề cao việc loan báo đức tin trong gia đình: “Điều chúng tôi đã từng nghe biết do cha ông kể lại cho mình, chúng tôi chẳng giấu gì con cháu cả, sẽ tường thuật cho thế hệ mai sau: sự nghiệp lẫy lừng, quyền uy của Chúa, với những kì công Chúa đã làm. Người đã ban huấn lệnh cho nhà Gia-cóp, đặt ra lề luật cho Israel, dạy tổ tiên chúng tôi truyền lại cho con cháu các cụ được tường, hầu thế hệ tương lai kẻ hậu sinh cũng biết, rồi mai ngày đến lượt kể cho con cháu mình.” (Tv 78,3-6). Vì thế, gia đình là nơi cha mẹ trở thành những thầy dạy đầu tiên về đức tin cho con cái. Đó là một công trình “lưu truyền” từ người này sang người khác: “Vậy mai ngày con của ngươi có hỏi: ‘Điều đó nghĩa là gì?’ Thì ngươi sẽ nói với nó: ‘Đức Chúa đã dùng cánh tay mạnh mẽ của Người mà đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ’” (Xh 13,14). Như vậy, nhiều thế hệ khác nhau sẽ lên tiếng ca tụng Đức Chúa, “nào là nam thanh, nào là nữ tú, khắp mặt bô lão, khắp mặt nhi đồng” (Tv 148,12).
17- Cha mẹ có trách nhiệm phải hoàn tất cách nghiêm túc sứ mạng giáo dục của mình, như lời dạy bảo thường xuyên của các bậc khôn ngoan trong Thánh Kinh (cf. Cn 3,11-12; 6,20-22; 13,1; 22,15; 23,13-14; 29,17). Phần con cái thì được mời gọi gẫm suy và thực hành giới răn: “Hãy thờ cha kính mẹ” (Xh 20,12), động từ “thờ kính” ở đây có liên quan đến việc hoàn tất những cam kết trong gia đình và xã hội cách đầy đủ, không được xao nhãng lấy cớ được miễn chuẩn tôn giáo (cf. Mc 7,11-13). Thực ra, “ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu (Hc 3,3-4).
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.