Ads 468x60px

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2021 (ĐTC Phanxicô)

 


“... Mùa Chay là thời gian để tin tưởng, để đón tiếp Thiên Chúa vào cuộc đời chúng ta và để cho Người “cư ngụ” với chúng ta (x. Ga 14: 23). Chay tịnh giải thoát chúng ta khỏi tất cả những gì đè nặng lên cuộc đời chúng ta, như chủ nghĩa tiêu thụ hay tình trạng thừa mứa thông tin cả thông tin thật lẫn thông tin giả - để chúng ta có thể mở lòng ra với Đấng đến với chúng ta, khó nghèo trong mọi sự nhưng “đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1: 14): Đó là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta...

Trong những thời khắc gian nan này, khi mọi việc có vẻ mong manh và bấp bênh, nói về hy vọng xem ra là một thách đố. Nhưng Mùa Chay chính là mùa hy vọng, khi chúng ta quay trở lại với Thiên Chúa là Đấng vẫn tiếp tục nhẫn nại chăm sóc thụ tạo của Người, mà chúng ta thường xuyên ngược đãi (x. Laudato sí, 32-33; 43-44). Thánh Phaolô thúc giục chúng ta đặt niềm hy vọng nơi việc hòa giải: “Hãy giao hòa với Thiên Chúa” (2 Cor 5:20). Khi đón nhận ơn tha thứ trong bí tích trọng tâm quá trình hoán cải của chúng ta, đến lượt mình, chúng ta có thể lan truyền ơn tha thứ cho người khác. Một khi chính chúng ta đã nhận được ơn tha thứ, chúng ta có thể trao ban sự thứ tha qua việc sẵn sàng bước vào cuộc đối thoại ân cần với người khác và an ủi những người đang trải qua những buồn đau. Ơn tha thứ của Thiên Chúa, được trao ban qua lời nói và hành động của chúng ta, có thể giúp chúng ta trải nghiệm một lễ Phục sinh của tình huynh đệ.
Trong Mùa Chay, cầu mong chúng ta quan tâm nhiều hơn với việc “nói những lời tích cực để vỗ về, hỗ trợ, an ủi và khích lệ chứ đừng nói những lời miệt thị, bi quan, giận dữ hay chê bai” (Fratelli Tutti, 223). Để trao ban hy vọng, đôi khi chỉ cần tử tế một chút, “sẵn sàng dẹp qua một bên những thứ khác ngõ hầu cho thấy sự lưu tâm đến người khác, trao tặng một nụ cười, nói một lời khích lệ, lắng nghe giữa một tình trạng dửng dưng phổ biến” (nt., 224)...
Sống Mùa Chay với tình yêu nghĩa là quan tâm tới những người đau khổ hay cảm thấy bị bỏ rơi hay sợ hãi vì đại dịch Covid-19. Trong những ngày đầy bất định về tương lai này, chúng ta hãy ghi nhớ lời Chúa nói với Người Tôi Trung: “Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về” (Is 43:1). Trong đức ái của chúng ta, cầu mong cho chúng ta biết nói lên những lời trấn an và giúp người khác nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương họ như những con cái của Người.
“Chỉ có cái nhìn được tình bác ái biến đổi mới có thể giúp chúng ta nhận ra phẩm giá của người khác, và từ đó người nghèo được nhìn nhận, phẩm giá, bản sắc và văn hóa của họ được tôn trọng và do đó được thực sự hòa nhập vào xã hội” (Fratelli Tutti, 187).
Anh chị em thân mến! Mỗi giây phút của cuộc đời đều là thời gian để chúng ta tin tưởng, hy vọng và yêu thương. Lời kêu gọi sống Mùa Chay như hành trình hoán cải, cầu nguyện và chia sẻ của cải, giúp chúng ta - trong tư cách là các cộng đồng và từng cá nhân – làm sống lại đức tin đến từ Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng được cảm hứng từ hơi thở của Chúa Thánh Thần, và tình yêu tuôn đổ từ trái tim giàu lòng thương xót của Chúa Cha.
Nguyện xin Đức Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế, Đấng luôn trung thành đứng dưới chân thánh giá và ở trong lòng Giáo Hội, nâng đỡ chúng ta bằng sự hiện diện từ ái của Mẹ. Nguyện xin phúc lành của Chúa Phục Sinh đồng hành với chúng ta trong hành trình hướng về ánh sáng Phục Sinh.”
Đọc tiếp »

Gr 17:

5Đức Chúa phán như sau :

Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời,
lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa,
và lòng dạ xa rời Đức Chúa !
6Người đó sẽ như bụi cây trong hoang địa
chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ,
hạnh phúc có đến cũng chẳng nhìn ra,
nhưng sẽ ở mãi nơi đồng khô cỏ cháy,
trong vùng đất mặn không một bóng người.
7Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa,
và có Đức Chúa làm chỗ nương thân.
8Người ấy như cây trồng bên dòng nước,
đâm rễ sâu vào mạch suối trong,
mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì,
lá trên cành vẫn cứ xanh tươi,
gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại,
và không ngừng trổ sinh hoa trái.
Thus says the LORD: Cursed is the man who trusts in human beings, who seeks his strength in flesh, whose heart turns away from the LORD.
He is like a barren bush in the desert that enjoys no change of season, But stands in a lava waste, a salt and empty earth.
Blessed is the man who trusts in the LORD, whose hope is the LORD.
He is like a tree planted beside the waters that stretches out its roots to the stream: It fears not the heat when it comes, its leaves stay green; In the year of drought it shows no distress, but still bears fruit.
Lc 6:
17 Khi ấy, Đức Giê-su ở trên núi xuống cùng với Nhóm Mười Hai, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, có nhiều môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng đến từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn.
20 Thấy vậy, Đức Giê-su ngước mắt nhìn các môn đệ và nói :
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó,
vì Nước Thiên Chúa là của anh em.
21“Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói,
vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng.
“Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc,
vì anh em sẽ được vui cười.
22 “Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa. 23 Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.
24 “Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi.
25 “Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói.
“Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than.
26 “Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.”
And he came down with them and stood on a stretch of level ground. A great crowd of his disciples and a large number of the people from all Judea and Jerusalem and the coastal region of Tyre and Sidon
And raising his eyes toward his disciples he said: "Blessed are you who are poor, for the kingdom of God is yours.
Blessed are you who are now hungry, for you will be satisfied. Blessed are you who are now weeping, for you will laugh.
Blessed are you when people hate you, and when they exclude and insult you, and denounce your name as evil on account of the Son of Man.
Rejoice and leap for joy on that day! Behold, your reward will be great in heaven. For their ancestors treated the prophets in the same way.
But woe to you who are rich, for you have received your consolation.
But woe to you who are filled now, for you will be hungry. Woe to you who laugh now, for you will grieve and weep.
Woe to you when all speak well of you, for their ancestors treated the false prophets in this way.”
Đọc tiếp »

Trích bài giảng của chân phước Ixaác, viện phụ đan viện Sao Mai :

"Thưa anh em, tại sao chúng ta lại ít quan tâm tìm dịp giúp đỡ lẫn nhau, tức là ở đâu chúng ta thấy cần hơn, thì chúng ta càng nâng đỡ nhau hơn và mang đỡ gánh nặng cho nhau ? Thánh Phao-lô tông đồ đã khuyên bảo chúng ta điều ấy khi ngài nói : Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật của Đức Ki-tô ; và ở nơi khác ngài nói : Anh em hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Đó chính là luật của Đức Ki-tô.

Điều tôi thấy là bất trị nơi người anh em của tôi, hoặc vì hoàn cảnh khó khăn hoặc do sự yếu đuối thể xác hay tinh thần, tại sao tôi không kiên nhẫn chịu đựng, sẵn lòng an ủi theo như lời đã chép : Con cái của chúng sẽ được mang trên vai, nâng niu trên đầu gối ? Phải chăng vì trong tôi thiếu đức ái là sức chịu đựng tất cả, là sự kiên trì để nâng đỡ, là lòng nhân hậu để mến yêu ?
...
Kẻ nào tấn công người anh em đang gặp khó khăn, kẻ nào âm mưu chống lại người anh em đang yếu đuối về bất cứ mặt nào, hẳn là kẻ đang tuân phục luật của Xa-tan và đang chu toàn luật đó. Vậy chúng ta hãy cảm thông với nhau, yêu thương nhau như anh em, chịu đựng những yếu đuối và chống lại những tật xấu...
Xin Thiên Chúa khấng ban đức ái cho chúng ta, vì không có đức ái chúng ta không thể đẹp lòng Người và không có Người chúng ta chẳng làm gì được. Người hằng sống và hiển trị đời đời chẳng cùng. Amen."
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2021

Mồng 3 Tết Tân Sửu_Thánh hóa Công ăn việc làm

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2021

Tại Đất Thánh gx Cù Mi_Thánh lễ Cầu cho Ông Bà (Mồng 2 Tết Tân Sửu 2021)

Đọc tiếp »

Liên Vũ khúc mừng xuân Tân Sửu - Gx Cù Mi






Đọc tiếp »

Mồng 2 Tết Nguyên đán Tân Sửu, Thánh Lễ cầu cho Ông Bà Cha Mẹ

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

Mồng 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu, Thánh Lễ Tân niên

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021

Thứ năm, Tuần V-TN


 

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021

Thứ tư, Tuần V-TN


 

Đọc tiếp »

XIN CHÚA CHỮA LÀNH (ĐTC Phanxicô, 07/02/2020)


“... Thực tế mà chúng ta đang trải qua trên khắp thế giới do đại dịch làm cho thông điệp này, sứ mệnh thiết yếu này của Giáo hội, đặc biệt phù hợp. Tiếng nói của ông Gióp, vang dội trong phụng vụ hôm nay, một lần nữa diễn giải thân phận phàm nhân của chúng ta, rất cao cả trong phẩm giá, nhưng đồng thời lại rất mỏng giòn. Đứng trước dịch bệnh, trong tâm hồn chúng ta luôn nảy sinh câu hỏi: “tại sao?”.

Và đối với câu hỏi này, Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, không trả lời bằng một lời giải thích : vì chúng ta có phẩm giá cao cả và thân phận quá mong manh; Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi ‘tại sao’ này bằng một lời giải thích, nhưng bằng một sự hiện diện đầy yêu thương, cúi xuống, cầm tay nâng lên, như Người đã làm với mẹ vợ ông Phêrô (x. Mc 1:31). Cúi xuống để nâng người kia lên.
Chúng ta đừng quên rằng cách chính đáng duy nhất để nhìn một người từ trên xuống là khi anh chị em đưa tay ra đỡ họ dậy. Đó là cách duy nhất. Và đây là sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã giao phó cho Giáo hội. Con Thiên Chúa bày tỏ Quyền Uy Chúa Tể của Ngài không phải “từ trên xuống”, không phải từ xa, nhưng khi cúi xuống, đưa tay ra; Ngài thể hiện Quyền Uy Chúa Tể Càn Khôn của mình trong sự gần gũi, dịu dàng, trong lòng trắc ẩn. Gần gũi, dịu dàng, từ bi là phong cách của Chúa. Thiên Chúa đến gần, và Ngài đến gần với sự dịu dàng và lòng thương cảm. Chúng ta đọc bao nhiêu lần trong Tin Mừng, trước một vấn đề sức khỏe hay bất kỳ vấn đề nào: “Người động lòng trắc ẩn”. Lòng thương cảm của Chúa Giêsu, sự gần gũi của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu là phong cách của Thiên Chúa. Đoạn Tin Mừng hôm nay cũng nhắc nhở chúng ta rằng lòng trắc ẩn này bắt nguồn sâu xa từ mối quan hệ mật thiết với Chúa Cha. Tại sao? Trước khi trời sáng và sau khi mặt trời lặn, Chúa Giêsu lui vào thanh vắng một mình cầu nguyện (câu 35). Từ đó Ngài rút ra sức mạnh để hoàn thành sứ mệnh, rao giảng và chữa bệnh.
Cầu xin Đức Mẹ giúp chúng ta để Chúa Giêsu chữa lành chúng ta, chúng ta luôn cần điều này, tất cả mọi người; để đến lượt chúng ta, chúng ta có thể trở thành chứng nhân cho sự dịu dàng chữa lành của Thiên Chúa.” (ĐTC Phanxicô, 07/02/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021

Thư Mục vụ Mùa chay 2021








Đọc tiếp »

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

GIÁO LÝ và HUẤN QUYỀN (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)


“Điểm thứ hai: dạy giáo lý và tương lai. Năm ngoái là năm kỷ niệm lần thứ 50 tài liệu Il rinnovamento della catechesi (“Đổi mới việc dạy giáo lý”), mà qua đó, Hội đồng Giám mục Ý đã thừa nhận những định mức của Công đồng. Về phương diện này, tôi xin nhắc lại lời lẽ của Thánh Phaolô VI, ngỏ với Đại hội của Hội Đồng Giám Mục Ý lần đầu tiên sau Công đồng Vatican II: “Chúng ta phải nhìn Công đồng với lòng biết ơn Thiên Chúa và tin tưởng vào tương lai của Giáo hội; đây sẽ là sách giáo lý vĩ đại của thời đại mới” (23 tháng 6 năm 1966). Trở lại với chủ đề này, nhân dịp Đại hội Giáo lý Quốc tế lần thứ nhất, ngài nói thêm: “Đây là một trách vụ luôn được tái sinh và liên tục đổi mới để việc dạy Giáo lý hiểu các vấn đề vốn nảy sinh từ trong lòng con người, ngõ hầu dẫn họ trở lại cội nguồn tiềm ẩn của họ: hồng phúc tình yêu vốn tạo dựng và cứu rỗi” (25 tháng 9 năm 1971).Vì vậy, việc dạy giáo lý được Công đồng gợi hứng luôn biết lắng nghe trái tim con người, luôn biết chú tâm lắng nghe, luôn tìm cách đổi mới chính nó.

Huấn quyền là đây: Công đồng là huấn quyền của Giáo hội. Một là anh chị em sống với Giáo hội và do đó anh chị em vâng theo Công đồng, còn nếu anh chị em không vâng theo Công đồng hoặc anh chị em giải thích nó theo cách riêng của anh chị em, như anh chị em muốn, anh chị em không sống với Giáo hội. Chúng ta phải đòi hỏi và khắt khe về điểm này. Không nên thương lượng để Công đồng phải thêm điều này điều nọ... Không, Công đồng là như thế. Và chúng ta có kinh nghiệm về vấn đề này, về việc lựa lọc đối với Công đồng, một việc vốn được lặp đi lặp lại với các Công đồng khác trong suốt lịch sử. Khiến tôi liên tưởng đến một nhóm giám mục, sau Công đồng Vatican I, đã để cho một nhóm giáo dân, nhiều nhóm, tiếp tục “giáo lý chân chính” không phải của Vatican I: “Chúng tôi mới là những người Công Giáo chân chính”. Ngày nay, họ phong chức cho phụ nữ. Những thái độ nghiêm khắc nhất, để bảo vệ đức tin, nhưng không có Huấn quyền của Giáo hội, sẽ chỉ dẫn anh chị em đến hủy hoại. Xin đừng nhượng bộ những ai cố gắng trình bày một thứ giáo lý không phù hợp với Huấn Quyền của Giáo Hội.” (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

DẠY GIÁO LÝ (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)


“Dạy Giáo lý là làm vọng lại Lời Chúa. Trong việc chuyển tải đức tin, Kinh thánh - như Tài liệu Căn bản nhắc nhớ - là “Sách”; không phải trợ khoản, mặc dù nó có thể là trợ khoản đầu hết ”(CEI, Il rinnovamento della catechesi, n. 107). Vì thế, việc dạy Giáo lý là “làn sóng dài” của Lời Chúa, để chuyền tải niềm vui Tin Mừng trong cuộc sống. Nhờ tường thuật khi dạy giáo lý, Sách Thánh trở thành “môi trường” để chúng ta cảm nhận một phần của cùng lịch sử cứu độ, gặp gỡ những chứng nhân đức tin đầu tiên. Dạy Giáo Lý là cầm tay người khác và đồng hành với họ trong lịch sử này. Nó gợi hứng cho một cuộc hành trình, trong đó mỗi người tìm thấy nhịp điệu riêng của mình, vì đời sống Kitô hữu thậm chí không san bằng hay tiêu chuẩn hóa, nhưng đúng hơn, nâng cao tính độc đáo của mỗi con cái Thiên Chúa. Dạy Giáo lý cũng là một hành trình khai tâm mầu nhiệm, diễn tiến trong cuộc đối thoại liên tục với phụng vụ, một môi trường trong đó các biểu tượng tỏa sáng mà không áp đặt, nói với đời sống và ghi dấu ấn nó bằng dấu ấn ơn thánh.

Trọng tâm của mầu nhiệm là giáo lý sơ truyền (kerygma-giáo lý sơ khởi của các tông đồ); và giáo lý sơ truyền là một con người: đó là chính Chúa Giêsu Kitô. Dạy Giáo lý là nơi đặc biệt để cổ vũ cuộc gặp gỡ bản thân với Người. Do đó nó phải được đan xen với các mối liên hệ bản thân. Không có việc dạy giáo lý thật sự nếu không có chứng từ của những người nam nữ bằng xương bằng thịt. Ai trong chúng ta không nhớ ít nhất một giáo lý viên của mình? Tôi thì tôi nhớ: Tôi nhớ vị nữ tu đã chuẩn bị cho tôi Rước lễ lần đầu và việc này rất tốt đối với tôi. Họ là những người chủ đạo đầu tiên của việc dạy Giáo lý, những sứ giả của Tin Mừng, thường là những giáo dân, những người đã quảng đại dấn thân để chia sẻ vẻ đẹp của việc đã gặp gỡ Chúa Giêsu. “Giáo lý viên là ai? Họ là những người giữ cho ký ức về Thiên Chúa luôn sống động; họ giữ cho nó sống động trong chính họ”- họ là “những nhà tưởng niệm” lịch sử cứu độ - “và họ có thể hồi sinh nó trong những người khác... Giáo lý viên là một Kitô hữu đặt sự tưởng niệm này phục vụ việc rao truyền, không tự tỏ ra quan trọng, không nói về bản thân họ, nhưng nói về Thiên Chúa, về tình yêu và sự trung thành của Người ”(Bài giảng nhân “Ngày dành cho Giáo lý viên” trong Năm Đức tin, ngày 29 tháng 9 năm 2013).
Để làm điều đó, ta nên nhớ rằng “giáo lý sơ truyền kêu gọi phải nhấn mạnh tới các yếu tố cần thiết nhất ngày nay: nó phải phát biểu tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa vốn có trước bất cứ nghĩa vụ luân lý và tôn giáo nào từ phía chúng ta; nó không nên áp đặt sự thật nhưng kêu gọi tự do của người ta, như Chúa Giêsu đã làm; nó phải được đánh dấu bằng niềm vui, sự khích lệ, sự sống động và sự cân bằng hài hòa, vốn không giảm thiểu việc giảng giải một số học thuyết mà đôi khi có tính triết học hơn là truyền giảng tin mừng. Tất cả những điều này đòi hỏi ở phía người rao giảng tin mừng một số thái độ có thể cổ vũ tính cởi mở đối với sứ điệp: sự dễ gần gũi, sự sẵn sàng đối thoại, sự kiên nhẫn, sự nồng nhiệt và chào đón không có tính phán xét ”(Tông huấn Evangelii gaudium, 165). Chúa Giêsu đã có tất cả các điều này. Đó là toàn bộ địa dư nhân tính mà giáo lý sơ truyền, la bàn không thể sai lầm của đức tin, giúp ta khám phá...” (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)
Đọc tiếp »

Chúa nhật, Tuần V-TN


 

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2021

Thứ bảy, Tuần IV-TN

Đọc tiếp »

Thứ 6, 4tn

Bđ1-Dt 13

Thưa anh em, anh em hãy giữ mãi tình huynh đệ. 2 Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết. 3 Anh em hãy nhớ đến các người bị xiềng xích, chẳng khác gì anh em cũng bị xiềng xích với họ ; anh em hãy nhớ đến những người bị hành hạ, chẳng khác gì mình với họ chỉ là một thân thể.
4 Ai nấy phải tôn trọng hôn nhân, chớ làm cho loan phòng ra ô uế, vì Thiên Chúa sẽ xét xử các kẻ gian dâm và ngoại tình. 5 Trong cách ăn nết ở, anh em đừng có ham tiền, hãy coi những gì mình đang có là đủ, vì Thiên Chúa đã phán : Ta sẽ không bỏ rơi ngươi, Ta sẽ không ruồng bỏ ngươi !, 6 đến nỗi chúng ta có thể tin tưởng mà nói : Có Chúa ở cùng tôi mà bênh đỡ, tôi chẳng sợ gì. Hỏi người đời làm chi tôi được ?
7 Anh em hãy nhớ đến những người lãnh đạo đã giảng lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem cuộc đời họ kết thúc thế nào mà noi theo lòng tin của họ. 8 Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời.
Let brotherly love continue.
Do not neglect hospitality, for through it some have unknowingly entertained angels. Be mindful of prisoners as if sharing their imprisonment, and of the ill-treated as of yourselves, for you also are in the body.
Let marriage be honored among all and the marriage bed be kept undefiled, for God will judge the immoral and adulterers. Let your life be free from love of money but be content with what you have, for he has said, "I will never forsake you or abandon you." Thus we may say with confidence: "The Lord is my helper, (and) I will not be afraid. What can anyone do to me?"
Remember your leaders who spoke the word of God to you. Consider the outcome of their way of life and imitate their faith.
Jesus Christ is the same yesterday, today, and forever.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

CHÚA KITÔ HÀNH ĐỘNG TRONG PHỤNG VỤ ( ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)


“Phụng vụ, chính vì chiều kích khách quan của nó, đòi phải được cử hành cách sốt sắng, để ơn thánh được tuôn đổ trong nghi thức không bị phân tán nhưng thay vào đó vươn tới cảm nghiệm của mọi người. Sách Giáo lý giải thích điều đó rất hay đã viết: “Cầu nguyện nội tâm hóa và đồng hóa với phụng vụ trong khi và sau khi được cử hành”. Nhiều lời cầu nguyện của Kitô giáo không bắt nguồn từ phụng vụ, nhưng tất cả những lời cầu nguyện đó, nếu muốn là Kitô giáo, đều giả định phụng vụ, nghĩa là qua trung gian bí tích của Chúa Giêsu Kitô. Mỗi khi chúng ta cử hành Phép Rửa, hoặc truyền phép bánh và rượu trong Phép Thánh Thể, hoặc xức dầu thánh cho thân thể của một người bệnh, thì Chúa Kitô ở đấy! Chính Người hành động và hiện diện giống như khi Người chữa lành chân tay yếu ớt của một người bệnh, hoặc như trong Bữa Tiệc Ly, Người đã ban giao ước của Người là sẽ cứu rỗi thế giới.

Lời cầu nguyện của Kitô hữu biến sự hiện diện bí tích của Chúa Giêsu thành của riêng họ. Điều ở bên ngoài chúng ta trở thành một phần của chúng ta: phụng vụ phát biểu điều này cả bằng cử chỉ ăn uống rất tự nhiên. Thánh lễ không thể chỉ là việc “lắng nghe”: cũng không chính xác khi nói, “Tôi đi xem lễ”. Thánh lễ không thể chỉ “đi xem”, như thể chúng ta chỉ là khán giả của một điều gì đó trôi tuột đi mà không có sự tham gia của chúng ta. Thánh lễ luôn được cử hành, và không những bởi linh mục chủ tế mà thôi, mà còn bởi tất cả các Kitô hữu đang trải nghiệm nó. Và trung tâm là Chúa Kitô! Tất cả chúng ta, trong sự đa dạng của các ơn phúc và thừa tác vụ, tham dự vào hành động của Người, bởi vì Người, Chúa Kitô, vốn là Nhân vật chủ đạo của phụng vụ.
Khi các Kitô hữu đầu tiên bắt đầu thờ phượng, họ đã làm như vậy bằng cách hiện thực hóa các việc làm và lời nói của Chúa Giêsu, với ánh sáng và quyền năng của Chúa Thánh Thần, để cuộc sống của họ, đạt được nhờ ơn thánh đó, sẽ trở thành của lễ thiêng liêng dâng lên Thiên Chúa. Cách tiếp cận này thật sự là một cái nhìn mới. Thánh Phaolô viết trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người” (12: 1). Cuộc sống được mời gọi trở thành việc thờ phượng Thiên Chúa, nhưng điều này không thể xảy ra nếu không có việc cầu nguyện, nhất là việc cầu nguyện của phụng vụ.
Ước gì suy nghĩ này giúp ích tất cả chúng ta khi tham dự phụng vụ : Thánh lễ và các bí tích. Tôi đi cầu nguyện trong cộng đoàn, tôi đi cầu nguyện với Chúa Kitô đang hiện diện. Chẳng hạn, khi chúng ta đi cử hành Phép Rửa, thì chính Chúa Kitô, Đấng hiện diện ở đó, làm Phép Rửa. “Nhưng thưa Cha, đây là một ý tưởng, một kiểu nói ví von”; “không, đây không phải là kiểu nói ví von. Chúa Kitô hiện diện và hành động trong phụng vụ, anh chị em cầu nguyện với Chúa Kitô, Đấng ở bên cạnh anh chị em.” ( ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)
Đọc tiếp »

PHỤNG VỤ (ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)


“Trong lịch sử Giáo Hội, thường có cơn cám dỗ muốn thực hành một Kitô giáo thân mật tư riêng, vốn không thừa nhận tầm quan trọng thiêng liêng của các nghi thức phụng vụ công cộng. Thông thường, khuynh hướng này chủ trương đặc tính họ cho là thuần khiết hơn của một lòng đạo không phụ thuộc vào các nghi lễ bên ngoài, vốn bị coi là gánh nặng vô ích hoặc có hại. Trọng tâm của sự chỉ trích này không phải là một hình thức nghi lễ đặc thù, hay một cách thức cử hành đặc thù nào, mà là chính phụng vụ, hình thức phụng vụ của cầu nguyện.

Thật vậy, trong Giáo Hội, người ta có thể tìm thấy một số hình thức linh đạo đã không hòa nhập được thời điểm phụng vụ một cách thỏa đáng. Nhiều tín hữu, mặc dù siêng năng tham dự phụng vụ, nhất là Thánh Lễ Chúa Nhật, nhưng thay vào đó, họ đã rút tỉa nguồn nuôi dưỡng đức tin và đời sống thiêng liêng của họ từ các nguồn khác, thuộc loại sùng kính.
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã thực hiện được nhiều điều. Hiến chế Sacrosanctum Concilium của Công đồng Vatican II đã trình bầy một điểm mấu chốt trong cuộc hành trình lâu dài này. Nó tái xác nhận một cách toàn diện và hữu cơ tầm quan trọng của phụng vụ thánh đối với đời sống của các Kitô hữu, những người nhận thấy ở đó sự trung gian khách quan phải có do sự kiện Chúa Giêsu Kitô không phải là một ý niệm hay một tình cảm, mà là một Ngôi vị sống động, và Mầu nhiệm của Người là một sự kiện lịch sử. Lời cầu nguyện của Kitô hữu phải nhờ các trung gian hữu hình: Sách Thánh, các Bí tích, các nghi thức phụng vụ, cộng đoàn.
Trong đời sống Kitô hữu, lãnh vực thể xác và vật chất không thể được miễn chước, vì trong Chúa Giêsu Kitô, nó đã trở thành con đường cứu rỗi. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta cũng phải cầu nguyện bằng thân thể mình: thân thể chúng ta đi vào việc cầu nguyện.
Do đó, không có linh đạo Kitô giáo nào không bén rễ vào việc cử hành các mầu nhiệm thánh. Sách Giáo lý viết: “Sứ mạng của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần là công bố, hiện thực và thông truyền mầu nhiệm cứu độ trong Phụng vụ của Hội Thánh; sứ vụ ấy được tiếp nối nơi tâm hồn người cầu nguyện (2655). Phụng vụ, tự nó, không chỉ là lời cầu nguyện tự phát, mà là một điều gì đó ngày càng độc đáo hơn: nó là một hoạt động làm nền tảng cho toàn bộ kinh nghiệm Kitô giáo và do đó, cả việc cầu nguyện nữa. Nó là biến cố, nó đang xảy ra, nó là sự hiện diện, nó là cuộc gặp gỡ. Nó là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúa Kitô tự làm Người hiện diện trong Chúa Thánh Thần qua các dấu chỉ bí tích: do đó, các Kitô hữu chúng ta cần phải tham dự vào các mầu nhiệm Thiên Chúa. Tôi dám khẳng định rằng một Kitô giáo nếu không có phụng vụ là một Kitô giáo không có Chúa Kitô. Không có Chúa Kitô cách trọn vẹn. Ngay trong một nghi thức sơ sài nhất, chẳng hạn như nghi thức mà một số Kitô hữu đã cử hành và tiếp tục cử hành ở những nơi bị giam giữ, hoặc khi phải trú ẩn trong một căn nhà thời bách hại, Chúa Kitô thực sự hiện diện và ban chính Người cho các tín hữu của Người...” (ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

Thứ năm. Tuần IV-TN


 

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021

Thứ tư, Tuần IV-TN


 

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

SỐNG LỜI CHÚA (ĐTC Phanxicô, 27/01/2021)


... Kinh thánh không được viết cho nhân loại cách chung, nhưng cho chúng ta, cho tôi, cho anh chị em, cho những người đàn ông và đàn bà bằng xương bằng thịt, những người đàn ông và đàn bà có tên riêng và tên họ, như tôi, như anh chị em. Và Lời Thiên Chúa, lời đầy Chúa Thánh Thần, khi được đón nhận với tấm lòng rộng mở, không để các sự vật y hệt như trước đây: không bao giờ. Một điều gì đó đang thay đổi. Và đó là ơn thánh và sức mạnh của Lời Thiên Chúa.

Truyền thống Kitô giáo rất phong phú về kinh nghiệm và suy tư về việc cầu nguyện bằng Sách Thánh. Đặc biệt, phương pháp “Lectio divina” đã được thành lập; nó bắt nguồn từ các giới đan sĩ, nhưng hiện nay nó cũng đã được thực hành bởi các Kitô hữu thường xuyên đi lại với các giáo xứ của họ. Trước hết, nó là vấn đề đọc một đoạn Kinh thánh một cách chăm chú: đây là Lectio divina, trước hết và quan trọng nhất là đọc đoạn Kinh thánh một cách chăm chú, hoặc hơn thế nữa: Tôi muốn nói với “một vâng phục” bản văn, để hiểu ý nghĩa trong và của chính nó. Sau đó, người ta bắt đầu đối thoại với Kinh thánh, để những lời đó trở thành một nguyên nhân cho việc suy gẫm và cầu nguyện: trong khi trung thành với bản văn, tôi bắt đầu tự hỏi nó “nói gì với tôi”. Đây là một bước tế nhị: chúng ta không được sa vào những giải thích chủ quan, nhưng chúng ta phải là một phần của lối sống Truyền thống, vốn liên kết mỗi chúng ta với Sách Thánh. Bước cuối cùng của Lectio divina là chiêm niệm. Ở chỗ này, các lời lẽ và suy nghĩ phải nhường chỗ cho tình yêu, như giữa những người yêu nhau đôi khi nhìn nhau trong im lặng. Bản Văn Kinh thánh vẫn còn đó, nhưng giống như một tấm gương, giống như một ảnh tượng để được chiêm niệm. Và nhờ cách này, có sự đối thoại.
Qua lời cầu nguyện, Lời Thiên Chúa đến ở trong chúng ta và chúng ta ở trong nó. Lời Chúa gợi hứng cho các ý định tốt và nâng đỡ hành động; nó đem lại cho chúng ta sức mạnh và sự thanh thản, và ngay cả lúc thách thức chúng ta, nó mang lại cho chúng ta sự bình yên. Vào những ngày "kỳ lạ" và khó hiểu, nó bảo đảm cho trái tim một cốt lõi tin tưởng và yêu thương bảo vệ nó khỏi các cuộc tấn công của kẻ ác.
Nhờ cách đó, Lời của Thiên Chúa trở thành xác thịt – tôi xin dùng kiểu nói này - nó trở thành xác thịt nơi những người tiếp nhận nó trong cầu nguyện. Trong một số bản văn cổ đại, có trực giác cho rằng các Kitô hữu đồng nhất hoàn toàn với Lời Chúa đến nỗi, ngay cả khi mọi Sách thánh bị thiêu rụi, "khuôn" của chúng vẫn được lưu giữ vì dấu ấn mà nó đã để lại trong cuộc đời các vị thánh. Quả là một phát biểu đẹp đẽ.
Đời sống Kitô hữu vừa là công trình vâng phục vừa là công trình sáng tạo. Một Kitô hữu tốt phải biết vâng phục, nhưng họ phải sáng tạo. Vâng phục, vì lắng nghe Lời Thiên Chúa; sáng tạo, bởi vì họ có Chúa Thánh Thần bên trong, Đấng thúc đẩy họ trở thành như vậy, dẫn dắt họ đi lên. Ở cuối một trong những dụ ngôn của Người, Chúa Giêsu đưa ra sự so sánh sau đây - Người nói, “bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình – cõi lòng mình - cả cái mới lẫn cái cũ” (Mt 13:52). Sách Thánh là một kho tàng vô tận. Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ơn biết rút ra nhiều điều hơn nữa từ đó, qua việc cầu nguyện.” (ĐTC Phanxicô, 27/01/2021)
Đọc tiếp »

Chúa nhật, Tuần IV-TN

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Mục vụ tháng 2-2021

Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần III-TN

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

VÒNG TRÒN HIỆP NHẤT 2 (ĐTC Phanxicô, 25/01/2021)


“Vòng tròn thứ hai là sự hiệp nhất với các Kitô hữu. Chúng ta là những nhánh của cùng một cây nho, chúng ta là “các bình thông nhau”, theo nghĩa là điều thiện hay điều ác mà mỗi chúng ta làm đều ảnh hưởng đến tất cả những người khác. Vì vậy, trong đời sống thiêng liêng, cũng có một loại “quy luật động lực”: đó là khi chúng ta ở lại trong Chúa, chúng ta gần gũi người khác, và khi chúng ta gần gũi người khác, chúng ta ở lại trong Chúa. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa trong thần khí và chân lý, thì chúng ta sẽ nhận ra nhu cầu yêu thương người khác, mặt khác, “nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta” (1 Ga 4:12). Cầu nguyện không ngừng dẫn đến tình yêu; nếu không, đó chỉ là nghi lễ sáo rỗng. Chúng ta không thể gặp được Chúa Giêsu ngoài Nhiệm thể Người, gồm nhiều chi thể, là cơ man những người đã chịu phép rửa. Nếu sự thờ phượng của chúng ta là chân chính, chúng ta sẽ phát triển tình yêu thương đối với tất cả những ai theo Chúa Giêsu, bất kể họ thuộc về khối hiệp thông Kitô nào, ngay cả khi họ có thể không phải là “người của chúng ta”, họ vẫn là người của Ngài.

Dẫu sao, chúng ta đều biết rằng yêu thương anh chị em của mình không phải là điều dễ dàng, vì những khuyết điểm và điểm yếu của họ ngay lập tức trở nên rõ ràng, và những tổn thương trong quá khứ hiện lên trong tâm trí chúng ta. Ở đây Chúa Cha đến trợ giúp chúng ta, vì với tư cách là một nông dân lão luyện (x. Ga 15: 1), Người biết chính xác phải làm gì: “Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn” (Ga 15: 2). Chúa Cha chặt đi và cắt tỉa. Tại sao? Bởi vì để yêu thương, chúng ta cần phải tước bỏ tất cả những gì khiến chúng ta lầm đường lạc lối và khiến chúng ta cuộn tròn vào chính mình, và do đó không sinh hoa kết quả. Vậy chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha loại bỏ những thành kiến của chúng ta về người khác, và những ràng buộc trần tục cản trở sự hiệp nhất trọn vẹn với tất cả con cái của Ngài. Nhờ đó, khi được thanh tẩy trong tình yêu, chúng ta sẽ có thể bớt bận tâm đến những chướng ngại của thế gian cũng như những viên đá vấp ngã của quá khứ, mà ngày nay đang làm chúng ta xao lãng khỏi Tin Mừng...” (ĐTC Phanxicô, 25/01/2021)
Đọc tiếp »

2Cr 9:

Tôi xin nói điều này: gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều.7 Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương.8 Vả lại, Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh em mọi thứ ân huệ, để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt, vừa được dư thừa mà làm mọi việc thiện,9 theo như lời đã chép: Kẻ túng nghèo, Người rộng tay làm phúc; đức công chính của Người tồn tại muôn đời.

10 Đấng cung cấp hạt giống cho kẻ gieo, và bánh làm của ăn nuôi dưỡng, tất sẽ cung cấp dư dật hạt giống cho anh em gieo, và sẽ làm cho đức công chính của anh em sinh hoa kết quả dồi dào.11 Anh em sẽ được sung túc mọi bề để làm mọi việc thiện cách rộng rãi.
Consider this: whoever sows sparingly will also reap sparingly, and whoever sows bountifully will also reap bountifully. Each must do as already determined, without sadness or compulsion, for God loves a cheerful giver. Moreover, God is able to make every grace abundant for you, so that in all things, always having all you need, you may have an abundance for every good work. As it is written: “He scatters abroad, he gives to the poor; his righteousness endures forever.” The one who supplies seed to the sower and bread for food will supply and multiply your seed and increase the harvest of your righteousness. You are being enriched in every way for all generosity, which through us produces thanksgiving to God.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

Thứ tư, Tuần 3-TN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

CHÚA NHẬT LỜI CHÚA (ĐTC Phanxicô, 24/01/2021)


“Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong muốn, Chúa nhật Lời Chúa được cử hành hằng năm vào Chúa nhật III Thường niên. Chúa nhật này nhắc nhớ mọi thành phần dân Chúa, các Mục tử và các tín hữu, tầm quan trọng và giá trị của Kinh Thánh đối với đời sống Kitô hữu, cũng như mối liên hệ giữa Lời Chúa và Phụng vụ: “Chúng ta là Kitô hữu, như một dân đang lữ hành trong lịch sử, được nâng đỡ nhờ sự diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta, Đấng đang nói với chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta. Ngày dành riêng cho Kinh Thánh không phải là ‘mỗi năm một lần’, nhưng là một lần cho cả năm, vì chúng ta rất khẩn thiết cần phải trở nên gần gũi, mật thiết với Sách Thánh và với Chúa Giêsu phục sinh, Đấng không ngừng bẻ bánh Lời Chúa và bánh Thánh Thể giữa cộng đoàn tín hữu. Vì vậy, chúng ta cần phải gắn bó mật thiết với Kinh Thánh, nếu không, trái tim chúng ta sẽ băng giá, đôi mắt sẽ khép lại, và vô số hình thức đui mù sẽ tấn côngchúng ta.”(Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, 19/12/2020)

“Anh chị em thân mến, Chúa nhật này dành riêng cho Lời Chúa. Một trong những ân sủng tuyệt vời của thời đại chúng ta là việc tái khám phá Sách Thánh trong đời sống của Giáo hội ở mọi cấp độ. Chưa bao giờ mọi người có thể tiếp cận Kinh Thánh như ngày nay: bằng mọi ngôn ngữ và bây giờ ngay cả ở dạng nghe nhìn và kỹ thuật số. Thánh Giêrônimô, mà gần đây tôi đã nhắc đến vào dịp kỷ niệm 1,600 năm ngày mất của ngài, nói rằng những người bỏ qua Kinh thánh thì bỏ qua Chúa Kitô; những người phớt lờ Kinh thánh thì phớt lờ Chúa Kitô (xem trong Isaiam Prol.). Và ngược lại, chính Chúa Giêsu, Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, chết và sống lại, là Đấng khai mở tâm trí chúng ta để hiểu Sách Thánh (x. Lc 24:45). Điều này đặc biệt xảy ra trong Phụng vụ, nhưng cũng xảy ra khi chúng ta cầu nguyện một mình hoặc theo nhóm, đặc biệt là với Tin Mừng và với Thánh Vịnh. Tôi cám ơn và khích lệ các giáo xứ vì họ đã kiên định trong dấn thân giáo dục việc lắng nghe và làm theo Lời Chúa. Xin cho chúng ta đừng bao giờ thiếu niềm vui gieo Tin Mừng. Và tôi xin nhắc lại một lần nữa: cầu mong cho chúng ta có thói quen, xin cho chúng ta có thói quen luôn mang theo một cuốn Kinh Thánh nhỏ trong túi, trong cặp, để có thể đọc trong ngày, ít nhất là ba, bốn câu. Tin Mừng sẽ luôn ở với chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 24/01/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

CHÚA GIÊSU HIỆN DIỆN TRONG PHỤNG VỤ (Hiến chế Phụng vụ)


“Đức Ki-tô luôn hiện diện trong Hội Thánh, nhất là qua các cuộc cử hành phụng vụ.

Người hiện diện trong thánh lễ, vì trong con người của thừa tác viên, chính Đấng giờ đây dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục, cũng là chính Đấng xưa đã dâng mình trên thập giá ; Người hiện diện cách đặc biệt dưới hình bánh và hình rượu trong bí tích Thánh Thể. Người hiện diện nhờ hiệu năng của Người trong các bí tích ; do đó ai làm phép rửa là chính Đức Ki-tô làm phép rửa. Người hiện diện trong lời của Người, vì chính Người nói, khi người ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội. Cuối cùng, Người hiện diện khi Hội Thánh khẩn cầu và đọc thánh vịnh, như chính Người đã hứa : Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy giữa họ.”
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

Cn 3 TnB

Bđ2-1Cr7:

Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này : thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có ; 30 ai khóc lóc, hãy làm như không khóc ; ai vui mừng, như chẳng mừng vui ; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả ; 31 kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi.
I tell you, brothers and sisters, the time is running out. From now on, let those having wives act as not having them, those weeping as not weeping, those rejoicing as not rejoicing, those buying as not owning, those using the world as not using it fully. For the world in its present form is passing away.
Mc1:
Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. 15 Người nói : “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”16 Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. 17 Người bảo các ông : “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá.” 18 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người.19 Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. 20 Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.
After John had been arrested, Jesus came to Galilee proclaiming the Gospel of God:
"This is the time of fulfillment. The kingdom of God is at hand. Repent, and believe in the gospel." As he passed by the Sea of Galilee, he saw Simon and his brother Andrew casting their nets into the sea; they were fishermen. Jesus said to them, "Come after me, and I will make you fishers of men." Then they abandoned their nets and followed him. He walked along a little farther and saw James, the son of Zebedee, and his brother John. They too were in a boat mending their nets. Then he called them. So they left their father Zebedee in the boat along with the hired men and followed him.
Đọc tiếp »

NGÀY CHÚA NHẬT (Hiến chế Phụng vụ)


“Theo truyền thống của các Tông Đồ, bắt nguồn từ chính ngày Đức Ki-tô sống lại, ngày bát nhật nào Hội Thánh cũng cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Từ đó, ngày này được gọi một cách chí lý là ngày của Chúa hay Chúa nhật.

Trong ngày này, các Ki-tô hữu phải họp nhau lại, để khi nghe lời Thiên Chúa và tham dự thánh lễ, họ tưởng nhớ cuộc thương khó, sự phục sinh và lên trời của Đức Ki-tô ; đồng thời cảm tạ Thiên Chúa đã cho họ tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã từ cõi chết sống lại.
Vì thế, Chúa nhật là ngày lễ hàng đầu cần phải được trình bày và khắc ghi vào lòng sùng mộ của các tín hữu, sao cho ngày đó cũng trở thành ngày vui và ngày nghỉ cho họ. Các cuộc cử hành khác, nếu không thật sự quan trọng thì không được lấn át ngày Chúa nhật, vì Chúa nhật là nền tảng và là nòng cốt của cả năm phụng vụ.”
Đọc tiếp »

CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT (ĐTC Phanxicô, 20/01/2021)


“... Sự hiệp nhất chỉ có thể đạt được như một kết quả của việc cầu nguyện. Các nỗ lực ngoại giao và đối thoại học thuật là những điều không đủ. Những điều này đã được thực hiện, nhưng chúng vẫn chưa đủ. Chúa Giêsu biết điều này và đã mở đường cho chúng ta bằng cách cầu nguyện. Như vậy, lời cầu nguyện cho hiệp nhất của chúng ta là tham dự khiêm tốn nhưng đầy tin tưởng vào lời cầu nguyện của Chúa, Đấng đã hứa rằng bất cứ lời cầu nguyện nào nhân danh Người sẽ được Chúa Cha lắng nghe (x. Ga 15, 7). Tại thời điểm này, chúng ta có thể tự hỏi: "Tôi có cầu nguyện cho sự hiệp nhất không?" Đó là ý muốn của Chúa Giêsu, nhưng nếu chúng ta kiểm tra các ý định được chúng ta cầu nguyện cho, có lẽ chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta đã cầu nguyện rất ít, có lẽ không bao giờ, cho sự hiệp nhất Kitô giáo. Ấy thế nhưng, đức tin của thế giới phụ thuộc vào nó; thật vậy, Chúa đã cầu xin cho chúng ta nên một “để thế gian tin” (Ga 17:21). Thế giới sẽ không tin vì chúng ta thuyết phục được họ bằng những lý lẽ xác đáng, nhưng nếu chúng ta làm chứng cho tình yêu vốn hợp nhất chúng ta, vốn kéo chúng ta lại gần nhau, thì đúng: thế giới sẽ tin.

Trong thời gian khó khăn nghiêm trọng hiện nay, lời cầu nguyện này càng cần thiết hơn để sự hợp nhất thắng thế các cuộc xung đột. Điều cấp thiết là chúng ta phải để qua một bên các sở thích để cổ vũ ích chung, và vì vậy gương tốt của chúng ta là điều căn bản: điều chủ yếu là các Kitô hữu theo đuổi con đường hướng tới sự hợp nhất hữu hình hoàn toàn. Trong những thập niên qua, nhờ ơn Thiên Chúa, đã có nhiều bước tiến tới nhưng chúng ta vẫn cần phải kiên trì trong yêu thương và cầu nguyện, không thiếu tin tưởng hay mệt mỏi. Đó là con đường mà Chúa Thánh Thần đã làm phát sinh trong Giáo hội, trong các Kitô hữu và trong chúng ta, không quay đầu khỏi con đường này. Mãi mãi tiếp tục tiến bước.
Cầu nguyện có nghĩa là đấu tranh cho sự hợp nhất. Vâng, hãy chiến đấu, vì kẻ thù của chúng ta, là ma quỷ, là kẻ gây chia rẽ, như chính từ ngữ đã nói. Chúa Giêsu xin Chúa Thánh Thần ban ơn hợp nhất, tạo nên sự hợp nhất. Ma quỷ luôn chia rẽ. Nó luôn luôn chia rẽ vì chia rẽ rất thuận tiện đối với nó. Nó cổ vũ cho sự chia rẽ ở mọi nơi và bằng mọi cách, trong khi Chúa Thánh Thần luôn kết hợp trong hợp nhất. Nói chung, ma quỷ không cám dỗ chúng ta bằng thần học cao siêu, nhưng bằng sự yếu đuối của anh chị em chúng ta. Nó rất tinh ranh: nó phóng đại các sai lầm và khuyết điểm của người khác, gieo rắc mối bất hòa, kích động chỉ trích và tạo bè phái. Thiên Chúa hành động cách khác: chúng ta có thế nào, Người đón nhận chúng ta như thế, Người yêu chúng ta rất nhiều, nhưng chúng ta như thế nào, Người yêu chúng ta như vậy, và chúng ta ra sao, Người đón nhận chúng ta như thế; Người đón nhận những người khác nhau trong chúng ta, Người đón nhận người tội lỗi, và Người luôn thúc đẩy chúng ta tiến tới sự hợp nhất. Chúng ta có thể tự đánh giá bản thân và tự hỏi mình xem tại những nơi chúng ta đang sống, chúng ta nuôi dưỡng xung đột hay đấu tranh cho việc gia tăng sự hợp nhất bằng các công cụ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta: cầu nguyện và tình yêu. Thay vào đó, điều thúc đẩy xung đột là những câu chuyện ngồi lê đôi mách, luôn nói sau lưng mọi người. Ngồi lê đôi mách là vũ khí tiện dụng nhất mà ma quỷ có để chia rẽ cộng đồng Kitô giáo, chia rẽ các gia đình, chia rẽ bạn bè, chia rẽ luôn luôn. Chúa Thánh Thần luôn linh hứng sự hiệp nhất.” (ĐTC Phanxicô, 20/01/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

HIỆP NHẤT (ĐTC Phanxicô, 20/01/2021)


“... tuần lễ từ ngày 18 đến ngày 25 tháng Giêng được dành riêng cho việc này: cầu xin Thiên Chúa ban cho hồng phúc hiệp nhất để vượt qua tai tiếng chia rẽ giữa các tín hữu của Chúa Giêsu.

Sau Bữa Tiệc Ly, Người đã cầu nguyện cho các tín hữu của Người, “để tất cả chúng nên một” (Ga 17:21). Đây là lời cầu nguyện của Người trước cuộc Khổ nạn, chúng ta có thể gọi đó là chúc thư tinh thần của Người. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý điều này: Chúa không ra lệnh các môn đồ của Người phải hiệp nhất. Không, Người đã cầu nguyện. Người cầu nguyện với Chúa Cha cho chúng ta, để chúng ta nên một. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể đạt được sự hợp nhất bằng chính sức mình. Trên hết, sự hợp nhất là một hồng phúc, nó là một ơn thánh cần được cầu xin qua lời cầu nguyện.
Mỗi người trong chúng ta đều cần nó. Thực thế, chúng ta biết chúng ta không có khả năng duy trì sự hiệp nhất ngay trong chính chúng ta. Ngay cả Thánh tông đồ Phaolô cũng cảm thấy mâu thuẫn đau đớn trong bản thân: muốn điều thiện nhưng lại nghiêng về điều ác (xem Rm 7:19). Nhờ thế, ngài đã nắm được gốc rễ của rất nhiều chia rẽ bao quanh chúng ta - giữa người ta, trong gia đình, trong xã hội, giữa các quốc gia và thậm chí giữa các tín hữu - và bên trong chúng ta. Công đồng Vaticanô II đã tuyên bố, “sự mất cân bằng mà thế giới đang lao khổ được liên kết với sự mất cân bằng căn bản hơn vốn bắt nguồn từ trái tim con người. Vì nơi con người, nhiều yếu tố đang vật lộn với nhau. […] Do đó, họ phải chịu đựng nhiều chia rẽ nội bộ, và từ những chia rẽ này phát sinh ra nhiều bất hòa lớn lao trong xã hội” (Gaudium et spes, 10).
Vì vậy, giải pháp cho các chia rẽ này là không nên chống lại một ai, bởi vì sự bất hòa sẽ phát sinh ra nhiều bất hòa hơn. Phương thuốc thực sự bắt đầu bằng cách cầu xin Thiên Chúa ban hòa bình, hòa giải, hiệp nhất...” (ĐTC Phanxicô, 20/01/2021)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.