Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022
HÀNH HƯƠNG LOURDES-2011
ĐOÀN CHIÊN RẤT TỐT GẶP NGUY
“Trước kia, khi chưa biết Thiên Chúa, anh em làm nô lệ những vật tự bản chất không phải là thần. 9 Nhưng nay anh em đã biết Thiên Chúa, hay đúng hơn được Thiên Chúa biết đến, làm sao anh em còn trở lại với những yếu tố bất lực và nghèo nàn ấy, còn muốn làm nô lệ chúng một lần nữa ? 10 Anh em cẩn thận giữ ngày, giữ tháng, giữ mùa, giữ năm ! 11 Anh em làm tôi sợ rằng tôi đã vất vả uổng công vì anh em !
TA ĐANG LÀM BỞI THÁNH THẦN HAY THẾ TỤC ? (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 02/02/2022)
Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022
XIN CHÚA LÊN THUYỀN TRỐNG RỖNG CỦA CON…
HÃY TOẢ SÁNG ĐỨC YÊU THƯƠNG…
XIN CHÚA CHỮA LÀNH (ĐTC Phanxicô, 07/02/2020)
“... Thực tế mà chúng ta đang trải qua trên khắp thế giới do đại dịch làm cho thông điệp này, sứ mệnh thiết yếu này của Giáo hội, đặc biệt phù hợp. Tiếng nói của ông Gióp, vang dội trong phụng vụ hôm nay, một lần nữa diễn giải thân phận phàm nhân của chúng ta, rất cao cả trong phẩm giá, nhưng đồng thời lại rất mỏng giòn. Đứng trước dịch bệnh, trong tâm hồn chúng ta luôn nảy sinh câu hỏi: “tại sao?”.
Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022
XIN CHÚA LÊN THUYỀN TRỐNG RỖNG CỦA CON… (ĐTC Phanxicô, 06/02/2022)
“Chúa Giê-su lên thuyền của Si-môn. Để làm gì? Để giảng dạy. Người xin lên chiếc thuyền, không phải chiếc thuyền đầy cá mà là chiếc thuyền trở về trống trơn, sau một đêm vất vả và thất vọng. Đó là một hình ảnh đẹp đối với chúng ta. Mỗi ngày, con thuyền cuộc sống của chúng ta cũng rời bờ để ra biển các hoạt động thường ngày; Mỗi ngày chúng ta cố gắng “đánh bắt xa bờ”, nuôi dưỡng ước mơ, thực hiện các dự án, sống tình yêu trong các mối tương quan của chúng ta. Nhưng thường, giống như Phêrô, chúng ta chứng kiến “suốt đêm trắng lưới”, thất vọng vì làm việc chăm chỉ mà không thấy kết quả như mong đợi: “Chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà chẳng bắt được gì” (Lc,5,5). Chúng ta thường ở lại với cảm giác thất bại, trong khi tâm hồn thì sinh ra thất vọng và cay đắng; hai nỗi thống khổ hết sức nguy hiểm.
NĂM MỚI, LÀM MỚI LẠI CUỘC SỐNG…
CÁC CON NGHỈ ĐI, ĐỂ THẦY LÀM…
GIÁO LÝ và HUẤN QUYỀN (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)
“Điểm thứ hai: dạy giáo lý và tương lai. Năm ngoái là năm kỷ niệm lần thứ 50 tài liệu Il rinnovamento della catechesi (“Đổi mới việc dạy giáo lý”), mà qua đó, Hội đồng Giám mục Ý đã thừa nhận những định mức của Công đồng. Về phương diện này, tôi xin nhắc lại lời lẽ của Thánh Phaolô VI, ngỏ với Đại hội của Hội Đồng Giám Mục Ý lần đầu tiên sau Công đồng Vatican II: “Chúng ta phải nhìn Công đồng với lòng biết ơn Thiên Chúa và tin tưởng vào tương lai của Giáo hội; đây sẽ là sách giáo lý vĩ đại của thời đại mới” (23 tháng 6 năm 1966). Trở lại với chủ đề này, nhân dịp Đại hội Giáo lý Quốc tế lần thứ nhất, ngài nói thêm: “Đây là một trách vụ luôn được tái sinh và liên tục đổi mới để việc dạy Giáo lý hiểu các vấn đề vốn nảy sinh từ trong lòng con người, ngõ hầu dẫn họ trở lại cội nguồn tiềm ẩn của họ: hồng phúc tình yêu vốn tạo dựng và cứu rỗi” (25 tháng 9 năm 1971).Vì vậy, việc dạy giáo lý được Công đồng gợi hứng luôn biết lắng nghe trái tim con người, luôn biết chú tâm lắng nghe, luôn tìm cách đổi mới chính nó.
Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022
VUA ĐAVIT HOÁN CẢI, LÀM VIỆC LÀNH
DẠY GIÁO LÝ (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)
“Dạy Giáo lý là làm vọng lại Lời Chúa. Trong việc chuyển tải đức tin, Kinh thánh - như Tài liệu Căn bản nhắc nhớ - là “Sách”; không phải trợ khoản, mặc dù nó có thể là trợ khoản đầu hết ”(CEI, Il rinnovamento della catechesi, n. 107). Vì thế, việc dạy Giáo lý là “làn sóng dài” của Lời Chúa, để chuyền tải niềm vui Tin Mừng trong cuộc sống. Nhờ tường thuật khi dạy giáo lý, Sách Thánh trở thành “môi trường” để chúng ta cảm nhận một phần của cùng lịch sử cứu độ, gặp gỡ những chứng nhân đức tin đầu tiên. Dạy Giáo Lý là cầm tay người khác và đồng hành với họ trong lịch sử này. Nó gợi hứng cho một cuộc hành trình, trong đó mỗi người tìm thấy nhịp điệu riêng của mình, vì đời sống Kitô hữu thậm chí không san bằng hay tiêu chuẩn hóa, nhưng đúng hơn, nâng cao tính độc đáo của mỗi con cái Thiên Chúa. Dạy Giáo lý cũng là một hành trình khai tâm mầu nhiệm, diễn tiến trong cuộc đối thoại liên tục với phụng vụ, một môi trường trong đó các biểu tượng tỏa sáng mà không áp đặt, nói với đời sống và ghi dấu ấn nó bằng dấu ấn ơn thánh.
Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022
TỘI LỖI, ÔN DỊCH THỜI VUA ĐAVIT
2Sm 24:
10 Vua Đa-vít áy náy trong lòng sau khi đã kiểm tra dân số như vậy. Vua Đa-vít thưa cùng Đức Chúa : “Con đã phạm tội nặng khi làm như thế. Giờ đây, lạy Đức Chúa, xin bỏ qua lỗi lầm của tôi tớ Ngài, vì con đã hành động rất ngu xuẩn.” 11 Sáng hôm sau, khi vua Đa-vít dậy, đã có lời Đức Chúa phán với ngôn sứ Gát, thầy chiêm của vua Đa-vít, rằng : 12 “Hãy đi nói với Đa-vít : Đức Chúa phán thế này : ‘Ta đưa ra cho ngươi ba điều. Ngươi hãy chọn lấy một trong ba, và Ta sẽ thực hiện cho ngươi.’” 13 Vậy ông Gát đến gặp vua Đa-vít, báo cho vua và nói : “Ngài muốn điều gì xảy ra : hoặc bảy năm đói trong toàn nước ngài, hoặc ba tháng chạy trốn trước mặt kẻ thù đuổi theo ngài, hoặc ba ngày ôn dịch ? Bây giờ xin ngài suy nghĩ xem tôi phải trả lời thế nào cho Đấng đã sai tôi.” 14 Vua Đa-vít nói với ông Gát : “Tôi lâm vào cảnh rất ngặt nghèo. Thà chúng ta sa vào tay Đức Chúa còn hơn, vì lòng thương của Người bao la, nhưng ước chi tôi đừng sa vào tay người phàm !”
Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2022
CÁC THÁNH THÔNG CÔNG (ĐTC Phanxicô, 02/02/2022)
“Vậy thì “sự hiệp thông của các thánh” là gì? Sách Giáo lý của Hội thánh Công Giáo khẳng định: “Hiệp thông các thánh là Hội thánh” (số 946). Anh chị em hãy xem đây là một định nghĩa đẹp đẽ xiết bao! "Hiệp thông các thánh là Giáo hội". Điều đó có nghĩa gì? Phải chăng có nghĩa là Giáo hội được dành cho những người hoàn thiện? Không. Nó có nghĩa là cộng đồng của những tội nhân được cứu
rỗi [Nó là : peccatori salvati, các tội nhân được cứu rỗi]. Giáo hội là cộng đồng của những người tội lỗi được cứu rỗi. Định nghĩa này quả đẹp đẽ. Không ai có thể loại mình ra khỏi Giáo hội, tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội được cứu rỗi. Sự thánh thiện của chúng ta là hoa trái của tình yêu thương của Thiên Chúa thể hiện trong Chúa Kitô, Đấng thánh hoá chúng ta bằng cách yêu thương chúng ta trong cảnh khốn cùng của chúng ta và cứu chúng ta khỏi điều đó.