Ads 468x60px

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

THÁNH ĐA MINH


Thánh nhân sinh quãng năm 1170, tại Ca-lê-ru-ê-ga, Tây Ban Nha. Người học thần học tại Pa-len-xi-a rồi làm kinh sĩ giáo phận Ốt-ma. Trước hết, người quy tụ một số phụ nữ về sống tại Pơ-rô-vin-lơ (Pháp), theo một tu luật, rồi sau người lập dòng Anh Em Thuyết Giáo tại Tu-lu-dơ để đối lại lạc giáo Ca-tha. Chính người đã chiến đấu với lạc giáo bằng lời giảng thuyết, bằng gương sáng và đã thu hoạch được kết quả khả quan. Người muốn các anh em trong dòng phải sống khất
thực, và lời giảng dạy phải xuất phát và được nuôi dưỡng bằng chiêm niệm. Người đã đặt trung tâm dòng ở Rô-ma trước khi qua đời ở Bô-lô-nha ngày 6 tháng 8 năm 1221.
Trích các văn kiện lịch sử dòng Anh Em Thuyết Giáo :
“Thánh Đa-minh rất mực đoan chính và nhiệt tình mến Chúa. Không nghi ngờ gì nữa, ai cũng chứng thực là người thật đáng kính và đầy ân sủng. Tâm hồn người hết sức bình thản, chỉ xao động khi đồng cảm nỗi thống khổ của người khác hay khi tỏ lòng thương xót khoan dung. Lòng vui thì nét mặt cũng vui lây, nên người đã giãi toả niềm an vui nội tâm trên khuôn mặt khả ái hân hoan.
Qua lời nói cũng như việc làm, đâu đâu người cũng tỏ ra là một con người phúc âm. Ban ngày, không ai hoà đồng vui vẻ với anh em bằng hữu hơn người. Ban đêm, chẳng ai kiên trì canh thức cầu nguyện đủ cách như người. Người ít nói, ngoại trừ nói với Thiên Chúa -tức là cầu nguyện- hay nói về Thiên Chúa, và người thường khuyên bảo anh em như vậy.
Người thường dâng lên lời cầu khẩn đặc biệt này, là xin Thiên Chúa thương ban cho người lòng bác ái chân thật, lòng bác ái giúp người nỗ lực tìm kiếm và đem lại ơn cứu độ cho con người. Người nghĩ rằng người chỉ thật sự là chi thể của Đức Ki-tô khi đem trọn vẹn con người và sức lực ra cứu các linh hồn như Chúa Giê-su là Đấng cứu độ mọi người đã dâng hiến trọn vẹn con người mình để cứu độ chúng ta. Và để thực hiện công trình này, theo kế hoạch quan phòng sâu thẳm từ ngàn đời của Thiên Chúa, người đã lập dòng Anh Em Thuyết Giáo.
Người hay dùng lời nói và thư từ khuyên bảo anh em dòng thường xuyên học hỏi Tân Ước và Cựu Ước. Lúc nào người cũng mang theo mình sách Tin Mừng theo thánh Mát-thêu cùng với các thư thánh Phao-lô, và học đến hầu như thuộc lòng…”
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần XIX- Mùa TN



Đọc tiếp »

GIÁO DÂN Ý THỨC VỀ HỘI THÁNH: Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân", số 25


“Để tham dự đúng đắn vào đời sống Giáo Hội, giáo dân cần phải có một cái nhìn sáng suốt và chính xác về Giáo Hội địa phương liên hệ với Giáo Hội phổ quát. Giáo Hội địa phương không phải là một mảnh nhỏ của Giáo Hội phổ quát, và Giáo Hội phổ quát cũng không phải chỉ là tổng số các Giáo Hội địa phương ; ngược lại, điều liên kết các Giáo Hội chính là sợi dây sống động, cốt yếu và trường cửu, theo nghĩa
Giáo Hội phổ quát hiện hữu và tỏ lộ ra nơi các Giáo Hội địa phương.

Chính vì vậy, Công Đồng quả quyết : các Giáo Hội địa phương “được thành lập theo hình ảnh Giáo Hội phổ quát : chính nhờ và trong Giáo Hội ấy mà có một Giáo Hội Công Giáo, duy nhất”.
Công Đồng còn thôi thúc giáo dân tích cực tùy thuộc vào Giáo Hội địa phương, trong khi vẫn duy trì tinh thần “công giáo”. Sắc lệnh về Tông Đồ giáo dân viết : “Giáo dân phải luôn phát huy ý thức về giáo phận, vì giáo xứ là một tế bào của giáo phận. Họ phải luôn mau mắn đáp lại tiếng gọi của chủ chăn trong việc tham gia vào các công cuộc chung của giáo phận. Hơn nữa, để đáp ứng những nhu cầu nơi thành thị cũng như ở thôn quê, họ không chỉ hạn hẹp sự cộng tác của mình trong giới hạn giáo xứ hay giáo phận, nhưng cố gắng mở rộng phạm vi tới cả các lãnh vực liên xứ, liên giáo phận, quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, việc di dân mỗi ngày một nhiều, những mối bang giao gia tăng, việc giao thông dễ dàng đã không để một thành phần xã hội nào sống đóng kín cho riêng mình. Vì thế, người giáo dân phải quan tâm đến những nhu cầu của Dân Thiên Chúa trên khắp địa cầu”.








Đọc tiếp »

TUẦN CỬU NHẬT CẦU CHO CÙ MI: Hôm nay đến 15/08 là 9 ngày hiệp thông, cầu nguyện mừng Bổn mạng kỷ niệm 135 năm Tin Mừng đến Cù Mi (1887-2022)








Đọc tiếp »

TÁC VỤ CỦA GIÁO DÂN (Tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân", số 23:)


Tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân", số 23:
"Sứ vụ cứu độ của Giáo Hội trong thế giới được thực hiện không những nhờ các thừa tác viên đã lãnh bí tích Truyền Chức Thánh, nhưng còn nhờ tất cả mọi giáo dân : thực vậy, nhờ đã được chịu phép thánh tẩy và nhờ ơn gọi chuyên biệt của mình, các giáo dân, mỗi người theo mức độ của mình, tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Kitô.

thế, các vị chủ chăn có bổn phận phải nhìn nhận và cổ võ các tác vụ, chức vụ và nhiệm vụ của giáo dân, những chức vụ và nhiệm vụ này đặt nền tảng trên bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, hơn nữa, đối với phần đông trong số họ, còn thêm bí tích Hôn Phối.
Ngoài ra, khi nhu cầu và lợi ích của Giáo Hội đòi hỏi, các vị chủ chăn có thể, chiếu theo quy tắc của luật chung, mà trao phó cho giáo dân một số chức vụ và nhiệm vụ, dù vẫn gắn liền với tác vụ riêng của vị chủ chăn, nhưng không buộc có ấn

tích của bí tích Truyền Chức Thánh. Giáo luật quy định : “Nơi nào nhu cầu Giáo Hội đòi hỏi, và thiếu thừa tác viên thánh, thì các giáo dân, dù không cóc tác vụ đọc sách và giúp lễ, cũng có thể thay thế họ làm một số công việc : tỉ như thi hành tác vụ Lời Chúa, chủ tọa buổi cầu nguyện, ban phép Thánh Tẩy, cho rước lễ, theo các quy tắc luật định”.
Tuy nhiên, việc thi hành một nhiệm vụ như thế không biến giáo dân thành một chủ chăn : thực ra, yếu tố cấu tạo tác vụ không phải do chính hoạt động nhưng là sự truyền chức thánh bí tích. Chỉ có bí tích Truyền Chức Thánh mới ban cho thừa tác viên được thụ phong được quyền tham dự đặc biệt vào chức vụ của Đức Kitô Thủ Lãnh và Mục Tử, cũng như vào chức tư tế vĩnh cửu của Ngài. Nhiệm vụ được thi hành với tư cách thay thế có được sự hợp pháp cách chính danh và trực tiếp khi được vị chủ chăn ủy nhiệm chính thức và, khi thi hành nhiệm vụ này cách cụ thể, người thay thế phải tuân theo sự điều khiển của quyền bính Giáo Hội.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

CHÚA NHẬT XIX- TN C



Đọc tiếp »

GIÁO DÂN LÀ AI ? (Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân" của ĐTC Gioan Phaolô II, 1988 )



"Giáo dân là ai ?
9.Các Nghị Phụ của Thượng-hội-đồng đã thật có lý khi ghi nhận rằng cần phải xác định và đưa ra một cách mô tả tích cực về ơn gọi và sứ vụ của giáo dân, nhờ nghiên cứu sâu xa giáo huấn của Công Đồng Vatican II, dựa theo những tài liệu mới nhất của Huấn Quyền và kinh nghiệm của đời sống Giáo Hội, được Thánh Thần hướng dẫn.
Để trả lời cho câu hỏi “giáo dân là ai ?”, Công

Đồng đã khước từ giải pháp dễ dãi của một định nghĩa tiêu cực, và đã hướng tới một quan điểm hoàn toàn tích cực. Công Đồng đã bày tỏ ý hướng nền tảng của mình khi khẳng định rằng giáo dân hoàn toàn thuộc về Giáo Hội cũng như thuộc về mầu nhiệm của Giáo Hội, và tính chất đặc biệt của ơn gọi của họ có nét riêng là đặc biệt “tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách quản trị các sự việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa”.
Hiến chế Ánh Sáng muôn dân nói : “Danh hiệu

giáo dân ở đây được hiểu là tất cả những kitô-hữu không thuộc hàng giáo sĩ và bậc tu trì được Giáo Hội công nhận. Nghĩa là những kitô-hữu đã được tháp nhập vào thân thể Chúa Kitô nhờ phép thánh tẩy, đã trở nên Dân Thiên Chúa, và tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Kitô theo cách thức của họ ; họ là những người đang thực hiện sứ mệnh của toàn dân Kitô-giáo trong Giáo Hội và trên trần gian theo phận vụ riêng của mình”.
Đức Giáo hoàng Piô XII đã khẳng định “Các tín

hữu, và chính xác hơn, các giáo dân, có mặt ở hàng ngũ tiền phong trong đời sống Giáo Hội ; nhờ họ, Giáo Hội trở thành nguyên lý sống động của xã hội nhân loại. Chính vì thế, họ là những người trước hết phải có một ý thức luôn luôn sáng suốt hơn rằng không những mình thuộc về Giáo Hội, mà còn là Giáo Hội, tức là cộng đồng tín hữu trên trần gian, dưới sự lãnh đạo của một vị thủ lãnh chung là Đức Giáo hoàng, và các vị Giám mục hiệp thông với ngài. Họ là Giáo Hội.




Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DÂN (2) theo Giáo Luật (1983)












Đọc tiếp »

NGÀY 06/08: LỄ CHÚA HIỂN DUNG



Đọc tiếp »

TÔI SÙNG BÁI CỦA CẢI, HAY LÀM GIÀU THEO Ý CHÚA ? (ĐTC Phanxicô, 31/07/2022)


“Hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng trọng tâm của tất cả những điều này không chỉ là một số người quyền lực, hoặc một số hệ thống kinh tế nhất định. Sự thèm muốn trong trái tim của mọi người là trung tâm. Và vì vậy, chúng ta hãy thử tự hỏi mình: Tôi đang ở đâu trong cố gắng đừng dính bén đến tài sản, tách mình khỏi sự giầu sang? Tôi có phàn nàn về những gì tôi thiếu thốn, hay tôi biết bằng lòng với những gì mình đang có? Tôi
có bị cám dỗ để hy sinh các mối quan hệ và thời gian cho người khác vì tiền bạc và cơ hội không? Và một lần nữa, liệu tôi có hy sinh tính hợp pháp và lòng trung thực cho bàn thờ của sự thèm muốn không? Tôi đã nói “bàn thờ”, bàn thờ của sự thèm muốn, nhưng tại sao tôi lại nói bàn thờ? Bởi vì của cải vật chất, và tiền bạc, có thể trở thành một sự sùng bái, một thứ thờ ngẫu tượng thực sự.
Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta bằng những lời lẽ mạnh mẽ. Ngài nói, anh chị em không thể phục vụ hai chủ, và, hãy cẩn thận, Chúa Giêsu không nói hai chủ ấy là Thiên Chúa và ma quỷ, không, thậm chí Ngài cũng không nói hai chủ ấy là điều lành và điều ác, nhưng hai chủ ấy là Thiên Chúa và của cải (x. Lc 16,13). Người ta có thể ngờ rằng Chúa Giêsu sẽ nói rằng anh chị em không thể phục vụ hai chủ, Thiên Chúa và ma quỷ, không phải như thế, nhưng là Thiên Chúa và sự giàu có. Sự giàu có phải phục vụ chúng ta; còn ta phục vụ cho sự giàu có thì không, đó là thờ ngẫu tượng, đó là một sự xúc phạm đến Thiên Chúa.
Như thế chúng ta có thể nghĩ, không nên khao khát làm giàu? Chắc chắn, anh chị em có thể làm giàu; anh chị em có quyền muốn được làm giàu. Thật đẹp khi trở nên giàu có, nhưng giàu theo ý Chúa! Chúa là Đấng giàu có nhất. Ngài giàu lòng nhân ái, giàu lòng nhân hậu. Sự giàu có của Ngài không làm nghèo đi một ai, không tạo ra những cuộc cãi vã, chia rẽ. Đó là sự giàu có biết cho đi, biết phân phát, biết chia sẻ. Thưa anh chị em, tích lũy của cải vật chất không đủ để sống sung túc, vì Chúa Giêsu cũng nói rằng sự sống không bao gồm những gì người ta sở hữu (x. Lc 12,15). Thay vào đó, nó phụ thuộc vào các mối quan hệ tốt, với Chúa, với những người khác, và thậm chí với những người có ít hơn chúng ta.
Vì thế, chúng ta hãy tự hỏi: Đối với bản thân, tôi muốn làm giàu bằng cách nào? Tôi muốn làm giàu theo Chúa hay theo lòng tham? Và, quay lại chủ đề thừa kế, tôi muốn để lại di sản gì? Tiền trong ngân hàng, những thứ vật chất, hay những người hạnh phúc xung quanh tôi, những việc tốt không bị lãng quên, những người tôi đã giúp đỡ để trưởng thành và thăng tiến?
Xin Đức Mẹ giúp chúng ta hiểu thế nào là của cải thực sự của sự sống, là của cải tồn tại mãi mãi.” (ĐTC Phanxicô, 31/07/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DÂN

Tháng 8 trọng tâm là lễ Bổn mạng giáo xứ 15/08 và cuối tháng là Bổn mạng giới Hiền Mẫu-27/08, nên mục vụ ưu tiên cho Cù Mi là ý thức vai trò của giáo dân góp phần xây dựng giáo xứ và Hội Thánh. Xin trích BỘ GIÁO LUẬT-1983, đang hiện hành của Toà Thánh giúp anh chị em đọc những qui định luật Giáo Hội đòi buộc nơi mình.












Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.