Ads 468x60px

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

NẾU KHÔNG CẦU NGUYỆN... (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)


“... các cộng đồng và nhóm chuyên chăm việc cầu nguyện đang phát triển mạnh mẽ trong Giáo hội. Một số Kitô hữu thậm chí còn cảm thấy lời mời gọi biến việc cầu nguyện thành hành động chính trong ngày của họ. Có những đan viện, tu viện, ẩn thất trong Giáo Hội, nơi người ta thánh hiến đời sống cho Thiên Chúa. Những nơi đó thường trở thành các trung tâm của ánh sáng tâm linh. Chúng là những trung tâm cầu nguyện cộng đồng rõi sáng nền linh đạo. Chúng là những ốc đảo nhỏ trong đó viêc cầu nguyện cao độ được chia sẻ và sự hiệp thông huynh đệ được xây dựng từng ngày. Chúng là những tế bào quan trọng không những đối với cấu trúc Giáo Hội, mà còn đối với chính cấu trúc xã hội nữa. Thí dụ, chúng ta hãy nghĩ về vai trò của phong trào đơn tu đối với sự ra đời và phát triển của nền văn minh châu Âu, cũng như các nền văn hóa khác. Cầu nguyện và làm việc trong cộng đồng giúp thế giới tiếp tục phát triển. Nó là một động cơ!
Mọi sự trong Giáo hội đều bắt nguồn từ việc cầu nguyện và mọi sự phát triển nhờ việc cầu nguyện. Khi Kẻ thù, Kẻ ác, muốn chống phá Giáo Hội, trước tiên hắn làm như vậy bằng cách cố gắng hút cạn nguồn suối của Giáo Hội, ngăn cản người ta cầu nguyện. Chẳng hạn, chúng ta thấy điều đó trong một số nhóm đồng ý thúc đẩy việc cải cách Giáo hội tiến tới, thay đổi đời sống của Giáo hội và mọi tổ chức, các phương tiện truyền thông sẵn sàng thông tri cho mọi người cùng biết… Nhưng không cầu nguyện, ta không thấy việc cầu nguyện đâu. Chúng ta cần thay đổi điều đó; chúng ta cần phải đưa ra quyết định hơi khó khăn này… Nhưng đề xuất này đáng chú ý. Nó rất đáng chú ý! Chỉ những thảo luận, chỉ nhờ các phương tiện truyền thông. Nhưng cầu nguyện ở đâu? Và cầu nguyện là điều mở cửa cho Chúa Thánh Thần, Đấng linh hứng sự tiến bộ.
Các thay đổi trong Giáo hội mà không có cầu nguyện không phải là những thay đổi do Giáo hội thực hiện. Chúng là những thay đổi được thực hiện bởi các nhóm. Và khi Kẻ thù, như tôi đã nói, muốn chống phá Giáo hội, trước hết hắn sẽ làm điều đó bằng cách hút cạn nguồn nước của Giáo Hội, ngăn cản việc cầu nguyện và đưa ra những đề xuất khác. Nếu việc cầu nguyện ngừng lại, trong một thời gian ngắn có vẻ như mọi sự vẫn tiếp tục như mọi khi, theo quán tính, nhưng sau một thời gian ngắn, Giáo hội sẽ nhận ra rằng mình đã trở nên giống như một cái vỏ rỗng, mất hết phương vị, không còn một chút nguồn ấm áp và tình yêu nào của mình nữa...” (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)
Đọc tiếp »

CHÚNG TA CẦN HÒA BÌNH (ĐTC Phanxicô, 20/10/2020)


“... Chúng ta cần hòa bình! Cần nhiều hòa bình hơn nữa! “Chúng ta không thể thờ ơ. Ngày nay thế giới có một khát khao hòa bình sâu sắc. Ở nhiều quốc gia, con người đang phải chịu đựng những đau khổ do chiến tranh, mặc dù chiến tranh thường bị lãng quên, nhưng nó luôn là nguyên nhân của đau khổ và nghèo đói” (Diễn văn với những người tham gia Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa bình, Assisi, 20 tháng 1 năm 2016). Thế giới, đời sống chính trị và dư luận xã hội đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự ác độc của chiến tranh, đến mức xem nó đơn giản là một phần tất yếu của lịch sử nhân loại. “Chúng ta đừng sa lầy vào các cuộc thảo luận lý thuyết, mà hãy chạm vào da thịt bị thương của các nạn nhân… Chúng ta hãy nghĩ đến những người tị nạn và di tản, những người chịu ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử và các cuộc tấn công hóa học, những bà mẹ mất con và những cậu bé và các trẻ em gái bị đày đọa hoặc bị tước đoạt tuổi thơ” (Fratelli Tutti, 261). Ngày nay, những đau khổ của chiến tranh càng trở nên trầm trọng hơn bởi những đau khổ do coronavirus gây ra và ở nhiều quốc gia, việc tiếp cận với sự chăm sóc cần thiết là điều không thể...

Những lời Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô thật sâu sắc và đầy khôn ngoan: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26:52). Những người dùng gươm, có thể tin rằng vũ khí sẽ giải quyết các tình huống khó khăn một cách nhanh chóng, nhưng họ sẽ thấy nơi cuộc sống của chính họ, nơi cuộc sống của những người thân và cuộc sống của đất nước họ, những cái chết do gươm giáo mang lại. “Đủ rồi!” Chúa Giêsu nói (Lc 22,38) khi các môn đệ rút ra hai thanh gươm trước cuộc Khổ nạn của Người. “Đủ rồi!” Đó là phản ứng rõ ràng của Chúa đối với bất kỳ hình thức bạo lực nào. Lời duy nhất đó của Chúa Giêsu vang vọng qua nhiều thế kỷ và đến với chúng ta một cách mạnh mẽ trong thời đại này: gươm giáo, vũ khí, bạo lực và chiến tranh, đã quá đủ rồi!

Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã lặp lại lời đó trong lời kêu gọi của ngài trước Liên Hiệp Quốc vào năm 1965: “Đừng chiến tranh nữa!” Đây là lời cầu xin của chúng ta và của tất cả những người nam nữ có thiện chí. Đó là ước mơ của tất cả những ai nỗ lực vì hòa bình khi nhận ra rằng “mỗi cuộc chiến đều khiến thế giới của chúng ta tồi tệ hơn trước đó” (Fratelli Tutti, 261).
...
Tình huynh đệ, nảy sinh ra từ nhận thức rằng chúng ta là một gia đình nhân loại, phải thâm nhập vào đời sống của các dân tộc, các cộng đồng, các nhà lãnh đạo chính phủ và các cơ cấu quốc tế. Điều này sẽ giúp tất cả mọi người hiểu rằng chúng ta chỉ có thể được cứu cùng nhau thông qua gặp gỡ và thương lượng, gạt xung đột sang một bên và theo đuổi hòa giải, tiết chế ngôn ngữ chính trị và tuyên truyền, và phát triển các nẻo đường hòa bình đích thực (xem Fratelli Tutti, 231)...” (ĐTC Phanxicô, 20/10/2020)




Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần XXX- Mùa TN



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

PHÂN ĐỊNH: ĐỌC LẠI “CUỐN SÁCH ĐỜI MÌNH” (ĐTC Phanxicô, 19/10/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong các bài giáo lý của những tuần lễ này, chúng ta đang tập trung vào những điều kiện tiên quyết để có thể phân định hay biện phân cách tốt đẹp. Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đưa ra quyết định, và để đưa ra quyết định, chúng ta phải đi theo một hành trình, một nẻo đường biện phân. Mọi sinh hoạt quan trọng đều có những “hướng dẫn” cần tuân theo, những hướng dẫn này phải được biết trước để chúng tạo ra những hiệu quả cần thiết. Hôm nay chúng ta sẽ xem xét một thành phần không thể thiếu khác để phân định là câu chuyện đời sống của chính người ta. Biết được câu chuyện đời sống của mình là một yếu tố cần thiết để biện phân.
Cuộc sống của chúng ta là “cuốn sách” quý giá nhất được ban tặng cho chúng ta, một cuốn sách mà rất tiếc là nhiều người không đọc, hay nói đúng hơn họ đọc quá muộn, trước khi chết. Tuy nhiên, chính trong cuốn sách đó, người ta tìm thấy những gì họ tìm kiếm một cách vô ích ở nơi khác. Thánh Augustinô, một người vĩ đại tìm kiếm sự thật, đã hiểu điều này chỉ bằng cách đọc lại cuộc đời của mình, ghi nhận trong đó những bước đi âm thầm và kín đáo, nhưng sâu sắc của sự hiện diện của Chúa. Vào cuối cuộc hành trình này, ngài ngạc nhiên ghi nhận: “Chúa ở bên trong, còn con thì ở bên ngoài, và con đã tìm kiếm Chúa ở đó; Con, một cách thiếu yêu thương, vội vàng lơ đễnh giữa những thứ Chúa đã tạo ra. Chúa ở với con, nhưng con không ở với Chúa” (Tự Thú X, 27.38).
Do đó, ngài mời gọi chúng ta trau dồi đời sống nội tâm để tìm ra điều mà chúng ta tìm kiếm: “Hãy trở về bên trong chính bạn. Sự thật ngự trị trong con người bên trong” (Về Tôn giáo Chân chính, XXXIX, 72). Đây là lời mời gọi tôi muốn gửi đến tất cả anh chị em, và ngay cả đến chính tôi: “Hãy trở về bên trong chính anh chị em. Hãy đọc chính cuộc sống của anh chị em. Hãy đọc chính mình từ bên trong, nẻo đường anh chị em đã chọn. Một cách thanh thản. Hãy trở về bên trong chính mình, chính anh chị em”. (ĐTC Phanxicô, 19/10/2022)
Đọc tiếp »

TRUYỀN GIÁO: CHỨNG NHÂN (Sứ điệp truyền giáo 2022)


“…Ngoài ra, các môn đệ được thúc đẩy sống đời sống cá nhân của họ theo hướng truyền giáo: họ được Đức Giêsu sai vào thế giới không chỉ để thi hành sứ vụ, nhưng trước hết cũng là để sống sứ vụ được uỷ thác cho họ; không chỉ để làm chứng, nhưng trước hết cũng để là những chứng nhân của Đức Kitô. Theo những lời lẽ rất cảm động của Tông Đồ Phaolô, “[chúng tôi] luôn mang nơi thân mình sự chết của Ðức Giêsu, để sự sống của Ðức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân
mình chúng tôi” (2 Cr 4, 10).
Yếu tính của sứ vụ là làm chứng cho Đức Kitô, nghĩa là làm chứng cho sự sống, cuộc thương khó, sự chết và sự phục sinh của Người vì yêu mến Chúa Cha và loài người. Không phải tình cờ mà các tông đồ đã tìm người thay thế Giuđa trong số chính những người đã chứng kiến Chúa sống lại (x. Cv 1, 21). Đức Kitô, thực ra là Đức Kitô phục sinh từ cõi chết, chính là Đấng chúng ta phải làm chứng và chia sẻ sự sống của Người. Những người truyền giáo của Đức Kitô được sai đi không phải để chứng tỏ bản thân họ, phô bày các đức tính thuyết phục và các khả năng hay năng khiếu quản trị của họ. Trái lại, vinh dự tột đỉnh của họ chính là trình bày Đức Kitô bằng lời nói và việc làm, công bố cho mọi người Tin Mừng cứu độ của Người với niềm vui và sự dạn dĩ, giống như các tông đồ thời sơ khai đã làm.
Suy cho cùng, người làm chứng đích thực là người “tử đạo”, người hiến mạng sống mình cho Đức Kitô, để đáp lại món quà Người đã hiến mạng sống mình cho chúng ta. “Lý do chính của việc loan báo Tin Mừng là tình yêu của Đức Giêsu mà chúng ta đã lãnh nhận, kinh nghiệm cứu rỗi đã thúc đẩy chúng ta ngày càng yêu mến Người hơn” (Evangelii Gaudium, 264).
Sau cùng, khi nói đến chứng tá Kitô giáo, lời nhận xét của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI vẫn còn nguyên giá trị: “Người thời nay sẵn sàng nghe các chứng nhân hơn các thầy dạy, và nếu họ nghe các thầy dạy, thì cũng vì đó là những chứng nhân” (Evangelii Nuntiandi, 41). Vì vậy, chứng tá của một đời sống Kitô giáo là yếu tố cơ bản để thông truyền đức tin. Mặt khác, nhiệm vụ rao giảng con người Đức Kitô và sứ điệp của Người đều cần thiết như nhau. Thực vậy, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI nói tiếp: “Rao giảng, công bố một sứ điệp bằng lời giảng, luôn luôn là thiết yếu… Lời giảng luôn luôn giữ được tính thời sự của nó, đặc biệt khi nó mang sức mạnh của Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao câu châm ngôn của Thánh Phaolô vẫn còn hợp thời, “Có đức tin là nhờ nghe giảng” (Rm 10:17): chính lời được nghe dẫn đến niềm tin” (ibid., 42).
Do đó, trong việc loan báo Tin Mừng, gương sáng của đời sống Kitô giáo và việc rao giảng Đức Kitô là hai yếu tố không thể tách rời. Yếu tố này phục vụ yếu tố kia. Chúng là hai lá phổi mà mọi cộng đoàn phải dùng để thở, nếu muốn là cộng đoàn truyền giáo. Kiểu làm chứng cho Đức Kitô một cách đầy đủ, nhất quán và vui tươi này chắc chắn cũng sẽ là một lực hấp dẫn cho sự tăng trưởng của Hội Thánh trong thiên niên kỷ thứ ba này. Tôi khuyên nhủ mọi người một lần nữa lấy lại sự can đảm, thẳng thắn và dạn dĩ của các Kitô hữu thời kỳ đầu, để làm chứng cho Đức Kitô bằng lời nói và việc làm trong mọi lãnh vực của đời sống.” (Sứ điệp truyền giáo 2022)
Đọc tiếp »

MÔI CÔI, LỜI KINH GIA ĐÌNH (ĐTC JOHN PAUL II)


The family: parents...
41. As a prayer for peace, the Rosary is also, and always has been, a prayer of and for the family. At one time this prayer was particularly dear to Christian families, and it certainly brought them closer together. It is important not to lose this precious inheritance. We need to return to the practice of family prayer and prayer for families, continuing to use the Rosary.
In my Apostolic Letter Novo Millennio Ineunte I encouraged the celebration of the Liturgy of the Hours by the lay faithful in the ordinary life of parish communities and Christian groups;(39) I now wish to do the same for the Rosary. These two paths of Christian contemplation are not mutually exclusive; they complement one another. I would therefore ask those who devote themselves to the pastoral care of families to recommend heartily the recitation of the Rosary.
The family that prays together stays together. The Holy Rosary, by age-old tradition, has shown itself particularly effective as a prayer which brings the family together. Individual family members, in turning their eyes towards Jesus, also regain the ability to look one another in the eye, to communicate, to show solidarity, to forgive one another and to see their covenant of love renewed in the Spirit of God.
Many of the problems facing contemporary families, especially in economically developed societies, result from their increasing difficulty in communicating. Families seldom manage to come together, and the rare occasions when they do are often taken up with watching television. To return to the recitation of the family Rosary means filling daily life with very different images, images of the mystery of salvation: the image of the Redeemer, the image of his most Blessed Mother. The family that recites the Rosary together reproduces something of the atmosphere of the household of Nazareth: its members place Jesus at the centre, they share his joys and sorrows, they place their needs and their plans in his hands, they draw from him the hope and the strength to go on.
... and children
42. It is also beautiful and fruitful to entrust to this prayer the growth and development of children. Does the Rosary not follow the life of Christ, from his conception to his death, and then to his Resurrection and his glory? Parents are finding it ever more difficult to follow the lives of their children as they grow to maturity. In a society of advanced technology, of mass communications and globalization, everything has become hurried, and the cultural distance between generations is growing ever greater. The most diverse messages and the most unpredictable experiences rapidly make their way into the lives of children and adolescents, and parents can become quite anxious about the dangers their children face. At times parents suffer acute disappointment at the failure of their children to resist the seductions of the drug culture, the lure of an unbridled hedonism, the temptation to violence, and the manifold expressions of meaninglessness and despair.
To pray the Rosary for children, and even more, with children, training them from their earliest years to experience this daily “pause for prayer” with the family, is admittedly not the solution to every problem, but it is a spiritual aid which should not be underestimated. It could be objected that the Rosary seems hardly suited to the taste of children and young people of today. But perhaps the objection is directed to an impoverished method of praying it. Furthermore, without prejudice to the Rosary's basic structure, there is nothing to stop children and young people from praying it – either within the family or in groups – with appropriate symbolic and practical aids to understanding and appreciation. Why not try it? With God's help, a pastoral approach to youth which is positive, impassioned and creative – as shown by the World Youth Days! – is capable of achieving quite remarkable results. If the Rosary is well presented, I am sure that young people will once more surprise adults by the way they make this prayer their own and recite it with the enthusiasm typical of their age group.
I look to all of you, brothers and sisters of every state of life, to you, Christian families, to you, the sick and elderly, and to you, young people: confidently take up the Rosary once again. Rediscover the Rosary in the light of Scripture, in harmony with the Liturgy, and in the context of your daily lives.
May this appeal of mine not go unheard! At the start of the twenty-fifth year of my Pontificate, I entrust this Apostolic Letter to the loving hands of the Virgin Mary, prostrating myself in spirit before her image in the splendid Shrine built for her by Blessed Bartolo Longo, the apostle of the Rosary. I willingly make my own the touching words with which he concluded his well-known Supplication to the Queen of the Holy Rosary: “O Blessed Rosary of Mary, sweet chain which unites us to God, bond of love which unites us to the angels, tower of salvation against the assaults of Hell, safe port in our universal shipwreck, we will never abandon you. You will be our comfort in the hour of death: yours our final kiss as life ebbs away. And the last word from our lips will be your sweet name, O Queen of the Rosary of Pompei, O dearest Mother, O Refuge of Sinners, O Sovereign Consoler of the Afflicted. May you be everywhere blessed, today and always, on earth and in heaven”.
From the Vatican, on the 16th day of October in the year 2002, the beginning of the twenty- fifth year of my Pontificate.
JOHN PAUL II





Đọc tiếp »

CHỈ CÓ TÌNH YÊU... (ĐTC Phanxicô, 20/10/2020)


“... Anh chị em thân mến, đồi Canvê là địa điểm diễn ra cuộc “đấu khẩu” lớn giữa Thiên Chúa, Đấng đến để cứu chúng ta và con người, là những kẻ chỉ muốn cứu chính mình. Đó là cuộc tranh luận giữa niềm tin vào Chúa và sự tôn thờ cái tôi; giữa con người buộc tội và Thiên Chúa bào chữa. Cuối cùng, chiến thắng của Thiên Chúa đã được tỏ lộ; lòng thương xót của Ngài đã cúi xuống trên trái đất. Từ thập giá, ơn tha thứ tuôn đổ và tình yêu huynh đệ được tái sinh: “Thập giá làm cho chúng ta trở thành anh chị em” (Benedict XVI, Diễn từ tại buổi Đi Đàng Thánh giá tại Đấu trường Colôsêô của Rôma, ngày 21 tháng 3 năm 2008). Cánh tay của Chúa Giêsu, dang ra trên thập tự giá, đánh dấu bước ngoặt, vì Thiên Chúa không chỉ ngón tay vào ai hết cả, nhưng thay vào đó, ôm lấy tất cả. Vì chỉ tình yêu mới có thể dập tắt hận thù, chỉ có tình yêu cuối cùng mới có thể chiến thắng bất công. Chỉ có tình yêu mới có khả năng nhường chỗ cho những người khác. Chỉ có tình yêu mới là con đường dẫn đến sự hiệp thông trọn vẹn giữa chúng ta.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa chịu đóng đinh ban ơn để chúng ta được hiệp nhất và huynh đệ hơn. Khi chúng ta bị cám dỗ đi theo con đường của thế gian này, xin cho chúng ta nhớ lại lời của Chúa Giêsu: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8: 35). Sự mất mát trong mắt thế giới lại chính là ơn cứu rỗi đối với chúng ta. Xin cho chúng con học nơi Chúa, Đấng đã cứu chúng con bằng cách trút bỏ chính mình (x. Pl 2, 7) và mặc lấy thân phận khác: từ Thiên Chúa, Người đã trở thành phàm nhân; từ Thần Khí, Người trở thành huyết nhục: từ một vị vua, Người trở thành nô lệ. Chúa yêu cầu chúng ta làm điều tương tự, là hạ mình, là “trở nên khác đi” để tiếp cận với người khác. Càng trở nên gần gũi với Chúa Giêsu, chúng ta càng cởi mở và “phổ quát” hơn, vì chúng ta sẽ cảm thấy có trách nhiệm với người khác. Và những người khác sẽ trở thành phương tiện cứu rỗi chính chúng ta: tất cả những người khác, mọi con người, bất kể lịch sử và tín ngưỡng của họ. Bắt đầu với những người nghèo, là những người giống Chúa Giêsu nhất. Vị Tổng Giám Mục vĩ đại của thành Constantinople, Thánh Gioan Kim Khẩu, đã từng viết: “Nếu không có người nghèo, phần lớn sự cứu rỗi của chúng ta sẽ bị lung lay” (Bàn về Thư Thứ Hai của Thánh Phaolô gửi tín hữu Cô-rinh-tô, XVII, 2). Xin Chúa giúp chúng ta cùng nhau đồng hành trên con đường huynh đệ, và nhờ đó trở thành những chứng nhân đáng tin cậy cho Thiên Chúa thật.”
(ĐTC Phanxicô, 20/10/2020)
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XXX - Mùa TN C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2022

Ngày 22 tháng 10: Lễ nhớ thánh Gioan Phaolô II


Ta vô website Tòa Thánh đọc cuộc đời của ngài, xin ngài phù giúp chúng ta:
JOHN PAUL II
(1920-2005)
Karol Józef Wojtyła, elected Pope on 16 October 1978, was born in Wadowice, Poland, on 18 May 1920.

He was the third of three children born to Karol Wojtyła and Emilia Kaczorowska, who died in 1929. His elder brother Edmund, a physician, died in 1932, and his father, Karol, a non-commissioned officer in the army, died in 1941.
He was nine years old when he received his First Communion and eighteen when he received the Sacrament of Confirmation. After completing high school in Wadowice, he enrolled in the

Jagellonian University of Krakow in 1938.
When the occupying Nazi forces closed the University in 1939, Karol worked (1940-1944) in a quarry and then in the Solvay chemical factory to earn a living and to avoid deportation to Germany.
Feeling called to the priesthood, he began his studies in 1942 in the clandestine major seminary of Krakow, directed by the Archbishop Adam Stefan Sapieha. During that time, he was one of the organizers of the "Rhapsodic Theatre", which was also clandestine.
After the war, Karol continued his studies in the major seminary, newly reopened, and in the school of theology at the Jagellonian University, until his priestly ordination in Krakow on 1 November 1946. Father Wojtyła was then sent by Cardinal Sapieha to Rome, where he attained a doctorate in theology (1948). He wrote his dissertation on faith as understood in the works of Saint John of the Cross. While a student in Rome, he spent his vacations exercising pastoral ministry among Polish emigrants in France, Belgium and Holland.
In 1948, Father Wojtyła returned to Poland and was appointed a curate in the parish church of Niegowić, near Krakow, and later at Saint Florian in the city. He was a university chaplain until 1951, when he again undertook studies in philosophy and theology. In 1953, Father Wojtyła presented a dissertation at the Jagellonian University of Krakow on the possibility of grounding a Christian ethic on the ethical system developed by Max Scheler. Later he became professor of moral theology and ethics in the major seminary of Krakow and in the theology faculty of Lublin.
On 4 July 1958, Pope Pius XII appointed Father Wojtyła auxiliary bishop of Krakow, with the titular see of Ombi. Archbishop Eugeniusz Baziak ordained him in Wawel Cathedral (Krakow) on 28 September 1958.
On 13 January 1964, Pope Paul VI appointed Bishop Wojtyła as Archbishop of Krakow and subsequently, on 26 June 1967, created him a Cardinal.
Bishop Wojtyła took part in the Second Vatican Council (1962- 1965) and made a significant contribution to the drafting of the Constitution Gaudium et Spes. He also took part in the five assemblies of the Synod of Bishops prior to the start of his Pontificate.
On 16 October 1978, Cardinal Wojtyła was elected Pope and on 22 October he began his ministry as universal Pastor of the Church.
Pope John Paul II made 146 pastoral visits in Italy and, as the Bishop of Rome, he visited 317 of the current 322 Roman parishes. His international apostolic journeys numbered 104 and were expressions of the constant pastoral solicitude of the Successor of Peter for all the Churches.
His principal documents include 14 Encyclicals, 15 Apostolic Exhortations, 11 Apostolic Constitutions and 45 Apostolic Letters. He also wrote five books: Crossing the Threshold of Hope (October 1994); Gift and Mystery: On the Fiftieth Anniversary of My Priestly Ordination (November 1996); Roman Triptych, meditations in poetry (March 2003); Rise, Let Us Be on Our Way (May 2004) and Memory and Identity (February 2005).
Pope John Paul II celebrated 147 beatifications, during which he proclaimed 1,338 blesseds, and 51 canonizations, for a total of 482 saints. He called 9 consistories, in which he created 231 Cardinals (plus one in pectore). He also presided at 6 plenary meetings of the College of Cardinals.
From 1978, Pope John Paul II convoked 15 assemblies of the Synod of Bishops: 6 ordinary general sessions (1980, 1983, 1987, 1990, 1994 and 2001), 1 extraordinary general session (1985) and 8 special sessions (1980, 1991, 1994, 1995, 1997, 1998 (2) and 1999).
On 3 May 1981, an attempt was made on Pope John Paul II's life in Saint Peter's Square. Saved by the maternal hand of the Mother of God, following a lengthy stay in the hospital, he forgave the attempted assassin and, aware of having received a great gift, intensified his pastoral commitments with heroic generosity.
Pope John Paul II also demonstrated his pastoral concern by erecting numerous dioceses and ecclesiastical circumscriptions, and by promulgating Codes of Canon Law for the Latin and the Oriental Churches, as well as the Catechism of the Catholic Church. He proclaimed the Year of Redemption, the Marian Year and the Year of the Eucharist as well as the Great Jubilee Year of 2000, in order to provide the People of God with particularly intense spiritual experiences. He also attracted young people by beginning the celebration of World Youth Day.
No other Pope met as many people as Pope John Paul II. More than 17.6 million pilgrims attended his Wednesday General Audiences (which numbered over 1,160). This does not include any of the other special audiences and religious ceremonies (more than 8 million pilgrims in the Great Jubilee Year of 2000 alone). He met millions of the faithful in the course of his pastoral visits in Italy and throughout the world. He also received numerous government officials in audience, including 38 official visits and 738 audiences and meetings with Heads of State, as well as 246 audiences and meetings with Prime Ministers.
Pope John Paul II died in the Apostolic Palace at 9:37 p.m. on Saturday, 2 April 2005, the vigil of Sunday in albis or Divine Mercy Sunday, which he had instituted. On 8 April, his solemn funeral was celebrated in Saint Peter's Square and he was buried in the crypt of Saint Peter's Basilica.
John Paul II was beatified in Saint Peter's Square on 1 May 2011 by Pope Benedict XVI, his immediate successor and for many years his valued collaborator as Prefect for the Congregation for the Doctrine of the Faith.
He was canonised on 27 April 2014, together with Pope John XXIII, by Pope Francis.
Đọc tiếp »

TRUYỀN GIÁO: THI HÀNH SỨ VỤ CHUNG (Sứ điệp Truyền Giáo 2022)


“Đọc kỹ hơn câu: “Anh em sẽ là nhân chứng của Thầy” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn những khía cạnh luôn luôn hợp thời của sứ mệnh mà Đức Kitô đã uỷ thác cho các môn đệ. Động từ để ở dạng số nhiều nhằm nhấn mạnh tính cộng đoàn và giáo hội của ơn gọi truyền giáo nơi người môn đệ. Mỗi người đã rửa tội đều được kêu gọi truyền giáo trong Hội Thánh và bởi sự uỷ nhiệm của Hội Thánh: do đó, việc truyền giáo được thi

hành chung với nhau, không phải từng cá
nhân riêng rẽ, trong sự hiệp thông với cộng đoàn Hội Thánh chứ không theo sáng kiến cá nhân của mỗi người. Ngay cả khi một cá nhân trong một tình huống rất đặc biệt mà thi hành sứ vụ truyền giáo một mình, họ phải luôn luôn thi hành sứ vụ này trong sự hiệp thông với Hội Thánh là người uỷ nhiệm họ.
Như Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã dạy trong Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi), một văn kiện mà tôi rất yêu thích: “Loan báo Tin Mừng không phải là một hành vi cá nhân và riêng lẻ đối với bất cứ ai, nhưng nó mang tính Giáo Hội một cách sâu xa. Khi một người giảng thuyết, một giáo lý viên hay một mục tử âm thầm nhất, ở một miền đất xa xăm nhất, rao giảng Phúc Âm, tập hợp cộng đoàn nhỏ bé của mình lại hay ban phát các bí tích, cho dù đơn độc một mình, người ấy đang thực thi một hành vi của Hội Thánh, và hành động của họ chắc chắn gắn liền với hoạt động phúc âm hoá của toàn thể Hội Thánh bởi những tương quan về thể chế, nhưng cũng bởi những sự liên kết vô hình thâm sâu trong trật tự của ân sủng. Ðiều này nói lên rằng, người ấy hành động không phải vì sứ vụ họ tự gán cho mình, hay theo cảm hứng cá nhân, mà là hiệp nhất với sứ vụ của Hội Thánh và nhân danh Hội Thánh” (số 60).
Trên thực tế, không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu đã sai các môn đệ từng hai người một đi truyền giáo; việc làm chứng của người Kitô hữu cho Đức Kitô chủ yếu mang tính cộng đoàn. Vì vậy, khi thi hành việc truyền giáo, sự hiện diện của một cộng đoàn có tầm quan trọng cơ bản, bất kể là một cộng đoàn lớn hay nhỏ.” (Sứ điệp Truyền Giáo 2022)
Đọc tiếp »

KINH LẠY CHA, KÍNH MỪNG, SÁNG DANH (Tông thư Kinh Môi Côi )


KINH LẠY CHA, KÍNH MỪNG, SÁNG DANH
Khi lần hạt, sau mỗi ngắm ta đọc 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng và 1 kinh Sáng Danh; tông thư Kinh Môi Côi sẽ giúp ta hiểu rõ ý nghĩa lời kinh đơn sơ quen thuộc này:
The “Our Father”
32. After listening to the word and focusing on the mystery, it is natural for the mind to be lifted up towards the Father. In each of his mysteries, Jesus always leads us to the Father, for as he rests in the Father's bosom (cf. Jn 1:18) he is continually turned towards him. He wants us to share in his intimacy with the Father, so that we can say with him: “Abba, Father” (Rom 8:15; Gal 4:6). By virtue of his relationship to the Father he makes us brothers and sisters of himself and of one another, communicating to us the Spirit which is both his and the Father's. Acting as a kind of foundation for the Christological and Marian meditation which unfolds in the repetition of the Hail Mary, the Our Father makes meditation upon the mystery, even when carried out in solitude, an ecclesial experience.
The ten “Hail Marys”
33. This is the most substantial element in the Rosary and also the one which makes it a Marian prayer par excellence. Yet when the Hail Mary is properly understood, we come to see clearly that its Marian character is not opposed to its Christological character, but that it actually emphasizes and increases it. The first part of the Hail Mary, drawn from the words spoken to Mary by the Angel Gabriel and by Saint Elizabeth, is a contemplation in adoration of the mystery accomplished in the Virgin of Nazareth. These words express, so to speak, the wonder of heaven and earth; they could be said to give us a glimpse of God's own wonderment as he contemplates his “masterpiece” – the Incarnation of the Son in the womb of the Virgin Mary. If we recall how, in the Book of Genesis, God “saw all that he had made” (Gen 1:31), we can find here an echo of that “pathos with which God, at the dawn of creation, looked upon the work of his hands”.(36) The repetition of the Hail Mary in the Rosary gives us a share in God's own wonder and pleasure: in jubilant amazement we acknowledge the greatest miracle of history. Mary's prophecy here finds its fulfilment: “Henceforth all generations will call me blessed” (Lk 1:48).
The centre of gravity in the Hail Mary, the hinge as it were which joins its two parts, is the name of Jesus. Sometimes, in hurried recitation, this centre of gravity can be overlooked, and with it the connection to the mystery of Christ being contemplated. Yet it is precisely the emphasis given to the name of Jesus and to his mystery that is the sign of a meaningful and fruitful recitation of the Rosary. Pope Paul VI drew attention, in his Apostolic Exhortation Marialis Cultus, to the custom in certain regions of highlighting the name of Christ by the addition of a clause referring to the mystery being contemplated.(37) This is a praiseworthy custom, especially during public recitation. It gives forceful expression to our faith in Christ, directed to the different moments of the Redeemer's life. It is at once a profession of faith and an aid in concentrating our meditation, since it facilitates the process of assimilation to the mystery of Christ inherent in the repetition of the Hail Mary. When we repeat the name of Jesus – the only name given to us by which we may hope for salvation (cf. Acts 4:12) – in close association with the name of his Blessed Mother, almost as if it were done at her suggestion, we set out on a path of assimilation meant to help us enter more deeply into the life of Christ.
From Mary's uniquely privileged relationship with Christ, which makes her the Mother of God, Theotókos, derives the forcefulness of the appeal we make to her in the second half of the prayer, as we entrust to her maternal intercession our lives and the hour of our death.
The “Gloria”
34. Trinitarian doxology is the goal of all Christian contemplation. For Christ is the way that leads us to the Father in the Spirit. If we travel this way to the end, we repeatedly encounter the mystery of the three divine Persons, to whom all praise, worship and thanksgiving are due. It is important that the Gloria, the high-point of contemplation, be given due prominence in the Rosary. In public recitation it could be sung, as a way of giving proper emphasis to the essentially Trinitarian structure of all Christian prayer.
To the extent that meditation on the mystery is attentive and profound, and to the extent that it is enlivened – from one Hail Mary to another – by love for Christ and for Mary, the glorification of the Trinity at the end of each decade, far from being a perfunctory conclusion, takes on its proper contemplative tone, raising the mind as it were to the heights of heaven and enabling us in some way to relive the experience of Tabor, a foretaste of the contemplation yet to come: “It is good for us to be here!” (Lk 9:33).
The concluding short prayer
35. In current practice, the Trinitarian doxology is followed by a brief concluding prayer which varies according to local custom. Without in any way diminishing the value of such invocations, it is worthwhile to note that the contemplation of the mysteries could better express their full spiritual fruitfulness if an effort were made to conclude each mystery with a prayer for the fruits specific to that particular mystery. In this way the Rosary would better express its connection with the Christian life. One fine liturgical prayer suggests as much, inviting us to pray that, by meditation on the mysteries of the Rosary, we may come to “imitate what they contain and obtain what they promise”.(38)
Such a final prayer could take on a legitimate variety of forms, as indeed it already does. In this way the Rosary can be better adapted to different spiritual traditions and different Christian communities. It is to be hoped, then, that appropriate formulas will be widely circulated, after due pastoral discernment and possibly after experimental use in centres and shrines particularly devoted to the Rosary, so that the People of God may benefit from an abundance of authentic spiritual riches and find nourishment for their personal contemplation.








Đọc tiếp »

XIN GIÚP CON LÀM LÀNH LÁNH DỮ


(Rm 7, 18-25)
Thưa anh em, tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. 19 Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. 20 Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.
21 Bởi đó tôi khám phá ra luật này : khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. 22 Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa ; 23 nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác : luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể tôi.
24 Tôi thật là một người khốn nạn ! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này ? 25a Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta !
Suy niệm
Bài đọc 1 hôm nay rất ý nghĩa cho ngày toàn quốc chay tịnh và làm việc thiện xin ơn chữa lành khỏi đại dịch Covid-19, trùng ngày lễ nhớ thánh giáo hoàng Gioan Phaolô 2, vị giáo hoàng can đảm thay đổi thế giới tốt hơn… Xin ngài cùng thánh nữ bác ái của thế kỷ 21-Mẹ Têrêxa giúp chúng con “nhiệt tâm làm việc thiện”… để qua cơn dịch này, thế giới có nền văn minh tình thương tốt đẹp hơn…
Đọc tiếp »

“Hãy tự cứu mình đi.” (Mc 15, 30) (ĐTC Phanxicô, 20/10/2020)


“... Hãy tự cứu mình đi. Những người tiếp theo nói những lời này là các thầy thượng tế và các kinh sư. Họ là những người đã lên án Chúa Giêsu, vì họ coi Ngài là một kẻ nguy hiểm. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều là những chuyên gia trong việc đóng đinh người khác để tự cứu mình. Chúa Giêsu đã để cho mình bị đóng đinh, để dạy chúng ta đừng gán điều ác sang người khác. Các thầy thượng tế đã buộc tội Ngài chính vì những gì Ngài đã làm cho người khác: “Ông ấy đã cứu người khác nhưng lại không thể tự cứu mình!” (Câu 31). Họ biết Chúa Giêsu; họ nhớ đến những phép lạ chữa lành và giải thoát mà Ngài đã thực hiện, nhưng họ đã đưa ra một kết luận đầy ác ý. Đối với họ, cứu người khác, giúp đỡ tha nhân, là chuyện tào lao vô ích; Chúa Giêsu, Đấng đã tự hiến mình trọn vẹn cho tha nhân, đã bị mất chính mình! Giọng điệu chế giễu của lời buộc tội được sử dụng bằng ngôn ngữ tôn giáo, hai lần sử dụng động từ “cứu”. Nhưng “phúc âm” của việc tự cứu mình không phải là Phúc âm của ơn cứu rỗi. Đó là điều sai trái nhất trong các phúc âm ngụy tạo, khiến người khác phải vác thập tự giá. Trong khi đó, Phúc Âm đích thực đòi buộc chúng ta vác thập tự giá của người khác.
Hãy tự cứu mình đi. Cuối cùng, một trong những người bị đóng đinh cùng với Chúa Giêsu cũng tham gia vào việc chế nhạo ngài. Thật dễ dàng biết bao khi chỉ trích, khi nói chống lại người khác, khi chỉ ra cái xấu ở người khác chứ không phải những khuyết điểm của chính mình, thậm chí đổ lỗi cho kẻ yếu và người bị ruồng bỏ! Nhưng tại sao anh ta lại khó chịu với Chúa Giêsu? Bởi vì Ngài đã không giúp đưa anh ta xuống khỏi thập tự giá. Anh ta nói với Ngài: “Hãy cứu lấy bản thân và cả chúng tôi nữa!” (Lc 23: 39). Người ta chỉ tìm đến Chúa Giêsu để tìm cách giải quyết vấn đề của họ. Tuy nhiên, Thiên Chúa không đến chỉ để giải thoát chúng ta khỏi những vấn đề hằng ngày luôn tồn tại, mà còn là để giải thoát chúng ta khỏi một vấn đề thực sự, đó là thiếu tình yêu. Đây là nguyên nhân chính gây ra các tệ nạn cá nhân, xã hội, quốc tế và môi trường của chúng ta. Chỉ nghĩ về bản thân mình: đây là cha đẻ của mọi tệ nạn. Tuy nhiên, một trong những tên trộm sau đó nhìn vào Chúa Giêsu và thấy nơi Người một tình yêu khiêm nhường. Người trộm lành ấy được vào thiên đàng bằng cách làm một việc duy nhất: anh ta chuyển mối quan tâm đến chính mình sang Chúa Giêsu, từ chính mình sang người bên cạnh (xem câu 42)...” (ĐTC Phanxicô, 20/10/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

GX CÙ MI: MỤC VỤ THÁNG 11

Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.