Ads 468x60px

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Thứ năm, sau Lế Tro


 

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

Giáo lý chung, Giáo xứ Cù Mi (Bài 7 -T2-2021)

Đọc tiếp »

Vì sao Lễ Tro cứ phải là ngày Thứ Tư trong tuần?


Nhiều người thắc mắc tại sao Lễ Tro cứ phải là ngày Thứ Tư trong tuần?
👉Trả lời: Mùa Chay bắt đầu từ Lễ Tro, kéo dài đến trước Chúa Nhật Phục Sinh, dài 40 ngày tượng trưng cho 40 ngày Chúa Giêsu đã ăn chay trong sa mạc. Theo hình minh họa, chúng ta thấy, nếu đếm ngược lùi lại từ Chúa Nhật Phục Sinh (trừ đi 6 Chúa Nhật trong Mùa Chay - vì mỗi Chúa Nhật được coi là một Lễ Phục Sinh "nhỏ") thì Lễ Tro luôn phải rơi vào ngày Thứ Tư mới tròn 40 ngày.
Hãy tận dụng 40 ngày này để chay tịnh, cầu nguyện, hòa giải và làm việc bác ái mừng Đại Lễ Chúa Phục Sinh.


 

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

THỨ TƯ LỄ TRO


 

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2021 (ĐTC Phanxicô)

 


“... Mùa Chay là thời gian để tin tưởng, để đón tiếp Thiên Chúa vào cuộc đời chúng ta và để cho Người “cư ngụ” với chúng ta (x. Ga 14: 23). Chay tịnh giải thoát chúng ta khỏi tất cả những gì đè nặng lên cuộc đời chúng ta, như chủ nghĩa tiêu thụ hay tình trạng thừa mứa thông tin cả thông tin thật lẫn thông tin giả - để chúng ta có thể mở lòng ra với Đấng đến với chúng ta, khó nghèo trong mọi sự nhưng “đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1: 14): Đó là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta...

Trong những thời khắc gian nan này, khi mọi việc có vẻ mong manh và bấp bênh, nói về hy vọng xem ra là một thách đố. Nhưng Mùa Chay chính là mùa hy vọng, khi chúng ta quay trở lại với Thiên Chúa là Đấng vẫn tiếp tục nhẫn nại chăm sóc thụ tạo của Người, mà chúng ta thường xuyên ngược đãi (x. Laudato sí, 32-33; 43-44). Thánh Phaolô thúc giục chúng ta đặt niềm hy vọng nơi việc hòa giải: “Hãy giao hòa với Thiên Chúa” (2 Cor 5:20). Khi đón nhận ơn tha thứ trong bí tích trọng tâm quá trình hoán cải của chúng ta, đến lượt mình, chúng ta có thể lan truyền ơn tha thứ cho người khác. Một khi chính chúng ta đã nhận được ơn tha thứ, chúng ta có thể trao ban sự thứ tha qua việc sẵn sàng bước vào cuộc đối thoại ân cần với người khác và an ủi những người đang trải qua những buồn đau. Ơn tha thứ của Thiên Chúa, được trao ban qua lời nói và hành động của chúng ta, có thể giúp chúng ta trải nghiệm một lễ Phục sinh của tình huynh đệ.
Trong Mùa Chay, cầu mong chúng ta quan tâm nhiều hơn với việc “nói những lời tích cực để vỗ về, hỗ trợ, an ủi và khích lệ chứ đừng nói những lời miệt thị, bi quan, giận dữ hay chê bai” (Fratelli Tutti, 223). Để trao ban hy vọng, đôi khi chỉ cần tử tế một chút, “sẵn sàng dẹp qua một bên những thứ khác ngõ hầu cho thấy sự lưu tâm đến người khác, trao tặng một nụ cười, nói một lời khích lệ, lắng nghe giữa một tình trạng dửng dưng phổ biến” (nt., 224)...
Sống Mùa Chay với tình yêu nghĩa là quan tâm tới những người đau khổ hay cảm thấy bị bỏ rơi hay sợ hãi vì đại dịch Covid-19. Trong những ngày đầy bất định về tương lai này, chúng ta hãy ghi nhớ lời Chúa nói với Người Tôi Trung: “Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về” (Is 43:1). Trong đức ái của chúng ta, cầu mong cho chúng ta biết nói lên những lời trấn an và giúp người khác nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương họ như những con cái của Người.
“Chỉ có cái nhìn được tình bác ái biến đổi mới có thể giúp chúng ta nhận ra phẩm giá của người khác, và từ đó người nghèo được nhìn nhận, phẩm giá, bản sắc và văn hóa của họ được tôn trọng và do đó được thực sự hòa nhập vào xã hội” (Fratelli Tutti, 187).
Anh chị em thân mến! Mỗi giây phút của cuộc đời đều là thời gian để chúng ta tin tưởng, hy vọng và yêu thương. Lời kêu gọi sống Mùa Chay như hành trình hoán cải, cầu nguyện và chia sẻ của cải, giúp chúng ta - trong tư cách là các cộng đồng và từng cá nhân – làm sống lại đức tin đến từ Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng được cảm hứng từ hơi thở của Chúa Thánh Thần, và tình yêu tuôn đổ từ trái tim giàu lòng thương xót của Chúa Cha.
Nguyện xin Đức Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế, Đấng luôn trung thành đứng dưới chân thánh giá và ở trong lòng Giáo Hội, nâng đỡ chúng ta bằng sự hiện diện từ ái của Mẹ. Nguyện xin phúc lành của Chúa Phục Sinh đồng hành với chúng ta trong hành trình hướng về ánh sáng Phục Sinh.”
Đọc tiếp »

Gr 17:

5Đức Chúa phán như sau :

Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời,
lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa,
và lòng dạ xa rời Đức Chúa !
6Người đó sẽ như bụi cây trong hoang địa
chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ,
hạnh phúc có đến cũng chẳng nhìn ra,
nhưng sẽ ở mãi nơi đồng khô cỏ cháy,
trong vùng đất mặn không một bóng người.
7Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa,
và có Đức Chúa làm chỗ nương thân.
8Người ấy như cây trồng bên dòng nước,
đâm rễ sâu vào mạch suối trong,
mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì,
lá trên cành vẫn cứ xanh tươi,
gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại,
và không ngừng trổ sinh hoa trái.
Thus says the LORD: Cursed is the man who trusts in human beings, who seeks his strength in flesh, whose heart turns away from the LORD.
He is like a barren bush in the desert that enjoys no change of season, But stands in a lava waste, a salt and empty earth.
Blessed is the man who trusts in the LORD, whose hope is the LORD.
He is like a tree planted beside the waters that stretches out its roots to the stream: It fears not the heat when it comes, its leaves stay green; In the year of drought it shows no distress, but still bears fruit.
Lc 6:
17 Khi ấy, Đức Giê-su ở trên núi xuống cùng với Nhóm Mười Hai, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, có nhiều môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng đến từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn.
20 Thấy vậy, Đức Giê-su ngước mắt nhìn các môn đệ và nói :
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó,
vì Nước Thiên Chúa là của anh em.
21“Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói,
vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng.
“Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc,
vì anh em sẽ được vui cười.
22 “Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa. 23 Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.
24 “Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi.
25 “Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói.
“Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than.
26 “Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.”
And he came down with them and stood on a stretch of level ground. A great crowd of his disciples and a large number of the people from all Judea and Jerusalem and the coastal region of Tyre and Sidon
And raising his eyes toward his disciples he said: "Blessed are you who are poor, for the kingdom of God is yours.
Blessed are you who are now hungry, for you will be satisfied. Blessed are you who are now weeping, for you will laugh.
Blessed are you when people hate you, and when they exclude and insult you, and denounce your name as evil on account of the Son of Man.
Rejoice and leap for joy on that day! Behold, your reward will be great in heaven. For their ancestors treated the prophets in the same way.
But woe to you who are rich, for you have received your consolation.
But woe to you who are filled now, for you will be hungry. Woe to you who laugh now, for you will grieve and weep.
Woe to you when all speak well of you, for their ancestors treated the false prophets in this way.”
Đọc tiếp »

Trích bài giảng của chân phước Ixaác, viện phụ đan viện Sao Mai :

"Thưa anh em, tại sao chúng ta lại ít quan tâm tìm dịp giúp đỡ lẫn nhau, tức là ở đâu chúng ta thấy cần hơn, thì chúng ta càng nâng đỡ nhau hơn và mang đỡ gánh nặng cho nhau ? Thánh Phao-lô tông đồ đã khuyên bảo chúng ta điều ấy khi ngài nói : Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật của Đức Ki-tô ; và ở nơi khác ngài nói : Anh em hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Đó chính là luật của Đức Ki-tô.

Điều tôi thấy là bất trị nơi người anh em của tôi, hoặc vì hoàn cảnh khó khăn hoặc do sự yếu đuối thể xác hay tinh thần, tại sao tôi không kiên nhẫn chịu đựng, sẵn lòng an ủi theo như lời đã chép : Con cái của chúng sẽ được mang trên vai, nâng niu trên đầu gối ? Phải chăng vì trong tôi thiếu đức ái là sức chịu đựng tất cả, là sự kiên trì để nâng đỡ, là lòng nhân hậu để mến yêu ?
...
Kẻ nào tấn công người anh em đang gặp khó khăn, kẻ nào âm mưu chống lại người anh em đang yếu đuối về bất cứ mặt nào, hẳn là kẻ đang tuân phục luật của Xa-tan và đang chu toàn luật đó. Vậy chúng ta hãy cảm thông với nhau, yêu thương nhau như anh em, chịu đựng những yếu đuối và chống lại những tật xấu...
Xin Thiên Chúa khấng ban đức ái cho chúng ta, vì không có đức ái chúng ta không thể đẹp lòng Người và không có Người chúng ta chẳng làm gì được. Người hằng sống và hiển trị đời đời chẳng cùng. Amen."
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2021

Mồng 3 Tết Tân Sửu_Thánh hóa Công ăn việc làm

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2021

Tại Đất Thánh gx Cù Mi_Thánh lễ Cầu cho Ông Bà (Mồng 2 Tết Tân Sửu 2021)

Đọc tiếp »

Liên Vũ khúc mừng xuân Tân Sửu - Gx Cù Mi






Đọc tiếp »

Mồng 2 Tết Nguyên đán Tân Sửu, Thánh Lễ cầu cho Ông Bà Cha Mẹ

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

Mồng 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu, Thánh Lễ Tân niên

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021

Thứ năm, Tuần V-TN


 

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021

Thứ tư, Tuần V-TN


 

Đọc tiếp »

XIN CHÚA CHỮA LÀNH (ĐTC Phanxicô, 07/02/2020)


“... Thực tế mà chúng ta đang trải qua trên khắp thế giới do đại dịch làm cho thông điệp này, sứ mệnh thiết yếu này của Giáo hội, đặc biệt phù hợp. Tiếng nói của ông Gióp, vang dội trong phụng vụ hôm nay, một lần nữa diễn giải thân phận phàm nhân của chúng ta, rất cao cả trong phẩm giá, nhưng đồng thời lại rất mỏng giòn. Đứng trước dịch bệnh, trong tâm hồn chúng ta luôn nảy sinh câu hỏi: “tại sao?”.

Và đối với câu hỏi này, Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, không trả lời bằng một lời giải thích : vì chúng ta có phẩm giá cao cả và thân phận quá mong manh; Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi ‘tại sao’ này bằng một lời giải thích, nhưng bằng một sự hiện diện đầy yêu thương, cúi xuống, cầm tay nâng lên, như Người đã làm với mẹ vợ ông Phêrô (x. Mc 1:31). Cúi xuống để nâng người kia lên.
Chúng ta đừng quên rằng cách chính đáng duy nhất để nhìn một người từ trên xuống là khi anh chị em đưa tay ra đỡ họ dậy. Đó là cách duy nhất. Và đây là sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã giao phó cho Giáo hội. Con Thiên Chúa bày tỏ Quyền Uy Chúa Tể của Ngài không phải “từ trên xuống”, không phải từ xa, nhưng khi cúi xuống, đưa tay ra; Ngài thể hiện Quyền Uy Chúa Tể Càn Khôn của mình trong sự gần gũi, dịu dàng, trong lòng trắc ẩn. Gần gũi, dịu dàng, từ bi là phong cách của Chúa. Thiên Chúa đến gần, và Ngài đến gần với sự dịu dàng và lòng thương cảm. Chúng ta đọc bao nhiêu lần trong Tin Mừng, trước một vấn đề sức khỏe hay bất kỳ vấn đề nào: “Người động lòng trắc ẩn”. Lòng thương cảm của Chúa Giêsu, sự gần gũi của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu là phong cách của Thiên Chúa. Đoạn Tin Mừng hôm nay cũng nhắc nhở chúng ta rằng lòng trắc ẩn này bắt nguồn sâu xa từ mối quan hệ mật thiết với Chúa Cha. Tại sao? Trước khi trời sáng và sau khi mặt trời lặn, Chúa Giêsu lui vào thanh vắng một mình cầu nguyện (câu 35). Từ đó Ngài rút ra sức mạnh để hoàn thành sứ mệnh, rao giảng và chữa bệnh.
Cầu xin Đức Mẹ giúp chúng ta để Chúa Giêsu chữa lành chúng ta, chúng ta luôn cần điều này, tất cả mọi người; để đến lượt chúng ta, chúng ta có thể trở thành chứng nhân cho sự dịu dàng chữa lành của Thiên Chúa.” (ĐTC Phanxicô, 07/02/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021

Thư Mục vụ Mùa chay 2021








Đọc tiếp »

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

GIÁO LÝ và HUẤN QUYỀN (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)


“Điểm thứ hai: dạy giáo lý và tương lai. Năm ngoái là năm kỷ niệm lần thứ 50 tài liệu Il rinnovamento della catechesi (“Đổi mới việc dạy giáo lý”), mà qua đó, Hội đồng Giám mục Ý đã thừa nhận những định mức của Công đồng. Về phương diện này, tôi xin nhắc lại lời lẽ của Thánh Phaolô VI, ngỏ với Đại hội của Hội Đồng Giám Mục Ý lần đầu tiên sau Công đồng Vatican II: “Chúng ta phải nhìn Công đồng với lòng biết ơn Thiên Chúa và tin tưởng vào tương lai của Giáo hội; đây sẽ là sách giáo lý vĩ đại của thời đại mới” (23 tháng 6 năm 1966). Trở lại với chủ đề này, nhân dịp Đại hội Giáo lý Quốc tế lần thứ nhất, ngài nói thêm: “Đây là một trách vụ luôn được tái sinh và liên tục đổi mới để việc dạy Giáo lý hiểu các vấn đề vốn nảy sinh từ trong lòng con người, ngõ hầu dẫn họ trở lại cội nguồn tiềm ẩn của họ: hồng phúc tình yêu vốn tạo dựng và cứu rỗi” (25 tháng 9 năm 1971).Vì vậy, việc dạy giáo lý được Công đồng gợi hứng luôn biết lắng nghe trái tim con người, luôn biết chú tâm lắng nghe, luôn tìm cách đổi mới chính nó.

Huấn quyền là đây: Công đồng là huấn quyền của Giáo hội. Một là anh chị em sống với Giáo hội và do đó anh chị em vâng theo Công đồng, còn nếu anh chị em không vâng theo Công đồng hoặc anh chị em giải thích nó theo cách riêng của anh chị em, như anh chị em muốn, anh chị em không sống với Giáo hội. Chúng ta phải đòi hỏi và khắt khe về điểm này. Không nên thương lượng để Công đồng phải thêm điều này điều nọ... Không, Công đồng là như thế. Và chúng ta có kinh nghiệm về vấn đề này, về việc lựa lọc đối với Công đồng, một việc vốn được lặp đi lặp lại với các Công đồng khác trong suốt lịch sử. Khiến tôi liên tưởng đến một nhóm giám mục, sau Công đồng Vatican I, đã để cho một nhóm giáo dân, nhiều nhóm, tiếp tục “giáo lý chân chính” không phải của Vatican I: “Chúng tôi mới là những người Công Giáo chân chính”. Ngày nay, họ phong chức cho phụ nữ. Những thái độ nghiêm khắc nhất, để bảo vệ đức tin, nhưng không có Huấn quyền của Giáo hội, sẽ chỉ dẫn anh chị em đến hủy hoại. Xin đừng nhượng bộ những ai cố gắng trình bày một thứ giáo lý không phù hợp với Huấn Quyền của Giáo Hội.” (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

DẠY GIÁO LÝ (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)


“Dạy Giáo lý là làm vọng lại Lời Chúa. Trong việc chuyển tải đức tin, Kinh thánh - như Tài liệu Căn bản nhắc nhớ - là “Sách”; không phải trợ khoản, mặc dù nó có thể là trợ khoản đầu hết ”(CEI, Il rinnovamento della catechesi, n. 107). Vì thế, việc dạy Giáo lý là “làn sóng dài” của Lời Chúa, để chuyền tải niềm vui Tin Mừng trong cuộc sống. Nhờ tường thuật khi dạy giáo lý, Sách Thánh trở thành “môi trường” để chúng ta cảm nhận một phần của cùng lịch sử cứu độ, gặp gỡ những chứng nhân đức tin đầu tiên. Dạy Giáo Lý là cầm tay người khác và đồng hành với họ trong lịch sử này. Nó gợi hứng cho một cuộc hành trình, trong đó mỗi người tìm thấy nhịp điệu riêng của mình, vì đời sống Kitô hữu thậm chí không san bằng hay tiêu chuẩn hóa, nhưng đúng hơn, nâng cao tính độc đáo của mỗi con cái Thiên Chúa. Dạy Giáo lý cũng là một hành trình khai tâm mầu nhiệm, diễn tiến trong cuộc đối thoại liên tục với phụng vụ, một môi trường trong đó các biểu tượng tỏa sáng mà không áp đặt, nói với đời sống và ghi dấu ấn nó bằng dấu ấn ơn thánh.

Trọng tâm của mầu nhiệm là giáo lý sơ truyền (kerygma-giáo lý sơ khởi của các tông đồ); và giáo lý sơ truyền là một con người: đó là chính Chúa Giêsu Kitô. Dạy Giáo lý là nơi đặc biệt để cổ vũ cuộc gặp gỡ bản thân với Người. Do đó nó phải được đan xen với các mối liên hệ bản thân. Không có việc dạy giáo lý thật sự nếu không có chứng từ của những người nam nữ bằng xương bằng thịt. Ai trong chúng ta không nhớ ít nhất một giáo lý viên của mình? Tôi thì tôi nhớ: Tôi nhớ vị nữ tu đã chuẩn bị cho tôi Rước lễ lần đầu và việc này rất tốt đối với tôi. Họ là những người chủ đạo đầu tiên của việc dạy Giáo lý, những sứ giả của Tin Mừng, thường là những giáo dân, những người đã quảng đại dấn thân để chia sẻ vẻ đẹp của việc đã gặp gỡ Chúa Giêsu. “Giáo lý viên là ai? Họ là những người giữ cho ký ức về Thiên Chúa luôn sống động; họ giữ cho nó sống động trong chính họ”- họ là “những nhà tưởng niệm” lịch sử cứu độ - “và họ có thể hồi sinh nó trong những người khác... Giáo lý viên là một Kitô hữu đặt sự tưởng niệm này phục vụ việc rao truyền, không tự tỏ ra quan trọng, không nói về bản thân họ, nhưng nói về Thiên Chúa, về tình yêu và sự trung thành của Người ”(Bài giảng nhân “Ngày dành cho Giáo lý viên” trong Năm Đức tin, ngày 29 tháng 9 năm 2013).
Để làm điều đó, ta nên nhớ rằng “giáo lý sơ truyền kêu gọi phải nhấn mạnh tới các yếu tố cần thiết nhất ngày nay: nó phải phát biểu tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa vốn có trước bất cứ nghĩa vụ luân lý và tôn giáo nào từ phía chúng ta; nó không nên áp đặt sự thật nhưng kêu gọi tự do của người ta, như Chúa Giêsu đã làm; nó phải được đánh dấu bằng niềm vui, sự khích lệ, sự sống động và sự cân bằng hài hòa, vốn không giảm thiểu việc giảng giải một số học thuyết mà đôi khi có tính triết học hơn là truyền giảng tin mừng. Tất cả những điều này đòi hỏi ở phía người rao giảng tin mừng một số thái độ có thể cổ vũ tính cởi mở đối với sứ điệp: sự dễ gần gũi, sự sẵn sàng đối thoại, sự kiên nhẫn, sự nồng nhiệt và chào đón không có tính phán xét ”(Tông huấn Evangelii gaudium, 165). Chúa Giêsu đã có tất cả các điều này. Đó là toàn bộ địa dư nhân tính mà giáo lý sơ truyền, la bàn không thể sai lầm của đức tin, giúp ta khám phá...” (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)
Đọc tiếp »

Chúa nhật, Tuần V-TN


 

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2021

Thứ bảy, Tuần IV-TN

Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.