Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021
Sm 18,6-17.24 – 19,5
Quân binh ra ngoài đồng nghênh chiến với Ít-ra-en, và cuộc giao tranh xảy ra trong rừng Ép-ra-im. 7 Tại đó, quân binh Ít-ra-en bị bề tôi vua Đa-vít đánh bại. Hôm ấy là một ngày đại bại : hai mươi ngàn người chết tại đó. 8 Cuộc giao tranh tản ra khắp xứ, và ngày hôm ấy quân binh chết vì rừng nhiều hơn là chết vì gươm.
ÔN DỊCH THỜI VUA ĐAVIT (2Sm 24, 10-17)
“Vua Đa-vít áy náy trong lòng sau khi đã kiểm tra dân số như vậy. Vua thưa với ĐỨC CHÚA : “Con đã phạm tội nặng khi làm như thế. Giờ đây, lạy ĐỨC CHÚA, xin bỏ qua lỗi lầm của tôi tớ Ngài, vì con đã hành dộng rất ngu xuẩn.”
Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021
Mt 9:
9 Khi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông : “Anh hãy theo tôi !” Ông đứng dậy đi theo Người.
Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021
HÃY CHẤM DỨT CHIA RẼ
“Trích thư của thánh Cơ-lê-men-tê I, giáo hoàng, gửi tín hữu Cô-rin-tô :
Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2021
Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021
Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021
Tb 4,16-17.19-20
Điều con không thích kẻ khác làm cho mình, thì cũng đừng bao giờ làm cho người ta. Hãy chia cơm sẻ áo cho người đói rách. Biết ai khôn ngoan, thì tìm đến mà bàn hỏi. Hãy chúc tụng Chúa trong mọi nơi mọi lúc, xin Người dạy con biết theo nẻo chính đường ngay, và giúp con thành công trong mọi điều con toan tính.
CHÚA KITÔ GIẢI THOÁT PHAOLÔ (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 29/06/2021)
“Tông đồ Phaolô cũng cảm nghiệm được sự tự do mà Chúa Kitô mang lại cho ngài. Thánh nhân được giải phóng khỏi hình thức nô lệ áp bức nhất, đó là chế độ nô lệ đối với bản thân mình.
CHÚA KITÔ GIẢI THOÁT CHÚNG TA (ĐTC Phanxicô, 29/06/2021)
“Chúng ta cũng đã được Chúa động lòng, chúng ta cũng đã được giải thoát. Tuy nhiên, chúng ta cần được giải thoát hết lần này đến lần khác, vì chỉ một Giáo hội tự do mới là một Giáo hội đáng tin cậy.
Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021
CHÚA KITÔ CHỮA LÀNH VÀ GIẢI THOÁT PHÊRÔ (ĐTC Phanxicô giảng lễ 29/06/2021)
“Thánh Phêrô và Thánh Phaolô là hai vị Tông đồ vĩ đại của Phúc âm và là hai trụ cột của Giáo hội. Hôm nay chúng ta mừng kính hai vị. Chúng ta hãy quan sát kỹ hơn hai chứng nhân đức tin này. Trọng tâm trong câu chuyện của các ngài không phải là năng khiếu và khả năng của chính các vị; nhưng là sự thay đổi cuộc đời sau khi đã gặp Chúa Kitô. Các ngài đã trải nghiệm một tình yêu chữa lành và giải thoát. Sau đó, các ngài trở thành Tông đồ và các thừa tác viên mang đến tự do cho những người khác.
Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021
LỜI THÁNH PHÊRÔ TÔNG ĐỒ :
“Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc hàng kỳ mục, lại là chứng nhân những đau khổ của Đức Ki-tô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai.2 Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ.3 Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên.4 Như thế, khi Vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát.
THÁNH PHÊRÔ và PHAOLÔ, lễ trọng
Thánh Thi Kinh Sách :
Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021
VINH QUANG THIÊN CHÚA LÀ CON NGƯỜI SỐNG: (Thánh Irênê)
“Vinh quang của Thiên Chúa làm cho sống, nên ai thấy Thiên Chúa thì đón nhận được sự sống. Vì thế, Đấng mà loài người không thể dò thấu, không thể lãnh hội, không thể thấy được thì lại tỏ mình ra cho họ thấy, cho họ lãnh hội và dò thấu, để ban sự sống cho những ai đón nhận và thấy Người. Vì không thể sống mà không có sự sống, nên sự sống chỉ tồn tại khi nó thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, mà thông phần vào sự sống của Thiên Chúa là được thấy Thiên Chúa và vui hưởng lòng nhân hậu của Người…
ĐỪNG XÉT ĐOÁN, HÃY YÊU THƯƠNG (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)
“…Chúa Giêsu không hờ hững nhìn chung chung như chúng ta, nhưng Ngài nhìn vào từng cá nhân. Ngài không dừng lại ở những vết thương và sai lầm của quá khứ, mà còn vượt lên trên những tội lỗi và định kiến. Tất cả chúng ta đều có một lịch sử, và mỗi người chúng ta, trong bí mật của mình, đều biết rõ những vấn đề xấu xa trong lịch sử của chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu đã nhìn vào đó để chữa lành.
xấu xa của người khác. Biết bao lần khi trò chuyện, chúng ta lại rơi vào tình trạng huyên thuyên nói xấu người khác, “xỉa xói” người khác. Nhưng này: làm như thế thì đi đến đâu? Chúng ta thường không hành động như Chúa Giêsu, Đấng luôn nhìn vào những cách thế để cứu chúng ta; Ngài nhìn vào ngày hôm nay; Ngài không nhìn vào lịch sử xấu xa mà chúng ta có. Chúa Giêsu vượt lên trên tội lỗi. Chúa Giêsu vượt ra ngoài những định kiến. Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở những vẻ bề ngoài, nhưng đi đến tận thẳm sâu trái tim. Và Ngài chữa lành hoà toàn cho cô ấy, là người đã bị mọi người khước từ như một người phụ nữ không trong sạch. Ngài dịu dàng gọi cô là “con” (câu 34) - phong cách của Chúa Giêsu là gần gũi, từ bi và dịu dàng: “Này con” - và Ngài ca ngợi đức tin của cô, khôi phục sự tự tin cho cô.
CHÚA GIÊSU CỨU CHỮA… (ĐTC Phanxicô, 27/06/2021)
“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!