“... Hành trình của Mùa Chay là một cuộc xuất hành, một cuộc xuất hành từ nô lệ đến tự do. Bốn mươi ngày này tương ứng với bốn mươi năm dân Chúa vượt qua sa mạc để trở về quê hương của họ. Rời bỏ Ai Cập khó biết chừng nào! dân Chúa rời bỏ mảnh đất Ai Cập đã khó, nhưng còn chông gai hơn nhiều khi họ muốn rời bỏ cái Ai Cập trong lòng họ, cái Ai Cập mà họ mang trong tim. Thật khó để bỏ lại Ai Cập sau lưng. Trong cuộc hành trình của họ, luôn có một cám dỗ thường hằng là luyến nhớ những củ hành củ tỏi, cám dỗ quay trở lại, bám vào những kỷ niệm của quá khứ hoặc ngẫu tượng này, ngẫu tượng kia. Điều đó cũng xảy ra với chúng ta: hành trình trở về với Chúa của chúng ta luôn bị chặn lại bởi những dính bén không lành mạnh của chúng ta, luôn bị kìm hãm bởi những cạm bẫy tội lỗi, bởi sự an toàn giả tạo về tiền bạc và vẻ bề ngoài, bởi sự tê liệt vì bất mãn của chúng ta. Để bắt tay vào cuộc hành trình này, chúng ta phải vạch trần những ảo tưởng đó.
Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021
TỰ DO... TRỞ VỀ (ĐTC Phanxicô, giảng Lễ Tro 17/02/2021)
“... Hành trình của Mùa Chay là một cuộc xuất hành, một cuộc xuất hành từ nô lệ đến tự do. Bốn mươi ngày này tương ứng với bốn mươi năm dân Chúa vượt qua sa mạc để trở về quê hương của họ. Rời bỏ Ai Cập khó biết chừng nào! dân Chúa rời bỏ mảnh đất Ai Cập đã khó, nhưng còn chông gai hơn nhiều khi họ muốn rời bỏ cái Ai Cập trong lòng họ, cái Ai Cập mà họ mang trong tim. Thật khó để bỏ lại Ai Cập sau lưng. Trong cuộc hành trình của họ, luôn có một cám dỗ thường hằng là luyến nhớ những củ hành củ tỏi, cám dỗ quay trở lại, bám vào những kỷ niệm của quá khứ hoặc ngẫu tượng này, ngẫu tượng kia. Điều đó cũng xảy ra với chúng ta: hành trình trở về với Chúa của chúng ta luôn bị chặn lại bởi những dính bén không lành mạnh của chúng ta, luôn bị kìm hãm bởi những cạm bẫy tội lỗi, bởi sự an toàn giả tạo về tiền bạc và vẻ bề ngoài, bởi sự tê liệt vì bất mãn của chúng ta. Để bắt tay vào cuộc hành trình này, chúng ta phải vạch trần những ảo tưởng đó.
Trích bài giảng của thánh Lê-ô Cả, giáo hoàng :
"Anh em thân mến,
LÒNG TÔI HƯỚNG VỀ ĐÂU ? (ĐTC Phanxicô giảng Lễ Tro, 17/02/2021)
“Chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Chay, với những lời của tiên tri Joel, là những lời chỉ ra hướng đi cho chúng ta. Chúng ta nghe một lời mời gọi vang lên từ trái tim Thiên Chúa, Đấng với đôi tay rộng mở và đôi mắt đầy nỗi nhớ nài nỉ chúng ta: “Hãy hết lòng trở về với Ta” (Ge 2:12). Hãy quay lại với Ta. Mùa Chay là một cuộc hành trình trở về với Chúa. Đã bao lần, vì bận rộn hay thờ ơ, chúng ta đã nói với Ngài: “Lạy Chúa, sau này con sẽ đến với Ngài, xin hãy chờ đợi… Hôm nay con không thể, nhưng ngày mai con sẽ bắt đầu cầu nguyện và làm điều gì đó cho người khác”. Chúng ta cứ làm như thế, hết lần này, đến lần khác. Tuy nhiên, ngay bây giờ Chúa đang kêu gọi trái tim của chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn có những việc phải làm và chúng ta sẽ luôn có những lý do để thoái thác, nhưng thưa anh chị em, hôm nay là lúc để trở về với Chúa.
Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021
Vì sao Lễ Tro cứ phải là ngày Thứ Tư trong tuần?

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021
Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2021 (ĐTC Phanxicô)
“... Mùa Chay là thời gian để tin tưởng, để đón tiếp Thiên Chúa vào cuộc đời chúng ta và để cho Người “cư ngụ” với chúng ta (x. Ga 14: 23). Chay tịnh giải thoát chúng ta khỏi tất cả những gì đè nặng lên cuộc đời chúng ta, như chủ nghĩa tiêu thụ hay tình trạng thừa mứa thông tin cả thông tin thật lẫn thông tin giả - để chúng ta có thể mở lòng ra với Đấng đến với chúng ta, khó nghèo trong mọi sự nhưng “đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1: 14): Đó là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta...
Gr 17:
5Đức Chúa phán như sau :
Trích bài giảng của chân phước Ixaác, viện phụ đan viện Sao Mai :
"Thưa anh em, tại sao chúng ta lại ít quan tâm tìm dịp giúp đỡ lẫn nhau, tức là ở đâu chúng ta thấy cần hơn, thì chúng ta càng nâng đỡ nhau hơn và mang đỡ gánh nặng cho nhau ? Thánh Phao-lô tông đồ đã khuyên bảo chúng ta điều ấy khi ngài nói : Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật của Đức Ki-tô ; và ở nơi khác ngài nói : Anh em hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Đó chính là luật của Đức Ki-tô.
Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2021
Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2021
Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021
Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021
Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021
XIN CHÚA CHỮA LÀNH (ĐTC Phanxicô, 07/02/2020)
“... Thực tế mà chúng ta đang trải qua trên khắp thế giới do đại dịch làm cho thông điệp này, sứ mệnh thiết yếu này của Giáo hội, đặc biệt phù hợp. Tiếng nói của ông Gióp, vang dội trong phụng vụ hôm nay, một lần nữa diễn giải thân phận phàm nhân của chúng ta, rất cao cả trong phẩm giá, nhưng đồng thời lại rất mỏng giòn. Đứng trước dịch bệnh, trong tâm hồn chúng ta luôn nảy sinh câu hỏi: “tại sao?”.
Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021
Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021
GIÁO LÝ và HUẤN QUYỀN (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)
“Điểm thứ hai: dạy giáo lý và tương lai. Năm ngoái là năm kỷ niệm lần thứ 50 tài liệu Il rinnovamento della catechesi (“Đổi mới việc dạy giáo lý”), mà qua đó, Hội đồng Giám mục Ý đã thừa nhận những định mức của Công đồng. Về phương diện này, tôi xin nhắc lại lời lẽ của Thánh Phaolô VI, ngỏ với Đại hội của Hội Đồng Giám Mục Ý lần đầu tiên sau Công đồng Vatican II: “Chúng ta phải nhìn Công đồng với lòng biết ơn Thiên Chúa và tin tưởng vào tương lai của Giáo hội; đây sẽ là sách giáo lý vĩ đại của thời đại mới” (23 tháng 6 năm 1966). Trở lại với chủ đề này, nhân dịp Đại hội Giáo lý Quốc tế lần thứ nhất, ngài nói thêm: “Đây là một trách vụ luôn được tái sinh và liên tục đổi mới để việc dạy Giáo lý hiểu các vấn đề vốn nảy sinh từ trong lòng con người, ngõ hầu dẫn họ trở lại cội nguồn tiềm ẩn của họ: hồng phúc tình yêu vốn tạo dựng và cứu rỗi” (25 tháng 9 năm 1971).Vì vậy, việc dạy giáo lý được Công đồng gợi hứng luôn biết lắng nghe trái tim con người, luôn biết chú tâm lắng nghe, luôn tìm cách đổi mới chính nó.
Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021
DẠY GIÁO LÝ (ĐTC Phanxicô, 30/01/2021)
“Dạy Giáo lý là làm vọng lại Lời Chúa. Trong việc chuyển tải đức tin, Kinh thánh - như Tài liệu Căn bản nhắc nhớ - là “Sách”; không phải trợ khoản, mặc dù nó có thể là trợ khoản đầu hết ”(CEI, Il rinnovamento della catechesi, n. 107). Vì thế, việc dạy Giáo lý là “làn sóng dài” của Lời Chúa, để chuyền tải niềm vui Tin Mừng trong cuộc sống. Nhờ tường thuật khi dạy giáo lý, Sách Thánh trở thành “môi trường” để chúng ta cảm nhận một phần của cùng lịch sử cứu độ, gặp gỡ những chứng nhân đức tin đầu tiên. Dạy Giáo Lý là cầm tay người khác và đồng hành với họ trong lịch sử này. Nó gợi hứng cho một cuộc hành trình, trong đó mỗi người tìm thấy nhịp điệu riêng của mình, vì đời sống Kitô hữu thậm chí không san bằng hay tiêu chuẩn hóa, nhưng đúng hơn, nâng cao tính độc đáo của mỗi con cái Thiên Chúa. Dạy Giáo lý cũng là một hành trình khai tâm mầu nhiệm, diễn tiến trong cuộc đối thoại liên tục với phụng vụ, một môi trường trong đó các biểu tượng tỏa sáng mà không áp đặt, nói với đời sống và ghi dấu ấn nó bằng dấu ấn ơn thánh.
Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2021
Thứ 6, 4tn
Bđ1-Dt 13
Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021
CHÚA KITÔ HÀNH ĐỘNG TRONG PHỤNG VỤ ( ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)
“Phụng vụ, chính vì chiều kích khách quan của nó, đòi phải được cử hành cách sốt sắng, để ơn thánh được tuôn đổ trong nghi thức không bị phân tán nhưng thay vào đó vươn tới cảm nghiệm của mọi người. Sách Giáo lý giải thích điều đó rất hay đã viết: “Cầu nguyện nội tâm hóa và đồng hóa với phụng vụ trong khi và sau khi được cử hành”. Nhiều lời cầu nguyện của Kitô giáo không bắt nguồn từ phụng vụ, nhưng tất cả những lời cầu nguyện đó, nếu muốn là Kitô giáo, đều giả định phụng vụ, nghĩa là qua trung gian bí tích của Chúa Giêsu Kitô. Mỗi khi chúng ta cử hành Phép Rửa, hoặc truyền phép bánh và rượu trong Phép Thánh Thể, hoặc xức dầu thánh cho thân thể của một người bệnh, thì Chúa Kitô ở đấy! Chính Người hành động và hiện diện giống như khi Người chữa lành chân tay yếu ớt của một người bệnh, hoặc như trong Bữa Tiệc Ly, Người đã ban giao ước của Người là sẽ cứu rỗi thế giới.
PHỤNG VỤ (ĐTC Phanxicô, 03/02/2021)
“Trong lịch sử Giáo Hội, thường có cơn cám dỗ muốn thực hành một Kitô giáo thân mật tư riêng, vốn không thừa nhận tầm quan trọng thiêng liêng của các nghi thức phụng vụ công cộng. Thông thường, khuynh hướng này chủ trương đặc tính họ cho là thuần khiết hơn của một lòng đạo không phụ thuộc vào các nghi lễ bên ngoài, vốn bị coi là gánh nặng vô ích hoặc có hại. Trọng tâm của sự chỉ trích này không phải là một hình thức nghi lễ đặc thù, hay một cách thức cử hành đặc thù nào, mà là chính phụng vụ, hình thức phụng vụ của cầu nguyện.
Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021
Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021
SỐNG LỜI CHÚA (ĐTC Phanxicô, 27/01/2021)
... Kinh thánh không được viết cho nhân loại cách chung, nhưng cho chúng ta, cho tôi, cho anh chị em, cho những người đàn ông và đàn bà bằng xương bằng thịt, những người đàn ông và đàn bà có tên riêng và tên họ, như tôi, như anh chị em. Và Lời Thiên Chúa, lời đầy Chúa Thánh Thần, khi được đón nhận với tấm lòng rộng mở, không để các sự vật y hệt như trước đây: không bao giờ. Một điều gì đó đang thay đổi. Và đó là ơn thánh và sức mạnh của Lời Thiên Chúa.
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021
VÒNG TRÒN HIỆP NHẤT 2 (ĐTC Phanxicô, 25/01/2021)
“Vòng tròn thứ hai là sự hiệp nhất với các Kitô hữu. Chúng ta là những nhánh của cùng một cây nho, chúng ta là “các bình thông nhau”, theo nghĩa là điều thiện hay điều ác mà mỗi chúng ta làm đều ảnh hưởng đến tất cả những người khác. Vì vậy, trong đời sống thiêng liêng, cũng có một loại “quy luật động lực”: đó là khi chúng ta ở lại trong Chúa, chúng ta gần gũi người khác, và khi chúng ta gần gũi người khác, chúng ta ở lại trong Chúa. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa trong thần khí và chân lý, thì chúng ta sẽ nhận ra nhu cầu yêu thương người khác, mặt khác, “nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta” (1 Ga 4:12). Cầu nguyện không ngừng dẫn đến tình yêu; nếu không, đó chỉ là nghi lễ sáo rỗng. Chúng ta không thể gặp được Chúa Giêsu ngoài Nhiệm thể Người, gồm nhiều chi thể, là cơ man những người đã chịu phép rửa. Nếu sự thờ phượng của chúng ta là chân chính, chúng ta sẽ phát triển tình yêu thương đối với tất cả những ai theo Chúa Giêsu, bất kể họ thuộc về khối hiệp thông Kitô nào, ngay cả khi họ có thể không phải là “người của chúng ta”, họ vẫn là người của Ngài.
2Cr 9:
Tôi xin nói điều này: gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều.7 Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương.8 Vả lại, Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh em mọi thứ ân huệ, để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt, vừa được dư thừa mà làm mọi việc thiện,9 theo như lời đã chép: Kẻ túng nghèo, Người rộng tay làm phúc; đức công chính của Người tồn tại muôn đời.
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021
CHÚA NHẬT LỜI CHÚA (ĐTC Phanxicô, 24/01/2021)
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong muốn, Chúa nhật Lời Chúa được cử hành hằng năm vào Chúa nhật III Thường niên. Chúa nhật này nhắc nhớ mọi thành phần dân Chúa, các Mục tử và các tín hữu, tầm quan trọng và giá trị của Kinh Thánh đối với đời sống Kitô hữu, cũng như mối liên hệ giữa Lời Chúa và Phụng vụ: “Chúng ta là Kitô hữu, như một dân đang lữ hành trong lịch sử, được nâng đỡ nhờ sự diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta, Đấng đang nói với chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta. Ngày dành riêng cho Kinh Thánh không phải là ‘mỗi năm một lần’, nhưng là một lần cho cả năm, vì chúng ta rất khẩn thiết cần phải trở nên gần gũi, mật thiết với Sách Thánh và với Chúa Giêsu phục sinh, Đấng không ngừng bẻ bánh Lời Chúa và bánh Thánh Thể giữa cộng đoàn tín hữu. Vì vậy, chúng ta cần phải gắn bó mật thiết với Kinh Thánh, nếu không, trái tim chúng ta sẽ băng giá, đôi mắt sẽ khép lại, và vô số hình thức đui mù sẽ tấn côngchúng ta.”(Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, 19/12/2020)
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021
CHÚA GIÊSU HIỆN DIỆN TRONG PHỤNG VỤ (Hiến chế Phụng vụ)
“Đức Ki-tô luôn hiện diện trong Hội Thánh, nhất là qua các cuộc cử hành phụng vụ.