Ads 468x60px

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2023

Thứ hai,Tuần 5 - Mùa TN


Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2023

CHÚA NHẬT 5 - TN A


Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2023

Những hình ảnh cuối cùng kết thúc mục vụ của Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy tại giáo xứ Cù Mi (sáng thứ sáu, ngày 03-02-2022)


















Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2023

Thứ sáu,Tuần 4 - Mùa TN


Đọc tiếp »

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

THƯ MỤC VỤ THÁNG 2 - 2023



Đọc tiếp »

NHẮN NHỦ KHI SẮP RỜI XA…


Xin dùng Lời Chúa 1Tx 5,12-28 trong Kinh Sách hôm nay nhắn nhủ đoàn chiên Cù Mi khi sắp rời xa:
“Thưa anh em, chúng tôi xin anh em hãy quý trọng những ai đang vất vả vì anh em, để lãnh đạo anh em nhân danh Chúa và khuyên bảo anh em. 13 Hãy lấy tình bác ái mà hết lòng tôn kính những người ấy, vì công việc họ làm. Hãy sống hoà thuận với nhau.
14 Thưa anh em, chúng tôi khuyên nhủ anh em :

hãy khuyên bảo người vô kỷ luật, khích lệ kẻ nhút nhát, nâng đỡ người yếu đuối, và kiên nhẫn với mọi người. 15 Hãy coi chừng : đừng có ai lấy ác báo ác, nhưng hãy luôn luôn cố gắng làm điều thiện cho nhau cũng như cho mọi người.
16 Anh em hãy vui mừng luôn mãi 17 và cầu nguyện không ngừng. 18 Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giê-su.
19 Anh em đừng dập tắt Thần Khí. 20 Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. 21 Hãy cân nhắc mọi sự : điều gì tốt thì giữ ; 22 còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa.
23 Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm. 24 Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành : Người sẽ thực hiện điều đó.
25 Thưa anh em, xin anh em cũng cầu nguyện cho chúng tôi nữa. 26 Tất cả anh em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện. 27 Nhân danh Chúa, tôi yêu cầu đọc thư này cho tất cả các anh em.
28 Chúc anh em được đầy ân sủng của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”







Đọc tiếp »

Thứ tư,Tuần 4 - Mùa TN


Đọc tiếp »

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

MỤC VỤ TUYỆT VỜI CỦA THÁNH PHAOLÔ


Trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca, chương 2-3:
2 13Về phần chúng tôi, chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, vì khi chúng tôi nói cho anh em nghe lời Thiên Chúa, anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu…
Phần chúng tôi, thưa anh em, phải xa cách anh em một thời gian ngắn, xa mặt chứ không cách lòng, chúng tôi càng cố gắng hơn để lại thấy mặt anh em, vì chúng tôi rất ước ao điều đó. 18 Bởi vậy chúng tôi đã muốn đến thăm anh em -chính tôi, Phao-lô, đã nhiều lần định đi- nhưng Xa-tan đã cản trở chúng tôi. 19 Quả thế, ai là niềm hy vọng, là niềm vui của chúng tôi, ai là triều thiên làm cho chúng tôi hãnh diện trước nhan Đức Giê-su, Chúa chúng ta, khi Người quang lâm, nếu không phải là anh em ? 20 Phải, chính anh em là vinh quang và là niềm vui của chúng tôi.
3 1 Vì vậy, không chịu nổi nữa, chúng tôi đã quyết định ở lại A-then một mình, 2 và chúng tôi đã phái anh Ti-mô-thê, người anh em của chúng tôi và cộng sự viên của Thiên Chúa trong việc loan báo Tin Mừng Đức Ki-tô ; anh đến để làm cho anh em được vững mạnh, và khích lệ đức tin của anh em, 3 khiến không ai bị nao núng vì các nỗi gian truân ấy. Hẳn anh em biết đó là số phận dành cho chúng ta. 4 Thật thế, khi còn ở với anh em, chúng tôi đã nói trước cho anh em rằng chúng ta sẽ gặp gian truân, điều đó đã xảy ra như anh em biết. 5 Chính vì vậy mà không chịu nổi nữa, tôi đã sai người đi hỏi cho biết lòng tin của anh em ra sao, sợ rằng tên cám dỗ đã cám dỗ anh em, và công lao khó nhọc của chúng tôi trở nên vô ích.
6 Giờ đây, sau khi thăm anh em, anh Ti-mô-thê đã trở lại với chúng tôi và đưa tin mừng cho chúng tôi về lòng tin và lòng mến của anh em ; anh ấy nói rằng anh em vẫn luôn luôn giữ kỷ niệm tốt về chúng tôi, và ao ước gặp lại chúng tôi, cũng như chúng tôi ao ước gặp lại anh em. 7 Như vậy, thưa anh em, vì anh em có lòng tin, nên khi nghĩ đến anh em, chúng tôi được an ủi giữa mọi thống khổ gian truân chúng tôi phải chịu. 8 Phải, chúng tôi sống được đến giờ này là nhờ anh em đứng vững trong Chúa. 9 Chúng tôi biết nói gì để tạ ơn Thiên Chúa về anh em, vì tất cả niềm vui mà nhờ anh em, tôi có được trước nhan Thiên Chúa chúng ta ? 10 Đêm ngày chúng tôi tha thiết nài xin Chúa cho được thấy mặt anh em và bổ túc những gì còn thiếu trong đức tin của anh em.
11 Xin chính Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa chúng ta là Đức Giê-su san phẳng con đường dẫn chúng tôi đến với anh em. 12 Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết, cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh em vậy. 13 Như thế, Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí, được trở nên thánh thiện, không có gì đáng chê trách, trước nhan Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giê-su, Chúa chúng ta, quang lâm cùng với các thánh của Người.
Đọc tiếp »

ĐAVÍT KHIÊM HẠ LẠ THƯỜNG


VUA MÀ CHỊU SỈ NHỤC THẬM TỆ
Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ hai :
15 13 Khi ấy, người đưa tin đến nói với vua Đa-vít : “Lòng người Ít-ra-en đã theo Áp-sa-lôm.” 14 Vua Đa-vít bảo toàn thể triều thần ở với vua tại Giê-ru-sa-lem : “Đứng lên ! Chúng ta chạy trốn đi, vì chúng ta sẽ không thoát được Áp-sa-lôm. Đi cho mau, kẻo chẳng mấy chốc nó đuổi kịp chúng ta, giáng tai hoạ xuống chúng ta và dùng lưỡi gươm giết dân thành.”30 Vua Đa-vít lên dốc Cây Ô-liu, vừa lên vừa khóc, đầu trùm khăn, chân đi đất, và toàn dân đi với vua ai cũng đầu trùm khăn, vừa lên vừa khóc.
16 5 Khi vua Đa-vít đến Ba-khu-rim thì kìa có một người từ đó đi ra. Y thuộc cùng một thị tộc với nhà Sa-un, và tên là Sim-y, con ông Ghê-ra. Y vừa đi ra vừa nguyền rủa. 6 Y ném đá vào vua Đa-vít và tất cả bề tôi vua, mặc dầu có toàn thể quân đội và toàn thể các dũng sĩ ở bên phải và bên trái vua. 7 Sim-y nói thế này trong lời nguyền rủa của y : “Cút đi, cút đi, tên khát máu, thằng vô lại ! 8 Đức Chúa đã đổ xuống đầu mày tất cả máu của nhà Sa-un, người đã bị mày chiếm ngôi ; và Đức Chúa đã trao vương quyền vào tay Áp-sa-lôm, con mày. Và này, mày phải tai hoạ, vì mày là tên khát máu !”
9 Ông A-vi-sai, con bà Xơ-ru-gia, thưa với vua : “Tại sao thằng chó chết này dám nguyền rủa đức vua là chúa thượng tôi ? Xin cho tôi qua chặt đầu nó !” 10 Vua nói : “Chuyện của ta can gì đến các ngươi, hỡi các con bà Xơ-ru-gia ? Nếu nó nguyền rủa và nếu Đức Chúa bảo nó : ‘Hãy nguyền rủa Đa-vít’, thì ai dám hỏi : ‘Tại sao mày làm như thế ?’” 11 Vua Đa-vít nói với ông A-vi-sai và tất cả bề tôi : “Này con trai ta, do chính ta sinh ra, mà còn tìm hại mạng sống ta, huống chi là tên Ben-gia-min này ! Cứ để nó nguyền rủa, nếu Đức Chúa đã bảo nó. 12 May ra Đức Chúa sẽ đoái nhìn đến nỗi khổ cực của ta, và Đức Chúa sẽ trả lại cho ta hạnh phúc, thay vì lời nguyền rủa của nó hôm nay.” 13a Vua Đa-vít và người của vua tiếp tục đi trên đường.
Đọc tiếp »

PHẢI XA CÁCH…


Lời Chúa 1Tx 2,17- 3,13 trong bài đọc Kinh Sách hôm nay an ủi chúng ta khi đổi xứ:
“Phần chúng tôi, thưa anh em, phải xa cách anh em một thời gian ngắn, xa mặt chứ không cách lòng, chúng tôi càng cố gắng hơn để lại thấy mặt anh em, vì chúng tôi rất ước ao điều đó. 18 Bởi vậy chúng tôi đã muốn đến thăm anh em -chính tôi, Phao-lô, đã nhiều lần định đi- nhưng Xa-tan đã cản trở chúng tôi. 19 Quả thế, ai là niềm hy vọng, là niềm vui của chúng tôi, ai là triều thiên làm cho chúng tôi hãnh diện trước nhan Đức Giê-su, Chúa chúng ta, khi Người quang lâm, nếu không phải là anh em ? 20 Phải, chính anh em là vinh quang và là niềm vui của chúng tôi.
3 ,1 Vì vậy, không chịu nổi nữa, chúng tôi đã quyết định ở lại A-then một mình, 2 và chúng tôi đã phái anh Ti-mô-thê, người anh em của chúng tôi và cộng sự viên của Thiên Chúa trong việc loan báo Tin Mừng Đức Ki-tô ; anh đến để làm cho anh em được vững mạnh, và khích lệ đức tin của anh em, 3 khiến không ai bị nao núng vì các nỗi gian truân ấy. Hẳn anh em biết đó là số phận dành cho chúng ta. 4 Thật thế, khi còn ở với anh em, chúng tôi đã nói trước cho anh em rằng chúng ta sẽ gặp gian truân, điều đó đã xảy ra như anh em biết. 5 Chính vì vậy mà không chịu nổi nữa, tôi đã sai người đi hỏi cho biết lòng tin của anh em ra sao, sợ rằng tên cám dỗ đã cám dỗ anh em, và công lao khó nhọc của chúng tôi trở nên vô ích.
6 Giờ đây, sau khi thăm anh em, anh Ti-mô-thê đã trở lại với chúng tôi và đưa tin mừng cho chúng tôi về lòng tin và lòng mến của anh em ; anh ấy nói rằng anh em vẫn luôn luôn giữ kỷ niệm tốt về chúng tôi, và ao ước gặp lại chúng tôi, cũng như chúng tôi ao ước gặp lại anh em. 7 Như vậy, thưa anh em, vì anh em có lòng tin, nên khi nghĩ đến anh em, chúng tôi được an ủi giữa mọi thống khổ gian truân chúng tôi phải chịu. 8 Phải, chúng tôi sống được đến giờ này là nhờ anh em đứng vững trong Chúa. 9 Chúng tôi biết nói gì để tạ ơn Thiên Chúa về anh em, vì tất cả niềm vui mà nhờ anh em, tôi có được trước nhan Thiên Chúa chúng ta ? 10 Đêm ngày chúng tôi tha thiết nài xin Chúa cho được thấy mặt anh em và bổ túc những gì còn thiếu trong đức tin của anh em.
11 Xin chính Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa chúng ta là Đức Giê-su san phẳng con đường dẫn chúng tôi đến với anh em. 12 Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết, cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh em vậy. 13 Như thế, Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí, được trở nên thánh thiện, không có gì đáng chê trách, trước nhan Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giê-su, Chúa chúng ta, quang lâm cùng với các thánh của Người.”
Đọc tiếp »

Thứ ba,Tuần 4 - Mùa TN


Đọc tiếp »

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

ĐỌC KINH THÁNH (ĐTC Phanxicô, 27/01/2021)


“Hôm nay tôi muốn tập chú vào lời cầu nguyện mà chúng ta có thể bắt đầu bằng một đoạn Kinh Thánh. Những lời trong Sách Thánh không được viết ra để mãi bị giam cầm trên giấy cói, giấy da hay giấy thường, nhưng để được người cầu nguyện tiếp nhận, làm chúng đơm hoa trong lòng mình.
Lời Thiên Chúa đi vào cõi lòng ta.
Sách Giáo lý khẳng định rằng: “cầu nguyện nên đi kèm với việc đọc Sách Thánh” - không nên đọc Kinh thánh như một cuốn tiểu thuyết, mà phải kèm theo lời cầu nguyện - “để cuộc đối thoại diễn ra giữa Thiên Chúa và con người” (số 2653). Đây là nơi việc cầu nguyện dẫn anh chị em tới, vì nó là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Câu Kinh Thánh đó cũng được viết cho tôi, cách đây nhiều thế kỷ, để mang lời Chúa đến với tôi. Nó được viết cho mỗi người chúng ta. Kinh nghiệm này xảy ra cho mọi tín hữu: một đoạn Kinh thánh, đã nghe nhiều lần rồi, bất ngờ, một ngày nào đó, nói với tôi, và soi sáng một hoàn cảnh sống của tôi. Nhưng điều cần thiết là tôi, ngày hôm đó, phải có mặt trong cuộc hẹn với Lời Chúa đó. Tôi phải ở đó, lắng nghe Lời Chúa. Mỗi ngày Thiên Chúa đi qua và gieo một hạt giống vào thửa đất cuộc đời chúng ta. Chúng ta không biết hôm nay liệu Người sẽ tìm thấy đất khô, đất cằn, hay đất tốt làm cho hạt giống đó mọc lên (xem Mc 4: 3-9). Việc chúng trở thành Lời hằng sống của Thiên Chúa cho chúng ta tùy thuộc vào chúng ta, vào lời cầu nguyện của chúng ta, vào tấm lòng rộng mở mà chúng ta dùng tiếp cận Kinh thánh. Đức Chúa Trời đi qua, liên tục và thông qua Kinh thánh. Và ở đây tôi xin trở lại với những gì tôi đã nói tuần trước, với những gì Thánh Augustinô đã nói: “Tôi sợ Thiên Chúa khi Người đi qua”. Tại sao ngài sợ? Sợ rằng ngài không lắng nghe Người. Sợ rằng tôi không nhận ra rằng Người là Chúa.
Qua lời cầu nguyện, một sự nhập thể mới diễn ra. Và chúng ta là “nhà tạm” nơi lời của Thiên Chúa muốn được chào đón và lưu giữ, để chúng có thể đến thăm thế giới. Đây là lý do tại sao chúng ta phải tiếp cận Kinh Thánh mà không có động cơ thầm kín, không khai thác nó. Tín hữu không biến Kinh Thánh thành điểm tựa cho quan điểm triết học và luân lý của riêng họ, nhưng vì họ hy vọng một cuộc gặp gỡ; người tín hữu biết rằng những lời đó được viết ra trong Chúa Thánh Thần, và do đó cũng trong cùng một Chúa Thánh Thần này, chúng phải được đón nhận và hiểu biết, để cuộc gặp gỡ có thể diễn ra.
Tôi hơi khó chịu khi nghe các Kitô hữu đọc những câu Kinh thánh như những con vẹt. “Ồ, vâng… Ồ, Chúa nói… Người muốn điều này…”. Nhưng anh chị em có gặp được Chúa, với câu đó hay không? Đó không phải là vấn đề chỉ thuộc về trí nhớ: đó là vấn đề thuộc ký ức của trái tim, nhằm mở cửa để anh chị em bước vào cuộc gặp gỡ với Chúa. Và lời đó, câu đó, dẫn anh chị em đến cuộc gặp gỡ với Chúa.
Do đó, chúng ta đọc Kinh thánh vì chúng “đọc chúng ta”. Và đó là một ơn thánh để có thể nhận ra chính mình trong đoạn văn ấy hoặc trong nhân vật ấy, trong tình huống này hoặc tình huống nọ...” (ĐTC Phanxicô, 27/01/2021)
Đọc tiếp »

BÀI CA ĐỨC ÁI (Bài đọc 2 Chúa Nhật hôm nay)


Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô, chương 13 :
Thưa anh em, trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả.
13 1 Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. 2 Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. 3 Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
4 Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, 5 không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, 6 không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. 7 Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. 8 Đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư ? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng ? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư ? Rồi cũng chẳng còn. 9 Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn. 10 Khi cái hoàn hảo tới, thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi.
Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con ; nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con. 12 Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi. 13 Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.”
Đọc tiếp »

Thứ hai,Tuần 4 - Mùa TN


Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023

CHÚA NHẬT 4 - Mùa TN A


Đọc tiếp »

VÒNG TRÒN 3 : HIỆP NHẤT NHÂN LOẠI (ĐTC Phanxicô, 25/01/2021)


“Vòng hiệp nhất thứ ba, lớn nhất, là toàn thể nhân loại. Ở đây, chúng ta có thể suy ngẫm về hoạt động của Chúa Thánh Thần. Trong cây nho là Chúa Kitô, Thánh Linh là nhựa sống lan tỏa đến muôn cành. Thánh Thần có thể thổi tới bất cứ nơi đâu Ngài muốn, và đặc biệt ở mọi nơi Ngài muốn khôi phục sự hiệp nhất. Ngài thúc giục chúng ta yêu không chỉ những người yêu thương chúng ta và suy nghĩ như chúng ta, nhưng phải yêu tất cả mọi người, ngay cả kẻ thù của chúng ta như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Ngài khiến chúng ta có thể tha thứ cho kẻ thù và những điều sai trái mà chúng ta đã phải chịu đựng. Ngài linh hứng cho chúng ta năng động và sáng tạo trong tình yêu. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng những người lân cận với chúng ta không chỉ giới hạn trong số những người chia sẻ những giá trị và ý tưởng của chúng ta, và chúng ta được kêu gọi trở thành người lân cận của tất cả mọi người, trở thành những người Samaritanô nhân hậu cho một nhân loại yếu ớt, nghèo khó và trong thời đại của chúng ta, đang phải chịu đựng rất nhiều đau khổ. Đó là một nhân loại nằm bên lề đường của thế giới chúng ta, mà Thiên Chúa muốn vực dậy bằng lòng thương cảm. Cầu xin Chúa Thánh Thần, là nguồn mạch ân sủng, giúp chúng ta sống vô vị lợi, yêu thương đáp lại những người không yêu thương chúng ta, vì chính nhờ tình yêu trong sáng và vô vị lợi, Tin Mừng mới sinh hoa kết quả. Cây được biết đến nhờ trái của nó: bởi tình yêu thương nhưng không của chúng ta, chúng ta sẽ biết được chúng ta có phải là cây nho của Chúa Giêsu hay không.
Vì thế, Chúa Thánh Thần dạy chúng ta tính cụ thể của tình yêu đối với tất cả những anh chị em mà chúng ta chia sẻ cùng một nhân tính, là nhân tính mà Chúa Kitô đã kết hợp không thể tách rời với chính Người khi Chúa nói với chúng ta rằng chúng ta sẽ luôn tìm thấy Người nơi những người nghèo và những người thiếu thốn nhất ( x. Mt 25:31-45). Khi cùng nhau phục vụ họ, một lần nữa chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta là anh chị em với nhau và sẽ phát triển trong sự hiệp nhất. Thánh Linh, Đấng đổi mới bộ mặt của trái đất, cũng truyền cảm hứng cho chúng ta quan tâm đến ngôi nhà chung của chúng ta, đưa ra những lựa chọn táo bạo về cách chúng ta sống và tiêu dùng, vì điều trái ngược với việc sinh hoa kết quả là sự bóc lột, và thật đáng xấu hổ khi chúng ta lãng phí những nguồn tài nguyên quý giá mà nhiều người khác bị tước đoạt.” (ĐTC Phanxicô, 25/01/2021)
Đọc tiếp »

MẦU NHIỆM CON NGƯỜI


Những lời Hội Thánh dạy gần 60 năm rồi mà thật hữu ích suy gẫm lúc dịch bệnh chết chốc hôm nay !
Trích hiến chế mục vụ Vui Mừng và Hy Vọng của Công Đồng Va-ti-ca-nô II về Hội Thánh trong thế giới ngày nay :
“Điều bí ẩn nhất về thân phận con người là sự chết. Không những con người băn khoăn day dứt vì thân xác phải đau khổ và hao mòn dần, mà hơn nữa còn băn khoăn vì sợ phải bị tiêu diệt vĩnh viễn. Con người xét đoán thật đúng theo linh tính của lòng mình, khi khiếp sợ và lẩn tránh sự huỷ diệt hoàn toàn và ra đi vĩnh viễn của bản thân. Con người chống lại sự chết vì mang trong mình mầm mống của vĩnh cửu không thể bị thu gọn lại trong vật chất mà thôi. Mọi cố gắng lớn lao của kỹ thuật, dù rất hữu ích, cũng không thể xoa dịu nổi mối âu lo của con người : cuộc sống thể xác có kéo dài đến mấy cũng không thoả mãn được khát vọng sống mãi vẫn hằng tiềm ẩn sâu xa trong lòng người.
Khi mọi trí tưởng tượng đều bất lực trước sự chết thì Hội Thánh, nhờ được mặc khải chiếu soi, khẳng định rằng con người đã được dựng nên để đạt tới cùng đích hạnh phúc, sau khi vượt qua giới hạn cuộc đời khổ ải. Hơn nữa, đức tin Ki-tô giáo còn dạy rằng sự chết về thể xác mà lẽ ra con người đã có thể tránh nếu không phạm tội, vẫn có thể được khắc phục, khi nhờ Đấng Cứu Tinh quyền năng và lân tuất, con người lấy lại được ơn cứu độ đã mất do lỗi của mình. Quả vậy, Thiên Chúa đã và đang kêu gọi con người hết mình gắn bó với Người, nhờ tham dự vào sự sống thần linh bất diệt. Chiến thắng ấy, Đức Ki-tô đã đạt được khi sống lại, nhờ giải thoát con người cho khỏi chết bằng cái chết của mình. Vậy, bằng những luận chứng vững chắc, đức tin Ki-tô giáo đem lại câu trả lời cho bất cứ ai đang băn khoăn suy nghĩ về số phận tương lai của mình, đồng thời cũng cung cấp cho khả năng thông hiệp với các anh em thân mến đã lìa đời trong Đức Ki-tô, khi cho chúng ta hy vọng rằng họ đã đạt được sự sống đích thực nơi Thiên Chúa.
Quả vậy, người Ki-tô hữu cần phải chống lại sự dữ ngay cả khi chịu đựng gian truân thử thách, và phải chấp nhận cả cái chết nữa. Nhưng vì được dự phần vào mầu nhiệm Vượt Qua, được nên đồng hình đồng dạng với cái chết của Đức Ki-tô, được củng cố nhờ đức cậy, họ tiến lên đón nhận ơn phục sinh.
Điều nói trên đây không chỉ có giá trị đối với các tín hữu của Đức Ki-tô, mà còn có giá trị đối với tất cả mọi người thành tâm thiện chí, những người được ơn thánh tác động cách vô hình trong tâm hồn. Quả vậy, vì Đức Ki-tô đã chết cho mọi người, và ơn gọi cuối cùng của mọi người chỉ là một, nghĩa là ơn được Thiên Chúa kêu gọi, nên chúng ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm Vượt Qua ấy, theo cách mà Thiên Chúa biết.
Đó là phẩm chất và sự cao cả của mầu nhiệm con người mà các tín hữu đã được mặc khải Ki-tô giáo soi sáng cho. Vì vậy, nhờ Đức Ki-tô và trong Đức Ki-tô, điều bí ẩn về sự đau khổ và về cái chết được làm cho sáng tỏ ; điều bí ẩn đó sẽ đè bẹp chúng ta, nếu không có Tin Mừng của Người. Đức Ki-tô đã sống lại, Người đã lấy cái chết của mình mà huỷ diệt sự chết và ban cho chúng ta sự sống, để một khi trở nên những người con trong người Con, thì nhờ Thánh Thần, chúng ta kêu lên : Áp-ba, Cha ơi !”
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2023

TÌM CHIÊN LẠC (ĐTC Phanxicô, giáo lý 18/01/2023)


“Chúa bỏ lại chín mươi chín con chiên đang bình an vô sự và mạo hiểm tìm kiếm con chiên lạc, do đó Người làm một việc mạo hiểm và thậm chí phi lý, nhưng phù hợp với trái tim mục tử của Người vốn thương nhớ những người đã bỏ đi, mong gặp lại những người đã ra đi, đây là một điều nhất quán nơi Chúa Giêsu. Và khi chúng ta nghe tin một người nào đó đã rời bỏ Giáo hội, chúng ta muốn nói gì? "Cứ để mặc kệ họ?" Không, Chúa Giêsu dạy
chúng ta nhớ thương những người đã ra đi; Chúa Giêsu không giận dữ hay oán giận, nhưng chỉ khôn nguôi khao khát chúng ta. Chúa Giêsu cảm thấy thương nhớ chúng ta và đó là lòng nhiệt thành của Thiên Chúa.
Và tôi tự hỏi: chúng ta có những tâm tình tương tự hay không? Có lẽ chúng ta xem những người đã rời đàn là đối thủ hoặc kẻ thù. "Còn người này? – há anh ta đã không đi qua phía bên kia hay sao? Anh ta đã đánh mất đức tin, thế nào cũng xuống hỏa ngục...", còn chúng ta thì thanh thản. Thay vào đó, khi chúng ta gặp họ ở trường, ở công sở, trên đường phố, tại sao chúng ta không nghĩ chúng ta có cơ hội tốt để chứng kiến họ hưởng niềm vui của một người Cha luôn yêu thương họ và không bao giờ quên họ? Không phải để cải đạo, không! Nhưng để Lời của Cha có thể vang tới họ để chúng ta cùng tiến bước với nhau.
Truyền giảng Tin Mừng không phải là cải đạo. Cải đạo là việc của ngoại giáo, nó không có tính tôn giáo hay Tin Mừng. Có một lời tốt đẹp cho những người đã rời bỏ đàn chiên và chúng ta có vinh dự và gánh nặng là những người nói lời này. Bởi vì Lời này, tức Chúa Giêsu, yêu cầu chúng ta điều này: luôn luôn đến gần mọi người, với tấm lòng rộng mở, vì Người là như vậy. Có lẽ chúng ta vốn theo và yêu mến Chúa Giêsu từ lâu mà chưa bao giờ tự hỏi mình có chia sẻ tâm tình của Người hay không, có đau khổ và mạo hiểm để hòa nhịp với trái tim của Chúa Giêsu, với trái tim mục vụ này, gần với trái tim mục vụ của Chúa Giêsu không! Đây không phải là cải đạo, như tôi đã nói, để người khác trở thành “một trong chúng ta”, không, đó không phải là Kitô giáo; mà là yêu thương để họ là con cái hạnh phúc với Thiên Chúa.
Trong cầu nguyện, chúng ta hãy xin ơn có tâm hồn mục tử, cởi mở, đặt mình gần gũi với mọi người, để mang sứ điệp của Chúa cũng như để cảm nhận nỗi khát mong của Chúa Kitô đối với mọi người. Vì, nếu không có tình yêu đau khổ và mạo hiểm này, thì cuộc sống của chúng ta sẽ không suông sẻ: nếu Kitô hữu chúng ta không có tình yêu đau khổ và mạo hiểm này, thì chúng ta có nguy cơ chỉ nuôi dưỡng bản thân bằng chính bản thân mình. Những người chăn chiên tự chăn dắt mình, thay vì chăn dắt đàn chiên, đều là những người chải lông cừu “cực kỳ đẹp đẽ”. Chúng ta không chăn dắt chính mình, nhưng chăn dắt mọi người.”
Đọc tiếp »

MẪU GƯƠNG THẬP GIÁ (Trích bài chia sẻ của thánh Tô-ma A-qui-nô, linh mục)


“Có cần thiết Con Thiên Chúa phải chịu đau khổ vì chúng ta không ? Thưa cần lắm, và có thể tóm lại trong hai lý do : một là để làm phương dược chữa trị tội lỗi, hai là để làm gương cho chúng ta noi theo.
Xét về phương dược để chữa trị mọi sự dữ mà chúng ta mắc phải vì tội lỗi, chúng ta gặp thấy linh dược nhờ cuộc Thương Khó của Đức Ki-tô.
Nhưng xét về gương sáng thì ích lợi cũng không nhỏ, vì cuộc Thương Khó của Đức Ki-tô đủ để soi sáng trọn vẹn cuộc đời chúng ta. Quả vậy, bất cứ ai muốn sống đời hoàn hảo, người ấy không cần làm gì khác ngoài việc khinh chê những gì Đức Ki-tô đã khinh chê trên thập giá và ao ước những gì Người đã ước ao. Bởi lẽ không có gương nhân đức nào mà không có nơi thập giá.
Nếu bạn muốn tìm một tấm gương bác ái, thì đây : Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Đó là điều Đức Ki-tô đã thực hiện trên thập giá. Vậy nếu Người đã hy sinh mạng sống vì chúng ta, thì khi vì Người mà chúng ta phải chịu bất cứ đau khổ nào, sẽ chẳng có chi là quá nặng.
Nếu bạn muốn tìm một tấm gương nhẫn nhục, thì nơi thập giá có cả một tấm gương sáng ngời. Thật vậy, sự nhẫn nhục sẽ lớn lao vì hai lý do : hoặc khi người ta chịu những đau khổ lớn lao, hoặc khi người ta chịu những đau khổ có thể tránh được mà lại không tránh. Quả thế, Đức Ki-tô đã mang lấy những đau khổ lớn lao trên thập giá, và nhẫn nhục chịu đựng : Người chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín trước mặt kẻ xén lông, Người chẳng hề mở miệng. Như thế, sự nhẫn nhục của Đức Ki-tô trên thập giá thật là lớn lao : Chúng ta hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giê-su là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục.
Nếu bạn muốn tìm một tấm gương khiêm nhường, thì xin bạn nhìn lên Đấng chịu đóng đinh : Đấng vốn là Thiên Chúa mà đã muốn chịu xét xử dưới thời Phong-xi-ô Phi-la-tô và chịu chết.
Nếu bạn muốn tìm một tấm gương tuân phục, bạn chỉ việc bước theo Đấng đã vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết : Cũng như vì một người duy nhất, tức là ông A-đam, đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ trở thành người công chính.
Nếu bạn muốn tìm một tấm gương khinh chê của cải trần gian, bạn chỉ việc bước theo Đấng là Vua các vua và là Chúa các chúa, nơi Người có cất giấu mọi kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết, thế mà trên thập giá Người đã chịu trần truồng, bị chế giễu, bị khạc nhổ, bị đánh đập, bị đội vòng gai và phải uống giấm chua mật đắng.
Vậy bạn đừng bám víu vào y phục và của cải, vì áo xống tôi, chúng đem chia chác ; đừng bám víu vào danh dự, vì Người đã chịu lăng nhục và bị đánh đòn ; đừng say mê chức tước, vì họ đã kết một vòng gai làm vương miện đội lên đầu Người ; và đừng ham mê thú vui nữa, vì tôi khát nước, lại cho uống giấm chua.”
Đọc tiếp »

Thứ bảy,Tuần 3 - Mùa TN


Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.