Ads 468x60px

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Thứ tư, Mùa Chay - Tuần Thánh

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

GIÁO LÝ CHUNG GIÁO XỨ CÙ MI - Bài 08-Phục Sinh (04/2021)

Đọc tiếp »

Thứ ba, Mùa Chay -Tuần Thánh


 

Đọc tiếp »

CHÚA GIÊSU ĐÃ HIẾN MÌNH VÌ TA


Trích bài giảng của thánh Augustinô, giám mục :“Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng ta, là bảo đảm cho chúng ta được vinh quang và là bài học dạy chúng ta biết kiên nhẫn. Quả vậy, có gì mà tâm hồn các tín hữu không dám trông mong được Chúa ban cho ? Vì họ, Con Một Thiên Chúa, Đấng đồng hằng hữu với Chúa Cha, không những đã làm người, sinh bởi loài người, mà còn chịu chết bởi loài người, những kẻ chính Người đã dựng nên.

Điều Chúa hứa sẽ ban cho chúng ta thật lớn lao, nhưng điều đã xảy ra vì chúng ta, mà chúng ta đang kính nhớ, còn lớn lao hơn nhiều. Khi Đức Ki-tô chết cho kẻ bất lương thì khi ấy những người này ở đâu và họ là ai ? Ai dám hồ nghi Người sẽ không ban sự sống của Người cho các thánh, một khi Người đã ban tặng cho họ cả cái chết của Người ? Tại sao con người mỏng giòn lại do dự không chịu tin rằng một ngày kia, người ta sẽ được sống với Thiên Chúa ? Điều đã xảy ra còn khó tin hơn nhiều : đó là Thiên Chúa đã chết vì loài người...

Người đã quá yêu thương chúng ta đến nỗi điều chúng ta đáng chịu vì tội, thì Người là Đấng vô tội đã gánh chịu thay cho những kẻ có tội. Đấng làm cho chúng ta nên công chính lẽ nào lại không ban cho chúng ta theo sự công chính của Người. Đấng không có sự gian ác, đã mang lấy tội vạ của kẻ gian ác, Đấng đã hứa là làm, lẽ nào lại không ban phần thưởng cho các thánh.
Vậy hỡi anh em, chúng ta hãy can đảm tuyên xưng, hãy công bố Đức Ki-tô đã bị đóng đinh của chúng ta. Đừng sợ sệt nhưng hãy vui mừng, chớ xấu hổ nhưng phải hiên ngang mà nói lên điều đó..”
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

CHÚA KITÔ ĐANG SỐNG (ĐHY Cantalamessa, 26/03/2021)


“Trong bài suy niệm cuối cùng này, chúng ta dự định đi sâu vào sự thật rằng Chúa Giêsu thành Nagiarét còn sống! Ngài không phải là ký ức của quá khứ; Ngài không chỉ là một nhân vật, nhưng là một bản thể. Chắc chắn, Ngài sống ‘bởi Thánh Linh’, nhưng cách sống này mạnh hơn cách sống khác ‘bởi xác thịt’, vì nó cho phép Ngài sống bên trong chúng ta, không phải bên ngoài hay bên cạnh chúng ta...

Chúng ta cần tự hỏi mình một câu hỏi nghiêm túc: Chúa Giêsu là ai đối với tôi? Ngài là một bản thể hay một nhân vật? Có một sự khác biệt lớn giữa hai điều này. Nhân vật - chẳng hạn như Giuliô Xêxa, Leonardo da Vinci, Napôlêon - là người mà bạn có thể viết và nói nhiều tùy thích, nhưng không thể nói chuyện được với họ. Thật không may, đối với đại đa số Kitô hữu, Chúa Giêsu là một nhân vật, không phải là một bản thể. Ngài là chủ đề của một tập hợp các tuyên bố tín lý, học thuyết và dị giáo; một nhân vật mà chúng ta tưởng nhớ khi chúng ta cử hành phụng vụ, chúng ta tin rằng nhân vật ấy thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, v.v. Tuy nhiên, nếu chúng ta vẫn ở mức độ tin tưởng khách quan, mà không phát triển mối quan hệ hiện sinh với Người, thì Người vẫn ở bên ngoài chúng ta, Người chạm vào tâm trí chúng ta mà không sưởi ấm trái tim chúng ta. Dù thế nào đi nữa, Người vẫn ở trong quá khứ; thậm chí, một cách vô thức, cách xa chúng ta đến hai ngàn năm. Trên nền tảng của tất cả những điều này, chúng ta hiểu tầm quan trọng của lời mời gọi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt ở đầu Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm này:
Tôi mời gọi tất cả các Kitô hữu, ở khắp mọi nơi, ngay lúc này, đến với cuộc gặp gỡ cá nhân mới mẻ với Chúa Giêsu Kitô, hoặc ít nhất là mở lòng ra để Người gặp gỡ họ. Tôi yêu cầu tất cả anh chị em làm điều này không ngừng mỗi ngày. Không ai được nghĩ rằng lời mời này không dành cho mình. (Evangelii Gaudium 3)...
Một tuần sau sẽ là Thứ Sáu Tuần Thánh và ngay sau đó là Lễ Phục Sinh, Chúa Nhật Phục Sinh. Bằng cách sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu không quay trở lại cuộc sống trước đây như Lagiarô, nhưng chuyển sang một cuộc sống tốt hơn, không phải lo lắng. Chúng ta hãy hy vọng điều đó cũng sẽ xảy ra như vậy đối với chúng ta - hãy hy vọng rằng, như Đức Thánh Cha vẫn thường nhắc đến, thế giới có thể trỗi dậy từ ngôi mộ của đại dịch, không giống như trước đây, mà là một thế giới tốt đẹp hơn.” (ĐHY Cantalamessa, 26/03/2021)
Đọc tiếp »

MẸ CẦU CÙNG CHÚA CHO TA (ĐTC Phanxicô, 24/03/2021)


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Bài giáo lý hôm nay được dành riêng cho việc cầu nguyện trong sự hiệp thông với Mẹ Maria. Nó diễn ra đúng vào ngày vọng Lễ Truyền tin. Chúng ta biết rằng con đường chính của việc cầu nguyện Kitô giáo là nhân tính của Chúa Giêsu. Thực thế, sự tin tưởng rất đặc trưng của lời cầu nguyện Kitô giáo sẽ vô nghĩa nếu Ngôi Lời không nhập thể, ban cho chúng ta, trong Chúa Thánh Thần, mối liên hệ hiếu thảo của Người với Chúa Cha. Chúng ta đã nghe trong Kinh thánh về cuộc tụ họp của các môn đệ, các phụ nữ ngoan đạo và Đức Maria, để cầu nguyện sau khi Chúa Giêsu lên trời. Cộng đồng Kitô hữu đầu tiên đang chờ đợi hồng phúc của Chúa Giêsu, lời hứa của Chúa Giêsu.
Chúa Kitô là Đấng Trung gian, Chúa Kitô là nhịp cầu mà chúng ta vượt qua để đến với Chúa Cha (xem Sách Giáo lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2674). Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất: không có ai đồng cứu chuộc với Chúa Kitô. Người là Đấng duy nhất. Người là người hòa giải tuyệt vời. Người là Đấng Trung gian. Mỗi lời cầu nguyện mà chúng ta dâng lên Thiên Chúa đều qua Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô và lời cầu nguyện được ứng nghiệm nhờ sự chuyển cầu của Người. Chúa Thánh Thần kéo dài sự trung gian của Chúa Kitô ra mọi thời đại và mọi nơi chốn: không có danh nào khác nhờ đó chúng ta được cứu rỗi: mà chỉ có Chúa Giêsu Kitô, Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại (xin xem Công vụ 4:12).
Nhờ sự trung gian duy nhất của Chúa Kitô, các qui chiếu khác mà các Kitô hữu tìm kiếm để cầu nguyện và sùng kính có ý nghĩa, trong số này, trước hết, là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu...
Chúa Giêsu đã mở rộng vai trò làm mẹ của Đức Maria ra toàn thể Giáo hội khi Người giao phó Mẹ cho môn đệ yêu dấu của Người không lâu trước khi chết trên thánh giá. Kể từ đó, tất cả chúng ta đã được tập hợp dưới tà áo của Mẹ, như được mô tả trong một số bích họa hoặc bức tranh thời Trung cổ. Ngay cả bản điệp xướng tiếng Latinh đầu tiên - sub tuum praesidium confugimus, sancta Dei Genitrix (chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời): Madonna, người ‘bao bọc’, giống như một người Mẹ, người mà Chúa Giêsu đã giao phó chúng ta cho ngài, tất cả chúng ta; nhưng với tư cách là Mẹ, không phải như một nữ thần, không phải như người đồng công cứu chuộc: như là Mẹ. Đúng là lòng đạo đức Kitô giáo luôn dành cho Mẹ những danh hiệu đẹp đẽ, như một đứa trẻ dành cho mẹ của em: biết bao điều đẹp đẽ mà con cái nói về người mẹ của các em, người mà chúng vô cùng yêu quý! Biết bao điều đẹp đẽ. Nhưng chúng ta cần phải cẩn thận: những điều Giáo hội, các Thánh nói về Mẹ, những điều đẹp đẽ, về Mẹ Maria, không lấy mất điều gì khỏi việc Cứu chuộc duy nhất của Chúa Kitô. Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất. Chúng là những biểu thức yêu thương như một đứa trẻ dành cho mẹ của em - một số còn phóng đại nữa. Nhưng, như chúng ta biết, tình yêu luôn khiến chúng ta phóng đại mọi sự, nhưng chỉ do tình yêu...
Mẹ Maria luôn hiện diện bên giường bệnh của con cái ngài khi chúng rời khỏi thế giới này. Nếu ai đó cô đơn và bị bỏ rơi, thì Mẹ là Mẹ, Mẹ ở đó, ở gần, như Mẹ đã ở bên cạnh Con Mẹ khi mọi người khác bỏ rơi Người.
Đức Maria đã và đang hiện diện trong những ngày đại dịch này, gần với những người, thật không may, đã kết thúc cuộc hành trình trần thế của họ một mình, không có sự an ủi hoặc gần gũi của những người thân yêu của họ. Mẹ Maria luôn ở đó bên cạnh chúng ta, với sự dịu dàng mẫu thân của mẹ.
Những lời cầu nguyện với Đức Mẹ không phải là vô ích. Người phụ nữ từng nói “xin vâng”, người đã nhanh chóng đón nhận lời mời của Thiên thần, cũng đáp lại những lời khẩn cầu của chúng ta, Đức Mẹ nghe thấy tiếng nói của chúng ta, ngay cả những tiếng nói của chúng ta bị khóa kín trong trái tim chúng ta không đủ sức để thốt ra nhưng Thiên Chúa biết rõ hơn chính chúng ta. Đức Mẹ lắng nghe với tư cách là Mẹ. Cũng giống như mọi người mẹ tốt, và còn hơn thế nữa, Đức Maria bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm, Mẹ quan tâm đến chúng ta ngay cả khi chúng ta tập trung vào những việc riêng và mất ý thức về đường đi, và khi chúng ta không chỉ đặt sức khỏe của mình vào tình trạng nguy hiểm, mà còn là sự cứu rỗi của chúng ta. Mẹ Maria ở đó, cầu nguyện cho chúng ta, cầu nguyện cho những người không cầu nguyện. Cầu nguyện với chúng ta. Tại sao? Vì Mẹ là Mẹ của chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 24/03/2021)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần V-MC


 

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Thứ sáu, Tuần V-MC

Đọc tiếp »

Mục vụ tháng 4-2021

Ý cầu nguyện: Cầu cho các quyền căn bản được tôn trọng trên toàn thế giới.

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

LỄ TRUYỀN TIN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

AI TÍN

Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần V-MC

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

TIN BUỒN! Bà cố Maria, là thân mẫu Cha Phó giáo xứ Cù Mi đã được Chúa gọi về lúc 14,45g, ngày Chúa nhật 21/3/2021


 Ai Tín


Trong tình hiệp thông xin cầu nguyện cho

Bà cố Maria Trần Thị Trí sinh 1957
Tại Vinh Lưu, Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
Được gọi về Nhà Cha vào lúc 14,45g, ngày Chúa nhật 21/3/2021

Là Thân Mẫu của linh mục Gioan B. Nguyễn Linh Kha
Cha phó Giáo xứ Cù Mi.

Là Chị của linh mục  Gioan Trần Văn Thức
Giám đốc Chủng viện Thánh Nicolas Phan Thiết

Thánh lễ đồng tế an táng lúc 8,30g ngày thứ tư 24/3/2021
tại Nhà thờ Giáo xứ Vinh Lưu, Giáo Phận Phan Thiết.
Do Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Giám mục Giáo phận Phan Thiết chủ tế

Kính báo đến quý Cha, quý Thầy phó tế, quý Tu sĩ Chủng sinh và Anh Chị Em thân hữu,

cùng hiệp dâng Thánh lễ và cầu nguyện cho Bà Cố Maria được sớm đón nhận vào hưởng cỏi phúc với Chúa.

Kính báo

----------------------------------------------
Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Cù Mi thông báo tin buồn: 
Cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Cù Mi hiệp thông cầu nguyện cách riêng cho  Bà cố Maria Trần Thị Trí sinh 1957.
Tại Vinh Lưu, Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
Là Thân Mẫu của linh mục Gioan B. Nguyễn Linh Kha
Cha phó Giáo xứ Cù Mi.
Được gọi về Nhà Cha vào lúc 14,45g, ngày Chúa nhật 21/3/2021. 
Xin Chúa thương xót linh hồn Maria và sớm đưa Maria về hưởng phúc quê Trời!.
-------------------------------------------------------------
Đọc tiếp »

CHÚNG TÔI MUỐN GẶP ĐỨC GIÊSU (ĐTC Phanxicô, 21/03/2021)


“Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Vào Chúa Nhật thứ năm của Mùa Chay, phụng vụ công bố bài Tin Mừng, trong đó Thánh Gioan đề cập đến một sự kiện xảy ra trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Kitô, ngay trước cuộc Khổ nạn (x. Ga 12: 20-33). Trong khi Chúa Giêsu đang ở Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, một số người Hy Lạp, bị hấp dẫn bởi những gì Ngài đang làm, bày tỏ mong muốn được gặp Ngài. Đến gần Tông đồ Philipphê, họ nói với ông rằng: “Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu” (câu 21). “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Chúng ta hãy ghi nhớ điều ước ao này: “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Philipphê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Theo yêu cầu của những người Hy Lạp đó, chúng ta có thể thấy câu hỏi mà rất nhiều người nam nữ, từ mọi nơi và mọi lúc, gửi đến Giáo hội và đến cả với mỗi người chúng ta: “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”.
Và Chúa Giêsu đáp ứng yêu cầu đó như thế nào? Thưa: Theo một cách khiến anh chị em phải suy nghĩ. Ngài nói như vậy: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh […] Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt (cc. 23-24). Những từ này dường như không trả lời câu hỏi mà những người Hy Lạp đó đặt ra. Thực ra, những lời ấy còn đi xa hơn. Thật vậy, Chúa Giêsu tiết lộ rằng đối với mọi người muốn tìm kiếm Ngài, Chúa Giêsu là hạt giống không lộ ra sẵn sàng chết để sinh nhiều hoa trái. Như muốn nói: nếu bạn muốn biết tôi, nếu bạn muốn hiểu tôi, hãy nhìn vào hạt lúa mì chết trong lòng đất, tức là hãy nhìn vào thập giá.
Chúng ta phải nghĩ đến dấu chỉ thánh giá, qua nhiều thế kỷ đã trở thành biểu tượng xuất sắc của các Kitô hữu. Ngay cả những người ngày nay cũng muốn “gặp gỡ Chúa Giêsu”, có lẽ đến từ các quốc gia và nền văn hóa mà Kitô Giáo ít được biết đến, trước hết họ thấy điều gì? Dấu hiệu phổ biến nhất mà họ gặp được là gì? Cây thánh giá, chính là cây thánh giá. Trong nhà thờ, trong nhà của các tín hữu Kitô, là những người cũng mang biểu tượng ấy trên chính thân xác của mình. Điều quan trọng là dấu chỉ ấy phù hợp với Tin Mừng: Thập giá chỉ có thể diễn tả tình yêu, sự phục vụ, tự hiến mà không cần phải đặt trước: chỉ bằng cách này, nó mới thực sự là “cây sự sống”, một sự sống dồi dào.
Ngay cả ngày nay, nhiều người, thường không nói ra điều đó một cách minh nhiên, họ cũng muốn “gặp Chúa Giêsu”, gặp Ngài, biết Ngài. Từ đây, chúng tôi hiểu trách nhiệm lớn lao của các Kitô hữu và cộng đồng của chúng ta. Chúng ta cũng phải đáp lại bằng các chứng tá về một cuộc sống được ban cho để phục vụ, một cuộc sống mang phong cách của Thiên Chúa – đó là gần gũi, từ bi, dịu dàng, và hiến thân phục vụ. Đó là gieo mầm yêu thương không phải bằng những lời nói cao siêu, mà bằng những tấm gương cụ thể, giản dị và dũng cảm, không phải bằng những lý thuyết lên án mà bằng những cử chỉ yêu thương. Sau đó, với ân sủng của Ngài, Chúa làm cho chúng ta sinh hoa trái, ngay cả khi mặt đất khô cằn do hiểu lầm, khó khăn hoặc bắt bớ, hoặc những tuyên bố về pháp lý hay luân lý xuất phát từ chủ nghĩa giáo sĩ trị. Đây là mảnh đất khô cằn. Ngay lúc đó, trong thử thách và cô độc, khi hạt giống chết đi, thì lại là thời điểm cho sự sống nảy mầm, sinh hoa kết trái đúng lúc. Chính trong sự đan xen giữa cái chết và sự sống, chúng ta có thể cảm nghiệm được niềm vui và hoa trái đích thực của tình yêu, điều mà tôi luôn nhắc lại, được ban cho theo phong cách của Thiên Chúa: gần gũi, từ bi, dịu dàng.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta bước theo Chúa Giêsu, bước đi mạnh mẽ và hạnh phúc trên con đường phục vụ, để tình yêu của Chúa Kitô tỏa sáng trong mọi thái độ của chúng ta và ngày càng trở thành nếp sống hằng ngày của chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 21/03/2021)
Đọc tiếp »

Chúa nhật V-MC

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Thứ bảy, Tuần IV-MC

Đọc tiếp »

Thánh cả Giuse


 

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

Gx Cù Mi mừng Lễ Thánh cả Giuse - Bổn mạng giới Gia trưởng 19/3/2021









Đọc tiếp »

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Thứ năm, Tuần IV-MC


Đọc tiếp »

Trích sách Dân số, chương 11 :

4 Đám dân ô hợp sống giữa dân Ít-ra-en bắt đầu thèm ăn, và cả con cái Ít-ra-en cũng khóc lóc mà nói : “Ai sẽ cho chúng ta có thịt ăn đây ? 5 Nhớ thuở nào ăn cá bên Ai-cập mà không phải trả tiền, rồi nào dưa gang, dưa bở, nào hẹ, nào hành, nào tỏi. 6 Còn bây giờ đời ta tàn rồi ; mọi thứ đó hết sạch, chỉ còn thấy man-na thôi.”
10 Ông Mô-sê nghe thấy dân tụm năm tụm bảy theo thị tộc mà kêu khóc tại cửa lều của mình. Còn ĐỨC CHÚA thì bừng bừng nổi giận. Ông lấy làm khổ tâm 11 và thưa với ĐỨC CHÚA :
“Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài ? Tại sao con lại không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên con ? 12 Có phải con đã cưu mang tất cả dân này không ? Có phải con đã sinh ra nó không mà Ngài lại bảo con : ‘Hãy bồng nó vào lòng, như vú nuôi bồng trẻ thơ, mà đem vào miền đất Ta đã thề hứa với cha ông chúng ?’ 13 Con lấy đâu ra thịt cho cả dân này ăn, khi chúng khóc lóc đòi con : ‘Cho chúng tôi thịt để chúng tôi ăn ?’ 14 Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. 15 Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn - ấy là nếu con đẹp lòng Ngài ! Đừng để con thấy mình phải khổ nữa !”
16 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê : “Hãy tập họp lại cho Ta bảy mươi người trong số kỳ mục Ít-ra-en, những kẻ ngươi biết là kỳ mục và ký lục trong dân. Ngươi sẽ đem chúng đến Lều Hội Ngộ, để chúng đứng đó với ngươi. 17 Ta sẽ xuống đó nói chuyện với ngươi. Ta sẽ lấy một phần thần khí đang ngự trên ngươi mà đặt trên chúng, chúng sẽ cùng với ngươi gánh vác dân này, và ngươi sẽ không còn phải vác một mình nữa.”
18 Ngươi hãy nói với dân : “Anh em hãy thanh tẩy mình để chuẩn bị cho ngày mai và anh em sẽ được ăn thịt. Phải, anh em đã kêu khóc thấu tai ĐỨC CHÚA rằng : ‘Ai sẽ cho chúng ta có thịt ăn đây ? Bên Ai-cập, chúng ta sướng biết mấy !’ ĐỨC CHÚA sẽ ban thịt cho anh em, và anh em sẽ được ăn. 19 Anh em sẽ ăn, không phải một ngày, hai ngày, năm mười ngày, hay hai mươi ngày mà thôi, 20 nhưng suốt cả tháng, cho đến khi thịt lòi ra lỗ mũi làm anh em phát ngấy, vì anh em đã khinh thường ĐỨC CHÚA, Đấng ngự giữa anh em, và đã kêu khóc trước nhan Người rằng : Chúng tôi ra khỏi Ai-cập để làm gì ?”
21 Ông Mô-sê lại nói : “Con ở giữa một dân có đến sáu trăm ngàn bộ binh, mà ĐỨC CHÚA lại bảo : Ta sẽ ban thịt cho chúng, và chúng sẽ ăn suốt cả tháng. 22 Dù có giết chiên giết bò, liệu có đủ cho họ không ? Dù có bắt hết cá dưới biển, liệu có đủ cho họ không ?” 23 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê : “ĐỨC CHÚA mà chịu bó tay sao ? Bây giờ ngươi sẽ thấy lời Ta phán có đúng hay không.”
...
Một luồng gió do ĐỨC CHÚA khơi dậy đã lùa chim cút từ phía biển tới, và thổi chúng dạt xuống trại thành một đường dài đi một ngày mới hết, ở bốn phía chung quanh trại, dày tới một thước trên mặt đất.32 Dân bận rộn lượm chim cút suốt ngày suốt đêm ấy và cả ngày hôm sau; người lượm ít nhất cũng được hai trăm thùng, và họ đem phơi chung quanh trại.33 Thịt còn đang ở giữa hai hàm răng, chưa kịp nhai thì cơn thịnh nộ của ĐỨC CHÚA đã bừng lên trút xuống dân và ĐỨC CHÚA đã đánh phạt dân dữ dội.
34 Và người ta đã đặt tên cho nơi đó là Kíp-rốt Ha Ta-a-va, vì ở đó họ đã chôn đám dân thèm ăn.”
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

Thứ tư, Tuần IV-MC

Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần IV-MC

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

TÌNH YÊU TRAO BAN (ĐTC Phanxicô, 14/03/2021)


“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người” (Ga 3,16). Đây là trọng tâm của Tin Mừng; đây là nguồn vui của chúng ta. Sứ điệp Tin Mừng không phải là một ý tưởng hay một học thuyết nhưng là chính Chúa Giêsu: Người Con mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta để chúng ta được sống. Nguồn gốc của niềm vui của chúng ta không phải là một lý thuyết đáng yêu nào đó về cách tìm thấy hạnh phúc, mà là một trải nghiệm thực tế khi được đồng hành và yêu thương trong suốt hành trình của cuộc đời. “Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài”. Thưa anh chị em, chúng ta hãy lắng nghe hai suy nghĩ này một chút: “Chúa quá yêu” và “Chúa đã ban cho”...

Thiên Chúa đã “ban” Con Ngài. Chính vì quá yêu chúng ta, nên Chúa đã trao ban chính Người; Ngài dâng hiến cho chúng ta cuộc sống của mình. Những người yêu luôn đi ra khỏi bản thân. Đừng quên điều này: những người yêu thương ra khỏi bản thân mình. Đức mến luôn hiến thân, cho đi, làm hao mòn chính mình. Đó là sức mạnh của tình yêu: nó phá vỡ lớp vỏ ích kỷ của chúng ta, thoát ra khỏi các khu vực an ninh được xây dựng cẩn thận của chúng ta, phá bỏ các bức tường và vượt qua nỗi sợ hãi, để cho đi chính mình cách nhưng không. Đó là những gì tình yêu làm: trao đi chính mình. Và đó là cách thức của những người yêu nhau: họ thích mạo hiểm trao ban bản thân hơn là giữ gìn bản thân. Đó là lý do tại sao Chúa đến với chúng ta: bởi vì Ngài “quá yêu” chúng ta. Tình yêu của Người quá lớn nên Người không thể không trao thân cho chúng ta. Khi dân chúng bị rắn độc tấn công trong sa mạc, Thiên Chúa bảo ông Môisê làm con rắn bằng đồng. Tuy nhiên, nơi Chúa Giêsu, được tôn vinh trên thập tự giá, chính Ngài đã đến để chữa lành nọc độc của sự chết cho chúng ta; Ngài đã trở thành tội lỗi để cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Thiên Chúa không yêu chúng ta bằng lời nói: Người ban Con của Người cho chúng ta, để ai nhìn vào Người và tin vào Người, thì được cứu độ (x. Ga 3,14-15).
Càng yêu nhiều, chúng ta càng có khả năng cho đi. Đó cũng là chìa khóa để chúng ta hiểu được cuộc sống của mình. Thật tuyệt vời khi gặp gỡ những người yêu thương nhau và chia sẻ cuộc sống của họ trong tình yêu thương. Chúng ta có thể nói về họ những gì chúng ta nói về Thiên Chúa: họ yêu nhau đến mức hiến dâng mạng sống của mình. Điều quan trọng không phải là những gì chúng ta có thể tạo ra hay tích lũy được, chính tình yêu mới là điều giúp chúng ta có thể trao ban.” (ĐTC Phanxicô, 14/03/2021)
Đọc tiếp »

GIÁO HUẤN thời ĐẠI DỊCH (Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, 09/03/2021)


“Tháng này chúng ta đánh dấu một năm kể từ khi đại dịch thay đổi đáng kể cuộc sống ở đất nước chúng ta, mở ra những đau khổ vô biên. Nhiều người đã phải chịu đựng những khó khăn kinh hoàng: ốm đau, chết chóc, tang tóc, thiếu ăn, nhà ở không ổn định, mất việc làm và thu nhập, giáo dục dở dang, chia ly, ngược đãi, cô lập, trầm cảm và lo lắng. Chúng ta đã chứng kiến những bất công về chủng tộc, giảm thiểu dần phúc lợi của người nghèo và người già, và những chia rẽ đau đớn trong đời sống chính trị của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta biết, như Thánh Vịnh nhắc nhở chúng ta, rằng chúng ta tìm thấy niềm an ủi trong lời hứa của Thiên Chúa, là Đấng ban sự sống cho chúng ta (Tv 119: 50).

Chúng ta cũng chứng kiến vô số hành động hy sinh của các nhân viên y tế, những người phản ứng đầu tiên, các tuyên úy, những người làm việc trong các bếp ăn xã hội và nơi tạm trú của người vô gia cư, những người vận chuyển thư, công nhân các cửa hàng nông sản và tạp hóa, bạn bè và thậm chí cả những người lạ. Vô số hành động tử tế đã được thực hiện bởi rất nhiều người, điều này giúp nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều cùng chung một con thuyền. Trước tất cả những hành động hy sinh này, chúng ta rất biết ơn. Chúng ta cũng rất biết ơn các linh mục, phó tế, tu sĩ, giáo chức, giáo lý viên và các thừa tác viên giáo hội đã phục vụ dân Chúa trong những thời kỳ khó khăn này.
Trong đại dịch, Thiên Chúa đã một lần nữa mặc khải chúng ta về chính mình. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta tại quảng trường Thánh Phêrô vào năm ngoái, chúng ta không có quyền lực hay quyền kiểm soát như chúng ta nghĩ. [1] Thay vì xấu hổ về sự bất lực này, hoặc bị đè bẹp bởi nỗi sợ hãi về những gì chúng ta không thể kiểm soát, tính liên kết và sự phụ thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa đã được làm rõ. Là Kitô hữu, đây là một bài học rất quen thuộc: Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy mang gánh nặng cho nhau, và như vậy anh em sẽ chu toàn luật Chúa Kitô (Gl 6: 2). Và luật đó là luật yêu thương.
Đại dịch cũng đã làm sống lại ý thức của chúng ta rằng chúng ta là một cộng đồng toàn cầu, và mỗi chúng ta thực sự là người bảo vệ của nhau. Mặc dù sự sẵn có ngày càng tăng của vắc-xin là một dấu chỉ rõ ràng của hy vọng rằng đại dịch này cũng sẽ qua đi, nhưng hy vọng đó phải được trao cho mọi người trên hành tinh bằng cách cung cấp vắc-xin trên toàn cầu. Các quốc gia giàu có hơn và các công ty dược phẩm phải hợp tác với nhau để bảo đảm rằng không có quốc gia nào, không có người nào bị bỏ lại phía sau.
Có rất nhiều điều để học hỏi từ sự đau khổ toàn cầu này. Chúng ta phải xây dựng lòng tốt và sự cởi mở mà chúng ta đã chứng kiến ở cấp địa phương bằng cách tạo ra nhiều cấu trúc xã hội hơn, không chỉ hàn gắn những rạn nứt và sự cô lập mà rất nhiều người cảm thấy trong đại dịch này mà còn ngăn chặn sự chia rẽ như vậy xảy ra lần nữa. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu khẩn, “Chúng ta hãy mơ ước như một gia đình nhân loại duy nhất”, [ 2] vươn đến một chân trời nơi chúng ta quan tâm đến nhau nhiều hơn. Chúng ta hãy giữ cho ý thức này tồn tại và tiếp tục công việc thúc đẩy công ích.
Được canh tân bởi Mùa Chay này, chúng tôi, những thành viên của Ban Thường vụ, đặt niềm tin tưởng vào Chúa, Đấng chịu đau khổ, bị đóng đinh và phục sinh. Chúng tôi cùng với các giám mục anh em của chúng tôi kêu gọi mọi người tiếp tục giữ cho tình yêu của Thiên Chúa luôn sống động trong trái tim và trong gia đình và cộng đồng của mình. Và chúng tôi mong muốn được chào đón các tín hữu Công Giáo trở lại các thánh đường khi tất cả chúng ta có thể an toàn tham gia vào việc cử hành Thánh Thể và quy tụ một lần nữa trong các giáo xứ của chúng ta”.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

Chúa nhật, Tuần IV-MC

 


Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

Trích bài giảng của thánh Ghêgôriô, giám mục Nadien :


“Kinh Thánh nói : Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Lòng thương xót không phải là mối phúc cuối cùng. Lại có câu : Phúc thay kẻ lưu tâm đến người nghèo khổ và Phúc thay người biết cảm thương và cho vay mượn. Rồi : Ngày ngày người công chính thông cảm và cho mượn cho vay. Chúng ta hãy chiếm lấy phúc lành ấy, hãy tỏ ra là người hiểu biết và đối xử nhân hậu.

Đừng để đêm tối ngăn cản bạn làm việc thương người. Đừng nói : Đi đi, mai trở lại, rồi tôi sẽ cho anh. Đừng để có khoảng nào trống, gián đoạn giữa ý định và việc làm phúc, vì chỉ có việc làm phúc là không được trì hoãn. Hãy chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ. Hãy làm điều đó cách vui vẻ và mau mắn, vì như thánh Tông Đồ nói : Ai làm việc bác ái, hãy làm cách vui vẻ. Nếu bạn làm phúc cách nhanh nhẹn và mau mắn, bạn sẽ được công phúc gấp đôi. Còn như làm mà buồn bã, làm vì ép buộc, thì chẳng có ân nghĩa hay vinh dự gì.
Vậy, phải vui vẻ khi làm phúc, chớ buồn phiền.
Kinh Thánh nói : Nếu ngươi mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm, nghĩa là dẹp bỏ thói hà tiện và lòng nghi kỵ, tính ngần ngừ và hay lẩm bẩm, nếu làm như thế thì sẽ được gì ? Ôi, một điều thật cao cả lạ lùng, một phần thưởng thật lớn lao trọng đại : Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành. Ai là người không khao khát được soi sáng và chữa lành ?
Vì thế, thưa anh em là tôi tớ Đức Ki-tô, là anh em của Người, là những kẻ đồng thừa tự với Người, nếu anh em tin tôi thì bao lâu còn có thể, chúng ta hãy thăm viếng Đức Ki-tô, hãy săn sóc Đức Ki-tô, hãy cho Đức Ki-tô ăn, hãy cho Đức Ki-tô mặc, hãy đón tiếp Đức Ki-tô, hãy tôn kính Đức Ki-tô. Chúng ta không chỉ mời Người vào bàn như ai đó đã làm, không chỉ lo xức dầu thơm cho Người như cô Ma-ri-a, cũng không phải chỉ lo an táng Người như ông Giô-xép người thành A-ri-ma-thê, cũng không chỉ lo liệu mọi việc để liệm xác Người như ông Ni-cô-đê-mô, là người yêu mến Đức Ki-tô phần nào ; và sau cùng, cũng không phải chỉ dâng cho Chúa vàng, nhũ hương và một dược, như các hiền sĩ đã làm trước những người vừa kể trên, nhưng vì Chúa là Chúa mọi người, Chúa muốn lòng thương xót chứ không muốn hy lễ, và vì lòng thương cảm có giá trị hơn cả muôn ngàn cừu non béo tốt, nên chúng ta hãy dâng cho Chúa của lễ ấy qua tay những người nghèo khổ, những người hôm nay hiện đang nằm đất, để khi chúng ta ra khỏi đời này, họ đón nhận chúng ta vào nơi an nghỉ đời đời, trong chính Đức Ki-tô, Chúa chúng ta, Đấng vinh hiển muôn đời. Amen.”
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần III-MC


 

Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần III-MC


 

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

ĐTC TẠ ƠN SAU CHUYẾN TÔNG DU IRAQ


“Trong mấy ngày qua, Chúa đã cho phép tôi đến thăm Iraq, thực hiện một dự án của Thánh Gioan Phaolô II. Trước đây, chưa bao giờ một vị Giáo hoàng nào đã có mặt tại lãnh thổ của Ápraham. Chúa Quan Phòng muốn rằng điều đó xảy ra vào lúc này, như một dấu hiệu của hy vọng, sau nhiều năm chiến tranh và khủng bố, và trong một trận đại dịch nghiêm trọng.

Sau chuyến thăm này, linh hồn tôi tràn ngập lòng biết ơn - lòng biết ơn đối với Thiên Chúa và tất cả những người đã làm chuyến viếng thăm khả hữu: với Tổng thống nước Cộng hòa và Chính phủ Iraq; tới các Thượng phụ và Giám mục của đất nước, cùng với tất cả các bộ trưởng và thành viên tín hữu của các Giáo hội liên hệ; với các thẩm quyền tôn giáo, bắt đầu với Đại Giáo Trưởng Al-Sistani, người mà tôi đã có một cuộc gặp gỡ khó quên tại dinh thự của ngài ở Najaf.
Tôi cảm thấy mạnh mẽ một cảm thức thống hối liên quan đến cuộc hành hương này: Tôi không thể đến gần dân tộc bị tra tấn đó, đến Giáo Hội tử đạo đó, mà không nhân danh Giáo Hội Công Giáo, vác lấy cây thánh giá mà họ đã vác trong nhiều năm nay; một cây thánh giá khổng lồ, giống cây thánh giá được đặt ở lối vào Qaraqosh. Tôi cảm thấy nó cách đặc biệt khi nhìn thấy những vết thương vẫn còn rỉ máu từ sự tàn phá, và còn hơn thế nữa khi gặp gỡ và nghe chứng từ của những người sống sót cơn bạo lực, bách hại, lưu đày…
Và đồng thời, tôi thấy xung quanh tôi niềm hân hoan được chào đón sứ giả của Chúa Kitô; Tôi nhìn thấy niềm hy vọng được mở ra hướng tới chân trời hòa bình và huynh đệ, được tóm gọn trong lời lẽ của Chúa Giêsu vốn dùng làm phương châm cho Cuộc viếng thăm: “Anh em đều là anh em” (Mt 23,8). Tôi đã tìm thấy niềm hy vọng này trong bài diễn văn của Tổng thống Cộng hòa. Tôi đã khám phá ra điều đó một lần nữa trong nhiều lời chào kính và chứng từ, trong các bài thánh ca và cử chỉ của người dân. Tôi đọc được điều đó trên khuôn mặt rạng ngời của những người trẻ và trong đôi mắt đầy sức sống của những người cao niên. Người ta đứng chờ Đức Giáo Hoàng cả 5 tiếng đồng hồ, thậm chí cả các phụ nữ ôm con trên tay nữa. Họ chờ đợi và niềm hy vọng rạng rỡ trong đôi mắt họ...
...chúng ta đã gặp gỡ và cầu nguyện với các Kitô hữu và người Hồi giáo, với đại diện của các tôn giáo khác, ở Ur, nơi Ápraham đã nhận được tiếng gọi của Thiên Chúa khoảng bốn nghìn năm trước đây. Ápraham là tổ phụ của chúng ta trong đức tin vì ông đã lắng nghe tiếng Thiên Chúa hứa ban cho ông một dòng dõi. Ông bỏ lại mọi thứ và lên đường khởi hành. Thiên Chúa trung thành với những lời hứa của Người và cho đến tận ngày nay, vẫn hướng dẫn các bước đi của chúng ta hướng đến hòa bình. Người hướng dẫn các bước đi của những người đang lữ hành trên Trái đất với ánh mắt luôn hướng về Thiên đường. Và tại Ur - chúng tôi, dòng dõi của ông, cùng nhau đứng dưới những bầu trời sáng lạn đó, chính những bầu trời mà tổ phụ Ápraham của chúng ta đã thấy, câu anh em đều là anh chị em dường như lại vang lên một lần nữa.
Một sứ điệp của tình huynh đệ đã phát xuất từ cuộc gặp gỡ giáo hội tại Nhà thờ Công Giáo Syriac ở Baghdad, nơi 48 người, trong số đó có hai linh mục, đã bị giết trong Thánh lễ năm 2010. Giáo Hội tại Iraq là một Giáo Hội tử đạo. Và tại nhà thờ có dòng chữ khắc trên đá tưởng nhớ các vị tử đạo đó, niềm vui đã vang lên trong cuộc gặp gỡ đó. Sự ngạc nhiên của tôi khi được ở giữa họ chan hòa với niềm vui của họ khi có Giáo hoàng ở giữa họ...
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy ca ngợi Thiên Chúa vì chuyến thăm lịch sử này và chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho vùng đất đó và cho Trung Đông. Ở Iraq, bất chấp tiếng gầm thét của tàn phá và vũ khí, cây cọ, biểu tượng và niềm hy vọng của đất nước, vẫn tiếp tục phát triển và đơm hoa kết trái. Tình huynh đệ cũng như vậy: như trái cọ không gây ồn ào, nhưng cây cọ thì kết trái và sinh sôi. Cầu xin Thiên Chúa, Đấng vốn là hòa bình, ban tương lai huynh đệ cho Iraq, cho Trung Đông và cho toàn thế giới!” (10/03/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

Thứ năm, Tuần III-MC


 

Đọc tiếp »

THANH TẨY ĐỀN THỜ...(ĐTC Phanxicô giảng lễ Chúa Nhật 07/03/2021 tại Iraq)


“Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe (Ga 2, 13-25), chúng ta thấy cách Chúa Giêsu xua đuổi những người đổi tiền và mọi kẻ mua người bán ra khỏi Đền thờ Giêrusalem. Tại sao Chúa Giêsu lại làm một điều đầy bạo lực và khiêu khích như thế? Ngài đã làm điều đó bởi vì Chúa Cha đã sai Ngài đến để thanh tẩy đền thờ: không chỉ là Đền thờ bằng đá, nhưng trên hết là đền thờ tâm hồn chúng ta.

Chúa Giêsu không thể chấp nhận việc nhà của Cha Người trở thành một cái chợ (x. Ga 2,16); Ngài cũng không muốn trái tim chúng ta trở thành một nơi xáo trộn, rối loạn và hoang mang. Trái tim của chúng ta phải được làm sạch, sắp đặt ngăn nắp và thanh tẩy. Thanh tẩy những gì? Thưa: thanh tẩy khỏi sự giả dối làm vấy bẩn tâm hồn chúng ta, khỏi thói hai lòng đạo đức giả. Tất cả chúng ta đều có những thứ này. Chúng là những căn bệnh gây hại cho trái tim, ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta và khiến cuộc sống của chúng ta trở nên thiếu chân thành. Chúng ta cần phải tẩy sạch những bảo đảm lừa đảo có thể đánh đổi đức tin của chúng ta nơi Chúa bằng những thứ chóng qua, bằng những lợi thế tạm thời. Chúng ta cần quét sạch khỏi tâm hồn chúng ta và khỏi Giáo hội những cám dỗ tầm thường về quyền lực và tiền bạc.
Để thanh tẩy lòng mình, chúng ta cần phải làm bẩn bàn tay của mình, cần cảm thấy có trách nhiệm và không được thờ ơ khi anh chị em của chúng ta đang đau khổ. Làm thế nào để chúng ta thanh lọc trái tim của chúng ta? Thưa: bằng nỗ lực của chính mình, chúng ta không thể; chúng ta cần Chúa Giêsu. Ngài có quyền năng để chiến thắng những điều xấu xa của chúng ta, để chữa lành bệnh tật của chúng ta, để xây dựng lại ngôi đền của trái tim chúng ta...
Chúa Giêsu không chỉ tẩy sạch tội lỗi cho chúng ta, mà còn ban cho chúng ta sức mạnh và sự khôn ngoan của chính Ngài. Ngài giải phóng chúng ta khỏi những quan niệm hẹp hòi và tranh cãi về gia đình, đức tin và cộng đồng là những điều gây chia rẽ, chống đối và loại trừ, để chúng ta có thể xây dựng một Giáo hội và một xã hội rộng mở cho mọi người và quan tâm đến những anh chị em đang cần chúng ta. Đồng thời, Ngài củng cố chúng ta để chống lại sự cám dỗ tìm kiếm sự trả thù, là thứ chỉ đẩy chúng ta vào vòng xoáy của những cuộc trả thù trả oán bất tận. Trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, Người sai chúng ta ra đi, không phải với tư cách là những người truyền đạo, nhưng với tư cách là những môn đệ truyền giáo, những người nam nữ được kêu gọi để làm chứng cho sức mạnh chuyển hóa cuộc sống của Tin Mừng. Chúa Phục sinh làm cho chúng ta trở thành công cụ của lòng thương xót và hòa bình của Thiên Chúa, những nghệ nhân kiên nhẫn và can đảm của một trật tự xã hội mới...” (ĐTC Phanxicô giảng lễ Chúa Nhật 07/03/2021 tại Iraq)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

CHÚA GIÊSU KITÔ (ĐHY Cantalamessa, giảng cho giáo triều, 05/03/2021)


“Trong những bài suy niệm này, chúng tôi đề xuất, với sự giúp đỡ của Chúa, hãy quay ‘cận cảnh cực độ’ để tập chú vào con người của Chúa Giêsu Kitô.

Mục đích của chúng ta không phải là hộ giáo, nhưng là linh đạo. Nói cách khác, chúng ta không nói để thuyết phục những người khác, những người không tin rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa, nhưng để làm cho Ngài có thể trở nên ngày càng thực sự là Chúa của cuộc đời chúng ta, là điểm quy chiếu toàn diện của chúng ta, đến độ cảm nhận được, giống như người Tông đồ, ‘được Chúa Kitô chiếm hữu’ (Pl 3:12) và có thể nói với Người, ít nhất là như một ước muốn, ‘đối với tôi sự sống là Đức Kitô’ (Pl 1:21). Vì vậy, câu hỏi đi kèm với chúng ta sẽ không phải là: ‘Chúa Giêsu có vị trí nào trong thế giới và trong Giáo hội?’, mà là: ‘Chúa Giêsu có vị trí nào trong cuộc đời tôi?’ Hơn nữa, đây sẽ là cách tốt nhất để khơi dậy sự quan tâm của người khác đối với Chúa Kitô, đó là cách truyền giáo hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, chúng ta cần làm rõ một điều. Chúng ta muốn nói đến Chúa Kitô nào? Thực sự có nhiều ‘Chúa Kitô’ khác nhau: có Chúa Kitô của các sử gia, của các nhà thần học, của các nhà thơ, và thậm chí là Chúa Kitô của những người vô thần. Chúng ta muốn nói về Chúa Kitô của các Phúc âm và của Giáo hội, chính xác hơn là về Chúa Kitô của tín điều Công Giáo được xác định bởi Công đồng Chalcedon năm 451. Thỉnh thoảng chúng ta nên nghe lại định nghĩa đó, ít nhất là trong một phần của văn bản gốc:
Theo gương các Giáo phụ thánh, chúng ta đồng tâm nhất trí dạy bảo và tuyên xưng một và cùng một Chúa Con: Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, hoàn hảo trong thần tính và cũng hoàn hảo trong nhân tính, là Thiên Chúa thật và cũng là con người thật kết hợp bởi linh hồn và thân xác có lý trí, đồng nhất với Chúa Cha trong cách thức hiện hữu của thiên tính và đồng nhất với chúng ta trong cách thức hiện hữu của nhân tính, giống như chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi… Chúng tôi tuyên xưng rằng Đấng ấy, cùng một Chúa Giêsu Kitô, Người Con duy nhất được sinh ra, phải được công nhận có hai bản tính, không lẫn lộn hay hoán đổi, không phân chia hay tách rời nhau… mọi đặc tính riêng liên quan đến mỗi bản tính đều được bảo toàn và chúng cùng tồn tại trong một con người và một ngôi vị duy nhất...
Quan sát các sách Tin Mừng cho chúng ta thấy rằng sự thánh thiện của Chúa Giêsu không chỉ là một nguyên tắc trừu tượng, hay một suy diễn siêu hình, nhưng đó là sự thánh thiện đích thực, được sống qua từng khoảnh khắc và trong những tình huống cụ thể nhất trong cuộc sống. Để nêu một ví dụ, các Mối Phúc không chỉ là một kế hoạch sống đẹp đẽ mà Chúa Giêsu phác thảo cho người khác; đó là chính cuộc sống của Người và kinh nghiệm của Người khi được mạc khải cho các môn đệ, bằng cách kêu gọi họ tiếp cận với cùng một bầu khí thánh thiện. Các Mối Phúc là bức chân dung tự họa của Chúa Giêsu.
Ngài dạy những gì chính Ngài thực thi; đó là lý do tại sao Người có thể nói: ‘Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường’ (Mt 11:29). Người nói rằng người ta phải tha thứ cho kẻ thù của họ, nhưng chính Người còn đi xa hơn khi tha thứ cho những kẻ đang đóng đinh Người bằng câu ‘Lạy Cha, xin tha cho họ, họ không biết việc họ làm’ (Lc 23:34). Trên thực tế, không phải một tình tiết này hay một chi tiết nọ giúp nêu lên sự thánh thiện của Chúa Giêsu, mà là mọi việc làm, và mọi lời do miệng Ngài phán ra.
Bên cạnh yếu tố tích cực của sự vâng phục trọn vẹn và liên tục theo thánh ý Chúa Cha, sự thánh khiết của Chúa Kitô cũng cho thấy một yếu tố ‘tiêu cực’, đó là sự thiếu sót tuyệt đối của bất kỳ tội lỗi nào, ‘Ai trong các ông chứng minh được là tôi có tội?’ Chúa Giêsu chất vấn các đối thủ của Người (Ga 8:46). Về điểm này, tất cả các chứng tá của các Tông đồ đều đồng thanh khẳng định: Ngài ‘không biết đến tội lỗi’ (2 Cr 5:21); ‘Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối’(1 Pt 2:22); ‘Người đã chịu thử thách về mọi phương diện như chúng ta, nhưng không phạm tội’ (Dt 4:15); ‘Phải, đó chính là vị Thượng Tế mà chúng ta cần đến: một vị Thượng Tế thánh thiện, vẹn toàn, vô tội, tách biệt khỏi đám tội nhân’(Dt 7:26). Thánh Gioan, trong bức thư đầu tiên của mình, không mệt mỏi khi tuyên bố rằng ‘Người trong sáng... trong Người không có tội lỗi..; Người là Đấng công chính’ (1 Ga 3: 3-7).
Lương tâm của Chúa Giêsu là một viên pha lê trong suốt. Ở đó tuyệt đối không chấp nhận tội lỗi, cũng không có nỗi hối tiếc phải cầu xin sự tha thứ trước mặt Chúa hay con người. Ở đó luôn luôn ngự trị sự xác tín thanh thản của chân lý, công chính, và đức hạnh, là điều không giống như giả định của con người về công bình. Không một nhân vật nào khác trong lịch sử dám nói điều tương tự như thế về họ...
Không liên quan quá nhiều đến thực tại Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa, hay chúng ta cũng được tiền định để trở nên thánh khiết và vô nhiễm. Không, điều bất ngờ hạnh phúc là Chúa Giêsu thông truyền, ban cho, trao tặng cho chúng ta sự thánh thiện của Ngài cách nhưng không! Nghĩa là sự thánh thiện của ngài cũng là của chúng ta. Thậm chí hơn thế nữa: rằng chính Ngài là sự thánh thiện của chúng ta...”
Đọc tiếp »

Thhứ tư, Tuần III-MC


 

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Trích bài giảng của thánh Phê-rô Kim Ngôn, giám mục :


“Anh em thân mến, có ba việc giúp cho đức tin được đứng vững, lòng đạo được chắc chắn và nhân đức được bền bỉ. Ba việc đó là cầu nguyện, ăn chay và làm phúc. Cầu nguyện là gõ cửa, ăn chay là được nhậm lời, làm phúc là nhận lãnh. Cầu nguyện, ăn chay, làm phúc : ba việc ấy chỉ là một và bổ túc lẫn cho nhau.

Thật vậy, chay tịnh là linh hồn của cầu nguyện, và làm phúc là sự sống của chay tịnh. Đừng ai tách rời ba việc ấy, vì chúng không thể tách rời nhau được. Ai chỉ làm một trong ba, hay không làm đủ cả ba một trật, là chẳng làm gì hết. Vì thế, ai cầu nguyện thì cũng phải giữ chay, ai giữ chay thì cũng phải làm phúc. Ai cầu xin mà ao ước được Chúa nhậm lời thì phải nghe lời người khác xin mình. Ai không từ chối lắng nghe lời người khác xin thì dễ dàng được Chúa lắng nghe.
Người giữ chay phải tìm hiểu việc ăn chay. Ai mong ước được Thiên Chúa thông cảm điều mình đói khát, hãy thông cảm với người đang đói khát. Ai mong được thương xót, hãy thể hiện lòng thương xót. Ai kiếm tìm lòng tốt, hãy làm điều tốt. Ai muốn được người ta cho mình, thì hãy cho người khác. Người cầu xin cho mình điều chính mình đã từ chối người khác, quả là người bất lương. Này bạn, bạn hãy trở nên mẫu mực về lòng thương xót. Nếu bạn muốn được thương xót như thế nào, bao nhiêu, mau lẹ chừng nào, thì chính bạn hãy thương xót người khác cách mau lẹ cũng chừng ấy và cũng một cách thế như vậy...”
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.