Ads 468x60px

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2022

HY VỌNG VẪN HỮU ÍCH…




Đọc tiếp »

PHÚC CHO AI BIẾT CHO (Trích bài giảng của thánh Ba-xi-li-ô Cả, giám mục)


“Này bạn, hãy làm như ruộng đất : hãy sinh hoa kết quả như nó, đừng để mình bị coi là kém loài vô tri. Đất nuôi hoa trái, không phải cho chính nó, nhưng cho bạn được hưởng. Còn bạn, mỗi khi trổ sinh hoa trái là việc lành phúc đức, bạn sẽ thu hoạch cho chính mình, vì ân phúc và phần thưởng do việc lành sẽ về lại với những người quảng đại thi ân. Bạn đã cho kẻ đói ăn thì cái bạn cho là của bạn và trở nên phong phú gấp bội khi về lại với bạn. Hạt lúa gieo xuống đất sinh lời cho kẻ gieo thế nào, thì tấm bánh trao cho người đói sẽ sinh lợi nhiều cho bạn về sau như thế. Hãy khởi sự mùa gieo phúc đức khi bạn kết thúc mùa gặt hái ruộng vườn. Vì Kinh Thánh nói : Hãy gieo công chính rồi sẽ được gặt tình thương.
Thật ra, muốn hay không, bạn cũng sẽ phải bỏ lại nơi đây tiền bạc của bạn. Trái lại, khi về với Chúa, bạn sẽ mang theo vinh dự do việc lành phúc đức bạn đã làm. Bấy giờ, trước mặt Vị Thẩm Phán tối cao, đám dân đông đảo vây quanh bạn sẽ gọi bạn là người cấp dưỡng, là kẻ quảng đại thi ân, và sẽ tặng bạn tất cả những danh hiệu nói lên lòng nhân ái và từ tâm của bạn.
Bạn chẳng thấy sao : có những kẻ đổ tiền của vào các hý trường cho những lực sĩ võ đài, những diễn viên hài kịch, những tay đấu với thú dữ mà chỉ nhìn thấy thôi, ai cũng phát gớm ? Họ đổ tiền ra như thế chỉ vì chút vinh dự mau qua và để được thấy dân chúng hò hét tung hô.
Còn bạn, khi phải chi cho những khoản đem lại vinh quang lớn lao dường ấy cho bạn, bạn lại dè sẻn sao ? Bạn sẽ được Thiên Chúa tán thưởng, các thiên thần ngợi khen, mọi người từ thuở tạo thành trái đất ca tụng là diễm phúc. Bạn sẽ lãnh nhận vinh quang vĩnh cửu, triều thiên công chính và Nước Trời làm phần thưởng, vì đã biết phân phát của cải mau qua một cách chính đáng. Thế mà bạn chẳng bận tâm gì về những điều trên đây, vì ham của cải hiện thời mà coi thường những gì bạn đã ký thác và đang trông đợi. Nào, bạn hãy phân phát của cải bằng nhiều cách. Hãy rộng rãi và hào phóng khi phải chi tiêu cho những người túng thiếu. Ước gì người ta cũng nói về bạn : Kẻ túng nghèo, họ rộng tay làm phúc, đức công chính của họ tồn tại muôn đời.”
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XVII- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

MỪNG BỔN MẠNG GIÁO LÝ VIÊN


Hôm nay cũng là ngày tử đạo (26/07/1664) của chân phước Anrê Phú Yên, Bổn mạng Giáo lý viên Việt Nam.
“Tên gọi dân sự của thầy cho đến nay vẫn chưa tìm thấy bút tích nào để lại. Được nhận tên Thánh Anrê khi chịu phép rửa tội. Tên thánh rửa tội Anrê cùng với quê quán là Phú Yên (nay là giáo xứ Mằng Lăng, giáo phận Qui Nhơn). Tên gọi Anrê Phú Yên là tên chính thức được Tòa Thánh công nhận.
Căn cứ vào năm thầy tử đạo, năm 1644, Cha Đắc Lộ xác nhận lúc ấy thầy 19 tuổi, chúng ta biết được thầy đã chào đời năm 1625…
Chân phước Anrê Phú Yên tử đạo tại Gò Xử, Thành Chiêm, Điện Bàn, Quảng Nam. Nay thuộc giáo họ Phước Kiều, giáo phận Đà Nẵng…
Thầy giảng Anrê Phú Yên được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong Chân phước vào ngày 05 tháng 3 năm 2000…

Tại Đại Hội Giới Trẻ thế giới lần thứ 17 ở Toronto, Canada, (23-28/7/2002), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nêu Chân Phước Anrê Phú Yên ở vị trí thứ hai trong số 10 vị thánh trẻ tiêu biểu làm mẫu gương cho cuộc sống. Tại Hội Nghị thường niên ở Bãi Dâu từ ngày 25 đến ngày 27/3/2008, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chính thức chấp thuận chọn ngày làm chứng của Chân Phước Anrê Phú Yên, 26/7, làm Ngày Giảng Viên Giáo Lý Việt Nam.” (Lm. Gioan Võ Đình Đệ)
Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về Giới trẻ-Christus vivit, 25/03/2019 nhắc đến ngài cho thế giới “Chân phước Anrê Phú Yên là một chàng trai trẻ người Việt ở thế kỷ XVII. Ngài là một giáo lý viên và trợ giúp các nhà truyền giáo. Ngài bị cầm tù vì đức tin, và vì không chịu từ bỏ nó, ngài đã bị giết. Anrê chết khi thốt ra tên

Chúa Giêsu.” (số 54)
Cha Đắc Lộ, tức Alexandre de Rhodes, vị sáng lập chữ quốc ngữ cho chúng ta, người rửa tội và là thầy của Anrê Phú Yên kể lại những giây phút cuối cùng thánh nhân: “Tôi mê hồn nhìn thấy người thanh niên chân phước kia, lúc ấy quỳ gối, và đã bị đâm ba lần ở sau lưng, chẳng những không ngã quỵ, mà lại không hề lay chuyển; thầy được vững mạnh như vậy trong ơn thánh sủng nâng đỡ thầy; thầy vẫn luôn luôn không chuyển động, và tôi thấy diện mạo của thầy không mất chút nào về vẻ bình thản cũng như về màu sắc…
Người thanh niên thánh thiện nầy vẫn không ngớt đọc Thánh Danh Chúa Giêsu; ngay khi đầu của thầy đã rời khỏi cuống họng, và nằm ngả trên vai bên phải, tôi nghe thấy rỏ ràng tên cực trọng Giêsu phát ra từ vết thương nơi cổ, cùng một giọng giống hệt như từ cửa miệng phát ra lúc trước; tôi nghe thấy thế rất rõ ràng và tất cả những người gần tôi lúc ấy đều nói như vậy, vừa vui mừng, lại vừa kinh ngạc. Thánh Danh Giêsu không thể phát ra từ miệng thầy nữa, thì lại phát ra từ trái tim thầy, ngay đang lúc thôi đập, để tỏ rằng trái tim nầy dầu có chết, cũng còn giữ mãi Thánh Danh kia, và khi không thể dùng miệng lưỡi mà ca ngợi Danh Thánh Giêsu được, thì thầy dùng chính vết thương mình mà ca ngợi Danh Chúa…”
Nguyện “người chứng thứ nhất”, giáo lý viên đầu tiên can trường và thánh thiện, cầu cùng Chúa nâng đỡ mọi giáo lý viên hôm nay.
Đọc tiếp »

NHỚ THỜI GIAN KHÓ, CẢM TẠ HÔM NAY



Đọc tiếp »

BA TRỤ CỘT : ƯỚC MƠ, KÝ ỨC và CẦU NGUYỆN (Roma, đền thờ thánh Gioan Laterano, ngày 31/05/2021, Lễ Đức Mẹ đi viếng bà thánh Elizabeth, Phanxicô)


“Theo cái nhìn này, tôi muốn nói với mỗi anh chị em rằng cần phải có anh chị em để xây dựng thế giới tương lai, trong tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội, là thế giới mà chúng ta, cùng với con cháu chúng ta, sẽ sống sau khi cơn bão đã lắng dịu xuống. Tất cả “chúng ta hãy là những người chủ động trong việc phục hồi và hỗ trợ những tầng lớp xã hội bị tổn thương” (ibid., 77). Trong số các trụ cột chống đỡ công trình mới này, có ba trụ cột mà anh chị em, hơn bất kỳ ai khác, có thể giúp thiết lập. Ba trụ cột đó là ước mơ, ký ức và cầu nguyện. Sự gần gũi của Chúa sẽ ban cho tất cả chúng ta, ngay cả những người yếu đuối nhất, sức mạnh cần thiết để bắt đầu một cuộc hành trình mới trên con đường của ước mơ, ký ức và cầu nguyện.
Ngôn sứ Giô-en đã từng loan báo lời hứa này: “người già được báo mộng, thanh niên thấy thị kiến” (3, 1). Tương lai của thế giới phụ thuộc vào giao ước giữa trẻ và già. Ai có thể chắp cánh ước mơ của người già và biến chúng thành hiện thực, nếu không phải là người trẻ? Tuy nhiên, để có được điều này, chúng ta cần phải tiếp tục ước mơ. Ước mơ của chúng ta về công lý, về hòa bình, về tình liên đới có thể giúp những người trẻ chúng ta có những cái nhìn mới; bằng cách này, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng tương lai. Anh chị em cần chứng tỏ rằng có thể vượt qua và đổi mới sau trải nghiệm gian khổ. Tôi chắc chắn rằng anh chị em đã hơn một lần trải nghiệm như thế: trong cuộc đời, anh chị em đã phải đối mặt với vô số khó khăn nhưng vẫn có thể vượt qua. Giờ đây hãy sử dụng những kinh nghiệm đó để biết cách vượt qua.
Những ước mơ vì thế mà đan xen với ký ức. Tôi nghĩ đến giá trị những ký ức đau thương của chiến tranh và tầm quan trọng của nó trong việc giúp các thế hệ trẻ học được giá trị của hòa bình. Những anh chị em đã trải nghiệm những đau khổ của cuộc chiến phải truyền lại thông điệp này. Sứ mệnh đích thực của mỗi người cao tuổi là giữ cho ký ức sống động: lưu giữ ký ức và chia sẻ nó với những người khác. Edith Bruck, người đã sống sót sau cuộc thảm sát Shoah, đã nói rằng “dù chỉ soi sáng lương tâm của một con người thì cũng đáng cho những nỗ lực và đau đớn để giữ ký ức về những gì đã qua được tồn tại”. Bà nói tiếp: "Đối với tôi, lưu giữ ký ức là sống.”[3] Tôi cũng nghĩ đến ông bà của tôi và những người trong anh chị em đã phải di cư và trải qua nỗi khó khăn khi rời bỏ chính ngôi nhà của mình, như rất nhiều người hôm nay vẫn tiếp tục phải làm thế, hy vọng nơi một tương lai tốt hơn. Một số người trong những người này thậm chí có thể bây giờ đang ở cạnh chúng ta, chăm sóc chúng ta. Ký ức này có thể giúp xây dựng một thế giới nhân văn và hiếu khách hơn. Ngược lại, không có ký ức, chúng ta sẽ không bao giờ có thể xây dựng; không có nền móng thì không bao giờ xây được nhà. Không bao giờ. Và nền tảng của cuộc sống là ký ức.
Cuối cùng là cầu nguyện. Như đấng tiền nhiệm của tôi, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, một vị cao niên thánh thiện vẫn tiếp tục cầu nguyện và làm việc cho Giáo hội, đã từng nói: "Lời cầu nguyện của người cao tuổi có thể bảo vệ thế giới, giúp ích cho thế giới có lẽ hữu hiệu hơn là hoạt động tất bật của nhiều người"[4]. Ngài đã nói những lời này năm 2012 lúc gần cuối triều đại giáo hoàng của ngài. Câu nói quá hay! Lời cầu nguyện của anh chị em là một nguồn lực vô cùng quý giá, như là hơi thở sâu nơi buồng phổi mà lúc này Giáo hội và thế giới rất cần (x. Tông huấn Evangelii Gaudium, 262). Đặc biệt là vào thời khắc khó khăn này của nhân loại, khi chúng ta tiếp tục chèo chống trên cùng một con thuyền giữa biển cả vượt cơn bão tố của đại dịch, lời cầu bầu của anh chị em cho thế giới và cho Giáo hội vô cùng giá trị: nó mang lại cho mọi người sự bình an và tin tưởng rằng chúng ta sẽ sớm cập bến.
Các bậc ông bà và anh chị em cao niên thân mến, kết thúc Sứ điệp gửi đến anh chị em, tôi cũng muốn đề cập đến mẫu gương Chân phước Charles de Foucauld (sắp được phong thánh). Ngài sống như một ẩn sĩ ở Algeria và ở đó ngài đã làm chứng cho “niềm khao khát được cảm nghiệm mọi người, bất kỳ ai, cũng đều là anh em của ngài” (Fratelli Tutti, 287). Câu chuyện về cuộc đời ngài cho thấy làm thế nào, con người dù có đơn độc trong sa mạc của riêng mình, vẫn có thể cầu bầu cho những người nghèo trên toàn thế giới và thực sự trở thành anh chị em của mọi người.
Tôi cầu xin Chúa cho tất cả chúng ta, nhờ gương lành của anh Charles, cũng có thể mở tấm lòng, biết nhạy cảm trước những nỗi khổ đau của người nghèo và biết cầu khẩn cho những nhu cầu của họ. Chớ gì mỗi người chúng ta học cách lặp lại với mọi người, và đặc biệt là với người trẻ, những lời an ủi mà chúng ta đã nghe nói hôm nay: “Ta luôn ở cùng anh chị em”! Hãy tiếp tục tiến bước! Xin Chúa chúc lành cho anh chị em.” (Roma, đền thờ thánh Gioan Laterano, ngày 31/05/2021, Lễ Đức Mẹ đi viếng bà thánh Elizabeth, Phanxicô)
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần XVII- Mùa TN



Đọc tiếp »

Chúc mừng anh chị em Bổn mạng Gioakim và Anna !


Theo một truyền thống cổ xưa, có thể vào thế kỷ II, thánh Gio-a-kim và thánh An-na là song thân của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Lòng sùng kính thánh An-na được phổ biến ở phương Đông vào thế kỷ VI, và ở phương Tây vào thế kỷ X ; còn thánh Gio-a-kim cũng được tôn kính như thế, nhưng muộn hơn, lối thế kỷ XVII.
Đọc tiếp »

TÍNH QUI KITÔ CỦA GIÁO LÝ





Đọc tiếp »

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

GIÁO LÝ KHAI TÂM TRUYỀN GIÁO






Đọc tiếp »

25/07-Tháng Giacôbê tông đồ, lễ kính

Mt 20 :
Khi ấy, bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo ; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. 21 Người hỏi bà : “Bà muốn gì ?” Bà thưa : “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.” 22 Đức Giê-su bảo : “Các người không biết các người xin gì ! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không ?” Họ đáp : “Thưa uống nổi.” 23 Đức Giê-su bảo : “Chén của Thầy, các người sẽ uống ; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.”
24 Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó. 25 Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói : “Anh em biết : thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. 26 Giữa anh em thì không được như vậy : Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. 27 Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. 28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
Suy niệm :
Người mẹ và gia đình này thật hạnh phúc vì Chúa chọn cả hai anh em ruột làm tông đồ và là hai trong ba tông đồ gần Chúa nhất : Phêrô, Giacôbê và Gioan.
Nhưng động cơ theo Chúa là “cho hai con tôi đây được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả”... vinh quang hơn là hy sinh phục vụ... đã được Chúa thanh luyện, và Giacôbê trở thành tông đồ tử đạo đầu tiên.
Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã gọi và chọn nhiều người trong gia đình con dâng mình cho Chúa hay làm việc tông đồ giáo dân nơi các giáo xứ... Xin thanh luyện ý hướng chúng con, biết hy sinh phục vụ “cho danh Cha cả sáng...”. Amen.
Đọc tiếp »

THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ



Đọc tiếp »

DÙ SỨC TÀN LỰC KIỆT… CHÚNG TA CẦN ĐẾN NHAU (ĐTC Phanxicô, sứ điệp ngày Thế giới Ông bà và người cao tuổi lần I, 25/07/2021)


“…Do đó, tại một thời điểm quyết định của lịch sử, mỗi anh chị em cũng có một ơn gọi được đổi mới. Anh chị em có thể tự hỏi: Làm sao có thể thế được? Sức lực tôi đang dần cạn kiệt và tôi không nghĩ mình có thể làm được nhiều việc. Làm sao tôi có thể bắt đầu hành xử khác đi khi thói quen đã thành quy tắc trong cuộc đời tôi? Làm sao tôi có thể cống hiến cho người nghèo khi còn canh cánh bao nỗi lo toan về gia đình mình? Làm sao tôi có thể mở rộng tầm nhìn khi tôi thậm chí không thể rời khỏi nơi mình đang ở. Chẳng lẽ sự cô độc của tôi chưa đủ là một gánh nặng hay sao?
Có bao nhiêu người trong anh chị em đang hỏi câu đó: chẳng lẽ sự cô độc của tôi chưa đủ là một gánh nặng hay sao? Chính Chúa Giêsu đã nghe ông Nicôđêmô hỏi một câu tương tự: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được?” (Ga 3, 4). Chúa trả lời, điều đó có thể xảy ra nếu chúng ta mở lòng đón nhận sự tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng muốn thổi đâu thì thổi. Chúa Thánh Thần vẫn hằng luôn tự do, Ngài đến bất cứ nơi đâu và làm bất kỳ điều gì Ngài muốn.
Như tôi đã nhiều lần lặp lại, chúng ta sẽ không thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại mà vẫn cứ y nguyên như cũ, hoặc sẽ tốt hơn hoặc sẽ tệ hơn. Và “Ước gì đây không là một bi kịch khác của lịch sử mà lại một lần nữa chúng ta chẳng học được gì – chúng ta vốn cứng đầu – ! Ước gì chúng ta luôn nhớ đến những người già đã chết vì thiếu máy trợ thở [...]. Ước gì nỗi đớn đau dằn vặt lớn lao đó không trở nên vô ích, nhưng là bước tiến giúp chúng ta biết đổi mới cách sống.
Ước gì chúng ta tái khám phá và vĩnh viễn nhận biết rằng chúng ta cần đến nhau, chúng ta mắc nợ lẫn nhau để nhờ đó, gia đình nhân loại được tái sinh”(Fratelli Tutti, 35). Không ai được cứu một mình. Tất cả chúng ta đều mắc nợ lẫn nhau. Tất cả chúng ta đều là anh chị em.” (ĐTC Phanxicô, sứ điệp ngày Thế giới Ông bà và người cao tuổi lần I, 25/07/2021)
Đọc tiếp »

ANH CHỊ EM CÓ DẠY CHO CON CÁI MÌNH KHÔNG ? (ĐTC Phaolô VI- x.Tông huấn Gia Đình, số 60)

-“Hỡi các bà mẹ, chị em có dạy cho các con nhỏ của mình những lời kinh của người Kitô hữu không? Chị em có cộng tác với các linh mục để chuẩn bị cho chúng lãnh nhận các Bí tích: Xưng tội, Rước lễ, Thêm sức không? Nếu chúng đau ốm, chị em có tập cho chúng quen nghĩ tới sự đau khổ của Đức Kitô, quen kêu cầu sự giúp đỡ của Đức Mẹ đồng trinh và các thánh không? Chị em có lần hạt chung với chúng ở nhà không?
Còn anh em, hỡi những người cha, anh em có biết cầu nguyện chung với con cái, với cộng đồng gia đình, ít là thỉnh thoảng không? Gương sống ngay thẳng của anh em trong tư tưởng và hành động, được hỗ trợ ít nhiều bằng kinh nguyện chung, quả là một bài học sống động, một hành vi thờ phượng đáng tuyên dương.”
(ĐTC Phaolô VI- x.Tông huấn Gia Đình, số 60)
Đọc tiếp »

NHƯ CHÚA, TA KHÔNG NGHỈ HƯU (ĐTC Phanxicô, sứ điệp ngày Ông bà và Người cao tuổi…)


“Tuy nhiên, Chúa vẫn gửi cho chúng ta những sứ giả qua Lời Chúa. Ngài không bao giờ để cho cuộc đời chúng ta thiếu vắng Lời của Ngài. Mỗi ngày chúng ta hãy ráng đọc một trang Tin Mừng, cầu nguyện với các Thánh vịnh, đọc các sách Ngôn sứ! Chúng ta sẽ sửng sốt bởi sự thành tín của Chúa. Kinh Thánh cũng sẽ giúp chúng ta hiểu trong cuộc sống hiện nay Chúa yêu cầu chúng ta phải gì. Vì vào mỗi giờ trong ngày (x. Mt 20, 1-16) và ở mỗi giai đoạn cuộc đời, Chúa vẫn tiếp tục sai thợ vào làm vườn nho cho Chúa.
Chính tôi có thể chứng thực rằng tôi đã được kêu gọi để trở thành Giám mục của Roma, có thể nói được là, khi tôi đã đến tuổi nghỉ hưu và nghĩ rằng tôi sẽ chẳng còn làm được điều gì mới. Chúa luôn ở gần chúng ta, luôn luôn ở gần, với những khả năng mới, ý tưởng mới, niềm an ủi mới, nhưng luôn luôn ở bên chúng ta. Anh chị em biết rằng Chúa là vĩnh cửu, Ngài không bao giờ nghỉ hưu, không bao giờ.
Trong Tin Mừng thánh Mátthêu, Chúa Giêsu nói với các Tông đồ: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (28, 19-20). Hôm nay những lời này cũng được nói với chúng ta, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ơn gọi của mình: gìn giữ cội nguồn của chúng ta, trao truyền đức tin cho lớp trẻ và chăm sóc các trẻ nhỏ. Hãy suy nghĩ kỹ: ơn gọi của chúng ta ngày nay, ở tuổi của chúng ta là gì? Gìn giữ cội nguồn của mình, trao truyền niềm tin cho lớp trẻ và chăm sóc các trẻ nhỏ. Đừng bao giờ quên điều này.
Dù anh chị em bao nhiêu tuổi, còn đi làm hay đã nghỉ, độc thân hay có gia đình, trở thành ông, thành bà khi còn trẻ hay lúc đứng tuổi, vẫn tự lập hay cần trợ giúp, thì cũng chẳng hệ gì, bởi không có tuổi nghỉ hưu để khỏi loan báo Tin Mừng và chuyển trao các truyền thống cho con cháu. Anh chị em chỉ cần lên đường và nhất là ra khỏi chính mình để thực hiện điều gì đó mới.” (ĐTC Phanxicô, sứ điệp ngày Ông bà và Người cao tuổi…)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

CÙ MI NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI (LẦN II, CHÚA NHẬT 24/7)


Thư mục vụ tháng 7/2022, số 3, ĐGM giáo phận viết : “Trong tinh thần “hiệp hành”, chúng ta cùng hướng đến Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ hai, vào Chúa nhật ngày 24/7/2022. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi cho toàn thế giới Sứ điệp với chủ đề: “Trong tuổi già, vẫn sinh hoa kết quả” (Tv 92) để cảnh báo mọi người về não trạng của “nền văn hoá vứt bỏ”. Đồng thời ngài khẳng định: “Nhưng trong thực tế, như Kinh Thánh dạy, sống lâu - là một phúc lành, và những người già không phải là những người bị ruồng bỏ

để xa lánh, mà là dấu chỉ sống động về lòng nhân từ của Thiên Chúa, Đấng ban sự sống dồi dào. Phúc cho ngôi nhà nào bảo vệ một người cao niên! Phúc cho gia đình nào hiếu kính với ông bà!”
Tôi mời gọi các giáo xứ hãy tổ chức ngày này thật long trọng để phá bỏ “nền văn hóa vứt bỏ” đồng thời nêu cao tâm tình hiếu kính các bậc cao niên của nền văn hóa Á Đông. Anh chị em hãy có một nghĩa cử tôn kính cụ thể đối với Ông bà và người Cao niên trong ngày này, nhất là thăm viếng giúp đỡ những người già cả neo đơn trong giáo xứ của

anh chị em. “Thăm viếng những người già neo đơn là một việc làm của lòng thương xót trong thời đại chúng ta!” (Sứ điệp Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao tuổi lần thứ hai).
Vâng lời Đức Cha, Cù Mi hiệp hành : Thánh lễ với ơn toàn xá, điểm tâm thân mật, chút quà nhỏ











Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XVII-TN C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022

GIÁO LÝ GIÁO DỤC ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN






Đọc tiếp »

CHÚA SAI THIÊN THẦN NÂNG ĐỠ BẠN… (ĐTC Phanxicô, sứ điệp ngày Thế giới Ông Bà và Người cao tuổi…)


“…Chúa nhận biết tất cả những nỗi thống khổ của chúng ta trong thời gian này. Ngài gần gũi với những ai cảm thấy buồn phiền vì bị cách ly. Ngài không dửng dưng với nỗi cô đơn của chúng ta, mà trong mùa dịch nỗi cô đơn này lại càng trở nên gay gắt hơn.
Có một truyền thống kể lại rằng, thánh Gioakim, ông ngoại của Chúa Giêsu, cũng đã bị những người xung quanh xa lánh vì ngài không có con; cuộc sống của ngài, cũng như của bà Anna vợ ngài, bị coi là vô tích sự. Thế rồi Thiên Chúa đã sai thiên thần đến an ủi. Trong khi ngài buồn bã đăm chiêu bên ngoài cổng thành, một sứ giả của Chúa hiện ra và bảo: “Gioakim, Gioakim! Chúa đã nghe lời van nài tha thiết của ông”. Họa sĩ Giotto, nơi một trong các bức bích họa nổi tiếng của mình, dường như đã đặt bối cảnh đó vào ban đêm, một đêm trong nhiều đêm mất ngủ, đầu óc đầy những kỷ niệm, lo lắng và mong ước, là những trải nghiệm mà chắc nhiều người chúng ta đã từng biết.
Ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất, như trong những tháng ngày đại dịch này, Chúa vẫn tiếp tục sai các thiên thần đến để xoa dịu nỗi cô đơn của chúng ta và nhắc nhở chúng ta: “Ta luôn ở với con”. Ngài nói điều này với mỗi anh chị em, và Ngài nói điều đó với tôi. Đó là ý nghĩa của Ngày này, Ngày mà tôi muốn chúng ta cử hành lần đầu tiên trong năm đặc biệt này, sau thời gian dài bị cô lập và khi cuộc sống xã hội dần dần bắt đầu trở lại. Mong sao mọi bậc ông bà và người lớn tuổi, đặc biệt những người lẻ loi nhất trong chúng ta, được một thiên thần thăm viếng!
Đôi khi các thiên thần đó mang khuôn mặt con cháu chúng ta, có lúc lại là khuôn mặt của các thành viên trong gia đình, của các bạn nối khố hoặc những người mà chúng ta quen biết trong thời kỳ khó khăn này. Thời gian hiện nay cho chúng ta thấy rõ, đối với mỗi người chúng ta, những cái ôm và các cuộc thăm hỏi thì quan trọng dường nào. Tôi rất buồn vì ở một số nơi những điều này vẫn còn chưa thể thực hiện được!”
(ĐTC Phanxicô, sứ điệp ngày Thế giới Ông bà người và Người cao tuổi…)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần XVI- Mùa TN



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.