Ads 468x60px

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Thánh Giêrônimô-Linh mục-Tiến sĩ Hội Thánh (Lễ nhớ )

Hôm nay lễ nhớ thánh Giêrônimô-Linh mục-Tiến sĩ Hội Thánh, người đã đến Bêlem-Israel ở ẩn 35 năm trong hang mà dịch Kinh Thánh...
Tạ ơn Chúa con đã đến nơi ấy năm 2014, nay nhớ lại như tiếp tục hành hương Thánh Địa, xin cho chúng con yêu mến Kinh Thánh-yêu mến Chúa Kitô.











Đọc tiếp »

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

MỪNG BỔN MẠNG LỄ SINH

-Hơn 4 tháng cha dâng lễ không có chúng con giúp lễ, cả ngày Bổn mạng của chúng con 29/09-lễ kính ba Tổng lãnh thiên thần cũng vắng bóng chúng con, các Lễ sinh Cù Mi dễ thương… Xin các Tổng lãnh thiên thần bảo vệ chúng con, mong sớm gặp chúng con phục vụ bàn thờ Chúa !
-Chúc mừng Bổn mạng và cám ơn các Lễ sinh, đặc biệt những em đã giúp lễ cho cha từ : Phan Rí, Đức Thắng, Bình An, Tân Châu, Mũi Né và Cù Mi. Có bé giúp lễ ngày nào giờ đã có con lớn hay làm cha dâng lễ… Chúc chúng con giống cụ “Lễ sinh kỷ lục thế giới” giúp lễ cho đến 100 tuổi !





Đọc tiếp »

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

MỤC VỤ THÁNG 10/2021


1-Tuỳ theo tình hình dịch bệnh và nhịp sống xã hội, Cù Mi chúng ta sinh hoạt âm thầm như tháng trước, hay từng bước giúp anh chị em được Bánh Hằng Sống nuôi dưỡng, cùng nhau yêu thương sống bình an trong thời đại dịch.
2-Mục vụ giáo xứ theo lời dạy của Đức Cha giáo phận qua Thư Mục Vụ này :




Đọc tiếp »

CỨU GIÚP NGƯỜI NGHÈO KHỔ


Trích bút ký của thánh Vinh-sơn Phao-lô cho các Nữ Tử Bác Ái :
“Đức Ki-tô đã muốn sinh ra là người nghèo, đã kết nạp những người nghèo làm môn đệ. Người đã trở thành kẻ phục vụ người nghèo, nên đã chia sẻ thân phận của họ ; vì thế, bất cứ điều gì tốt hay xấu làm cho kẻ nghèo, Người cũng coi như làm cho chính mình. Khi Thiên Chúa yêu thương những người nghèo túng thì cũng yêu thương cả những kẻ thương yêu họ, vì khi ai thân thiết với người nào thì cũng yêu thương cả bạn hữu của người ấy hoặc những kẻ giúp đỡ người ấy.
Bởi thế chúng ta hy vọng, vì người nghèo, Thiên Chúa sẽ thương yêu chúng ta. Vậy khi thăm nom người túng thiếu và nghèo khổ, chúng ta hãy cố gắng hiểu hoàn cảnh của họ mà thông cảm với họ sao cho tâm hồn chúng ta cũng rung động như thánh Phao-lô tông đồ, khi người nói : Tôi trở nên tất cả cho mọi người. Vì thế, một khi thật sự rung cảm trước những ưu tư và khốn cùng của tha nhân, chúng ta hãy cố gắng nài xin Thiên Chúa tuôn đổ tình lân tuất và lòng xót thương vào tâm hồn chúng ta, và xin Người giữ mãi cho luôn đầy tràn.
Phải ưu tiên phục vụ người nghèo, không được trì hoãn. Nếu trong giờ nguyện ngắm ban mai, chị em phải đi phát thuốc hay giúp một người nghèo túng nào đó, thì cứ yên tâm mà đi đến với họ, và dâng cho Thiên Chúa việc phải làm như lo nguyện ngắm vậy. Đừng băn khoăn hay mặc cảm là mình có lỗi vì đã bỏ nguyện ngắm mà giúp người nghèo. Quả thật, Thiên Chúa không bị lơ là, nếu vì Thiên Chúa mà người ta tạm rời xa Người, nghĩa là bỏ công việc của Thiên Chúa là cầu nguyện mà làm một công việc khác tương đương.
Vậy khi chị em bỏ đọc kinh cầu nguyện để giúp đỡ người nghèo thì hãy nhớ rằng đó là chị em phục vụ Thiên Chúa. Chắc hẳn, đức ái cao trọng hơn bất cứ lề luật nào và tất cả đều phải hướng về đức ái. Vì đức ái là bà chúa tuyệt vời, nên phải chu toàn điều bà truyền dạy. Vậy chúng ta hãy phục vụ người nghèo với một tâm tình đổi mới, và hãy ra sức tìm kiếm mọi kẻ bị bỏ rơi, vì họ đã được ban cho chúng ta như để làm chủ chúng ta.”
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2021

Cl 3,12-13

Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

Thứ tư, Tuần XXV-Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

LỄ THÁNH MATTHÊU, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

PHỤC VỤ (ĐTC Phanxicô, 19/09/2021)


“Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người” (Mc 9, 35). Nếu anh chị em muốn đứng đầu, anh chị em cần phải xếp hàng, xếp cuối cùng và phục vụ mọi người. Thông qua cụm từ gây ngỡ ngàng này, Chúa mở đầu cho một sự đảo ngược: Ngài lật ngược các tiêu chí về những gì thực sự quan trọng. Giá trị của một người không còn phụ thuộc vào vai trò của họ, công việc họ làm, số tiền họ có trong ngân hàng. Không, không, không, nó không phụ thuộc vào những điều này. Sự vĩ đại và thành công trong mắt Thiên Chúa được đo lường một cách khác: chúng được đo lường bằng sự phục vụ. Không phải những gì ai đó đang sở hữu, nhưng dựa vào những gì người đó trao ban. Anh chị em có muốn là người lớn nhất không? Hãy phục vụ. Đây là con đường…
Càng phục vụ, chúng ta càng ý thức về sự hiện diện của Chúa. Trên hết, khi chúng ta phục vụ những người không thể hồi đáp, những người nghèo, đón nhận những khó khăn và nhu cầu của họ với lòng trắc ẩn, dịu dàng: thì đến lượt chúng ta, chúng ta khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa và đón nhận tình yêu đó…
Những người cần được phục vụ trên hết là: những người túng quẫn, những người không thể hồi đáp. Chúng ta hãy phục vụ những người cần nhận nhưng không thể hồi đáp lại. Khi chào đón những người bên lề, những người bị bỏ rơi, chúng ta chào đón Chúa Giêsu vì Ngài ở đó. Và nơi những người bé nhỏ, nơi người nghèo mà chúng ta phục vụ, ở đó chúng ta nhận được vòng tay âu yếm của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến, trước thách đố của Tin Mừng, chúng ta hãy tự hỏi: Tôi, người theo Chúa Giêsu, có quan tâm đến người bị bỏ rơi không? Hay tôi thích tìm kiếm sự thỏa mãn cá nhân, giống như các môn đệ ngày đó? Hay tôi chỉ hiểu cuộc sống ở khía cạnh cạnh tranh để giành giật cho bản thân với giá phải trả của người khác? Hay tôi tin rằng trở thành người đầu tiên có nghĩa là phục vụ? Và, cụ thể là: tôi có dành thời gian cho “một đứa trẻ”, cho một người không có cách nào để hồi đáp cho tôi không? Tôi có lo lắng cho một người không thể cho tôi bất cứ thứ gì để đáp lại, hay tôi chỉ cho người thân và anh chị em bạn bè của tôi? Đây là những câu hỏi mà chúng ta cần tự hỏi mình.” (ĐTC Phanxicô, 19/09/2021)
Đọc tiếp »

Bài trích thư của thánh Gia-cô-bê tông đồ (Gc 3,16-4,3)


Anh em thân mến, ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa. 17 Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình. 18 Người xây dựng hoà bình thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, là cuộc đời công chính.
Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em ? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao ? 2 Thật vậy, anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết ; anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau. Anh em không có, là vì anh em không xin ; 3 anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc.
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

Thứ bảy, Tuần XXIV-Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Thứ năm , Tuần XXIV-Mùa TN



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

CHÚA NHẬT XXIV -Mùa TN B



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Cl 3:

12 Thưa anh em, anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. 13 Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. 14 Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái : đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. 15 Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân.
16 Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh ứng. 17 Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su, và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.
Brothers and sisters: Put on, as God’s chosen ones, holy and beloved, heartfelt compassion, kindness, humility, gentleness, and patience,
bearing with one another and forgiving one another, if one has a grievance against another; as the Lord has forgiven you, so must you also do.
And over all these put on love, that is, the bond of perfection.
And let the peace of Christ control your hearts, the peace into which you were also called in one body. And be thankful.
Let the word of Christ dwell in you richly, as in all wisdom you teach and admonish one another, singing psalms, hymns, and spiritual songs with gratitude in your hearts to God.
And whatever you do, in word or in deed, do everything in the name of the Lord Jesus, giving thanks to God the Father through him.
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần XXIII-Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

Thứ sáu, Tuần XXIII-Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

Thứ năm , Tuần XXIII-Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021

Thứ ba,Tuần XIV - MTN

Đọc tiếp »

LẮNG NGHE NHAU và NGHE LỜI CHÚA… (ĐTC Phanxicô, 05/09/2021)


“…Và tất cả chúng ta: trước tiên hãy lắng nghe, sau đó phản ứng lại. Hãy nghĩ về cuộc sống gia đình: bao nhiêu lần chúng ta nói mà không lắng nghe trước, lặp đi lặp lại những điều giống nhau, luôn luôn là những điều giống nhau! Không có khả năng lắng nghe, chúng ta luôn nói những điều giống nhau, hoặc chúng ta không để người đối diện nói xong, đưa ra ý kiến ngay và chúng ta ngắt lời họ. Bắt đầu một cuộc đối thoại thường xảy ra không phải bằng lời nói mà là sự im lặng, đừng khăng khăng, nhưng kiên nhẫn bắt đầu lại để lắng nghe người khác, nghe về những cố gắng của họ và những gì họ mang trong lòng. Việc chữa lành trái tim phải bắt đầu bằng việc lắng nghe. Hãy lắng nghe. Đây là cách chinh phục trái tim. “Nhưng thưa Cha, có những người nhàm chán nói đi nói lại những điều giống nhau...” Hãy lắng nghe họ. Và sau đó, khi họ nói xong, anh chị em có thể nói, nhưng hãy lắng nghe mọi thứ.
Và điều này cũng đúng với Chúa. Thật tốt khi thân thưa với Ngài nhiều điều, nhưng tốt nhất là trước hết chúng ta nên lắng nghe Ngài. Chúa Giêsu yêu cầu điều này. Trong Phúc Âm, khi dân chúng hỏi Ngài điều răn thứ nhất là gì, Ngài trả lời: “Hỡi Israel, hãy nghe đây”. Rồi Người thêm vào điều răn thứ nhất: “Ngươi phải hết lòng yêu mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi… và người lân cận như chính mình” (Mc 12, 28-31). Nhưng trước hết, “Hỡi Israel, hãy nghe đây”. Chúng ta có nhớ lắng nghe Chúa không? Chúng ta là những Kitô hữu, nhưng đôi khi với hàng ngàn lời nói chúng ta nghe hàng ngày, chúng ta không tìm thấy một giây phút nào để một vài lời Tin Mừng vang lên trong chúng ta.
Chúa Giêsu là Lời: nếu chúng ta không dừng lại để lắng nghe Ngài, thì Ngài sẽ đi qua. Thánh Augustinô nói, “Tôi sợ rằng Chúa Giêsu sẽ đi ngang qua tôi mà tôi không hay biết.” Và nỗi sợ hãi là để cho Ngài đi ngang qua mà không nghe thấy tiếng Ngài. Nhưng nếu dành thời gian cho Tin Mừng, chúng ta sẽ tìm thấy bí quyết cho sức khỏe tâm linh của mình. Đây là liều thuốc: mỗi ngày im lặng một chút và lắng nghe, hãy bớt đi những lời vô ích và thêm nhiều Lời Chúa hơn. Luôn luôn có Phúc âm trong túi của anh chị em có thể giúp ích rất nhiều. Hôm nay, cũng như ngày chịu Phép Rửa, chúng ta nghe những lời của Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Ephphatha, hãy mở ra!” Hãy mở đôi tai của anh chị em ra. Chúa ơi, con muốn mở lòng đón nhận Lời Chúa; Lạy Chúa Giêsu, xin mở lòng con biết lắng nghe Chúa; Lạy Chúa Giêsu, xin chữa lành trái tim con đang đóng kín, xin chữa lành tim con khỏi những hấp tấp, xin chữa tim con khỏi tính nóng nảy.
Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã mở lòng để nghe Ngôi Lời đã trở thành nhục thể nơi Mẹ, giúp chúng ta mỗi ngày lắng nghe Con Mẹ trong Tin Mừng và với anh chị em của chúng ta với một trái tim ngoan ngoãn, một trái tim kiên nhẫn và chú tâm.” (ĐTC Phanxicô, 05/09/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021

CHÚA NHẬT XXIII -Mùa TN B



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

Thứ bảy , Tuần XXII-Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

ĐÓN CHÀO NĂM HỌC MỚI Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy

Tháng 9 mọi người bận rộn với việc chuẩn bị bước vào năm học mới. Nhịp sống tự nó cuốn hút mọi gia đình và con em tất bật, hối hả lo cho việc học tập ở trường.
Trường trường khai giảng năm học mới. Nhiều giáo xứ vừa dâng Thánh Lễ cầu cho năm học mới, vừa khai giảng năm học giáo lý mới.
Để mọi người con cái Chúa, trong khi lo việc huấn luyện nên “con người” mà không sao nhãng, bỏ quên hay coi thường việc học giáo lý là huấn luyện con em thành “con Chúa”, Nhịp sống đạo tháng này mời gọi chúng ta cùng đọc và thực hành “Bảng ghi nhớ” mới đây, là kết quả của Đại hội Giáo Lý toàn quốc lần thứ 4 :
“Trong 4 ngày, từ 18 đến 21 tháng 8, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế, 237 giáo lý viên, gồm 118 linh mục, 45 tu sĩ, 8 chủng sinh và 64 giáo dân thuộc 26 giáo phận, đã hân hoan sống bên nhau, cầu nguyện, lắng nghe, suy nghĩ và trao đổi, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng và sự đồng hành của hai Giám mục: Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức Tin, và Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin Mừng, và của hai linh mục: Phêrô Võ Tá Khánh và Giuse Nguyễn Văn Am, SDB, về chủ đề: Huấn giáo phục vụ cho công cuộc Tân Phúc Âm Hhóa để thông truyền Đức Tin.
Trước tình trạng tục hóa ngày càng lan rộng và ảnh hưởng sâu đậm trên đời sống con người, cùng với nhiều thách đố mà Hội Thánh tại Việt Nam phải đối diện, đặc biệt trong lãnh vực huấn giáo, các tham dự viên cảm thấy được thôi thúc canh tân việc dạy giáo lý tại Việt Nam theo hướng truyền giáo, phát xuất từ lời kêu gọi “hoán cải mục vụ” của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng.
Đáp lại hồng ân Chúa Thánh Thần và sự bảo trợ của Đức Mẹ La Vang trong những ngày này, các giáo lý viên nhận thấy cần nỗ lực hơn trong các việc sau đây:
1. Là môn đệ Chúa Giêsu, bản thân giáo lý viên cần tin tưởng tuyệt đối vào tác động của Chúa Thánh Thần trong các hoạt động huấn giáo, lắng nghe và nhận ra sự thúc đẩy của Ngài nhờ đời sống cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận bí tích, nhờ đó có được nhiệt tình loan báo Tin Mừng và trở thành chứng nhân sống động của Tin Mừng.
2. Việc dạy giáo lý phải dựa trên Lời Chúa, vì Lời Chúa là linh hồn của việc dạy giáo lý.
3. Việc dạy giáo lý thiết yếu nhằm: (1) trình bày nội dung Đức Tin khách quan, đầy đủ và có hệ thống, (2) giúp học viên giáo lý gắn bó và yêu mến Chúa Giêsu; (3) nhờ đó hoán cải để sống và rao giảng Tin Mừng (x. Evangelii Nuntiandi).
4. Trong việc dạy giáo lý, giáo lý viên phải thoát ra khỏi khuôn khổ của một “lớp” học. Cần hướng dẫn học viên giáo lý cầu nguyện bằng cách thưa chuyện với Chúa nhờ lắng nghe và đón nhận Lời Chúa. Ngoài ra, cần có sự gặp gỡ cá nhân, lắng nghe và đồng hành.
5. Khi trình bày các mầu nhiệm Kitô giáo, giáo lý viên cần vận dụng ngôn ngữ cụ thể và sống động, sử dụng nghệ thuật để diễn tả vẻ đẹp tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
6. Khi dạy giáo lý, phải tập cho các học viên giáo lý tham gia phụng vụ và có được những thói quen đạo đức trong đời sống hằng ngày; quan tâm đến các vấn đề xã hội và tham gia các hoạt động xã hội nhằm xây dựng thiện ích chung theo Tin Mừng.
7. Việc giáo dục đức tin là trách nhiệm của cộng đoàn Dân Chúa, cần có sự thống nhất đường lối, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần Dân Chúa (giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân), giữa giáo phận, giáo xứ và gia đình.
8. Để các nỗ lực trên đạt hiệu quả, các tham dự viên ao ước có được những định hướng chung, hay Sách Giáo lý chung.
Trong niềm vui, các tham dự viên trở về các giáo phận, với ước muốn chia sẻ hoa trái thu lượm được từ cuộc họp mặt và cộng tác với các giáo lý viên khác để hoạt động giảng dạy giáo lý thực sự được canh tân theo hướng truyền giáo, góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hóa để thông truyền Đức Tin.
Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Huế
Lễ Thánh Piô X, ngày 21 tháng 8 năm 2014
Đồng thuận
Giám mục Giuse Nguyễn Năng
Chủ tịch
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền
Trưởng ban
Mong sao trong khi con em chúng ta chuyên chăm bước vào năm học mới, trao dồi kiến thức phục vụ con người và xã hội, vẫn duy trì và phát huy việc huấn giáo, là công việc quan trọng và bền bỉ suốt đời người, để từng bước và trọn cuộc sống, mọi Kitô hữu : học biết Chúa Giêsu-yêu mến Chúa Giêsu-gặp gỡ Chúa Giêsu-nên giống Chúa Giêsu-phụng sự Chúa và tha nhân như Chúa Giêsu. Hầu ngày sau diện kiến Chúa Giêsu trong Nước Trời.
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

MỘT PHÚT CHO CHÚA






Đọc tiếp »

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

Thư gửi gia đình Tổng Giáo phận: Hãy nắm giữ niềm hy vọng dành cho chúng ta






Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XXII-Mùa TN



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.