Ga 6:Khi ấy, đám đông dân chúng hỏi Đức Giê-su rằng : “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông ? Ông sẽ làm gì đây ? 31 Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép : Người đã cho họ ăn bánh bởi trời.”32 Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn...
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020
Đức Thánh Cha Phanxicô, giảng lễ Chúa nhật 26/04/2020

“Chúa Giêsu là một người đồng hành với chúng ta, là người đã tiếp cận chúng ta, giả vờ đi xa hơn để thấy mức độ lo lắng của chúng ta: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn” Thế là cuộc gặp gỡ diễn ra. Nhưng cuộc gặp gỡ không chỉ là khoảnh khắc bẻ bánh, mà là toàn bộ...
Mt 6:
Mt 6:Vậy khi dân chúng thấy Đức Giê-su cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Ca-phác-na-um tìm Người. 25 Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói : “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy ?” 26 Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. 27 Các ông hãy ra công làm...
Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020
Tv 15 (16):
Tv 15 (16):Lạy Chúa Trời, xin giữ gìn con,vì bên Ngài, con đang ẩn náu.Con thưa cùng Chúa : “Ngài là Chúa con thờ.Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng,là chén phúc lộc dành cho con ;số mạng con, chính Ngài nắm giữ.
Con chúc tụng Chúa hằng thương chỉ dạy,ngay cả đêm trường, lòng dạ nhắn nhủ con.Con luôn nhớ có Ngài trước mặt,được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ.
Vì thế, tâm hồn...
Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020
ĐTC Phanxicô giảng lễ 25/04/2020
“Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật”. Và điều này không có nghĩa là chiêu dụ tín đồ, như thể mời gọi người ta vào một đội bóng hoặc một tổ chức bác ái. Không, đức tin không phải là chiêu dụ. Đức tin là thể hiện mặc khải, để Chúa Thánh Thần có thể tác động nơi mọi người với các chứng tá như một chứng nhân phục vụ. Phục vụ là một cách sống: nếu tôi nói rằng...
1Pr5:
1Pr5:Anh em thân mến, anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường. 6 Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định. 7 Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em. 8 Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch...
Cv 5:
Cv 5:Bấy giờ có một người Pha-ri-sêu tên là Ga-ma-li-ên đứng lên giữa Thượng Hội Đồng ; ông là một kinh sư được toàn dân kính trọng. Ông truyền đưa các Tông Đồ ra ngoài một lát. 35 Rồi ông nói với Thượng Hội Đồng : “Thưa quý vị là người Ít-ra-en, xin quý vị coi chừng điều quý vị sắp làm cho những người này. 36 Thời gian trước đây, có Thêu-đa nổi lên, xưng mình là một nhân vật và kết nạp...
ĐTC Phanxicô: 23/04/2020
“Trong nhiều ảnh hưởng bi thảm có thể cảm nhận được trong đại dịch này, chúng ta thấy nhiều gia đình túng thiếu, đói khổ và không may họ phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhóm cho vay ăn lời cắt cổ. Đây là một đại dịch khác. Đại dịch xã hội: gia đình của những người có công ăn việc làm không thường xuyên hoặc chẳng may là một công việc không chính thức thì rơi vào cảnh tay làm hàm nhai,...
Cv 5:
Cv 5:Bấy giờ, viên lãnh binh Đền Thờ cùng các thuộc hạ điệu các Tông Đồ đến giữa Thượng Hội Đồng ; vị thượng tế hỏi các ông rằng : 28 “Chúng tôi đã nghiêm cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa, thế mà các ông đã làm cho Giê-ru-sa-lem ngập đầy giáo lý của các ông, lại còn muốn cho máu người ấy đổ trên đầu chúng tôi !” 29 Bấy giờ ông Phê-rô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng : “Phải...
Đức Thánh Cha Phanxicô, giảng lễ 22/04/2020
“Như một vị thánh nói, Chúa yêu chúng ta và luôn yêu chúng ta một cách điên rồ: tình yêu của Chúa quá sức điên rồ. Ngài yêu thương chúng ta: “đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời”. Người đã ban cho chúng ta Con Một của Người, đã sai Con Một của Người đến thế gian và chết trên thập tự giá. Bất cứ khi nào chúng...
Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020
Ga 3:
Ga 3:Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. 17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. 18 Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án ; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của...
Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020
Lạy Chúa, xin cho Dân Chúa và các mục tử sớm được qui tụ đông đảo trong thánh lễ hằng ngày!!
“Đại dịch Covid-19 không thể bứng các tín hữu ra khỏi thánh lễ mãi mãi. Chúng ta không thể chấp nhận ý tưởng các tín hữu bị cô lập lâu dài, không được tham dự thánh lễ và các nghi lễ khác như một hiện tượng bình thường mới mẻ... Sự kiện các giám mục chuẩn chước cho các tín hữu không phải đến nhà thờ vào Chúa nhật và lễ trọng, vì đại dịch hiện nay, không có nghĩa là loại bỏ nghĩa vụ tham...
Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020
ĐTC Phanxicô: Giảng lễ Chúa Nhật lòng thương xót 19/04/2020

“Chúa Nhật tuần trước chúng ta đã cử hành sự phục sinh của Chúa; hôm nay chúng ta chứng kiến sự phục sinh của các môn đệ Ngài. Một tuần đã trôi qua, một tuần lễ kể từ khi các môn đệ đã thấy Chúa Phục Sinh, nhưng bất chấp điều đó, họ vẫn sợ hãi, co rúm đằng sau “những cánh cửa đóng kín”...
Cv 4:
Cv 4:Hôm ấy, sau khi được thả về, hai ông Phê-rô và Gio-an đến với các anh em và thuật lại mọi điều các thượng tế và kỳ mục đã nói với hai ông. 24 Nghe vậy, họ đồng tâm nhất trí cất tiếng lên cùng Thiên Chúa : “Lạy Chúa, Ngài là Đấng tạo thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài trong đó ; 25 Ngài là Đấng đã nhờ Thánh Thần, dùng miệng tổ phụ chúng con là Đa-vít, tôi trung của Ngài, mà...
Cv 2:
Cv 2:Thời bấy giờ, các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.43 Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ.44 Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. 45 Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu.46 Họ đồng tâm...
Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020
Lc 24:
Lc 24:Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng : “Các anh chẳng hiểu gì cả ! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ ! 26 Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao ? 27 Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.28 Khi gần tới làng họ...
Ga 20:
Ga 20:Khi ấy, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, 12 thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giê-su, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. 13 Thiên thần hỏi bà : “Này bà, sao bà khóc ?” Bà thưa : “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu !” 14 Nói xong, bà quay...
Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp Urbi et Orbi truyền thống đến Rôma và thế giới

Bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, bao quanh bởi các cộng tác viên gần gũi nhất của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp Urbi et Orbi truyền thống đến Rôma và thế giới :
“Anh chị em thân mến, chúc mừng lễ Phục sinh!
Hôm nay lời loan báo của Giáo Hội vang lên trên toàn thế giới:...
Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020
ĐTC Phanxicô: Giảng lễ vọng Phục Sinh 11/04/2020

"Tối nay, chúng ta có được một quyền cơ bản không bao giờ có thể bị tước mất khỏi chúng ta: đó là quyền hy vọng. Đó là một hy vọng mới và sống động đến từ Thiên Chúa. Đó không chỉ là một sự lạc quan; nó không phải là một cái vỗ nhẹ vào lưng hay một lời khích lệ sáo rỗng. Đó là một hồng ân từ thiên...
Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020
Cha Raniero Cantalamessa : “Phải chăng Chúa Cha có lẽ đã mong muốn cái chết của Con Ngài ...."
“Phải chăng Chúa Cha có lẽ đã mong muốn cái chết của Con Ngài để rút ra điều tốt đẹp từ đó? Không, không phải như thế, Ngài chỉ đơn thuần là cho phép tự do của con người diễn ra, tuy nhiên, Ngài làm cho nó phục vụ những mục đích của mình chứ không phải những mưu đồ của con người. Đây cũng là trường hợp đối với các thảm họa tự nhiên như động đất và dịch bệnh. Ngài không mang chúng đến. Ngài đã cho thiên nhiên một loại tự do, tất nhiên khác về phẩm chất so với tự do của con người, nhưng vẫn là một dạng tự do. Tự do phát triển theo những quy luật phát triển riêng của nó. Thiên Chúa đã không tạo ra một thế giới như một chiếc đồng hồ được lập trình, trong đó mọi chuyển động nhỏ nhất có thể dự đoán được. Một số người gọi tự do trong thiên nhiên là “tình cờ” nhưng Kinh Thánh gọi là “sự khôn ngoan của Thiên Chúa”.
Thành quả tích cực khác của cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay là cảm giác liên đới. Trong ký ức của nhân loại, có khi nào người dân của tất cả các quốc gia lại cảm thấy mình rất đoàn kết, rất bình đẳng, ít xung đột hơn vào thời điểm đau đớn này không? Chưa bao giờ, như bây giờ, chúng ta cảm nhận được những sự thật trong những lời này của một trong những nhà thơ vĩ đại của chúng ta: “Hãy làm hòa với nhau, hỡi các dân tộc! Trái đất đang phủ phục trước một mầu nhiệm quá sâu xa”. [5] Chúng ta đã quên đi việc xây dựng các bức tường. Virus không biết biên giới là gì. Ngay lập tức, nó đã phá vỡ mọi rào cản và sự phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, sự giàu có và quyền lực. Khi thời điểm này qua đi, chúng ta không nên trở lại thời điểm trước đó. Như Đức Thánh Cha đã khuyên bảo, chúng ta không nên lãng phí cơ hội này. Chúng ta đừng cho phép quá nhiều đau đớn, rất nhiều cái chết, và rất nhiều sự tham gia anh hùng từ phía các nhân viên y tế trở nên vô ích. Quay trở lại với cách thức mọi thứ đã diễn ra trong quá khứ là một sự “suy thoái” mà chúng ta nên âu lo nhất.
Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày,
rèn giáo mác nên liềm nên hái.
Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau,
và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. (Is 2: 4)
Đây là thời điểm để đưa vào thực hành những lời của tiên tri Isaia mà nhân loại đã trông mong từ lâu sự ứng nghiệm của những lời này. Chúng ta hãy nói “Đủ rồi!” đối với cuộc chạy đua vũ trang bi thảm. Hãy nói điều đó với tất cả khả năng của các bạn, những người trẻ tuổi, bởi vì trên hết, số phận của các bạn đang bị đe dọa. Chúng ta hãy dành những nguồn lực đang được chi ra một cách vô giới hạn cho vũ khí vào các mục tiêu mà chúng ta thấy là cần thiết và cấp bách nhất: đó là sức khỏe, vệ sinh, thực phẩm, cuộc chiến chống đói nghèo, chăm sóc thiên nhiên. Chúng ta hãy để lại cho thế hệ tiếp theo một thế giới nghèo hơn về hàng hóa và tiền bạc, nếu cần, nhưng giàu hơn về nhân tính...” (Cha Raniero Cantalamessa:. 10/4/2020)
Thành quả tích cực khác của cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay là cảm giác liên đới. Trong ký ức của nhân loại, có khi nào người dân của tất cả các quốc gia lại cảm thấy mình rất đoàn kết, rất bình đẳng, ít xung đột hơn vào thời điểm đau đớn này không? Chưa bao giờ, như bây giờ, chúng ta cảm nhận được những sự thật trong những lời này của một trong những nhà thơ vĩ đại của chúng ta: “Hãy làm hòa với nhau, hỡi các dân tộc! Trái đất đang phủ phục trước một mầu nhiệm quá sâu xa”. [5] Chúng ta đã quên đi việc xây dựng các bức tường. Virus không biết biên giới là gì. Ngay lập tức, nó đã phá vỡ mọi rào cản và sự phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, sự giàu có và quyền lực. Khi thời điểm này qua đi, chúng ta không nên trở lại thời điểm trước đó. Như Đức Thánh Cha đã khuyên bảo, chúng ta không nên lãng phí cơ hội này. Chúng ta đừng cho phép quá nhiều đau đớn, rất nhiều cái chết, và rất nhiều sự tham gia anh hùng từ phía các nhân viên y tế trở nên vô ích. Quay trở lại với cách thức mọi thứ đã diễn ra trong quá khứ là một sự “suy thoái” mà chúng ta nên âu lo nhất.
Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày,
rèn giáo mác nên liềm nên hái.
Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau,
và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. (Is 2: 4)
Đây là thời điểm để đưa vào thực hành những lời của tiên tri Isaia mà nhân loại đã trông mong từ lâu sự ứng nghiệm của những lời này. Chúng ta hãy nói “Đủ rồi!” đối với cuộc chạy đua vũ trang bi thảm. Hãy nói điều đó với tất cả khả năng của các bạn, những người trẻ tuổi, bởi vì trên hết, số phận của các bạn đang bị đe dọa. Chúng ta hãy dành những nguồn lực đang được chi ra một cách vô giới hạn cho vũ khí vào các mục tiêu mà chúng ta thấy là cần thiết và cấp bách nhất: đó là sức khỏe, vệ sinh, thực phẩm, cuộc chiến chống đói nghèo, chăm sóc thiên nhiên. Chúng ta hãy để lại cho thế hệ tiếp theo một thế giới nghèo hơn về hàng hóa và tiền bạc, nếu cần, nhưng giàu hơn về nhân tính...” (Cha Raniero Cantalamessa:. 10/4/2020)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)