Ads 468x60px

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Đức Mẹ đi viếng Bà Elisabeth

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

THÔNG BÁO: MIỄN CHUẨN NGHĨA VỤ THAM DỰ THÁNH LỂ CHÚA NHẬT

Đọc tiếp »

Lễ Chúa Ba Ngôi

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

KHI CẦU XIN MÀ CHƯA ĐƯỢC (ĐTC Phanxicô, 26/05/2021)



“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Có một sự phản đối mạnh mẽ chống lại việc cầu nguyện, phát xuất từ một nhận xét mà tất cả chúng ta đều có: chúng ta cầu nguyện, chúng ta cầu xin, nhưng đôi khi lời cầu nguyện của chúng ta dường như không được nhậm lời: những gì chúng ta đã cầu xin, cho chính mình hoặc cho người khác mà không được ứng nghiệm.
Chúng ta có kinh nghiệm này, rất thường xuyên… Nếu lý do cầu nguyện của chúng ta cao thượng (chẳng hạn như cầu cho sức khỏe của một người bệnh, hay như để kết thúc chiến tranh), thì việc không ứng nghiệm này xem ra gây tai tiếng. Thí dụ, đối với các cuộc chiến tranh: chúng ta cầu xin cho các cuộc chiến tranh kết thúc, những cuộc chiến này có ở rất nhiều nơi trên thế giới. Hãy nghĩ đến Yemen, hãy nghĩ đến Syria, những quốc gia đã trải qua nhiều năm chiến tranh, bị tàn phá bởi chiến tranh, và chúng ta cầu nguyện, nhưng các cuộc chiến tranh này không hề kết thúc. Nhưng làm thế nào chuyện này có thể xảy ra? “Một số người thậm chí ngừng cầu nguyện vì họ nghĩ rằng lời thỉnh cầu của họ không được lắng nghe” (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2734). Nhưng nếu Thiên Chúa là Cha, tại sao Người không lắng nghe chúng ta? Người đã bảo đảm với chúng ta rằng Người ban những điều tốt lành cho những đứa con đến cầu xin Người những điều ấy (x. Mt 7:10), tại sao Người không đáp ứng lời cầu xin của chúng ta? Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm về điều này: chúng ta đã cầu nguyện, đã cầu nguyện nhiều, cho bệnh tật của một người bạn, một người cha, một người mẹ, vân vân. Nhưng Thiên Chúa đã không ban cho chúng ta như chúng ta đã van nài! Đó là một kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều đã có.
Sách Giáo lý cung cấp cho chúng ta một bản tóm tắt rất tốt về vấn đề này. Nó giúp chúng ta đề phòng nguy cơ không sống một trải nghiệm đức tin chân chính, mà là biến đổi mối liên hệ với Thiên Chúa thành một điều gì đó có tính ma thuật. Cầu nguyện không phải là cây đũa thần: nó là một cuộc đối thoại với Chúa. Thật vậy, khi cầu nguyện, chúng ta có thể mắc nguy cơ không phải là người phục vụ Thiên Chúa, nhưng mong đợi Người phục vụ chúng ta (xem 2735). Như thế, đây là một lời cầu nguyện luôn đòi hỏi, muốn hướng các sự kiện theo kế sách riêng của chúng ta, vốn không thừa nhận bất cứ kế hoạch nào khác ngoài các mong muốn của chính chúng ta. Mặt khác, Chúa Giêsu hết sức khôn ngoan khi dạy chúng ta Kinh Lạy Cha. Như chúng ta biết, đó là lời cầu nguyện chỉ gồm các câu hỏi, nhưng các câu hỏi đầu tiên chúng ta thốt ra đều quy hướng về phía Thiên Chúa. Chúng cầu xin sự ứng nghiệm không phải kế hoạch của chúng ta, mà là ý muốn của Người đối với thế giới. Tốt hơn nên phó mặc cho Người: “Nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện” (Mt 6:9-10).
...khi người ta cầu nguyện với tấm lòng chân thành, khi họ cầu xin những điều tương ứng với Nước Thiên Chúa, khi một người mẹ cầu nguyện cho đứa con bị bệnh của mình, tại sao đôi khi Thiên Chúa dường như không nghe họ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần thanh thản suy gẫm các sách Tin Mừng. Các trình thuật về cuộc đời của Chúa Giêsu đầy những lời cầu nguyện: nhiều người bị thương tích về thể xác và tinh thần xin Người chữa lành; có những người cầu nguyện cho một người bạn không còn đi được nữa; có những người cha, người mẹ nuôi dưỡng những đứa con trai, con gái đau ốm… Tất cả đều là những lời cầu nguyện thấm đẫm đau khổ. Đó là một dàn hợp xướng bao la khẩn nài: “Xin thương xót chúng con!”... Chúng ta thấy rằng đôi khi đáp ứng của Chúa Giêsu đến ngay lập tức, trong khi trong một số trường hợp khác, đáp ứng của Người bị trì hoãn: dường như Thiên Chúa không trả lời...
Lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu ngỏ với Chúa Cha tại vườn Giêtsimany dường như cũng không được lắng nghe. “Lạy Cha, nếu có thể, xin hãy cất chén này khỏi con”. Dường như Chúa Cha không lắng nghe Người. Chúa Con phải uống cạn chén thống khổ. Nhưng Thứ Bảy Tuần Thánh không phải là chương cuối cùng, vì đến ngày thứ ba, tức Chúa Nhật, là ngày Phục Sinh... Chúng ta hãy học cho được tính kiên nhẫn khiêm tốn này, biết chờ đợi ơn thánh của Chúa, chờ đợi ngày cuối cùng. Thường thì điều áp chót rất vất vả, vì các đau khổ của con người bao giờ cũng vất vả. Nhưng Thiên Chúa ở đó. Và vào ngày cuối cùng, Người sẽ giải quyết mọi việc. Cảm ơn anh chị em.” (ĐTC Phanxicô, 26/05/2021)
Đọc tiếp »

Thông báo Tòa Giám mục Phan Thiết

Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần VIII- TN

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Trích sách Gióp (G 12, 1-25):


1Bấy giờ ông Gióp lên tiếng nói :

2“Các anh thật là khôn ngoan !
Nhưng cùng với các anh, sự khôn ngoan sẽ chết.
3Tôi đây, tôi cũng nghĩ được như các anh,
với các anh, tôi đâu thua kém gì,
ai chẳng biết như vậy ?
4Thế mà bạn hữu đã nhạo cười tôi
là người đã từng khẩn cầu Thiên Chúa
và được Người đáp lại.
Than ôi, người công chính vẹn toàn
lại trở nên trò cười cho thiên hạ !
5‘Người đã bất hạnh lại còn bị khinh chê !
Kẻ đã trượt chân còn bị xô thêm nữa.’
Những kẻ gặp may lành thường xử sự như thế.
6Nhưng quân cướp lại sống bình an trong lều,
những kẻ chọc giận Thiên Chúa được mọi bề yên ổn
và kẻ bắt Thiên Chúa phục vụ mình cũng thế !
7Nhưng anh cứ hỏi súc vật, chúng sẽ chỉ giáo cho anh,
cứ hỏi chim trời, chúng sẽ cho anh biết.
8Thú rừng sẽ chỉ giáo cho anh hay,
cá biển sẽ giải thích cho anh rõ.
9Vì trong giống vật, có con nào lại không biết
rằng tay ĐỨC CHÚA đã làm nên những điều đó !
10Chính Người nắm trong tay hồn của mọi sinh vật
cũng như hơi thở của tất cả người phàm.
11Lẽ nào tai không phân biệt được lời nói,
và cổ họng không thưởng thức được món ăn ?
12Người tóc bạc được trí khôn ngoan,
bậc tuổi cao có tài thông hiểu.
13Nhưng nơi Thiên Chúa có cả khôn ngoan lẫn sức mạnh,
mưu lược cũng như tài thông hiểu đều thuộc về Người.
14Người phá huỷ, chẳng ai xây lại được,
Người giam cầm, không ai cứu thoát nổi.
15Người giữ nước lại, trời liền hạn hán,
Người thả nước ra, đất bị tan hoang.
16Nơi Người có cả dũng lực lẫn tài trí,
kẻ lầm lạc cũng như người gây ra lầm lạc
đều ở trong tay Người.
17Người bắt các mưu sĩ phải đi chân đất,
làm cho các thẩm phán ra điên rồ.
18Người gỡ bỏ cân đai của vua chúa
và bắt họ phải dùng khố thắt lưng.
19Người bắt các tư tế phải đi chân đất
Người lật đổ những kẻ quyền uy.
20Người làm cho nhà hùng biện mất cả tài ăn nói,
cho bậc lão thành chẳng còn óc biện phân.
21Người đổ nhuốc nhơ xuống hàng quyền quý,
và nới lỏng dây lưng cho quân bạo tàn.
22Người vạch trần những tối tăm bí ẩn,
phơi bày bóng tối tử thần ra ánh sáng.
23Người làm cho các dân lớn mạnh rồi tiêu diệt,
để cho bành trướng rồi bắt phải lưu vong.
24Người làm cho thủ lãnh của dân ra ngu muội,
bắt phải lang thang trong sa mạc không lối thoát.
25Chúng mò mẫm trong tăm tối mịt mù,
lảo đảo như người thấm men say.”
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

THÁNH THẦN ĐỔI MỚI (ĐTC Phanxicô, 23/05/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Sách Tông đồ Công Vụ (Cv 2, 1-11) kể lại những gì xảy ra tại Giêrusalem 50 ngày sau Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu. Các môn đệ đang tập trung trong Phòng Tiệc Ly, và Đức Trinh Nữ Maria ở với họ. Chúa Phục Sinh đã bảo họ ở lại thành phố cho đến khi họ nhận được ân sủng của Chúa Thánh Linh từ Trời. Và điều này đã được tỏ lộ với một “âm thanh” mà họ bất ngờ nghe thấy từ trời, giống như “cơn gió thổi mạnh” tràn ngập ngôi nhà họ đang ở (xem câu 2). Như thế, điều đó liên quan đến một trải nghiệm thực tế nhưng cũng mang tính biểu tượng; nói cách khác, một điều gì đó đã xảy ra nhưng cũng mang đến cho chúng ta một thông điệp mang tính biểu tượng cho cả cuộc đời của chúng ta.
Kinh nghiệm này cho thấy rằng Chúa Thánh Thần giống như một cơn gió mạnh và tự do thổi; nghĩa là, Ngài mang đến cho chúng ta sức mạnh và mang lại cho chúng ta sự tự do: một luồng gió mạnh mẽ và tự do. Ngài không thể bị kiểm soát, dừng lại, chẳng thể đo lường được; cũng chẳng thể nói trước được hướng đi của Ngài. Ngài không thể hiểu được trong khuôn khổ chật hẹp của loài người chúng ta - chúng ta luôn cố gắng đóng khung mọi thứ - Ngài không để bản thân bị đóng khung trong các phương pháp và định kiến của chúng ta. Thần Khí xuất phát từ Chúa Cha và từ Con của Người là Đức Giêsu Kitô và bùng nổ trên Giáo hội; Thánh Linh bùng nổ trên mỗi người chúng ta, mang lại sự sống cho tâm trí và trái tim của chúng ta. Như Kinh Tin Kính nói: Chúa Thánh Thần là “Đấng ban sự sống”. Ngài đầy quyền năng bởi vì Ngài là Thiên Chúa, và Ngài ban sự sống.
Vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các môn đệ của Chúa Giêsu vẫn còn mất phương hướng và sợ hãi. Họ vẫn chưa có đủ can đảm để đi ra ngoài. Đôi khi chúng ta cũng thích ở trong những bức tường bảo vệ của môi trường xung quanh. Nhưng Chúa biết cách tiếp cận chúng ta và mở rộng cửa cho tâm hồn chúng ta. Ngài ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần, Đấng bao phủ chúng ta và chế ngự mọi sự do dự của chúng ta, phá bỏ sự phòng thủ của chúng ta, phá bỏ những định kiến sai lầm của chúng ta. Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta trở thành những con người mới, giống như Người đã làm ngày hôm đó với các Tông đồ: Người đổi mới chúng ta, những con người mới.
Sau khi nhận được Chúa Thánh Thần, họ không còn như trước nữa - Ngài đã thay đổi họ, nên họ tiến ra ngoài và bắt đầu rao giảng Chúa Giêsu, rao giảng rằng Chúa Giêsu đã sống lại, rằng Chúa ở cùng chúng ta. Mỗi người hiểu những lời các Tông đồ rao giảng bằng ngôn ngữ của riêng mình. Thánh Thần là phổ quát; Ngài không xóa bỏ những khác biệt về văn hóa hay những khác biệt về tư tưởng. Ngài được dành cho tất cả mọi người, nhưng mỗi người hiểu Ngài trong nền văn hóa của riêng mình, bằng ngôn ngữ của riêng mình. Thánh Thần thay lòng đổi dạ, mở rộng tầm nhìn cho các môn đệ. Ngài giúp họ có thể truyền đạt cho mọi người những công trình vĩ đại, vô hạn của Thiên Chúa, vượt qua những giới hạn văn hóa và tôn giáo mà họ đã quen trong suy nghĩ và lối sống. Ngài cho các Tông đồ khả năng thông đạt cho những người khác, trong khi tôn trọng khả năng lắng nghe và hiểu biết của họ, qua văn hóa và ngôn ngữ của mỗi người (câu 5-11). Nói cách khác, Chúa Thánh Thần đặt những người khác nhau vào tiến trình giao tiếp, đạt đến cả sự hiệp nhất lẫn tính phổ quát của Giáo hội.
Và ngày nay sự thật này, thực tại này của Chúa Thánh Thần, nói với chúng ta rất nhiều, vì trong Giáo Hội có những nhóm nhỏ luôn tìm cách chia rẽ, để tách mình ra khỏi những người khác. Đây không phải là Thần Khí của Thiên Chúa. Thần Khí của Thiên Chúa là sự hòa hợp, là sự hợp nhất, hợp nhất những khác biệt. Một vị Hồng Y khả kính, người từng là Tổng Giám mục Genoa, đã nói rằng Giáo hội giống như một dòng sông: điều quan trọng là ở bên trong; nếu anh chị em có một chút ở bên đó và một chút ở bên kia thì điều đó không quan trọng; Chúa Thánh Thần tạo ra sự hiệp nhất. Vị Hồng Y đã sử dụng hình ảnh của một dòng sông Điều quan trọng là ở bên trong, trong sự hiệp nhất của Thánh Linh, và đừng nhìn vào những chi tiết nhỏ như bạn hơi ở bên này và một chút ở bên kia, rằng bạn cầu nguyện theo cách này hay cách khác…. Điều đó không quan trọng đối với Chúa. Giáo hội là của mọi người, vì mọi người, như Chúa Thánh Thần đã tỏ ra trong ngày Lễ Hiện Xuống.
Hôm nay, chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, cầu bầu để Chúa Thánh Thần hiện xuống dồi dào, đổ đầy tâm hồn các tín hữu và thắp lên ngọn lửa tình yêu của Người trong lòng mọi người.” (ĐTC Phanxicô, 23/05/2021)
Đọc tiếp »

ĐỨC ÁI (Bài giảng của Thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giáo hoàng)


“Chúng ta phải hiểu luật Chúa là gì, nếu không phải là đức ái, vì nhờ đức ái, tâm trí chúng ta luôn luôn nhớ đến những điều răn phải đem ra thực hành để được sống ? Quả vậy, có lời của Đấng là Chân Lý phán về luật ấy rằng : Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau. Thánh Phao-lô cũng dạy : Yêu thương là chu toàn Lề Luật. Người lại nói thêm : Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Ki-tô. Thật thế, không có gì diễn tả luật Đức Ki-tô cách thích đáng hơn đức ái ; luật ấy, chúng ta giữ trọn được khi chúng ta lấy tình thương mà mang gánh nặng cho anh em mình.

Nhưng luật ấy là luật đa diện, vì đức ái có mặt trong mọi hành vi của các nhân đức khác nhờ sự nhiệt tâm ân cần. Luật đó khởi đầu với hai điều răn, nhưng khai triển thành vô số các điều răn khác. Chính thánh Phao-lô đã kể rõ tính cách đa diện của luật ấy như sau : Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không tham lam, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.
Người sống đức ái thì nhẫn nhục, vì họ chịu đựng với tâm hồn thanh thản mọi điều ác người ta làm cho mình ; hiền hậu, vì họ quảng đại lấy điều thiện đáp lại điều ác ; không ghen tuông, vì họ không ham muốn gì ở đời này và không biết ghen tị với người khác về những thành công ở trần gian ; không tự đắc, vì họ nóng lòng mong đợi phần thưởng bên trong chứ không vênh vang vì những của cải bên ngoài ; không làm điều bất chính, vì họ chỉ lo phát triển lòng mến Chúa yêu người, chứ không biết đến những gì làm họ xa rời đức chính trực.
Ai sống đức ái thì không tham lam, vì bên trong họ nhiệt tâm lo việc của mình, chứ không ham muốn của cải thuộc về người khác ở bên ngoài ; không tìm tư lợi, vì họ coi thường tất cả những gì họ có ở đời tạm này, và coi đó như là của người khác, bởi lẽ họ không coi điều gì là của riêng mình ngoại trừ điều sẽ ở mãi với mình ; không nóng giận, vì dù họ có gặp phải những bất công dồn đập, lòng họ vẫn chẳng hề buông theo ý muốn báo thù, bởi lẽ họ trông đợi phần thưởng mai sau lớn hơn bù lại những nỗi gian lao vất vả bây giờ ; không nuôi hận thù, vì tâm trí họ đã gắn chặt vào lòng yêu mến sự thanh sạch, và họ đã khử trừ tận căn mọi mối hận thù, không để điều gì len lỏi vào làm cho lòng mình hoen ố.
Người sống đức ái không mừng khi thấy sự gian ác, vì họ chỉ tha thiết yêu thương tất cả mọi người, và dầu có thấy kẻ thù sa cơ lỡ vận, cũng không lấy thế làm vui ; nhưng cùng vui khi thấy điều chân thật, vì một khi họ yêu thương tha nhân như chính mình, nếu nhận thấy nơi kẻ khác điều gì chính trực, họ vui mừng như thể chính bản thân mình được thăng tiến. Vậy, luật Chúa quả là đa diện.”
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần VIII- TN

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

BA LỜI KHUYÊN của THÁNH THẦN (ĐTC Phanxicô, 23/05/2021)


“Lời khuyên đầu tiên mà Chúa Thánh Thần đưa ra là: “Hãy sống trong hiện tại”. Hiện tại, chứ không phải là quá khứ hay tương lai. Đấng Bảo Trợ khẳng định tính ưu việt của ngày hôm nay, chống lại cám dỗ để bản thân bị tê liệt bởi những cay đắng hoặc những hoài niệm của quá khứ, hoặc bởi sự bất định hoặc sợ hãi về tương lai. Thánh Linh nhắc nhở chúng ta về ân sủng của giây phút hiện tại. Không có thời điểm nào tốt hơn cho chúng ta: bây giờ, ở đây và ngay lúc này, là thời điểm duy nhất và độc đáo để làm điều thiện, để cuộc sống của chúng ta trở thành một ân sủng. Chúng ta hãy sống trong hiện tại!

Thánh Linh cũng nói với chúng ta rằng “Hãy nhìn toàn thể”. Nhìn toàn bộ, chứ không phải một phần. Thánh Thần không uốn nắn những cá nhân biệt lập, nhưng uốn nắn chúng ta thành một Giáo hội với muôn vàn đặc sủng của chúng ta, thành một thể thống nhất không bao giờ đồng nhất. Đấng Bảo Trợ khẳng định tính ưu việt của tổng thể. Ở đó, trong tổng thể, trong cộng đồng, Thánh Linh thích hoạt động và mang lại sự mới mẻ. Chúng ta hãy nhìn vào các Tông đồ. Tất cả đều hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, các ngài có Matthêu, một người thu thuế đã từng cộng tác với người La Mã, và Simôn thuộc nhóm Quá Khích, là người đã chiến đấu với họ. Họ có những ý tưởng chính trị trái ngược, những tầm nhìn khác nhau về thế giới. Tuy nhiên, một khi họ nhận được Thánh Linh, họ học cách dành quyền ưu tiên không phải cho quan điểm của con người mà cho “toàn thể”, tức là cho kế hoạch của Thiên Chúa. Ngày nay, nếu chúng ta lắng nghe Thánh Linh, chúng ta sẽ không quan tâm đến những người bảo thủ và những người tiến bộ, những người theo chủ nghĩa truyền thống và những người cách tân, cánh hữu và cánh tả. Khi những điều đó trở thành tiêu chí của chúng ta, thì Giáo hội đã quên Thánh Linh. Đấng Bảo Trợ thúc đẩy chúng ta hướng đến sự hiệp nhất, sự hòa hợp, sự hài hòa của sự đa dạng. Ngài khiến chúng ta thấy mình là những bộ phận của cùng một cơ thể, là anh chị em của nhau. Chúng ta hãy nhìn vào toàn bộ! Kẻ thù muốn sự đa dạng trở thành sự đối kháng và vì vậy nó khiến chúng trở thành những người ý thức hệ. Hãy nói không với ý thức hệ, và nói vâng với tổng thể.
Lời khuyên thứ ba của Thánh Linh là, “Hãy đặt Chúa trước mặt mình”. Đây là bước quyết định trong đời sống thiêng liêng. Đời sống thiêng liêng của chúng ta không phải là tổng hợp những công lao và thành tựu của chúng ta, mà là sự cởi mở khiêm nhường với Thiên Chúa. Thánh Linh khẳng định vị trí tối thượng của ân sủng. Chỉ bằng cách làm trống rỗng bản thân, chúng ta mới có chỗ dành cho Chúa; chỉ bằng cách hiến thân cho Ngài, chúng ta mới tìm thấy chính mình; chỉ bằng cách trở nên nghèo nàn về tinh thần, chúng ta mới trở nên giàu có trong Chúa Thánh Thần. Điều này cũng đúng với Giáo hội. Chúng ta không cứu được ai, kể cả chính chúng ta, bằng chính nỗ lực của chúng ta. Nếu chúng ta ưu tiên cho các dự án của chúng ta, các cơ cấu của chúng ta, các kế hoạch cải cách của chúng ta, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến hiệu lực, hiệu quả, chúng ta sẽ chỉ nghĩ theo chiều ngang và kết quả là chúng ta sẽ chẳng có kết quả gì cả. Một “-ism” là một ý thức hệ chia rẽ và tách biệt. Giáo hội là con người, nhưng không chỉ đơn thuần là một tổ chức của con người, mà còn là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu đã mang ngọn lửa của Thánh Linh đến thế gian và Giáo hội được cải tổ bằng sự xức dầu của ân sủng, bằng tính nhưng không trong sự xức dầu của ân sủng, bằng sức mạnh của lời cầu nguyện, niềm vui của sứ mệnh và vẻ đẹp của sự nghèo khó không so đo tính toán. Chúng ta hãy đặt Chúa ở vị trí đầu tiên! (ĐTC Phanxicô, 23/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần VIII- TN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

Mục vụ T6-2021: Tháng Thánh Tâm

Xin cho các bạn trẻ biết chuẩn bị hôn nhân với sự giúp đỡ của cộng đoàn Kitô hữu, và mong họ
lớn lên trong tình yêu cùng với lòng quản đại, chung thuỷ và kiên trì.

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Trích sách Gióp (G 2, 1-13) :


1 Một ngày kia, con cái Thiên Chúa đến trình diện ĐỨC CHÚA ; Xa-tan cũng đến trong đám họ, để trình diện ĐỨC CHÚA. 2 Bấy giờ, ĐỨC CHÚA phán với Xa-tan : “Ngươi từ đâu tới ?” Xa-tan thưa với ĐỨC CHÚA : “Rảo quanh cõi đất và lang thang khắp đó đây.” 3 ĐỨC CHÚA phán với Xa-tan : “Ngươi có để ý đến Gióp, tôi tớ của Ta không ? Thật chẳng có ai trên cõi đất này giống như nó : một con người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác ! Nó vẫn kiên vững trong đường lối vẹn toàn của nó, dù ngươi đã vô cớ xúi giục Ta chống lại, để tiêu diệt nó.” 4 Và Xa-tan thưa lại với ĐỨC CHÚA : “Da đổi da ! Tất cả những gì người ta có, người ta đều sẵn sàng cho đi để cứu mạng sống mình. 5 Ngài cứ thử giơ tay đánh vào xương vào thịt nó xem, chắc chắn là nó sẽ nguyền rủa Ngài thẳng mặt !” 6 ĐỨC CHÚA phán với Xa-tan : “Được, nó thuộc quyền ngươi, nhưng ngươi phải tôn trọng mạng sống nó.” 7 Rồi Xa-tan rút lui khỏi nhan ĐỨC CHÚA.

Vậy Xa-tan hành hạ ông Gióp, khiến ông mắc phải chứng ung nhọt ác tính từ bàn chân cho tới đỉnh đầu. 8 Ông ngồi giữa đống tro, lấy mảnh sành mà gãi. 9 Bấy giờ, vợ ông bảo : “Ông còn kiên vững trong đường lối vẹn toàn của ông nữa hay thôi ? Hãy nguyền rủa Thiên Chúa và chết đi cho rồi !” 10 Nhưng ông Gióp đáp lại : “Cả bà cũng nói như một mụ điên. Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao ?” Trong tất cả những chuyện ấy, ông Gióp không để cho môi miệng thốt ra lời tội lỗi.
11 Ba người bạn của ông Gióp nghe biết tất cả những tai hoạ xảy ra cho ông, liền kéo đến, mỗi người từ xứ sở của mình, Ê-li-phát người Tê-man, Bin-đát người Su-a, Xô-pha người Na-a-mát. Họ bàn nhau đến để chia buồn và an ủi ông. 12 Từ xa, họ ngước mắt nhìn, nhưng chẳng nhận ra ông. Họ bật khóc ; mỗi người xé áo mình ra và rắc tro lên đầu. 13 Rồi họ ngồi xuống đất, bên cạnh ông, suốt bảy ngày đêm, chẳng nói với ông một lời, vì họ thấy rằng nỗi đau khổ của ông quá lớn.
One day, when the sons of Goda came to present themselves before the LORD, the satan also came with them. The LORD said to the satan, “Where have you been?” Then the satan answered the LORD and said, “Roaming the earth and patrolling it.” The LORD said to the satan, “Have you noticed my servant Job? There is no one on earth like him, blameless and upright, fearing God and avoiding evil.b He still holds fast to his innocence although you incited me against him to ruin him for nothing.” The satan answered the LORD and said, “Skin for skin!All that a man has he will give for his life. But put forth your hand and touch his bone and his flesh. Then surely he will curse you to your face.”And the LORD said to the satan, “He is in your power; only spare his life.”
So the satan went forth from the presence of the LORD and struck Job with severe boils from the soles of his feet to the crown of his head. He took a potsherd to scrape himself, as he sat among the ashes. Then his wife said to him,d “Are you still holding to your innocence? Curse God and die!” But he said to her, “You speak as foolish women do. We accept good things from God; should we not accept evil?” Through all this, Job did not sin in what he said.
Now when three of Job’s friends heard of all the misfortune that had come upon him, they set out each one from his own place: Eliphaz from Teman,* Bildad from Shuh, and Zophar from Naamath. They met and journeyed together to give him sympathy and comfort. But when, at a distance, they lifted up their eyes and did not recognize him, they began to weep aloud; they tore their cloaks and threw dust into the air over their heads. Then they sat down upon the ground with him seven days and seven nights, but none of them spoke a word to him; for they saw how great was his suffering.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

1 Ga 3,11-17

Đây là lời loan báo anh em đã nghe từ lúc khởi đầu :

chúng ta hãy yêu thương nhau ;
12chúng ta đừng bắt chước Ca-in :
nó là người của ác thần, nên đã giết em mình.
Tại sao nó đã giết em ?
Bởi vì các việc nó làm thì xấu xa,
còn các việc em nó làm thì công chính.
13Thưa anh em, anh em đừng ngạc nhiên,
nếu thế gian ghét anh em.
14Chúng ta biết rằng :
chúng ta đã từ cõi chết bước vào cõi sống,
vì chúng ta yêu thương anh em.
Kẻ không yêu thương, thì ở lại trong sự chết.
15Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân.
Và anh em biết : không kẻ sát nhân nào
có sự sống đời đời ở lại trong nó.
16Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì :
đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta.
Như vậy, cả chúng ta nữa,
chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em.
17Nếu ai có của cải thế gian
và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu,
mà chẳng động lòng thương,
thì làm sao tình yêu Thiên Chúa
ở lại trong người ấy được ?
Đọc tiếp »

Chúa nhật, Chúa Thánh Thần hiện xuống

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

LƯỜI BIẾNG và MỆT MỎI KHI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)


“... Rồi, một điều khác nữa là sự lười biếng uể oải, một khuyết điểm khác, một thói hư khác, vốn là một cám dỗ thực sự chống lại việc cầu nguyện, và nói chung là chống lại đời sống Kitô hữu. Lưòi biếng uể oải là “một hình thức suy nhược do thiếu khổ chế, chểnh mảng canh thức, lơ là đời sống nội tâm” (2733). Đó là một trong “bảy mối tội đầu” và được thúc đẩy bởi sự tự phụ, nó có thể dẫn đến cái chết của linh hồn.
Vậy chúng ta có thể làm gì trong cái chuỗi thay nhau mà đến của hứng thú và chán nản này? Người ta phải học cách luôn tiến về phía trước. Sự tiến bộ thực sự trong đời sống thiêng liêng không hệ ở việc nhân thừa các lúc ngất trí nhưng có thể kiên trì trong những lúc khó khăn: anh chị em hãy bước đi, bước đi, và tiếp tục bước đi… và nếu anh chị em mệt thì dừng lại một chút rồi bắt đầu bước đi lại. Nhưng với sự kiên trì.
Chúng ta hãy nhớ dụ ngôn của Thánh Phanxicô về niềm vui hoàn hảo: khả năng của một tu sĩ không được đo lường bằng những may mắn bất tận từ Thiên đàng trút xuống, mà bằng những bước đi đều đặn, ngay cả khi người ta không được nhìn nhận, ngay cả khi người ta bị ngược đãi, thậm chí, khi mọi sự đã mất đi hương vị ban đầu. Mọi vị thánh đều đã trải qua “thung lũng tối tăm” này, và chúng ta đừng coi là tai tiếng nếu đọc nhật ký của họ, chúng ta thấy các tường thuật về những buổi tối cầu nguyện không hồn, thiếu nhiệt tình. Chúng ta phải học để biết nói: “Lạy Thiên Chúa của con, dù xem ra như Chúa đang làm mọi điều để khiến con không còn tin Chúa nữa, con vẫn tiếp tục cầu nguyện với Chúa”.
Các tín hữu không bao giờ ngừng cầu nguyện! Đôi khi có thể giống với kiểu cầu nguyện của Gióp, người không chấp nhận việc Thiên Chúa đối xử bất công với mình, đã phản đối và đòi phán sét Người. Nhưng, rất thường xuyên, ngay việc phản đối trước mặt Thiên Chúa cũng là một cách cầu nguyện hoặc như bà già nhỏ bé kia từng nói, “giận Thiên Chúa cũng là một cách cầu nguyện”, vì nhiều lần đứa con giận người cha: đó là một cách liên hệ với người cha; vì nó nhận ông là “cha”, nên nó mới tức giận…
Và cả chúng ta nữa, những người kém thánh thiện và kiên nhẫn hơn Gióp, cũng biết rằng cuối cùng, cuối thời kỳ phiền muộn này, trong đó chúng ta đã cất những tiếng khóc thầm lên Trời và nhiều lần hỏi "tại sao?" Thiên Chúa sẽ trả lời chúng ta. Đừng quên kiểu cầu nguyện bằng cách hỏi “tại sao?”. Đó là kiểu cầu nguyện của những đứa trẻ khi chúng bắt đầu không hiểu sự việc, điều mà các nhà tâm lý học gọi là “giai đoạn tại sao”, vì đứa trẻ cứ hỏi bố, “Bố ơi, tại sao? Bố ơi, tại sao? Bố ơi, tại sao? ”
Nhưng hãy cẩn thận: nó không chịu nghe câu trả lời của cha nó. Người cha bắt đầu trả lời, nhưng nó cắt ngang bằng câu “Tại sao?”. Nó chỉ muốn cha nó chú ý đến nó; và khi chúng ta giận Thiên Chúa một chút và bắt đầu hỏi tại sao, chúng ta đang lôi kéo trái tim của Cha chúng ta hướng tới các khốn cùng của chúng ta, hướng tới những khó khăn của chúng ta, hướng tới cuộc sống của chúng ta. Nhưng đúng, anh chị em hãy can đảm nói với Thiên Chúa: “Nhưng tại sao?”. Vì đôi khi, tức giận đôi chút tốt cho bạn, vì nó đánh thức lại mối liên hệ cha với con trai, cha với con gái mà chúng ta phải có với Thiên Chúa. Và Người sẽ chấp nhận ngay cả những phát biểu cọc cằn và cay đắng nhất của chúng ta bằng tình yêu của một người cha, và sẽ coi chúng như một hành vi đức tin, như một lời cầu nguyện.” (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần VII-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

KHÔ KHAN KHI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)


“... Những lúc khô khan cũng cần được bàn luận. Sách Giáo lý mô tả nó như sau: “Trái tim xa cách Thiên Chúa, không còn hứng thú với những ý nghĩ, hoài niệm và tâm tình, kể cả các tâm tình thiêng liêng. Đây là lúc chúng ta chỉ còn lấy đức tin mà gắn bó với Chúa Giêsu trong cơn hấp hối và trong mồ của Người” (số 2731).

Sự khô khan khiến chúng ta nghĩ đến Thứ Sáu Tuần Thánh, vào ban đêm, và Thứ Bảy Tuần Thánh, cả ngày: Chúa Giêsu không ở đó, Người ở trong mồ; Chúa Giêsu đã chết, chúng ta ở một mình. Và đó là ý nghĩ làm nảy sinh sự khô khan. Thường thì chúng ta không biết đâu là lý do của sự khô khan: điều đó có thể phụ thuộc vào chính chúng ta, nhưng cũng phụ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng cho phép một số tình huống trong đời sống bên ngoài hoặc bên trong. Hoặc, đôi khi, có thể là một cơn đau đầu hoặc một vấn đề của gan khiến chúng ta không thể bước vào việc cầu nguyện.
Thường thì chúng ta không thực sự biết lý do. Các bậc thầy linh đạo mô tả kinh nghiệm đức tin như một sự luân phiên liên tục giữa những lúc được an ủi và những lúc phiền muộn; có những lúc mọi sự đều dễ dàng, trong khi những lúc khác lại được đánh dấu bằng sự nặng nề. Rất thường, khi gặp một người bạn, chúng ta nói, "Bạn có khỏe không?" - "Hôm nay tôi xuống tinh thần". Chúng ta rất thường "xuống tinh thần", hay nói đúng hơn chúng ta không có cảm xúc chi, không có sự an ủi, chúng ta không thể làm gì. Đó là những ngày xám xịt... và còn rất nhiều những ngày như thế trong cuộc sống! Nhưng điều nguy hiểm là có một trái tim xám xịt: khi “cảm giác xuống tinh thần” này chạm đến trái tim và làm nó sinh bệnh… và có những người sống với một trái tim xám xịt.
Điều này thật khủng khiếp: người ta không thể cầu nguyện, người ta không thể cảm thấy được an ủi với một trái tim xám xịt! Hoặc, người ta không thể thoát ra khỏi sự khô khan thiêng liêng với một trái tim xám xịt. Trái tim phải cởi mở và sáng sủa, để ánh sáng của Chúa có thể chiếu vào. Và nếu ánh sáng Chúa không chiếu vào, hãy đợi nó, một cách hy vọng. Nhưng đừng đóng sập nó lại bằng màu xám xịt.” (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần VII-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021

CHIA TRÍ KHI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)


“... Vấn đề đầu tiên xuất hiện đối với những người cầu nguyện là sự chia trí (xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2729). Anh chị em bắt đầu cầu nguyện nhưng rồi tâm trí anh chị em ra thơ thẩn, nó thơ thẩn khắp nơi; lòng anh chị em ở đây, trí anh chị em ở chỗ khác... chia trí khỏi việc cầu nguyện.

Cầu nguyện thường cùng tồn tại với chia trí. Thật vậy, tâm trí con người khó có thể tập trung lâu vào một ý nghĩ. Tất cả chúng ta hằng trải qua cơn lốc hình ảnh và ảo ảnh trong một chuyển động miên viễn, đi kèm với chúng ta ngay cả trong khi ngủ. Và tất cả chúng ta đều biết làm theo khuynh hướng rối loạn này là điều không tốt chút nào.
Cuộc chiến để đạt được và duy trì được sự tập trung không chỉ liên quan đến việc cầu nguyện mà thôi. Nếu một ai đó không đạt được một mức độ tập trung đầy đủ, thì không thể học tập thuận lợi, cũng như không thể làm việc tốt được. Các vận động viên nhận thức được rằng các cuộc thi đấu sẽ không thắng chỉ nhờ rèn luyện thể chất mà còn nhờ vào kỷ luật tinh thần: trên hết là khả năng tập trung và luôn tập chú.
Chia trí không có tội, nhưng ta phải chiến đấu với nó. Trong di sản đức tin của chúng ta, có một nhân đức thường bị lãng quên, nhưng hiện diện rất nhiều trong Tin Mừng. Nó được gọi là "tỉnh thức". Và Chúa Giêsu dạy, “Hãy tỉnh thức. Hãy cầu nguyện ”. Sách Giáo lý đề cập đến điều đó một cách minh nhiên trong lời dạy của nó về việc cầu nguyện (xem số 2730). Chúa Giêsu thường kêu gọi các môn đệ lưu ý tới bổn phận phải có một cuộc sống tỉnh táo, được hướng dẫn bởi ý nghĩ này là sớm muộn gì Người cũng sẽ trở lại, giống như chàng rể từ đám cưới hoặc một người chủ từ một cuộc hành trình trở về.
Nhưng vì chúng ta không biết ngày và giờ Người trở lại, nên mọi phút giây đời chúng ta đều quý giá và không nên lãng phí vào những những cơn chia trí. Vào một khoảnh khắc chúng ta không biết, tiếng nói của Chúa chúng ta sẽ vang lên: vào ngày đó, phúc thay những tôi tớ Người thấy siêng năng, luôn tập chú vào điều thực sự quan trọng. Họ không đi thơ thẩn đuổi theo mọi lôi cuốn đến trước tâm trí họ, mà cố gắng đi theo con đường đúng, làm điều tốt và thực thi nhiệm vụ của mình.
Chia trí là thế này: trí tưởng tượng đi thơ thẩn, đi lang thang và tiếp tục đi thơ thẩn… Thánh Têrêsa quen gọi trí tưởng tượng đi thơ thẩn trong lúc cầu nguyện này là “bà điên trong nhà”; nó giống như một bà điên dẫn anh chị em đi đây đi đó… Chúng ta phải ngăn chặn nó và chận nó lại, phải tập trung chăm chú...” (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần VII-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Thứ Tư, Tuần VII-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

THƯ MỤC VỤ: THÁNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ & THÁNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU


Đọc tiếp »

GIÁO LÝ CHUNG GIÁO XỨ CÙ MI, Bài 09: THỜ PHƯỢNG (06/2021)

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

VUI LỄ THĂNG THIÊN (ĐTC Phanxicô, 16/05/2021)


“Tại sao các môn đệ không buồn? Tại sao chúng ta nên vui mừng khi thấy Chúa Giêsu lên trời? Thưa: Vì biến cố Thăng Thiên hoàn thành sứ mệnh của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta.

Thật vậy, nếu vì chúng ta mà Chúa Giêsu từ trời xuống thế, thì cũng là vì chúng ta mà Người lên trời. Sau khi đã ngự xuống giữa nhân loại chúng ta và cứu chuộc nhân loại của chúng ta - Con Thiên Chúa, xuống thế và làm người, mặc lấy bản tính nhân loại chúng ta và cứu chuộc chúng ta - bây giờ Ngài lên trời, mang xác thịt chúng ta với Ngài. Ngài là người đầu tiên vào thiên đàng, vì Chúa Giêsu là người, là người thật; Ngài là Thiên Chúa, Thiên Chúa thật sự; xác phàm của chúng ta ở trên trời và điều này mang lại cho chúng ta niềm vui.
Giờ đây, bên hữu Chúa Cha ngự trị một thân thể con người, lần đầu tiên là thân thể của Chúa Giêsu, và trong mầu nhiệm này, mỗi người chúng ta chiêm ngưỡng đích điểm tương lai của chính mình. Đây hoàn toàn không phải là một sự từ bỏ; Chúa Giêsu ở lại mãi mãi với các môn đệ, nghĩa là ở lại với chúng ta. Ngài vẫn cầu nguyện, với tư cách là con người, Ngài cầu nguyện với Chúa Cha, và với tư cách là Thiên Chúa, Ngài cho Chúa Cha thấy những vết thương của Ngài, những vết thương mà nhờ đó Ngài đã cứu chuộc chúng ta. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu ở đó, với xác phàm của chúng ta: Ngài là một người trong chúng ta, là Thiên Chúa và là người, và Ngài đang cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.
Và điều này phải mang lại cho chúng ta một sự tự tin, hay đúng hơn là một niềm vui, niềm vui lớn! Và lý do thứ hai để vui mừng là lời hứa của Chúa Giêsu. Ngài nói với chúng ta: “Thầy sẽ gửi Chúa Thánh Thần đến cho anh em”. Và cùng với lời hứa ban Chúa Thánh Linh, một lệnh truyền mới được ban cho chúng ta trong cuộc từ biệt của Người: “Hãy đi khắp thế gian và rao giảng Tin Mừng”. Và chính quyền năng của Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta đến trong thế giới, để mang đến cho thế gian Tin Mừng. Như lời Chúa Giêsu đã hứa, chín ngày sau đó Chúa Thánh Thần sẽ đến trong Lễ Hiện Xuống. Chính Chúa Thánh Thần đã làm cho chúng ta có thể có được như ngày hôm nay. Một niềm vui lớn! Chúa Giêsu đã lên trời: con người đầu tiên trước mặt Chúa Cha.
Chúa Giêsu ra đi với những vết thương của Người, đó là cái giá cho ơn cứu rỗi của chúng ta, và Ngài cầu nguyện cho chúng ta. Và rồi Ngài gửi cho chúng ta Thánh Linh; Ngài hứa ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần, để chúng ta ra đi truyền giáo. Đây là lý do của niềm vui ngày hôm nay; đây là lý do của niềm vui trong ngày Thăng Thiên này.” (ĐTC Phanxicô, 16/05/2021)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

CHÚA NHẬT VII-PS, LỄ CHÚA THĂNG THIÊN

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

KHÓ KHĂN KHI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 12/05/2021)


“... Cầu nguyện chắc chắn mang lại sự bình an lớn lao, nhưng qua cuộc chiến đấu bên trong, đôi khi có khó khăn, khó khăn này có thể theo ta suốt cả một thời gian dài trong cuộc sống. Cầu nguyện không phải là một điều dễ dàng, và đây là lý do tại sao chúng ta trốn tránh nó. Mỗi khi chúng ta muốn cầu nguyện, ngay lập tức chúng ta được nhắc nhớ nhiều hoạt động khác, những hoạt động ngay lúc đó dường như quan trọng hơn và cấp bách hơn. Điều này cũng xảy ra với tôi nữa! Nó xảy ra với tôi. Tôi đi cầu nguyện một chút… nhưng không, tôi phải làm điều này điều nọ… Chúng ta chạy trốn khỏi cầu nguyện, tôi không biết tại sao, nhưng nó là như thế. Hầu như luôn luôn, sau khi ngừng cầu nguyện, chúng ta nhận ra những điều đó không chính yếu chút nào, và chúng ta có thể đã lãng phí thời gian. Đó là cách Kẻ Thù lừa phỉnh chúng ta.

Mọi người nam nữ tin Chúa tường trình không những niềm vui của cầu nguyện, mà cả sự tẻ nhạt và mệt mỏi mà nó có thể mang lại: đôi khi phải chiến đấu khó khăn mới duy trì được thời gian và cách thức cầu nguyện. Một số vị thánh, liên tiếp trong nhiều năm, tìm bất cứ sự hài lòng nào trong cầu nguyện, nhưng không tri nhận được tính hữu ích của nó. Im lặng, cầu nguyện và tập trung là những thao tác khó khăn, và đôi khi bản chất con người nổi loạn. Thà chúng ta ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, chứ không phải ở đó, trong hàng ghế nhà thờ, cầu nguyện. Những ai muốn cầu nguyện phải nhớ rằng đức tin không dễ dàng, và đôi khi nó tiến bước trong bóng tối gần như hoàn toàn, không có điểm quy chiếu nào. Có những khoảnh khắc trong đời sống đức tin tối tăm, và do đó một số thánh nhân gọi đây là “đêm tối”, bởi vì chúng ta không nghe thấy gì. Nhưng tôi tiếp tục cầu nguyện.
Sách Giáo lý liệt kê một loạt dài những kẻ thù của việc cầu nguyện, những kẻ thù gây khó khăn cho việc cầu nguyện, khiến chúng ta gặp khó khăn (xem số 2726-2728)...
Tuy nhiên, các kẻ thù tồi tệ nhất của việc cầu nguyện tìm thấy trong chính chúng ta. Sách Giáo lý mô tả chúng như sau: “chán nản vì khô khan, buồn phiền vì mình không tiến dâng tất cả cho Chúa, (vì chúng ta có nhiều của cải), thất vọng vì Chúa không theo ý mình, kiêu ngạo nên chai lỳ trong tình trạng bất xứng của tội nhân, dị ứng với việc cầu nguyện vì cho rằng cầu nguyện là xin xỏ và việc cho không của Chúa” (2728)...
Trong thời gian thử thách, chúng ta nên nhớ rằng chúng ta không đơn độc, có đấng nào đó đang trông coi chúng ta và bảo vệ chúng ta. Thánh Antôn Tu Viện trưởng, người sáng lập ra phong trào đơn tu Kitô giáo, cũng phải đối đầu với thời kỳ khủng hoảng ở Ai Cập, khi việc cầu nguyện trở thành một cuộc đấu tranh khó khăn. Người viết tiểu sử của ngài, Thánh Atanasiô, Giám mục Alexandria, kể lại một trong những giai đoạn tồi tệ nhất trong cuộc đời của vị thánh ẩn tu khi ngài khoảng ba mươi lăm tuổi, một thời kỳ trung niên mà đối với nhiều người thường có khủng hoảng. Thánh Antôn đã bị xáo trộn bởi thử thách, nhưng đã chống lại. Cuối cùng khi đã thanh thản trở lại, ngài hướng sang Chúa của mình với giọng điệu gần như trách móc: “Nhưng lạy Chúa, lúc ấy Chúa ở đâu? Tại sao Chúa không đến ngay để chấm dứt sự đau khổ của con? ” Và Chúa Giêsu trả lời: “Antôn, Ta ở đó. Nhưng Ta đợi xem con chiến đấu”(Hạnh thánh Antôn, 10)...
Nếu trong giây phút mù mịt, chúng ta không thể nhìn thấy sự hiện diện của Người, thì trong tương lai chúng ta sẽ nhìn thấy. Cuối cùng chúng ta cũng sẽ lặp lại cùng một câu mà tổ phụ Gia-cốp đã nói vào một ngày nọ: “Quả thật, Chúa đang ở nơi này; mà tôi đã không biết điều đó ”(St 28, 16). Vào cuối cuộc đời của chúng ta, khi nhìn lại, chúng ta cũng sẽ có thể nói: “Tôi từng nghĩ tôi ở một mình, nhưng không, tôi đã không ở một mình: Chúa Giêsu ở với tôi”. Tất cả chúng ta sẽ có thể nói điều ấy.” (ĐTC Phanxicô, 12/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần VI-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Thánh Matthia, Tông đồ

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

Thứ năm, Tuần VI-Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

Thứ tư, Tuần VI- Mùa PS

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021

“Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con.” (Ga 15, 12) (ĐTC Phanxicô, 09/05/2021)


“Yêu như Chúa Giêsu có nghĩa là hiến thân phục vụ anh chị em mình, như Ngài đã rửa chân cho các môn đệ. Điều đó cũng có nghĩa là đi ra ngoài chính chúng ta, tách mình ra khỏi sự chắc chắn của con người chúng ta, khỏi những tiện nghi trần thế, để mở lòng mình ra với những người khác, đặc biệt là những người đang quẫn bách. Nó có nghĩa là làm cho bản thân luôn sẵn sàng, trong tình trạng hiện nay của chúng ta và với những gì chúng ta có. Điều này có nghĩa là yêu không phải bằng lời nói mà bằng hành động.

Yêu như Chúa Kitô có nghĩa là nói 'không' với những thứ 'yêu' khác mà thế gian dành cho chúng ta: yêu tiền, chẳng hạn, những người yêu tiền không yêu như Chúa Giêsu yêu, yêu thành công, phù phiếm, yêu quyền lực…. Những con đường lừa dối của “tình yêu” này khiến chúng ta xa rời tình yêu của Chúa và khiến chúng ta ngày càng trở nên ích kỷ, tự ái, hống hách. Và hống hách dẫn đến suy thoái tình yêu thương, lạm dụng người khác, làm cho những người thân yêu của chúng ta đau khổ. Tôi đang nghĩ đến tình yêu không lành mạnh biến thành bạo lực, và có biết bao những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực ngày nay. Đây không phải là tình yêu.
Yêu như Chúa yêu chúng ta có nghĩa là đánh giá cao những người bên cạnh chúng ta, tôn trọng tự do của họ, yêu họ như họ vốn có, không phải như chúng ta muốn một cách vô cớ. Cuối cùng, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta ở lại trong tình yêu của Người, ở trong tình yêu của Người, chứ không ở lại trong các ý tưởng của chúng ta, không ở lại trong sự tự tôn thờ chính chúng ta. Những người sống trong sự tôn thờ bản thân thì sống như đang đứng trước gương: luôn nhìn vào chính mình. Trái lại, những người đang sống trong tình yêu Chúa thì vượt qua được tham vọng muốn kiểm soát và quản lý người khác. Anh chị em đừng kiểm soát, những hãy phục vụ tha nhân. Hãy mở lòng với người khác, đây chính là yêu thương, là trao ban chính mình cho người khác.” (ĐTC Phanxicô, 09/05/2021)
“... To love like Christ means saying ‘no’ to other ‘loves’ that the world offers us: love of money – those who love money do not love as Jesus loves -, love of success, vanity, [love] of power…. These deceptive paths of “love” distance us from the Lord’s love and lead us to become more and more selfish, narcissistic, overbearing. And being overbearing leads to a degeneration of love, to the abuse others, to making our loved ones suffer. I am thinking of the unhealthy love that turns into violence – and how many women are victims of violence these days. This is not love.
To love as the Lord loves us means to appreciate the people beside us, to respect their freedom, to love them as they are, not as we want them to be, gratuitously. Ultimately, Jesus asks us to abide in his love, to dwell in his love, not in our ideas, not in our own self-worship. Those who dwell in self-worship live in the mirror: always looking at themselves. Those who overcome the ambition to control and manage others. Not controlling, serving them. Opening our heart to others, this is love, giving ourselves to others.”
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.