Ads 468x60px

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

LỄ NHỚ THÁNH BANABA

Cv 11:
21b Hồi ấy, có một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa.
22 Tin ấy đến tai Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem, nên người ta cử ông Ba-na-ba đi An-ti-ô-khi-a. 23 Khi tới nơi và thấy ơn Thiên Chúa như vậy, ông Ba-na-ba mừng rỡ và khuyên nhủ ai nấy bền lòng gắn bó cùng Chúa. 24 Ông là người tốt, đầy ơn Thánh Thần và lòng tin. Và đã có thêm rất nhiều người theo Chúa.
25 Ông Ba-na-ba trẩy đi Tác-xô tìm ông Sao-lô. 26 Tìm được rồi, ông đưa ông Sao-lô đến An-ti-ô-khi-a. Hai ông cùng làm việc trong Hội Thánh ấy suốt một năm và giảng dạy cho rất nhiều người. Chính tại An-ti-ô-khi-a mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Ki-tô hữu.
13 1 Trong Hội Thánh tại An-ti-ô-khi-a, có những ngôn sứ và thầy dạy, đó là các ông Ba-na-ba, Si-mê-ôn biệt hiệu là Đen, Lu-ki-ô người Ky-rê-nê, Ma-na-en, bạn thời thơ ấu của tiểu vương Hê-rô-đê, và Sao-lô. 2 Một hôm, đang khi họ làm việc thờ phượng Chúa và ăn chay, thì Thánh Thần phán bảo : “Hãy dành riêng Ba-na-ba và Sao-lô cho Ta, để lo công việc Ta đã kêu gọi hai người ấy làm.” 3 Bấy giờ họ ăn chay cầu nguyện, rồi đặt tay trên hai ông và tiễn đi.
In those days a great number who believed turned to the Lord.
The news about them reached the ears of the church in Jerusalem, and they sent Barnabas to go to Antioch.
When he arrived and saw the grace of God, he rejoiced and encouraged them all to remain faithful to the Lord in firmness of heart,
for he was a good man, filled with the Holy Spirit and faith. And a large number of people was added to the Lord.
Then he went to Tarsus to look for Saul,
and when he had found him he brought him to Antioch. For a whole year they met with the church and taught a large number of people, and it was in Antioch that the disciples were first called Christians.
Now there were in the church at Antioch prophets and teachers: Barnabas, Symeon who was called Niger, Lucius of Cyrene, Manaen who was a close friend of Herod the tetrarch, and Saul.
While they were worshiping the Lord and fasting, the holy Spirit said, "Set apart for me Barnabas and Saul for the work to which I have called them."
Then, completing their fasting and prayer, they laid hands on them and sent them off.
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần X- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

Thứ sáu, Tuần X- Mùa TN



Đọc tiếp »

TRẺ HOÁ, TÁI SINH (ĐTC Phanxicô, 08/06/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong số những nhân vật cao niên có liên quan nhất trong các Tin Mừng là Nicôđêmô, một trong những nhà lãnh đạo Do Thái người, vì muốn biết Chúa Giêsu, đã đến gặp Người vào ban đêm, mặc dù trong vòng bí mật (x. Ga 3,1-21)...
Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng để “nhìn thấy vương quốc của Thiên Chúa”, người ta cần “được tái sinh từ trên cao” (xem câu 3)… Việc “sinh lại từ trên cao” này, một việc giúp chúng ta “vào” vương quốc của Thiên Chúa, là việc sinh ra trong Chúa Thánh Thần, một vượt qua từ nước hướng về miền đất hứa của một sáng thế đã được hòa giải với tình yêu của Thiên Chúa. Đó là sự tái sinh từ trên cao với ơn sủng Thiên Chúa. Nó không phải là được tái sinh về thể lý một lần nữa.
Nicôđêmô hiểu sai việc sinh ra này và hoài nghi nó khi dùng tuổi già làm bằng chứng cho việc bất khả thi của nó: các hữu thể nhân bản chắc chắn sẽ già đi, giấc mơ của tuổi trẻ vĩnh viễn biến mất, cao điểm là số phận của bất cứ sự sinh ra nào trong thời gian. Làm sao có thể tưởng tượng được một hình thức sinh ra một lần nữa? Đây là cách Nicôđêmô nghĩ và ông không thể tìm ra cách nào để hiểu được lời của Chúa Giêsu. Chính xác thì sự tái sinh này là gì?
Trong khi chờ đánh bại thần chết, chúng ta có thể giữ cho cơ thể sinh động bằng thuốc và mỹ phẩm có tác dụng làm chậm, giấu, xóa tuổi già. Đương nhiên, phúc lợi là một chuyện, huyền thoại nuôi dưỡng nó lại là một chuyện khác. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng sự nhầm lẫn giữa hai điều này đang tạo ra sự hoang mang tâm thần nào đó trong chúng ta. Nhầm lẫn giữa lợi ích với việc nuôi dưỡng huyền thoại về tuổi trẻ vĩnh cửu. Phải làm mọi điều để luôn có tuổi trẻ này, trang điểm thật nhiều, can thiệp phẫu thuật thật nhiều để có vẻ ngoài trẻ trung.
Những lời của một nữ diễn viên người Ý khôn ngoan, [Anna] Magnani, hiện ra trong tâm trí tôi, khi người ta nói với cô rằng cô phải xóa nếp nhăn, cô nói, “Không, không được chạm đến chúng! Phải mất rất nhiều năm để có được chúng đấy, đừng chạm đến chúng!” Các nếp nhăn ấy chính là: dấu hiệu của kinh nghiệm, dấu hiệu một cuộc sống, dấu hiệu của sự trưởng thành, dấu hiệu của một cuộc hành trình. Đừng chạm đến chúng để trở nên trẻ, để khuôn mặt anh chị em có thể trông trẻ ra. Điều quan trọng là toàn bộ nhân cách; trái tim mới quan trọng, và trái tim vẫn còn với tuổi trẻ của rượu ngon, rượu càng lâu năm càng ngon.
Cuộc sống trong xác phàm của chúng ta là một thực tại đẹp đẽ “chưa hoàn thành”, giống như một số tác phẩm nghệ thuật có sức hấp dẫn độc đáo chính là do tính chưa hoàn thành của chúng. Vì cuộc sống ở đây là một "sự khởi đầu", không phải là sự hoàn thành. Chúng ta bước vào thế giới giống như thế, giống như những người thực, như những người tiến tới tuổi tác nhưng luôn có thật. Nhưng sự sống trong xác phàm của chúng ta là một không gian và thời gian quá nhỏ để có thể giữ nó nguyên vẹn và mang nó tới chỗ trọn vẹn trong thời gian ở đời này, phần quý giá nhất trong cuộc hiện sinh của chúng ta. Chúa Giêsu nói rằng đức tin, điều chào đón việc loan báo Tin Mừng về vương quốc của Thiên Chúa mà chúng ta được định sẵn, chứa đựng một hiệu quả chính yếu phi thường. Nó cho phép chúng ta “nhìn thấy” vương quốc của Thiên Chúa. Chúng ta trở nên có khả năng thực sự nhìn thấy nhiều dấu hiệu cho thấy niềm hy vọng nên trọn của chúng ta đang tới gần, niềm hy vọng vốn mang trong cuộc đời chúng ta dấu hiệu được định sẵn để hưởng cuộc sống vĩnh cửu trong Thiên Chúa.
Các dấu hiệu ấy là các dấu hiệu của tình yêu Tin Mừng được Chúa Giêsu soi sáng bằng nhiều cách. Và nếu chúng ta có thể “nhìn thấy” chúng, chúng ta cũng có thể “vào” vương quốc qua ngả Chúa Thánh Thần, qua nước tái sinh…” (ĐTC Phanxicô, 08/06/2022)
Đọc tiếp »

CẦU NGUYỆN : HƠI THỞ TÂM LINH (ĐTC Phanxicô, 09/06/2021)


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Trong bài giáo lý áp chót này về cầu nguyện, chúng ta sẽ nói về sự kiên trì trong việc cầu nguyện. Đó là một lời mời, đúng hơn là một mệnh lệnh Sách Thánh ngỏ với chúng ta.
Cuộc hành trình tâm linh của người hành hương Nga bắt đầu khi ông đọc được câu viết của Thánh Phaolô trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Thesalônica : “Hãy cầu nguyện liên lỉ, luôn luôn và hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh “ (5, 17-18). Lời lẽ của Thánh Tông đồ đã khiến người đàn ông này xúc động và ông tự hỏi làm thế nào có thể cầu nguyện mà không bị gián đoạn, vì cuộc sống của chúng ta bị phân mảnh thành rất nhiều khoảnh khắc khác nhau, vốn không luôn làm ta tập trung.
Từ câu hỏi này, ông bắt đầu cuộc tìm hiểu của mình, một điều sẽ dẫn ông khám phá ra việc gọi là cầu nguyện bằng trái tim. Nó bao gồm việc lặp đi lặp lại bằng đức tin câu: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!”. “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!” Một lời cầu nguyện đơn giản, nhưng rất đẹp đẽ. Một lời cầu nguyện, dần dần, tự thích ứng với nhịp thở và kéo dài suốt cả ngày. Nó ra sao vậy? “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!”. Tôi không nghe được anh chị em. Nói lớn hơn chút đi! “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!”. Và anh chị em hãy lặp đi lặp lại câu đó, lặp đi lặp lại, nhé! Điều này rất quan trọng. Thật vậy, hơi thở không bao giờ ngừng, ngay cả khi chúng ta ngủ; và cầu nguyện là hơi thở của cuộc sống…
Thánh Gioan Kim Khẩu, một mục tử khác biết chú ý đến cuộc sống đời thực, đã giảng: “Bạn có thể cầu nguyện cả khi đi dạo nơi công cộng hoặc đi dạo một mình, hoặc ngồi trong cửa hàng của bạn, trong khi mua bán, hoặc ngay cả khi đang nấu ăn” (Giáo Lý HTCG, số 2743). Những lời cầu nguyện ngắn: “Lạy Chúa, xin thương xót chúng con”, “Lạy Chúa, xin phù giúp con”. Như thế, cầu nguyện là một loại khuông nhạc, trong đó, chúng ta khắc ghi giai điệu cuộc đời mình. Nó không trái ngược với việc làm hàng ngày, nó không mâu thuẫn với nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm nho nhỏ; có thể nói, đó là nơi mọi hành động tìm thấy ý nghĩa, lý do và sự bình yên của cuộc sống nhờ cầu nguyện…
Mọi sự trong con người đều có tính “nhị phân”: cơ thể chúng ta cân đối, chúng ta có hai cánh tay, hai con mắt, hai bàn tay… Vì vậy, công việc và cầu nguyện cũng bổ sung cho nhau. Cầu nguyện – vốn là “hơi thở” của mọi sự - vẫn là tấm phông sống động của công việc, ngay cả trong những thời điểm mà điều này không minh nhiên. Thật vô nhân đạo khi anh chị em bị cuốn hút vào công việc đến mức không còn tìm được thì giờ để cầu nguyện… thời gian dành riêng để ở với Thiên Chúa làm sống lại đức tin, một điều giúp chúng ta trong các thực tế sống, và ngược lại, đức tin nuôi dưỡng việc cầu nguyện, không gián đoạn. Trong tính tuần hoàn giữa đức tin, đời sống và cầu nguyện này, người ta giữ ngọn lửa đời sống Kitô hữu luôn cháy sáng, điều mà Thiên Chúa luôn mong đợi nơi chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 09/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

THÁNH THI KINH SÁNG


Ánh bình minh đã nhuốm hồng khóm trúc,
Hãy mở hồn cho toả ngát hương kinh,
Nguyện suốt ngày trong mọi nơi mọi lúc,
Chúa giữ ta khỏi vương vấn tội tình.
Này ngôn ngữ, xin dằn cho êm lại,
Nỗi bất bình, thu xếp gọn một bên,
Còn đôi mắt, ngăn đừng cho cuồng dại
Thu bóng hình những ảo ảnh phù vân.
Cho tấc dạ trinh bạch như tuyết trắng,
Mãi can trường trong thử thách đau thương,
Khi tiết độ, khi cầu kinh nguyện ngắm,
Vững tâm theo đường đạo lý luân thường.
Ngày vừa xế, Chúa cuốn thời gian lại,
Mảnh trời tây còn bảng lảng bóng vàng,
Ta sẽ được Chúa khoan hồng thanh tẩy,
Vui ngập lòng, ta miệng hát vang vang :
Vinh danh Chúa, lạy Ngôi Cha hằng có,
Vinh danh Ngài, tâu Thánh Tử Giê-su,
Vinh danh Ngài, lạy Thánh Thần Thiên Chúa,
Tự muôn đời và mãi tới thiên thu.
Đọc tiếp »

HỌC VỚI CHÚA KITÔ



Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần X- Mùa TN



Đọc tiếp »

KHẨN TRƯƠNG CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ (ĐTC Phanxicô, 01/06/2022)


“…Toàn xã hội phải khẩn trương chăm sóc người già của mình, họ là kho báu của xã hội! những người ngày càng đông và cũng thường là những người bị bỏ rơi nhiều nhất. Khi chúng ta nghe đến những người cao niên bị tước quyền tự chủ, an ninh, thậm chí cả ngôi nhà của họ, chúng ta hiểu rằng sự mâu thuẫn trong tư tưởng của xã hội ngày nay liên quan đến tuổi già không phải là vấn đề của những trường hợp khẩn cấp thỉnh thoảng mới xẩy ra, mà là một nét đặc trưng của nền văn hóa vứt bỏ đang đầu độc thế giới chúng ta đang sống. Vị cao niên trong Thánh vịnh bộc bạch sự chán nản của mình với Thiên Chúa: cụ nói, "Vì thù địch nặng lời chống đối, quân rình hại mạng con đã nhất trí bày mưu, bảo nhau rằng : ‘Thiên Chúa bỏ hắn rồi, cứ truy nã, bắt hắn đi, chẳng có ai cứu hắn đâu mà!’” (Tv 71,10-11).
Hậu quả thật chết người. Tuổi già không những mất phẩm giá của nó mà thậm chí cả các nghi ngờ rằng mình xứng đáng được tiếp tục. Bằng cách này, tất cả chúng ta đều bị cám dỗ muốn che giấu việc dễ bị tổn thương của mình, che giấu bệnh tật, tuổi tác và thâm niên của mình, bởi vì chúng ta sợ chúng loan báo trước việc chúng ta mất phẩm giá. Chúng ta hãy tự hỏi mình: dẫn khởi cảm giác này có hợp với con người không? Làm thế nào nền văn minh hiện đại, tiên tiến và hữu hiệu như thế lại khó chịu với bệnh tật và tuổi già? Làm thế nào nó che giấu bệnh tật, nó che giấu tuổi già? Và làm thế nào nền chính trị, vốn hết sức cam kết trong việc ấn định các giới hạn của một cuộc sống có phẩm giá, lại cùng một lúc vô cảm đối với phẩm giá của một cuộc sống chung đầy yêu thương với người già và người bệnh?
Vị cao niên của Thánh vịnh mà chúng ta vừa nghe, người đàn ông lớn tuổi coi tuổi già của mình như một thất bại này, tái khám phá sự tín thác nơi Chúa. Cụ cảm thấy cần được giúp đỡ. Và cụ hướng về Thiên Chúa. Khi bình luận về Thánh vịnh này, Thánh Augustinô đã khuyến khích người già: “Đừng sợ bạn bị bỏ rơi trong sự yếu đuối đó, trong tuổi già đó. … Tại sao bạn sợ hãi Người sẽ bỏ rơi bạn, Người sẽ đuổi bạn đi vì tuổi già, khi sức lực của bạn đã không còn? Đúng lúc đó trong bạn sẽ có sức mạnh của Người, khi sức mạnh của bạn không còn” (Diễn giải về Thánh vịnh 36, 881-882), đó là điều chính thánh Augustinô đã nói.
Và tác giả Thánh vịnh lớn tuổi cầu xin: “Vì Ngài công chính, xin cứu vớt và giải thoát con, ghé tai nghe và thương cứu độ. Xin Ngài nên như núi đá cho con trú ẩn, như thành trì để cứu độ con, núi đá và thành trì bảo vệ con, chính là Ngài” (các câu 2-3). Lời cầu khẩn làm chứng cho lòng thành tín của Thiên Chúa và kêu gọi khả năng của Người làm sống lại các lương tâm đã bị phân tán bởi sự vô cảm đối với dòng sống trần gian, một dòng sống phải được bảo vệ toàn vẹn. Cụ lại cầu nguyện như sau: “Lạy Thiên Chúa, xin đừng nỡ xa con, lạy Thiên Chúa, xin Ngài mau trợ giúp! Ước chi những người muốn hại mạng sống con đều phải chết nhục nhã ê chề; kẻ tìm cách gây hoạ cho con phải muôn vàn nhuốc nhơ xấu hổ” (câu 12-13)…” (ĐTC Phanxicô, 01/06/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2022

GIẢNG LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ (ĐTC Phanxicô, 06/06/2021)


“Chúa Giêsu sai các môn đệ đi dọn chỗ để cử hành bữa ăn Vượt qua. Chính các môn đệ đã hỏi Người: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?” (Mc 14,12)…
Đầu tiên là hình ảnh của người đàn ông mang một vò nước (Mc 14, 13). Đó là một chi tiết có vẻ thừa thãi. Nhưng người đàn ông hoàn toàn vô danh đó lại trở thành người dẫn đường cho các môn đệ đang tìm kiếm nơi mà sau này sẽ được gọi là Phòng Tiệc Ly. Và cái vò đựng nước chính là dấu hiệu nhận biết: đó là dấu chỉ khiến chúng ta liên tưởng đến loài người đang khát nước, luôn tìm kiếm một nguồn nước, và khi nguồn nước cạn kiệt thì tìm nguồn nước khác. Tất cả chúng ta đều bước qua cuộc đời với một chiếc vò trên tay: tất cả chúng ta, mỗi người trong chúng ta, đều khao khát tình yêu, niềm vui, một cuộc sống thành công trong một thế giới nhân văn hơn. Và đối với cơn khát này, nước của thế gian là vô ích, bởi vì đó là một cơn khát rất sâu xa, mà chỉ Thiên Chúa mới có thể thỏa mãn…
Vì vậy, để cử hành Bí tích Thánh Thể, trước hết chúng ta phải nhận ra sự khát khao Thiên Chúa của chính mình: cảm thấy cần đến Người, khao khát sự hiện diện của Người và tình yêu của Người, ý thức rằng chúng ta không thể làm điều đó một mình nhưng chúng ta cần thức ăn và thức uống mang đến cuộc sống vĩnh cửu để nâng đỡ chúng ta trên đường. Chúng ta có thể nói thảm kịch của ngày hôm nay là cơn khát thường bị dập tắt. Những câu hỏi về Thiên Chúa đã bị dập tắt, lòng khao khát Ngài đã phai tàn, những người tìm kiếm Thiên Chúa ngày càng trở nên hiếm hoi. Thiên Chúa không còn thu hút bởi vì chúng ta không còn cảm thấy sự khát khao sâu thẳm của mình.
…hình ảnh Chúa Giêsu bẻ Bánh. Đó là cử chỉ tuyệt hảo của Thánh Thể, là cử chỉ căn tính trong đức tin chúng ta, là nơi chúng ta gặp gỡ Chúa, Đấng tự hiến để làm cho chúng ta được tái sinh vào một cuộc sống mới. Cử chỉ này cũng gây chấn động: từ trước đến nay, những con chiên được sát tế và hiến dâng cho Thiên Chúa, thì bây giờ chính Chúa Giêsu đã tự làm con chiên và tự hiến tế để ban sự sống cho chúng ta. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta chiêm ngắm và tôn thờ Thiên Chúa tình yêu. Chính Chúa không phá vỡ ai cả nhưng phá vỡ chính Ngài. Chính Chúa không đòi hỏi hy sinh nhưng hy sinh chính mình. Chính Chúa không đòi gì nhưng lại ban cho tất cả.
Cử hành và sống Bí tích Thánh Thể, chúng ta cũng được mời gọi sống tình yêu này. Anh chị em không thể bẻ Bánh Thánh Thể nếu trái tim anh chị em khép kín với anh chị em mình. Anh chị em không thể ăn Bánh này nếu anh chị em không cho kẻ đói ăn. Anh chị em không thể chia sẻ Bánh này nếu anh chị em không chia sẻ những đau khổ của những người đang quẫn bách. Mọi sự sẽ qua đi, kể cả những phụng vụ Thánh Thể long trọng của chúng ta, cuối cùng chỉ còn lại tình yêu. Và kể từ nay trở đi, Thánh Thể của chúng ta biến đổi thế giới đến mức chúng ta để cho chính mình được biến đổi và trở thành tấm bánh bẻ ra cho người khác…” (ĐTC Phanxicô, 06/06/2021)
Đọc tiếp »

THÁNH THỂ : TÌNH YÊU TRAO BAN, CHỮA LÀNH (ĐTC Phanxicô, 06/06/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay, tại Ý và các nước khác, Lễ Trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô được cử hành. Tin Mừng trình bày cho chúng ta câu chuyện Bữa Tiệc Ly (Mc 14:12-16:22-26). Lời nói và cử chỉ của Chúa đánh động tâm hồn chúng ta: Người cầm lấy bánh trong tay, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ và nói: “Anh em hãy cầm lấy, này

là Mình Thầy “ (c. 22).
Như thế, với sự đơn giản, Chúa Giêsu ban cho chúng ta bí tích vĩ đại nhất. Cử chỉ của Người là một cử chỉ khiêm tốn trao ban, một cử chỉ chia sẻ. Ở tột đỉnh cuộc đời, Ngài không phân phát bánh mì dư dật cho đám đông ăn, nhưng tự bẻ mình ra trong bữa ăn tối Vượt Qua với các môn đệ. Bằng cách này, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng mục tiêu của cuộc đời nằm ở việc cho đi chính mình, và điều lớn lao nhất là phục vụ. Và hôm nay chúng ta tìm thấy sự cao cả của Thiên Chúa trong một tấm Bánh, trong sự mong manh mà tràn ngập tình yêu thương, tràn ngập sự chia sẻ. Mong manh là từ mà tôi muốn nhấn mạnh. Chúa Giêsu trở nên mỏng manh như tấm bánh bị bẻ ra và vỡ vụn. Nhưng sức mạnh của Ngài nằm ở sự mong manh này. Trong Bí tích Thánh Thể, mong manh là sức mạnh: đó là sức mạnh của tình yêu trở nên nhỏ bé để được chấp nhận và không sợ hãi; sức mạnh của tình yêu thương bẻ ra chia cắt để nuôi dưỡng và trao ban sự sống; sức mạnh của tình yêu vỡ ra để mang tất cả chúng ta lại với nhau trong sự hiệp nhất…
Mỗi khi chúng ta lãnh nhận Bánh sự sống, Chúa Giêsu lại đến để ban cho sự yếu đuối của chúng ta một ý nghĩa mới. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta quý giá trong mắt Ngài hơn chúng ta nghĩ. Ngài nói với chúng ta rằng Ngài rất vui nếu chúng ta chia sẻ sự yếu đuối của chúng ta với Ngài. Ngài lặp lại với chúng ta rằng lòng nhân từ của Ngài không sợ những đau khổ của chúng ta. Lòng thương xót của Chúa Giêsu không sợ những khốn khổ của chúng ta. Và trên tất cả, bằng tình yêu thương, lòng thương xót ấy chữa lành chúng ta khỏi những yếu đuối mà chúng ta không thể tự mình chữa lành. Chúng ta có thể nghĩ: Yếu đuối nào? Cảm giác phẫn uất đối với những người đã làm tổn thương chúng ta – chỉ điều này thôi cũng cho thấy chúng ta không thể tự chữa lành; rồi còn thái độ xa cách người khác và cô lập bản thân - chúng ta cũng không thể tự chữa lành; khóc lóc và than phiền mà không tìm thấy được sự bình yên; ngay cả điều này, chúng ta cũng không thể chữa lành một mình. Chính Người chữa lành chúng ta bằng sự hiện diện của Người, bằng tấm bánh của Người, bằng Bí tích Thánh Thể.
Bí tích Thánh Thể là liều thuốc hữu hiệu chống lại những sự khép kín này. Thật vậy, Bánh Sự Sống chữa lành những cứng nhắc và biến chúng thành sự ngoan ngoãn. Bí tích Thánh Thể chữa lành vì bí tích ấy kết hợp chúng ta với Chúa Giêsu: làm cho lối sống của chúng ta đồng hóa với lối sống của Người, nghĩa là có khả năng trao ban và hiến thân cho anh em, và đáp trả điều ác với điều thiện. Bí tích Thánh Thể ban cho chúng ta can đảm để thoát ra khỏi chính mình và cúi xuống với tình yêu thương trên sự yếu đuối của người khác. Như Chúa làm với chúng ta. Đây là luận lý của Bí tích Thánh Thể: chúng ta đón nhận Chúa Giêsu, Đấng yêu thương chúng ta và chữa lành những yếu đuối của chúng ta để yêu thương người khác và giúp đỡ họ khi họ yếu đuối. Và làm điều này, trong suốt cuộc đời…
Xin Đức Trinh Nữ, nơi Mẹ, Chúa đã trở nên xác phàm, giúp chúng con biết đón nhận ân sủng Thánh Thể với tấm lòng biết ơn và để cuộc đời chúng ta trở nên một món quà. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể làm cho chúng ta trở thành một món quà cho người khác.” (ĐTC Phanxicô, 06/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần X-TN



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2022

NƠI ÊLIA Ở ẨN


Bài đọc 1 thứ hai và ba trong tuần 10 thường niên, ngay sau lễ Hiện Xuống cho ta thấy hình ảnh của ngôn sứ Êlia ẩn mình nơi hoang đia, được Chúa nuôi cách đặc biệt “Buổi sáng, quạ mang bánh và thịt cho ông ; buổi chiều, quạ cũng mang như vậy. Nước ông uống là nước suối.” (1V 17, 6), rồi khi nạn đói đến lại được bà goá Sarepta nuôi bằng hủ bột không vơi (1V 17, 7-16).
Các nhà tu chiêm niệm (dòng kín) coi Êlia như ông tổ tu trì sa mạc, hoang địa, xa cách con người, chỉ còn gặp riêng Thiên Chúa mà thôi. Phan Thiết cũng vừa khánh thành cộng đoàn Cat-Minh (Carmel) này.
Xin đăng lại nơi hoang địa Êlia đã sống mà mình có dịp may đến đó năm 2014, chỉ tiếc cái hang nơi quạ nuôi ông lúc đó đang sửa, không được vào. Đường lên núi Carmel hoang sơ, có dòng tu kín nơi vách núi cheo leo, đi bộ vào thăm khá xa, tách biện hẵn cuộc sống tiện nghi hiện đại…
Lạy Chúa, dù sống giữa đô thị đông đảo, ồn ào, tốc độ… xin cho chúng con biết tìm nơi thanh vắng gặp riêng Chúa để được bồi dưỡng tinh thần… Amen.
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần X-TN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2022

Thứ hai, Tuần X -TN



Đọc tiếp »

THÁNH PHÊRÔ KHUYÊN BẢO MỤC TỬ

1Pr5,1-4:
Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc hàng kỳ mục, lại là chứng nhân những đau khổ của Đức Ki-tô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai. Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em : lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. Như thế, khi Vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát.
Đọc tiếp »

ÔNG GIÓP ĐƯỢC PHỤC HỒI, Trích sách Gióp (G 42, 7-17) :


7 Sau khi nói những lời ấy với ông Gióp, ĐỨC CHÚA phán với ông Ê-li-phát, người Tê-man : “Ta bừng bừng nổi giận với ngươi và cả hai người bạn của ngươi nữa, bởi vì các ngươi đã không nói đúng đắn về Ta như Gióp, tôi tớ của Ta. 8 Vậy, bây giờ các ngươi hãy bắt bảy con bò và bảy con cừu, rồi đi gặp Gióp, tôi tớ của Ta. Các ngươi hãy dâng lễ toàn thiêu để cầu cho các ngươi, và Gióp, tôi tớ của Ta, sẽ chuyển cầu cho các ngươi. Ta sẽ đoái nhìn nó và sẽ không xử với các ngươi xứng với sự ngu xuẩn của các ngươi, vì các ngươi đã không nói đúng đắn về Ta như Gióp, tôi tớ của Ta.”
Vậy ông Ê-li-phát người Tê-man, ông Bin-đát người Su-a và ông Xô-pha người Na-a-mát, đã đi làm những điều ĐỨC CHÚA phán với họ. ĐỨC CHÚA đã đoái nhìn đến ông Gióp.
10 Vậy ĐỨC CHÚA đã khôi phục tài sản cho ông Gióp, khi ông chuyển cầu cho các bạn của mình. ĐỨC CHÚA đã tăng gấp đôi những gì ông Gióp đã có trước kia. 11 Tất cả anh em, chị em ông, tất cả bạn bè cũ lại tìm đến ông ; họ đã cùng ăn bánh trong nhà của ông. Họ chia buồn và an ủi ông về tất cả tai hoạ ĐỨC CHÚA đã giáng xuống trên ông. Mỗi người tặng ông một đồng tiền bạc và một chiếc nhẫn vàng. 12 ĐỨC CHÚA giáng phúc cho những năm cuối đời của ông Gióp nhiều hơn trước kia. Ông có mười bốn ngàn con chiên, sáu ngàn lạc đà, một ngàn đôi bò và một ngàn lừa cái.
13 Ông sinh được bảy con trai và ba con gái. 14 Ông đặt tên cho cô thứ nhất là “Bồ Câu”, cô thứ hai là “Hoa Quế” và cô thứ ba là “Phấn Thơm”. 15 Trong khắp xứ, người ta không sao tìm được những thiếu nữ xinh đẹp như con gái ông Gióp. Cha của các cô đã chia gia tài cho các cô như cho các anh em trai.
16 Sau đó, ông Gióp còn sống thêm một trăm bốn mươi năm nữa, ông được thấy con cái cháu chắt đến bốn đời. 17 Ông Gióp đã qua đời và tuổi thọ của ông rất cao.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2022

CHÚA NHẬT, CHÚA THÁNH THẦN HIÊN XUỐNG



Đọc tiếp »

KỶ NIỆM THLM TRẺ LẦN 2 (nguồn: Web GpPT)


Lần 2 đồng hành với các cha trẻ dịp thường huấn linh mục:
“Vào ngày 2 và 3 tháng 6 năm 2022, quý cha 5 năm đầu đời linh mục trong giáo phận Phan Thiết đã quy tụ về giáo xứ Rạng để tham dự buổi thường huấn. Đồng hành với các cha có Đức cha Giuse, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy, Cha Phaolô Hoàng Đức Dũng, Cha Fx. Lê Nguyên Thao, Cha Giuse Lê Minh Hà và các thầy Phó tế. Đặc biệt, trong dịp này, có sự hiện diện quý báu của tiến sĩ Michael Downy, tên tiếng Việt là “thầy Tâm”. Ông

là giáo sư thần học và linh đạo tại một số đại học, chủng viện ở Bắc Mỹ và các nước khác. Ông cũng là tác giả của hơn 20 cuốn sách. Lưu tâm thần học của ông là những người bị tổn thương và những ai bên lề xã hội.
Trong buổi chia sẻ vào chiều ngày 02/6, tiến sĩ Downey nói đến tầm quan trọng của việc thường huấn, hay là việc đào tạo trường kỳ của mỗi linh mục. Ông nêu lên bốn chiều kích mà việc thường huấn cần lưu tâm: nhân bản, tri thức, thiêng liêng và mục vụ. Ông nhấn mạnh rằng việc thường huấn cần được diễn ra hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần chứ không chỉ mỗi tháng. Khi đào tạo trường kỳ như thế, chúng ta cần lưu tâm đến con người như là một sự thống nhất toàn diện của bốn chiều kích trên, và chúng cần được lưu tâm cùng với nhau, không được tách biệt hay bỏ quên chiều kích nào.
Buổi sáng ngày 03/6, các cha trẻ được nghe trình bày về một số vấn đề liên quan đến giáo lý của giáo phận, cũng như một số công việc của tiến trình Hiệp Hành giai đoạn 4, cấp giáo phận.
Giữa hai phần chia sẻ, vào sáng ngày 03/6, mọi người đã cùng tham dự thánh lễ trong bầu khí hiệp hành bên Vị Cha Chung giáo phận, cảm nhận được sự ưu ái và ưu tư của Đức Cha dành cho các Linh mục trong 5 năm đầu đời. Kết thúc những ngày thường huấn tháng 6 với bữa cơm trưa ấm tình huynh đệ.” (Web GpPT)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2022

KINH NGUYỆN NƠI NGƯỜI CÔNG CHÍNH (Pope Fr, 27/05/2020)

“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Chúng ta dành bài giáo lý hôm nay để nói về kinh nguyện của những người công chính.
Ý định của Thiên Chúa đối với nhân loại thật là tốt lành, nhưng trong đời sống thường nhật, chúng ta thấy có sự ác hiện diện. Các chương đầu tiên của sách Sáng thế mô tả sự bành trướng từ từ của tội lỗi trong cuộc sống con người. Adong và Evà (Xc. St 3,1-7) nghi ngờ ý hướng nhân từ của Thiên Chúa. Họ nghĩ Chúa là một thần minh ghen tị, ngăn cản hạnh phúc của họ. Từ đó nảy sinh sự nổi loạn: họ không còn tin tưởng nơi một Đấng Tạo Hóa quảng đại, mong muốn hạnh phúc cho họ. Tâm hồn họ, chiều theo cám dỗ của ma quỷ, mơ ước được toàn năng: “Nếu chúng ta ăn trái cây này, chúng ta sẽ trở nên như Thiên Chúa” (Xc v.5). Nhưng kinh nghiệm đi theo chiều hướng ngược lại: mắt họ mở ra và họ thấy mình trần trụi (v.7).
“Sự ác càng trở nên mạnh mẽ hơn với thế hệ thứ hai của loài người: đó là vụ Cain và Abel (Xc. St 4,1-16). Cain ghen với em mình; mặc dù chính anh ta là con trưởng, nhưng Cain coi Abel như đối thủ, một người âm mưu chiếm đoạt quyền thượng của anh ta. Sự ác xuất hiện trong tâm hồn Cain và hắn không thể cầm hãm nó. Và thế là câu chuyện về tình huynh đệ đầu tiên kết thúc bằng một cuộc giết người.
Trong dòng dõi Cain có những nghề thủ công và nghệ thuật được phát triển, nhưng cũng có cả bạo lực nữa, được biểu lộ qua bài ca đau thương của Lamec, giống như một bài ca thù hận: “Tôi đã giết một người vì một vết thương của tôi và giết một đứa trẻ vì sây sát của tôi [...] Cain sẽ bị báo thù 7 lần, nhưng Lamec sẽ được phục thù 77 lần” (St 4,23-24). Và thế là sự ác lan rộng như vết dầu loang, đến độ chiếm toàn bức tranh: “Chúa thấy rằng sự gian ác của loài người lan tràn trên trái đất và mỗi ý định trong tâm hồn con người không là gì khác hơn là điều ác, mãi mãi” (St 6.5). Những bích họa lớn về đại hồng thủy (Chương 6-7) và tháp Babel (chương 11) cho thấy cần có một sự bắt đầu lại, như một công trình tạo dựng mới, sẽ được viên mãn trong Chúa Kitô.
Sự hiện diện của những người công chính
Tuy nhiên, trong những trang đầu tiên của Kinh thánh, cũng có một câu chuyện khác được viết lên, kém nổi bật, khiêm tốn và đạo đức hơn, diễn tả sự phục hồi niềm hy vọng. Tuy hầu như tất cả mọi người đều cư xử một cách tàn bạo, biến căm thù và chinh phục thành động lực lớn của cuộc nhân sinh, nhưng cũng có những người có khả năng chân thành cầu khẩn Thiên Chúa, viết lên vận mệnh con người một cách khác.
Abel đã dâng tiến Thiên Chúa một hy lễ các của đầu mùa. Sau khi Abel chết, Adong và Eva có một người con thứ ba là Set, từ đó sinh ra Enos, có nghĩa là “phàm nhân hay chết”, và người ta nói: “Thời đó người ta bắt đầu cầu khẩn danh Chúa” (4,26). Rồi Enoc xuất hiện, là nhân vật “đồng hành với Thiên Chúa” và đã được cất lên trời (Xc. 5,22.24). Và sau cùng là chuyện ông Noe, người công chính, “cùng đi với Thiên Chúa” (6,9), và Thiên Chúa có ý định xóa bỏ nhân loại (Xc. 6,7-8).”
Khi đọc những câu chuyện ấy, ta có cảm tưởng kinh nguyện là bờ đê, là nơi nương náu của con người, trước làn sóng tràn đầy sự ác gia tăng trên thế giới. Nhìn cho kỹ, chúng ta cũng cầu nguyện để được cứu thoát khỏi chính mình. Những người cầu nguyện trong những trang đầu tiên của Kinh thánh là những người kiến tạo hòa bình; thực vậy, kinh nguyện, khi chân thành, giải thoát khỏi những bản năng bạo lực và là một cái nhìn hướng về Thiên Chúa, để Ngài tái chăm sóc tâm hồn con người. Ta đọc trong Sách Giáo Lý: “Phẩm tính ấy của kinh nguyện là điều được nhiều người công chính trong mọi tôn giáo sống thực” (CCC 2599). Kinh nguyện vun trồng những mảnh vườn tái sinh, tại những nơi mà oán thù của con người chỉ có thể làm cho sa mạc lan rộng.
Đó là lý do tại sao chủ quyền của Thiên Chúa tiến qua những người nam nữ ấy, họ thường bị hiểu lầm và bị gạt ra ngoài lề trong thế giới. Nhưng thế giới sống và tăng trưởng là nhờ sức mạnh của Thiên Chúa mà những tôi tớ của Ngài lôi kéo xuống nhờ kinh nguyện của họ. Đó là một loạt người không ồn ào, ít khi được nói đến trong thời sự, nhưng rất quan trọng để trả lại niềm tín thác cho thế giới! (Pope Fr, 27/05/2020)
Đọc tiếp »

CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN CHO TA (ĐTC Phanxicô, 02/06/2021)


“Các sách Tin Mừng cho chúng ta thấy sự cầu nguyện là nền tảng ra sao trong mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Điều này thấy rõ trong việc lựa chọn người sẽ trở thành Tông đồ. Thánh Luca đặt việc lựa chọn các ngài chính trong bối cảnh cầu nguyện, và ngài viết: “Trong những ngày này, Người lên núi cầu nguyện; và suốt đêm Người tiếp tục cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Và khi đến sáng, Người gọi các môn đệ của Người, và chọn trong số họ mười hai người, những người mà Người đặt làm tông đồ ”(6, 12-13). Chúa Giêsu chọn các tông đồ sau một đêm cầu nguyện. Dường như không có tiêu chuẩn nào trong sự lựa chọn này ngoài lời cầu nguyện, cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với Chúa Cha...
Lời cầu nguyện cho bạn hữu của Người liên tục tái xuất hiện trong cuộc đời Chúa Giêsu. Các Tông đồ đôi khi trở thành lý do khiến Người lo lắng, nhưng Chúa Giêsu, vì Người tiếp nhận họ từ Chúa Cha, sau khi cầu nguyện, nên Người mang họ trong lòng, ngay cả khi họ sai lầm, ngay cả khi họ sa ngã...
“Nhưng thưa cha, nếu con phạm tội trọng, Chúa Giêsu có yêu con không?" - "Có" - "Và Chúa Giêsu có tiếp tục cầu nguyện cho con không?" - “Có” - “Nhưng nếu con đã làm những điều tồi tệ nhất, và hơn thế nữa, phạm quá nhiều tội lỗi… Chúa Giêsu có tiếp tục cầu nguyện cho con không?” - "Có". Tình yêu của Chúa Giêsu, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho mỗi người chúng ta không bao giờ ngừng, nó không bao giờ ngừng, mà còn trở nên mãnh liệt hơn, và chúng ta nằm ở trung tâm lời cầu nguyện của Người! Chúng ta phải luôn ghi nhớ điều này: Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi, Người đang cầu nguyện trước mặt Chúa Cha và làm Chúa Cha nhìn thấy các thương tích mà Người mang bên mình, để Chúa Cha thấy cái giá của ơn cứu rỗi chúng ta, đó là tình yêu Người dành cho chúng ta. Nhưng trong giờ phút này, mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ xem: trong giờ phút này, Chúa Giêsu có cầu nguyện cho tôi hay không? Có. Đây là sự chắc chắn tuyệt vời mà chúng ta phải có...
Từ việc duyệt qua Sách Tin Mừng nhanh chóng này, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu không chỉ muốn chúng ta cầu nguyện như Người cầu nguyện, mà còn bảo đảm với chúng ta rằng, ngay cả khi các nỗ lực cầu nguyện của chúng ta hoàn toàn vô dụng và vô hiệu, chúng ta luôn có thể trông cậy vào lời cầu nguyện của Người. Chúng ta phải ý thức điều này: Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi. Có hồi, một vị giám mục tốt bụng nói với tôi rằng vào một thời điểm rất tồi tệ trong cuộc đời ngài, một thử thách rất, rất, rất lớn, trong đó mọi sự chìm trong bóng tối, ngài nhìn lên Vương cung thánh đường và thấy câu này được viết rõ ràng: “Tôi, Phêrô, sẽ cầu nguyện cho bạn”. Và điều này đã tiếp thêm sức mạnh và an ủi cho ngài. Và điều an ủi này xảy ra bất cứ khi nào mỗi người chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho mình.
Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta. Ngay thời điểm này, ngay chính khoảnh khắc này. Anh chị em hãy làm ghi nhớ điều này, lặp đi lặp lại điều này. Khi gặp khó khăn, khi anh chị em cảm thấy sức hút quỹ đạo kéo vào xao lãng, hãy nhớ: Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho tôi. Nhưng thưa cha, điều này có đúng không? Đúng như thế! Chính Người đã nói điều đó. Chúng ta đừng quên rằng điều nâng đỡ mỗi chúng ta trong cuộc sống là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho mỗi người chúng ta, với tên và họ của chúng ta, trước mặt Chúa Cha, chỉ cho Người các thương tích vốn là giá mua ơn cứu rỗi cho chúng ta.
Ngay cả khi những lời cầu nguyện của chúng ta chỉ là lời lắp bắp, nếu chúng ta bị lung lay bởi một đức tin dao động, chúng ta đừng bao giờ ngừng tín thác nơi Người: Tôi không biết cầu nguyện như thế nào nhưng Người cầu nguyện cho tôi. Được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, những lời cầu nguyện rụt rè của chúng ta dựa trên đôi cánh đại bàng và bay lên Thiên đường. Anh chị em đừng quên: Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho tôi. Ngay lúc này? Đúng, ngay lúc này. Trong giây phút thử thách, trong giây phút phạm tội, ngay cả trong tội lỗi đó, Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho tôi với rất nhiều yêu thương.” (ĐTC Phanxicô, 02/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần VII- Mùa PS



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2022

CHÚA LÊN TRỜI (ĐTC Phanxicô, 29/05/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Hôm nay ở Ý và ở nhiều quốc gia khác, Lễ Thăng Thiên của Chúa, tức là sự trở về với Chúa Cha, được cử hành. Trong Phụng vụ, Tin Mừng theo thánh Luca thuật lại cuộc hiện ra cuối cùng của Chúa Kitô Phục Sinh với các môn đệ (x. 24,46-53). Cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu đạt đến đỉnh cao chính xác với sự Thăng Thiên, mà chúng ta

cũng tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Người lên trời ngự bên hữu Chúa Cha”.
Sự kiện này có ý nghĩa gì? Chúng ta nên giải thích sự kiện ấy như thế nào? Thưa: Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy tập trung vào hai hành động mà Chúa Giêsu thực hiện trước khi lên Trời: trước tiên, Người loan báo ơn Thánh Thần, và sau đó Người chúc lành cho các môn đệ. Ngài loan báo ân sủng Thánh Linh, và Ngài chúc lành.
Trước hết, Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài: “Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa” (câu 49). Chúa Giêsu đang đề cập đến Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi, Đấng sẽ đồng hành với họ, hướng dẫn họ, hỗ trợ họ trong sứ mệnh của họ, bảo vệ họ trong các trận chiến tâm linh. Và như vậy, chúng ta hiểu một điều quan trọng: Chúa Giêsu không bỏ rơi các môn đệ. Ngài lên Thiên đàng, nhưng Ngài không để họ mồ côi. Đúng hơn, chính xác bằng cách đi lên cùng Chúa Cha, ngài bảo đảm sự tràn đầy của Chúa Thánh Thần, của Thánh Linh Thiên Chúa. Trong một dịp khác, Người đã nói: “Thầy ra đi là có lợi cho anh em, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Bảo Trợ, tức là Thần Khí, sẽ không đến với anh em” (Ga 16,7).
Ở đây, chúng ta cũng thấy tình yêu của Chúa Giêsu dành cho chúng ta: Ngài hiện diện nhưng không muốn giới hạn tự do của chúng ta. Trái lại, Người để lại không gian cho chúng ta, bởi vì tình yêu đích thực luôn tạo ra sự gần gũi không gò bó, không chiếm hữu, gần gũi nhưng không chiếm hữu; ngược lại, tình yêu đích thực khiến chúng ta trở thành nhân vật chính. Và bằng cách này, Chúa Giêsu Kitô bảo đảm với chúng ta rằng, “Thầy sẽ đến cùng Cha, và anh em sẽ được mặc lấy quyền năng từ trên cao: Thầy sẽ sai Thánh Thần của Thầy đến và với sức mạnh của Ngài, anh em sẽ tiếp tục công việc của Thầy trong thế gian!” (xem Lc 24,49). Và như vậy, khi lên Thiên đàng, thay vì ở lại bên cạnh một vài người với thân xác của mình, Chúa Giêsu trở nên gần gũi với tất cả mọi người qua Thánh Linh. Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Giêsu hiện diện trong chúng ta, vượt qua mọi rào cản của thời gian và không gian, để làm cho chúng ta trở thành chứng nhân của Người trên thế giới.
Ngay sau đó là hành động thứ hai, Chúa Kitô giơ tay và chúc lành cho các môn đệ (xem câu 50). Đó là một cử chỉ tư tế. Từ thời Aarôn, Thiên Chúa đã giao cho các thầy tế lễ nhiệm vụ chúc lành cho dân (x.Nhm 6,36). Tin Mừng muốn nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu là vị tư tế vĩ đại của cuộc đời chúng ta. Chúa Giêsu lên với Chúa Cha để cầu thay cho chúng ta, để trình bày nhân tính của chúng ta cho Người. Như vậy, trước mắt Chúa Cha, với nhân tính của Chúa Giêsu, có và sẽ luôn luôn có sự sống của chúng ta, là hy vọng của chúng ta, là vết thương của chúng ta. Vì vậy, khi Ngài “xuất hành” lên Thiên đàng, Chúa Kitô “dọn đường” cho chúng ta, Ngài đi chuẩn bị một chỗ cho chúng ta, và từ lúc này trở đi, Ngài cầu thay cho chúng ta, để chúng ta luôn được đồng hành và nhận được phúc lành bởi Chúa Cha.” (ĐTC Phanxicô, 29/05/2022)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần VII- Mùa PS





Đọc tiếp »

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

Thứ năm, Tuần VII- Mùa PS



Đọc tiếp »

XIN ÂN SỦNG CHÚA BAN NGÀY MỘT GIA TĂNG

2Pr1:
Anh em thân mến, chúc anh em được đầy tràn ân sủng và bình an, nhờ được biết Thiên Chúa và Đức Giê-su, Chúa chúng ta.
3 Thật vậy, Đức Ki-tô đã lấy thần lực của Người mà ban tặng chúng ta tất cả những gì giúp chúng ta được sống và sống đạo đức, khi Người cho chúng ta biết Đấng đã dùng vinh quang và sức mạnh của mình mà kêu gọi chúng ta. 4 Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy, Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa, sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian.
5 Chính vì thế, anh em hãy đem tất cả nhiệt tình, làm sao để khi đã có lòng tin thì có thêm đức độ, có đức độ lại thêm hiểu biết, 6 có hiểu biết lại thêm tiết độ, có tiết độ lại thêm kiên nhẫn, có kiên nhẫn lại thêm đạo đức, 7 có đạo đức lại thêm tình huynh đệ, có tình huynh đệ lại thêm bác ái.
may grace and peace be yours in abundance through knowledge of God and of Jesus our Lord. His divine power has bestowed on us everything that makes for life and devotion, through the knowledge of him who called us by his own glory and power. Through these, he has bestowed on us the precious and very great promises, so that through them you may come to share in the divinenature, after escaping from the corruption that is in the world because of evil desire. For this very reason, make every effort to supplement your faith with virtue, virtue with knowledge, knowledge with self-control, self-control with endurance, endurance with devotion, devotion with mutual affection, mutual affection with love.
Đọc tiếp »

CÙ MI KẾT THÚC THÁNG HOA: Hát ca dâng Mẹ và lần chuỗi 50, hiệp thông với ĐTC Phanxicô lần hạt tại Roma.







Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần VII- Mùa PS



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.