Ads 468x60px

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

THƯ MỤC VỤ HƯỚNG ĐẾN 50 NĂM THÀNH LẬP GIÁO PHẬN PHAN THIẾT


Đọc tiếp »

GIỚI THIỆU VĂN KIỆN "HƯỚNG DẪN VIỆC TÔN KÍNH TỔ TIÊN"

Đọc tiếp »

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: THƯ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VỀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Ga 6:

Ga 6:
Khi ấy, đám đông dân chúng hỏi Đức Giê-su rằng : “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông ? Ông sẽ làm gì đây ? 31 Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép : Người đã cho họ ăn bánh bởi trời.”
32 Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, 33 vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.” 34 Họ liền nói : “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy.” 35 Đức Giê-su bảo họ : “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói ; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ !”
The crowd said to Jesus: "What sign can you do, that we may see and believe in you? What can you do?
Our ancestors ate manna in the desert, as it is written: 'He gave them bread from heaven to eat.'" So Jesus said to them, "Amen, amen, I say to you, it was not Moses who gave the bread from heaven; my Father gives you the true bread from heaven. For the bread of God is that which comes down from heaven and gives life to the world." So they said to him, "Sir, give us this bread always." Jesus said to them, "I am the bread of life; whoever comes to me will never hunger, and whoever believes in me will never thirst."
Đọc tiếp »

Đức Thánh Cha Phanxicô, giảng lễ Chúa nhật 26/04/2020

“Chúa Giêsu là một người đồng hành với chúng ta, là người đã tiếp cận chúng ta, giả vờ đi xa hơn để thấy mức độ lo lắng của chúng ta: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn” Thế là cuộc gặp gỡ diễn ra. Nhưng cuộc gặp gỡ không chỉ là khoảnh khắc bẻ bánh, mà là toàn bộ cuộc hành trình. Chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu trong bóng tối của những nghi ngờ của chúng ta. Ngay cả trong những nghi nan về tội lỗi của chúng ta, Ngài vẫn ở đó để giúp chúng ta, trong những lo lắng của chúng ta. Ngài luôn ở bên chúng ta.
Chúa đồng hành với chúng ta vì Ngài muốn gặp chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta nói rằng cốt lõi của Kitô giáo là một cuộc gặp gỡ: đó là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Tại sao anh chị em là một Kitô hữu? Nhiều người không thể giải thích điều đó. Kitô Giáo là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, Đấng luôn tìm kiếm chúng ta. Luôn luôn. “ (Đức Thánh Cha Phanxicô, giảng lễ Chúa nhật 26/04/2020)
Đọc tiếp »

Mt 6:

Mt 6:
Vậy khi dân chúng thấy Đức Giê-su cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Ca-phác-na-um tìm Người. 25 Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói : “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy ?” 26 Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. 27 Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận.” 28 Họ liền hỏi Người : “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn ?” 29 Đức Giê-su trả lời : “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến.”
When the crowd saw that neither Jesus nor his disciples were there, they themselves got into boats and came to Capernaum looking for Jesus. And when they found him across the sea they said to him, "Rabbi, when did you get here?" Jesus answered them and said, "Amen, amen, I say to you, you are looking for me not because you saw signs but because you ate the loaves and were filled. Do not work for food that perishes but for the food that endures for eternal life, which the Son of Man will give you. For on him the Father, God, has set his seal." So they said to him, "What can we do to accomplish the works of God?" Jesus answered and said to them, "This is the work of God, that you believe in the one he sent."
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Tv 15 (16):

Tv 15 (16):
Lạy Chúa Trời, xin giữ gìn con,
vì bên Ngài, con đang ẩn náu.
Con thưa cùng Chúa : “Ngài là Chúa con thờ.
Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng,
là chén phúc lộc dành cho con ;
số mạng con, chính Ngài nắm giữ.
Con chúc tụng Chúa hằng thương chỉ dạy,
ngay cả đêm trường, lòng dạ nhắn nhủ con.
Con luôn nhớ có Ngài trước mặt,
được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ.
Vì thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân hoan,
thân xác con cũng nghỉ ngơi an toàn.
Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cõi âm ty,
không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ.
Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống :
trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề,
ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi !
Keep me, O God, for in you I take refuge;
I say to the LORD, "My Lord are you."
O LORD, my allotted portion and my cup,
you it is who hold fast my lot.
I bless the LORD who counsels me;
even in the night my heart exhorts me.
I set the LORD ever before me;
with him at my right hand I shall not be disturbed.
Therefore my heart is glad and my soul rejoices,
my body, too, abides in confidence
because you will not abandon my soul to the netherworld,
nor will you suffer your faithful one to undergo corruption.
You will show me the path to life,
fullness of joys in your presence,
the delights at your right hand forever.
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

ĐTC Phanxicô giảng lễ 25/04/2020

“Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật”. Và điều này không có nghĩa là chiêu dụ tín đồ, như thể mời gọi người ta vào một đội bóng hoặc một tổ chức bác ái. Không, đức tin không phải là chiêu dụ. Đức tin là thể hiện mặc khải, để Chúa Thánh Thần có thể tác động nơi mọi người với các chứng tá như một chứng nhân phục vụ. Phục vụ là một cách sống: nếu tôi nói rằng tôi là Kitô hữu và tôi sống như một người ngoại đạo, thì không đi đến đâu! Điều này không thuyết phục được ai. Nếu tôi nói rằng tôi là một Kitô hữu và sống như một Kitô hữu, điều này sẽ thu hút. Đó là chứng tá.
Một lần, ở Ba Lan, một sinh viên đại học hỏi tôi: “Nhưng ở trường đại học con có nhiều bạn là người vô thần. Con phải nói gì với họ để thuyết phục họ?” – “Đừng nói gì, con thân yêu ạ, đừng nói gì! Nói là điều cuối cùng con cần phải làm. Hãy bắt đầu sống và khi họ nhìn thấy chứng tá của con, họ sẽ hỏi con: ‘Nhưng tại sao bạn lại sống được như thế này?’ Đó là lúc để nói...” (ĐTC Phanxicô giảng lễ 25/04/2020)
Đọc tiếp »

1Pr5:

1Pr5:
Anh em thân mến, anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường. 6 Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định. 7 Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em. 8 Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. 9 Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế. 10 Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Ki-tô. Phần anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường. 11 Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men.
Beloved: Clothe yourselves with humility in your dealings with one another, for: God opposes the proud but bestows favor on the humble. So humble yourselves under the mighty hand of God, that he may exalt you in due time. Cast all your worries upon him because he cares for you. Be sober and vigilant. Your opponent the devil is prowling around like a roaring lion looking for (someone) to devour. Resist him, steadfast in faith, knowing that your fellow believers throughout the world undergo the same sufferings. The God of all grace who called you to his eternal glory through Christ (Jesus) will himself restore, confirm, strengthen, and establish you after you have suffered a little. To him be dominion forever. Amen.
Đọc tiếp »

Cv 5:

Cv 5:
Bấy giờ có một người Pha-ri-sêu tên là Ga-ma-li-ên đứng lên giữa Thượng Hội Đồng ; ông là một kinh sư được toàn dân kính trọng. Ông truyền đưa các Tông Đồ ra ngoài một lát. 35 Rồi ông nói với Thượng Hội Đồng : “Thưa quý vị là người Ít-ra-en, xin quý vị coi chừng điều quý vị sắp làm cho những người này. 36 Thời gian trước đây, có Thêu-đa nổi lên, xưng mình là một nhân vật và kết nạp được khoảng bốn trăm người ; ông ta đã bị giết, và mọi kẻ theo ông cũng tan rã, không còn gì hết. 37 Sau ông, có Giu-đa người Ga-li-lê nổi lên vào thời kiểm tra dân số, và lôi cuốn dân đi với mình ; cả ông này cũng bị diệt, và tất cả những người theo ông ta đều bị tan tác. 38 Vậy giờ đây, tôi xin nói với quý vị : hãy để mặc những người này. Cứ cho họ về, vì nếu ý định hay công việc này là do người phàm, tất sẽ bị phá huỷ ; 39 còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì quý vị không thể nào phá huỷ được ; không khéo quý vị lại thành những kẻ chống Thiên Chúa.” Họ tán thành ý kiến của ông.
40 Họ cho gọi các Tông Đồ lại mà đánh đòn và cấm các ông không được nói đến danh Đức Giê-su, rồi thả các ông ra. 41 Các Tông Đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su.
42 Mỗi ngày, trong Đền Thờ và tại tư gia, các ông không ngừng giảng dạy và loan báo Tin Mừng về Đức Ki-tô Giê-su.
A Pharisee in the Sanhedrin named Gamaliel, a teacher of the law, respected by all the people, stood up, ordered the Apostles to be put outside for a short time, and said to them, "Fellow children of Israel, be careful what you are about to do to these men. Some time ago, Theudas appeared, claiming to be someone important, and about four hundred men joined him, but he was killed, and all those who were loyal to him were disbanded and came to nothing. After him came Judas the Galilean at the time of the census. He also drew people after him, but he too perished and all who were loyal to him were scattered. So now I tell you, have nothing to do with these men, and let them go. For if this endeavor or this activity is of human origin, it will destroy itself. But if it comes from God, you will not be able to destroy them; you may even find yourselves fighting against God." They were persuaded by him. After recalling the apostles, they had them flogged, ordered them to stop speaking in the name of Jesus, and dismissed them. So they left the presence of the Sanhedrin, rejoicing that they had been found worthy to suffer dishonor for the sake of the name. And all day long, both at the temple and in their homes, they did not stop teaching and proclaiming the Messiah, Jesus.
Đọc tiếp »

ĐTC Phanxicô: 23/04/2020

“Trong nhiều ảnh hưởng bi thảm có thể cảm nhận được trong đại dịch này, chúng ta thấy nhiều gia đình túng thiếu, đói khổ và không may họ phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhóm cho vay ăn lời cắt cổ. Đây là một đại dịch khác. Đại dịch xã hội: gia đình của những người có công ăn việc làm không thường xuyên hoặc chẳng may là một công việc không chính thức thì rơi vào cảnh tay làm hàm nhai, tay không thể làm thì không có lương thực, khổ nhất là các gia đình có trẻ em. Và sau đó các nhà cho vay ăn lời cắt cổ này chiếm đoạt những thứ nhỏ nhoi mà họ có. Chúng ta hãy cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những gia đình này, cho những đứa trẻ trong những gia đình này, cho phẩm giá của những gia đình này, và chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ thừa cơ kiếm lời: xin Chúa chạm đến trái tim của họ và khiến cho họ hoán cải.” (ĐTC Phanxicô, 23/04/2020)
Đọc tiếp »

Cv 5:

Cv 5:
Bấy giờ, viên lãnh binh Đền Thờ cùng các thuộc hạ điệu các Tông Đồ đến giữa Thượng Hội Đồng ; vị thượng tế hỏi các ông rằng : 28 “Chúng tôi đã nghiêm cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa, thế mà các ông đã làm cho Giê-ru-sa-lem ngập đầy giáo lý của các ông, lại còn muốn cho máu người ấy đổ trên đầu chúng tôi !” 29 Bấy giờ ông Phê-rô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng : “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm. 30 Đức Giê-su đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi ; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho Người trỗi dậy, 31 và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên, đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Ít-ra-en ơn sám hối và ơn tha tội. 32 Về những sự kiện đó, chúng tôi xin làm chứng, cùng với Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã ban cho những ai vâng lời Người.” 33 Nghe vậy, họ giận điên lên và muốn giết các ông.
When the court officers had brought the Apostles in and made them stand before the Sanhedrin, the high priest questioned them, “We gave you strict orders (did we not?) to stop teaching in that name. Yet you have filled Jerusalem with your teaching and want to bring this man's blood upon us." But Peter and the apostles said in reply, "We must obey God rather than men. The God of our ancestors raised Jesus, though you had him killed by hanging him on a tree. God exalted him at his right hand as leader and savior to grant Israel repentance and forgiveness of sins. We are witnesses of these things, as is the holy Spirit that God has given to those who obey him." When they heard this, they became infuriated and wanted to put them to death.
Đọc tiếp »

Đức Thánh Cha Phanxicô, giảng lễ 22/04/2020

“Như một vị thánh nói, Chúa yêu chúng ta và luôn yêu chúng ta một cách điên rồ: tình yêu của Chúa quá sức điên rồ. Ngài yêu thương chúng ta: “đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời”. Người đã ban cho chúng ta Con Một của Người, đã sai Con Một của Người đến thế gian và chết trên thập tự giá. Bất cứ khi nào chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta thấy tình yêu này. Cây thánh giá chính xác là cuốn sách vĩ đại về tình yêu của Thiên Chúa. Nó không phải là một đối tượng để được đặt ở đây hoặc được đặt ở đó, đẹp hơn, không đẹp hơn, cổ xưa hơn, hiện đại hơn... không. Thánh giá chính xác là biểu hiện của tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương chúng ta: Người đã sai Con của Người, tự hủy diệt mình cho đến khi chết trên thập tự giá vì tình yêu.
Có biết bao nhiêu người đã dành thời gian nhìn vào thánh giá... và ở đó họ tìm thấy mọi thứ, bởi Chúa Thánh Thần làm cho họ hiểu rằng ở đó có tất cả khoa học, tất cả tình yêu của Thiên Chúa, tất cả sự khôn ngoan của Kitô giáo. Thánh Phaolô nói về điều này, giải thích rằng tất cả những lý lẽ của con người mà thánh nhân từng theo đuổi đều chỉ đạt đến một điểm nào đó thôi, nhưng lý luận thực sự nhất, cách suy nghĩ đẹp nhất, và đồng thời giải thích được mọi thứ nhất là thập giá của Chúa Kitô, là Chúa Kitô bị đóng đinh. Thập giá là tai tiếng và điên rồ đối với nhiều người, nhưng đó là cách của Thiên Chúa. Đó là tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban cho thế gian Người Con duy nhất của Người. Và tại sao như thế? Thưa: Để bất cứ ai tin vào Người Con duy nhất ấy thì không bị hư mất nhưng có cuộc sống đời đời. Đó là tình yêu của người Cha muốn con cái ở với mình.” (Đức Thánh Cha Phanxicô, giảng lễ 22/04/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Ga 3:

Ga 3:
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. 17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. 18 Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án ; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. 19 Và đây là bản án : ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. 20 Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. 21 Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ : các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa.
God so loved the world that he gave his only-begotten Son, so that everyone who believes in him might not perish but might have eternal life. For God did not send his Son into the world to condemn the world, but that the world might be saved through him. Whoever believes in him will not be condemned, but whoever does not believe has already been condemned, because he has not believed in the name of the only Son of God. And this is the verdict, that the light came into the world, but people preferred darkness to light, because their works were evil. For everyone who does wicked things hates the light and does not come toward the light, so that his works might not be exposed. But whoever lives the truth comes to the light, so that his works may be clearly seen as done in God.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Lạy Chúa, xin cho Dân Chúa và các mục tử sớm được qui tụ đông đảo trong thánh lễ hằng ngày!!

“Đại dịch Covid-19 không thể bứng các tín hữu ra khỏi thánh lễ mãi mãi. Chúng ta không thể chấp nhận ý tưởng các tín hữu bị cô lập lâu dài, không được tham dự thánh lễ và các nghi lễ khác như một hiện tượng bình thường mới mẻ... Sự kiện các giám mục chuẩn chước cho các tín hữu không phải đến nhà thờ vào Chúa nhật và lễ trọng, vì đại dịch hiện nay, không có nghĩa là loại bỏ nghĩa vụ tham dự thánh lễ; sự chuẩn chước này không có nghĩa là 'giã từ Thiên Chúa.” (Đức cha Stanisław Gądecki, Tổng giám mục Poznan, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, 18/04/2020)
Vì:
Đức thánh cha Phanxicô đã nói: “một tình thân mật mà không có cộng đồng, không có Bánh, không có Giáo Hội, không có người ta, không có các Bí tích là điều nguy hiểm. Theo chúng ta, đó là thứ thân mật ngộ đạo, thứ thân mật chỉ để cho riêng tôi, xa lìa dân Thiên Chúa. Sự thân mật của các Tông đồ với Chúa luôn là sự thân mật của cộng đồng, luôn luôn ở bàn ăn, dấu chỉ cộng đồng; luôn luôn với Bí Tích, với Bánh ăn”. (Giảng lễ 17/04/2020)
Lạy Chúa, xin cho Dân Chúa và các mục tử sớm được qui tụ đông đảo trong thánh lễ hằng ngày... !!
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

ĐTC Phanxicô: Giảng lễ Chúa Nhật lòng thương xót 19/04/2020



“Chúa Nhật tuần trước chúng ta đã cử hành sự phục sinh của Chúa; hôm nay chúng ta chứng kiến sự phục sinh của các môn đệ Ngài. Một tuần đã trôi qua, một tuần lễ kể từ khi các môn đệ đã thấy Chúa Phục Sinh, nhưng bất chấp điều đó, họ vẫn sợ hãi, co rúm đằng sau “những cánh cửa đóng kín” (Ga 20:26), thậm chí không có khả năng thuyết phục Tôma, là người duy nhất vắng mặt, về sự phục sinh của Chúa. Chúa Giêsu làm gì khi thấy sự nhút nhát thiếu niềm tin này? Ngài trở lại và, đứng ở cùng một chỗ, “ở giữa” các môn đệ, và lặp lại lời chào của Người: “Bình an cho anh em!” (Ga 20:19, 26). Rồi Người bắt đầu lại từ đầu. Sự phục sinh của môn đệ Người bắt đầu từ đây, từ lòng thương xót trung thành và kiên nhẫn này, từ khám phá rằng Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi vươn ra để nâng chúng ta dậy khi chúng ta té ngã. Người muốn chúng ta nhận ra nơi ngài, không phải như một người giao việc mà chúng ta phải giải trình công việc của mình, mà như người Cha của chúng ta, Đấng luôn nâng chúng ta dậy. Trong cuộc sống, chúng ta ngập ngừng tiến về phía trước, không chắc chắn, giống như một đứa trẻ mới chập chững bước vài bước và té ngã; một vài bước nữa và lại ngã nữa, nhưng mỗi lần cha đứa bé lại nâng nó dậy trên đôi chân của mình. Bàn tay luôn đặt chúng ta trở lại trên đôi chân của chúng ta là lòng thương xót: Chúa biết rằng nếu không có lòng thương xót của Người, chúng ta sẽ ở lại trên mặt đất; và Chúa biết rằng để tiếp tục bước đi, chúng ta cần phải được nâng dậy để đứng trên đôi chân của mình.
Anh chị em có thể phản đối: “Nhưng tôi cứ vấp ngã hoài!” Chúa biết điều này và Ngài luôn sẵn sàng nâng anh chị em dậy. Người không muốn chúng ta cứ tiếp tục suy nghĩ về những thất bại của chúng ta; đúng hơn, Chúa muốn chúng ta nhìn lên Ngài. Vì khi chúng ta ngã, Người thấy con trẻ cần được đặt trở lại trên đôi chân của chúng; trong những thất bại của chúng ta, Chúa thấy các con cái của Ngài cần đến tình yêu thương xót của Chúa. Hôm nay, trong nhà thờ đã trở thành đền thờ của lòng thương xót ở Rôma và cũng vào Chúa Nhật này, hai mươi năm trước, Thánh Gioan Phaolô II đã dành riêng cho Lòng thương xót Chúa, chúng ta vững dạ chào đón thông điệp này. Chúa Giêsu nói với Thánh Faustina: “Ta chính là tình yêu và lòng thương xót; không có sự đau khổ nhân sinh nào có thể vượt quá lòng thương xót của Ta” (Nhật ký, ngày 14 tháng 9 năm 1937). Có một lần, Thánh Nữ hài lòng nói với Chúa Giêsu rằng cô đã hiến dâng cho Người tất cả cuộc sống và tất cả những gì cô có. Nhưng câu trả lời của Chúa Giêsu làm cô choáng váng: “Con chưa dâng lên cho Ta những điều thực sự là của con”. Có điều gì đó người nữ tu thánh thiện này giữ riêng cho mình chăng? Chúa Giêsu từ ái nói với cô rằng: “Con gái Ta, hãy dâng lên cho Ta cả những thất bại của con nữa” (10 tháng 10 năm 1937). Chúng ta cũng có thể tự hỏi mình: “Tôi đã dâng những thất bại của tôi lên Chúa chưa? Tôi có để Người thấy tôi vấp ngã để Người có thể nâng tôi lên chưa?” Hoặc là có một cái gì đó tôi vẫn giữ trong tôi? Một tội lỗi, một sự hối tiếc về quá khứ, một vết thương mà tôi có bên trong lòng, một mối hận thù với ai đó, một ý tưởng về một người cụ thể. Chúa chờ đợi chúng ta dâng lên Người những thất bại của chúng ta để Người có thể giúp chúng ta trải nghiệm lòng thương xót của Người...
Anh chị em thân mến, trong thời gian thử thách mà chúng ta hiện đang trải qua, cũng như Tôma, với nỗi sợ hãi và nghi ngờ, chúng ta đã trải nghiệm sự yếu đuối của mình. Chúng ta cần Chúa, Đấng nhìn thấy vẻ đẹp không thể kiềm chế vượt lên trên sự yếu đuối của chúng ta. Với Người, chúng ta tái khám phá rằng chúng ta quý giá như thế nào ngay trong sự mỏng dòn của chúng ta. Chúng ta khám phá ra rằng chúng ta giống như những viên pha lê đẹp, mỏng manh nhưng đồng thời quý giá. Và, nếu là pha lê, chúng ta phải trong suốt trước mặt Người, để ánh sáng của Người - ánh sáng của lòng thương xót – có thể tỏa sáng trong chúng ta và thông qua chúng ta lan ra thế giới. Như Thư của Phêrô cho biết, đây là một lý do để “hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách” (1 Pt 1: 6)... “
(ĐTC Phanxicô giảng lễ Chúa Nhật lòng thương xót 19/04/2020)
Đọc tiếp »

Cv 4:

Cv 4:
Hôm ấy, sau khi được thả về, hai ông Phê-rô và Gio-an đến với các anh em và thuật lại mọi điều các thượng tế và kỳ mục đã nói với hai ông. 24 Nghe vậy, họ đồng tâm nhất trí cất tiếng lên cùng Thiên Chúa : “Lạy Chúa, Ngài là Đấng tạo thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài trong đó ; 25 Ngài là Đấng đã nhờ Thánh Thần, dùng miệng tổ phụ chúng con là Đa-vít, tôi trung của Ngài, mà phán : Sao chư dân lại ồn ào náo động, sao vạn quốc dám bày kế viển vông ? 26 Vua chúa trần gian cùng nổi dậy, vương hầu khanh tướng rập mưu đồ, chống lại Đức Chúa, chống lại Đấng Người đã xức dầu phong vương.
27 “Đúng vậy, Hê-rô-đê, Phong-xi-ô Phi-la-tô, cùng với chư dân và dân Ít-ra-en đã toa rập trong thành này, chống lại tôi tớ thánh của Ngài là Đức Giê-su, Đấng Ngài đã xức dầu. 28 Như thế họ đã thực hiện tất cả những gì quyền năng và ý muốn của Ngài đã định trước. 29 Giờ đây, lạy Chúa, xin để ý đến những lời ngăm đe của họ, và cho các tôi tớ Ngài đây được nói lời Ngài với tất cả sự mạnh dạn. 30 Xin giơ tay chữa lành, và thực hiện những dấu lạ điềm thiêng, nhân danh tôi tớ thánh của Ngài là Đức Giê-su.” 31 Họ cầu nguyện xong, thì nơi họ họp nhau rung chuyển ; ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần và bắt đầu mạnh dạn nói Lời Thiên Chúa.
After their release Peter and John went back to their own people and reported what the chief priests and elders had told them. And when they heard it, they raised their voices to God with one accord and said, "Sovereign Lord, maker of heaven and earth and the sea and all that is in them, you said by the holy Spirit through the mouth of our father David, your servant: 'Why did the Gentiles rage and the peoples entertain folly? The kings of the earth took their stand and the princes gathered together against the Lord and against his anointed.'
Indeed they gathered in this city against your holy servant Jesus whom you anointed, Herod and Pontius Pilate, together with the Gentiles and the peoples of Israel, to do what your hand and (your) will had long ago planned to take place. And now, Lord, take note of their threats, and enable your servants to speak your word with all boldness, as you stretch forth (your) hand to heal, and signs and wonders are done through the name of your holy servant Jesus." As they prayed, the place where they were gathered shook, and they were all filled with the holy Spirit and continued to speak the word of God with boldness.
Đọc tiếp »

Cv 2:

Cv 2:
Thời bấy giờ, các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.
43 Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ.
44 Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. 45 Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu.
46 Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. 47 Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.
They devoted themselves to the teaching of the apostles and to the communal life, to the breaking of bread and to the prayers. Awe came upon everyone, and many wonders and signs were done through the apostles. All who believed were together and had all things in common; they would sell their property and possessions and divide them among all according to each one's need. Every day they devoted themselves to meeting together in the temple area and to breaking bread in their homes. They ate their meals with exultation and sincerity of heart, praising God and enjoying favor with all the people. And every day the Lord added to their number those who were being saved.
Ga 20:
19 Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em !” 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. 25 Các môn đệ khác nói với ông : “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” 26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em.” 27 Rồi Người bảo ông Tô-ma : “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” 28 Ông Tô-ma thưa Người : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” 29 Đức Giê-su bảo : “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”
30 Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. 31 Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người.
On the evening of that first day of the week, when the doors were locked, where the disciples were, for fear of the Jews, Jesus came and stood in their midst and said to them, «Peace be with you.» When he had said this, he showed them his hands and his side. The disciples rejoiced when they saw the Lord. Jesus said to them again, "Peace be with you. As the Father has sent me, so I send you." And when he had said this, he breathed on them and said to them, "Receive the holy Spirit. Whose sins you forgive are forgiven them, and whose sins you retain are retained." Thomas, called Didymus, one of the Twelve, was not with them when Jesus came.
So the other disciples said to him, "We have seen the Lord." But he said to them, "Unless I see the mark of the nails in his hands and put my finger into the nailmarks and put my hand into his side, I will not believe." Now a week later his disciples were again inside and Thomas was with them. Jesus came, although the doors were locked, and stood in their midst and said, "Peace be with you." Then he said to Thomas, "Put your finger here and see my hands, and bring your hand and put it into my side, and do not be unbelieving, but believe." Thomas answered and said to him, "My Lord and my God!" Jesus said to him, "Have you come to believe because you have seen me? Blessed are those who have not seen and have believed." Now Jesus did many other signs in the presence of (his) disciples that are not written in this book. But these are written that you may (come to) believe that Jesus is the Messiah, the Son of God, and that through this belief you may have life in his name.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Lc 24:

Lc 24:
Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng : “Các anh chẳng hiểu gì cả ! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ ! 26 Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao ? 27 Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.
28 Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. 29 Họ nài ép Người rằng : “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. 30 Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. 31 Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. 32 Họ mới bảo nhau : “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?”
And he said to them, "Oh, how foolish you are! How slow of heart to believe all that the prophets spoke!
Was it not necessary that the Messiah should suffer these things and enter into his glory?"
Then beginning with Moses and all the prophets, he interpreted to them what referred to him in all the scriptures. As they approached the village to which they were going, he gave the impression that he was going on farther. But they urged him, "Stay with us, for it is nearly evening and the day is almost over." So he went in to stay with them. And it happened that, while he was with them at table, he took bread, said the blessing, broke it, and gave it to them. With that their eyes were opened and they recognized him, but he vanished from their sight. Then they said to each other, "Were not our hearts burning (within us) while he spoke to us on the way and opened the scriptures to us?"
Đọc tiếp »

Ga 20:

Ga 20:
Khi ấy, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, 12 thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giê-su, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. 13 Thiên thần hỏi bà : “Này bà, sao bà khóc ?” Bà thưa : “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu !” 14 Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giê-su. 15 Đức Giê-su nói với bà : “Này bà, sao bà khóc ? Bà tìm ai ?” Bà Ma-ri-a tưởng là người làm vườn, liền nói : “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” 16 Đức Giê-su gọi bà : “Ma-ri-a !” Bà quay lại và nói bằng tiếng Híp-ri : “Ráp-bu-ni !” (nghĩa là ‘Lạy Thầy’). 17 Đức Giê-su bảo : “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ : ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’.” 18 Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ : “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.
Mary Magdalene stayed outside the tomb weeping. And as she wept, she bent over into the tomb and saw two angels in white sitting there, one at the head and one at the feet where the body of Jesus had been. And they said to her, "Woman, why are you weeping?" She said to them, "They have taken my Lord, and I don't know where they laid him." When she had said this, she turned around and saw Jesus there, but did not know it was Jesus. Jesus said to her, "Woman, why are you weeping? Whom are you looking for?" She thought it was the gardener and said to him, "Sir, if you carried him away, tell me where you laid him, and I will take him." Jesus said to her, "Mary!" She turned and said to him in Hebrew, "Rabbouni," which means Teacher. Jesus said to her, "Stop holding on to me, for I have not yet ascended to the Father. But go to my brothers and tell them, 'I am going to my Father and your Father, to my God and your God.'" Mary of Magdala went and announced to the disciples, "I have seen the Lord," and what he told her.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp Urbi et Orbi truyền thống đến Rôma và thế giới

Bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, bao quanh bởi các cộng tác viên gần gũi nhất của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp Urbi et Orbi truyền thống đến Rôma và thế giới :
“Anh chị em thân mến, chúc mừng lễ Phục sinh!
Hôm nay lời loan báo của Giáo Hội vang lên trên toàn thế giới: “Chúa Giêsu Kitô đã sống lại! Ngài đã sống lại thật!”
Như một ngọn lửa mới, Tin mừng này loé lên trong đêm: đêm của một thế giới đã phải đối mặt với những thách thức mang tính thời đại và bây giờ lại bị đè bẹp bởi một đại dịch đang thách thức nghiêm trọng cả gia đình nhân loại chúng ta. Trong đêm nay, tiếng nói của Giáo Hội vang lên: “Chúa Kitô, niềm hy vọng của tôi, đã sống lại!” (Ca tiếp liên).
Đây là một sự “lây lan” khác, một thông điệp được truyền đi từ tâm hồn này đến tâm hồn khác - cho mỗi tâm hồn con người đang chờ đợi Tin Mừng này. Đây là sự lây lan của hy vọng: “Chúa Kitô, niềm hy vọng của tôi, đã sống lại!” Đây không phải là công thức ma thuật làm cho vấn đề biến mất. Không, sự phục sinh của Chúa Kitô không phải là điều đó. Thay vào đó, nó là chiến thắng của tình yêu trên gốc rễ của cái ác, một chiến thắng không “tránh né” đau khổ và cái chết, nhưng đi qua chúng, mở ra một con đường trong vực thẳm, chuyển ác thành tốt: đây là một dấu ấn độc đáo của quyền năng Thiên Chúa.
Chúa Phục sinh cũng là Đấng bị đóng đinh chứ không phải ai khác. Trong cơ thể vinh quang của Người, Chúa mang những vết thương không thể xóa nhòa: đó là những vết thương đã trở thành những cửa sổ hy vọng. Chúng ta hãy hướng ánh mắt về Người để có thể chữa lành vết thương của một nhân loại đau khổ.
Hôm nay, suy nghĩ của tôi trước hết hướng đến nhiều người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi coronavirus: các bệnh nhân, những người đã chết và các gia đình đang tiếc thương sự mất mát người thân, trong một số trường hợp, họ thậm chí không thể chia tay nhau lần cuối. Xin Chúa của sự sống chào đón những người đã ra đi vào vương quốc của Người và ban ơn an ủi và hy vọng cho những người vẫn còn phải đau khổ, đặc biệt là những người già và những người cô đơn. Xin Người đừng bao giờ rút lại sự an ủi và giúp đỡ những người đặc biệt dễ bị tổn thương, chẳng hạn như những người làm việc trong viện dưỡng lão, hoặc sống trong các doanh trại và những nhà tù. Đối với nhiều người, đây là một lễ Phục sinh cô độc, khi phải sống giữa những nỗi buồn và khó khăn mà đại dịch đang gây ra, từ đau khổ về thể xác đến khó khăn về kinh tế.
Căn bệnh này không chỉ làm mất đi sự gần gũi của con người mà còn làm mất đi khả năng đích thân nhận được sự an ủi tuôn chảy từ các bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và Hòa giải. Ở nhiều quốc gia, các tín hữu đã không thể tiếp cận các bí tích này, nhưng Chúa không để chúng ta cô đơn! Khi được hiệp nhất trong lời cầu nguyện, chúng ta tin rằng Ngài đã đặt tay trên chúng ta (x Tv 138: 5), mạnh mẽ trấn an chúng ta rằng: Đừng sợ, “Thầy đã sống lại và Thầy vẫn ở cùng các con!” (x. Sách Lễ Rôma, Ca Nhập Lễ, Thánh lễ Chúa Nhật Phục Sinh).
Xin Chúa Giêsu, là Lễ Vượt Qua của chúng ta, ban sức mạnh và hy vọng cho các bác sĩ và y tá, những người ở khắp mọi nơi đang đưa ra một chứng tá về sự chăm sóc và yêu thương người lân cận, đến mức kiệt sức và thường phải trả giá bằng sức khỏe của chính mình. Lòng biết ơn và tình cảm của chúng ta dành cho họ, dành cho tất cả những người làm việc siêng năng để bảo đảm các dịch vụ thiết yếu cho xã hội dân sự, và dành cho các cơ quan thực thi pháp luật và quân đội ở nhiều quốc gia đã giúp giảm bớt khó khăn và đau khổ của mọi người.
Trong những tuần lễ này, cuộc sống của hàng triệu người đã đột ngột thay đổi. Đối với nhiều người, việc phải ở nhà là một cơ hội để suy ngẫm, rút lui khỏi nhịp sống điên cuồng, ở bên những người thân yêu và tận hưởng sự đồng hành của họ. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đây cũng là thời gian lo lắng về một tương lai không chắc chắn, về những công việc có nguy cơ bị mất và về những hậu quả khác của cuộc khủng hoảng hiện tại. Tôi khuyến khích các nhà lãnh đạo chính trị tích cực làm việc vì lợi ích chung, cung cấp các phương tiện và nguồn lực cần thiết để mọi người có một cuộc sống trong tôn nghiêm và, khi hoàn cảnh cho phép, hãy giúp họ tiếp tục các hoạt động bình thường hàng ngày.
Đây không phải là thời gian cho sự thờ ơ, bởi vì cả thế giới đang đau khổ và cần phải đoàn kết để đối mặt với đại dịch. Xin Chúa Giêsu Phục sinh ban hy vọng cho tất cả những người nghèo, cho những người sống ở các vùng ngoại vi, cho những người tị nạn và những người vô gia cư. Cầu xin cho những anh chị em này, những người dễ bị tổn thương nhất trong số các anh chị em của chúng ta đang sống ở các thành phố và các vùng ngoại vi ở mọi nơi trên thế giới, không ai bị bỏ rơi. Chúng ta hãy bảo đảm rằng họ không thiếu các nhu yếu phẩm cơ bản, (đặc biệt khó khăn trong lúc này, vì hiện nay nhiều doanh nghiệp đã đóng cửa) như thuốc men và nhất là khả năng được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Trong bối cảnh hiện nay, các biện pháp trừng phạt quốc tế nên được nới lỏng, vì những điều này gây khó khăn cho các quốc gia bị trừng phạt trong việc cung cấp các hỗ trợ đầy đủ cho công dân của họ, và cầu xin cho tất cả các quốc gia có thể đáp ứng nhu cầu lớn nhất của thời khắc này qua việc cắt giảm, nếu không thể tha hết, các khoản nợ đang đè nặng lên bảng thu chi của các quốc gia nghèo nhất.
Đây không phải là thời gian để tự quy hướng về chính mình, bởi vì thách thức mà chúng ta đang đối mặt được chia sẻ bởi tất cả mọi người, không phân biệt người này người khác. Trong số nhiều khu vực trên thế giới bị ảnh hưởng bởi coronavirus, tôi nghĩ cách riêng đến Âu châu. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lục địa yêu dấu này đã có thể trỗi dậy trở lại, nhờ một tinh thần liên đới cụ thể cho phép nó vượt qua các thù hằn trong quá khứ. Điều cấp bách hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại, là những thù hằn này không lấy lại được động lực của chúng, nhưng tất cả đều tự nhận mình là một phần của một gia đình và hỗ trợ lẫn nhau. Liên minh Âu châu hiện đang phải đối mặt với một thách thức mang tính thời đại, ảnh hưởng đến tương lai của mình và của cả thế giới. Chúng ta đừng để mất cơ hội đưa ra chứng tá về tình đoàn kết, đồng thời hướng đến các giải pháp sáng tạo. Nếu không chắc chắn Âu châu lại rơi vào sự ích kỷ lo toan đến những lợi ích riêng, và bị cám dỗ trở về với quá khứ, có nguy cơ làm tổn hại nghiêm trọng đến sự chung sống hòa bình và phát triển của các thế hệ tương lai.
Đây không phải là thời gian cho sự chia rẽ. Xin Chúa Kitô là hòa bình của chúng ta soi sáng tất cả những người có trách nhiệm trong các cuộc xung đột, để họ có thể có can đảm hỗ trợ cho một lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu ngay lập tức ở tất cả các nơi trên thế giới. Đây không phải là thời gian để tiếp tục sản xuất và kinh doanh vũ khí, không phải lúc để tiếp tục chi tiêu những khoản tiền khổng lồ cho khí giới mà lẽ ra phải được sử dụng để chăm sóc và cứu sống người khác. Cầu xin đây là thời điểm cuối cùng kết thúc cuộc chiến kéo dài gây đổ máu kinh hoàng tại Syria, cuộc xung đột ở Yemen và sự thù địch ở Iraq và ở Li Băng. Cầu xin cho đây là lúc người Israel và Palestine tiếp tục đối thoại để tìm ra những giải pháp ổn định và lâu dài cho phép cả hai được sống trong hòa bình. Cầu xin những đau khổ của những người sống ở khu vực phía đông Ukraine được chấm dứt. Cầu xin các cuộc tấn công khủng bố được thực hiện nhằm chống lại rất nhiều người dân vô tội ở các quốc gia Phi châu khác nhau được ngừng lại.
Đây không phải là thời gian cho sự lãng quên. Cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang phải đối mặt không nên khiến chúng ta quên đi nhiều cuộc khủng hoảng khác mang lại đau khổ cho rất nhiều người. Cầu xin Chúa của sự sống gần gũi với tất cả những người ở Á Châu và Phi Châu đang trải qua những cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, như ở Tỉnh Cabo Delgado ở phía bắc Mozambique. Xin Chúa sưởi ấm trái tim của nhiều người tị nạn phải di dời vì chiến tranh, hạn hán và nạn đói. Xin Chúa bảo vệ người di cư và người tị nạn, nhiều người trong số họ là những đứa trẻ đang sống trong điều kiện không thể chịu đựng nổi, đặc biệt là ở Libya và trên đường biên giới giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, và tôi không quên nhắc đến hòn đảo Lesbos. Ở Venezuela, xin Chúa cho các bên có thể đạt được các giải pháp cụ thể và tức thời ngõ hầu các hỗ trợ quốc tế có thể đến được với một dân tộc đau khổ vì tình trạng chính trị, kinh tế xã hội và y tế nghiêm trọng.
Anh chị em thân mến,
Sự thờ ơ, tự quy hướng, chia rẽ và quên lãng không phải là những từ chúng ta muốn nghe vào lúc này. Chúng ta muốn cấm những từ này mãi mãi! Chúng dường như thắng thế khi nỗi sợ hãi và cái chết lấn át chúng ta, đó là khi chúng ta không để Chúa Giêsu chiến thắng trong trái tim và cuộc sống của chúng ta. Xin Chúa Kitô, Đấng đã chiến thắng sự chết và đã mở ra cho chúng ta con đường đến với ơn cứu rỗi muôn đời, xua tan bóng tối đang bao trùm nhân loại khổ đau của chúng ta và đưa chúng ta vào ánh sáng của ngày vinh quang của Người, một ngày chẳng bao giờ cùng. Chúc anh chị em một lễ Phục sinh vui vẻ.”
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

ĐTC Phanxicô: Giảng lễ vọng Phục Sinh 11/04/2020

"Tối nay, chúng ta có được một quyền cơ bản không bao giờ có thể bị tước mất khỏi chúng ta: đó là quyền hy vọng. Đó là một hy vọng mới và sống động đến từ Thiên Chúa. Đó không chỉ là một sự lạc quan; nó không phải là một cái vỗ nhẹ vào lưng hay một lời khích lệ sáo rỗng. Đó là một hồng ân từ thiên đường, là điều mà chúng ta không thể tự mình kiếm được. Trong những tuần qua, chúng ta đã liên tục lặp lại, “Tất cả rồi sẽ tốt thôi”, khi bám víu vào vẻ đẹp của tình nhân loại và để cho những lời khích lệ này vươn lên từ trái tim của chúng ta. Nhưng khi ngày tháng dần qua và nỗi sợ hãi tăng lên, ngay cả hy vọng mãnh liệt nhất cũng có thể tan biến. Hy vọng vào Chúa Giêsu thì khác. Ngài gieo vào lòng chúng ta niềm tin rằng Chúa có thể khiến mọi sự nên tốt, vì ngay cả từ ngôi mộ Ngài vẫn có thể mang lại sự sống...

Đây là thông điệp Phục Sinh, một thông điệp của hy vọng. Thông điệp này còn một phần thứ hai, là sai đi. Chúa Giêsu nói: “Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê.” (Mt 28:10). Các thiên thần bảo: “Người đi Galilê trước các ông” (c. 7). Chúa đi trước chúng ta. Thật đáng khích lệ khi biết rằng Người đi trước chúng ta trong cuộc sống và trong cái chết; Người đi trước chúng ta đến Galilê, nghĩa là đến một nơi gợi lên cho Người và các môn đệ ý tưởng về cuộc sống hàng ngày, gia đình và công việc. Chúa Giêsu muốn chúng ta mang lại hy vọng cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đối với các môn đệ, Galilê cũng là nơi đáng nhớ, vì đó là nơi đầu tiên các ngài được kêu gọi. Trở về Galilê có nghĩa là nhớ rằng chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương và kêu gọi. Chúng ta cần tiếp tục cuộc hành trình, nhắc nhở bản thân rằng chúng ta được sinh ra và tái sinh nhờ một lời mời được đưa ra một cách nhưng không cho chúng ta vì tình yêu. Đây luôn là điểm mà chúng ta có thể khởi hành một lần nữa, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng và thử thách...

Những người phụ nữ, cuối cùng, đã “ôm chầm lấy” chân Chúa Giêsu (Mt 28: 9); đôi chân đã đi rất xa để gặp chúng ta, đến mức bước vào và bước ra khỏi ngôi mộ. Những người phụ nữ ôm chầm lấy đôi chân đã giẫm đạp cái chết và mở ra con đường hy vọng. Hôm nay, như những người hành hương tìm kiếm hy vọng, chúng con bám lấy Chúa, lạy Chúa Giêsu Phục sinh. Chúng con quay lưng lại với cái chết và mở rộng trái tim cho Chúa, vì Chúa là chính Sự Sống.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ vọng Phục Sinh 11/04/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Cha Raniero Cantalamessa : “Phải chăng Chúa Cha có lẽ đã mong muốn cái chết của Con Ngài ...."

“Phải chăng Chúa Cha có lẽ đã mong muốn cái chết của Con Ngài để rút ra điều tốt đẹp từ đó? Không, không phải như thế, Ngài chỉ đơn thuần là cho phép tự do của con người diễn ra, tuy nhiên, Ngài làm cho nó phục vụ những mục đích của mình chứ không phải những mưu đồ của con người. Đây cũng là trường hợp đối với các thảm họa tự nhiên như động đất và dịch bệnh. Ngài không mang chúng đến. Ngài đã cho thiên nhiên một loại tự do, tất nhiên khác về phẩm chất so với tự do của con người, nhưng vẫn là một dạng tự do. Tự do phát triển theo những quy luật phát triển riêng của nó. Thiên Chúa đã không tạo ra một thế giới như một chiếc đồng hồ được lập trình, trong đó mọi chuyển động nhỏ nhất có thể dự đoán được. Một số người gọi tự do trong thiên nhiên là “tình cờ” nhưng Kinh Thánh gọi là “sự khôn ngoan của Thiên Chúa”.

Thành quả tích cực khác của cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay là cảm giác liên đới. Trong ký ức của nhân loại, có khi nào người dân của tất cả các quốc gia lại cảm thấy mình rất đoàn kết, rất bình đẳng, ít xung đột hơn vào thời điểm đau đớn này không? Chưa bao giờ, như bây giờ, chúng ta cảm nhận được những sự thật trong những lời này của một trong những nhà thơ vĩ đại của chúng ta: “Hãy làm hòa với nhau, hỡi các dân tộc! Trái đất đang phủ phục trước một mầu nhiệm quá sâu xa”. [5] Chúng ta đã quên đi việc xây dựng các bức tường. Virus không biết biên giới là gì. Ngay lập tức, nó đã phá vỡ mọi rào cản và sự phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, sự giàu có và quyền lực. Khi thời điểm này qua đi, chúng ta không nên trở lại thời điểm trước đó. Như Đức Thánh Cha đã khuyên bảo, chúng ta không nên lãng phí cơ hội này. Chúng ta đừng cho phép quá nhiều đau đớn, rất nhiều cái chết, và rất nhiều sự tham gia anh hùng từ phía các nhân viên y tế trở nên vô ích. Quay trở lại với cách thức mọi thứ đã diễn ra trong quá khứ là một sự “suy thoái” mà chúng ta nên âu lo nhất.

Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày,
rèn giáo mác nên liềm nên hái.
Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau,
và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. (Is 2: 4)

Đây là thời điểm để đưa vào thực hành những lời của tiên tri Isaia mà nhân loại đã trông mong từ lâu sự ứng nghiệm của những lời này. Chúng ta hãy nói “Đủ rồi!” đối với cuộc chạy đua vũ trang bi thảm. Hãy nói điều đó với tất cả khả năng của các bạn, những người trẻ tuổi, bởi vì trên hết, số phận của các bạn đang bị đe dọa. Chúng ta hãy dành những nguồn lực đang được chi ra một cách vô giới hạn cho vũ khí vào các mục tiêu mà chúng ta thấy là cần thiết và cấp bách nhất: đó là sức khỏe, vệ sinh, thực phẩm, cuộc chiến chống đói nghèo, chăm sóc thiên nhiên. Chúng ta hãy để lại cho thế hệ tiếp theo một thế giới nghèo hơn về hàng hóa và tiền bạc, nếu cần, nhưng giàu hơn về nhân tính...” (Cha Raniero Cantalamessa:. 10/4/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

ĐTC Phanxicô giảng lễ Tiệc Ly 2020:


“Thực tại chúng ta sống hôm nay trong lễ kỷ niệm này là Chúa muốn ở lại với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Và chúng ta trở thành những nhà Tạm của Chúa, chúng ta mang Chúa theo mình; đến mức chính Chúa nói với chúng ta rằng nếu chúng ta không ăn Mình Ngài và uống Máu Ngài, chúng ta sẽ không được vào Nước Trời. Đây là mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa: Chúa ở với chúng ta, và trong chúng ta.
Cử chỉ phục vụ là điều kiện để vào Nước Trời. Đúng thế, phục vụ tất cả mọi người. Nhưng trong cuộc trao đổi với thánh Phêrô, được tường thuật trong bài Tin Mừng hôm nay, những lời Chúa nói với ngài đã khiến thánh Phêrô hiểu rằng để vào Nước Trời, chúng ta phải để Chúa phục vụ chúng ta, phải để người Tôi trung của Thiên Chúa là đầy tớ của chúng ta. Điều này thật khó hiểu. Nếu tôi không để Chúa làm tôi tớ của mình, không để Chúa rửa tôi, không để Chúa làm cho tôi lớn lên, không để Chúa tha thứ cho tôi, tôi sẽ không được vào Nước Trời.
Hôm nay tôi muốn được gần gũi với các linh mục, với tất cả các linh mục. Từ người vừa mới được phong chức đến Giáo hoàng, tất cả chúng ta đều là linh mục. Cả các giám mục, tất cả. Chúng ta được Chúa xức dầu, được xức dầu để cử hành Thánh Thể, được xức dầu để phục vụ...
Hôm nay, tất cả các bạn, các anh em linh mục, đang ở cùng với tôi trên bàn thờ, tất cả anh em, những người sống đời tận hiến. Tôi chỉ nói với anh em một điều này: đừng bướng bỉnh như Phêrô. Hãy để chân anh em được rửa sạch. Hãy để Chúa phục vụ anh em. Ngài ở gần anh em để ban cho anh em sức mạnh, để rửa chân cho anh em.
Và vì vậy, với nhận thức về sự cần thiết phải được rửa sạch, anh em hãy là những người tha thứ cao cả! Hãy thứ tha! Hãy có trái tim rộng lượng và quảng đại khi tha thứ. Đây là thước đo mà chúng ta sẽ được đo. Anh em tha thứ thế nào, thì anh em sẽ được thứ tha như thế: cùng một thước đo như thế. Đừng ngại tha thứ. Đôi khi có những nghi ngờ. Lúc đó, hãy nhìn vào Chúa Kitô, hãy nhìn lên Thánh Giá, ở đó có sự tha thứ cho mọi người. Anh em hãy dũng cảm; và chấp nhận cả rủi ro, khi tha thứ. Và nếu anh em không thể ban bí tích thứ tha vào lúc này, thì ít nhất hãy đưa ra lời an ủi, của một người anh em đồng hành với họ, và để cánh cửa mở cho người đó trở về.
Tôi cảm ơn Chúa vì ân sủng chức tư tế của tất cả chúng ta. Tôi cảm ơn Chúa cho anh em, các linh mục. Chúa Giêsu yêu mến anh em. Ngài chỉ yêu cầu anh em hãy để cho Ngài rửa chân. “
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Ga 26:

Ga 26:
14 Khi ấy, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế 15 mà nói : “Tôi nộp ông Giê-su cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. 16 Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su.
17 Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giê-su : “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu ?” 18 Người bảo : “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy : “Thầy nhắn : thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy.” 19 Các môn đệ làm y như Đức Giê-su đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua.
20 Chiều đến, Đức Giê-su vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. 21 Đang bữa ăn, Người nói : “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” 22 Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người : “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao ?” 23 Người đáp : “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. 24 Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người : thà nó đừng sinh ra thì hơn !” 25 Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi : “Ráp-bi, chẳng lẽ con sao ?” Người trả lời : “Chính anh nói đó !”
One of the Twelve, who was called Judas Iscariot, went to the chief priests
and said, "What are you willing to give me if I hand him over to you?" They paid him thirty pieces of silver, and from that time on he looked for an opportunity to hand him over. On the first day of the Feast of Unleavened Bread, the disciples approached Jesus and said, "Where do you want us to prepare for you to eat the Passover?" He said, "Go into the city to a certain man and tell him, 'The teacher says, "My appointed time draws near; in your house I shall celebrate the Passover with my disciples."' The disciples then did as Jesus had ordered, and prepared the Passover. When it was evening, he reclined at table with the Twelve. And while they were eating, he said, "Amen, I say to you, one of you will betray me." Deeply distressed at this, they began to say to him one after another, "Surely it is not I, Lord?" He said in reply, "He who has dipped his hand into the dish with me is the one who will betray me. The Son of Man indeed goes, as it is written of him, but woe to that man by whom the Son of Man is betrayed. It would be better for that man if he had never been born." Then Judas, his betrayer, said in reply, "Surely it is not I, Rabbi?" He answered, "You have said so."
Đọc tiếp »

Ga 13:

Ga 13:
21 Khi ấy, đang dùng bữa với các môn đệ, Đức Giê-su cảm thấy tâm thần xao xuyến. Người tuyên bố : “Thật, Thầy bảo thật anh em : có một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” 22 Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. 23 Trong số các môn đệ, có một người được Đức Giê-su thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giê-su. 24 Ông Si-môn Phê-rô làm hiệu cho ông ấy và bảo : “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai ?” 25 Ông này liền nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su và hỏi : “Thưa Thầy, ai vậy ?” 26 Đức Giê-su trả lời : “Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy.” Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt. 27 Y vừa ăn xong miếng bánh, Xa-tan liền nhập vào y. Đức Giê-su bảo y : “Anh làm gì thì làm mau đi !” 28 Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Người nói với y như thế. 29 Vì Giu-đa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Đức Giê-su nói với y : “Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ”, hoặc bảo y bố thí cho người nghèo. 30 Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối.
31 Khi Giu-đa đi rồi, Đức Giê-su nói : “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. 32 Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.
33 “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy ; nhưng như Thầy đã nói với người Do-thái : ‘Nơi tôi đi, các người không thể đến được’, bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy.”
36 Ông Si-môn Phê-rô nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy ?” Đức Giê-su trả lời : “Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được ; nhưng sau này anh sẽ đi theo.” 37 Ông Phê-rô thưa : “Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được ? Con sẽ thí mạng con vì Thầy !” 38 Đức Giê-su đáp : “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư ? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết : gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.”
Reclining at table with his disciples, Jesus was deeply troubled and testified, «Amen, amen, I say to you, one of you will betray me.» The disciples looked at one another, at a loss as to whom he meant. One of his disciples, the one whom Jesus loved, was reclining at Jesus' side. So Simon Peter nodded to him to find out whom he meant. He leaned back against Jesus' chest and said to him, "Master, who is it?" Jesus answered, "It is the one to whom I hand the morsel after I have dipped it." So he dipped the morsel and (took it and) handed it to Judas, son of Simon the Iscariot. After he took the morsel, Satan entered him. So Jesus said to him, "What you are going to do, do quickly." (Now) none of those reclining at table realized why he said this to him. Some thought that since Judas kept the money bag, Jesus had told him, "Buy what we need for the feast," or to give something to the poor. So he took the morsel and left at once. And it was night. When Judas had left them, Jesus said, "Now is the Son of Man glorified, and God is glorified in him. (If God is glorified in him,) God will also glorify him in himself, and he will glorify him at once. My children, I will be with you only a little while longer. You will look for me, and as I told the Jews, 'Where I go you cannot come,' so now I say it to you. Simon Peter said to him, "Master, where are you going?" Jesus answered (him), "Where I am going, you cannot follow me now, though you will follow later." Peter said to him, "Master, why can't I follow you now? I will lay down my life for you." Jesus answered, "Will you lay down your life for me? Amen, amen, I say to you, the cock will not crow before you deny me three times."
Đọc tiếp »

Ga 12:

Ga 12:
1 Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a, nơi anh La-da-rô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết. 2 Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giê-su ; cô Mác-ta lo hầu bàn, còn anh La-da-rô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. 3 Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. 4 Một trong các môn đệ của Đức Giê-su là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói : 5 “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo ?” 6 Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp : y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung. 7 Đức Giê-su nói : “Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. 8 Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có ; còn Thầy, anh em không có mãi đâu.” 9 Một đám đông người Do-thái biết Đức Giê-su đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Đức Giê-su, nhưng còn để nhìn thấy anh La-da-rô, kẻ đã được Người cho sống lại từ cõi chết. 10 Các thượng tế mới quyết định giết cả anh La-da-rô nữa, 11 vì tại anh mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giê-su.
Six days before Passover Jesus came to Bethany, where Lazarus was, whom Jesus had raised from the dead.
They gave a dinner for him there, and Martha served, while Lazarus was one of those reclining at table with him.
Mary took a liter of costly perfumed oil made from genuine aromatic nard and anointed the feet of Jesus and dried them with her hair; the house was filled with the fragrance of the oil. Then Judas the Iscariot, one (of) his disciples, and the one who would betray him, said, Why was this oil not sold for three hundred days' wages and given to the poor? He said this not because he cared about the poor but because he was a thief and held the money bag and used to steal the contributions. So Jesus said, "Leave her alone. Let her keep this for the day of my burial. You always have the poor with you, but you do not always have me." (The) large crowd of the Jews found out that he was there and came, not only because of Jesus, but also to see Lazarus, whom he had raised from the dead. And the chief priests plotted to kill Lazarus too, because many of the Jews were turning away and believing in Jesus because of him.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

CORONA - MỘT BÀI HỌC II LM PHAOLÔ HOÀNG KIM TỐT II UYÊN DI

Đọc tiếp »

THÔNG BÁO: PHỤNG VỤ THỜI ĐẠI DỊCH


Đọc tiếp »

WGPSG Thánh Lễ trực tuyến hằng ngày

Thời gian xem Thanh lễ trực tuyến hàng ngày tại kênh WGPSG: https://www.youtube.com/channel/UCc7qu2cB-CzTt8CpWqLba-g

1/ THÁNH LỄ SÁNG CHÚA NHẬT (LỄ THIẾU NHI): 7g30 sáng
2/ THÁNH LỄ CHIỀU CHÚA NHẬT (LỄ NGƯỜI LỚN): 17g30 (5g30 chiều)
2/ THÁNH LỄ HÀNG NGÀY: 17g30 (5g30 chiều)

LINK XEM THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN MỚI NHẤT

Đọc tiếp »

THÁNH LỄ TRONG THỜI GIAN ĐẠI DỊCH

Đọc tiếp »

TÒA GIÁM MỤC PHAN THIẾT: THƯ MỤC VỤ TUẦN THÁNH VÀ PHỤC SINH NĂM 2020

Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.