Ads 468x60px

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

CÙ MI 15/8/2022: ĐẠI LỄ MẸ LÊN TRỜI LẦN THỨ 135

Đọc tiếp »

NGÀY 15/8: LỄ ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI



Đọc tiếp »

NƠI ĐỨC MẸ NGỦ Mẹ có chết không, hay ngủ rồi hồn xác lên trời ? Tội tổ tông gây ra cái chết, Mẹ vô nhiễm nguyên tội nên không chết, có nhà thần học cho là vậy; nhưng phần đông đồng ý rằng Mẹ cũng chết giống như Chúa Giêsu Con Mẹ : chết-sống lại-lên trời. Viếng nơi “Đức Mẹ ngủ” ở Israel năm 2014. Lu bu lễ Bổn mạng, giờ chợt nhớ vội đăng…





Đọc tiếp »

HIỆP THÔNG VỚI LAVANG… và Nazareth-Israel, nơi Mẹ gặp thiên thần, cưu mang Chúa Giêsu quyền năng… từ đó Mẹ hiện ra gặp gỡ và cứu giúp chúng ta…






Đọc tiếp »

MẸ LÊN TRỜI, Trích tông hiến Thiên Chúa vô cùng đại lượng của Đức giáo hoàng Pi-ô XII :


"Khi giảng dạy hay diễn thuyết cho dân ngày lễ Đức Mẹ Thiên Chúa Hồn Xác Lên Trời, các thánh giáo phụ và các bậc đại tiến sĩ vẫn nói về sự kiện Đức Ma-ri-a được đưa lên trời như một chân lý đã được các Ki-tô hữu hiểu biết và tin nhận. Các ngài đã giải thích rõ hơn về sự kiện đó, dựa vào những lý lẽ sâu sắc hơn để trình bày ý nghĩa và bản chất của sự kiện, nhất là cho mọi người thấy rõ hơn rằng : lễ này không phải chỉ để kính nhớ việc thân xác Đức Trinh Nữ Ma-ri-a sau khi chết không bị hư nát chút nào, mà còn kính nhớ việc Mẹ chiến thắng tử thần và được tôn vinh trên trời cũng giống như Đức Giê-su Ki-tô, Con Một của Mẹ.
Thánh Gio-an Đa-mát là vị giảng thuyết trổi vượt về chân lý vẫn được lưu truyền này. Khi so sánh hồng ân Mẹ Thiên Chúa được đưa về trời cả thân xác với các ân huệ và đặc ân khác Mẹ đã nhận được, thánh nhân đã nói rất hùng hồn như sau : “Đấng đã bảo toàn được nguyên vẹn đức đồng trinh khi sinh con hẳn cũng giữ gìn được cho thân xác mình khỏi mọi hư hoại khi lìa đời. Đấng đã bồng ẵm Tạo Hoá trong lòng mình như bồng ẵm một bé thơ phải được cư ngụ trong nhà Thiên Chúa. Đấng được Chúa Cha nhận làm hiền thê hẳn phải được ở trong loan phòng thiên quốc. Đấng đã ngắm nhìn Con mình trên thập giá và chịu lưỡi gươm đau đớn đâm thâu tâm hồn, lưỡi gươm đã tránh được lúc sinh Con, hẳn phải được ngắm nhìn người Con ấy đang ngự bên hữu Chúa Cha. Đấng làm Mẹ Thiên Chúa phải được những gì thuộc về Con mình và phải được mọi thụ tạo tôn kính như Thân Mẫu Thiên Chúa và như nữ tỳ của Người.”
Còn theo thánh Giê-ma-nô Con-tan-ti-nô, nếu thân xác Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa, không bị hư hoại và được đưa về trời, thì điều đó không những xứng hợp với thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa, mà còn xứng hợp với thân xác đồng trinh rất thánh của Mẹ nữa : “Theo Kinh Thánh, Mẹ kiều diễm ; thân xác đồng trinh của Mẹ hoàn toàn thánh thiện, hoàn toàn thanh khiết và đích thực là nơi Thiên Chúa ngự. Cũng vì thế, thân xác ấy không thể tan thành bụi đất. Nhưng, vì là thân xác con người, nên phải được biến đổi mới có thể đạt tới cuộc sống tuyệt vời bất hoại. Tuy nhiên, vẫn chính thân xác ấy nay sống động, vinh hiển rạng ngời, toàn vẹn và được thông chia sự sống hoàn hảo.”
Một tác giả cổ thời quả quyết : “Vì Đức Ma-ri-a là Mẹ hiển vinh của Đức Ki-tô, mà Đức Ki-tô chính là Thiên Chúa, là Đấng cứu độ chúng ta, Đấng ban sự sống và sự trường sinh bất tử, nên Mẹ phải được Đức Ki-tô làm cho sống và cho thân xác Mẹ được nên giống thân xác Người, nghĩa là không bao giờ bị hư hoại. Chính Người là Đấng đã cho Mẹ được trỗi dậy, ra khỏi mồ và là Đấng đã đưa Mẹ lên với Người, bằng cách nào thì chỉ một mình Người biết.”
Tất cả những lập luận suy tư của các thánh giáo phụ đều lấy Kinh Thánh làm nền tảng cuối cùng, mà Kinh Thánh lại trình bày rõ ràng như đặt ngay trước mắt chúng ta một Đấng Thân Mẫu cao cả của Thiên Chúa. Mẹ hết sức gắn bó với Con mình, người Con mang thần tính, và Mẹ luôn thông phần vào vận mệnh của Người Con ấy...
Mẹ được gìn giữ vẹn toàn, không bị hư nát chút nào trong phần mộ, và như Con của Mẹ, Mẹ chiến thắng tử thần và cả hồn lẫn xác được đưa về hưởng vinh quang cao cả trên trời. Nơi đó, Mẹ là hoàng hậu sáng ngời rực rỡ bên hữu Con của mình là Đức Vua bất tử muôn đời."
Đọc tiếp »

CHÚA VẪN CHỜ TA (NHỚ BỔN MẠNG THỜI COVID… 15/8/2021)



Cung thánh nhà thờ Cù Mi chiều 15/08/2021, lễ trọng Đức Mẹ hồn xác lên trời, Bổn mạng giáo xứ. Chúa biết anh chị em nhớ nhà thờ, khao khát Thánh Thể…
Chúa vẫn chờ ta, Chúa luôn chờ ta, hãy nuôi dưỡng đời sống bằng đức tin thâm tín, lòng cậy trông vững vàng, lòng mến yêu tha thiết…
Tạ ơn Chúa 3 người nhiễm covid thuộc giáo xứ ta vẫn khoẻ mạnh và sẽ sớm rời nơi cách li tại Lagi trở về nhà.
Ngắm nhà tạm, xin Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng mong chờ gặp ta còn hơn ta ước ao gặp Chúa, hãy xác tín Chúa vẫn chờ ta, và sớm giúp ta gặp Ngài.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2022

MUỐI CHO ĐỜI (Trích bài giảng của thánh Gio-an Kim Khẩu, giám mục, về Tin Mừng theo thánh Mát-thêu)


“Chính anh em là muối cho đời. Chúa muốn nói : Thầy trao lời cho anh em không phải cho mình anh em mà cho khắp cả thiên hạ được sống. Thầy không chỉ sai anh em đến với hai thành, mười thành, hay hai mươi thành, cũng không sai anh em đến với một dân tộc như sai các ngôn sứ xưa, nhưng Thầy sai anh em đi khắp cả địa cầu, biển khơi, đến với toàn thế giới đang bị ảnh hưởng xấu xa.
Khi nói Chính anh em là muối cho đời, Người muốn cho ta thấy rằng toàn thể bản chất con người đã nhạt đi và hư đốn vì tội lỗi. Bởi thế, Người triệt để đòi những kẻ Người sai đi phải có các nhân đức cần thiết và hữu hiệu hơn nữa cho việc chăm sóc mọi người. Bởi chưng một người hiền lành, tiết độ, thương người và công chính thì không chỉ đóng khung các việc lành lại nơi một mình mình, mà còn liệu sao cho những dòng suối đặc biệt đó tuôn chảy để làm ích cho người khác. Cũng vậy, một người có tâm hồn trong sạch, yêu chuộng hoà bình và chịu khổ vì chân lý thì sẽ cống hiến cuộc sống của mình cho lợi ích chung.
Người muốn nói : anh em đừng tưởng anh em được lôi kéo vào những cuộc chiến nhẹ nhàng, cũng đừng nghĩ các việc anh em làm là không quan trọng. Chính anh em là muối cho đời nghĩa là gì vậy ? Phải chăng các ông đã phục hồi nguyên trạng cho những gì hư hỏng ? Không hề, bởi vì các ông không thể trộn muối vào mà cứu vãn được những gì hôi thối. Hẳn nhiên là các ông đã không làm như thế. Song những gì Chúa đã đổi mới trước, đã khử sạch mùi hôi thối rồi trao cho các ông, thì các ông trộn muối vào để giữ cho mới mãi đúng như tình trạng các ông đã nhận được bởi Chúa. Vì muốn giải thoát con người khỏi hư thối do tội lỗi, cần có sức mạnh của Đức Ki-tô ; còn muốn cho con người khỏi trở lại tình trạng hư thối trước kia, thì cần đến những chăm lo vất vả của các Tông Đồ.
Bạn có nhận ra là dần dần Người cho thấy các Tông Đồ hơn hẳn các ngôn sứ như thế nào không ? Người không bảo các ông đi dạy dỗ xứ Pa-lét-tin mà thôi, nhưng khắp cả thế giới. Người muốn nói : Anh em đừng ngạc nhiên khi Thầy không nói với những người khác, mà chỉ nói với anh em, lôi cuốn anh em vào những nguy hiểm lớn lao dường ấy. Hãy xem Thầy sẽ sai anh em đi làm đầu bao nhiêu thành, bao nhiêu dân nước. Vì thế, không những Thầy muốn cho anh em được khôn ngoan, mà Thầy còn muốn anh em làm cho người ta cũng nên giống như anh em nữa. Vì nếu anh em không làm như thế thì chính anh em cũng còn thiếu sót.
Bởi chưng khi người khác ra nhạt, họ có thể nhờ tác vụ của anh em mà mặn lại. Nhưng nếu chính anh em rơi vào tình trạng xấu xa ấy, anh em sẽ lôi kéo người khác theo mình tới chỗ tiêu vong. Vì vậy, được trao quyền càng quan trọng, anh em càng phải chăm lo thi hành. Bởi đó Người thêm : Muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.”
Đọc tiếp »

CÙ MI MỪNG 135 NĂM DỊP BỔN MẠNG











Đọc tiếp »

ĐỪNG THỜ Ơ, HÃY CHĂM SÓC LẪN NHAU (ĐTC Phanxicô, 12/08/2020)


“Đại dịch đã làm nổi bật mức độ dễ bị tổn thương và mối liên hệ qua lại giữa mọi người. Nếu chúng ta không chăm sóc lẫn nhau, bắt đầu với những người nhỏ bé nhất, với những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, bao gồm cả công trình sáng tạo, thì chúng ta không thể chữa lành được thế giới.
Đáng khen thay nỗ lực của rất nhiều người đã và đang làm chứng cho tình yêu nhân bản và Kitô giáo đối với người lân cận, hiến thân cho người bệnh ngay cả khi nguy hiểm đến sức khỏe của họ. Họ là những đấng anh hùng!
...
Trong khi tất cả chúng ta đều làm việc để có thuốc chữa virút hiện đang tấn công mọi người không phân biệt ai, đức tin khuyên chúng ta cam kết nghiêm túc và tích cực để chống lại sự thờ ơ khi đối đầu với những vi phạm nhân phẩm.
Nền văn hóa thờ ơ này đi kèm với nền văn hóa vứt bỏ: những thứ không ảnh hưởng đến tôi, tôi không quan tâm. Đức tin luôn đòi chúng ta phải để bản thân được chữa lành và hoán cải khỏi chủ nghĩa cá nhân, bất luận có tính cá nhân hay tập thể; chủ nghĩa cá nhân đảng phái chẳng hạn.
Cầu xin Chúa “phục hồi thị giác của chúng ta” để chúng ta khám phá lại ý nghĩa của việc trở thành thành viên của gia đình nhân loại. Và mong sao thị giác này được chuyển dịch thành những hành động cụ thể của lòng cảm thương và tôn trọng mọi người cũng như sự quan tâm và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.”
(ĐTC Phanxicô, 12/08/2020)
Đọc tiếp »

MỪNG MẸ LÊN TRỜI, Bổn mạng giáo xứ giữa đại dịch COVID-19 (ảnh 15/8/2021)


Lễ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI là lễ trọng của toàn thể Hội Thánh và đại lễ Bổn mạng của giáo xứ Cù Mi chúng ta.
-Chúc mừng các chị em có Bổn mạng là Đức Nữ Đồng Trinh MARIA !
-Cù Mi mừng Bổn mạng trong âm thầm, không cờ hoa khẩu hiệu, vắng bóng giáo dân vì đại dịch, nhưng chúng ta vẫn nhớ ngày trọng đại này để cầu nguyện cho nhau.
-Mẹ lên trời không phải rời xa chúng con nhưng

gần Chúa quyền năng mà chở che nâng đỡ, xin nghe “chúng con ở chốn khách đày kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương…” mà ra tay cứu chữa…
Lạy Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn, Đức Bà an ủi kẻ âu lo, Đức Bà phù hộ các giáo hữu… xin cầu cho chúng con !
-Sau 134 năm thành lập, lần đầu tiên Bổn mạng trống vắng vì cảnh tang thương của Sàigòn, Lagi và khắp đất nước. Xin gởi những hình ảnh vừa

mới chụp hôm nay để anh chị em ngắm nhìn nhà thờ, nhà tạm, đài Đức Mẹ… cho đỡ nhớ nhà Chúa và giúp gia tăng cầu nguyện với Thánh Thể, với Đức Mẹ…
Nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Mông Triệu, Bổn mạng giáo xứ chúng ta, xin Chúa chúc lành và ban bình an cho anh chị em, cùng sớm giải thoát quê hương và thế giới khỏi đại dịch khủng khiếp này !












Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XX - TN C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

Thứ bảy, Tuần XIX- Mùa TN



Đọc tiếp »

TIÊU CHUẨN CỦA ĐOÀN THỂ, HIỆP HỘI TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN (Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân" của ĐTC Gioan Phaolô II, 1988, số 30)


"Các hiệp hội giáo dân trong Giáo Hội, có thể lưu ý toàn bộ những tiêu chuẩn sau đây như tiêu chuẩn nền tảng :
Tiêu chuẩn trước tiên là ơn gọi nên thánh của mọi người kitô-hữu, được biểu lộ “qua những hoa trái ân sủng mà Thánh Thần đã kết sinh nơi các tín hữu”, như là sự tăng trưởng đến sự viên mãn của đời sống kitô-hữu và đến sự trọn lành của đức ái. Theo nghĩa này, mọi hiệp hội giáo dân đều được mời gọi ngày càng trở nên phương tiện thánh hóa trong Giáo Hội, một phương tiện cổ võ và khuyến khích “sự phối hợp chặt chẽ giữa đời sống thực tế của hội viên và đức tin của họ”.
–Dấn thân tuyên xưng đức tin công giáo qua việc chấp nhận và công bố chân lý về Đức Kitô, về Giáo Hội và về con người, theo đúng giáo huấn của Giáo Hội, vì Giáo Hội giải thích chân lý đó cách chính thức. Mọi hiệp hội giáo dân đều phải là môi trường loan báo và trình bày đức tin, cũng là nơi để giáo dục đức tin đó trong nội dung tòan vẹn của nó.
–Bằng sự xác tín của mình, làm chứng về sự hiệp thông vững chắc và mãnh liệt, trong tình con thảo với đức Giáo hoàng là trung tâm hiệp nhất vĩnh cửu và hữu hình của Giáo Hội phổ quát, và với đức Giám mục là “nguyên lý hữu hình và nền tảng của sự hiệp nhất” trong Giáo Hội địa phương, và trong “sự tôn trọng lẫn nhau giữa các tổ chức tông đồ trong Giáo Hội”. Sự hiệp thông với đức Giáo hoàng và đức Giám mục phải được bày tỏ qua thái độ sẵn sàng thẳng thắn đón nhận những giáo huấn về giáo lý và những chỉ dẫn mục vụ của các ngài. hơn nữa, sự hiệp thông trong Giáo Hội còn đòi phải nhìn nhận sự đa nguyên hợp pháp của giáo dân trong Giáo Hội, và đồng thời, phải sẵn sàng cộng tác với nhau.
–Hòa hợp và cộng tác vào mục đích tông đồ của Giáo Hội, là “loan truyền Phúc Âm và thánh hóa nhân loại, đào tạo cho họ một lương tâm Kitô-giáo, để họ có thể dần dần đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập vào các cộng đoàn cũng như các môi trường khác nhau”. Theo hướng này, mọi hình thức hiệp hội giáo dân, cũng như từng hiệp hội phải có một hứng khởi truyền giáo biến các hiệp hội này trở thành những dụng cụ ngày càng tích cực hơn của một cuộc phúc-âm-hóa mới.
–Dấn thân hiện diện trong xã hội nhân loại để phục vụ cho phẩm giá toàn vẹn của con người, phù hợp với học thuyết xã hội của Giáo Hội. Trong ý nghĩa này, các hiệp hội giáo dân phải trở thành những trào lưu đẩy mạnh sự tham gia và liên đới, để kiến tạo những điều kiện sống công bằng và huynh đệ hơn giữa lòng xã hội.
Trong ý nghĩa này, các hiệp hội giáo dân phải trở thành những trào lưu đẩy mạnh sự tham gia và liên đới, để kiến tạo những điều kiện sống công bằng và huynh đệ hơn giữa lòng xã hội.
Những tiêu chuẩn căn bản chúng tôi vừa nêu lên được chứng thực trong những hoa trái cụ thể đi kèm với đời sống và những công trình của các hình thức hiệp hội khác nhau, đặc biệt là sự ưa thích cầu nguyện, chiêm niệm, đời sống phụng vụ và bí tích ; giúp ý thức về ơn gọi hôn nhân Kitô-giáo, ơn gọi làm linh mục thừa tác hay đời sống thánh hiến ; sẵn sàng tham gia vào các chương trình và hoạt động trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế ; dấn thân vào việc giảng dạy giáo lý và khả năng sư phạm trong việc huấn luyện các kitô-hữu ; thúc đẩy sự hiện diện của người kitô-hữu trong môi trường khác nhau của đời sống xã hội ; thành lập và linh hoạt các công tác từ thiện, văn hóa và thiêng liêng ; tinh thần siêu thoát và thanh bần phúc âm để thực hiện tình bác ái đại lượng hơn với mọi người ; hoán cải trở về với đời sống kitô-hữu hay đối với những người đã rửa tội nhưng “lìa xa” được hiệp thông trở lại với Giáo Hội."
Đọc tiếp »

HOA TRÁI HIỆP HÀNH

Hơn 10.000 tín hữu Phan Thiết hành hương Tàpao trong dịp đúc hiệp hành từ 11-12/08/2022; mọi người vui tươi, ngực đeo thẻ hiệp hành, đầu đội nón hiệp hành để sống hiệp hành hết cả tâm trí.
Xin cho 7 hoa trái hiệp hành của giáo phận:
1-Ngôn ngữ rao giảng lời Chúa
2-Soạn thảo giáo lý cho giáo phận
3-Chăm sóc những người ở vùng ngoại biên
4-Hướng dẫn và đào tạo
5-Cầu nguyện
6-Liên kết giữa các nhóm tông đồ
7-Sự quan tâm, gặp gỡ, đối thoại
triển nở và lan toả đến từng người, mọi gia đình, cả giáo xứ và khắp giáo phận…








Đọc tiếp »

HÀNH HƯƠNG TÀPAO ĐÚC KẾT HIỆP HÀNH: Cù Mi hành hương khoảng 160 người từ 11-12/08/2022 hiệp hành với giáo phận, nhưng vì công việc chỉ gặp được nhóm nhỏ ghi hình kỷ niệm… Xin Mẹ nâng đỡ giáo xứ, giáo phận chúng con.











Đọc tiếp »

GIÁO DÂN : ĐỘC ĐÁO CÁ NHÂN HIỆP THÔNG PHONG PHÚ (Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân" của ĐTC Gioan Phaolô II, 1988, số 28)


“Giáo dân, hiệp nhất với các linh mục và tu sĩ nam nữ, làm nên một Dân duy nhất của Thiên Chúa, một Thân Thể duy nhất của Đức Kitô.
“chi thể” của Giáo Hội, điều đó không cản trở mỗi người kitô-hữu vẫn là một “hữu thể độc nhất và không thể thay thế” ; ngược lại, điều đó làm cho tính độc nhất bất khả thay thế của mỗi người có được ý nghĩa sâu xa nhất, vì tính độc nhất này là nguồn gốc của sự đa dạng và phong phú cho tòan thể Giáo Hội. Chính theo nghĩa đó mà Thiên Chúa, qua Đức Giêsu-Kitô, kêu gọi đích danh từng người trong chúng ta, mà không thể lẫn lộn. Lời mời gọi của Chúa Giêsu : “Cả các anh nữa, vào làm vườn nho cho tôi đi” nói với từng cá nhân và có nghĩa là “cả anh nữa, cũng vào làm vườn nho cho tôi đi !”.
Chính vì thế mà mỗi người chúng ta, với tính cách độc nhất không thể thay thế của mình, hiến thân làm cho sự hiệp thông giáo hội được tăng trưởng, bằng bản thân và hành động của mình, cũng như đón nhận và đồng hóa theo cách riêng mình, sự phong phú của Giáo Hội tòan cầu. Chính đó là sự “Hiệp thông các Thánh” mà chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính : thiện ích của mọi người trở thành thiện ích của mỗi người và thiện ích của mỗi người trở thành thiện ích của mọi người. Thánh Grêgôriô Cả đã viết : “Trong Hội Thánh, mỗi ngườinâng đỡ các người khác và các người khác nâng đỡ lại họ”.
Một điều tuyệt đối cần thiết là giáo dân phải luôn ý thức sống động mình là một “chi thể của Giáo Hội”, được trao phó một nhiệm vụ độc đáo, không thể thay thế và không thể ủy thác cho người khác, một nhiệm vụ phải hoàn thành vì lợi ích của mọi người. trong viễn ảnh đó, quả quyết của Công Đồng Vatican II về việc mỗi người nhất thiết phải làm việc tông đồ, đã nói lên tất cả ý nghĩa : “Việc tông đồ mà mỗi người phải thực hiện và là việc luôn luôn bắt nguồn từ mạch sống Kitô-giáo (x. Ga 4,14), việc ấy là nguyên lý và điều kiện của mọi hoạt động tông đồ giáo dân, kể cả việc tông đồ giáo dân tập thể, và không gì có thể thay thế được. Việc tông đồ cá nhân này rất hiệu quả ở bất cứ nơi nào và thời nào ; hơn nữa, trong một số hoàn cảnh, chỉ có nó mới thích hợp và mới có thể thực hiện được. Mọi người giáo dân, dù thuộc thành phần nào đi nữa, dù không có cơ hội hay khả năng cộng tác trong các phong trào, cũng đều được kêu gọi và đều có nhiệm vụ phải thực hành việc tông đồ cá nhân”.
Việc tông đồ cá nhân chứa đựng kho tàng phong phú lớn lao cần được khám phá để gia tăng sức năng động truyền giáo của mỗi giáo dân. Nhờ hình thức tông đồ này, Tin Mừng có thể chiếu giãi như hiện tượng mạo dẫn, đi vào mọi khu vực và môi trường mà cuộc sống thường nhật và cụ thể của giáo dân đang tiếp xúc. Hơn nữa, đây là sự chiếu giãi trường kỳ, vì có liên hệ với sự gắn bó liên lỉ của đời sống cá nhân với đức tin, đồng thời đây cũng là sự chiếu giãi rất sắc bén, vì khi chia sẻ hoàn toàn các điều kiện sinh sống, lao động, những khó khăn và hy vọng của anh em mình, giáo dân có thể đánh động tâm hồn những người lân cận, bạn bè, đồng nghiệp, và mở rộng tâm hồn họ tới chân trời toàn diện, tới ý nghĩa đầy đủ của cuộc sống : tức là hiệp thông với Thiên Chúa và giữa con người với nhau."
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022

12/08/2022 - NGÀY HÀNH HƯƠNG - GIÁO PHẬN PHAN THIẾT.

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

Thứ năm, Tuần XIX- Mùa TN



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.