Ads 468x60px

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Thứ tư, Mùa Chay - Tuần Thánh

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

GIÁO LÝ CHUNG GIÁO XỨ CÙ MI - Bài 08-Phục Sinh (04/2021)

Đọc tiếp »

Thứ ba, Mùa Chay -Tuần Thánh


 

Đọc tiếp »

CHÚA GIÊSU ĐÃ HIẾN MÌNH VÌ TA


Trích bài giảng của thánh Augustinô, giám mục :“Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng ta, là bảo đảm cho chúng ta được vinh quang và là bài học dạy chúng ta biết kiên nhẫn. Quả vậy, có gì mà tâm hồn các tín hữu không dám trông mong được Chúa ban cho ? Vì họ, Con Một Thiên Chúa, Đấng đồng hằng hữu với Chúa Cha, không những đã làm người, sinh bởi loài người, mà còn chịu chết bởi loài người, những kẻ chính Người đã dựng nên.

Điều Chúa hứa sẽ ban cho chúng ta thật lớn lao, nhưng điều đã xảy ra vì chúng ta, mà chúng ta đang kính nhớ, còn lớn lao hơn nhiều. Khi Đức Ki-tô chết cho kẻ bất lương thì khi ấy những người này ở đâu và họ là ai ? Ai dám hồ nghi Người sẽ không ban sự sống của Người cho các thánh, một khi Người đã ban tặng cho họ cả cái chết của Người ? Tại sao con người mỏng giòn lại do dự không chịu tin rằng một ngày kia, người ta sẽ được sống với Thiên Chúa ? Điều đã xảy ra còn khó tin hơn nhiều : đó là Thiên Chúa đã chết vì loài người...

Người đã quá yêu thương chúng ta đến nỗi điều chúng ta đáng chịu vì tội, thì Người là Đấng vô tội đã gánh chịu thay cho những kẻ có tội. Đấng làm cho chúng ta nên công chính lẽ nào lại không ban cho chúng ta theo sự công chính của Người. Đấng không có sự gian ác, đã mang lấy tội vạ của kẻ gian ác, Đấng đã hứa là làm, lẽ nào lại không ban phần thưởng cho các thánh.
Vậy hỡi anh em, chúng ta hãy can đảm tuyên xưng, hãy công bố Đức Ki-tô đã bị đóng đinh của chúng ta. Đừng sợ sệt nhưng hãy vui mừng, chớ xấu hổ nhưng phải hiên ngang mà nói lên điều đó..”
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

CHÚA KITÔ ĐANG SỐNG (ĐHY Cantalamessa, 26/03/2021)


“Trong bài suy niệm cuối cùng này, chúng ta dự định đi sâu vào sự thật rằng Chúa Giêsu thành Nagiarét còn sống! Ngài không phải là ký ức của quá khứ; Ngài không chỉ là một nhân vật, nhưng là một bản thể. Chắc chắn, Ngài sống ‘bởi Thánh Linh’, nhưng cách sống này mạnh hơn cách sống khác ‘bởi xác thịt’, vì nó cho phép Ngài sống bên trong chúng ta, không phải bên ngoài hay bên cạnh chúng ta...

Chúng ta cần tự hỏi mình một câu hỏi nghiêm túc: Chúa Giêsu là ai đối với tôi? Ngài là một bản thể hay một nhân vật? Có một sự khác biệt lớn giữa hai điều này. Nhân vật - chẳng hạn như Giuliô Xêxa, Leonardo da Vinci, Napôlêon - là người mà bạn có thể viết và nói nhiều tùy thích, nhưng không thể nói chuyện được với họ. Thật không may, đối với đại đa số Kitô hữu, Chúa Giêsu là một nhân vật, không phải là một bản thể. Ngài là chủ đề của một tập hợp các tuyên bố tín lý, học thuyết và dị giáo; một nhân vật mà chúng ta tưởng nhớ khi chúng ta cử hành phụng vụ, chúng ta tin rằng nhân vật ấy thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, v.v. Tuy nhiên, nếu chúng ta vẫn ở mức độ tin tưởng khách quan, mà không phát triển mối quan hệ hiện sinh với Người, thì Người vẫn ở bên ngoài chúng ta, Người chạm vào tâm trí chúng ta mà không sưởi ấm trái tim chúng ta. Dù thế nào đi nữa, Người vẫn ở trong quá khứ; thậm chí, một cách vô thức, cách xa chúng ta đến hai ngàn năm. Trên nền tảng của tất cả những điều này, chúng ta hiểu tầm quan trọng của lời mời gọi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt ở đầu Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm này:
Tôi mời gọi tất cả các Kitô hữu, ở khắp mọi nơi, ngay lúc này, đến với cuộc gặp gỡ cá nhân mới mẻ với Chúa Giêsu Kitô, hoặc ít nhất là mở lòng ra để Người gặp gỡ họ. Tôi yêu cầu tất cả anh chị em làm điều này không ngừng mỗi ngày. Không ai được nghĩ rằng lời mời này không dành cho mình. (Evangelii Gaudium 3)...
Một tuần sau sẽ là Thứ Sáu Tuần Thánh và ngay sau đó là Lễ Phục Sinh, Chúa Nhật Phục Sinh. Bằng cách sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu không quay trở lại cuộc sống trước đây như Lagiarô, nhưng chuyển sang một cuộc sống tốt hơn, không phải lo lắng. Chúng ta hãy hy vọng điều đó cũng sẽ xảy ra như vậy đối với chúng ta - hãy hy vọng rằng, như Đức Thánh Cha vẫn thường nhắc đến, thế giới có thể trỗi dậy từ ngôi mộ của đại dịch, không giống như trước đây, mà là một thế giới tốt đẹp hơn.” (ĐHY Cantalamessa, 26/03/2021)
Đọc tiếp »

MẸ CẦU CÙNG CHÚA CHO TA (ĐTC Phanxicô, 24/03/2021)


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Bài giáo lý hôm nay được dành riêng cho việc cầu nguyện trong sự hiệp thông với Mẹ Maria. Nó diễn ra đúng vào ngày vọng Lễ Truyền tin. Chúng ta biết rằng con đường chính của việc cầu nguyện Kitô giáo là nhân tính của Chúa Giêsu. Thực thế, sự tin tưởng rất đặc trưng của lời cầu nguyện Kitô giáo sẽ vô nghĩa nếu Ngôi Lời không nhập thể, ban cho chúng ta, trong Chúa Thánh Thần, mối liên hệ hiếu thảo của Người với Chúa Cha. Chúng ta đã nghe trong Kinh thánh về cuộc tụ họp của các môn đệ, các phụ nữ ngoan đạo và Đức Maria, để cầu nguyện sau khi Chúa Giêsu lên trời. Cộng đồng Kitô hữu đầu tiên đang chờ đợi hồng phúc của Chúa Giêsu, lời hứa của Chúa Giêsu.
Chúa Kitô là Đấng Trung gian, Chúa Kitô là nhịp cầu mà chúng ta vượt qua để đến với Chúa Cha (xem Sách Giáo lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2674). Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất: không có ai đồng cứu chuộc với Chúa Kitô. Người là Đấng duy nhất. Người là người hòa giải tuyệt vời. Người là Đấng Trung gian. Mỗi lời cầu nguyện mà chúng ta dâng lên Thiên Chúa đều qua Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô và lời cầu nguyện được ứng nghiệm nhờ sự chuyển cầu của Người. Chúa Thánh Thần kéo dài sự trung gian của Chúa Kitô ra mọi thời đại và mọi nơi chốn: không có danh nào khác nhờ đó chúng ta được cứu rỗi: mà chỉ có Chúa Giêsu Kitô, Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại (xin xem Công vụ 4:12).
Nhờ sự trung gian duy nhất của Chúa Kitô, các qui chiếu khác mà các Kitô hữu tìm kiếm để cầu nguyện và sùng kính có ý nghĩa, trong số này, trước hết, là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu...
Chúa Giêsu đã mở rộng vai trò làm mẹ của Đức Maria ra toàn thể Giáo hội khi Người giao phó Mẹ cho môn đệ yêu dấu của Người không lâu trước khi chết trên thánh giá. Kể từ đó, tất cả chúng ta đã được tập hợp dưới tà áo của Mẹ, như được mô tả trong một số bích họa hoặc bức tranh thời Trung cổ. Ngay cả bản điệp xướng tiếng Latinh đầu tiên - sub tuum praesidium confugimus, sancta Dei Genitrix (chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời): Madonna, người ‘bao bọc’, giống như một người Mẹ, người mà Chúa Giêsu đã giao phó chúng ta cho ngài, tất cả chúng ta; nhưng với tư cách là Mẹ, không phải như một nữ thần, không phải như người đồng công cứu chuộc: như là Mẹ. Đúng là lòng đạo đức Kitô giáo luôn dành cho Mẹ những danh hiệu đẹp đẽ, như một đứa trẻ dành cho mẹ của em: biết bao điều đẹp đẽ mà con cái nói về người mẹ của các em, người mà chúng vô cùng yêu quý! Biết bao điều đẹp đẽ. Nhưng chúng ta cần phải cẩn thận: những điều Giáo hội, các Thánh nói về Mẹ, những điều đẹp đẽ, về Mẹ Maria, không lấy mất điều gì khỏi việc Cứu chuộc duy nhất của Chúa Kitô. Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất. Chúng là những biểu thức yêu thương như một đứa trẻ dành cho mẹ của em - một số còn phóng đại nữa. Nhưng, như chúng ta biết, tình yêu luôn khiến chúng ta phóng đại mọi sự, nhưng chỉ do tình yêu...
Mẹ Maria luôn hiện diện bên giường bệnh của con cái ngài khi chúng rời khỏi thế giới này. Nếu ai đó cô đơn và bị bỏ rơi, thì Mẹ là Mẹ, Mẹ ở đó, ở gần, như Mẹ đã ở bên cạnh Con Mẹ khi mọi người khác bỏ rơi Người.
Đức Maria đã và đang hiện diện trong những ngày đại dịch này, gần với những người, thật không may, đã kết thúc cuộc hành trình trần thế của họ một mình, không có sự an ủi hoặc gần gũi của những người thân yêu của họ. Mẹ Maria luôn ở đó bên cạnh chúng ta, với sự dịu dàng mẫu thân của mẹ.
Những lời cầu nguyện với Đức Mẹ không phải là vô ích. Người phụ nữ từng nói “xin vâng”, người đã nhanh chóng đón nhận lời mời của Thiên thần, cũng đáp lại những lời khẩn cầu của chúng ta, Đức Mẹ nghe thấy tiếng nói của chúng ta, ngay cả những tiếng nói của chúng ta bị khóa kín trong trái tim chúng ta không đủ sức để thốt ra nhưng Thiên Chúa biết rõ hơn chính chúng ta. Đức Mẹ lắng nghe với tư cách là Mẹ. Cũng giống như mọi người mẹ tốt, và còn hơn thế nữa, Đức Maria bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm, Mẹ quan tâm đến chúng ta ngay cả khi chúng ta tập trung vào những việc riêng và mất ý thức về đường đi, và khi chúng ta không chỉ đặt sức khỏe của mình vào tình trạng nguy hiểm, mà còn là sự cứu rỗi của chúng ta. Mẹ Maria ở đó, cầu nguyện cho chúng ta, cầu nguyện cho những người không cầu nguyện. Cầu nguyện với chúng ta. Tại sao? Vì Mẹ là Mẹ của chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 24/03/2021)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần V-MC


 

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Thứ sáu, Tuần V-MC

Đọc tiếp »

Mục vụ tháng 4-2021

Ý cầu nguyện: Cầu cho các quyền căn bản được tôn trọng trên toàn thế giới.

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

LỄ TRUYỀN TIN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

AI TÍN

Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần V-MC

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

TIN BUỒN! Bà cố Maria, là thân mẫu Cha Phó giáo xứ Cù Mi đã được Chúa gọi về lúc 14,45g, ngày Chúa nhật 21/3/2021


 Ai Tín


Trong tình hiệp thông xin cầu nguyện cho

Bà cố Maria Trần Thị Trí sinh 1957
Tại Vinh Lưu, Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
Được gọi về Nhà Cha vào lúc 14,45g, ngày Chúa nhật 21/3/2021

Là Thân Mẫu của linh mục Gioan B. Nguyễn Linh Kha
Cha phó Giáo xứ Cù Mi.

Là Chị của linh mục  Gioan Trần Văn Thức
Giám đốc Chủng viện Thánh Nicolas Phan Thiết

Thánh lễ đồng tế an táng lúc 8,30g ngày thứ tư 24/3/2021
tại Nhà thờ Giáo xứ Vinh Lưu, Giáo Phận Phan Thiết.
Do Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Giám mục Giáo phận Phan Thiết chủ tế

Kính báo đến quý Cha, quý Thầy phó tế, quý Tu sĩ Chủng sinh và Anh Chị Em thân hữu,

cùng hiệp dâng Thánh lễ và cầu nguyện cho Bà Cố Maria được sớm đón nhận vào hưởng cỏi phúc với Chúa.

Kính báo

----------------------------------------------
Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Cù Mi thông báo tin buồn: 
Cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Cù Mi hiệp thông cầu nguyện cách riêng cho  Bà cố Maria Trần Thị Trí sinh 1957.
Tại Vinh Lưu, Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
Là Thân Mẫu của linh mục Gioan B. Nguyễn Linh Kha
Cha phó Giáo xứ Cù Mi.
Được gọi về Nhà Cha vào lúc 14,45g, ngày Chúa nhật 21/3/2021. 
Xin Chúa thương xót linh hồn Maria và sớm đưa Maria về hưởng phúc quê Trời!.
-------------------------------------------------------------
Đọc tiếp »

CHÚNG TÔI MUỐN GẶP ĐỨC GIÊSU (ĐTC Phanxicô, 21/03/2021)


“Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Vào Chúa Nhật thứ năm của Mùa Chay, phụng vụ công bố bài Tin Mừng, trong đó Thánh Gioan đề cập đến một sự kiện xảy ra trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Kitô, ngay trước cuộc Khổ nạn (x. Ga 12: 20-33). Trong khi Chúa Giêsu đang ở Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, một số người Hy Lạp, bị hấp dẫn bởi những gì Ngài đang làm, bày tỏ mong muốn được gặp Ngài. Đến gần Tông đồ Philipphê, họ nói với ông rằng: “Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu” (câu 21). “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Chúng ta hãy ghi nhớ điều ước ao này: “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Philipphê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Theo yêu cầu của những người Hy Lạp đó, chúng ta có thể thấy câu hỏi mà rất nhiều người nam nữ, từ mọi nơi và mọi lúc, gửi đến Giáo hội và đến cả với mỗi người chúng ta: “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”.
Và Chúa Giêsu đáp ứng yêu cầu đó như thế nào? Thưa: Theo một cách khiến anh chị em phải suy nghĩ. Ngài nói như vậy: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh […] Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt (cc. 23-24). Những từ này dường như không trả lời câu hỏi mà những người Hy Lạp đó đặt ra. Thực ra, những lời ấy còn đi xa hơn. Thật vậy, Chúa Giêsu tiết lộ rằng đối với mọi người muốn tìm kiếm Ngài, Chúa Giêsu là hạt giống không lộ ra sẵn sàng chết để sinh nhiều hoa trái. Như muốn nói: nếu bạn muốn biết tôi, nếu bạn muốn hiểu tôi, hãy nhìn vào hạt lúa mì chết trong lòng đất, tức là hãy nhìn vào thập giá.
Chúng ta phải nghĩ đến dấu chỉ thánh giá, qua nhiều thế kỷ đã trở thành biểu tượng xuất sắc của các Kitô hữu. Ngay cả những người ngày nay cũng muốn “gặp gỡ Chúa Giêsu”, có lẽ đến từ các quốc gia và nền văn hóa mà Kitô Giáo ít được biết đến, trước hết họ thấy điều gì? Dấu hiệu phổ biến nhất mà họ gặp được là gì? Cây thánh giá, chính là cây thánh giá. Trong nhà thờ, trong nhà của các tín hữu Kitô, là những người cũng mang biểu tượng ấy trên chính thân xác của mình. Điều quan trọng là dấu chỉ ấy phù hợp với Tin Mừng: Thập giá chỉ có thể diễn tả tình yêu, sự phục vụ, tự hiến mà không cần phải đặt trước: chỉ bằng cách này, nó mới thực sự là “cây sự sống”, một sự sống dồi dào.
Ngay cả ngày nay, nhiều người, thường không nói ra điều đó một cách minh nhiên, họ cũng muốn “gặp Chúa Giêsu”, gặp Ngài, biết Ngài. Từ đây, chúng tôi hiểu trách nhiệm lớn lao của các Kitô hữu và cộng đồng của chúng ta. Chúng ta cũng phải đáp lại bằng các chứng tá về một cuộc sống được ban cho để phục vụ, một cuộc sống mang phong cách của Thiên Chúa – đó là gần gũi, từ bi, dịu dàng, và hiến thân phục vụ. Đó là gieo mầm yêu thương không phải bằng những lời nói cao siêu, mà bằng những tấm gương cụ thể, giản dị và dũng cảm, không phải bằng những lý thuyết lên án mà bằng những cử chỉ yêu thương. Sau đó, với ân sủng của Ngài, Chúa làm cho chúng ta sinh hoa trái, ngay cả khi mặt đất khô cằn do hiểu lầm, khó khăn hoặc bắt bớ, hoặc những tuyên bố về pháp lý hay luân lý xuất phát từ chủ nghĩa giáo sĩ trị. Đây là mảnh đất khô cằn. Ngay lúc đó, trong thử thách và cô độc, khi hạt giống chết đi, thì lại là thời điểm cho sự sống nảy mầm, sinh hoa kết trái đúng lúc. Chính trong sự đan xen giữa cái chết và sự sống, chúng ta có thể cảm nghiệm được niềm vui và hoa trái đích thực của tình yêu, điều mà tôi luôn nhắc lại, được ban cho theo phong cách của Thiên Chúa: gần gũi, từ bi, dịu dàng.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta bước theo Chúa Giêsu, bước đi mạnh mẽ và hạnh phúc trên con đường phục vụ, để tình yêu của Chúa Kitô tỏa sáng trong mọi thái độ của chúng ta và ngày càng trở thành nếp sống hằng ngày của chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 21/03/2021)
Đọc tiếp »

Chúa nhật V-MC

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Thứ bảy, Tuần IV-MC

Đọc tiếp »

Thánh cả Giuse


 

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

Gx Cù Mi mừng Lễ Thánh cả Giuse - Bổn mạng giới Gia trưởng 19/3/2021









Đọc tiếp »

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Thứ năm, Tuần IV-MC


Đọc tiếp »

Trích sách Dân số, chương 11 :

4 Đám dân ô hợp sống giữa dân Ít-ra-en bắt đầu thèm ăn, và cả con cái Ít-ra-en cũng khóc lóc mà nói : “Ai sẽ cho chúng ta có thịt ăn đây ? 5 Nhớ thuở nào ăn cá bên Ai-cập mà không phải trả tiền, rồi nào dưa gang, dưa bở, nào hẹ, nào hành, nào tỏi. 6 Còn bây giờ đời ta tàn rồi ; mọi thứ đó hết sạch, chỉ còn thấy man-na thôi.”
10 Ông Mô-sê nghe thấy dân tụm năm tụm bảy theo thị tộc mà kêu khóc tại cửa lều của mình. Còn ĐỨC CHÚA thì bừng bừng nổi giận. Ông lấy làm khổ tâm 11 và thưa với ĐỨC CHÚA :
“Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài ? Tại sao con lại không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên con ? 12 Có phải con đã cưu mang tất cả dân này không ? Có phải con đã sinh ra nó không mà Ngài lại bảo con : ‘Hãy bồng nó vào lòng, như vú nuôi bồng trẻ thơ, mà đem vào miền đất Ta đã thề hứa với cha ông chúng ?’ 13 Con lấy đâu ra thịt cho cả dân này ăn, khi chúng khóc lóc đòi con : ‘Cho chúng tôi thịt để chúng tôi ăn ?’ 14 Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. 15 Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn - ấy là nếu con đẹp lòng Ngài ! Đừng để con thấy mình phải khổ nữa !”
16 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê : “Hãy tập họp lại cho Ta bảy mươi người trong số kỳ mục Ít-ra-en, những kẻ ngươi biết là kỳ mục và ký lục trong dân. Ngươi sẽ đem chúng đến Lều Hội Ngộ, để chúng đứng đó với ngươi. 17 Ta sẽ xuống đó nói chuyện với ngươi. Ta sẽ lấy một phần thần khí đang ngự trên ngươi mà đặt trên chúng, chúng sẽ cùng với ngươi gánh vác dân này, và ngươi sẽ không còn phải vác một mình nữa.”
18 Ngươi hãy nói với dân : “Anh em hãy thanh tẩy mình để chuẩn bị cho ngày mai và anh em sẽ được ăn thịt. Phải, anh em đã kêu khóc thấu tai ĐỨC CHÚA rằng : ‘Ai sẽ cho chúng ta có thịt ăn đây ? Bên Ai-cập, chúng ta sướng biết mấy !’ ĐỨC CHÚA sẽ ban thịt cho anh em, và anh em sẽ được ăn. 19 Anh em sẽ ăn, không phải một ngày, hai ngày, năm mười ngày, hay hai mươi ngày mà thôi, 20 nhưng suốt cả tháng, cho đến khi thịt lòi ra lỗ mũi làm anh em phát ngấy, vì anh em đã khinh thường ĐỨC CHÚA, Đấng ngự giữa anh em, và đã kêu khóc trước nhan Người rằng : Chúng tôi ra khỏi Ai-cập để làm gì ?”
21 Ông Mô-sê lại nói : “Con ở giữa một dân có đến sáu trăm ngàn bộ binh, mà ĐỨC CHÚA lại bảo : Ta sẽ ban thịt cho chúng, và chúng sẽ ăn suốt cả tháng. 22 Dù có giết chiên giết bò, liệu có đủ cho họ không ? Dù có bắt hết cá dưới biển, liệu có đủ cho họ không ?” 23 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê : “ĐỨC CHÚA mà chịu bó tay sao ? Bây giờ ngươi sẽ thấy lời Ta phán có đúng hay không.”
...
Một luồng gió do ĐỨC CHÚA khơi dậy đã lùa chim cút từ phía biển tới, và thổi chúng dạt xuống trại thành một đường dài đi một ngày mới hết, ở bốn phía chung quanh trại, dày tới một thước trên mặt đất.32 Dân bận rộn lượm chim cút suốt ngày suốt đêm ấy và cả ngày hôm sau; người lượm ít nhất cũng được hai trăm thùng, và họ đem phơi chung quanh trại.33 Thịt còn đang ở giữa hai hàm răng, chưa kịp nhai thì cơn thịnh nộ của ĐỨC CHÚA đã bừng lên trút xuống dân và ĐỨC CHÚA đã đánh phạt dân dữ dội.
34 Và người ta đã đặt tên cho nơi đó là Kíp-rốt Ha Ta-a-va, vì ở đó họ đã chôn đám dân thèm ăn.”
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.