Ads 468x60px

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

TÌNH YÊU LÀ KHIÊM NHƯỜNG (Đức Hồng Y Raniero Cantalamess, 18/12/2020)


“Thiên Chúa là tình yêu và do đó là sự khiêm nhường! Tình yêu tạo ra sự phụ thuộc vào người bạn yêu, và kiểu phụ thuộc đó không làm bẽ mặt mà còn làm thăng hoa. Hai tuyên bố ‘Thiên Chúa là tình yêu’ và ‘Thiên Chúa là sự khiêm nhường’ giống như hai mặt của cùng một đồng tiền. Tuy nhiên, từ ngữ khiêm nhường có nghĩa là gì, khi nó được áp dụng cho Thiên Chúa và đâu là ý nghĩa trong những lời này của Chúa Giêsu: ‘Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng’ (Mt 11, 29)? Về bản chất, điều cốt yếu là thế này: khiêm nhường không phải là ‘trở nên nhỏ bé’ (vì một người có thể nhỏ bé và tầm thường nhưng vẫn không có lòng khiêm nhường); cũng không phải là chuyện tự xem bản thân mình là hèn mọn (vì điều đó có thể phụ thuộc vào một hình ảnh tiêu cực về bản thân); và cũng chẳng phải là chuyện tuyên bố mình là hèn mọn (vì bạn có thể nói như thế nhưng không thực sự tin vào điều đó); đúng hơn, khiêm nhường là việc khiến bản thân mình trở nên nhỏ bé và ta làm điều đó vì tình yêu, để người khác có thể nổi lên. Theo nghĩa đó, chỉ có Chúa mới thực sự khiêm nhường. Thật thế,
Ai sánh bằng Thiên Chúa Chúa ta, Đấng ngự chốn cao vời,
cúi xuống để nhìn xem bầu trời trái đất?
Kẻ mọn hèn, Chúa kéo ra khỏi nơi cát bụi,
ai nghèo túng, Người cất nhắc từ đống phân tro. (Tv 113, 5-7).
Dù không được học hành nhiều, Phanxicô Assisi đã hiểu được điều đó. Trong lời Ca ngợi Thiên Chúa Tối Cao, tại một số chỗ, ngài nói với chính Thiên Chúa rằng: ‘Chúa là sự khiêm nhường!’ Và trong Thư gửi toàn thể Dòng, Ngài kêu lên: ‘Hỡi anh em, hãy nhìn vào sự khiêm nhường của Thiên Chúa’. Như ngài viết trong Lời khuyên đầu tiên của mình: ‘Người tự hạ mình xuống, chính khi ngự xuống trong lòng Đức Trinh Nữ’.
Lễ Giáng sinh là lễ của sự khiêm nhường của Thiên Chúa. Để tôn vinh điều đó trong tinh thần và sự thật, chúng ta cần trở nên giống như những đứa trẻ, như bạn cần cúi đầu để đi qua cánh cửa hẹp nhỏ để bước vào Vương Cung Thánh Đường Chúa Giáng Sinh ở Bêlem.” (Đức Hồng Y Raniero Cantalamess, 18/12/2020)
Đọc tiếp »

“Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14, 23) (Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, 18/12/2020)


“Ngôi Lời đã hóa thành người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”. Trước khi kết thúc, chúng ta cần chuyển từ số nhiều sang số ít. Ngôi Lời đã không đến thế gian một cách chung chung mơ hồ, nhưng đã đi vào mỗi tâm hồn tin tưởng một cách cá vị. Chúa Giêsu đã nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14, 23). Do đó, Đức Kitô không chỉ hiện diện trên con thuyền của thế giới hay của Giáo hội; Người hiện diện trên con thuyền nhỏ của đời tôi. Thật là một suy nghĩ sâu sắc! Giá như chúng ta có thể thực sự tin tưởng vào điều đó! Thánh Elizabeth của Chúa Ba Ngôi đã khám phá ra rằng bí mật về sự thánh thiện của thánh nữ nằm ở đó. Như ngài đã từng viết cho một người bạn rằng: “Tôi dường như đã tìm thấy thiên đường của riêng mình trên trái đất này, bởi vì thiên đường là Chúa và Chúa đang ở trong tâm hồn tôi. Ngày tôi hiểu ra điều này, mọi thứ đều tràn ngập ánh sáng”.
Với những hạn chế trong việc thờ phượng nơi công cộng và tham dự thánh lễ trong nhà thờ, do đại dịch gây ra, nó có thể là cơ hội để nhiều người trong chúng ta khám phá ra rằng chúng ta không chỉ gặp được Chúa bằng cách đến nhà thờ, nhưng chúng ta có thể thờ phượng Chúa ‘trong tinh thần và chân lý’ và trò chuyện với Chúa Giêsu ngay cả khi bị nhốt trong nhà, hoặc thậm chí trong phòng của chúng ta. Đời sống Kitô không thể không có Thánh Thể và cộng đoàn, nhưng khi điều này bị ngăn cản bởi những điều kiện bất khả kháng, các Kitô hữu không nên nghĩ rằng đời sống Kitô bị gián đoạn. Nếu bạn chưa bao giờ gặp Chúa Kitô trong lòng mình trước đây, bạn sẽ không bao giờ gặp Ngài, theo nghĩa mạnh của từ này, ở bất cứ nơi nào khác.
Có một tuyên bố táo bạo về lễ Giáng sinh đã vang lên nhiều lần trên miệng lưỡi của các tiến sĩ Hội Thánh và các bậc thầy tâm linh vĩ đại của Giáo hội như Origen, thánh Augustinô, thánh Bernard, Angelus Silesius và nhiều vị khác. Về cơ bản, là thế này: “Chúa Kitô đã được sinh ra bởi Đức Maria một lần ở Bêlem, điều đó có ích gì đối với tôi nếu Ngài không được sinh ra bởi đức tin trong lòng tôi?”. Như thánh Ambrôsiô đã viết: “Theo nghĩa sâu xa nhất, liệu Chúa Kitô còn có thể được sinh ra ở đâu khác, ngoài trái tim và tâm hồn bạn?” Thánh Maximô Cha Giải Tội lặp lại rằng: “Ngôi Lời Thiên Chúa muốn lặp lại mầu nhiệm nhập thể của Ngài trong mọi người nam nữ”. Như bạn có thể thấy, đó là một chân lý đại kết thực sự...
Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, trong sứ điệp Giáng Sinh năm 1962, đã nêu lên lời cầu nguyện cháy bỏng này: “Hỡi Lời Vĩnh Hằng của Cha, Con Thiên Chúa và Con của Mẹ Maria, hãy đổi mới một lần nữa hôm nay, trong thẳm sâu tâm hồn chúng con, điều kỳ diệu phi thường trong sự giáng sinh của Chúa”. Chúng ta hãy biến lời cầu nguyện này thành lời cầu nguyện của riêng mình, nhưng, trong hoàn cảnh bi đát mà chúng ta đang trải qua, chúng ta hãy thêm vào đó lời cầu xin cháy bỏng của phụng vụ Giáng sinh: “Hỡi Vua của các dân tộc, Đấng cai trị mà họ hằng mong ước, là đá tảng hiệp nhất mọi người: Hãy đến và cứu tất cả chúng con, là những người mà Ngài đã hình thành từ đất sét”. Xin hãy đến và nâng dậy nhân loại, đang kiệt sức vì thử thách kéo dài của đại dịch hiện nay!” (Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, 18/12/2020)
Đọc tiếp »

Tv 23:

Ai được lên núi Chúa ?
Ai được ở trong đền thánh của Người ?
Đó là kẻ tay sạch lòng thanh,
chẳng mê theo ngẫu tượng.
Người ấy sẽ được Chúa ban phúc lành,
được Thiên Chúa cứu độ thưởng công xứng đáng.
Đây chính là dòng dõi những kẻ kiếm tìm Người,
tìm thánh nhan Thiên Chúa nhà Gia-cóp.
Who can ascend the mountain of the LORD?
or who may stand in his holy place?
One whose hands are sinless, whose heart is clean,
who desires not what is vain.
He shall receive a blessing from the LORD,
a reward from God his savior.
Such is the race that seeks for him,
that seeks the face of the God of Jacob.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

ĐẾN BÊLEM 2014

Chỉ còn 4 ngày nữa đến Đại Lễ Giáng Sinh, cả thế giới hướng về Bêlem (Bethlehem) nơi Con Thiên Chúa làm người hạ sinh, nhớ đã đến Bêlem 7 năm về trước, chắc một lần trong đời…
Dịp may ấy là năm 2014, đã ngủ hai đêm tại Bêlem (khách sạn Máng Cỏ), cảm nếm trời đêm se lạnh, dạo quảng trường Bêlem khá rộng, cầu nguyện nơi mộ vua Đavít quê Bêlem, coi các thầy Rabi gật gù đọc Kinh Thánh, thăm cánh đồng chiên nơi các mục đồng được thiên thần báo tin vui đến thờ lạy Chúa, thăm nhà thờ gọi là sữa Đức Mẹ với ảnh Đức Mẹ cho Chúa bú… và nhất là nằm xuống chỗ Chúa sinh ra; rồi mua một hang đá nhỏ làm từ gỗ olive ở Bêlem, để mỗi dịp Noel về, đem ra ngắm lại là cách trang trí nhanh gọn nhất và ý nghĩa nhất… dùng 7 năm rồi vẫn còn mới !
Ở nhà làm hang đá cứ là núi nhọn, màu xanh hay trắng tinh phủ tuyết, cây xanh… đến nơi mới thấy đó là những ngọn đồi thấp, thoai thoải như mái vòm, sỏi đá vàng nâu nhạt như màu đất, ít cây hay trơ trọi; cây dầu VN thì cao, lá to; còn dầu bên đó là cây ôliu lá nhỏ, bụi thấp… Hang đá tại Roma có khi làm giống nơi này. Ai chưa đến Bêlem mời xem cho biết…



Đọc tiếp »

NGÀY 20-12



Đọc tiếp »

CẦU NGUYỆN CHO NHAU (ĐTC Phanxicô, 16/12/2020)


“... Trái tim con người hướng về việc cầu nguyện. Điều này hoàn toàn nhân bản. Ai không yêu thương anh chị em mình thì không cầu nguyện nghiêm túc. Ai đó có thể nói: người ta không thể cầu nguyện khi chìm đắm trong hận thù; người ta không thể cầu nguyện khi chìm đắm trong sự dửng dưng. Lời cầu nguyện chỉ được dâng lên trong tinh thần yêu thương. Những người không yêu chỉ giả vờ cầu nguyện, họ tin họ đang cầu nguyện, nhưng họ không cầu nguyện vì họ thiếu tinh thần thích hợp, đó là tình yêu. Trong Giáo hội, những người quen với nỗi buồn và niềm vui của người khác đào sâu hơn những người điều tra “hệ thống chủ yếu” của thế giới. Vì thế, kinh nghiệm của con người hiện diện trong mọi lời cầu nguyện, vì bất kể người ta có thể đã phạm phải những lỗi lầm nào, họ không bao giờ bị bác bỏ hoặc bị gạt sang một bên.
Khi các tín hữu, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, cầu nguyện cho những người tội lỗi, họ không được lựa chọn, không được phán xét hay lên án ai: họ cầu nguyện cho tất cả mọi người. Và họ cầu nguyện cho chính họ. Lúc đó, họ biết rằng họ không khác những người được họ cầu nguyện cho. Họ nhận ra mình là những kẻ tội lỗi giữa những kẻ tội lỗi và họ cầu nguyện cho mọi người. Bài học của dụ ngôn người Pharisiêu và người thu thuế luôn sống động và có liên quan (xem Lc 18: 9-14): chúng ta không tốt hơn ai hết, tất cả chúng ta đều là anh chị em, những người mang thân phận mong manh, đau khổ và tội lỗi chung.
...
Thế giới tiếp tục tiến bước nhờ vào chuỗi những người cầu nguyện này, những người chuyển cầu, và là những người phần lớn không được biết đến, nhưng Thiên Chúa biết đến! Trong tất cả các chi thể của mình, Giáo Hội có sứ mạng thực hành lối cầu nguyện chuyển cầu: chuyển cầu cho người khác. Điều này đặc biệt đúng đối với những người thực thi các vai trò trách nhiệm: cha mẹ, giáo viên, thừa tác viên thụ phong, cấp trên của các cộng đồng… Giống như Ápraham và Môsê, đôi khi họ phải “bênh vực” dân đã được giao phó cho họ trước mặt Thiên Chúa. Trên thực tế, chúng ta đang nói về việc bảo vệ họ bằng đôi mắt và trái tim của Thiên Chúa, bằng lòng từ bi và sự dịu dàng bách chiến bách thắng của Người. Cầu nguyện cho người khác một cách âu yếm.
Thưa anh chị em, chúng ta đều là những chiếc lá trên cùng một thân cây: mỗi chiếc rơi xuống nhắc nhở chúng ta về lòng đạo đức cao cả cần được nuôi dưỡng trong lời cầu nguyện, cho nhau. Vì vậy, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau. Nó sẽ mang lại điều tốt cho chúng ta và cho mọi người. Cảm ơn anh chị em.” (ĐTC Phanxicô, 16/12/2020)
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT IV - MV C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

NGÀY 18/12



Đọc tiếp »

MỪNG SINH NHẬT 85 CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG 1936-17/12-2021


Cụ già 85 tuổi, bị cắt một lá phổi, vừa bị mỗ đại tràng… đã làm những việc đáng kinh ngạc trong lịch sinh hoạt dầy đặc lo những việc toàn cầu… Ai ? Đức Thánh Cha Phanxicô. Thần lực của Chúa hoạt động nơi ngài. Chúng con
chúc mừng
sinh nhật lần thứ 85 của Đức Thánh Cha ! Cầu nguyện cho ngài.
Đọc tiếp »

XIN NIỀM VUI ĐÓN CHÚA XUA TAN LO SẦU DỊCH BỆNH


Kinh Sách hôm nay, 17/12, Thánh Thi là niềm vui, nhưng Thánh Vịnh lại là nỗi buồn. Xin cho niềm vui đón Chúa xua tan sầu thương vì dịch bệnh cho những ai F0 hay có người nhà là F0...
Thánh Thi
Lạy Đấng Cứu Tinh, xin ngự đến,
Từ lòng Trinh Nữ, khấng ra đời !
Hoàng Thiên giáng thế : ôi huyền diệu !
Chỉ có Chúa làm mới được thôi.
Chẳng do ý định của nam nhân
Nhưng bởi quyền năng Chúa Thánh Thần,
Thiên Chúa Ngôi Lời đầu thai xuống
Làm con Thánh Mẫu, Đấng đầy ơn.
Lặng lẽ âm thầm, cảnh thai nhi,
Cao sang Thiên Tử, trọng ai bì,
Trời cao đổi lấy lòng Trinh Nữ
Để làm bệ ngọc Chúa uy nghi.
Mong mỏi tháng ngày mau thấm thoát,
Vua rời thánh điện, bỏ hoàng cung,
Lê dân nhìn mặt Ngôi Thánh Chúa
Đến ở trần gian, thật lạ lùng.
Ngang hàng Thượng Đế, Ngài không quản
Làm kẻ tôi đòi giữa phàm nhân.
Thân phận chúng con hèn yếu quá,
Chúa thương nâng đỡ kiếp phong trần.
Máng cỏ giờ đây rực sáng ngời,
Đêm tàn, ngày mới đã lên ngôi ;
Cho ngày khỏi bị đêm lấn lướt,
Xin giãi niềm tin tựa mặt trời.
Mừng ngôi Thánh Tử xuống trần gian,
Đấng nắm quyền Vua cõi thiên đàng,
Cùng với Thánh Linh và Thánh Phụ
Muôn đời chung hưởng phúc vinh quang.
Ca vịnh
Tv 68 (69),2-22.30-37
Con kêu hoài thành ra kiệt sức,
bởi trông chờ Chúa là Thiên Chúa con thờ.
2Lạy Chúa Trời, xin cứu vớt con,
vì nước đã dâng lên tới cổ.
3Con bị lún sâu xuống chỗ sình lầy,
chẳng biết đứng vào đâu cho vững, *
thân chìm ngập trong dòng nước thẳm,
sóng dạt dào đã cuốn trôi đi.
4Kêu hoài nên kiệt sức,
họng con đã ráo khô ;
đôi mắt đã mỏi mòn
bởi trông chờ Thiên Chúa.
5Kẻ vô cớ ghét con
nhiều hơn tóc trên đầu,
bọn thù con vô lý
lại mạnh thế hơn con. *
Chẳng lấy chi của người,
thế mà con phải trả !
6Lạy Chúa Trời, Ngài biết con điên dại,
lỗi lầm con, làm sao giấu được Ngài !
7Lạy Chúa là Chúa Tể càn khôn,
xin cho những người trông đợi Chúa
đừng vì con mà phải thẹn thùng.
Lạy Chúa Trời nhà Ít-ra-en,
xin đừng để những ai tìm kiếm Ngài
lại vì con mà mang tủi hổ.
8Âu cũng vì Ngài, mà con bị người đời thoá mạ,
chịu nhuốc nhơ phủ lấp mặt mày. *
9Anh em nhà kể con như người dưng nước lã,
hàng máu mủ xem con bằng khách lạ mà thôi.
10Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa,
mà con phải thiệt thân. *
Lời kẻ thoá mạ Ngài,
này chính con hứng chịu.
11Con nhịn ăn đến tiều tuỵ thân hình,
thì thành cớ cho người chế giễu ; *
12khoác vào mình tấm áo vải thô,
thì lại nên trò cười cho thiên hạ.
13Bọn ngồi lê đôi mách cứ gièm pha,
quân rượu chè cũng đặt vè châm chọc.
Đọc tiếp »

XIN CANH CHỪNG LƯỠI CON (ĐTC Phanxicô, 15/12/2021)


“Anh chị em thân mến, chúng ta hãy học nơi Thánh Cả Giuse cách vun trồng những không gian dành cho thinh lặng, trong đó một Lời khác có thể xuất hiện, đó là Chúa Giêsu, Ngôi Lời: lời của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong chúng ta, mà Chúa Giêsu đã mang đến cho chúng ta. Không dễ dàng nhận ra Tiếng nói đó, vốn rất hay bị lẫn lộn với muôn ngàn tiếng nói lo lắng, cám dỗ, ham muốn và hy vọng vốn đang cư ngụ trong chúng ta; nếu không có sự huấn luyện này, sự huấn luyện phát xuất từ chính việc thực hành im lặng, thì lưỡi của chúng ta cũng có thể bị ốm. Nếu không thực hành im lặng, lưỡi của chúng ta cũng có thể bị ốm. Thay vì làm cho sự thật tỏa sáng, nó có thể trở thành một vũ khí nguy hiểm.
Thật vậy, lời nói của chúng ta có thể trở thành xu nịnh, khoác lác, dối trá, nói sau lưng và vu khống. Có một sự kiện đã được khẳng nhận rằng, như Sách Huấn Ca đã nhắc nhở chúng ta, “Có nhiều kẻ gục ngã vì lưỡi kiếm, nhưng làm sao sánh được với những kẻ gục ngã vì lưỡi người?” (Hc 28,18), lưỡi giết người nhiều hơn thanh kiếm. Chúa Giêsu đã nói rõ ràng: ai nói xấu anh chị em mình, ai nói xấu người thân cận, là kẻ giết người (x. Mt 5,21-22). Giết người bằng lưỡi. Chúng ta không tin điều này, nhưng đó là sự thật. Chúng ta hãy nghĩ một chút về những lần chúng ta đã giết người bằng lưỡi: chúng ta sẽ rất xấu hổ! Nhưng điều này tốt cho chúng ta, rất tốt cho chúng ta. Sự khôn ngoan trong Kinh thánh khẳng định rằng “Sống hay chết đều do cái lưỡi, ai yêu chuộng nó, sẽ lãnh nhận hậu quả” (Cn 18,21).
Và Thánh Tông đồ Giacôbê, trong Bức thư mà chúng ta đã đọc ở phần đầu, khai triển chủ đề cổ xưa này về sức mạnh, cả tích cực lẫn tiêu cực, của lời với những thí dụ nổi bật, và ngài nói: “Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân... Cái lưỡi cũng vậy: nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn... Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Từ cùng một cái miệng, phát xuất lời chúc tụng và lời nguyền rủa” (Gc 3,2-10).
Đây là lý do tại sao chúng ta phải học nơi Thánh Giuse để trau dồi sự im lặng: không gian nội tâm trong thời đại của chúng ta, trong đó chúng ta dành cho Chúa Thánh Thần cơ hội để tái sinh chúng ta, để an ủi chúng ta và sửa chữa chúng ta. Tôi không nói là phải rơi vào tình trạng câm lặng, không. Im lặng. Nhưng chuyện rất thường xẩy ra là, khi chúng ta đang làm việc gì đó, mỗi người chúng ta đều nhìn vào bên trong, nhưng khi chúng ta đã hoàn thành, thì ngay lập tức chúng ta tìm điện thoại của mình để gọi một cú gọi khác… chúng ta luôn hành động như thế. Và điều này không giúp ích được gì, điều này khiến chúng ta rơi vào tình trạng hời hợt.
Sự sâu sắc của tâm hồn lớn lên cùng với sự im lặng, sự im lặng không phải là tật câm như tôi đã nói, mà là khoảng trống dành cho sự khôn ngoan, suy tư và Chúa Thánh Thần. Chúng ta sợ những khoảnh khắc im lặng. Chúng ta đừng sợ! Nó sẽ giúp ích cho chúng ta. Và lợi ích cho tâm hồn chúng ta cũng sẽ chữa lành lưỡi của chúng ta, lời nói của chúng ta và trên hết các lựa chọn của chúng ta. Thực thế, Thánh Giuse đã kết hợp im lặng với hành động. Ngài không nói, nhưng ngài hành động, và do đó chứng tỏ điều Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ: “Không phải ai nói với tôi rằng: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ sẽ được vào thiên đàng, nhưng ai làm theo ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự ở trên trời ”(Mt 7,21). Im lặng. Những lời sinh hoa trái khi chúng ta nói, và chúng ta nhớ bài hát đó: “Parole, parole, parole…”, lời, lời, lời, và không có gì nặng chất. Im lặng, nói đúng cách và giữ lưỡi đôi chút, đôi khi tốt hơn là nói những điều ngớ ngẩn.
Chúng ta hãy kết thúc bằng một lời cầu nguyện:
Lạy Thánh Giuse, người của im lặng,
ngài là người không thốt ra một lời nào trong Tin Mừng,
Xin ngài dạy chúng con kiêng những lời lẽ vô ích,
để tái khám phá giá trị của những lời nói xây dựng, khuyến khích, an ủi và hỗ trợ.
Xin ngài gần gũi với những người đang đau khổ vì những lời nói làm tổn thương, như vu khống và nói sau lưng, và xin giúp chúng con luôn kết hợp lời nói với việc làm. Amen. Cảm ơn anh chị em.” (ĐTC Phanxicô, 15/12/2021)
Đọc tiếp »

NGƯỜI CẦU NGUYỆN LÀ “ăng-ten” GIÚP MỌI NGƯỜI KẾT NỐI VỚI CHÚA...


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Những người cầu nguyện không bao giờ quay lưng lại với thế giới. Nếu không tiếp nhận các niềm vui và nỗi buồn, hy vọng và lo lắng của con người, lời cầu nguyện trở thành một hoạt động “trang trí”, một cách hành xử hời hợt, đóng kịch, đơn độc. Tất cả chúng ta đều cần có nội tâm tính: rút lui vào một

không gian và một thời gian dành riêng cho mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Nhưng điều này không có nghĩa chúng ta trốn tránh thực tại. Trong lời cầu nguyện, Thiên Chúa “tiếp nhận chúng ta, ban phước cho chúng ta, rồi bẻ bánh và ban cho chúng ta”, để thỏa mãn cơn đói của mọi người. Mọi Kitô hữu đều được kêu gọi trở nên bánh ăn, được bẻ ra và chia sẻ trong bàn tay Thiên Chúa. Đó là, đó là lời cầu nguyện cụ thể, đó không phải là một việc trốn tránh.
Vì vậy, những người nam nữ cầu nguyện tìm kiếm sự thanh vắng và im lặng, không phải để khỏi bị quấy rầy, nhưng để lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa cách tốt hơn. Đôi khi họ rút lui hoàn toàn khỏi thế giới, trong cảnh bí mật của căn phòng riêng của họ, như Chúa Giêsu vốn khuyến cáo (x. Mt 6, 6). Nhưng dù ở đâu, họ vẫn luôn giữ cho cánh cửa tâm hồn họ rộng mở: cánh cửa rộng mở cho những ai cầu nguyện mà không biết phải cầu nguyện ra sao; cho những người không cầu nguyện gì cả nhưng mang trong mình một tiếng kêu ngột ngạt, một lời khẩn cầu tiềm ẩn; cho những người lầm đường lạc lối… Bất cứ ai gõ cửa người cầu nguyện đều thấy một tấm lòng nhân ái không loại trừ một ai. Lời cầu nguyện xuất phát từ trái tim và tiếng nói của chúng ta, sẽ mang trái tim và tiếng nói lại cho rất nhiều người không biết cách cầu nguyện, hoặc không muốn cầu nguyện, hay không thể cầu nguyện: chúng ta như những người chuyển cầu, là trái tim và tiếng nói của những người này, gúp họ vươn lên tới Chúa Giêsu, vươn lên tới Chúa Cha. Trong cảnh yên tĩnh của những người cầu nguyện, cho dù sự yên tĩnh này kéo dài một thời gian lâu hay chỉ nửa giờ, để cầu nguyện, những người cầu nguyện tách mình ra khỏi mọi sự và khỏi mọi người để tìm thấy mọi sự và mọi người trong Thiên Chúa. Những người này cầu nguyện cho cả thế giới, gánh trên vai những nỗi buồn và tội lỗi của họ. Họ cầu nguyện cho mỗi người và mọi người: họ giống như những chiếc “ăng-ten” của Thiên Chúa trong thế giới này. Người cầu nguyện nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô nơi mọi người nghèo đến gõ cửa, nơi mọi người đã đánh mất ý nghĩa của sự vật. Trong Sách Giáo Lý chúng ta đọc: “việc chuyển cầu, tức cầu xin cho người khác (…) là đặc điểm của một tấm lòng cùng rung nhịp với lòng thương xót của Thiên Chúa”. Điều này thật đẹp đẽ.
Khi cầu nguyện, chúng ta cùng rung nhịp với lòng thương xót của Thiên Chúa; có lòng thương xót đối với tội lỗi của chúng ta, thương xót với chính chúng ta, nhưng cũng thương xót với tất cả những người đã yêu cầu được cầu nguyện, những người mà chúng ta muốn cầu nguyện cho cùng nhịp với trái tim của Thiên Chúa. Đây là lời cầu nguyện đích thực: cùng nhịp với lòng thương xót của Thiên Chúa, với trái tim thương xót của Người. “Trong thời đại của Giáo hội, sự chuyển cầu của Kitô hữu tham dự vào sự chuyển cầu của Chúa Kitô, như một biểu thức của sự hiệp thông các thánh” (n. 2635). Tham dự vào sự chuyển cầu của Chúa Kitô nghĩa là gì? Khi tôi chuyển cầu cho ai đó hoặc cầu nguyện cho ai đó: thì Chúa Kitô ở trước mặt Chúa Cha, Người là Đấng chuyển cầu, Người cầu nguyện cho chúng ta, Người cầu nguyện, cho Chúa Cha thấy những vết thương trên tay của Người, thì Chúa Giêsu hiện diện trước mặt Chúa Cha với nhiệm thể của Người. Và Chúa Giêsu là người chuyển cầu của chúng ta và cầu nguyện là giống như Chúa Giêsu một chút: chuyển cầu trong Chúa Giêsu cùng Chúa Cha, cho những người khác. Điều này rất đẹp đẽ...” (ĐTC Phanxicô, 16/12/2020)
Đọc tiếp »

MÙA ĐÔNG INNSBRUCK 2011 (ÁO)


Nhịp phụng vụ chuyển đến gần đại lễ Giáng Sinh, tiết trời đông lạnh rõ, nhớ mùa đông 2011 Innsbruck và những kỷ niệm đẹp nơi đây. Cám ơn anh Tèo người Phú Hài sống ở Innsbruck chở lên núi lội tuyết và ngắm người ta trợt tuyết… Cảm nếm lạnh dưới 0 độ, thật sạch và mát, nhưng chỉ một mùa đông mà có cảm giác thèm nắng, mới hiểu người châu Âu qua Việt Nam thích tắm nắng…
Cái lạnh ban đầu thì thích thật, nhưng sau thấm, lạnh quá cũng sợ; hỏi mấy người ở hơn 20 năm có quen và thích lạnh không, họ nói vẫn sợ mùa đông đến, cứ đóng cửa trong nhà vì lạnh, âm 20-30 độ lạnh thấu xương… Giờ mới hiểu tại sao có nhiều triết gia châu Âu, chắc vì lạnh họ đóng cửa ở nhà nên “rảnh” và lạnh quá mà suy nghĩ lung tung cho nóng cái đầu, rồi viết sách, ra triết học… Mong thăm lại những người và nơi thân thương này. Nếu vì covid mà không thể thăm lại, thì Facebook nhắc lại hằng năm cho đỡ nhớ !
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

Ngày 17/12



Đọc tiếp »

Tv 24:

Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con.
Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo ban dạy dỗ, vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con.
Lạy Chúa, nghĩa nặng với ân sâu
Ngài đã từng biểu lộ từ muôn thuở muôn đời, giờ đây xin nhớ lại.
Xin lấy tình thương mà nhớ đến con cùng.
Your ways, O LORD, make known to me;
teach me your paths,
guide me in your truth and teach me,
for you are God my savior.
Remember that your compassion, O LORD,
and your love are from of old.
In your kindness remember me,
because of your goodness, O LORD.
Đọc tiếp »

TIN SỐNG VĨNH HẰNG GIÚP SỐNG HẰNG NGÀY


“... Không nhiều người biết rằng Bài Ca Mặt Trời hay Bài Ca Các Tạo Vật của Thánh Phanxicô thành Assisi xuất phát từ niềm tin bất ngờ vào cuộc sống vĩnh hằng. Các nguồn tài liệu của dòng Phanxicô mô tả nguồn gốc của bài ca ấy như sau. Một đêm nọ, khi Thánh Phanxicô đặc biệt đau đớn vì nhiều bệnh tật trầm kha của mình, ngài nói trong lòng: “Lạy Chúa, xin hãy cứu giúp con trong nhiều bệnh tật của con, để con kiên nhẫn chịu đựng chúng!”. Và ngay lập tức ngài nghe thấy những lời này trong tinh thần: “Phanxicô, hãy nói với Ta: nếu ai đó đã cho con một kho tàng quý giá lớn lao để đền đáp cho những bệnh tật và đau khổ của con, con sẽ không coi đất, đá và nước chẳng là gì so với kho báu đó chứ? Con không tràn ngập niềm vui sao?”. Phanxicô trả lời: “Lạy Chúa, đó sẽ là một kho tàng tuyệt vời mà không có gì so sánh được, quý giá và đáng yêu và đáng mơ ước”. Giọng nói kết thúc: “Vậy thì, hãy vui vẻ và vui mừng trước những bệnh tật và khó khăn của con; từ bây giờ hãy sống hạnh phúc, như thể con đã ở trong Vương quốc của Ta. “
Khi thức dậy vào sáng hôm sau, Phanxicô nói với những người bạn đồng hành của mình: “Bây giờ tôi rất vui mừng trong lúc bệnh tật và đau đớn, và luôn cảm tạ Thiên Chúa vì ân sủng và phước lành tuyệt vời Ngài đã ban cho tôi. Thật vậy, Ngài đã rủ lòng thương xót mà ban cho tôi, người tôi tớ nhỏ bé bất xứng của Ngài vẫn còn sống dưới trần gian này, sự chắc chắn sẽ chiếm hữu được Vương quốc vĩnh cửu của Ngài. Vì vậy, để ngợi khen Ngài và an ủi tôi, cũng như xây đắp cho người lân cận của chúng ta, tôi muốn sáng tác một “Lauda” mới, một bài thơ ca ngợi Chúa thay cho các tạo vật của Ngài. Mỗi ngày chúng ta vui thích trước các tạo vật của Thiên Chúa và chúng ta không thể sống thiếu chúng. Và mỗi ngày, chúng ta tỏ ra vô ơn vì lợi ích to lớn đó, và chúng ta không ca ngợi Đấng Tạo Hóa về điều đó như chúng ta nên làm”. Và thánh nhân ngồi xuống, chìm sâu vào suy nghĩ, rồi nói: “Altissimo, onnipotente, bon Segnore...” nghĩa là “Lạy Chúa là Đấng tối cao, toàn năng, và nhân lành”. Ý nghĩ về cuộc sống vĩnh cửu đã không khơi dậy trong thánh Phanxicô sự khinh miệt đối với thế giới này và các tạo vật, nhưng khơi lên nhiệt tình và lòng biết ơn đối với chúng, thậm chí đến mức khiến nỗi đau hiện tại dễ chịu đựng hơn.
Việc suy ngẫm về sự vĩnh hằng hôm nay chắc chắn không miễn trừ cho chúng ta cảm nghiệm chung cùng với tất cả các cư dân khác trên hành tinh này về mức độ chông gai chúng ta phải chịu đựng trước đại dịch chúng ta đang trải qua; nhưng ít nhất giúp chúng ta với tư cách là các tín hữu không bị đè bẹp bởi nó và có thể truyền lòng can đảm và hy vọng của chúng ta cho những người không có sự an ủi của niềm tin. Chúng ta hãy kết thúc bằng một lời cầu nguyện tuyệt đẹp từ phụng vụ:
Lạy Chúa, Đấng khiến cho tâm trí của các tín hữu hợp nhất trong một mục đích duy nhất, xin ban cho dân Chúa biết yêu mến những gì Chúa đã truyền và khao khát những gì Chúa đã hứa, để, giữa những bất ổn của thế giới này, trái tim của chúng con có thể đặt cố định ở nơi mà niềm vui thực sự được tìm thấy. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. AMEN” (Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, Dòng Anh Em Hèn Mọn, Giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng, 11/12/2020)
Đọc tiếp »

THINH LẶNG NHƯ THÁNH GIUSE (ĐTC Phanxicô, 15/12/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Chúng ta tiếp tục suy tư về thánh Giuse. Sau khi đã trình bày về môi trường sống của ngài, vai trò của ngài trong lịch sử cứu độ, và trình bày về ngài như là người công chính và hôn phu của Mẹ Maria, hôm nay tôi muốn xem xét một khía cạnh quan trọng khác nơi con người ngài: đó là sự thinh lặng. Ngày nay, rất nhiều lần chúng ta cần sự thinh lặng.
Thinh lặng rất quan trọng, tôi bị đánh động bởi một câu trong Sách Khôn ngoan, mà khi đọc nó tôi nghĩ về lễ Giáng sinh. Đó là: “Khi đêm chìm trong sự im lặng sâu thẳm nhất, thì lời của người đã xuống trần gian”. Trong khoảnh khắc im lặng nhất Thiên Chúa đã tự tỏ mình ra. Điều quan trọng là phải nghĩ về sự im lặng trong thời đại mà dường như nó không có nhiều giá trị lắm.
Các sách Phúc âm không tường thuật bất kỳ lời nào của thánh Giuse thành Nadarét. Ngài không nói lời nào. Điều này không có nghĩa là ngài là người lầm lì. Không! có một lý do sâu xa hơn. Với sự thinh lặng của mình, thánh Giuse xác nhận điều mà thánh Augustinô viết: “Theo thước đo mà Ngôi Lời – Ngôi Lời làm người – lớn lên trong chúng ta thì lời nói giảm đi”. Theo thước đo mà Chúa Giêsu, đời sống thiêng liêng tăng lên, thì lời nói bớt đi.
Chúng ta có thể nói rằng những người nói như vẹt bớt nói đi một tí. Chính thánh Gioan Tẩy Giả, là tiếng kêu trong hoang địa: “Hãy dọn đường cho Chúa” (Mt 3,1), đã nói về Ngôi Lời: “Người phải lớn lên còn tôi phải nhỏ lại” (Ga 3,30). Điều này có nghĩa là Người phải nói còn tôi phải im lặng. Qua sự thinh lặng của mình, thánh Giuse mời gọi chúng ta hãy dành chỗ cho sự Hiện diện của Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm, cho Chúa Giêsu.
Sự thinh lặng của thánh Giuse không phải là sự khuyết tật, không phải là sự lầm lì; đó là một sự im lặng đầy lắng nghe, một sự im lặng cần cù, một sự im lặng bộc lộ nội tâm cao cả của ngài. Thánh Gioan Thánh Giá nhận xét: “Chúa Cha đã nói một lời, và đó là Con của Người, và Lời này luôn luôn nói trong sự thinh lặng vĩnh cửu, và trong thinh lặng, Lời này phải được linh hồn lắng nghe”.
Chúa Giêsu đã được lớn lên trong “trường học” này, trong ngôi nhà ở Nadarét, với gương mẫu hàng ngày của Đức Maria và Thánh Giuse. Và không có gì ngạc nhiên khi chính Người đã tìm kiếm những khoảng thinh lặng trong những ngày của Người (x.Mt 14,23) và đã mời gọi các môn đệ hãy có một kinh nghiệm như thế: “Anh em hãy vào nơi vắng vẻ, nghỉ ngơi một lát” (Mc 6,31).
Thật tốt biết bao nếu mỗi người chúng ta, theo gương thánh Cả Giuse, có thể tìm lại chiều kích chiêm niệm của cuộc sống, được mở rộng cho sự thinh lặng. Nhưng từ kinh nghiệm, chúng ta đều biết rằng điều đó không hề dễ dàng: sự im lặng làm chúng ta sợ hãi đôi chút, bởi vì nó đòi chúng ta nhìn sâu hơn vào bản thân và đối diện với phần chân thật nhất của chúng ta. Rất nhiều người sợ sự im lặng, họ phải nói, hoặc nghe, radio, tivi…, nhưng họ không thể chấp nhận sự thinh lặng vì họ sợ. Triết gia Pascal nhận xét rằng “tất cả những bất hạnh của con người đều xuất phát từ một sự thật duy nhất, đó là họ không thể yên lặng trong căn phòng riêng của mình”. (ĐTC Phanxicô, 15/12/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

Trích sách Gương Chúa Giêsu :


"Bạn đừng bận tâm tìm hiểu xem ai là người ủng hộ hay phản đối bạn ; nhưng hãy lo sao cho có Thiên Chúa ở với bạn trong mọi việc bạn làm.
Cứ giữ lương tâm cho ngay thẳng, rồi Thiên Chúa sẽ phù hộ bạn.
Thiên Chúa muốn phù trợ ai, thì không kẻ xảo trá nào có thể hại họ được.
Nếu biết làm thinh và nhẫn nhục, nhất định bạn sẽ được Chúa trợ giúp.
Chính Chúa biết phải cứu bạn lúc nào và cách nào, vì vậy, bạn hãy tín thác nơi Người.
Thiên Chúa là Đấng phù hộ và giải thoát khỏi mọi nỗi nhuốc nhơ.
Khi người khác biết và khiển trách những khuyết điểm của chúng ta, đó thường là dịp rất có ích để chúng ta khiêm tốn hơn nữa.
Người biết tự hạ vì khuyết điểm của mình sẽ dễ dàng làm đẹp lòng người khác, và sẽ làm nguôi lòng kẻ tức giận mình.
Thiên Chúa bảo trợ, cứu thoát kẻ khiêm nhường ; Thiên Chúa âu yếm và an ủi kẻ khiêm nhường ; Thiên Chúa đoái nhìn kẻ khiêm nhường và rộng ban cho họ ân huệ cao cả. Sau khi hạ họ xuống, Thiên Chúa lại nâng họ lên tới chỗ vinh quang.
Thiên Chúa bày tỏ cho kẻ khiêm nhường biết những bí ẩn của Người ; Người dịu dàng lôi kéo và mời gọi họ đến với Người.
Dù có phải chịu nhục, ai khiêm nhường vẫn được bình an, bởi vì họ tựa nương vào Thiên Chúa, chứ không phải vào thế gian.
Bạn đừng nghĩ mình đã tấn tới, nếu chưa biết nhìn nhận mình kém hơn mọi người.
Trước hết, hãy giữ cho mình được bình an, rồi bạn sẽ có thể làm cho người khác được bình an.
Người hiếu hoà có ích hơn người uyên bác.
Người đam mê thì biến cả điều thiện thành điều ác, và dễ dàng tin điều ác.
Người tốt lành và hiếu hoà biến mọi sự nên tốt.
Người nào thật sự sống bình an sẽ không nghi ngờ ai hết. Còn kẻ bất mãn và dao động thì ngờ vực đủ điều ; họ không được yên và cũng không để người khác được yên..."
Đọc tiếp »

CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC CHA GIUSE ĐỖ QUANG KHANG

CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC CHA GIUSE ĐỖ QUANG KHANG
HÔM NAY 14/12/2021 TẤN PHONG GIÁM MỤC
Thật tiếc vì dịch bệnh nên không thể đến Bắc Ninh đồng tế thánh lễ đặc biệt này với người anh cùng lớp k3, cùng tổ 2, nay là Giám mục phó Bắc Ninh.
Tạ ơn Chúa đã chọn lớp chúng con có 2 Giám mục… Xin yêu thương nâng đỡ chúng con !


Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.